Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi THPTQG năm 2022 (7)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.09 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH TIỀN GIANG

KỲ THI TUYỂN SINH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
Năm học 2021- 2022
Mơn thi: NGỮ VĂN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 120 phút
(khơng kể thời gian phát đề)
(Đề thi có 02 trang, gồm 06 câu)
Ngày thi: 04//62021
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
“…Khơng thể phẫn nộ hơn khi xem video clip ghi lại vụ tai nạn giao thông xảy
ra vào rạng sáng ngày 25/6 tại giao lộ Tân Hương- Võ Công Tồn, P.Tân Quý, Q.Tân
Phú (TP.Hồ Chí Minh). Người gặp nạn nằm bất động trên vỉa hè nhưng hàng chục
người đi qua, thậm chí dừng lại mà không ai giúp đỡ, cô gái trẻ đã tử vong sau đó.
Q bức xúc về sự vơ cảm của những người có mặt, càng phẫn nộ hơn về sự lạnh lùng
đáng sợ của anh tài xế đã bỏ mặt nạn nhân trong khi anh ta lại là người liên quan trực
tiếp đến vụ tai nạn thương tâm này.
Tình người sao có thể rẻ rúng đến thế? Những biểu hiện về sự vô cảm trong xã
hội ngày nay rất đáng phải phải suy nghĩ. Chúng ta chứng kiến khơng ít cảnh mọi
người xúm lại mỗi khi xảy ra các vụ tai nạn giao thông trên đường. Hàng chục người
vây quanh vụ tai nạn mà chỉ đứng chỉ trỏ, bàn tán, thậm chí là quay video lại mà
khơng hề gọi xe cứu thương, cơ quan chức năng hay sơ cứu nạn nhân.
Phải chăng, với tâm lý từ vô can dẫn đến vô cảm mà người ta mặc kệ người gặp
nạn, thậm chí sợ trách nhiệm, ngại bị liên lụy, bị vạ lây nên mọi người đã bỏ mặc sự
cầu cứu giúp đỡ, bỏ qua sinh mạng của con người (?!)
Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều những gương người tốt, việc tốt, những tấm


lịng vì cộng đồng, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để cứu người…, nhưng cũng có
khơng ít những con người sống lạnh lùng, vơ cảm, ích kỷ trước nỗi đau, trước hoạn
nạn của đồng loại, mà đáng tiếc thay… lại đang hiện hữu ngày càng nhiều hơn trong
cuộc sống quanh ta… Thật là đáng sợ!
Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng vơ cảm và tha hóa đạo đức trong
xã hội…, nhưng tóm lại, cái gốc chính là cách sống hay tính cộng đồng ngày nay đang
có vấn đề. Sự thờ ơ, hời hợt, nhạt nhẽo trong quan hệ giữa người với người ngày càng
rõ nét hơn… Cụ thể, thấy người bị nạn lại bỏ đi, đưa những ánh nhìn lạnh lùng, vơ
cảm, thậm chí có kẻ lợi dụng cơ hội để hơi của, ăn cắp, lấy tài sản của người gặp nạn.”
(Trích Vô cảm: Thật đáng sợ!, Khắc Trường,
dẫn theo dangcongsan. vn, ngày 26/8/2019)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (1.0 điểm)
Cho biết phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (1.0 điểm)
Chỉ ra và gọi tên phép tu từ chủ yếu được dùng trong phần in đậm của đoạn văn
sau: “Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều những gương người tốt, việc tốt, những tấm
lịng vì cộng đồng, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để cứu người…, nhưng cũng có
khơng ít những con người sống lạnh lùng, vơ cảm, ích kỷ trước nỗi đau, trước
hoạn nạn của đồng loại, mà đáng tiếc thay… lại đang hiện hữu ngày càng nhiều hơn
trong cuộc sống quanh ta… Thật là đáng sợ!”
Câu 3 (0.5 điểm)
Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích.


Câu 4 (0.5 điểm)
Từ nội dung đoạn trích, anh/ chị hiểu thế nào là hành vi vô cảm?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh/

chị về hành vi của một số người được nói đến trong đoạn trích: “thấy người bị nạn lại
bỏ đi, đưa những ánh nhìn lạnh lùng, vơ cảm, thậm chí có kẻ lợi dụng cơ hội để hôi
của, ăn cắp, lấy tài sản của người gặp nạn.”
Câu 2 (5.0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
(Trích Viếng lăng Bác- Viễn Phương
- dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2013, trang 58)
-------------------------------------------------HẾT------------------------------------------------Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu
Cán bộ coi thi khơng được giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………………..Số báo danh:………………….


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KỲ THI TUYỂN SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TỈNH TIỀN GIANG
Năm học 2021- 2022
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Mơn thi: NGỮ VĂN
(Đáp án có 02 trang)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

I. Hướng dẫn chấm thi:

- Cán bộ chấm thi chấm 2 vịng độc lập.
- Cán bộ chấm thi khơng tự ý thay đổi thang điểm trong đáp án.
II. Đáp án và thang điểm:
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Diễn đạt rõ ràng, khơng mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
- Thí sinh có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng phải hợp lý.
2. Yêu cầu về kiến thức
1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
1.0
2 Phép liệt kê: lạnh lùng, vơ cảm, ích kỷ trước nỗi đau, trước hoạn 1.0
nạn của đồng loại.
3 Nội dung chính: những biểu hiện và nguyên nhân của sự vô cảm.
0.5
4 Hành vi vô cảm: thái độ dửng dưng, thờ ơ, lạnh lùng, không quan 0.5
tâm đến nỗi đau, sự bất hạnh của người khác…
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
1.1. Thí sinh biết cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội; lựa
chọn các thao tác lập luận phù hợp; luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập
luận chặt chẽ.
1.2. Đảm bảo nội dung và hình thức của một đoạn văn. Văn 2.0
mạch lạc, không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ
viết rõ ràng; trình bày sáng rõ.
2. u cầu về kiến thức

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần
đảm bảo những yêu cầu cơ bản dưới đây:
1 2.1. Đảm bảo hình thức đoạn văn.
0.25
2.2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: hành vi vô cảm.
0.25
2.3. Triển khai các vấn đề:
- Hành vi vô cảm là thái độ dửng dưng, thờ ơ, lạnh lùng; không 0.5
quan tâm đến nỗi đau, sự bất hạnh của người khác,…
- Đây là những hành vi đáng phê phán. Nó ảnh hưởng đến sự phát 0.75
triển của cá nhân và xã hội; sẽ là hệ lụy rất xấu trong sự phát triển
của cộng đồng; sự xuống cấp về đạo đức,…
- Bài học nhận thức và hành động của bản thân.
0.25


2

1. Yêu cầu về kĩ năng
1.1. Thí sinh biết viết một bài văn nghị luận về một đoạn thơ;
biết lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp; luận điểm, luận cứ rõ
ràng, lập luận chặt chẽ.
1.2. Thí biết biết vận dụng kĩ năng tạo lập văn bản trong làm văn
nghị luận; bố cục bài viết rõ ràng, hợp lí; văn mạch lạc, có cảm xúc
(chất văn); khơng mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ
viết rõ ràng; trình bày sạch sẽ.
2. u cầu về kiến thức
Thí sinh có nhiều cách làm bài khác nhau, song bài viết cần đảm
bảo những yêu cầu cơ bản sau:
2.1. Đảm bảo bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

2.2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm xúc, ấn tượng ban đầu
của tác giả khi đến lăng Bác và trước dòng người bất tận vào viếng
Bác.
2.3. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích.
2.4.Phân tích đoạn thơ
Khổ 1. Cảm xúc, ấn tượng ban đầu khi đến lăng Bác.
- Sự tơn kính mà thân thương, gần gũi: cách xưng hô (con- Bác).
- Sức sống bền bỉ, kiên cường; tình đồn kết của dân tộc: hình ảnh
“hàng tre” là hình ảnh vừa thân thuộc vừa mang tính biểu tượng cho
vẻ đẹp của con người Việt Nam “Bão táp mưa sa đứng thẳng
hàng”…
Khổ 2. Cảm xúc trước dòng người như bất tận vào viếng Bác.
- Ngợi ca sự vĩ đại của Bác bằng tình cảm trân quý và sự thành kính:
những hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đơi, kết hợp nhân hóa (mặt
trời…; dịng người- tràng hoa)
- Tình cảm thành kính của nhân dân đối với Bác: “dòng người đi
trong thương nhớ”, “Kết trang hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
2.5. Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật.
2.6. Khơng sai sót về chính tả, dùng từ, viết câu, diễn đạt.
2.7.Bài viết có sáng tạo.

5.0

0.5
0.5
0.5

1.25

1.25

0.5
0.25
0.25

Lưu ý chung:
- Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ
nêu những phần nội dung lớn nhất thiết phải có trong bài làm của thí sinh.
- Chỉ cho điềm tối đa đối với những bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kĩ
năng và kiến thức như đã gợi ý.
- Khuyến khích những bài làm sáng tạo, lí lẽ thuyết phục, căn cứ xác đáng.
- Không cho điểm cao đối với những bài viết ý còn chung chung, sáo rỗng.
-------------------------------------------------HẾT--------------------------------------------------------------



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×