Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

MAU PHIEU LAM BAI THU HOACH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.34 KB, 7 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TÀI CHÍNH - MARKETING

PHIẾU LÀM BÀI THU HOẠCH
HỌC PHẦN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Ngày kiểm tra: 31 /7/2022
MÃ ĐỀ:04

Họ tên sinh viên: Nguyễn Hà Phương
Mã số sinh viên : 2121006148
Mã lớp học phần: ………………………………………………………………….……..

Bài làm gồm:

………..

trang

Điểm
Bằng số
Bằng chữ

CB chấm thi
(Ký, ghi rõ họ tên)

Câu 1.( 5 điểm):Theo các Anh/Chị:
1.1. Sự khác biệt của nền dân chủ xã hội xã hội chủ nghĩa so với các nền dân chủ
khác trong lịch sử?


1.2. Quá trình xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ
quá độ ở Việt Nam hiện nay đang đối diện với những khó khăn nào? Vì sao có sự
tồn tại của những khó khăn đó?
1.3. Đề xuất những giải pháp cụ thể trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội nhằm
góp phần khắc phục những khó khăn và thách thức của quá trình xây dựng nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa?
Câu 2.( 5 điểm):Vì sao trong quá trình xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam
hiện nay phải kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống đồng thời tiếp thu
những tiến bộ của nhân loại về gia đình? Theo Anh( Chị) dưới tác động của cơ chế
thị trường mối quan hệ vợ chồng trong gia đình hiện nay có những biến đổi tích
cực hay tiêu cực? Tại sao?

BÀI LÀM:


2

1.2 Sự khác biệt của nền dân chủ xã hội xã hội chủ nghĩa so với các nền dân
chủ khác trong lịch sử:
Mục đích: Dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) là nền dân chủ cho đại đa số nhân
dân lao động, phục vụ lợi ích cho đại đa số. Chứ không phải là nền dân chủ cho
thiểu số, phục vụ lợi ích cho thiểu số như các nền dân chủ khác.
Bản chất :
-Bản chất chính trị: Là nền dân chủ mang bản chất của giai cấp cơng nhân,
nhưng nó phục vụ cho đa số, vừa có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu
sắc. Bởi vì, lợi ích của giai cấp cơng nhân phù hợp với lợi ích của nhân dân
lao động và toàn dân tộc.
-Bản chất kinh tế: Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là sự kế thừa và phát triển
mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời lọc bỏ những nhân
tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm, … của các chế độ kinh tế trước đó, nhất là bản

chất tư hữu, áp bức, bóc lột, bất cơng,… đối với đa số nhân dân ( bản chất
kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo kết quả lao
động là chủ yếu).
-Về bản chất tư tưởng- văn hoá- xã hội: lấy hệ tư tưởng Mác- Lê-nin làm
chủ đạo đồng thời, đồng thời kế thừa, phát huy tinh hoa, truyền thống dân
tộc; tiếp thu những giá trị tư tưởng- văn hố văn minh; tiến bộ xã hội,..Có sự
kết hợp hài hồ giữ lơi ích cá nhân, tập thể, và lợi ích của tồn xã hội.
Cách thức: Dân chủ XHCN là nền dân chủ do ĐCS lãnh đạo, nhất nguyên về
chính trị, đảm bảo bảo vai trị lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản không loại trừ
nhau mà ngược lại, chính sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cho nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa ra đời, tồn tại và phát triển.
=> Với tất cả những đặc trưng đó, dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn
về chất so với các nền dân chủ khác trong lịch sử , là nền dân chủ mà ở đó, mọi
quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ và pháp luật nằm


3

trong sự thống nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

1.2. Quá trình xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong
thời kỳ quá độ ở Việt Nam hiện nay đang đới diện với những khó khăn và lý
do tờn tại của những khó khăn:
- Đất nước cịn nghèo nàn:
Nhiều quốc gia trên thế giới đã chọn đi lên chủ nghĩa xã hội và không được thuận
lợi. Liên xô cũ là một minh chứng trong bài học sâu sắc dành cho đất nước ta. Đất
nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội khi các nước đi trước đã và đang gặp
nhiều khó khăn. Các khó khăn đó đến từ nhiều khía cạnh khác nhau, trong việc tạo

lập cơ sở vật chất của xã hội mới. Khi mà bản thân điều kiện vật chất nội tại trong
nó cịn nhiều hạn chế và nghèo nàn.
Sau khi bước ra khỏi chiến tranh, Việt nam khơng có đủ tiềm lực về tài chính để
phục hồi, ổn định. Nếu thực hiện các chuyển đổi chế độ, các khó khăn này tăng lên
gấp nhiều lần.
Ngồi ra, cịn có sự chống phá của các thế lực trong và ngoài nước. Các rào cản
của các thế lực thù địch trong mục tiêu xây dựng chế độ mới gặp nhiều thách thức.
- Thiếu lý tưởng, suy thoái ở nhiều tầng lớp:
Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh
tế phát triển mạnh mẽ cũng đặt ra nhiều nguy cơ về việc suy thoái đạo đức, lối
sống. Khi đã tiếp cận được với thị trường thế giới, các cơ hội và tiềm năng mới mở
ra. Cần thiết chúng ta phải vững vàng, kiên định với lý tưởng và mục tiêu đặt ra
ban đầu.

Ở nhiều tầng lớp, các suy thoái, rơi rụng về lý tưởng xảy ra. Gây nên các khó khăn
về lực lượng, về nguồn lực và tiềm năng ổn định, phát triển trong nền kinh tế mới.


4

Nhất là lối sống thực dụng, thiếu tính nhân văn cũng đang và từng ngày từng giờ
tác động đến cán bộ, đảng viên và nhất là tầng lớp trẻ. Các đội ngũ này có vai trị
quan trọng trong học tập, rèn luyện và làm nên bộ mặt mới của đất nước. Nhưng
khi lý tưởng không được đảm bảo, các ý nghĩa hoạt động của đội ngũ này cũng
khơng được tìm thấy.
Thực tế đó là một thách thức to lớn cho Đảng và Nhà nước ta. Thể hiện trong quá
trình xây dựng Đảng, đào tạo nền tảng chính trị xã hội vững chắc trong từng lớp
Đảng viên. Tìm kiếm và đào tạo đội ngũ cán bộ, lãnh đạo có tâm, có tầm. Mang
đến các sức mạnh trong xây dựng và phát huy tinh thần dân tộc. Dễ thấy việc đoàn
kết thực hiện lý tưởng chung mang đến nhiều cơ hội. Còn việc suy thoái ở các tầng

lớp lại cản trở lý tưởng này.
- Các thách thức trong giữ vững quan điểm chính trị:
Các quan điểm chính trị cần kiên định xuyên suốt trong thời gian dài. Việc đi lên
chủ nghĩa xã hội cũng khơng thể hồn thành nhanh chóng. Cho nên cần có được
các lý tưởng, quan điểm chính trị vững vàng. Việc tham gia và tiếp cận với nền
kinh tế hội nhập cũng mang đến thách thức cho lý tưởng riêng được bảo tồn. Khi
có nhiều cám dỗ và mơ hồ trên con đường thực hiện chuyển đổi mơ hình chế độ.
Mặc dù quan điểm chính trị độc lập, chủ quyền, và tồn vẹn lãnh thổ ln được sự
thống nhất và đồng ý của các quốc gia trên thế giới. Lý tưởng ấy cũng được triển
khai thực hiện rất tốt ở nước ta trong các giai đoạn trước. Tuy nhiên, trong bối cảnh
hiện nay lại đặt ra nhiều thách thức với Việt Nam hơn trong vấn đề này.
Đòi hỏi Việt Nam phải thật khôn khéo và tế nhị trong các mối quan hệ hợp tác.
Thực hiện lý tưởng và luôn lấy mục tiêu làm bàn đạp cho các tiếp cận và tham gia
hoạt động trên thị trường. Nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển mơ
hình Xã hội chủ nghĩa của đất nước.
1.3 Đề xuất những giải pháp cụ thể trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội
nhằm góp phần khắc phục những khó khăn và thách thức của quá trình xây
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa?


5

Câu 2:
-Trong quá trình xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam hiện nay phải kế
thừa những giá trị của gia đình truyền thớng đờng thời tiếp thu những tiến bộ
của nhân loại về gia đình vì:
Gia đình là nơi phát sinh và gìn giữ văn hóa dân tộc. Trong quá trình đồng hành
cùng lịch sử dân tộc, gia đình Việt Nam khơng ngừng bồi đắp những truyền thống
tốt đẹp, là dòng chảy liên tục và bền vững, tạo nên một diện mạo văn hóa hết sức
độc đáo. Hiện nay, dưới tác động mạnh mẽ của công cuộc đổi mới và hội nhập

quốc tế, hệ giá trị của gia đình Việt Nam đã và đang có những biến đổi, song
những giá trị truyền thống của gia đình vẫn ln được gìn giữ, trao truyền và lan
tỏa, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng gia đình hiện đại.
Trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị văn hóa mới của văn hóa Việt Nam
đương đại, cần tiếp tục đẩy mạnh cơng tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt
đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế
giới, bắt kịp sự phát triển của thời đại. Tính kế thừa này là tất yếu, đảm bảo cho sự
phát triển liên tục và bền vững của nền văn hóa Việt Nam. Cùng với tiến trình hội
nhập quốc tế, văn hóa Việt Nam có cơ hội đón nhận và tiếp thu những giá trị văn
hóa của nhân loại. Theo đó, tiếp thu giá trị văn hóa của nhân loại khơng phải một
cách tùy tiện, ồ ạt mà phải theo phương thức “Gạn đục khơi trong” để hình thành
lối sống mới, tư tưởng mới, cách nhìn mới. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
nhưng phải luôn coi trọng những giá trị truyền thống của dân tộc, khơng được tự
đánh mất mình, trở thành bóng mờ hay bản sao chép người khác. Bản chất văn hóa
dân tộc khơng được tách rời càng khơng thể đối lập với tính tiên tiến của văn hóa


6

nhân loại. Một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc sẽ hội nhập
vào sức sống của nền văn hóa thế giới, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đầy
màu sắc của nhân loại.
Với cách tiếp cận trên, việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống trong
xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam hiện đại là một việc làm mang tính chiến
lược, nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong tương lai;
đồng thời là cơ sở để thực hiện tốt phong trào tồn dân đồn kết xây dựng đời sống
văn hố, đóng góp tích cực trong việc thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Dưới tác động của cơ chế thị trường mối quan hệ vợ chồng trong gia đình

hiện nay có những biến đổi tiêu cực như: Mối quan hệ giữa vợ chồng trong một
số gia đình đang trở nên lỏng lẻo và thiếu gắn kết, có những lúc, những nơi bị biến
đổi theo chiều hướng xấu; sự thủy chung, tình nghĩa, hịa thuận vợ chồng có biểu
hiện suy giảm; quan hệ hơn nhân của một số gia đình trẻ trở nên dễ vỡ, do bị chi
phối bởi lối sống cởi mở, thực dụng, chạy theo lợi ích vật chất, làm cho tỷ lệ ly hơn
có xu hướng gia tăng nhanh trong những năm gần đây.
Nguyên nhân:
Đời sống xã hội ở nước ta đang có nhiều biến đổi sâu sắc, toàn diện trước tác động
của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự phát triển như vũ bão của khoa
học và công nghệ. Trước sự tác động đó, giá trị truyền thống của gia đình cũng
khơng tránh khỏi những biến đổi. Sự thủy chung trong quan hệ vợ chồng dù vẫn
được đề cao, nhưng không chỉ xuất phát từ yêu cầu sinh tồn của gia đình, mà sự
thỏa mãn nhu cầu tâm lý - tình cảm của cá nhân ngày càng được coi trọng. Đồng
thời, thay cho sự gia trưởng trước đây, sự dân chủ và bình đẳng giữa các thành viên
trong gia đình được đề cao, phù hợp với xu hướng phát triển của gia đình hiện đại.
Kết luận: Trước thực tế nêu trên, để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, tại Đại hội
lần thứ XIII, Đảng ta tiếp tục chủ trương: “Bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp,


7

bền vững trong truyền thống văn hóa Việt Nam: nhằm góp phần xây dựng “gia
đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và văn minh”

Chữ ký của sinh viên



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×