Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

h1n1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (738.68 KB, 20 trang )

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Bộ Môn Công Nghệ Hóa Học
BÀI TẬP MÔN VI SINH ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI : VIRUT CÚM – BỆNH CÚM A/H1N1
Lớp : DH08HH
SVTH : NGUYỄN THỊ ÁI LIÊN
MSSV : 08139132
NỘI DUNG TRÌNH BÀY :
I.sơ lược về virut cúm :
1.Một vài nét về các loài virut cúm
Virut cúm dưới kính hiển vi :
1
Orthomyxoviridae được biết đến là họ virut có cấu trúc di truyền gồm một sợi
ARN bao gồm 5 loài: virut cúm A (Influenzavirus A), cúm B (Influenzavirus B),
cúm C (Influenzavirus C), virus Thogoto (Thogotovirus) và virus Isa
(Isavirus). Trong tiếng Hy Lạp, ortho có nghĩa là "thẳng, không cong", myxa
có nghĩa là "dịch nhầy" phần nào đã nói lên được cấu trúc và tính chất gây
bệnh của họ virut này. Ba loài virut đầu tiên có vai trò gây bệnh trên động vật
có xương sống, bao gồm chim (cúm gia cầm), người và các loài động vật có
vú khác. Trong khi loài virus Isa có vai trò gây bệnh cho cá hồi thì loài virus
Thogoto có vai trò gây bệnh cho cả động vật có xương sống và động vật
không xương sống (ví dụ: muỗi, rận biển). Ba loài virut cúm được nhận diện
nhờ sự khác nhau trong cấu trúc kháng nguyên bề mặt, phức hợp protein
cũng như vai trò gây bệnh khác nhau trên động vật có xương sống. Virut cúm
A đã được biết là căn nguyên gây nên tất cả các đại dịch cúm. Virut cúm A
gây bệnh trên người, một số động vật có vú và một số loài chim. Virut cúm B
gây bệnh chủ yếu trên người và một số ít loài hải cẩu.
Virut cúm C gây bệnh chủ yếu
trên người và một số loài lợn.
2


Trong ba loài virut cúm ở trên, mỗi một loài chỉ có duy nhất một chủng hay
còn gọi là týp lần lượt là chủng virut cúm A, chủng virut cúm B và chủng virut
cúm C. Tuy nhiên trong khi virut cúm A và cúm C có khả năng gây bệnh cho
nhiều loài khác nhau, thì virut cúm B hầu như chỉ gây bệnh cho người (một số
nhà chuyên môn còn gọi cúm B là "cúm người" do đặc tính này).
2.Tóm tắt phân loại loài, chủng, týp huyết thanh và vai trò gây
bệnh của các virut thuộc họ Orthomyxoviridae (xem bảng)
3
Loài Chủng
Týp huyết
thanh hoặc
phân týp
Vật chủ
Cúm A
(Influenzavirus
A)
Influenza A
virus
H1N1, H1N2,
H2N2, H3N1,
H3N2, H3N8,
H5N1, H5N2,
H5N3, H5N8,
H5N9, H7N1,
H9N2, H10N7
Người, lợn,
chim, ngựa
Cúm B
(Influenzavirus
B)

Influenza B
virus

Người, hải
cẩu
Cúm C
(Influenzavirus
C
Influenza C
virus
Người, lợn
Virus Isa
Virus gây thiếu
máu cá hồi

Cá hồi Đại
Tây Dương
Virus Thogoto Thogotovirus
Muỗi, mò,
động vật có
vú (gồm cả
người)
Dhori virus
Batken virus,
Dhori virus
Muỗi, mò,
động vật có
vú (gồm cả
người)
3.Hình thể và cấu trúc của virut cúm:

4
Các loài virut cúm khác nhau về cấu trúc kháng nguyên và vai trò gây bệnh
nhưng hình thể và cấu trúc thì lại hoàn toàn tương tự nhau.
Dưới kính hiển vi điện tử, hầu hết các loại virut cúm có dạng hình cầu đường
kính từ 50-100nm. Một số ít có dạng hình sợi đường kính 20nm và dài từ 200-
5
300nm. Bên trong virut có cấu trúc phức tạp gồm protein capsid và các sợi
ARN cấu trúc với nhau thành các nucleocapsid có cấu trúc đối xứng xoắn. Vỏ
của virut được cấu tạo bởi 2 lớp lipid, trên bề mặt 2 lớp vỏ lipid này là khoảng
500 chồi gai khác nhau nhú lên từ bề mặt của virut, mỗi chồi gai có độ dài từ
10-14nm. Các chồi gai này được cấu tạo bởi các glycoprotein. Có hai loại
glycoprotein là Hemagglutinin (gọi tắt là H) và Neuraminidase (gọi tắt là N)
tạo nên các chồi gai. Các chồi gai Hemagglutinin thường nhiều hơn và mọc
xen kẽ với các chồi Neuraminidase với tỷ lệ là 4-5:1. Hemagglutinin có chức
năng giúp virut bám dính vào tế bào cảm thụ và làm xâm nhập vật liệu di
truyền của virut vào bên trong tế bào cảm thụ. Trong khi đó, Neuraminidase
có chức năng thúc đẩy sự lắp ráp giải phóng virut từ các tế bào cảm thụ.
Chính các glycoprotein này (H và N) quyết định tính kháng nguyên đặc hiệu
của từng týp virut khác nhau. Chúng cũng là vị trí để các thuốc kháng virut
gắn kết và phát huy tác dụng diệt virut. Đồng thời có vai trò quan trọng trong
việc quyết định tính kháng nguyên trong sản xuất vaccin.
Tái phối hợp di truyền
Virus cúm có một tính chất đặc biệt: đó là hai virus khác nhau có thể trao đổi
một phần vật liệu di truyền của chúng (ARN) khi chúng gây nhiễm cùng lúc
trên cùng một vật chủ. Liệu virus cúm A H1N1 có thể biến đổi hay không?
Chắc chắn, bởi vì nó còn có thể tái phối hợp với một loại virus khác, chẳng
hạn với virus cúm mùa vào mùa Đông này.
Điều này có thể gây khó khăn, bởi vì virus cúm mùa tồn tại hiện nay đã
kháng với một trong những thuốc kháng virus chính (Tamifu) và có thể
truyền sự đề kháng này cho virus cúm A H1N1.

Virus gây bệnh cúm bao gồm ba type: type A, type B và type C. Căn cứ vào
sự hiện diện của các glycoprotein bề mặt (Glycoprotein gây ngưng kết hồng
cầu: Hemagglutinin (HA) và men tan nhầy Neuraminidase (NA). , virus thuộc
type A được chia thành các phân type (subtype). HA và NA được gọi là các
yếu tố kháng nguyên của virus.
6
Virus cúm với các yếu tố kháng nguyên H và N, lớp màng bao (envelop),
protein liên kết (matrix protein M1, ribonucleoprotein: RNP
Các subtype của virus cúm A và virus cúm B bao gồm các chủng khác nhau.
Các yếu tố H và N do các gene quy định nên khi các gene biến đổi, những
yếu tố kháng nguyên này biến đổi theo. Có hai loại biến đổi ở mức độ phân
tử:
(1)Các đột biến điểm (point mutations): Thường sảy ra trên hai gene mã hóa
các thành phần kháng nguyên dẫn đến các biến đổi nhỏ của H và N (người ta
dùng thuật ngữ biến đổi trôi dạt - antigenic drift để mô tả các đột biến kiểu
này). Kết quả hình thành nhiều kiểu kháng nguyên H và N khác nhau được
ghi nhận bằng các ký hiệu H1, H2, H3 v.v. và N1, N2, N3, v.v. Vì vậy để ký
hiệu mỗi loại virus ta dùng một nhóm gồm hai ký hiệu một từ H và một từ N
như: H1N1, H1N2, H2N2, H5N1 Điều đáng lưu ý là kết quả của biến đổi
trôi dạt dẫn đến sự ra đời của chủng virus cúm mới mà kháng thể đối với các
chủng virus trước nó không nhận ra được. Đây là nguyên nhân tại sao một
người đã bị nhiễm virus cúm nhưng vẫn có thể bị nhiễm trở lại và chương
trình giám sát dịch cúm phải được tiến hành chặt chẽ để đánh giá sự thay đổi
của các chủng virus từ đó quyết định chủng virus nào nên được đưa vào danh
sách sản xuất vaccine. Cũng chính vì thế, những người muốn miễn dịch với
virus cúm cần được tiêm vaccine hàng năm.
(2) Các biến đổi lớn có tính chuyển đổi (antigenic shift) sảy ra khi virus cúm
nhiễm từ loài này sang loài khác hoặc do trộn lẫn, tái tổ hợp gene của virus
cúm ở các loài khác nhau (ví dụ giữa virus cúm A ở người và virus cúm A ở
gia cầm). Khi loại biến đổi này sảy ra sẽ cho ra đời một phân type virus mới

mà tác hại của nó khó thể lường trước được. Đây cũng là một trong những
yếu tố để một đại dịch bùng phát.
7
4.Chu kỳ phát triển của virut trong tế bào cảm thụ
Tương tự như các loại virut khác, virut cúm xâm nhập, nhân lên và ly giải
khỏi tế bào cảm thụ thông qua 3 giai đoạn chính:
8
- Đầu tiên thông qua vai trò của glycoprotein hemagglutinin, virut cúm bám
dính vào các receptor bên ngoài và sau đó hòa màng vào bên trong của tế
bào cảm thụ. Các tế bào biểu mô của đường hô hấp và phổi là các tế bào
chịu tác động tấn công đầu tiên của virut.
- Trong tế bào cảm thụ, virut cúm dựa vào sự tổng hợp protein, AND, ARN
của tế bào cảm thụ để tổng hợp và nhân lên các protein, ARN của mình. Đây
là giai đoạn virut dễ bị biến thể nhất. Thông thường độc tính của virut sau
biến thể cao hơn nhiều lần so với nguyên thể.
- Sau cùng, thông qua vai trò của glycoprotein neuraminidase các virut cúm
mới được hình thành sẽ phóng thích ra khỏi tế bào đã nhiễm để xâm nhập
vào các tế bào khác của cơ thể.
Như vậy, virut cúm chỉ có thể nhân lên ở tế bào sống (tế bào đang hoạt động
và tổng hợp protein, AND, ARN).
5.Đường lây truyền bệnh cúm
Các loài động vật có vú đã nhiễm bệnh phát tán virut ra ngoài dưới dạng các
hạt nhỏ lơ lửng trong không khí (aerosol) có chứa virut thông qua việc ho,
hắt hơi và các loài chim phát tán virut ra ngoài môi trường thông qua việc
thải phân. Nước bọt, dịch tiết mũi họng đường hô hấp, phân và máu là các
yếu tố chứa mầm bệnh và làm lây truyền bệnh cúm. Người và các vật chủ
9
khác nhiễm bệnh khi tiếp xúc với các dịch cơ thể nói trên hoặc tiếp xúc với
các bề mặt đã bị nhiễm bởi chúng. Virut cúm có thể tồn tại 1 tuần trong điều
kiện nhiệt độ cơ thể người, 30 ngày tại điều kiện 0oC (32oF) và tồn tại vô thời

hạn trong điều kiện nhiệt độ cực thấp (nhiệt độ các hồ ở vùng Đông - Bắc
Siberia). Tuy nhiên, chúng dễ dàng bị bất hoạt bởi các hóa chất khử khuẩn
thông thường và xà phòng. Chính vì vậy, vệ sinh bàn tay, vệ sinh các bề mặt
và không khí đúng cách là một trong những cách tốt nhất để đề phòng bệnh
cúm.
2.bệnh cúm A/H1N1 :
Đại dịch cúm 2009 còn gọi là Dịch cúm A/H1N1 (2009), "cúm lợn"
(hay "cúm heo") là dịch cúm do một loại virút thuộc chủng H1N1 lần đầu
tiên được các cơ quan y tế phát hiện vào tháng 3 năm 2009
[74]
Sự bùng phát
căn bệnh giống như bệnh cúm đã được phát hiện lần đầu ở 3 khu vực thuộc
Mexico. Tuy nhiên, chủng virút mới này đã không được xác nhận lâm sàng
cho đến một tháng sau ở các ca bệnh ở bang Texas, California, Hoa Kỳ và sự
hiện diện căn bệnh này đã được nhanh chóng xác nhận ở nhiều bang của
Mexico và Thành phố Mexico; vài ngày sau nữa các ca riêng rẽ ở các nơi khác
tại Mexico, Hoa Kỳ và Bắc bán cầu.
Đến tháng 4 năm 2009, dòng virút mới đã được xác nhập ở Canada, Tây Ban
Nha, Anh quốc và người ta nghi ngờ chúng hiện diện ở nhiều quốc gia khác,
bao gồm cả New Zealand với 2.400 ca có thể bị nhiễm loại virút này.
Tính đến ngày 12 tháng 6 năm 2009, cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới, đã có
29.669 trường hợp được xác định nhiễm cúm A/H1N1 tại 74 quốc gia, trong
đó tử vong là 145 người gồm Mexico:108 người, Mỹ: 27 người, Canada: 4
người , Chile: 02 người, Costa Rica: 01 người và Cộng hòa Dominican: 01
người, Guatemala: 01 người và Colombia: 01 người
[77]
.
10
1. Bệnh cúm A(H1N1) là gì?


Bệnh cúm A(H1N1) bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm
A(H1N1) mới gây ra. Vi rút cúm A(H1N1) mới là tái tổ hợp của 4 kiểu gen
cúm lợn Bắc Mỹ, cúm lợn Châu Á/ Châu Âu, cúm người và cúm gà. Bệnh có
khả năng lây nhiễm cao từ người sang người, có khả năng gây đại dịch và
biến chứng hô hấp, có thể gây tử vong. Hiện tại chưa có vắc xin phòng
chống.

Virus cúm A H1N1 được coi là mới bởi vì đó là một sự pha trộn chưa từng có
giữa những thông tin di truyền xuất phát từ cúm lợn, gia cầm và người.
Đặt tên cho nó là A bởi vì nó thuộc vào loại nguy hiểm nhất về mặt y học,
đứng trước các virus cúm B hay cúm C.
Chữ H để chỉ hemagglutinine và N để chỉ neuraminidase, hoặc hai protein
nằm ở bề mặt của virus. Hemagglutinine cho phép virus thâm nhập vào trong
các tế bào đích; neuraminidase cho phép phóng thích virus để nó có thể gây
nhiễm các tế bào khác. Có nhiều loại hemagglutinine và neuraminidase khác
nhau. Do đó có nhiều dạng kết hợp, chẳng hạn như virus cúm Tây Ban nha,
cũng thuộc loại H1N1, hay virus của cúm gia cầm H5N1…
Triệu chứng của bệnh cúm do vi rút A (H1N1) là gì?
Triệu chứng bệnh cúm A (H1N1) giống như cúm mùa bao gồm: sốt, đau cổ
họng, hắt hơi, sổ mũi, đau nhức cơ. Khoảng gần 50% bệnh nhân còn có đau
bụng, buồn nôn hay tiêu chảy. Giống như cúm mùa, cúm H1N1 mới cũng gây
bệnh cảnh nặng hơn như viêm phổi khiến bệnh nhân ho nhiều, thở nhanh,
khó thở, chụp Xquang cho thấy có tổn thương phổi. Một số bệnh nhân có
triệu chứng của suy hô hấp cấp (ARDS), phù phổi và tử vong. Cũng cần nhắc
lại là triệu chứng cúm A (H1N1) mới khác với cúm gia cầm A (H5N1). Cúm gia
cầm không có các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi hay đau nhức cơ thể mà
thay vào đó là bệnh cảnh của viêm phổi cấp sốt, ho, khó thở. Hiện nay người
ta chưa biết mức độ trầm trọng của bệnh gây ra do vi rút cúm A (H1N1) mới
này trên toàn thế giới. Tại Mexico có nhiều bệnh nhân nặng và tử vong trong
khi số lượng bệnh nhân ở Hoa Kỳ cao hơn nhưng chỉ có 3 người chết. Cúm

A(H1N1) mới này so với cúm gia cầm A/H5N1 thì tỷ lệ tử vong của cúm gia
cầm cao hơn (tỉ lệ tử vong khi nhiễm cúm gia cầm là trên 50%). Các triệu
chứng hô hấp báo động bệnh trở nên nặng là: thở nhanh (người lớn trên 30
lần phút), có cảm giác hụt hơi, chóng mặt đột ngột, ngộp thở, tím môi hay
11
đầu chi, lơ mơ.
Vi rút cúm A (H1N1) là gì?

Virut cúm A (H1N1) là một chủng vi rút cúm A mới xuất hiện gần đây và gây
bệnh cho người. Hiện nay (tính đến ngày 12/5/09) đã có hơn 30 quốc gia xác
nhận có bệnh nhân nhiễm loại vi rút cúm này với số lượng là 5.251 trong đó
có 61 trường hợp tử vong. Ban đầu người ta gọi vi rút mới này là cúm heo vì
các nhà khoa học tìm thấy nhiều gien của vi rút này giống với gien của loại vi
rút cúm ở loài heo.
Tuy nhiên với những phân tích chi tiết hơn cho thấy loại vi rút này rất khác
biệt với loại vi rút cúm heo lưu hành ở khu vực Bắc Mỹ. Vi rút cúm A (H1N1)
mới này là một loại lai có gien của 4 chủng vi rút gồm vi rút cúm người, cúm
heo, cúm gia cầm ở Bắc Mỹ và gien của cúm heo ở Châu Âu và Châu Á.
Chủng này chưa bao giờ xuất hiện ở lợn hoặc ở người bất cứ nơi nào trên thế
giới.
12
HA Hemagglutinin Lợn (H1) Bắc Mĩ
NA Neuraminidase Lợn (N1) Châu Âu
PA RNA polymerase subunit PA
[79][80]
Chim Bắc Mĩ
PB1 RNA polymerase subunit PB1
[81]
Người 1993 H3N2 strain
PB2 RNA polymerase subunit PB2

[82]
Chim Bắc Mĩ
NP Nucleoprotein
[83]
Lợn Bắc Mĩ
M Matrix protein M1, M2 Lợn Âu-Á
NS/NEP
Non-structural proteins NS1,
NEP (Nuclear Export Protein)
[84][85]
Lợn Bắc Mĩ
Nguồn: “The identity card of a composite virus”,
Le Monde
,
2009/04/29. (Viết bằng tiếng Pháp.)
x • t • s
Virus cúm H1N1 (màu đỏ) đã được chứng minh là có độc tính cao hơn các
nhà khoa học vẫn nghĩ trước đây. Hình dáng như sợi chỉ nhỏ của loại virus
này cũng được cho là rất bất thường.
virus H1N1 sao chép nhanh hơn nhiều trong hệ hô hấp so với virus cúm theo
mùa và gây ra những thương tổn nghiêm trọng cho phổi,
Vi-rút cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24 đến
48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ, tay vịn cầu thang ; tồn tại trong
quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay.
13
Loại vi-rút này đặc biệt sống lâu trong môi trường nước; có thể sống được
đến 4 ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và sống đến 30
ngày ở nhiệt độ 0 độ C.
Virut cúm được coi như một trong những vấn
đề khó khăn nhất của khoa học y học vì nó thường xuyên thay đổi, do vậy,

virut né tránh các kháng thể bảo vệ do cá thể sản xuất ra để đáp ứng với
virut cúm hoặc chủng virut trong vaccin. Cứ sau 2 đến 3 năm, virut có những
sự thay đổi nhỏ trong vật liệu di truyền. Cứ khoảng 1 thế kỷ, khi mà loài
người đã có thể đề kháng với những sự thay đổi như vậy thì virut lại có khả
năng tạo ra các thay đổi lớn khiến sự bảo vệ này không còn tác dụng. Hậu
quả là virut có thể gây dịch đối với hàng trăm triệu người khi mà kháng thể
trong họ không còn khả năng bảo vệ. Người ta cũng thấy virut cúm còn có
khả năng thay đổi với những khoảng thời gian ngắn hơn nhiều. Ví dụ, trong
đại dịch cúm Tây Ban Nha, làn sóng đầu tiên của bệnh tương đối nhẹ, trong
khi làn sóng thứ hai sau một năm gây ra tỷ lệ chết cao hơn nhiều.
Các virut cúm sử dụng cấu trúc hemagglutinin để bám vào phân tử đường
sialic acid trên bề mặt tế bào biểu mô của mũi, họng và phổi của động vật có
vú và tế bào biểu mô ruột của loài chim.
Vi rút cúm A (H1N1) lây lan như thế nào?
Đây là loại vi rút có thể lây lan từ người sang người nhưng hiện nay chưa rõ
14
mức độ của sự lây lan dễ dàng như thế nào. Sự lan truyền của vi rút cúm A
(H1N1) mới này gần giống như sự lây lan của cúm mùa mà chúng ta thường
thấy. Vi rút lan truyền từ người này sang người khác do ho hay hắt hơi (nhảy
mũi). Đôi khi người ta mắc bệnh do tay bị vấy hay dính chất tiết có vi rút sau
đó đưa tay lên miệng mũi. Khi một người bị nhiễm vi rút cúm thì khoảng 7
ngày sau sẽ có triệu chứng. Một ngày trước khi có biểu hiện bệnh thì người bị
nhiễm đã phát tán vi rút ra chung quanh cho đến 7 ngày sau đó. Trẻ em, đặc
biệt là trẻ nhỏ, có thời gian phát tán vi rút lâu hơn. Cúm A (H1N1) là bệnh lây
chủ yếu qua đường hô hấp. Vì vậy mà ăn thịt heo được nấu chín không bị
mắc bệnh. Vi rút có thể tồn tại từ 2-8 giờ sau khi bám vào các bề mặt. Nước
pha với chlorine 1-3 mg/L đủ khả năng diệt vi rút cúm trong đó có cả vi rút
cúm A (H1N1) mới.
Cúm A (H1N1) ở người
Cúm lợn hiếm gặp ở người. Những người có công việc liên quan đến lợn, đặc

biệt là các tiếp xúc gần có nguy cơ nhiễm virut cúm lợn nếu các con lợn đó
mang các chủng virut có khả năng xâm nhập và gây bệnh ở người. Tuy
nhiên, những chủng virut này cũng hiếm gặp ở người vì SIV ít khi có những
biến đổi thành dạng có thể lây truyền từ người sang người.
Dịch cúm đang diễn ra trên thế giới không phải do một chủng virut cúm lợn
gây ra. Đó là do một chủng virut cúm A mới, subtype H1N1 có nguồn gốc từ
một chủng virut cúm ở người, một chủng virut cúm gây bệnh ở gia cầm và
hai chủng virut khác nhau gây bệnh ở lợn. Nguồn gốc của chủng mới này
hiện nay vẫn chưa rõ. Tổ chức Quốc tế về Sức khỏe động vật (World
Organization for Animal Health-OIE) cho biết, người ta vẫn chưa phân lập
được chủng virut này ở lợn.
Chủng virut này đã lan truyền giữa người với người có thể do một đột biến
mà cho tới thời điểm này vẫn chưa được xác định. Chủng virut ở hầu hết các
15
trường hợp chỉ gây các triệu chứng ở mức độ nhẹ và người bị nhiễm bệnh có
khả năng hồi phục hoàn toàn.
Các dấu hiệu chính của bệnh cúm A(H1N1).
• Bệnh có biểu hiện sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu,
đau cơ, mệt mỏi. Một số trường hợp nặng có thể bị suy hô hấp và dẫn
đến tử vong.
• Bệnh cúm A(H1N1) có triệu chứng giống với cúm thông thường, chỉ có
thể chẩn đoán xác định bằng lấy dịch mũi họng để xét nghiệm
Vi rút cúm A/H1N1 có thể tồn tại khá lâu ngoài môi trường, người dân cần
tuân thủ hướng dẫn chống dịch của ngành y tế
10 khuyến cáo phòng chống cúm A(H1N1)
• Cúm A(H1N1) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút
cúm A(H1N1) gây ra.
• Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với các giọt nước bọt
hay dịch tiết mũi họng của người bệnh hoặc với đồ vật bị nhiễm vi rút
rồi đưa lên mũi, miệng.


• Bệnh lây nhiễm nhanh từ người sang người trong thời gian 1 ngày
trước tới 7 ngày sau kể từ khi có triệu chứng bệnh.
16
• Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em
cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.
• Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng,
che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.

• Học sinh, sinh viên và nhân viên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu
có biểu hiện sốt, ho, đau họng…thì thông báo cho Ban giám hiệu, y tế
địa phương.
• Tránh tiếp xúc với người b? cúm. Đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng
cách trên 1 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh.
• Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi
bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.
• Học sinh, sinh viên, cán bộ và nhân viên có biểu hiện cúm khi đang ở
nhà trường thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.
• Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như
Tamiflu Việc chỉ định sử dụng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc.
17
MỘT SỐ THỰC PHẨM PHÒNG CHỐNG CÚM
18
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Bách khoa toàn thư mở wikipedia
 và Nguyễn
Đình Nguyên
 ykhoa.net
 kontum.gov.vn/news/news

 bact_wisc_edu-themicrobialworld-
avianfluvirus_jpg_files\AnimalViruses.htm
 www.vietnet.com.au
20

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×