Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Làm phim bằng máy ảnh: Tại sao không? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.83 KB, 3 trang )

Làm phim bằng máy ảnh: Tại sao không?
Từ thế giới…
Sự ra đời của những chiếc máy ảnh DSLR được trang bị khả năng quay video Full
HD trong khoảng ba năm trở lại đây đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ giới
làm phim. Những đoạn phim ngắn, video clip được quay bằng những máy ảnh
DSRL xuất hiện ngày càng nhiều và đã tạo nên một trào lưu làm phim mới: làm
phim bằng máy ảnh.
Vào năm 2009, bộ phim “Đi tìm Sonny” được thực hiện hoàn toàn bằng máy ảnh
DSLR, trong đó chiếc máy ảnh Canon 5D Mark II là máy quay chính. Đây được
coi là bộ phim đầu tiên sử dụng công nghệ quay phim HD bằng máy ảnh và bộ
phim đã mở đầu cho trào lưu này.
Làm phim bằng máy ảnh đã và đang được quan tâm ngày một nghiêm túc hơn,
những nhà làm phim truyền hình, điện ảnh và nhà sản xuất quảng cáo đã bắt đầu
mạnh dạn sử dụng công nghệ này vào những sản phẩm của mình. Gần đây nhất,
trong một số cảnh quay bộ phim bom tấn “Iron man II” và đoạn cuối của series
phim truyền hình “House” của Mỹ được quay bằng chiếc máy ảnh Canon 5D
Mark II. Các đoạn quảng cáo xe BMW M3 GT hay máy ảnh Panasonic G2 đều
được quay bằng máy ảnh DSLR.T
… đến Việt Nam
Ở Việt Nam, trào lưu quay phim HD bằng máy ảnh DSLR thực sự nóng ở thời
điểm năm 2010, khi các video ca nhạc, TVC ra đời với chất lượng hình ảnh rất tốt,
đáp ứng được nhu cầu của khán giả.
Trào lưu quay phim HD tuy mới xuất hiện nhưng đã nhanh chóng được giới trẻ
Việt Nam đặc biệt yêu thích. Các bạn được mở ra rất nhiều cơ hội để thỏa sức
sáng tạo với niềm đam mê làm phim. Thực tế cho thấy, nhiều đoạn clip cùng các
đoạn phim ngắn do các bạn trẻ làm có chất lượng tốt cả về mặt nội dung lẫn hình
ảnh.
Đánh giá về những ưu điểm nổi bật của trào lưu này, quay phim Đỗ Ngọc Hùng
(TPHCM) cho rằng, đây là một công nghệ tốt, chất lượng gần được như phim
nhựa. Mọi dòng máy quay trước đây, kể cả betacam cũng không thể địch lại được.
Phía các nhà sản xuất chương trình “S – Việt Nam – Hương vị cuộc sống” thì gọi


vui công nghệ này là Red- two, nhằm phân biệt với kĩ thuật quay phim bằng máy
quay chuyên dụng thường dùng (Red – one). Nếu sử dụng máy quay phim
“khủng” như Red-one thì riêng tiền thuê hai máy trong 40 ngày đã mất khoảng
800 triệu, chưa kể tiền thuê quay phim và nhiều thứ đi kèm. Trong khi đó, làm
phim với Red – two chỉ tốn 1/5 chi phí so với Red – one.
Đạo diễn Hiếu Trần (VTV2) thì cho rằng làm phim bằng máy ảnh không khác gì
làm bằng máy quay chuyên nghiệp. Làm phim bằng máy ảnh lúc này là đón đầu
về kỹ thuật phát sóng, trên tinh thần công nghệ và tư liệu. “Đây là một lựa chọn rất
hay trong thời thiết bị đắt đỏ” – Anh Hiếu Trần cho biết thêm.
Còn theo nhận định của GĐ Nghệ thuật Vnimation Studio Lê Thế Thắng thì quay
phim bằng máy ảnh cho hình ảnh rất tốt, linh hoạt và cơ động bởi nhiều loại ống
kính với những góc hết sức đặc biệt mà không phải máy quay phim thông thường
nào cũng có thể có được. Hơn nữa, lại phù hợp với mọi điều kiện ánh sáng, rất dễ
vận động thao tác trong phạm vi hẹp, chi phí lại chấp nhận được.
Tương lai cho DSLR
Một khi trào lưu tiến xa thì sẽ dẫn tới những hệ quả phía sau, đó là hình thành nên
một nền báo chí công dân. Sau đó, những kĩ thuật này sẽ áp dụng trong truyền
hình, dần thay thế một phần cho các thiết bị khác để sản xuất các chương trình
khám phá, ghi nhanh, phóng sự ngắn…
Một hệ quả cũng không kém phần quan trọng, đó là có thể thực hiện phim “giá
rẻ”. Các bộ phim có thể được quay và xử lí bằng các máy ảnh DSLR thay thế cho
những loại máy đắt tiền và cồng kềnh. Như vậy, ý tưởng nội dung của phim “giá
rẻ” sẽ được coi là chủ chốt, quyết định sự thành công của phim

×