Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bệnh răng miệng do thuốc lá , Viêm lợi do nicotin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.57 KB, 6 trang )

Bệnh răng miệng do thuốc lá

Viêm lợi do nicotin
Thuốc lá là một chất gây nghiện nguy hại cho sức
khỏe đã được cả thế giới biết đến. Trong bài viết
này chúng tôi xin được giới hạn các tác hại của
thuốc lá đối với răng miệng. Thuốc lá được dùng
dưới hai dạng hút và nhai, đều ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe con người.
Ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ và giao tiếp
- Thuốc lá ám khói lên răng, làm đổi màu răng, đổi
màu hàm giả, đổi màu các chất trám răng.
- Người mẹ hút thuốc trong lúc mang thai có nguy cơ
sinh con bị dị tật môi và vòm miệng cao cấp 2 lần so
với bình thường.
- Hút thuốc lá quá nhiều sẽ làm các gai lưỡi phát
triển quá mức, có màu xám, tạo nhiều nếp gấp giúp
vi khuẩn dễ bám gây hôi miệng. Thuốc lá hút và thuốc
lá nhai đều làm hôi miệng.
- Những người hút thuốc dễ bám cao răng hơn người
không hút, cao răng bám nhiều mặt ngoài của răng
làm giảm thẩm mỹ nghiêm trọng.
- Những người ngậm tẩu nhiều sẽ làm mòn răng ở
chỗ cắn tẩu thuốc, làm cho hàm răng không đều.
Ảnh hưởng với răng giả implant
Nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc lá
cho kết luận thuốc lá làm tăng gấp 3 lần nguy cơ đào
thải răng cấy ghép.
Ảnh hưởng với việc lành vết thương sau phẫu
thuật và chấn thương
Thuốc lá là một chất gây co mạch ngoại vi làm giảm


cung cấp máu đến vùng có vết thương, các-bon
monoxit và các chất hóa học có trong khói thuốc ức
chế các quá trình sinh học giúp làm lành vết thương,
hút thuốc làm giảm tốc độ lưu chuyển máu trong mao
mạch ngoại vi, làm chậm hình thành cục máu đông
sau khi nhổ răng, thuốc lá làm giảm chức năng của
bạch cầu nên bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn
cao hơn.
Ung thư niêm mạc miệng
Thuốc lá hút và nhai có khả năng kích thích các tế
bào biểu mô niêm mạc lưỡi, má, sàn miệng và các vị
trí khác ở miệng và họng tạo ra các tổn thương tiền
ung thư (leukoplakia) rồi tiến triển thành ung thư biểu
mô (squamous cell carcinoma). Những người suy
dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu vitamin A, D, E mà hút
thuốc lá càng có nguy cơ bị ung thư miệng. Những
người vừa hút thuốc vừa nghiện rượu sẽ bị ảnh
hưởng nhiều hơn vì các chất cồn làm tăng tính thấm
của biểu mô niêm mạc đường tiêu hóa. Thuốc lá nhai
gây các tổn thương ung thư biểu mô nhiều hơn thuốc
lá hút.
Các tổn thương niêm mạc miệng khác do thuốc lá
- Viêm miệng do nicotin (nicotinic stomatitis): là một
sự thay đổi ở niêm mạc vòm miệng cứng do hút
thuốc quá nhiều, niêm mạc vòm miệng trở nên trắng
với các u nhỏ gồ lên, trên đó có các chấm đỏ. Tổn
thương này sẽ mất đi sau khi dừng thuốc lá, một số
trường hợp hiếm trở thành ung thư biểu mô.
- Bệnh hắc tố bào: Thuốc lá làm tăng tích tụ sắc tố
melanin ở tế bào biểu mô niêm mạc miệng, làm niêm

mạc miệng có màu sẫm, sau khi dừng thuốc lá sẽ
hết.
- Candida miệng: Thuốc lá làm tăng nguy cơ xuất
hiện bệnh nấm candida miệng.
- Viêm xoang mạn tính: Thuốc lá làm phù nề niêm
mạc xoang và tăng nguy cơ viêm xoang mạn tính.
Bệnh viêm quanh răng
Thuốc lá làm tăng mức độ nặng và lan rộng của bệnh
vùng quanh răng. Những người hút thuốc có nguy cơ
bị viêm lợi nhiều hơn, có nhiều mảng bám răng và
cao răng ở cả trên và dưới lợi. Người trẻ hút thuốc
nhiều có nguy cơ bị viêm lợi hoại tử loét, đây là một
loại bệnh nặng và nhanh chóng dẫn đến viêm quanh
răng hoại tử loét, cuối cùng là mất răng. Những người
có sức khỏe tốt mà hút thuốc kéo dài nhiều năm sẽ
có nguy cơ bị viêm quanh răng mạn tính, bệnh tiến
triển từ từ làm lung lay nhiều răng.
Thay đổi vị giác và xúc giác
Vị giác và xúc giác của người hút thuốc bị thay đổi
bởi khói và các chất hóa học có trong thuốc lá, mức

×