Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Định tính, định lượng đồng thời acid salvianolic b, tanshinon iia bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao và đánh giá tác dụng hạ lipid máu trên thực nghiệm của cao đặc phương thuốc giáng chỉ ẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ VÂN

ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI ACID SALVIANOLIC B,
TANSHINON IIA BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU
NĂNG CAO VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HẠ LIPID MÁU TRÊN
THỰC NGHIỆM CỦA CAO ĐẶC PHƯƠNG THUỐC
GIÁNG CHỈ ẨM

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ VÂN

ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI ACID SALVIANOLIC B,
TANSHINON IIA BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU
NĂNG CAO VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HẠ LIPID MÁU TRÊN
THỰC NGHIỆM CỦA CAO ĐẶC PHƯƠNG THUỐC


GIÁNG CHỈ ẨM

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LIỆU - DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 8720206

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Hồng Cường

HÀ NỘI - 2022


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, với tình cảm chân thành, tơi xin bày tỏ lịng biết
ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học, cùng tồn thể các thầy cơ trường
Đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy bảo tạo điều kiện cho tơi có mơi trường học
tập tốt trong suốt thời gian tơi học tập, nghiên cứu tại Trường.
Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Bùi Hồng
Cường, người thầy ln nhiệt tình giúp đỡ, hết lịng chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn,
định hướng, cũng như tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập, nghiên cứu
trong suốt thời gian thực hiện đề tài, hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm đến ThS. Nguyễn Thị Phượng và Khoa Dược lý - Sinh
hóa, Viện Dược liệu đã giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu đánh giá tác dụng hạ
lipid trên thực nghiệm của cao thuốc Giáng chỉ ẩm.
Tơi xin cảm ơn tồn thể thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên tại Bộ môn Dược
học cổ truyền, đã luôn giúp đỡ tạo điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và tồn thể đồng nghiệp đã luôn
ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong trong suốt quá trình thực hiện luâ ̣n văn.
Do kiến thức bản thân cịn giới hạn, nên luận văn khơng tránh khỏi những hạn
chế và thiếu sót. Tơi mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của q thầy cơ, bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2022


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................ 3
1.1. Phương pháp định tính, định lượng bằng HPLC .................................... 3
1.1.1. Phương pháp HPLC ............................................................................... 3
1.1.2. Ứng dụng của phương pháp HPLC ........................................................ 4
1.1.3. Định tính, định lượng đồng thời Sal-B và Tan-IIA bằng HPLC............... 4
1.2. Tổng quan về lipid máu ............................................................................ 5
1.2.1. Khái niệm về lipid máu .......................................................................... 5
1.2.2. Phân loại ............................................................................................... 6
1.2.3. Con đường chuyển hóa và tác dụng của lipid trong cơ thể....................... 6
1.2.4. Bệnh lý rối loạn lipid máu ...................................................................... 7
1.2.5. Hiện trạng nghiên cứu thuốc YHCT điều trị RLLPM.............................. 8
1.3. Mơ hình dược lý gây tăng lipid máu trên thực nghiệm ........................... 10
1.3.1. Mơ hình dược lý thực nghiệm gây rối loạn lipid máu nội sinh................. 10
1.3.2. Mơ hình dược lý thực nghiệm gây rối loạn lipid máu ngoại sinh ............. 11
1.4. Phương thuốc Giáng chỉ ẩm ..................................................................... 12
1.4.1. Công thức .............................................................................................. 12
1.4.2. Nguồn gốc và xuất xứ của phương thuốc ................................................ 12
1.4.3. Công năng, chủ trị của phương thuốc ..................................................... 12
1.5. Thông tin cơ bản các vị thuốc ................................................................... 13
1.5.1. Đan sâm ................................................................................................ 13
1.5.2. Câu kỷ tử ............................................................................................... 15
1.5.3. Hà thủ ô đỏ ............................................................................................ 16
1.5.4. Sơn tra ................................................................................................... 18

1.5.5. Thảo quyết minh .................................................................................... 19
1.6. Các nghiên cứu về phương thuốc Giáng chỉ ẩm ...................................... 21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 22
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu ......................................................................... 22
2.1.2. Động vật thí nghiệm .............................................................................. 25
2.1.3. Thiết bị, máy móc .................................................................................. 25


2.1.4. Thuốc, hóa chất, chất chuẩn ................................................................... 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 27
2.2.1. Định tính, định lượng đồng thời Sal-B và Tan-IIA trong cao đặc phương
thuốc bằng HPLC ............................................................................................ 27
2.2.2. Đánh giá tác dụng hạ lipid máu trên thực nghiệm của cao đặc phương
thuốc Giáng chỉ ẩm ......................................................................................... 32
2.3. Xử lí số liệu ................................................................................................ 34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 35
3.1. Định tính, định lượng đồng thời Sal-B, Tan-IIA trong cao đặc phương
thuốc Giáng chỉ ẩm bằng HPLC ..................................................................... 35
3.1.1. Khảo sát điều kiện sắc ký và phương pháp chiết mẫu.............................. 35
3.1.2. Chuẩn bị dung dịch thử .......................................................................... 40
3.1.3. Chuẩn bị dung dịch chuẩn ...................................................................... 40
3.1.4. Thẩm định quy trình định lượng ............................................................. 41
3.1.5. Định tính bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao............................................... 52
3.1.6. Định lượng Sal-B, Tan-IIA trong các mẫu cao đặc ................................. 53
3.2. Đánh giá tác dụng hạ lipid máu trên thực nghiệm của cao đặc phương
thuốc Giáng chỉ ẩm .......................................................................................... 54
3.2.1. Ảnh hưởng của cao chiết đến hàm lượng cholesterol toàn phần và
triglycerid toàn phần........................................................................................ 54
3.2.2. Ảnh hưởng của các cao chiết đến hàm lượng HDL-C, non-HDL-C, LDL-C

....................................................................................................................... 57
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................... 61
4.1. Về định tính, định lượng đồng thời Sal-B và Tan-IIA trong cao đặc
phương thuốc Giáng chỉ ẩm ............................................................................ 61
4.2. Về đánh giá tác dụng hạ lipid máu trên thực nghiệm ............................. 63
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 67
5.1. Kết luận...................................................................................................... 67
5.1.1. Về định tính, định lượng đồng thời Sal-B và Tan-IIA trong cao đặc
phương thuốc Giáng chỉ ẩm............................................................................. 67
5.1.2. Về đánh giá tác dụng hạ lipid máu trên thực nghiệm............................... 68
5.2. Kiến nghị .................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC 1........................................................................................................PL-1
1.1. Hàm ẩm của các vị dược liệu trong phương thuốc Giáng chỉ ẩm....PL-1
1.2. Hàm ẩm của cao đặc và tỷ lệ trung bình của cao khơ so với dược liệu khô
kiệt...................................................................................................................PL-1
PHỤ LỤC 2........................................................................................................PL-2
2.1. Phiếu kiểm nghiệm dược liệu Đan sâm.................................................PL-2
2.2. Phiếu kiểm nghiệm dược liệu Câu kỷ tử...............................................PL-5
2.3. Phiếu kiểm nghiệm dược liệu Hà thủ ô.................................................PL-7
2.4. Phiếu kiểm nghiệm dược liệu Sơn tra...................................................PL-9
2.5. Phiếu kiểm nghiệm dược liệu Thảo quyết minh..................................PL-10
PHỤ LỤC 3.......................................................................................................PL-11
3.1. Chất chuẩn acid Salvianolic B..............................................................PL-11
3.2. Chất chuẩn Tanshinon IIA...................................................................PL-14


MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DĐTQ

Dược điển Trung Quốc

DĐVN

Dược điển Việt Nam

DM/DL

Dung môi/Dược liệu

HDL-C

HPLC

IDL

LDL-C

High density lipoprotein cholesterol
(Lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao)
High performance liquid chromatography
(Sắc kí lỏng hiệu năng cao)
Intermediate density lipoprotein
(Lipoprotein cholesterol tỷ trọng trung bình)
Low density lipoprotein cholesterol
(Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp)

LOD


Limit of detection (Giới hạn phát hiện)

LOQ

Limit of quantitation (Giới hạn định lượng)

Non-HDL-C

Non-High density lipoprotein cholesterol

RLLPM

Rối loạn lipid máu

RSD

Độ lệch chuẩn tương đối

Sal-B

Acid salvianolic B

SKLM

Sắc kí lớp mỏng

TAG

Triacylglycerol


TC

Cholesterol toàn phần

TG

Triglycerid toàn phần

TT

Thuốc thử

Tan-IIA

Tanshinon IIA

VLDL
YHCT

Very low density lipoprotein
(Lipoprotein tỷ trọng rất thấp)
Y học cổ truyền


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thuốc và hóa chất sử dụng .................................................................... 26
Bảng 2.2. Liều dùng quy đổi trên chuột nhắt trắng................................................. 32
Bảng 3.1. Thời gian lưu pic Sal-B và Tan-IIA ở các nhiệt độ cột khác nhau .......... 37
Bảng 3.2. Diện tích pic Sal-B và Tan-IIA chiết ở các dung mơi khác nhau ............ 39

Bảng 3.3. Diện tích pic Sal-B và Tan-IIA khi chiết với nhiệt độ chiết khác nhau ... 39
Bảng 3.4. Diện tích pic Sal-B và Tan-IIA khi chiết với thời gian khác nhau .......... 40
Bảng 3.5. Kết quả độ thích hợp hệ thống của Sal-B ............................................... 43
Bảng 3.6. Kết quả độ thích hợp hệ thống của Tan-IIA ........................................... 44
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính định lượng Sal-B ............................ 45
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính định lượng Tan-IIA ........................ 46
Bảng 3.9. Độ lặp lại và độ chính xác trung gian của Sal-B..................................... 47
Bảng 3.10. Độ lặp lại và độ chính xác trung gian của Tan-IIA ............................... 48
Bảng 3.11. Kế t quả đô ̣ đúng Sal-B của phương pháp ............................................. 49
Bảng 3.12. Kế t quả đô ̣ đúng Tan-IIA của phương pháp ......................................... 50
Bảng 3.13. Thời gian lưu (RT) của các pic sắc ký đồ mẫu thử ............................... 53
Bảng 3.14. Kế t quả định lượng Sal-B và Tan-IIA trong các mẫu cao ..................... 54
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của các cao chiết đến nồng độ của TC và TG .................... 55
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các cao chiết đến nồng độ HDL-C, non-HDL-C, ........ 57


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Các dược liệu trong phương thuốc Giáng chỉ ẩm.................................... 24
Hình 3.1. Hình ảnh phổ của Sal-B và Tan-IIA trong khoảng 230 - 350 nm ............ 35
Hình 3.2. Sắc ký đồ của Sal-B và Tan-IIA với hệ pha động I (a), II (b), III (c) ...... 36
Hình 3.3. Sắc ký đồ của Sal-B và Tan-IIA ở nhiệt độ cột 20℃ (a), 30℃ (b), 40℃
(c) .......................................................................................................................... 38
Hình 3.4. Sắc ký đồ các mẫu nghiên cứu ............................................................... 41
Hình 3.5. Phổ của mẫu thử và mẫu chuẩn Sal-B .................................................... 42
Hình 3.6. Phổ của mẫu thử và mẫu chuẩn Tan-IIA ................................................ 42
Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ và diện tích pic của Sal-B ..... 45
Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ và diện tích pic của TanIIA......................................................................................................................... 46
Hình 3.9. Sắc ký đồ của Sal-B tại LOD ................................................................. 51
Hình 3.10. Sắc ký đồ của Tan-IIA tại LOD ............................................................ 52
Hình 3.11. Sắc ký đồ mẫu chuẩn ........................................................................... 52

Hình 3.12. Sắc ký đồ mẫu cao đặc Giáng chỉ ẩm ................................................... 53
Hình 3.13. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của các cao chiết đến nồng độ TC (a), TG
(b) ......................................................................................................................... 56
Hình 3.14. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của các cao chiết đến nồng độ HDL-C (a),
non-HDL-C (b), LDL- C (c) .................................................................................. 59


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cấp độ toàn cầu
trong 20 năm qua. Số ca tử vong do bệnh tim mạch tăng hơn 2 triệu người kể từ
năm 2000, lên gần 9 triệu người vào năm 2019, và hiện chiếm 16% tổng số ca tử
vong do mọi nguyên nhân [73]. Các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh tim mạch và đột
quỵ là chế độ ăn uống không lành mạnh, lười vận động, sử dụng thuốc lá, chất kích
thích... Tác động của các yếu tố nguy cơ có thể biểu hiện ở mỗi người như tăng
huyết áp, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu (RLLPM) và thừa cân, béo phì. Như
vậy, rối loạn lipid máu là một trong các mục tiêu điều trị chính để phịng ngừa các
bệnh tim mạch.
Điều trị RLLPM phải kết hợp giữa điều chỉnh lối sống và điều trị bằng thuốc.
Y học hiện đại sử dụng nhóm thuốc statin, fibrate, resin chelate hóa, acid nicotinic,
các acid béo khơng no omega-3 có tác dụng hạ lipid máu nhanh, hiệu quả điều trị
tốt nhưng đi kèm với nó là những tác dụng không mong muốn do thuốc gây ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân như đau đầu,
chóng mặt, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, đau mỏi cơ, tiêu cơ,… [18], [23], [37]. Vì
vậy, xu hướng điều trị RLLPM hiện nay ưu tiên sử dụng các thuốc có nguồn gốc từ
thiên nhiên vừa có hiệu quả điều trị vừa hạn chế được những tác dụng không mong
muốn của thuốc tân dược.
Phương thuốc Giáng chỉ ẩm có xuất xứ từ sách “Thiên gia diệu phương” cơng
năng ích âm, hóa ứ, giáng chỉ; chủ trị can thận âm hư, khí trệ, huyết ứ, lipid trong
máu tăng [1], [26], biểu hiện lưng gối đau mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt, mệt mỏi, đầu
choáng tai ù, tự hãn, miệng khô, họng ráo [19] ứng dụng trong điều trị RLLPM.

Theo một số tài liệu nghiên cứu chứng minh rằng, hai thành phần hóa học chính của
vị dược liệu Đan sâm có trong phương thuốc là acid salvianolic B và tanshinon IIA
làm giảm nồng độ của TC và TG, LDL-C, tăng HDL-C trong máu do đó có tác
dụng làm hạ lipid máu [44], [58], [62], [65], [77]. Vì vậy việc định tính, định lượng
hai hoạt chất trên có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá chất lượng của dược liệu và
hiệu quả điều trị của phương thuốc.

1


Năm 2021 trong báo cáo đề tài “Nghiên cứu điều chế cao đặc giàu acid
salvianolic B từ phương thuốc Giáng chỉ và xây dựng một số chỉ tiêu chất lượng”
của Ths.Ds Hoàng Mạnh Tuấn [28] đã đạt được một số kết quả:
- Xây dựng được quy trình chiết xuất bằng nước nóng, điều chế cao đặc giàu
acid salvianolic B từ phương thuốc Giáng chỉ ẩm.
- Định tính được 5 thành phần dược diệu có trong phương thuốc Giáng chỉ ẩm.
- Định lượng acid salvianolic B (Sal-B) trong cao đặc phương thuốc Giáng
chỉ ẩm.
Tuy nhiên, đề tài còn một số nội dung cần tiếp tục nghiên cứu:
- Đã xây dựng quy trình định lượng acid salvianolic B bằng phương pháp
HPLC nhưng thời gian lưu dài (khoảng 30 phút), chưa xây dựng phương pháp định
tính, định lượng tanshinon IIA (Tan-IIA) trong cao đặc.
- Chưa nghiên cứu tác dụng sinh học của cao đặc phương thuốc Giáng chỉ ẩm.
Để tiếp tục nghiên cứu, phát triển phương thuốc Giáng chỉ theo hướng ứng
dụng, đề tài “Định tính, định lượng đồng thời acid salvianolic B, tanshinon II A
bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao và đánh giá tác dụng hạ lipid máu
trên thực nghiệm của cao đặc phương thuốc Giáng chỉ ẩm” được thực hiện với
các mục tiêu sau:
- Định tính, định lượng đồng thời acid salvianolic B và tanshinon IIA trong
cao đặc phương thuốc Giáng chỉ ẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.

- Đánh giá tác dụng hạ lipid máu trên thực nghiệm của cao đặc phương thuốc
Giáng chỉ ẩm bằng mơ hình gây tăng lipid máu nội sinh.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Phương pháp định tính, định lượng bằng HPLC
1.1.1. Phương pháp HPLC
Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) còn được gọi là sắc ký lỏng áp suất cao, là
kỹ thuật phân tích dựa trên cơ sở của sự phân tách các chất trên một pha tĩnh chứa
trong cột, nhờ dòng di chuyển của pha động lỏng dưới áp suất cao. Sắc ký lỏng dựa
trên cơ chế hấp phụ, phân bố, trao đổi ion hay loại cỡ là tuỳ thuộc vào loại pha tĩnh
sử dụng [3].
Khi phân tích sắc ký, các chất được hịa tan trong dung mơi thích hợp và được
cho qua cột bằng một dịng chất lỏng liên tục gọi là pha động. Tốc độ di chuyển của
các chất là khác nhau liên quan đến hệ số phân bố của chúng giữa hai pha tức là liên
quan giữa ái lực tương đối của các chất này với pha tĩnh và pha động. Thành phần
pha động đưa chất phân tích di chuyển qua cột cần được điều chỉnh để rửa giải các
chất phân tích với thời gian hợp lý [7].

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống HPLC
Trong đó: 1 - Bình chứa dung mơi pha động.
2 - Bộ phận khử khí.
3 - Bơm cao áp.
4 - Bộ phận tiêm mẫu (tiêm bằng syringe hay auto sampler).
5 - Cột sắc ký (pha tĩnh) để ngồi mơi trường hay có thiết bị điều nhiệt.
6 - Đầu dị detector (nhận tín hiệu).
7 - Hệ thống máy tính điện tử cài đặt phần mềm nhận tín hiệu, xử lý số
liệu vàđiều khiển toàn bộ hệ thống.

8 - Thiết bị in dữ liệu.
3


1.1.2. Ứng dụng của phương pháp HPLC
Phạm vi ứng dụng của phương pháp HPLC rất rộng, hiện nay phương pháp
HPLC là phương pháp rất phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
khác nhau như: thực phẩm, dược phẩm, mơi trường…Vì ưu điểm của phương pháp
này có độ nhạy cao, có khả năng định lượng tốt, mức độ chính xác cao, đặc biệt
thích hợp để tách các chất khó bay hơi và các chất dễ bị phân hủy nhiệt nên nó được
sử dụng khá nhiều cho những mục đích sản xuất, nghiên cứu thí nghiệm, pháp lý và
y dược. Đây là phương pháp được ứng dụng rất lớn trong ngành kiểm nghiệm nhất
là kiểm nghiệm thuốc, dược liệu... HPLC là công cụ đắc lực nhất trong phép phân
tích định tính và định lượng các thành phần hóa học, hoạt chất trong dược liệu, các
loại dược phẩm đa thành phần.
1.1.3. Định tính, định lượng đồng thời Sal-B và Tan-IIA bằng HPLC
Trong DĐVN V, hai thành phần hóa học Sal-B và Tan-IIA trong vị dược liệu
Đan sâm được định tính, định lượng độc lập bằng sắc ký lớp mỏng và sắc ký lỏng.
Chưa đưa ra phương pháp định tính, định lượng đồng thời 2 hoạt chất trên.
Hiện nay, trên thế giới đã đưa ra một số phương pháp định tính, định lượng
đồng thời hai hoạt chất trên bằng HPLC, UPLC-MS [51], [69].
- Bài báo “Xác định đồng thời 5 hoạt chất ưa nước và kỵ nước được chiết xuất
từ rễ cây Đan sâm bằng HPLC” (Lu LL et all, 2015). Hàm lượng các hoạt chất
(aldehyd protocatechuic, acid salvianolic B, tanshinon IIA, cryptotanshinone,
danshensu) được định lượng ở bước sóng 281 nm, rửa giải bằng gradient nồng độ
với độ tuyến tính tốt R2 > 0.9990 trong một khoảng nồng độ tương đối rộng [69].
- Bài báo “Định lượng đồng thời các hợp chất đã chọn từ các loại thảo
mộc Salvia bằng phương pháp HPLC và ứng dụng của chúng” (Hai-Ting Cheng et
al, 2012). Hàm lượng các hoạt chất (danshensu, aldehyd protocatechuic, acid
rosemarinic, acid salvianolic B, dihydrotanshinon I, tanshinon I, cryptotanshinon và

tanshinon IIA) được định lượng ở bước sóng 254 nm, 281 nm, 330 nm với độ tuyến
tính tốt R2 > 0.9994 trong một khoảng nồng độ tương đối rộng [51].

4


- Bài báo “Định lượng đồng thời 6 thành phần trong cốm “Jiang-Zhi” bằng
phương pháp UPLC –MS”. Hàm lượng các hoạt chất (acid salvianolic B, tanshinon
IIA, danshensu, emodin, acid chlorogenlc, nulferin) đã được xác định với độ tuyến
tính tốt R2 > 0.9992 trên các khoảng nồng độ khảo sát [68].
- Đề tài “Xây dựng phương pháp định tính, định lượng cao đặc Đan sâm”
(Nguyễn Lan Hương, 2021) đã định tính, định lượng đồng thời hai hoạt chất acid
Sal-B và Tan-IIA bằng phương pháp HPLC ở bước sóng 270 nm với độ tuyến tính
tốt R2 > 0.9995 trên các khoảng nồng độ khảo sát [14].
1.2. Tổng quan về lipid máu
1.2.1. Khái niệm về lipid máu
Lipid máu là những phân tử kỵ nước, khó tan trong nước. Lipid được tìm thấy
trong màng tế bào, duy trì tính ngun vẹn của tế bào và cho phép tế bào chất chia
thành các ngăn tạo nên những cơ quan riêng biệt. Lipid là tiền thân của một số
hormon và acid mật là chất truyền tín hiệu ngoại bào và nội bào [5].
Lipid trong cơ thể gồm có: mơ mỡ trung tính tức triglycerid, các phospholid,
cholesterol và các acid bé tự do.
- Cholesterol là một alcol vịng khơng no, là thành phần tham gia cấu tạo màng
tế bào.
- Triglycerid cấu tạo gồm một phân tử glycerol và 3 acid béo, có 3 chức năng
chính là: tạo nên mỡ trung tính dưới dạng dự trữ và cung cấp năng lượng, cách
nhiệt, là lớp đệm để bảo vệ các cơ quan trong cơ thể.
- Phospholipid là một phức hợp có nhiều dạng, có nhiều chức năng đặc hiệu
như: truyền tin trong tế bào, chất làm căng bề mặt, tham gia cấu tạo màng tế bào.
- Acid béo là những chuỗi cacbon có mạch thẳng được chia thành 2 nhóm

chính: acid béo bão hịa và acid béo khơng bão hịa [2], [5].
Lipid khơng tan trong nước, khơng tan trong máu, vì vậy phải kết hợp với
protein nhờ liên kết Vander - Walls để tạo thành lipoprotein. Nhờ tạo thành
lipoprotein nên các lipid tan được trong nước và vận chuyển đến các mô [5].

5


1.2.2. Phân loại
Các loại lipid máu theo kích thước:
- Chilomicron vi dưỡng chấp chứa triglycerid
- VLDL (very low density lipoprotein)
- LDL (low density lipoprotein)
- HDL (high density lipoprotein) [5].
1.2.3. Con đường chuyển hóa và tác dụng của lipid trong cơ thể
Lipid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, tham gia cung cấp 25%
- 30% năng lượng cơ thể. 1g lipid cung cấp đến 9,1 kcal. Lipid là nguồn năng lượng
dự trữ lớn nhất trong cơ thể, dạng dự trữ là mỡ trung tính triglycerid tại mơ mỡ.
Bình thường khối lượng mỡ thay đổi theo tuổi, giới và chủng tộc [5].
Q trình chuyển hóa lipid theo hai chu trình ngoại sinh và nội sinh (Hình 1.2),
khi hai chu trình này diễn ra bình thường thì sẽ khơng xảy ra tình trạng rối loạn lipid
máu. Trường hợp các yếu tố tạo nên 2 chu trình này bị tác động gây dư thừa hoặc
thiếu sẽ gây rối loạn lipid máu [18].

Hình 1.2. Chuyển hố lipoprotein nội và ngoại sinh
LPL: lipoprotein lipase; FFA: free fatty acids; VLDL: very low density
lipoproteins; IDL: intermediate density lipoproteins; LDL: low density lipoproteins;
LDLR: low-density lipoprotein receptor. (Nguồn: Harisson - 2005).

6



* Chu trình ngoại sinh: Lipid sau khi đưa vào cơ thể qua đường thức ăn, một
phần được tiêu hóa ngay từ tá tràng; tại đó, dưới tác dụng của men lipase; các acid
béo được chuyển thành dạng tự do rồi hấp thu vào cơ thể theo đường tĩnh mạch cửa
để vào gan, tham gia chu trình nội sinh [4], [23].
* Chu trình nội sinh: Lipid được hấp thu vào cơ thể qua đường thức ăn và
lipid được hình thành từ con đường nội sinh tại gan đều được đưa vào tuần hoàn
chung bằng cách gắn với các apoprotein để tạo thành lipoprotein tỷ trọng rất thấp
(VLDL). VLDL theo đường tuần hồn tới mơ mỡ tỷ trọng tăng lên và lần lượt biến
thành lipoprotein tỷ trọng trung gian (IDL) đến lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL). Sau
khi trao cholesterol cho các tế bào theo nhu cầu, LDL chuyển thành lipoprotein tỷ
trọng cao (HDL) [4], [23].
Ở người bình thường, quá trình tổng hợp và thối hóa lipid - lipoprotein diễn
ra cân bằng và theo nhu cầu của cơ thể. Do vậy, hàm lượng và tỉ lệ thành phần các
loại lipoprotein, lipid trong máu được ổn định. Khi mất cân bằng giữa hai q trình
này, rối loạn chuyển hóa lipid sẽ xảy ra dân đến bệnh lý rối loạn lipid máu.
1.2.4. Bệnh lý rối loạn lipid máu
Theo Y học hiện đại, rối loạn lipid máu là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc
nhiều thông số lipid bị rối loạn (tăng cholesterol hoặc tăng triglicerid, hoặc tăng
LDL-C, hoặc giảm HDL-C…). RLLPM thường được phát hiện cùng lúc với mội số
bệnh lý tim mạch - nội tiết - chuyển hóa. Đồng thời RLLPM cũng là yếu tố nguy cơ
của bệnh lý này. Nguyên nhân của RLLPM có thể do nguyên phát như di truyền
hoặc thứ phát do phong cách sống không hợp lý. Điều trị RLLPM thay đổi lối sống
(tăng cường vận động thể lực, thay đổi chế độ ăn: hạn chế bia rượu, mỡ động vật…)
hoặc dùng thuốc giảm lipid máu. Điều trị RLLPM góp phần vào điều trị bệnh
nguyên của nhiều bệnh tim mạch, nội tiết, chuyển hóa [5].
Theo Y học cổ truyền, hội chứng rối loạn lipid máu thuộc phạm vi chứng
“Đàm ẩm”, “Đàm thấp”…của y học cổ truyền. Nguyên nhân gây chứng bệnh chính
là những ngun nhân hình thành thủy, thấp, đàm ẩm trong cơ thể. Thủy, thấp, đàm,

ẩm được hình thành do ngoại cảm lục dâm, nội thương thất tình, ăn uống thất

7


thường, lao lực quá độ hoặc cuộc sống quá nhàn rỗi làm rối loạn chức năng của các
tạng phế, tỳ, can, thận khiến cho sự vận hóa thủy dịch trong cơ thể bị trở ngại, thủy
dịch bị đình trệ lại mà thành, Theo Y học cổ truyền, RLLPM là tình trạng bản hư
tiêu thực, bệnh xảy chủ yếu do 3 tạng: can, tỳ, thận hư (bản hư) dẫn tới tình trạng
đàm thấp trở trệ, huyết ứ (tiêu thực). Vì vậy, trong quá trình điều trị cẩn chú ý phân
biệt các biểu hiện thực hư của bệnh [18].
1.2.5. Hiện trạng nghiên cứu thuốc YHCT điều trị RLLPM
1.2.5.1. Các vị thuốc có tác dụng điều trị RLLPM
* Tác dụng lên các thành phần lipid của máu [17], [45]:
- Vị thuốc có tác dụng giảm cholesterol: Hà thủ ô, Đỗ tro ̣ng, Cam thảo, Bạch
quả, Mô ̣t dươc̣ , Cát căn, Tang ký sinh.
- Vị thuốc có tác dụng giảm triglycerid: Kim ngân hoa, Đại hoàng, Sài hồ,
Linh chi, rễ Đại mạch, Thổ miế t trùng.
- Vị thuốc giảm cả cholesterol và triglycerid: Thảo quyế t minh, Ngũ linh chi,
Đông trùng hạ thảo, Nhân sâm, Đan sâm, Hải tảo, Sơn tra, Trạch tả, Tam thấ t...
- Nhóm có tác dụng tăng HDL-C: Hà thủ ô, Sài hồ, Thổ miế t trùng...
* Tác dụng theo cơ chế [17], [45]:
- Ức chế hấ p thu lipid từ ngoài vào:
+ Tăng cường nhu đô ̣ng ruô ̣t, thúc đẩy bài tiế t lipid: Đại hoàng, Hà thủ ô,
Thảo quyế t minh, Cốt khí.
+ Ức chế sự hấ p thu lipid trong ruô ̣t: Đâ ̣u xanh, Rong biển, Bồ hoàng.
- Ức chế sự tạo thành cholesterol và triglycerid:
+ Ức chế sự tạo thành cholesterol: Trạch tả, Nghê ̣, Hà thủ ô, Bồ hoàng.
+ Ức chế sự tạo thành triglycerid: Trạch tả, Linh chi.
1.2.5.2. Một số bài thuốc và chế phẩm có tác dụng điều trị RLLPM

Đã có rất nhiều các bài thuốc, chế phẩm nghiên cứu về RLLPM ở Việt Nam
và trên thế giới:

8


- Bài thuốc “Bán hạ bạch truâ ̣t thiên ma thang” (Hoàng Khánh Toàn và cộng
sự, 1999) sau 2 tháng điều trị bằng thuốc sắc 1 thang/ngày có tác dụng làm giả m
16% TC, 31,5% TG, làm tăng 19,8% HDL-C và làm giảm 20,2% LDL-C [27].
- Bài thuốc LP4 (Lê Văn Thành, 2003) gồm Hà thủ ô 20 g, Đan sâm 20 g, Thổ
phục linh 20 g, nấ m Linh chi 5 g, Thảo quyế t minh 20 g, Sơn tra 20 g; Nghiên cứu
tiế n hành trên 52 bê ̣nh nhân RLLPM, thuốc đã làm giảm TC 8,8%, giảm TG 6,85%,
giảm LDL-C 11,2% đồng thời làm tăng HDL-C 11,2% [30].
- Bài thuốc “Giáng chỉ thang gia giảm” (Vũ Viê ̣t Hằng và cộng sự, 2005), gồm
Đan sâm 18 g, Ngưu tấ t 12 g, Hoàng tinh 18 g, Sơn tra 12 g, Hà thủ ô 18 g, Nấ m
linh chi 18 g, Trạch tả 18 g. Bài thuốc có tác dụng làm giảm các chỉ số TC, TG,
LDL-C và làm tăng HDL-C [11].
- Cốm tan “Tiêu phì linh” (Hà Thị Thanh Hương, 2012) gồm các vị: Thảo
quyế t minh, Sơn tra, Hà diê ̣p, Hà thủ ô đỏ, Nga truâ ̣t, Trạch tả. Điều trị 70 bệnh
nhân mắc hô ̣i chứng RLLPM, sau 60 ngày thấ y có tác dụng làm giảm cholesterol
17,19%, triglyceride 26,82%, LDL-C 18,29% và làm tăng HDL-C 10,57% [13].
- Viên nén "Hạ mỡ" (Nguyễn Thùy Hương, 2004, 2013) gồm Hà thủ ô, Ngưu
tấ t, Sa nhân, Thảo quyế t minh, Sơn tra, Đại hoàng. Sau 2 tháng điều trị thấ y thuốc
có tác dụng làm giảm chỉ số cholesterol và LDL-C [15], [16].
- Viên nang cứng “Ruvintat”, bào chế từ Hoa hòe, Dừa cạn, Mã đề, Câu đằng,
Ngưu tấ t, Muồng trâu, Vông nem và Râu ngô (Dương Thị Mô ̣ng Ngo ̣c và cộng sự,
2012) có tác dụng làm giảm các chỉ số TC, LDL-C và TG nhưng không làm thay đổi
nồng đô ̣ HDL-C [21].
- Bài thuốc "Đan sâm cát căn", gồm Đan sâm và Cát căn. Có tác dụng làm
giảm cholesterol tự do và este hóa trong các bạch cầu đơn nhân in vivo; giảm nhẹ

nồng đô ̣ TC và LDL-C ở những bê ̣nh nhân mắc bê ̣nh đô ̣ng mạch vành; giảm nồng
đô ̣ TC và LDL ở phụ nữ mãn kinh có tăng TC máu [52], [64].
- Bài thuốc "Linh quế truâ ̣t cam thang", gồm Phục linh, Quế chi, Bạch truâ ̣t, Cam
thảo có tác dụng làm giảm nồng đô ̣ TG và TC ở chuô ̣t gây mơ hình gan nhiễm mỡ [87].
- Bài thuốc “Hú t phủ trục ứ thang”, gồm Sài hồ, Đương quy, Sinh địa, Bạch
thươc̣ , Hồng hoa, Đào nhân, Chỉ thực, Cam thảo, Cát cánh, Xuyên khung, Ngưu tấ t.
9


Trên mơ hình ch ̣t gây RLLPM thấ y có tác dụng làm giảm trị số TC và LDL-C;
tăng HDL-C; TG khơng đổi, ngồi ra cịn làm giảm tích lũy acetyl-glycoprotein;
tăng tổng hơp̣ glutathione; ức chế sản xuấ t interleukin tiền viêm IL8 [76], [88].
1.3. Mơ hình dược lý gây tăng lipid máu trên thực nghiệm
Để nghiên cứu thuốc điều trị RLLPM, trước hết phải gây được mơ hình tăng
lipid máu. Nhiều loài động vật đã được sử dụng và nhiều mơ hình dược lý cũng đã
được nghiên cứu và áp dụng thành công trên động vật thực nghiệm. Các mơ hình có
thể thuộc loại: gây tăng cholesterol hoặc lipid máu ngoại sinh (đưa cholesterol và mỡ
theo đường thức ăn), gây tăng cholesterol máu nội sinh (gây tăng tổng hợp
cholesterol) hoặc phối hợp cả hai loại này [40].
1.3.1. Mơ hình dược lý thực nghiệm gây rối loạn lipid máu nội sinh
Chất hay được sử dụng để gây mơ hình tăng lipid máu nội sinh là tween 80
(Polysorbate 80) (Cheymol và cs, 1965), triton WR-1339 (Tyloxapol) (Frans ID và
cộng sự có cải tiến) và poloxamer 407 (P-407) (Thomas P. Johnston (2004), được
chứng minh có cơ chế là làm tăng tổng hợp cholesterol tại gan.
Tween 80 hay Polysorbate 80 là một chất hoạt động bề mặt khơng ion hóa, là
dẫn xuất của sorbitol và acid oleic. Tác dụng gây tăng lipid máu của tween 80 được
quan sát thấy lần đầu tiên ở trên thỏ bởi Kellner, Correll và Ladd [81], [90], và sau
đó là ở trên chuột nhắt bởi Cornforth, Hart, Rees và Stock [91]. Nguyễn Tiến Chung
sử dụng tween 80 trên thỏ theo mơ hình của Kell, Correll và Ladd bằng cách tiêm
tĩnh mạch vành tai dung dịch tween 80 20% với liều 2,5 mL/kg cân nặng trong

NaCl 0,9%, kết quả cho thấy nồng độ TC tăng 78,41% và TG là 622,64% [45].
Triton WR-1339 (isooctyl-polyoxy-ethylene phenol) là chất diện hoạt, dùng
đường tồn thân trên chuột nhắt hoặc chuột cống nhịn đói hoặc khơng nhịn đói sẽ
gây tăng TC và TG huyết thanh [38]. Theo một nghiên cứu của Nandakumar và
cộng sự, sử dụng mơ hình của Moreover Paoletti gây tăng cholesterol bằng triton
WR-1339 đường tiêm tĩnh mạch liều 200mg/kg trên chuột nhắt, nồng độ TC tăng
290 % và TG tăng 415% [71].

10


Chứng tăng cholesterol gồm 2 giai đoạn [61] :
+ Giai đoạn I: sau 24 giờ, nồng độ cholesterol huyết tăng lên đột ngột gấp
khoảng 3 lần so với nhóm đối chứng.
+ Giai đoạn II: nồng độ cholesterol huyết giảm dần và sau 72 giờ nồng độ
Cholesterol gần như bằng với nồng độ nhóm đối chứng.
Cơ chế tăng cholesterol máu do triton được giải thích do tác động đến sự tiếp
nhận lipid huyết tương ở các mô (ức chế hoạt động của emzym lipoprotein lipase và
thả trừ VLDL) [53], [57].
1.3.2. Mô hình dược lý thực nghiệm gây rối loạn lipid máu ngoại sinh
Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới sử dụng chuột cống trắng trưởng thành
với mơ hình gây tăng cholesterol bằng bổ sung vào chế độ ăn 1% cholesterol, 1%
acid mật (acid cholic) và 0,5% kháng giáp trạng propylthiouracil (PTU) trong vòng 4
tuần. Bổ sung acid cholic và PTU là một biện pháp để làm tăng hấp thu cholesterol,
giảm chuyển hóa cholesterol thành acid mật, vì vậy nồng độ cholesterol huyết thanh
tăng nhanh và mạnh hơn. Nassiri và cộng sự đã cải tiến mơ hình này bằng cách cho
chuột uống 10 mL/kg cân nặng hỗn hợp dầu cholesterol gồm: 10 mg cholesterol, 3 g
propylthiouracil và 10g acid cholic, dầu lạc vừa đủ 100 mL. Kết quả cho thấy ở
nhóm sử dụng 10mL hỗn hợp dầu cholesterol/kg/ngày, cholesterol tăng lên 9,65 ±
0,1 mmol/L trong khi ở nhóm chứng là 3,7 ± 0,1 mmol/L [41].

Tại Việt Nam, Đoàn Thị Nhu và cộng sự đã gây mơ hình tăng cholesterol máu
bằng cách cho thỏ đực uống cholesterol hoà tan trong dầu lạc với liều 0,5 g/kg/ngày
kéo dài liên tục trong 2 tuần [22], [35]. Khi áp dụng mơ hình này, Nguyễn Phương
Thanh đã sử dụng hàm lượng cholesterol là 0,1 g/mL, acid cholic 0,01g/mL, PTU
0,05 g/mL, dầu lạc 1mL. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng rõ rệt nồng độ TC ở
nhóm uống hỗn hợp dầu cholesterol với liều 1 mL/100g chuột/ngày (tăng gấp 2,04
lần) so với nhóm chứng sinh học [29].

11


1.4. Phương thuốc Giáng chỉ ẩm
1.4.1. Công thức
- Đan sâm (Radix et Rhizoma Salviae miltiorrhizae)

5,0 g

- Câu kỷ tử (Fructus Lycii)

3,5 g

- Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae)

3,5 g

- Sơn tra (Fructus Mali)

5,0 g

- Thảo quyết minh (Semen Cassiae torae)


5,0 g

1.4.2. Nguồn gốc và xuất xứ của phương thuốc
Phương thuốc “Giáng chỉ ẩm” có xuất xứ trong “Thiên gia diệu phương”
(Những bài thuốc đông y hay của muôn nhà) với liều lượng như sau:
- Đan sâm (Radix et Rhizoma Salviae miltiorrhizae)

20,0 g

- Câu kỷ tử (Fructus Lycii)

10,0 g

- Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae)

15,0 g

- Sơn tra (Fructus Mali)

15,0 g

- Thảo quyết minh (Semen Cassiae torae)

15,0 g

Cách dùng và đường dùng: Sắc nhỏ lửa với khoảng 1500 ml nước, chứa vào
nước phích nước nóng làm trà uống dần nhiều lần.
Hiệu quả lâm sàng của phương thuốc: Theo dõi 31 ca, sau hai tháng thì giảm
thể trọng, lipid huyết giảm rõ rệt [1].

1.4.3. Công năng, chủ trị của phương thuốc
- Cơng năng: Ích âm, hóa ứ, giáng chỉ [1], [26].
- Chủ trị: Trị can thận âm hư, khí trệ, huyết ứ, lipid trong máu tăng [1], [26],
biểu hiện lưng gối đau mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt, mệt mỏi, đầu chống tai ù, tự hãn,
miệng khơ, họng ráo [19].
- Giải thích phương thuốc:
+ Trong phương thuốc Đan sâm bổ huyết, hoạt huyết hóa ứ là chủ dược.
+ Hà thủ ơ, Câu kỷ tử bổ can thận âm, bổ huyết là thần trị can thận âm hư,
huyết hư.

12


+ Sơn tra, Thảo quyết minh thư can, tán ứ, thanh hóa nhiệt đàm là tá giúp
tiêu tích dầu mỡ.
+ Câu kỷ tử là sứ giúp bổ can thận ích khí huyết dẫn thuốc tới nơi bị bệnh.
1.5. Thơng tin cơ bản các vị thuốc
1.5.1. Đan sâm
1.4.1.1. Tên khoa học: Radix et Rhizoma Salviae miltiorrhizae [8], [20].
1.4.1.2. Bộ phận dùng: Rễ và thân rễ phơi hoặc sấy khô của cây Đan sâm - Salviae
miltiorrhiza Bunge [8], [20], [33].
1.4.1.3. Thành phần hóa học:
- Các diterpenoid quinon: Tanshinon I, II, III, tanshindiol A, B, C…[20]. Có
khoảng 49 diterpenoid quinon được tìm thấy trong Đan sâm [77].
- 36 acid phenolic thân nước: Acid salvianolic A, B, C, D, G, F, acid caffeic,
acid rosmarinic … [54], [77].
- Một số các chất khác: Salvianonol, salvianon, 2α-acetoxysugio, palmitoyl
arucadiol, neotanshinlacton [77].
1.4.1.4. Tác dụng sinh học
- Tác dụng hạ lipid máu: Sal-B có trong Đan sâm có tác dụng hạ nồng độ TC

trong huyết tương, kèm theo giảm đáng kể nồng độ TC, TG, LDL-C và làm tăng
HDL-C [44], [58], [62], [77].
- Chống xơ vữa: Tan-IIA và Sal-B trong Đan sâm có thể làm mất sự tăng sinh
của các tế bào cơ trơn mạch máu và làm giảm sự tăng sản nội bào trong sự phát
triển của chứng xơ vữa động mạch [65], [77].
- Chống tăng huyết áp: Tan-IIA làm giảm áp lực động mạch phổi trung bình ở
chuột bị tăng huyết áp do thiếu oxy [59], [77].
- Chống thiếu máu cơ tim: Acid salvianolic trong Đan sâm có khả năng điều
trị bệnh thiếu máu cục bộ ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành [66], [77]. Tanshinon
II có tác dụng bảo vệ cơ tim chống lại những rối loạn về chức năng và chuyển hóa
gây ra bởi thiếu hụt oxy [33].

13


- Những nghiên cứu lâm sàng cho thấy có mối liên quan giữa tác dụng tăng
cường tuần hoàn máu của Đan sâm trong YHCT với sự chẩn đoán của y học hiện
đại về tác dụng điều trị bệnh tim mạch, viêm mạch tạo huyết khối nghẽn và huyết
khối tắc mạch não [33]. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Châu Âu, Đan sâm đã
được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh mạch máu bao gồm xơ vữa động mạch,
tăng huyết áp, tăng lipid máu và đột quỵ [46], [63], [77].
1.4.1.5. Tác dụng, công dụng theo y học cổ truyền
- Tính vị: Vị đắng, tính hơi hàn [20], [24], [33].
- Quy kinh: Tâm, can [8], [33].
- Công năng, chủ trị: Hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lương
huyết. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng,
huyết tích hịn cục, đau thắt ngực, mất ngủ, tâm phiền [8], [20], [24], [33].
- Liều dùng: Ngày dùng 9 -15 g [8].
- Kiêng kỵ: Không dùng chung với vị thuốc Lê lô [8], người không có chứng ứ
huyết [20].

1.4.1.6. Định tính, định lượng
* Định tính Tan-IIA [8]:
- Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
- Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc
với các vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu và có một vết
màu đỏ đậm có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết của Tan-IIA trên sắc ký đồ của
dung dịch chất đối chiếu.
* Định tính Sal-B [8]:
- Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4 - DĐVN V).
- Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc
với vết của Sal-B trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
* Định lượng Tan-IIA[8].
- Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3 – DĐVN V).

14


- Dược liệu phải chứa khơng ít hơn 0,2% Tan-IIA (C19H18O3) tính theo dược
liệu khơ kiệt.
* Định lượng Sal-B [8].
- Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).
- Dược liệu phải chứa khơng ít hơn 3,0% Sal-B (C36H30O16) tính theo dược
liệu khô kiệt.
1.5.2. Câu kỷ tử
1.4.2.1. Tên khoa học: Fructus Lycii [8], [20].
1.4.2.2. Bộ phận dùng: là quả chín phơi hay sấy khô của cây Khởi tử (Khủ khởi) Lycium barbarum L. [20], [24], [33].
1.4.2.3. Thành phần hóa học:
- Betain, caroten, acid nicotinic, các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt [20].
- Scopoletin, beta-sitosterol, axit p-coumaric, glucose, daucosterol [83].
- Acid amin, acid béo và các polysacarid [86].

1.4.2.4. Tác dụng sinh học
- Tăng cường miễn dịch: Nước sắc Câu kỷ tử tăng cường hoạt động của men
lysozym trong huyết thanh, nâng cao hiệu quả kháng thể kháng hồng cầu của huyết
thanh và tăng số lượng tế bào có kháng thể hình thành trong tổ chức lách [33].
- Hạ cholesterol huyết, đường huyết: Các polysacarid có trong dịch chiết Câu
kỷ tử làm giảm đáng kể nồng độ LDL, TC, triacylglycerol (TAG) và glucose huyết
[33], [70].
- Tác dụng bảo vệ gan: Betain trong dịch chiết Câu kỷ tử có tác dụng bảo vệ gan
trong các bệnh gan nhiễm mỡ [70], làm giảm nhẹ tổn thương gan do CCl4 gây ra bằng
cách tăng cường hoạt động chống oxy hóa và giảm chất trung gian gây viêm [39].
- Tác dụng đối với hệ thống máu: Câu kỷ tử có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng
giảm bạch cầu do cyclophophamid gây nên trong điều trị ung thư thực nghiệm trên
chuột cống trắng [33].
- Tác dụng chống oxy hóa: chủ yếu là do carotenoid, flavonoid, acid ascobic
và các dẫn xuất của nó và polyphenol [86].

15


- Tác dụng chống ung thư: Các polysaccharid chiết xuất từ Câu kỷ tử có tác
dụng chống ung thư và cải thiện miễn dịch [86].
1.4.2.5. Tác dụng, công dụng theo y học cổ truyền:
- Tính vị: Vị ngọt, tính bình [20], [24], [33].
- Qui kinh: Qui vào kinh phế, can và thận [20], [24], [33].
- Công năng, chủ trị: Tư bổ can, thận, ích tinh, sáng mắt. Chủ trị: Hư lao tinh
suy biểu hiện đau thắt lưng, đầu gối, chóng mặt, ù tai, nội nhiệt gây tiểu đường, huyết
hư, mờ mắt [8], [24].
- Liều dùng: 9 - 15 g, sắc uống hoặc dùng dạng hoàn tán [33].
- Kiêng kỵ: Tỳ vị hư yếu, đại tiện sống phân không nên dùng [8].
1.4.2.6. Định tính, định lượng:

* Định tính [8]:
- Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
- Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị
Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
* Định lượng betain
- Phương pháp sắc ký lỏng [45].
- Dược liệu phải chứa khơng ít hơn 0,3% - betain (C5H11NO2) tính theo dược
liệu khô kiệt.
1.5.3. Hà thủ ô đỏ
1.4.3.1. Tên khoa học: Radix Fallopiae multiflorae [8], [31].
1.4.3.2. Bộ phận dùng: là rễ củ phơi khô của cây Hà thủ ô đỏ - Fallopia multiflora
(Thunb) Haraldson Syn/Polygonum multiflorum (Thunb.) [8], [20], [31].
1.4.3.3. Thành phần hóa học:
- Stilben là thành phần hóa học đặc trưng trong Hà thủ ơ đỏ. Có khoảng 21
stilben đã được phân lập và chiết xuất bao gồm: các stilben glucopyranosid,
resvesratrol, polydatin, polygonumosid A, B, C, D …[67].

16


×