Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bí quyết dạy trẻ nhỏ hiểu biết về Internet ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.4 KB, 3 trang )

Bí quyết dạy trẻ nhỏ hiểu biết về Internet
Trẻ em ngày nay càng nắm bắt về công nghệ nhanh hơn trong độ tuổi của chúng.
Chúng có thể tự lướt web, tải nội dung về và tạo ra những hồ sơ cá nhân trên mạng
xã hội. Mà thật khó cho các bậc cha mẹ để theo sát lũ trẻ suốt ngày, kiểm soát và
hướng dẫn chúng toàn bộ những kinh nghiệm trực tuyến mà họ có.
Tuy nhiên, những gì chúng ta có thể làm là trang bị cho chúng những công cụ và
kiến thức cần thiết, và khiến chúng cảm thấy có trách nhiệm về những gì chúng
làm khi trực tuyến và tự mình ứng xử trước nhiều mối đe dọa số khác nhau.
Theo ông Effendy Ibrahim, Giám đốc Bộ phận Kinh doanh Tiêu dùng & Cố vấn
Luật về An toàn Internet, Symantec khu vực châu Á, một trong những điều quan
trọng nhất mà một đứa trẻ nên biết là những hiểu biết của chúng về web chỉ là một
phần nhỏ của thế giới mạng mà thôi.
Giống như cách bạn dạy chúng biết tôn trọng, trung thực và thận trọng, chu đáo
trong thế giới thực, điều quan trọng không kém là những giá trị này cũng cần được
mang theo vào cuộc sống trực tuyến của chúng. Trẻ em cần phân biệt sự khác biệt
giữa sử dụng và lạm dụng Internet, đồng thời phải thuộc lòng nguyên tắc chung
quan trọng là những quy tắc trong cuộc sống thực cũng giống như trong thế giới
trực tuyến.
Tò mò chứ không bắt chước
Khi con trẻ của bạn bắt đầu lên mạng để làm bài tập ở nhà hay xây dựng một thế
giới riêng cho chúng với âm nhạc, phim ảnh và cả trò chơi, thì điều quan trọng là
bạn cần cho chúng biết, giống như lấy trộm những thứ thuộc về người khác, việc
sao chép nội dung và thông tin số từ của người khác cũng là sai trái.
Hãy chỉ cho chúng những cách thức hợp pháp khi tải nhạc, phim ảnh và trò chơi.
Nếu chúng sử dụng Internet làm công cụ tìm kiếm cho các bài tập, hãy hướng dẫn
chúng cách đúng đắn để nói rõ các nguồn tài liệu cũng như dạy chúng tránh việc
đạo văn.
Khi chúng ta dạy trẻ nhỏ về cách mua những nội dung số một cách hợp pháp, thì
ta cũng nên cho chúng biết rõ giới hạn việc này khi cho sử dụng thẻ ghi nợ hoặc
thẻ tín dụng của mình.
Mối hiểm nguy từ người lạ


Trong khi ứng dụng mạng xã hội hay những trò chơi mang tính xã hội dạy con trẻ
giao tiếp và hòa nhập với thế giới xung quanh, cần cho chúng biết rằng giao tiếp
với người lạ có thể gây ra những hậu quả xấu trong đời thực. Ẩn sau những chiếc
máy tính là rất nhiều tội phạm mạng dùng danh tính giả mạo để lừa phỉnh những
nạn nhân ngây thơ, mất cảnh giác.
Thay vì ngăn cấm contrer giao tiếp với bất kỳ ai trên mạng, hãy dạy chúng cách
ứng phó một cách an toàn với mọi người mà chúng gặp gỡ trên web. Hãy để chúng
biết không nên đưa những thông tin chi tiết cá nhân như số điện thoại, địa chỉ nhà
hay email cho người lạ, và đừng bao giờ mở những email không rõ nguồn gốc bởi
chúng có thể chứa virus và malware độc hại.
Tuy nhiên, những biện pháp phòng ngừa như vậy không hẳn là giải pháp tốt trước
mọi mối đe dọa. Máy tính của trẻ nhà bạn cần phải được cài đặt một phần mềm
bảo mật luôn cập nhật, ví dụ như Norton Internet Security hay Norton 360, giúp
bảo vệ an toàn trước những tấn công virus, phần mềm gián điệp (spyware) hay thư
rác từ trên mạng.
Để ý tới ngôn từ mạng
Khi sử dụng email hay tin nhắn IM, hãy chắc chắn rằng con trẻ bạn ý thức được
ngôn từ mà chúng sử dụng. Ngày nay, có quá nhiều những từ viết tắt được sử dụng
mà thực thế chúng khá thô tục, do vậy điều quan trọng là trẻ nhỏ phải tôn trọng
những người mà chúng trò chuyện trên mạng, đồng thời tránh nói bất cứ điều gì
mà chúng không được phép nói trong đời thực.
Nghĩ kỹ trước khi nhấp chuột
Virus và malware là những mối nguy hiểm thường trực trên mạng. Khi con trẻ
chúng ta bước vào thế giới trực tuyến, điều chắc chắn là chúng sẽ gặp phải rất
nhiều những quảng cáo và liên kết nhấp nháy mời gọi những trò chơi miễn phí hay
hình nền bắt mắt. Nếu nhấp chuột vào chúng thì thường sẽ dẫn tới việc phần mềm
độc hại được tải vềvà cài vào máy của trẻ, mà điều này lại dễ gây mất mát hoặc
chiếm dụng dữ liệu cá nhân


×