Mẹo chụp Macro
bằng máy ảnh du lịch
Hầu hết máy ảnh compact hiện nay đều có tính năng chụp Macro,
thậm chí có chiếc còn hỗ trợ chụp gần tới 1 cm. Chỉ cần lưu ý một chút,
người dùng máy ảnh du lịch vẫn có thể có được những bức ảnh cận cảnh
không thua kém gì khi chụp với máy chuyên.
Nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới với những bức ảnh chụp cảnh chiến
sự Robert Capa từng nói: "Nếu ảnh của anh chưa đẹp, nghĩa là anh chưa
đứng đủ gần". Chân lý này đặc biệt đúng với những bức ảnh chụp cận cảnh
Macro.
Thông thường, hoa, lá, côn trùng, động vật... chính là những vật thể lý
tưởng nhất cho những bức ảnh chụp Macro. Tuy nhiên, những vật dụng hàng
ngày như một túi kẹo ngọt hay một tách cà phê cũng có thể mang đến cho
bạn nhiều cảm hứng bấm máy.
Nghe qua, nhiều người sẽ nghĩ rằng chụp Macro thật đơn giản, bởi chỉ
cần đưa ống kính lại gần vật thể hơn là được, nhưng trên thực tế, rất nhiều
yếu tố có thể làm hỏng bức ảnh cận cảnh của bạn. Để đảm bảo chất lượng
cho những bức ảnh chụp ở chế độ Macro, người chụp nên lưu tâm đến một
số mẹo nhỏ sau.
1. Kiểm tra tiêu cự
Nếu đưa ống kính lại gần vật thể quá, máy có thể không lấy nét
được.Một bức ảnh chụp cận cảnh đẹp phải đáp ứng được những đòi hỏi về
độ sắc nét và chi tiết, để có thể làm nổi bật lên những góc cạnh, những yếu
tố làm nên vẻ đẹp của vật thể. Vì vậy, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng chiếc
máy ảnh của mình để nắm được khoảng cách đo tiêu cự tối thiểu của ống
kính trong chế độ chụp Macro.
Một số máy ảnh du lịch hiện nay cũng có tính năng cảnh báo cho
người dùng biết nếu máy không thể lấy nét vào vật thể do khoảng cách quá
gần. Tốt nhất, sau khi chụp xong, hãy kiểm tra lại ảnh trong chế độ Playback,
bằng cách zoom vào những khu vực lấy nét để xem các chi tiết có rõ ràng và
sắc nét hay không.
2. Nín thở
Chỉ cần một cơn gió, hoa lá sẽ rung rinh, có thể khiến bức ảnh bị
mờ.Nếu chụp trong studio hay trong nhà thì không nói làm gì, nhưng nếu
chụp ngoài trời, với những vật thể thiên nhiên như cỏ cây, hoa lá, thì một
cơn gió mạnh hay thậm chí là hơi thở mạnh của chính bạn có thể làm cho vật
thể bị lung lay, khiến cho bức ảnh bị mờ. Vì vậy, để có được một bức ảnh
đẹp, hãy che chắn cẩn thận xung quanh vật thể để ngăn ngừa tác động của
gió, đồng thời bản thân bạn cũng nên "nhẹ nhàng" hơn trong từng hơi thở.
3. Sử dụng đèn flash
Dùng đèn flash có thể mang lại những hiệu ứng ánh sáng mới lạ cho
bức ảnh.Thất thường là "bệnh" của thời tiết. Có thể trời đang trong xanh,
nắng đẹp, nhưng đến đúng lúc bạn giơ máy lên chuẩn bị chụp thì mây đen
lại ùn ùn kéo đến. Vì vậy, để cho chắc ăn, đồng thời cũng là để mang lại
những hiệu ứng đẹp hơn cho bức ảnh, hãy kích hoạt đèn flash, chụp, kiểm
tra lại rồi điều chỉnh các thông số như bù trừ sáng để ảnh trông mượt mà hơn.
Nếu không, hãy cố gắng chờ đến lúc điều kiện thời tiết thuận lợi để chụp,
bởi các hiệu ứng ánh sáng tự nhiên bao giờ cũng đẹp hơn những hiệu ứng kỹ
thuật.
4. Dọn dẹp không gian xung quanh
Quá nhiều vật thể ở tiền cảnh và hậu cảnh có thể khiến máy lấy nét
sai.Hãy cố gắng dọn dẹp tiền cảnh và hậu cảnh cho gọn gàng, bởi lẽ chúng
có thể khiến máy nhầm lẫn trong khâu lấy nét. Mắt người thường bị hấp dẫn
bởi những màu sắc tươi sáng, tự nhiên, vì vậy hãy thay đổi góc chụp hoặc
loại bỏ bớt các vật thể xung quanh để bức ảnh chụp lên trông gọn gàng, sạch
sẽ hơn.
5. Chỉnh ISO thấp, sử dụng chân máy
Dùng tripod và hẹn giờ chụp, đảm bảo máy sẽ không bị rung.
Bên cạnh việc giảm thiểu sự có mặt của những vật thể, chi tiết không
liên quan, bạn cũng nên tránh cho máy sản sinh ra lượng ảnh giả kỹ thuật số,
bằng cách chỉnh độ nhạy sáng ở mức thấp nhất, đồng thời sử dụng chân máy
(tripod) để đảm bảo máy không bị rung trong khi chụp. Ngoài ra, bạn cũng
nên sử dụng chế độ chụp hẹn giờ, để tránh những tác động gây ra do tay
người chụp.