Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Người già với bệnh răng miệng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.66 KB, 3 trang )

Người già với bệnh răng miệng
Bệnh về răng miệng thường rất dễ xẩy ra đối với người cao tuổi. Ngoài những
nguyên do suy giảm sức đề kháng, sự lão hoá răng miệng, thì cách thức vệ
sinh răng miệng và chế độ ăn uống chưa hợp lý cũng làm cho người cao tuổi
dễ mắc bệnh này.
Bệnh về răng miệng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây
nên viêm lợi, viêm chân răng dẫn đến mất răng và ảnh hưởng tới sức khoẻ của
người cao tuổi.

để bệnh tiến triển lâu ngày nên bác thường xuyên phải chịu những cơn đau nhức
răng hành hạ. Chỉ đến khi không thể chịu được nữa, bác mới đến viện. Khi đó, bác
chỉ còn một cách duy nhất chữa trị là nhổ răng. 13 lần bác đến viện, mỗi lần bác
đều phải nhổ 1 chiếc răng. Các bác sĩ phải chỉ định nhổ răng cho bác vì đã bị biến
chứng và gây viêm nhiễm các tổ chức vùng quanh răng, thậm chí còn ảnh hưởng
tới cả những chiếc còn lại.
Hàm răng giúp người cao tuổi ăn uống được bình thường nhằm cung cấp, duy trì
năng lượng cho cơ thể được khoẻ mạnh. Song, ở người cao tuổi, do thời gian cùng
quá trình lão hoá, hàm răng bị hao mòn và suy yếu làm giảm sức ăn nhai, ảnh
hưởng tới sức khỏe. Ngược lại, khi cơ thể thiếu dinh dưỡng thì sẽ tác động trở lại
cho sức khỏe răng miệng.


Hầu hết các bệnh về răng miệng ở giai đoạn đầu thường tiến triển âm thầm và
không đau nên rất khó phát hiện. Đến khi sâu, viêm nặng, lỗ sâu sẽ lan đến tủy
răng, nơi có nhiều dây thần kinh và mạch máu, nó sẽ gây ra những cơn đau nhức.
Đến giai đoạn này, các phương án chọn lựa cho điều trị sẽ bị hạn chế và không có
khả năng hồi phục như ban đầu.


Để có hàm răng khỏe mạnh khi về già việc chăm sóc răng miệng cần được chú ý
ngay khi còn trẻ. Riêng đối với người cao tuổi, để duy trì sức khỏe răng miệng,


bên cạnh việc tạo thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách hàng ngày, theo các
bác sỹ việc khám răng định kỳ từ 3 đến 6 tháng một lần tại các cơ sở y tế chuyên
khoa cần được thực hiện đều đặn.
Cần cẩn thận khi kéo dài Trước hết là cần bình tĩnh không nên lo lắng thái quá và
cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt, nhất là đối với trẻ em đề phòng cơn viêm
phế quản co thắt cấp tính hoặc hiếm hơn là ho do bệnh ho gà (hiện nay do tiêm
phòng tốt nên bệnh ho gà xảy ra ở trẻ ít hơn). Khi đã được khám bệnh và xác định
được nguyên nhân thì nên theo chỉ định của bác sĩ để điều trị cho dứt điểm không
nên tự chẩn đoán bệnh cho mình hoặc tự mua thuốc hoặc theo chỉ định của dược tá
ở quầy bán thuốc mà mua thuốc để điều trị. Nếu làm như vậy nhiều khi bệnh
không những không khỏi mà còn nặng thêm có khi gây nguy hiểm đến tính mạng.

Những trường hợp bị hen cần đến cơ sở y tế để được điều trị và tư vấn điều trị dự
phòng hen, bởi vì điều trị dự phòng lên cơn hen là hết ức quan trọng cả đối với
người lớn cả đối với trẻ em.

Không nên hút thuốc lá, thuốc lào bởi vì hút thuốc là nguyên nhân hay gặp nhất
trong các bệnh của đường hô hấp. Khi bị viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản
mạn tính cũng không nên uống nước lạnh, nhất là nước đá, bởi vì niêm mạc họng
rất nhạy cảm với lạnh. Nếu bị bệnh tăng huyết áp mà bác sĩ đã có chỉ định điều trị
nhưng khi dùng thuốc thấy bị rát cổ, ho, nhất là ho khan thì cần báo cho bác sĩ biết
để thay đổi thuốc cho phù hợp.

×