Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề thi THPTQG năm 2022 (4)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.59 KB, 5 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2021-2022
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và viết ra tờ giấy thi chữ cái in hoa trước đáp án đúng:
Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhũn ra, tưởng chừng như khơng cất lên được…Có tiếng
nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ…Mụ nói cái gì vậy? mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống
ngực ơng lão đập thình thịch. Ơng lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài…”
(SGK Ngữ văn 9 Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào?
A. Chuyện người con gái Nam Xương
B. Chiếc lược ngà
C. Lặng lẽ SaPa
D. Làng
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
Câu 3. Đoạn văn trên có mấy từ láy?.
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 4. Xét theo mục đích nói, câu “Ơng lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngồi…”thuộc kiểu câu gì?
A. Câu nghi vấn
B. Câu trần thuật


C. Câu cảm thán
D. Câu cầu khiến
II. PHẦN TỰ LUẬN(8.0 điểm)
Câu 5 (3.0 điểm)
Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống.
trong đoạn văn có sử dụng phép liên kết nối. Gạch chân từ ngữ thực hiện phép liên kết ấy.
Câu 6 (5.0 điểm)
Cảm nhận về đoạn thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sơng được lúc đènh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Trích Sang thu – Hữu Thỉnh, - SGK Ngữ văn 9 tập 2- NXB Giáo dục 2018 )
………………………………HẾT……………………………….


HƯỚNG DẪN CHẤM KSCL VĂN 9 LẦN 1
PHẦN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

TRẮC NGHIỆM


I

1.

D

0,5

2.

A

0,5

3

C

0,5

4

B

0,5
TỰ LUẬN

1


Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần
trách nhiệm trong cuộc sống. trong đoạn văn có sử dụng phép liên
kết nối. Gạch chân từ ngữ thực hiện phép liên kết ấy.

3,0

a. Viết đoạn văn
* Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn nghị luận

0,25

* Xác định đúng vấn đề nghị luận.
Ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống
* Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề
nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vai trị của tính trung thực
trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
- Giải thích:
0,25
Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản
thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
- Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm
+ Đối với học sinh: Trách nhiệm của chúng ta là học taapjthaaj tốt,
nghiêm chinh thực hiện các qui định của nhà trường, có tinh thần yêu
nước, chăm lo học tập…
+ Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh.
+ Đối với một người công chức: Thực hiện đúng nhieemj vvuj của Đảng
và nhà nước giao cho, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao.
+ Đối với công dân: Cần thực hiện tốt qui định của Nhà nước, của pháp
luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh.

- Ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm:
+ Hồn thành tốt cơng việc và nhiệm vụ.

0,75


+ Được mọi người xung quanh u q
+ Được lịng tin của mọi người.
+ Thành công trong công việc và cuộc sống.
- Phản đề: Phê phán những người có lối sống ích kỉ, khơng có tinh thần
trách nhiệm.
- Bài học
- Nhận thức được ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống

0,25

0,25

- Biết sống có trách nhiệm.

* Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

* Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,25


b. Đoạn văn vừa viết
Có sử dụng phép nối (gạch chân từ ngữ đó).
2

0,5

Phân tích 2 khổ đầu bài “Sang thu”

5.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

0,25

Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển
khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

0,25

Phân tích 10 câu đầu đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
c. Triển khai vấn đề nghị luận : Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ các nội dung sau:
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.

0,5

* Phân tích
* Khổ 1: Những biểu hiện đầu tiên của mùa thu
- "Bỗng nhận ra" là một trạng thái chưa được chuẩn bị trước, như là vơ

tình, sững sốt, bất ngờ để cảm nhận, giữa những âm thanh, hương vị và
màu sắc đặc trưng của đất trời lúc sang thu.
- "Hương ổi phả vào trong gió se". Hương vị ấy đơn sơ, mộc mạc, đồng
nội, rất quen thuộc với quê hương. Thế mà ít ai nhận ra sự hấp dẫn của
nó. Bằng cảm nhận thật tinh tế, bằng khứu giác, nhà thơ đã chợt nhận ra
những dấu hiệu của thiên nhiên khi mùa thu lại về. Ta thật sự rung động

0,75


trước cái "bỗng nhận ra" ấy của tác giả. Chắc hẳn nhà thơ phải gắn bó với 0,5
thiên nhiên, với quê hương lắm, nên mới có được sự cảm nhận tinh tế và
nhạy cảm như thế?
- Dấu hiệu của sự chuyển mùa cịn được thể hiện qua ngọn “gió se” mang
theo hương ổi chín. “Gió se” là làn gió nhẹ, thống chút hơi lạnh, cịn gọi
là gió heo may. Gió se se lạnh, thổi vào cảnh vật, thổi vào lòng người một
cảm giác mơn man, xao xuyến. Từ "phả" được dùng trong câu thơ "Phả
vào trong gió se" thật độc đáo. Từ "phả" diễn tả một mùi hương nồng
nàn, đậm đà, lan tỏa trong gió se. Và chính ngọn gió đầu mùa ấy đã đưa
mùi hương bay tỏa ra khắp không gian làm nên vẻ đẹp của mùa thu.
- Mùa thu tới khơng chỉ có gió, có hương ổi mà cịn có cả làn “sương”.
Khơng gian thu lãng đãng hơi sương, tạo cho khung cảnh thu thêm lãng
mạn. Làn sương được nhân hóa qua động từ "chùng chình", có tác dụng
gợi tả những làn sương mỏng manh, nhẹ nhàng như cố ý chậm lại, như
lưu luyến chưa muốn bước hẳn vào thu.
- Và thiên nhiên, trời đất đã được tác giả mở lịng ra mà đón nhận bằng
tất cả các giác quan với những rung động thật tinh tế, nhẹ nhàng: khứu
giác (mùi hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình). Từ
tất cả các tín hiệu trên (gió, hương, sương) tác giả cảm nhận: "Hình như
thu đã về". Đây là một sự phỏng đoán bằng cảm giác, bằng linh tính của

tâm hồn. "Hình như" là từ tình thái thể hiện sự tin tưởng thấp, chưa chắc
chắn, vẫn cịn mơ hồ. Trạng thái cảm xúc này khơng chỉ phù hợp với
cảnh thu mà cũng rất phù hợp với logic tâm trạng. Bởi những tín hiệu của
mùa thu đều là những tín hiệu vơ hình, khơng có hình khối, màu sắc rõ
ràng, cụ thể nên nhà thơ mới có cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng, có
phần hơi bối rối trước tín hiệu mùa thu.
* Khổ 2. Vẻ đẹp thiên nhiên trong thời khắc giao mùa.
- Đó là hình ảnh dịng sơng “dềnh dàng” ta cũng phần nào cảm nhận
được cái vẻ đẹp hiền hịa của dịng sơng thu, giống như cái vẻ đẹp mà
Nguyễn Khuyến đã nhắc đến trong Thu điếu “Ao thu lạnh lẽo nước trong
veo”.
- Trái ngược với vẻ “dềnh dàng”, thư thả của dịng sơng, thì cánh chim
mùa thu lại mang một vẻ vội vã, khẩn trương “Chim bắt đầu vội vã”.
Cánh chim chính là đại diện cho bầu trời khoáng đạt rộng lớn, mùa thu
đến cũng có nghĩa là thời tiết bắt đầu chớm lạnh, cánh chim ấy có lẽ bắt
đầu vội vã đi kiếm ăn, xây tổ cho kiên cố để đợi đông về, hoặc cũng có
thể lồi chim đang vội vã bay về phương Nam tránh rét.
- Hai câu thơ “Có đám mây mùa hạ/Vắt nửa mình sang thu” là một đột
phá nghệ thuật, là cách liên tưởng rất thú vị của Hữu Thỉnh trong thời
điểm chuyển giao giữa hạ và thu. Biện pháp nhân hóa gợi khơng khí mùa
thu thư thái, chậm dãi, lắng đọng nên đám mây mùa hạ mới thong thả, vắt

0,25

0,5

0,5


ngang sang bầu trời thu. Bằng sự tưởng tượng sáng tạo và sử dụng chữ “

vắt” thật đắt khiến người đọc dễ dàng hình dung đám mây như dải lụa vắt
ngang qua bầu trời một nửa đã chuyển sang mùa thu, một nửa còn nơi
màu hạ đem đến sự bâng khuâng cho con người. Như vậy với những hình
ảnh mang nét đặc trưng của mùa thu, Hữu Thỉnh đã đưa người đọc trở về
với miền quê dân dã nhưng ấm áp tình người
* Nghệ thuật thể hiện :
- Thể thơ năm chữ

0,5

- Hình ảnh giàu sức gợi
- Nghẹ thuật nhân hóa, liên tưởng.
Đánh giá về đoạn thơ
d. Sáng tạoCó cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ
về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo đúng nguyên tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,00

----------- HẾT -------------

0,5

0,25
0,25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×