Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề thi THPTQG năm 2022 (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.29 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT – NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn thi: NGỮ VĂN
Ngày thi: 02/6/2021
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian khơng
mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp
thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời
cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc
là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa
đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và
cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng khơng kịp.
(Theo Phương Liên, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr. 36 - 37)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0.5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, thời gian có những giá trị nào? (0.5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và nêu hiệu quả
của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy. (1.0 điểm)
Câu 4. Em có đồng ý với ý kiến: “Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng
khơng kịp” khơng? Vì sao? (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)


Câu 1 (2.0 điểm)
Từ ý nghĩa của văn bản phần Đọc – Hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội
(khoảng 10 đến 15 dòng) nêu lên những việc bản thân cần phải làm để khơng lãng phí thời
gian.
Câu 2 (5.0 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
(Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr.
58)
----------Hết --------SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2021 – 2022


Mơn thi: Ngữ Văn
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung trình bày và kĩ năng diễn đạt
của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn.
- Khuyến khích những bài thể hiện sự sáng tạo mà hợp lí trong cảm nhận và lập luận.
- Điểm tồn bài tính đến 0.25

- Tránh đếm ý cho điểm.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Phần Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
0.5
2
* Theo tác giả, thời gian có những giá trị:
- Thời gian là vàng
- Thời gian là sự sống
- Thời gian là thắng lợi
- Thời gian là tiền
- Thời gian là tri thức
Mỗi ý đúng được 0.1 điểm. Tuy nhiên, học sinh ghi đúng 3/5 ý đúng vẫn
cho trọn 0.5 điểm
3
* Biện phép tu từ: Điệp cấu trúc “Thời gian là...”, điệp từ “thời gian”, 0.5
liệt kê, tương phản “Nhưng….mà”, “nếu…thì” (Học sinh chọn 1 biện
pháp trong số các biện pháp ấy)
* Nêu tác dụng: Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian đối với con 0.5
người. Tạo nhịp điệu, tăng sức gợi cảm góp phần thể hiện nội dung tư
tưởng của đoạn trích
4 * Học sinh chọn và lí giải theo suy nghĩ cá nhân, đảm bảo theo
hướng đúng của vấn đề, lí giải hợp lí vẫn cho trọn 0.5 điểm.
-Đồng tình với ý kiến trên

0.5
-Vì:
+ Thời gian thuộc về giá trị vơ hình: Đem đến cho con người chúng ta 0.25
sức khỏe, tiền bạc lẫn trí tuệ.
+ Thời gian trơi qua khơng thể quay lại được vì thế khi đánh mất, bỏ lỡ 0.25
chúng ta sẽ phải hối tiếc.
II
LÀM VĂN
1 Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 2.0
10 – 15 dòng) nêu lên những việc bản thân cần phải làm để khơng
lãng phí thời gian
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết
đoạn
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: “lãng phí thời gian”
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các
thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học
nhận thức và hành động về vấn đề nghị luận. Học sinh có nhiều cách
trình bày khác nhau, có thể đảm bảo các ý sau:
* Giới thiệu vấn đề

0.25
0.25
1.0


2

* Giải thích vấn đề
- Lãng phí thời gian là gì?
(Chính là việc con người sử dụng thời gian vào những việc không hợp

lý, phân chia thời gian một cách khơng hợp lý khiến cơng việc đang
thực hiện khơng có hiệu quả, trở nên vơ ích)
*Bàn luận vấn đề
- Biểu hiện:
+ Sử dụng thời gian vào những việc vô bổ
+ Lãng phí tuổi trẻ vào những thú vị khơng lành mạnh như game,
truyện tranh bạo lực,….
+ Lãng phí cơ hội của cuộc đời khi phân chia thời gian trong công việc
khơng hợp lí.
- Tác hại:
+ Thiệt hại về tiền bạc, cơng sức.
+ Khơng có cơ hội về thời gian để đầu tư cho những việc cần thiết
- Biện pháp, những việc cần làm:
+ Cần đầu tư thời gian, tiền bạc, cơng sức vào những việc có ích
+ Khơng nên sống hồi, sống phí những năm tháng của tuổi trẻ có ý
nghĩa.
+ Cần có thái độ phê phán những người khơng biết quý trọng thời gian.
+ Là học sinh cần có ý thức được giá trị quý báu của thời gian để tránh
lãng phí thời gian của mình.
+ Biết cách lên kế hoạch, sắp xếp mọi việc phù hợp với thời gian.
+ Sống hết mình để khơng hối hận.
* Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân.
+ Phê phán những người lãng phí thời gian, dùng thời gian khơng hợp lí
trong cuộc sống.
+ Học lối sống khơng lãng phí thời gian giúp chúng ta ngày càng hồn
thiện mình và khơng ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công
trong cuộc sống.
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới
mẻ về vấn đề cần nghị luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu theo quy tắc

Cảm nhận về hai khổ thơ đầu trong bài thơ “Viếng lăng Bác” –
Viễn Phương
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: có đủ mở bài, thân bài,
kết bài
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: dòng cảm xúc của tác giả khi
đứng trước lăng (khổ thơ 1) và khi vào trong lăng Bác (khổ thơ 2)
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các
thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; thể hiện sự
cảm nhận sâu sắc. Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, có thể
đảm bảo các ý sau:
* Mở bài:
Giới thiệu tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác.

0.25
0.25
5.0
0.25
0.25

0.5


* Thân bài:
3.0
a. Khổ thơ 1: Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng.
Tác giả ở tận miền Nam mãi sau ngày độc lập dân tộc mới được ra thăm
vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Hai từ “miền Nam” như nhấn mạnh hơn
sự xa xôi trong khoảng cách địa lý giữa hai đầu Tổ quốc.
Nhìn hàng tre quanh lăng Bác, nhà thơ chợt cảm thấy rằng những cây
tre kia như ý chí con người Việt Nam qua bao năm tháng luôn luôn bất

khuất, kiên cường, hiên ngang. Dù có trải qua “bão táp mưa sa” nhưng
vẫn đồn kết một lòng cùng nhau đứng lên.
Từ láy “xanh xanh” diễn tả con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam sẽ
luôn luôn “xanh” màu xanh bất diệt.
b. Khổ thơ 2: Cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng Bác.
“Ngày ngày” là sự liên tục của thời gian, sự lặp lại tuần hoàn của thiên
nhiên cũng như lý tưởng, ý chí của Người sẽ ln ln sáng tỏ như mặt
trời kia vậy. Biện pháp nghệ thuật hoán dụ: nếu mặt trời soi sáng cho
nhân loại thì Bác Hồ là mặt trời của cả dân tộc Việt Nam, mang đến ánh
sáng độc lập, tự do cho dân tộc.
Lần thứ hai, “ngày ngày” được lặp lại khi diễn tả dòng người đang lặng
lẽ vào lăng thăm Người. Hàng người đi trong sự trang nghiêm và tĩnh
lặng, trong nỗi tiếc thương, đau xót vô vàn.
Người đọc như cảm thấy được sự tĩnh lặng, sự trải dài miên man vô tận
của hàng người vào viếng Bác. Cả đoàn người ấy cứ lặng lẽ “đi trong
thương nhớ”, thương nhớ vị lãnh tụ vĩ đại vô vàn kính u của dân tộc.
Viễn Phương hịa cùng dịng người đem tấm lịng u kính chân thành
của mình dâng lên Bác, dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” của Người.
Cả cuộc đời Người, với bảy mươi chín mùa xuân, tất cả đều cống hiến
cho dân tộc, không một phút giây nào ngơi nghỉ dành cho bản thân
mình.
c. Đánh giá chung
0.5
* Kết bài:
Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của hai đoạn thơ và của tác
phẩm.
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới 0.25
mẻ về vấn đề cần nghị luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu theo quy tắc
0.25

------------Hết-----------



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×