ĐẶC TRƯNG CỦA THƠ
- Các nhà khoa học đã chia Văn học thành các thể loại:
+ Tự sự.
Yếu tố hạt nhân: Dùng lời kể, lời miêu tả để xây dựng cốt truyện khắc họa
tính cách nhân vật và dựng lên một bức tranh về đời sống.
Phân loại: Truyện (truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa), kí (tùy bút, bút kí),
tản văn.
VD: Kí: Người lái đị sơng Đà - Nguyễn Tn, Ai đã đặt tên cho dịng sơng Hồng Phủ Ngọc Tường,…
+ Trữ tình.
Yếu tố hạt nhân: Lấy cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của con người làm đối
tưởng để thể hiện chủ yếu.
MR:
Nhà biên kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ,…
Các vở kịch: Bắc Sơn, Romeo và Juliet, Vĩnh biệt cửu trùng đài,…
Phân loại: Thơ tự sụ, thơ trào phúng, khúc ngâm,…
+ Kịch.
Yếu tố hạt nhân: Là lời thoại và hành động của các nhân vật để tái hiện lên
xung đột kịch.
Phân loại: Bi kịch, hài kịch, chính kịch (khơng bi, khơng hài, thường đề cập
đến vấn đề chính trị).
+ Nghị luật.
Dùng lí lẽ, phán đốn, lập luận để có thể bày tỏ chính kiến, quan niệm của
mình về một ý kiến nào đó.
Phân loại: NLXH, NLVH.
I. Khái niệm chung về thơ ca
- Thơ là hình thức văn học đầu tiên của nhân loại, có cội nguồn từ hoạt động tế
lễ, ma thuật thời nguyên thủy, gắn liền với nhảy múa, âm nhạc, hội họa.
- Trải qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài, thơ ca đã hình thành những hình
thức cực kì đa dạng. Từ thơ sử thi dài hàng chục vạn câu đến những bài thơ rất
ngắn, chỉ có hai, ba, bốn dịng như thơ tứ tuyệt, thơ haiku,…
- Thơ có 2 nghĩa:
+ Nghĩa rộng: chỉ tồn bộ văn học. Ví như trong sách Thi pháp học của Asritote,
thơ bao gồm: sử thi, bi kịch, hài kịch.
+ Vào thời cận, hiện đại, thơ có nghĩa hẹp: chỉ riêng loại hình sáng tác cụ thể
như thơ trữ tình, thơ tự sự, trường ca,…
=> Ở đây, chúng ta hiểu thơ ca theo nghĩa hẹp.
II. Đặc trưng của thơ
1. Đặc trưng nội dung của thơ
1.1. Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức
- Một số nhận định:
+ “Thơ khởi phát từ trong lịng người ta” (Lê Q Đơn)
+ “Thi ca là thứ nghệ thuật chung của tâm hồn đã trở nên tự do và khơng bị bó
buộc vào nhận thức giác quan về vật chất bên ngoài; thay vì thế, nó diễn ra
riêng tư trong khơng gian bên trong và thời gian bên trong của tư tưởng và cảm
xúc” (Denise Levertov)
+ “Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”
(Voltaire)
+ “Mây gió, cỏ hoa xinh tươi, kì diệu đến đâu hết thảy cũng đều từ trong lòng
mà nảy ra… Hãy xúc động hồn thơ để cho ngịi bút có thần” (Ngơ Thì Nhậm)
+ Các nhà thơ phương Tây cũng có ý kiến gần gũi: “Thơ là người thư kí trung
thành của trái tim” (Đuy Belây); “Thơ là nhiệt tình kết tinh lại” (Anphrêt đơ
Vinhin).
+ “Thơ trước hết phải mang tính chất tình cảm” (Gorki).
+ Trong Mĩ học Hegel viết: “Đối tượng của thơ không phải là mặt trời, núi non,
phong cảnh, cũng khơng phải là hình dáng và các biểu hiện bên ngoài của con
người, máu thịt, thần kinh,… Đối tượng của thơ là hứng thú tinh thần”.
+ Nhà thơ Chi Lê Pablo Neruda cũng nói: “Làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt”.
+ “Thiếu tình cảm thì chỉ có thể trở thành người thợ làm những câu có vần, chứ
khơng là được nhà thơ” (José Martin)
Tính trữ tình là đặc trưng nổi bật nhất của nội dung thơ.
* Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt:
- Thơ khơng miêu tả các sự vật bên ngồi, khơng kể các sự việc xảy ra mà chỉ
biểu hiện các xúc động nội tâm, những tình cảm, cảm nhận của con người
trước sự việc, giúp ta hiểu con người chủ thể ở bên trong.
=> Thơ khơng miêu tả sự vật, đối tượng, tình cảm, nhân cách của con người mà
thơ đi sâu vào trong thế giới tình cảm, cảm xúc của con người. Những cái mà
nhiều người khơng nói được thì nhà thơ lại nói được, tạo nên tiếng lịng đồng
điệu, đồng tình, đồng ý giữa người nghệ sĩ và bạn đọc.
Ví như: Bánh trơi nước, Tự tình (Bài II), … của Hồ Xuân Hương.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nắt mặc dầu thay kẻ nặng
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
=> Tác giả đã miêu tả các sự vật “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng không phải chỉ
miêu tả bánh trôi nước mà qua bánh trơi hiểu được thân phận của người phụ nữ.
Họ có vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp nội tâm và hơn hết nữa “Mà em vẫn giữ tấm
lòng son” họ còn tấm lòng trung trinh dẫu họ phải sống một cuộc sống “ba
chìm bảy nổi”. Qua sự việc, hình ảnh, thể hiện được nội tâm, tình cảm, tư tưởng,
điều mà tác giả muốn truyền tải. Miêu tả sự vật chỉ là cái cớ.
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xê khuyết chưa trịn
Xiên ngang mặt đất rêu từng đấm
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
=> Thấy hình ảnh “Vầng trăng bóng xế/ khuyết/ chưa trịn”. Tác giả miêu tả
vầng trăng nhưng đó khơng phải là mục đích chính, mà mục đích ở đây là mượn
đối tượng là hình ảnh này để nói tâm trạng của con người => HXH rất tài tình hi
người ta nói đến ánh trắng sẽ nói đến hạnh phúc, của tình u. niềm vui tròn đầy
của cuộc sống con người mà trong thơ của HXH nó lại khơng trịn đầy mà nó
méo mó, kì lạ và rất dị dạng.
Xế: sắp tàn.
Khuyết: không trọn vẹn, khơng đủ đầy, biểu hiện của sự tàn lụi.
Chưa trịn: chỉ biểu hiện cho sự thiếu thốn, chưa tròn.
=> Một câu thơ có 4/7 đay đi đay lại về sự khiếm khuyết chưa tròn này. Như
vậy, trăng trong thơ HXH khơng cịn biểu tượng của tình u, hạnh phúc mà
trăng đã trở thành biểu tượng của sự khiếm khuyết, không trịn đầy, khơng trọn
vẹn, khơng viên mãn. Hay nói cách khác, tuổi thì đã xế, đứng bóng rồi, vậy mà
hạnh phúc vẫn chưa tới, chưa trọn vẹn => Bật lên se xót, tâm tư, địi hỏi, nhu
cầu, mong muốn, khát khao có một cuộc sống, một tình u trọn vẹn.
=> Không thể miêu tả sự việc xảy ra như truyện mà thơng qua những hình ảnh
để mà biểu lộ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Tình cảm mãnh liệt ở đây, khơng phải là thứ tình cảm kêu gào, khóc cười ồn
ào ở bên ngoài mà là sự rung động mãnh liệt ở bên trong, sự giày vò, chấn
động trong tâm hồn. Tình cảm mãnh liệt ở đây có nghĩa là nhà thơ phải sống rất
sâu vào tâm hồn mình, lắng nghe các xao động trong tâm hồn mình, đau đớn,
vui sướng với những gì trong ấy.
Ví như Xuân Diệu, bằng trái tim của con người khát yêu, khát sống, Xuân Diệu
đã thấu cảm và yêu trong từng khoảnh khắc từ các thuở ban đầu lưu luyến cho
đến khi khao khát mà không thành. Ấy là:
Thuở ban đầu:
Anh bước điềm nhiên không vướng chân
Em đi lững đững chẳng theo gần
Vô tâm nhưng giữa bài thơ dịu
Anh với em như một cặp vần
(Duyên - Xuân Diệu)
=> Cái buổi ban đầu thì “Anh bước điềm nhiên khơng vướng chân/Em đi lững
đững chẳng theo gần”, em và anh giống như là hai đường thẳng song song vậy
thế nhưng mà tận ở bên trong thì đã rung động, đã có nhau rồi nên là “Vơ tâm
nhưng giữa bài thơ dịu/Anh với em như một cặp vần”
Khi tha thiết:
Yêu tha thiết, thế vẫn cịn chưa đủ,
Phải nói u, trăm bận đến nghìn lần;
Phải mặn nồng cho mãi mãi đêm xn,
Đem chim bướm thả trong vườn tình ái.
Em phải nói, phải nói, và phải nói:
Bằng lời riêng nơi cuối mắt, đầu mày,
Bằng nét vui, bằng vẻ thẹn, chiều say,
Bằng đầu ngả, bằng miệng cười, tay riết,
Bằng im lặng, bằng chi anh có biết!
Cốt nhất là em chớ lạnh như đồng,
Chớ thản nhiên bên một kẻ cháy lòng,
Chớ yên ổn như mặt hồ nước ngủ.
Yêu tha thiết, thế vẫn cịn chưa đủ.
(Phải nói – Xn Diệu)
=> Người ta đã yêu rồi thế là được nhưng tác giả lại cứ hỏi em có u anh khơng?
tức là phải nói “Em phải nói, phải nói, và phải nói:” và nếu như khơng nói bằng
lời thì phải nói bằng cuối mắt, đầu mày, nét vui, vẻ thẹn, miệng cười, tay riết
chứ khơng được n lặng bên kẻ cháy lịng như anh. Lúc nào em cũng phải cũng
rạo rực, say đắm trong tình yêu, lúc nào cũng phải thể hiện rằng em đang yêu
anh, thế nên Xuân Diệu yêu cầu là em phải nói.
Trong yêu đương cháy bỏng, gần lắm mà sao vẫn cách xa, nên Xuân Diệu
khao khát:
Hãy sát đôi đầu! hãy kề đôi ngực!
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!
Những cánh tay! hãy quấn riết đơi vai!
Hãy dâng cả tình u lên sóng mắt!
Hãy khắng khít những cặp môi gắn chặt
Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng
Trong say sưa anh sẽ bảo em rằng
Gần thêm nữa! thế vẫn còn xa lắm…
=> Ngay cả trong lúc tình yêu đang chảy bỏng, mặn nồng, đắm say thì với
Xuân Diệu thì vẫn thấy nó cịn xa cách cho nên ơng u cầu “Gần thêm nữa! thế
vẫn còn xa lắm…”
MR: Xuân Diệu là một người đồng tính. Nhưng ở thời kì của ơng thì chưa được
bộc lộ rõ điều này, cho nên là theo Phân tâm học của Freud, người ta nghiên cứu
những gì ẩn ức ở trong đời không được bật ra, thể hiện ra thì thơ chính là cái cõi,
là mảnh đất để người ta bày tỏ.
MR: Tại sao Xuân Diệu lại trở thành Ơng hồng thơ tình và nói được tiếng nói
của rất nhiều người? Có lẽ là vì những ẩn ức trong đời khơng được thể hiện nên
ơng mang nó phổ tất cả vào trong thơ. Do đó, những câu thơ để đời của Xuân
Diệu như:
“Hôm trời nhẹ lên cao
Tôi buồn khơng hiểu vì sao tơi buồn”
(Chiều - Xn Diệu)
“Làm sao sống được mà không yêu,
Không nhớ, không thương một kẻ nào?”
(Bài thơ tuổi nhỏ - Xuân Diệu)
“Yêu, là chết ở trong lịng một ít
Vì mấy khi u mà chắc được yêu”
(Yêu - Xuân Diệu)
Tình cảm mãnh liệt là điều kiện hàng đầu của thơ.
* Tình cảm trong thơ là tình cảm đã được ý thức:
- Nhưng thơ khơng phải là sự bộc lộ tình cảm một cách bản năng, trực tiếp.
Tình cảm trong thơ là tình cảm được ý thức, được siêu thăng, tình cảm
được lắng lọc qua cảm xúc thẩm mĩ, gắn liền với khối cảm của sự tự ý
thức về mình và về đời:
=> Vì sao lại như vậy? Nếu như ai cũng bộc lộ tình cảm theo cách bản năng thì
đó chỉ là tiếng nói của riêng mình thơi. Khi nào mà tiếng nói của mình nói được
cho nhiều người, tức là đã được ý thức thì lúc đó nó mới trở thành thơ được. Vì
vậy:
+
Trong thơ, nhà thơ nhìn mình theo một con mắt rộng hơn chính mình, một
con mắt phổ qt.
=> Vẫn có những tình cảm của mình vẫn được hóa thân vào trong thơ nhưng mà
nhà thơ phải nhìn và thể hiện tình cảm đó rộng hơn chính con mắt, tình cảm của
mình.
Trong thơ, nhà thơ khơng bị tình cảm mãnh liệt của mình chi phối, trái lại ý
thức nhà thơ làm chủ tình cảm của mình bằng một tư tưởng.
Nỗi bất hành của Hồ Xuân Hương có được sự đồng cảm bởi nó là tiếng lịng
của nhiều người.
=> Cuộc đời của HXH vơ cùng lận đận, ngang trái và éo le. Mặc dù là một hiện
tượng độc đáo của VHTĐ, là người đi nhiều, giao du rất nhiều, đặc biệt là giao
lưu với giới văn nghệ sĩ, trong đó có: Phạm Hổ, Nguyễn Du,… Nhưng tình
duyên của bà rất là lận đận, hai lần làm lẽ nhưng lần nào chồng cũng mất sớm
lại làm lẽ ở cái tuổi bóng xế (đã già rồi) => Từ cuộc đời riêng của mình, HXH
đã mang tình cảm của mình để phổ vào trong thơ và tình cảm ấy nhận được sự
đồng cảm của mọi người bởi vì nó là tiếng lịng chung cho nhiều người.
Năm thì mười họa hay chăng chớ
Một tháng đơi lần có cũng khơng
Cố đấm ăn xơi xơi lại hỏng
Cầm bằng làm mướn mướn không công
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bơng kẻ lạnh lùng
=> Nỗi lịng của bà nhưng cũng là nỗi lòng của nhiều người phụ nữ lúc bấy giờ.
Người phụ nữ mà ca dao đã từng thốt lên:
“Tối tối chị giữ mất chồng
Chị cho manh chiếu nằm sng chuồng bị”
=> Đó là số phận của những người làm lẽ. Như vậy, tiếng nói của HXH là của
cá nhân HXH nhưng tình cảm ấy đã được điều khiển bằng một từ tưởng từ mình
mà nói hộ cho nhiều người => Vì vậy, HXH mới có được sự đồng cảm cho
nhiều người.
Xuân Diệu:
“Làm sao sống được mà không yêu,
Không nhớ, không thương một kẻ nào?”
(Bài thơ tuổi nhỏ - Xuân Diệu)
=> Tình cảm và lời nói ấy là của Xuân Diệu. Nhưng mà lời nói ấy lại gặp được
tiếng nói của rất nhiều người, vì vậy mà nó đồng cảm với cái nỗi lịng nhiều
người. Và khi được đồng cảm thì sẽ được đón nhận => Khi đó, sản phẩm của
anh sẽ được mọi người đón nhận, cịn nếu khơng nếu anh làm thơ rất nhiều
nhưng nó chỉ để trong giá, kệ khi đó nó chỉ là một văn bản chứ chưa thể là một
tác phẩm văn học.
Chí Phèo (Nam Cao)
Chí Phèo (người nơng dân) >< Ta (học sinh)
Ta đồng cảm ở điểm nào????
=> Ta đồng cảm ở chỗ dẫu bất kì ai đi chăng nữa thì mục đích cuối cùng người
ta hướng đến vẫn là Chân - thiện - mĩ. Ta nhìn thấy ở hình tượng đó, một Chí
Phèo khao khát hướng thiện và ta đồng cảm với điều đó.
Anh Chí => Chí Phèo => Con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
Một người nông dân lương thiện, hiền lành => Con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
=> Đó là một quá trình. Nhưng tưởng chừng như cuộc đời của Chí Phèo sẽ trượt
dài trong vũng lầy của sự tha hóa nhưng khơng cánh tay của Chí Phèo đã được
Thị Nỡ níu lại. Nhưng cơ Thị Nở cũng như tô cháo hành vậy, nếu hơi của cháo
hành thoảng qua trong đời Chí thì Thị Nở cũng thống qua cuộc đời của Chí mà
thơi. Trong tác phẩm này, trong cuộc đời của Chí Phèo có 2 người đàn bà đi qua:
Bà Ba - vợ ông Ba Khiến - người xinh đẹp nhất nhì làng: cho Chí Phèo cái nhục
và vào tù. Bà bắt Chí Phèo phải bóp chân, Chí ít khi phải làm điều đó nên hắn
thấy nhục => Khi người ta biết nhục là người ta có sự tự trọng.
Thị Nở - một người xấu ma chê quỷ hờn, vừa xấu vừa dở hơi: cho Chí tình u,
tình thương, hơi ấm, ngọn lửa có thể đánh thức lương năng, lương tri của chàng.
=> Đánh giá tác phẩm “Chí Phèo” vào hàng kiệt tác vì tác phẩm ấy đã nói hộ
cho nhiều người.
Nói với con (Y Phương):
Chân trái bước tới cha
Chân phải bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình thương lắm con ơi!
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lịng
=> Thơ khơng đơn giản chỉ là thơ, mà thơ cịn có khả năng đánh thức những cái
vùng mờ, kí ức đã từng ngủ vùi trong tâm hồn của chúng ta => Mang lại sự
đồng cảm.
- Tình cảm trong thơ là tình cảm lớn, tình cảm đẹp, cao thượng, thấm nhuần
bản chất nhân văn. Tình cảm tầm thường khơng làm nên thơ. Tình cảm trong
thơ phải gắn với tình cảm nhân dân, nhân loại thì mới có sức vang động trong
tâm hồn người.
Ví như: Tôi yêu em (Puskin).
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng khơng để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hồi
Tơi u em âm thầm, khơng hi vọng
Lúc rụt rè, khi hầm lực lòng ghen
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm
Cầu em được người tình như tơi đã u em
* Khơng có cuộc sống thì khơng có thơ.
- Tình cảm trong thơ gắn trực tiếp với chủ thể sáng tạo nhưng không phải là một
yếu tố đơn độc, tự nó nảy sinh và phát triển. Thực ra, đó là q trình tích tụ
những cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ do cuộc sống tác động và tạo nên. Do đó,
khơng có cuộc sống thì cũng khơng có thơ. Nhà thơ chính là những con ong
hút nhụy từ những bông hoa của đời sống, khơng có sự tái tạo tài tình của con
ong thì phấn hoa cũng không thể thành mật ngọt. Nhưng rõ ràng nếu khơng có
những chuyến bay xa để đem về hương phấn của cuộc đời thì ong cũng khơng
thể tự mình mãi mãi tạo nên mật ngọt. Do đó:
+ Cuộc sống bao giờ cũng là nguồn cảm hứng mênh mông bất tận của tâm
hồn người nghệ sĩ. Thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung bao giờ cũng đi ra
từ cuộc đời, cũng lớn lên từ hiện thực và rồi từ đó cánh diều nghệ thuật sẽ nhờ
gió đời mà cất cánh bay cao. Sẽ “chẳng có thơ đâu giữa lịng đóng khép” (Chế
Lan Viên); “Sẽ chẳng có thơ khi người làm thơ khơng tìm được sợi dây giao
cảm đối với cuộc đời, khơng tìm đến những cánh đồng phì nhiêu để từ đấy hạt
giống thơ ca được ươm trồng, nảy nở ”. Lục Du đời Tống người đã viết hàng
trăm câu thơ, lúc sắp mất đã tâm sự với con, lời tâm sự của một hồn thơ đi trọn
cuộc đời mới hiểu cái lẽ “Công phu của thơ là ở ngoài thơ”.
=> Tức là anh phải thâm nhập vào đời sống, đúng nghĩ “Thơ ca nở hoa nơi từ
ngữ” nhưng mà phải “Bén rễ nơi lòng người”. Khi mà, cái lầu thơ của anh đã
bắt rễ ở trong lịng đời sống rồi thì khi đó thơ sẽ đến với anh. Nói cách khác,
muốn có được điều đó thì thơ phải có sợi dây giao cảm đối với cuộc đời, không
tìm đến những cánh đồng phì nhiêu để từ đấy hạt giống thơ ca được ươm trồng,
nảy nở.
Sức nặng của những trang thơ chính từ cuộc đời đầy nắng gió ngồi kia. Nhà
thơ phải đến đó để viết lên từ thứ mực được chưng cất từ chính cuộc sống.
Gắn với cuộc sống, đấy là đặc trưng thẩm mĩ của văn học, của tác phẩm văn
chương mà nhịp nối từ thơ đến đời sống là nhà thơ.
+ Cuộc sống với những hiện tượng phong phú, phức tạp vừa là đối tượng
hướng tới, vừa là nguồn mạch nuôi dưỡng văn học. Quay lưng lại với cuộc sống,
mải mê với chuyện đúc chữ, luyện câu, mọi giá trị văn chương chỉ còn là kỹ xảo
ngơn từ.
=> Vì thế, anh khơng được phép quay lưng lại với đời sống, anh phải gắn mình
với hiện thực. Từ đó, sẽ tìm thấy và mang cái hơi thở của cuộc sống vào
trong thơ cùng với cái tài năng nghệ thuật của mình, phong cách của mình
anh sẽ tạo nên những giá trị nghệ thuật chân chính.
=> Anh không được phép quay lưng lại với đời sống, anh phải mở lịng mình ra
để đón lấy vang động ở đời. Sau đó, những cái vang động của cuộc đời sẽ
ngân vang giống như cái hơi thơ, nhịp tim trong sáng tác của anh vậy thì
sáng tác ấy mới có giá trị.
Cuộc sống mênh mơng vơ tận sẽ là nơi cung cấp chất liệu cho Thơ. Cuộc
sống với hơi thở ấm nóng sẽ tơ điểm cho những câu thơ, cho nghệ thuật:
“Hãy nhặt lấy chữ đời mà góp nên trang” (Chế Lan Viên). Thơ ca khơi
nguồn từ cuộc sống nên thơ bao giờ cũng chứa đựng bóng hình cuộc đời,
bóng dáng con người. Thơ mang trong mình những buồn vui đau khổ, rạo
rực đắm say. Thơ nói riêng và văn chương nói chung sẽ làm nên nhịp cầu
nôi trái tim trở về với trái tim, đưa tâm hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu.
Thơ ca là cuộc đời nhưng thơ ca không phải là những trang giấy in
ngun vẹn bóng hình cuộc sống.
=> Tức là, khơng được sao chép y nguyên hiện thực đời sống mà cái hiện thực
ấy phải được sáng tạo để mang được những ý nghĩa, tư tưởng nhân văn, tích cực.
Chứ anh không thể là sao chép ý nguyên đời sống, bê y nguyên cuộc sống giống
như là một bản photo copy vào cái sáng tác của anh được mà phải sáng tạo.
=> PHẢN ÁNH HIỆN THỰC, ĐỜI SỐNG NHƯNG PHẢI CÓ SỰ SÁNG
TẠO
1.2. Thơ – nghệ thuật của trí tưởng tượng
- Một số nhận định:
+ “Thơ địi cơ đúc để rồi trong một phút nổ ra như tiếng sét. Thơ không có trí
tưởng tượng như bể cạn hết nước” (Chế Lan Viên)
+ “Thi ca là cái bóng được chiếu bởi những ngọn đèn đường của trí tưởng
tượng” (Lawrence Ferlinghetti)
+ “Nghệ thuật dựa vào trí tưởng tượng mà tồn tại” (Gorki)
+ “Tơi rất thèm trong thơ một chất lãng mạn mới, một chất men mới làm sao
cho thơ bay bay” (Tố Hữu)
+ “Trí tưởng tượng là cội nguồn sáng tạo của nghệ thuật, là vầng thái dương
vĩnh cửu và là chúa trời của nó” (thơ La tinh)
+ "Các lĩnh vực phong phú ít được biết nhất cái lĩnh vực có một chiều rộng
khơng bờ lại có trí tưởng tượng vì vậy Khơng có gì lạ nếu người ta đã giành
danh hiệu nhà thơ chủ yếu là cho những người đi tìm những niềm vui mới lại
rác trên khơng gian đồ số của trí tưởng tượng"
+ "Chẳng có thơ nào khơng có nhạc,song chẳng có thơ nào khơng có tưởng
tượng". ( La Fotaine )
+ Pgs.Ts Lưu Khánh Thơ nhận định: “Đã là văn học phải có hư cấu và đọc văn
phải khác đọc sử”
+ "Câu thơ phải luôn bất ổn và xơn xao"
+ “Thơ là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của trí tưởng tượng” (Sóng Hồng)
+ “Cái lĩnh vực phong phú ít được biết nhất, cái lĩnh vực có một chiều rộng
khơng bờ là tưởng tượng, vì vậy khơng có gì lạ nếu người ta đã dành danh hiệu
nhà thơ chủ yếu là cho những người đi tìm những niềm vui mới rải rác trên
những không gian đồ sộ của sự tưởng tượng”. (Apơline)
- Ý nghĩa: Nếu tình cảm là sinh mệnh của thơ thì tưởng tượng là đơi cánh của
thơ.
- Khái niệm: Tưởng tượng là hoạt động tâm lí phân giải, tổ hợp các biểu tượng
đã có để tạo ra hình tượng hồn tồn mới. Mọi nghệ thuật đều cần đến tưởng
tượng. Tuy nhiên, thơ ca lại là nơi trí tưởng tượng được phát huy mạnh mẽ nhất.
Bởi: Tưởng tượng gắn rất chặt với cảm xúc, cảm xúc càng mạnh mẽ bao nhiêu
thì tưởng tượng càng phong phú bấy nhiêu.
+ Từ xưa, các nhà lí luận đã xác định “Trong giây phút cảm hứng xúc động, trí
tưởng tượng như được chắp cánh”.
+ “Cơ chế tưởng tượng thường được kích thích bởi một rung cảm thật sự mạnh
mẽ” (Phơ rớt - Nhà phân tâm học nổi tiếng)
+ “Cảm xúc trong nghệ thuật phải được giải quyết bằng tưởng tượng”
(Vưgốtxki)
=> Như vậy, chúng ta thấy được tưởng tượng gắn chặt với lại cảm xúc, khi nào
cảm xúc thật sự mạnh mẽ, rung động thật sự mãnh liệt thì lúc đó trí tưởng tượng
sẽ thăng hoa.
- Vai trị của trí tưởng tượng:
+ Giúp con người trữ tình phát huy mọi năng lực tinh thần với những ấn tượng,
ước mơ, hồi niệm, lí tính, vơ thức,…để chọn lựa ý tứ, nhịp điệu, hình ảnh phù
hợp.
Ví như, nếu khơng có mối tương tư đang đè nặng trong lịng, thì sao có thể
nhìn thấy những vật vơ tri cũng đang mịn mỏi mong chờ như mình trong ca
dao:
Buồn trơng chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi, nhớ ai sao mờ
Hay:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than.
=> Khơng có mối tương tư thì sẽ khơng thể nhìn thấy, hình dung, tưởng tượng
được cái nỗi nhớ bồi hồi đến mức Như đứng đống lửa như ngồi đống than - tức
là khơng n, nơn nao, nơn nóng.
Sóng (Xn Quỳnh): Nếu như khơng có nhớ mong, tương tư, sự rạo rực đến
mức mãnh liệt thì Xuân Quỳnh cũng sẽ khơng thể hình dung được cái nỗi
nhớ giống như là
“Con sóng dưới lịng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ơi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm khơng ngủ được
Lịng em nhớ đến anh
Cả trong mơ cịn thức”
=> Nhờ có trí tưởng tượng mà người ta có thể nhìn thấy, cảm thấy được những
vật vơ tri, vơ giác; hình dung, tưởng tượng ra những điều tưởng chừng như là
khó có những mối liên hệ với nhau để tạo nên những cái cảm nhận rõ hơn, cụ
thể hơn trong lòng người đọc.
+ Trí tưởng tượng có thể phá vỡ mọi khơng gian, thời gian, mọi nguyên tắc của
các quy luật tự nhiên, mọi sức mạnh vật chất. Nhờ trí tưởng tượng mà ý nghĩ,
cảm xúc không bị bất cứ ràng buộc về giới hạn nào, nó có thể “chắp cánh bay
ra ngàn dặm”:
Nước tuôn xuống thẳng ba ngàn thước
Tưởng dài Ngân Hà tuột khỏi mây
(Lý Bạch)
Hoặc:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
(Hữu Thỉnh)
=> Đám mây bình thường chúng ta chỉ có thể nhìn thấy thơi làm sao có thể cầm
nắm được, nhưng bằng sự hình dung, tưởng tượng thì tác giả đã biến cái vơ hình
ấy thành cái hữu hình qua một động từ “vắt”. Mây mà có thể vắt mà cịn vắt nửa
mình sang thu, một nửa nằm ở mùa thu - một nửa đang quyến luyến với mùa hạ.
Hay: Tác phẩm truyện tranh Nhật Bản nổi tiếng Doraemon, nếu khơng có trí
tưởng tượng thì làm sao tác giả có thể hình dung ra được một Doraemon đến từ
tương lai và trong cái túi thần kì lại có vơ vàn những bảo bối rất đặc biệt.
+ Tưởng tượng góp phần giải phóng cảm xúc, hình tượng hóa cảm xúc. Một
cảm nhận tinh vi về mối quan hệ giữa con người với tạo vật bỗng trở nên dễ
hình dung qua tưởng tượng:
Khơng gian như có dây tơ
Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu
(Xuân Diệu)
=> Dễ hình dung khi mà tác giả so sánh Khơng gian như có dây tơ, tức là nó
mỏng manh, mềm mại, mong manh, dễ vỡ. Đồng thời, gợi cho chúng ta một
khơng gian huyền ảo, bồng bềnh. Chính vì vậy, bước chân của con người trở
nên trân trọng, nâng niu, rụt rè, bởi bước một bước sợ làm đau không gian, sợ
bước sẽ đứt - động sẽ tiêu.
+ Làm cho các suy tư trong thơ ca không chỉ là những lí lẽ logic, khơ khan,
những tun ngơn, khẳng định, khái quát mà trở nên có sức sống, chứa đầy tình
cảm:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lịng gặp sữa
Chiếc nơi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
=> Cái việc mà tác giả trở về với nhân dân, đi từ thung lũng đau thương ra cánh
đồng vui, được về với tấm lòng của nhân dân cảm giác giống như là nai về suối
cũ, cỏ đóng giêng hai chim én gặp mùa => Tức là giống như cỏ của mùa xuân,
như chim én gặp mùa xuân; như đứa trẻ thơ đói lịng gặp sữa, chiếc nơi ngừng
bỗng gặp cánh tay đưa.
=> Nhờ có trí tưởng tượng mà những cái lí lẽ dường như khơ khan, tun ngơn
bỗng trở nên đầy sức sống, chứa đựng những tình cảm vơ cùng dạt dào. Chúng
ta thấy, năng lực của trí tưởng tượng phong phú như thế làm cho thơ bỗng trở
nên thơ hơn, khơng cịn khơ khan; vật vơ tri cũng bỗng có tâm hồn:
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
(Quê hương - Tế Hanh)
+ Giúp nối các sự vật trong mối liên hệ hư – thực, xa – gần, cụ thể - trừu tượng,
vô thức – hữu thức, quá khứ - hiện tại,…với những đột biến về không gian, sắc
màu, âm thanh, nhịp điệu để vừa dồn nén chất liệu hiện thực, vừa tạo sức biểu
cảm:
Tiếng gà gáy rụng trăng đầu hạ (Hàn Mặc Tử)
=> Đã nối cái sự vật tưởng chừng như khơng thể thành có thể, chỉ một tiếng gà
gáy vang thôi đã khiến trăng đầu hạ có thể rụng rơi.
Mong manh áo vải hồn muôn trượng (Tố Hữu)
Này lắng nghe em khúc nhạc hường
Say người như rượu tối tân hôn (Xuân Diệu)
=> Với Xuân Diệu, nhạc lại có màu - hường => Mê hoặc con người ta, làm cho
ta bị mê đắm bởi khúc nhạc đó.
Màu thời gian khơng xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian khơng nồng
Hương thời gian thanh thanh (Màu thời gian - Đoàn Phú Tứ)
=> Thể hiện những cảm nhận tinh tế của mình về màu thời gian. Nhờ có trí
tưởng tượng nó đã khiến cho cái mối quan hệ: thực - hư, xa - gần,… thật hơn, có
sức biểu cảm hơn.
+ Góp phần tạo ra những ảo ảnh, kinh nghiệm, quan hệ mới, những phẩm chất
mới lạ của cuộc sống:
Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh
Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian khơng nồng
Hương thời gian thanh thanh
- Mọi hình ảnh tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa đều là kết quả của trí tưởng
tượng:
Trái đất ba phần tư nước mắt
Đi như giọt lệ giữa không trung (Xuân Diệu)
=> Ta học Địa lí thì Trái Đất 3/4 là đại dương, nhưng với Xuân Diệu Trái đất
ba phần tư nước mắt/Đi như giọt lệ giữa khơng trung.
Tình cờ anh gặp lại vầng trăng
Một nửa vầng trăng thôi, một nửa
Trăng vẫn đấy mà em xa quá
Nơi cuối trời em có ngóng trăng lên?
Nắng tắt đã lâu rồi, trăng thức dậy dịu êm
Trăng đầu tháng có lần em ví
Chữ D hoa như vầng trăng sẻ nửa
Ai bỏ quên lặng lẽ sáng bên trời.
=> Mối tình giữa Hồng Hữu với một cơ gái có tên bắt đầu là D (Dung). Đặt
chữ D tưởng tượng như là vầng trăng vậy.
Tình cảm phong phú, tưởng tượng đẹp tạo cho thơ cái say, say của nhà
thơ và lôi cuốn theo là cái say của người đọc. Nói như Tố Hữu: “Tôi rất
thèm trong thơ một chất lãng mạn mới, một chất men mới làm sao cho thơ
bay bay”.
1.3. Tính cá thể hóa của tình cảm trong thơ
- Thơ bao giờ cũng tự biểu hiện cái tơi tác giả của nó, dù nhà thơ có ý thức điều
đó hay khơng. Thơ là gương mặt riêng của mỗi con người. Qua mỗi trang thơ,
dịng thơ người đọc cảm thấy, thậm chí tiếp xúc trực tiếp được với một cá tính,
một cuộc đời, một tâm hồn. Nhưng đó là cái tơi thứ hai của tác giả, không
phải cái tôi đời thường của thi sĩ.
Tức ra rất nhiều tình cảm từ đời thường để vào thành thơ nhưng tình cảm ấy
cái tơi ấy khơng trùng khít với cái tơi đời thường của thi sĩ mà là cái tơi thứ
hai
Xn Diệu: có những cái ẩn ức trong đời thường, ông ta là một nhà thơ đồng
tình. Nhưng ở thời điểm ấy, nó lại khơng được thể hiện ra nên tất cả những
tình cảm ấy ơng mang phổ vào trong thơ như cái tình cảm ấy, cái tơi ấy
khơng trùng khít với cái tơi đời thường mà là cái tôi thứ hai của thi sĩ.
- Thơ cần tình cảm nhưng tình cảm trong thơ khơng phải là tình cảm cá nhân mà
là tình cảm xã hội, nhân loại.
Ai mà chả có khi thất tình, nhưng nếu anh mang vào trong thơ cái tình cảm
thất tình rin rít của anh thơi thì nó khơng thể thành thơ được mà sự thất tình
ấy nó phải là tình cảm của cả nhân loại, của nhiều người và nó được sự đồng
điệu của nhiều người thì mới trở thành tình cảm trong thơ được.
+ Đối với các nhà thơ lãng mạn thì cái tôi là một nguyên tắc cơ bản của thơ. Cái
tôi chiếm lĩnh đời sống nhưng nó chứa đựng tình cảm xã hội:
Tôi là con nai bị chiều đánh lưới
Tôi là một cô hồn
Tôi là chiếc thuyền say
Tôi là khách bộ hành phiêu lãng
Tôi là kẻ lạc lồi
Tơi vẫn cịn đây hay ở đâu
Ai đem tơi bỏ dưới trời sâu?
=> Đó là cái tơi của các nhà thơ mới nhưng mà cái tơi này nó lại chứa đựng tình
cảm xã hội, tức là nó nói được tiếng lòng của nhiều người cùng lớp thế hệ nên
nó sẽ trở thành tiếng nói chung.
+ Trong thơ trữ tình trung đại, quan niệm cá nhân khơng có giới hạn hẹp hịi mà
nhà thơ thường giấu chữ tơi đi, nhường chỗ cho đạo “trung dung”, để tỏ chí, tỏ
lịng, để mọi người có thể dễ hịa vào với nhau:
Ca dao thường sử dụng đại từ phiếm chỉ ai (Ai về Đồng Tĩnh, Huê Cầu/ Để
thương, để nhớ, để sầu cho ai)
Tỏ lòng, Cảnh ngày hè.
1.4. Chất thơ của thơ
- Một số nhận định:
+ Diệp Tiếp – nhà phê bình Trung Quốc đời Thanh: “Cái lý có thể nói, ai cũng
nói được, đâu cần nhà thơ nói lên. Cái việc có thể chứng kiến, ai cũng kể lại
được, đâu cần nhà thơ kể lại. Phải có những cái lí khơng thể nó, có những việc
khơng thể kể, khi gặp chỉ có thể hiểu ngầm qua hình dáng có ý nghĩa”. Đó chính
là chất thơ của cuộc sống.
+ Người xưa thường nói: chất thơ nằm ở ngồi lời (ý tại ngơn ngoại), lời ít ý
nhiều, hàm súc dư ba, có sức gợi đối với người đọc.
+ “Thơ ca phải luôn bất ổn và xôn xao”
+ “Cái kết tinh của mỗi vần thơ là bể muối
Muối lắng ở ô nề, thơ đọng ở bề sâu” (Chế Lan Viên)
+ “Thơ ca phải say mới thích” (Tố Hữu)
+ “Trước khi ơng ra đời thì những câu thơ của ông cộng sinh với những khoảng
trống nào thư nhà thơ?”
+ “Tất cả cảm hứng thi ca đều chỉ giải mã những ước mơ” (Hans Sachs)
+ “Chất thơ là chất trữ tình sâu lắng của những trạng huống …” (Đỗ Ngọc
Thạch)
+ “Thơ là rượu của thế gian” (Huy Trực)
+ “Thơ ca khơng phải là ghi chép sự kiện: nó chính là sự kiện” (Robert Lowell)
+ “Thơ là cái đó: sự im lặng giữa các từ. Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó,
thì có những tiếng dội vang rất đa dạng và tinh tế. Thơ phải chăng là điều ấy,
mơ ở trong thực, cái vơ hình trong cái hữu hình. Những màu sắc trong màu