Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Đề thi THPTQG năm 2022 (15)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.81 KB, 28 trang )

Thông điệp virus covid – 19 gửi đến thế giới loài người
Lời bàn: Hiện nay trên các trang mang báo chí đăng tải về tình hình lây nhiễm
của căn bệnh virus corona trên khắp thế giới. Đâu đó thể hiện được nỗi lo âu,
khiếp sợ của người dân của loại dịch bệnh này. Nó cũng ảnh hưởng rất nhiều
đến các lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị, xã hội. Trong cơn hỗng loạn này,
liệu có mấy ai suy nghĩ rằng sự xuất hiện của dịch bệnh này có ý nghĩa gì với đời
sống của chúng ta ?. Tình cờ lang thang trên mạng, tơi đã tìm thấy được một vài
bài báo với tất cả sự nhiệt huyết và hiểu biết của bản thân, các tác giả đã gửi đến
những thơng điệp giá trị nhân văn có ý nghĩa sâu sắc từ chính con virus này đến
với chúng ta. Nó cũng có thể là một địn cảnh tỉnh cho đời sống của chúng ta.
Quay cuồng trong nhịp sống hối hả, đốc thúc đã lúc nào chúng ta có thể nhìn
nhận về ý nghĩa đời sống hay khơng. Nếu chưa thì mời các bạn cùng tham khảo
các bài viết của các tác giả như sau.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài viết 1: Virus corona và thông điệp gửi tới thế giới loài người
Chuyện cuối tuần
Các bạn thân mến!. Chúng ta lại gặp nhau trong chuyên mục chuyện cuối tuần và
tôi là MC Thanh Thảo. Đêm nay một đêm cuối tuần có vẻ như tĩnh lặng hơn rất nhiều
những đêm cuối tuần khác. Bởi chắc hẳn rằng, hầu hết mọi người đều chấp hành
nghiêm túc việc hạn chế tụ tập nơi đông người vào thời điểm dịch covid 19 đang diễn
biến rất phức tạp. Tâm trạng của mọi người bây giờ như thế nào à ? Lo lẳng, sợ hãi,
hoang mang. Đứng trước đại dịch mới thấy con người ta bé đến vô cùng.
Rất nhiều năm về trước, nếu như có ai đó hỏi Hương Thảo rằng : Điều đáng sợ
nhất có thể xảy ra với thế giới là gì ?. Có lẽ Thảo sẽ trả lời rằng: Đó là chiến tranh.
Bom rơi đạn lạc, tiếng máy bay phản lực rít gầm lên khơng trung , những thanh âm
kéo con người đến ranh giới mỏng manh giữa sự sống và cái chết, dường như đã trở
thành nỗi sợ hãi bản năng của mỗi người. Còn bây giờ nếu vẫn câu hỏi đấy thì có thể
rất nhiều cơng dân ở mọi quốc gia trên thế giới đều có chung một câu trả lời : đó chính
là dịch bệnh. Trong cơn bão dịch, đường như tất cả đều trở nên bình đẳng người giàu



có, người nghèo khó, người cao cao tại thượng, kẻ túng thiếu qua ngày. Hết thảy đều
phải đối diện cùng một nguyên cơ. Có những đêm như đêm cuối tuần này, khi theo dõi
con số người nhiễm virus không ngừng tăng lên ở nhiều nước trên thế giới và sắc đỏ
báo động trên tấm bản đồ toàn cầu ngày càng lan rộng, nó thơi thúc chúng ta suy
ngẫm nhiều hơn về sự sống. Trái đất nơi chúng ta đang sống tưởng rằng bao la lắm,
ghê gớm lắm với hàng triệu phát minh khoa học công nghệ, với hằng ha sa số những
tuyên ngôn trở thánh bá chủ toan cầu. Thế nhưng hóa ra cũng chỉ là một hạt cát nhỏ
nhoi biết bao trong vũ trụ kì ảo này .Ấy nhưng, giữa sô bồ sự phát triển, đôi khi chúng
ta đã quên điều đó. Chúng ta mong mỏi quá nhiều ước mơ chinh phục quá nhiều. Để
rồi có những lúc có những nơi sẵn sáng đạp đổ mọi giá trị bản nguyên, thách thức mẹ
thiên nhiên. Sự xuất hiện của con virus corona dạng mới này cũng như những thiên tai
dịch bệnh khác. Phải chăng là lời cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta.
Nếu dịch bệnh này là một lời cảnh tỉnh thì thơng điệp mà nó gửi đến là gì ?. Trong
một bài báo vừa đăng tải gần đây. Bà Dinger Andersen, giám đốc mơi trường của Liên
Hiệp Quốc có nói rằng: Thiên nhiên đang gửi cho chúng ta một thông điệp qua đại
dịch covid 19 và cuộc khủng hoảng khi hậu đang diễn ra song song ngay lúc này. Bà
Andersen cho hay: Con người đã đặt quá nhiều áp lực lên thế giới tự nhiên, khơng
quan tâm chăm sóc hành tinh cũng đồng nghĩa với việc lồi người khơng quan tâm đến
sự tồn vong của bản thân minh
Các nhà khoa học khẳng định: Nhiều loại động vật hoang dã có chứa mầm bệnh
nguy hiểm, các vi sinh vật này có thể khơng gây hại cho động vật nhưng lại có thể gây
hại đối với con người. Tỉ lệ tử vong do virus có nguồn gốc từ động vật hoang dã luôn
rất cao. Chẳng hạn 50% đối với Ebola, 60% đến 75% đối với Nepal lây truyền qua
loài dơi ở Nam Á. Chúng ta chỉ còn biết hy vọng rằng: Covid 19 sẽ không đạt đến con
số khủng khiếp trên. Trong quá khứ, chúng ta đã phải chóng chọi với dịch SAR,
Ebola…Mọi người đều hy vọng nhân loại sẽ cảnh tỉnh và có cách đối xử khác với tự
nhiên. Nhưng thực tế, chỉ một thời gian ngắn sau, mọi chuyên đâu lạ hồn đấy. Liệu
rằng thiên nhiên sẽ kiên trì được bao lâu trước sức ép hiện tại của loài người. Sự sống
sau những tấm kính, bên trong vỏ bọc nhà tầng cao ốc, xe hơi sang trọng, với trung

tâm mua sắm hiện đại liệu có phải là điểm giới hạn văn minh mà lồi người vẫn hồi
tìm kiếm. Dịch bệnh cho con người thấy mình bé nhỏ trước tự nhiên như thế nào.
Ngay cả những quốc gia giàu có nhất, cũng trở nên thiếu hiệu quả trước dịch bệnh.


Ngay cả những con người dày dặn kinh nghiệm, có kiến thức y học nhất cũng trở nên
lúng túng. Con người bỗng chốc bị xé toan khỏi vịng an tồn của mình
Dịch bệnh cũng làm cho chúng ta nhận ra bản chất của con người. Sự giàu có
khơng mua được ý thức, quốc gia văn minh cũng có thể khơng sản sinh ra được những
con người hành xử văn minh. Sự trục lợi của những con người sẵn sàng xem thường
mạng sống của đồng loại. Tin tức giả tràn lan, sự nguy hiểm khôn lường của một thế
giới ảo nhưng không ảo. Đến một lúc kim tiền, vật chất không giá trị bằng một miếng
giấy vệ sinh. Dịch bệnh như tấm gương chiếu yêu làm lộ ra những phần xấu xa mà
chúng ta đang cố gắng che đậy, tô vẽ trong bao nhiêu năm nay.
Một phần lớn của dịch bệnh có nguồn gốc từ thiên tai. Cịn nguồn gốc của thiên tai
phần nhiều là do tác động của con người. Con người sớm nhận ra nhân tai những con
quái vật do chính mình tạo ra cũng nguy hiểm và khơng kiểm soát được như thiên tai.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi hướng lay lan dịch
bệnh và băng tan ở hai cực có thể hồi sinh những chủng virus cổ đại chưa từng được
biết đến. Tự nhiên khiến con người phải tỉnh ngộ.
Trong suốt hành trình tiến hóa của mình, lồi người ngày càng nâng cấp cho bản
thân rất nhiều vỏ bọc. Những vỏ bọc từ ngoại hình cho đến tâm hồn. Nhưng trước
thiên nhiên mọi vỏ bọc ấy có thể chẳng nghĩa lý gì khi sự nổi giận của mẹ thiên nhiên
dễ dàng bóc trần mọi che chắn toan tính bất chấp hậu quả của loài người. Ai sẽ là
người cứu chúng ta thốt khỏi sự giận dữ ấy nếu khơng phải là chính chúng ta

Tác giả: Chưa thể xác nhận
Nguồn:
/>v=8xrFxow_M6Y&feature=emb_title&fbclid=IwAR1JLkVPJDGuo91LpstslQSfTwS
oYhzAnM4rcave0RaRhj6mZvey0qPX-wg

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài viết 2: Covid 19 và thông điệp mà con người phải thức tỉnh về sự
vơ cảm của mình
Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc, chủ nhân của Nobel văn học 2012, đã phải kêu lên:
“Những ngày tốt đẹp của nhân loại khơng cịn nhiều nữa”.


Đại dịch Covid-19, một lần nữa đã gửi đi nhiều thơng điệp khiến chúng ta cần phải
thức tỉnh.

1.Lồi người đáng sợ nhất nhưng không phải là thông minh nhất
PGS. TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là
người chỉ huy nhóm nghiên cứu phân lập thành công virus Corona chủng mới từ rất
sớm tại Việt Nam. Chị vẫn thường nói đùa với các đồng nghiệp một điều… rất thật
rằng: “Con người cứ cho mình là lồi tinh khơn, lồi thống trị thế giới nhưng thật ra
virus nó thơng minh hơn mình nhiều lắm.
Tại vì nó là lồi biết cách né tránh rất nhiều bẫy phát hiện của đối thủ. Nếu nói về q
trình tiến hóa, virus có sự tiến hóa rất nhanh chóng để chống lại tất cả mọi nỗ lực tấn
công từ con người. Khi hệ miễn dịch của con người sinh ra để tiêu diệt nó thì nó đã
nhanh chóng tránh được qua để tấn công vào các tế bào sống của cơ thể người.
Con người phải mất hàng nghìn năm để tiến hóa, trong khi đó con virus cúm A mà
chúng tôi nghiên cứu chỉ qua 2 – 3 năm nó đã đột biến thành một loại khác rồi. Vẫn
tên là A do con người đặt ra đấy, nhưng nó đã mang 1 dáng vẻ rất khác, mạnh hơn,
khó loại bỏ hơn. Con người lại phải vội vội vàng vàng tìm cách đối phó. Vậy là quẩn
quanh mình cứ mãi mãi đi đối phó với nó thơi”.
Con người tự cho mình là thượng đẳng, là làm chủ được mn lồi, nên muốn làm gì
cũng được. Tàn phá, hủy hoại thiên nhiên, giết chóc những lồi động vật liên miên từ
thiên niên kỷ này sang thiên niên kỷ khác. Điều này đã khiến vơ số lồi đã tuyệt chủng,
đang tuyệt chủng và trớ trêu thay, số phận giống loài “cao cấp” nhất cũng đang phải

đối mặt với các vấn đề sinh tử nan giải.
Vũ trụ, tự nhiên ln có sự cân bằng hoàn hảo, bất cứ ai phá vỡ sự cân bằng đó đều
phải trả giá. Những cường quốc số một thế giới, nhà băng đầy tiền, vũ khí đầy kho,
khoa học phát triển như vũ bão, vẫn đang lấm lưng trắng bụng tồn diện trước đối thủ
khơng nhìn thấy bằng mắt thường – virus.

2. Con người đang “điên cuồng” chiếm đoạt mọi thứ từ Trái đất
Nhìn sự “phát triển như vũ bão” theo quan niệm thơng thường của lịai người, Mạc
Ngôn, nhà văn đoạt giải Nobel của Trung Quốc, đã tiên đốn: Những ngày tháng tốt
đẹp của nhân loại khơng cịn nhiều nữa. Ơng chỉ ra ngun nhân của “hồi kết” mà
chúng ta đang đi tới: Dục vọng của con người là cái động không đáy và mãi không sao
lấp đầy được.


Chúng ta khiến cho Trái đất chịu tổn hại nặng nề: ơ nhiễm sơng ngịi, biển cả và khơng
khí, chúng ta chen chúc chung một chỗ, dùng sắt thép và xi măng xây nên những kiến
trúc cổ quái kỳ lạ, gọi những nơi này bằng cái tên đẹp đẽ là thành phố, chúng ta ở
trong thành phố như vậy phóng túng dục vọng của bản thân mình, chế tạo nên các loại
rác khó mà phân hủy được.
Trái đất bốc khói khắp nơi, toàn thân run rẩy, biển lớn gào thét, bão cát mù trời, hạn
hán lũ lụt, cũng như các triệu chứng ác liệt khác đều có liên quan chặt chẽ với phát
triển khoa học kỹ thuật dưới sự thúc đẩy bởi dục vọng tham lam của các nước phát
triển.
Đương nhiên, khi mọi người ở trong sa mạc, thì sẽ hiểu được rằng nước uống và đồ ăn
còn quý hơn cả vàng và kim cương, khi động đất và sóng thần kéo đến, mọi người sẽ
biết được rằng, không kể là biệt thự sang trọng bao nhiêu, trong bàn tay lớn của mẹ
thiên nhiên tất cả sẽ chỉ còn lại là một mớ bùn; khi mọi người giày xéo Trái đất thành
nơi khơng cịn thích hợp để cư trú nữa, đến lúc đó, cái gì là đất nước, tiền bạc, cổ
phiếu, đều sẽ trở nên chẳng cịn ý nghĩa gì…”.
Hơm nay, chúng ta đã nhìn thấy “những điều chẳng cịn ý nghĩa gì” từ hậu quả của đại

dịch. Đó là rất nhiều người trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời mình khơng có được
cái ân huệ cuối cùng: Nhìn mặt người thân. Họ cô độc đi từ giường bệnh đến lò thiêu.
Những lúc ấy, chắc chắn họ muốn đánh đổi những thứ đã lao tâm khổ tứ giành giật
trong cuộc đời, để có được một cái nắm tay sau cuối.
“Họ cảm nhận được họ sắp ra đi. Bạn có biết cảm giác kịch tính nhất là gì khơng?
Chứng kiến các bệnh nhân chết trong cô độc, nghe họ khẩn cầu bạn cho họ được trò
chuyện với con cháu” – nữ bác sĩ Francesca Cortellaro ở Bệnh viện San Carlo
Borromeo, Milan kể lại cảm giác đau nhói khi tận mắt chứng kiến hình ảnh ấy.

3. Mỗi chúng ta là hung thủ hại chính mình và đồng loại
Khi thiên tai địch họa xảy ra, con người thường xót xa coi mình là nạn nhân của tự
nhiên, số phận. Mấy ai nghĩ được sâu xa, hàng ngày chính họ cũng góp phần để trở
thành hung thủ tự hại chính mình?
Chưa bao giờ một đại dịch lại có thể phơi bày cùng lúc cả hai bộ mặt: Cao cả, nhân
văn và phi nhân tính của con người một cách rõ ràng đến như vậy.


Theo Phật giáo, con người có 4 dạng tâm: Tâm Phật, tâm Người, tâm Thú, tâm Ma.
Trong đại dịch, rất nhiều y bác sĩ, cảnh sát, chiến sĩ, lãnh đạo, người dân đã khởi và
phát lên tâm Phật: Xả thân, yêu thương, bảo vệ, chăm sóc người bệnh và đồng loại.
Một y tá ở Vũ Hán, trong bộ đồ bảo hộ kín mít, chỉ kịp cúi gập vĩnh biệt người mẹ vừa
qua đời ở nhà, rồi lại gạt nước mắt đến với những bệnh nhân nguy kịch. Nhiều y bác sĩ
đã về hưu, bất chấp hiểm nguy, tình nguyện quay trở lại tuyến đầu chống dịch, và có
người đã biến lần tình nguyện đó thành chuyến đi cuối cùng, khơng bao giờ quay trở
về nhà nữa.
Có bộ trưởng y tế tự vào khu cách ly sống cùng người bị cách ly, để cảnh tỉnh người
dân nước mình đừng xua đuổi đồng loại – chỉ vì họ muốn trở về từ vùng dịch. Nhiều
nhà hảo tâm chia bớt một phần tài sản, chi tiền nghiên cứu vác xin, cứu trợ thuốc men,
vận chuyển người từ tâm dịch; nhiều người khác đã chia nhau từng hộp khẩu trang,
san sẻ lương thực, “sạc pin tinh thần” cho nhau đi qua những ngày ngột ngạt…

Nhưng ở chiều ngược lại, chiếc mặt nạ ngày thường cũng rơi xuống, lộ rõ bộ mặt vô
cảm và tàn nhẫn của con người. Đó là hình ảnh những cuộn giấy vệ sinh phải xích để
khỏi bị lấy trộm, ở một đất nước có tính kỷ luận, nhường nhịn và bình tĩnh nhất thế
giới – Nhật Bản.
Đó là chuyện một băng đảng cầm vũ khí ở Hong Kong, chặn xe cướp sạch giấy vệ sinh
đang chở đến siêu thị trong cơn khan hàng giữa đại dịch.
Đó là chuyện một cơ gái Hàn Quốc bị đấm trật khớp hàm ở Manhattan – Mỹ chỉ vì là
người châu Á “mà dám khơng đeo khẩu trang”, trong khi một nữ sinh sốc Việt khác ở
California bị kỳ thị và sỉ nhục chỉ vì đeo khẩu trang.
Đó là những kẻ tìm mọi cách kiếm lời vô luận từ sự sợ hãi và đau khổ của đồng loại:
Găm hàng, tăng giá cắt cổ; gom khẩu trang đã sử dụng về phù phép kiếm lời.
Đó là những người nhiễm virus, cố tình gian dối, vơ trách nhiệm trong khai báo tiền sử
đi lại, khiến cả đất nước cịn nghèo, thêm nhiều lần nữa phải oằn mình gánh đỡ sức
nặng của cuộc chiến vơ tiền khống hậu.
Đại dịch nào rồi cũng sẽ hết. Nhưng những mất mát ấy có thể trở nên vơ cùng giá trị
nếu chúng ta nhận ra, gìn giữ tâm Phật trong mỗi người và phá bỏ tham lam, ích kỷ,
vơ cảm trước đồng loại. Phá bỏ tâm người, tâm thú, tâm ma.

4. Con người đang cầm kéo tự cắt đi lá phổi của chính mình


Thực tế của đại dịch Covid – 19, thêm một lần nữa, đã chứng minh rất rõ: Mọi toan
tính ích kỷ và vơ cảm, vun vén riêng mình của một quốc gia nào đó, dù có khơn ranh
đến mấy, cũng khơng thốt khỏi sự giáng trả của thời thế.
Bầu trời khơng có đường biên giới.
Mặt biển khơng thể xây tường ngăn cách.
Một cơn bão khơng chịu cuộn trịn trong một quốc gia.
Và virus cũng vậy, nó cũng khơng chờ ở bất kỳ cửa khẩu nào để chờ cấp visa mới xâm
nhập. Nỗi đau về sinh mạng cũng khơng có biên giới.
Cho đến thời điểm này, đã có 149 quốc gia và vùng lãnh thổ phải đối mặt với Covid –

19. Nếu các quốc gia không hợp tác chặt chẽ với nhau, vì nhau, thì tất cả đều trọng
thương. Chưa bao giờ, một giống loài virus nhỏ bé lại dễ dàng khiến nhiều cường quốc
phải vỡ trận khơng ít thời điểm như thế. Thậm chí Thủ tướng một đất nước phát triển
như Anh, cũng phải cảnh báo rằng: Người Anh cần chuẩn bị tinh thần vĩnh biệt nhiều
người thân của mình sớm hơn dự kiến khi đại dịch lan rộng.
Khi Tổng thống Trump rút khỏi Hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris với lý do “bảo
vệ nhiều công ăn việc làm ở Mỹ”, thì chính hơn 330 triệu người dân Mỹ phải lãnh địn
đầu tiên: Phải hít thở bầu khơng khí độc hại hơn.
Hiệp định Paris năm 2015, Hoa Kỳ cam kết giảm 26-28% lượng khí thải CO2 trong
vịng 10 năm. Theo Ủy ban Châu Âu, Mỹ là nước thải nhiều khí CO2 thứ hai trên thế
giới, chỉ sau Trung Quốc. Năm 2015, Mỹ thải 5,1 triệu nghìn tấn khí CO2, nhiều hơn
tất cả 28 nước thuộc Liên minh châu Âu. Con số đó chiếm gần 1/6 tổng lượng khí thải
tồn cầu.
Mỹ khơng cắt giảm khí thải CO2, chắc chắn trái đất sẽ nóng lên. Băng tan. Nước biển
dâng. Hạn hán. Cháy rừng. Bão tố. Tất cả đang diễn ra như một trò domino với hiệu
ứng lan truyền quái ác.
Khi bị nhiễm bệnh Covid -19, lá phổi của nhiều bệnh nhân bị tàn phá nghiêm trọng.
Năm 2019, lá phổi của thế giới, rừng Amazone đã xảy ra đến 79.000 vụ cháy, điều chưa
từng có trong lịch sử. Cuối 2019, đầu 2020, bầu khơng khí nước Úc đặc qnh trong
khói cháy rừng thảm họa chưa từng có thời hiện đại. Người Mỹ hay người Phi, người
Úc, người Á, người Âu, đều phải thở bằng phổi. Tổng thống Trump chắc chắn cũng
phải thở bằng phổi. Sự vô cảm và tàn nhẫn của con người chính là những nhát kéo cắt
đi một phần lá phổi của mình.


Một đất nước vô cảm, thiếu trách nhiệm, cả thế giới ảnh hưởng. Một người vô cảm,
thiếu trách nhiệm, đương nhiên sẽ làm hại nhiều người khác. Tại Việt Nam những hậu
quả nghiêm trọng đã dần xuất hiện, gần đây nhất chính là hạn mặn chưa từng thấy tại
đồng bằng sông Cửu Long – vựa gạo số 1 của Việt Nam. Điều này ảnh hưởng nghiêm
trọng như thế nào đối với một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam, hẳn khơng cần

phải nói q nhiều bạn đọc cũng đã phần nào nhìn ra được.

5. Giá trị tổ quốc và câu nói “đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta”
Đại dịch gửi đi một thơng điệp: Trong thời đại tồn cầu hóa mọi thứ này, khơng cịn
miền đất hứa nào toàn vẹn cả. Con virus đã khiến cho vị thế “cơng dân khơng phải
hạng nhất” của khơng ít người có xuất thân ở nước kém phát triển, lộ rõ hơn bao giờ
hết. Họ bị kỳ thị và ít nhiều thấy lạc lõng ở xứ người.
Trong và sau những thảm họa của cộng đồng đất nước; trong và sau những biến cố lớn
của mỗi người, chúng ta mới chợt ngộ ra rằng: Trên đời này khơng có gì q giá bằng
mạng sống, gia đình, bằng quê hương, bằng Tổ quốc.
Sự hoảng loạn trong xã hội đã chứng minh: Cuối cùng, ai cũng hiểu mạng sống là số 1.
Nhưng ngày thường, chúng ta đã tàn phá sức khỏe thế nào? Bia rượu, những cuộc
thức thâu đêm suốt sáng, những lần sử dụng chất kích thích…
Có mấy người trẻ nghĩ đến nghịch lý: Khi có nhiều sức khỏe nhất, thì chúng ta lại tàn
phá nó khủng khiếp nhất? Lúc đang kiếm được nhiều nhất mà khơng biết tích trữ, thì
khi biến cố xảy ra, sẽ lấy gì chống đỡ?
Chúng ta đã coi trọng gia đình như thế nào? Ngày thường, chúng ta đã thực sự làm
những gì cho gia đình, hay chỉ mải miết đi nhậu, ăn chơi, công việc, kiếm tiền là tất cả?
Có bao nhiêu ơng bố bà mẹ dành thời gian chơi với con, học với con, tâm sự với con
mỗi ngày? Có bao nhiêu đứa con ấn định về thăm bố mẹ hàng tuần, hàng tháng?
Sự ngược đời trong đại dịch cũng đã xảy ra: Nhiều gia đình bất ổn bỗng như thấy
hạnh phúc trở lại vì họ được gần nhau nhiều hơn, có nhiều bữa cơm gia đình hơn và
thấu hiểu nhau hơn.
Còn tổ quốc? Mỗi người đều thấy bất an trong một thời thế quá nhiều thứ đổ xuống
đời. Nhưng những ai hay chỉ trích cộng đồng, đất nước có bao giờ cúi xuống nhìn lại:
Chính mình đã góp được viên gạch lành lặn nào để xây dựng quê hương, để góp phần
thay đổi những khiếm khuyết đó?


Một tòa tháp xây mất 4-5 năm, nhưng muốn phá thì chỉ cần 5 phút đặt thuốc nổ. Đất

nước làm sao giàu mạnh khi được “xây” bằng những khối thuốc nổ chỉ trích, chê bai,
bực tức?
Đại dịch Covid – 19 đã làm cho rất nhiều người nhận ra ý nghĩa thực sự của hai tiếng
“Tổ quốc”. Dù còn nghèo, dù còn nhiều bất cập tồn tại đang được giải quyết, nhưng
đất mẹ vẫn ln là vịng tay dài rộng, ấm áp nhất với những đứa con khắp bốn phương
trời. “Chống dịch như chống giặc” và lịch sử Việt Nam đã cho thấy, mỗi khi có giặc, thì
người Việt lại đồng lòng, bao dung hơn bao giờ hết.
Khi Covid đến Mỹ, trường nghỉ học, thần đồng Đỗ Nhật Nam khắc khoải muốn về
nhà. Mẹ của Nhật Nam không dám khuyên con di chuyển, nhưng chị lại gửi cho con
một đoạn thơ của một nhà thơ trẻ:
Tạ ơn cuộc sống, con còn đó
Một mảnh quê hương để trở về
Để mai trong lúc bơ vơ nhất
Điện thoại đầu kia có người nghe…
Đại dịch Covid -19 chưa qua đi, nhưng chắc chắn khiến thế giới thay đổi rất nhiều, từ
cách ứng xử với tự nhiên, phương thức kinh doanh, bảo vệ sức khỏe, đến chuyển biến
nội tâm và xếp lại thang giá trị trong mỗi con người.
Nếu chỉ coi virus như một kẻ giết người mà khơng coi nó như là sứ giả gửi những lời
cảnh báo sâu thẳm, để giúp con người tỉnh ngộ, thì chắc chắn “những tháng ngày tốt
đẹp của nhân loại sẽ khơng cịn nhiều nữa”…

Tác giả: Phương Thanh
Nguồn:
/>
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài viết 3: Tản mạn Corona thời loạn: Đừng chỉ nghe những gì người
ta nói...
Vũ Hán sau một đêm, thành phố triệu dân trở thành đô thị ma. Hà Nội sau một đêm,
thủ đơ n bình biến thành nơi hoảng loạn. Những thứ chúng ta vẫn tin và vẫn tưởng,

trong phút chốc chỉ cịn mây khói bay.


Hãy để tôi kể bạn nghe một câu chuyện, một câu chuyện kỳ dị, kỳ dị đến hoang đường.
Hoang đường ấy, nhưng mà có thật!
Số là, sáng nay trong cơng viên tôi bất ngờ đâm đầu vào một chàng trai ngoại quốc. Rõ
ràng là nền trời trăng trắng, cỏ non xanh xanh, vậy mà, khi đang tung tăng dạo bước
tôi đâu ngờ lại bầm tay tím mặt vì một vật gì cứng như đá tảng. Thì ra là cái lưng của
anh chàng. Tấm lưng rắn chắc có lẽ cịn hơn cả võ sư hay đấu sĩ.
Chàng ta quay lại xin lỗi rối rít, đến lúc ấy tơi mới nhìn rõ cái vẻ ngoài kỳ dị của anh
ta: lưng và mặt trắng như da trời, tay và chân xanh như màu lá, cả thân thể hịa tan
vào khung cảnh của cơng viên làm một. Đó là lý do vì sao anh bạn ngoại quốc trơng cứ
như tàng hình trước mắt tơi. Tôi bảo rằng không sao, không sao, chỉ phiền anh hái
giùm vài chiếc lá đắp lên vết đau là tôi sẽ khỏe liền. Và bạn hãy thử đoán xem? Anh ta
ngoe nguẩy cái mũi vươn về phía cành cây, cái mũi dài hàng mét khiến tơi mắt xoe
trịn…
“Tào lao! Vớ vẩn!” — Bạn thân mến, bạn đang nghĩ như vậy phải khơng? Và bạn nói
tiếp: “Đúng là mấy thứ chuyện tầm phào! Làm gì có ai da nửa xanh nửa trắng? Làm
gì có ai lưng cứng như đá tảng? Làm gì có ai mũi dài tới hàng mét?”.
Đúng vậy, chúng ta chỉ thấy có chủng da vàng, da trắng, da đen, chứ chưa từng thấy ai
có làn da hai màu xanh – trắng, huống hồ là lưng cứng như đá và mũi ‘ngoe nguẩy
dài’. Cho nên, phản đối cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng nếu anh chàng ấy không phải là “người”, mà là tắc kè, rùa, và voi, thì câu
chuyện trên khơng cịn khó lý giải nữa rồi.
Tại sao? Bởi vì chúng ta chỉ tin vào tai nghe mắt thấy, cịn điều khơng thấy thì ln
cho là tưởng tượng, là bịa đặt. Nếu tri thức của nhân loại chỉ giới hạn ở một vài vật
ni như trâu, bị, lợn, gà, thì hiển nhiên bạn cũng cho là nực cười khi ai đó mơ tả về
voi hay tắc kè. Điều ấy nghĩa là, chúng ta cũng giống như thầy bói xem voi, đã bị đóng
khung trong quan niệm của chính mình.


Chúng ta đang mắc kẹt trong cái khung chật hẹp
Thế nhưng, những gì ta khơng thấy khơng có nghĩa là khơng tồn tại, những gì ta
khơng tin khơng có nghĩa là khơng hiện hữu. Có rất nhiều quan niệm cố hữu trong
một thời gian dài, thậm chí từng được coi là chân lý, là điều hiển nhiên, đến một ngày
lại đột nhiên thay đổi. Giống như quan niệm thời cổ đại ‘mặt trời quay xung quanh
trái đất’, cứ ngỡ là chân lý, nhưng hóa ra lại sai bét.


Thời cụ kỵ chúng ta, sẽ chẳng ai tin có loại đèn khơng cần dầu vẫn sáng, gió thổi cũng
khơng tắt, treo ngược lên trần nhà cũng chẳng sợ bị rơi. Thời ơng bà chúng ta, nào có
ai đem… hố xí đặt chình ình giữa nhà, nói chẳng dám nói đến, mà ngay cả nghĩ thôi
cũng chẳng dám nghĩ nữa rồi. Còn bây giờ? Nơi từng bị coi là xú uế lại là nơi thơm
tho, có khi cịn thơm nhất trong nhà. Thời cha mẹ chúng ta, có ai dám cất tiền ngồi
đường khơng? Thế mà bây giờ người ta cịn thi nhau đào hố rồi chơn cái hịm tiền
xuống đất, rõ ràng là tiền của mình hẳn hoi nhưng muốn lấy ra thì phải trả lời đúng
câu hỏi, phải có đủ ‘chứng chỉ’, hầm bà nhằng đủ các thứ phức tạp, rồi người ta gọi nó
bằng cái tên mỹ miều – ATM.
Dăm ba câu chuyện vui kể trên cũng chỉ để nói rằng: Chúng ta đang bị nhốt trong một
cái khung chật hẹp, cái khung ấy giam hãm tư tưởng của chúng ta, lèo lái suy nghĩ và
tầm nhìn của chúng ta, dẫn dắt chúng ta vào lối mòn quen thuộc, khiến chúng ta vơ
hình trung tự mê hoặc chính mình. Phật gia giảng: “Nhân tại mê trung”, người hoa
mỹ hơn thì nói: “Nhân sinh là một trường mộng ảo”, một câu đơn giản nhưng ý tứ quả
là sâu xa.

Cuộc sống thật lắm lúc “hóa ra là…”
Cái khung quan niệm chỉ là chiếc lồng con, và chiếc lồng con ấy lại bị nhốt trong một
chiếc lồng lớn hơn, ấy chính là thế giới hiện thực, một thứ hiện thực đầy mê hoặc. Bạn
nói xem, có phải chỉ một trận ôn dịch mà khiến cho hết thảy đều đảo lộn? Cứ ngỡ là
n bình, hóa ra thành hỗn loạn. Cứ ngỡ là an tồn, cuối cùng lại rập rình hiểm nguy.
Ở Vũ Hán ấy, hơm qua cịn cáo buộc là tin đồn, hôm nay đã trở thành hiện thực, hôm

qua là yến tiệc vạn nhà, hôm nay đã thành nơi tang thương chết chóc. Lúc người ta
cịn đơng vui tấp nập đón giao thừa, nếu bạn nói với họ rằng ngày mai phong tỏa
thành phố, người khỏe như voi nhưng bệnh tật đang cận kề, bánh trái ê hề nhưng cái
đói đang chờ chực, “hết Tết là chết, chết rồi là hết”… thì hỏi ai tin? Ấy thế mà!
Vào cái thời người ta ln tự hào nói về văn minh và hiện đại, có ai ngờ lại có ngày
giành giật vì chiếc khẩu trang, tranh nhau vì thùng mì gói? Chỉ khi ôn dịch đến mới vỡ
lẽ rằng vật chất lên ngơi, tình người xuống giá, nhân loại q mong manh trước dịch
bệnh, con người ta vì hoảng loạn mà giẫm đạp lên nhân phẩm, lương tâm.
Ở cái xứ sở mà tiền có thể mua được tất cả ấy – tiền mua chức, mua quyền, mua tình,
mua danh vọng, mua quan hệ, mua nội tạng kéo dài mạng sống, thậm chí có người cịn


nói đùa “Tiền mua được cả nguyên thủ quốc gia” – thì khi đứng trước ơn dịch, tiền chỉ
là mớ giấy lộn bỏ đi.
Nước bạn khan hiếm khẩu trang, và rồi chúng ta cũng thế. Nước bạn có Vũ Hán cách
ly, và rồi chúng ta cũng xảy ra điều tương tự. Nước bạn có bệnh viện dã chiến, giờ bạn
có thấy bệnh viện dã chiến rải rác khắp Việt Nam? Những ngày đầu yên bình cho
chúng ta viễn cảnh “dịch nó chừa mình ra”, nhưng ngày hơm nay nơi nao khơng
hoảng loạn?
Một trận ơn dịch đến, chạy đâu cho thốt khỏi số Trời? Dịch bệnh chẳng sợ ngăn sông
cách biển, cũng chẳng biết quỵ lụy trước thế lực hay cường quyền. Bạn thấy chăng,
những thứ mà nhân loại trước kia vẫn hằng theo đuổi, phút chốc đều trở nên vô nghĩa.
Những thứ trước kia bị coi là mê tín, đến giờ lại trở thành cứu cánh niềm tin.
Thế giới này, chỉ sau một trận ôn dịch mà thị phi trắng đen, hết thảy đều đảo lộn,
khiến người ta tự hỏi: Đâu là ‘thực tế’, đâu là ‘thực tếu’? Phải chăng mình đã sống
trong ảo ảnh q lâu?

Thực tế, rất có thể khơng như ta vẫn nghĩ
Tổng kết lại, những gì chúng ta nhìn thấy đã là mê, mà thế giới này cịn mê gấp vạn
lần hơn thế, cũng chính là con người “mê ở trong mê”. Vậy thì, cuộc sống này có thật

sự giống như những gì mà chúng ta vẫn lầm tưởng hay khơng?
Muốn nhìn rõ hình ảnh trong gương, bạn cần lau sạch lớp bụi mờ bám trên bề mặt.
Muốn tìm ra chân tướng trong thế gian hỗn độn, bạn cũng cần rũ sạch lớp bụi bặm
trần ai – những thứ tuyên truyền, những lời cáo buộc, những điều đồn thổi, những
nhận định vội vàng… Hãy thử nhắm mắt lại, tách mình ra khỏi cái huyên náo của đám
đơng, tĩnh tĩnh mà nhìn, tĩnh tĩnh quan sát, bạn sẽ nhận ra rằng trí huệ khơng ở đơi
mắt của người khác, không ở đôi tai và cái miệng của người khác, mà là ở trong trái
tim của chính mình.
Giữa loạn lạc thời ôn dịch, thị thị phi phi, vàng thau lẫn lộn, hy vọng bạn sẽ phân biệt
bằng lý trí và trái tim của mình. Bạn có thể đọc, có thể nghe, cũng có thể tin, nhưng
mong bạn đừng vội vàng cho đó là tất cả. Trí huệ là của bạn, đừng hạn cuộc bản thân
trong những gì người ta nói…

Tác giả: Tâm Minh – DKN
Nguồn:


/>-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài viết 4: Virus: bóc trần, Vaccine: thức tỉnh - Kỳ 1: Vũ trụ đang gửi
cho ta thơng điệp gì thơng qua thiên họa?
“Trung Quốc đang nói dối tất cả những chuyện này, họ đã nói dối ngay từ đầu. Những gì
chúng ta biết cho tới nay và cịn nhiều điều chưa biết…”. Thượng nghị sĩ Tom Cotton cảnh
báo nước Mỹ về virus Corona Trung Quốc hôm 30/1.
“Tôi muốn phát biểu về vấn đề lớn nhất và quan trọng nhất hiện nay, virus corona Vũ
Hán là một thảm họa tương đương Chernobyl dành cho Trung Quốc nhưng có thể cịn
tệ hơn Chernobyl - vốn chỉ cục bộ. Virus corona có thể gây ra dịch bênh toàn cầu. Trong
khi các vị đang ngủ thì con số các ca mắc bệnh ở Trung Quốc đã tăng 30%, đây không
phải là số ca mới, mà chỉ là số ca được nhập viện. Con số có thể lớn hơn vậy gấp vài lần.
Cũng trong khi các vị đang ngủ, Trung Quốc đã đóng cửa hoàn toàn biên giới với Nga,

2600 dặm. Tất cả những nước khác đã ngừng việc đi lại. Những gì chúng ta biết cho tới
nay và còn nhiều điều chưa biết. Con virus này có thời gian ủ bệnh 14 ngày, và người ta
có thể truyền nhiễm trong khi khơng biểu hiện triệu chứng nào, khác với dịch SARS.
Trong một số trường hợp nó có thể lây qua khơng khí.
Vậy mà Trung Quốc đang nói dối tất cả những chuyện này, họ đã nói dối ngay từ đầu.
Và các bạn khơng cần phải xét đến lịch sử nói dối của họ từ dịch SARS năm 2003 dù
cũng có liên quan ở đây. Bạn chỉ cần xem những điều xảy ra trong tháng qua. Chúng ta
biết rằng ca nhiễm đầu tiên không xuất hiện sớm hơn ngày 1/12 dù Trung Quốc không
tiết lộ cho WHO cho tới 1 tháng sau đó, ngày 31/12, khi họ vẫn tiếp tục che giấu người
dân của mình và vẫn nói rằng virus đã được cách ly trong Vũ Hán.
Hiện tại nó đã lan ra mọi tỉnh của Trung Quốc. Họ cũng nói, trong gần 2 tháng cho tới
đầu tuần này, rằng virus đã khởi nguồn từ chợ hải sản Vũ Hán và người dân nhiễm từ
động vật, dơi… Nhưng khơng phải vậy. Tạp chí Lancet đã đăng tải nghiên cứu cuối tuần
trước cho thấy, trong 40 ca đầu tiên, 14 người không tiếp xúc với hải sản, thậm chí cả
bệnh nhân đầu tiên.
Tơi phải nhắc rằng, Trung Quốc hay chính Vũ Hán có nhà thí nghiệm an toàn sinh học
cấp 4 duy nhất ở Trung Quốc nghiên cứu những mầm bệnh nguy hiểm nhất thế giới bao
gồm cả Corona. Giờ hãy bàn về hành động của Trung Quốc, họ đã cách ly 60 triệu


người, 60 triệu là hơn cả dân số vùng bờ biển tây nước Mỹ. Họ đã đóng cửa trường học
vơ thời hạn, cho nghỉ học tồn quốc vơ thời hạn. Hong Kong thuộc Trung Quốc, cơ bản
đã chặn mọi việc đi lại từ đại lục. Vì thế rất trọng yếu, chúng ta dừng ngay lập tức mọi
chuyến bay thương mại, giữa Trung Quốc và Mỹ. Cũng trọng yếu khi chúng ta cần biết
sự dối trá và yếu kém của Trung Quốc trong việc đối phó dịch” (Thượng nghị sĩ Tom
Cotton, Trithucvn dịch)

Giả dối là tội ác
Theo báo New York Times, qua lời kể của cư dân, bác sĩ và một số quan chức thành phố
Vũ Hán, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra nhiều quyết định khiến công tác chống

dịch bị chậm trễ trong suốt 7 tuần đầu tiên tính từ lúc virus Corona chớm xuất hiện.
“Những ngày đó, họ nỗ lực bắt những tiếng nói quan ngại im lặng, trong đó có nhiều
bác sĩ. Cảnh báo về mối nguy hiểm của căn bệnh mới bị giảm xuống, khiến 11 triệu dân
Vũ Hán không hiểu rằng họ cần phải tự bảo vệ bản thân
Đến khi cả guồng máy nhà nước Trung Quốc báo động vào ngày 20-1-2020, virus
Corona đã bắt đầu lan khắp thế giới, làm rung chuyển thị trường tài chính và buộc các
nước phải áp lệnh giới hạn đi lại với Trung Quốc.
Ngày 20-1, hơn 1 tháng sau khi các ca bệnh đầu tiên xuất hiện, những lo lắng dồn nén
trong công chúng chạm tới điểm bùng nổ. Người ta chính thức thừa nhận virus Corona
mới có thể lây từ người sang người, tệ hơn, một bệnh nhân thậm chí đã lây cho 14 nhân
viên y tế.
Cuối cùng, chính quyền quyết định phong tỏa thành phố vào ngày 23/1, cô lập Vũ Hán
với các địa phương khác. Theo ông thị trưởng, cho đến lúc đó, đã có khoảng 5 triệu
người rời thành phố. (Nguồn: Tuổi trẻ, NYT)
Ngày hôm qua (6/2), bác sỹ Lý Văn Lượng 34 tuổi đã tử vong vì nhiễm virus corona.
Anh chính là một trong 8 bác sỹ đã cố gắng cảnh báo cho đồng nghiệp và mọi người về
thảm hoạ virus chết người trên Wechat. Cơ quan cảnh sát đã bắt giữ, “giáo dục” và
“cảnh cáo” 8 vị bác sỹ tuyến đầu rằng họ là những kẻ “gieo tin đồn thất thiệt” về nạn
dịch. Cái chết của bác sỹ Lý như một cơn địa chấn khiến hàng triệu người Trung Quốc
bàng hoàng, bất ngờ, đau xót, phẫn uất. "Chính quyền Vũ Hán đã chủ động giết chết
những con chim hoàng yến trong mỏ than của mình” (Vũ Hán: Câu chuyện về thất bại
của hệ thống miễn dịch và sức mạnh xã hội)


Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát triển một thứ văn hóa "Giả" từ lời nói cho
đến hành động, trở thành cường quốc về hàng giả, thông tin giả, giá trị giả. Sự giả dối
đó được bưng bít và che đậy bằng quyền lực thao túng truyền thông, dùng lợi ích kinh
tế để khiến các quốc gia phải im lặng trước những bí mật đen tối mà ĐCSTQ muốn che
giấu cả thế giới.
Thông tin về dịch bệnh đáng ra cần được cảnh báo sớm nhất có thể thì nó bị bưng bít

bằng mọi giá, và tất nhiên bằng cách đó họ khiến cho con virus trở nên mạnh quá mức,
huỷ diệt chính đồng bào mình và reo rắc nguy hiểm ra toàn thế giới.

Con virus khủng khiếp nhất thực ra chính là nhân tâm
Con virus độc đã được sinh ra và phát triển từ sự giả dối của chính quyền Trung Quốc,
và ngay cả khi nó chưa truyền bệnh thì nó đã khiến nhân tâm con người mắc bệnh, thứ
virus có lẽ cịn đáng sợ hơn.
Khi dịch bệnh xảy ra, người ta sẵn sàng bán luôn cả nhân phẩm để trục lợi bằng mọi
mánh lới buôn bán với giá cắt cổ, như thể đại dịch không phải là nỗi nguy hiểm cho
đồng bào mà sẽ là cơ hội để kiếm tiền. Khi đầu cơ không bán được với giá cao thì họ từ
chối bán cho người dân cần. Đạo đức lương tâm của người làm nghề y dược bị rẻ rúng.
Có phải vì lợi mà người ta qn ln sự tơn q nghề nghiệp của mình? Cứu người là
cơng đức vơ lượng, vậy mà họ từ chối, bởi vì cái lợi không được thoả mãn. Đáng buồn
và đáng thương thay cho những con người trong vô minh mà quên cả giá trị ý nghĩa sứ
mệnh của chính mình.
Trong cơn hoảng loạn của tin tức về dịch bệnh - thiên tai, người ta lại càng tuyệt vọng
bởi nhân hoạ, với đủ những chuyện cay đắng đau lòng về cách hành xử của con người
trong cơn hoạn nạn chung. Thậm chí thảm hoạ đến rồi mà họ vẫn lo kiếm tiền thay vì
tích Đức, ngay cả khi bài học về việc một cường quốc kinh tế như Trung Quốc cịn đang
khơng thể cứu nổi mình hiện rành rành trước mắt.
Khi mà cứ thơng tin bất lợi nào đó xuất hiện thì nhân tâm bắt đầu hỗn loạn, ví như việc
người ta tranh nhau mua chiếc khẩu trang, coi như vị Thần cứu hộ. Người ta tranh
nhau tích trữ mua khẩu trang, nhưng lại quên rằng người không mua được khẩu trang
sẽ là nguy cơ reo rắc mầm bệnh. Khổng Tử nói: “Những gì muốn làm cho mình thì hãy
làm cho người khác”. Để cứu mình thì cũng đừng quên phải cứu người. Cái thứ triết học
đấu tranh phản lại đạo lý truyền thống mà ĐCSTQ đã bồi đắp mấy chục năm qua khiến


cho người ta tin rằng họ có thể giành nhau cả sự sống. Mỗi sinh mệnh đều đáng quý và
bình đẳng trước Thượng Đế. Đạo Trời không thiên vị ai, chỉ nhìn nhân tâm.

Mua được khẩu trang rồi thì lại đến tin virus có thể lây qua con đường tiêu hoá và các
con đường khác... Người ta hướng ngoại trong tuyệt vọng để tìm cách gì đó hịng cứu
vãn cuộc đời, nhưng cũng như sự xuất hiện và diễn biến của con virus kia, mọi thứ bên
ngồi sẽ ln khó lường, bất trắc và không thể biết trước.

Vũ trụ đang gửi cho ta thơng điệp gì thơng qua thiên hoạ?
Con virus dẫu chúng ta khơng nhìn thấy bằng mắt nhưng nó đang lan ra đe dọa an tồn
cả thế giới. Thế giới ngày càng trở nên bất ổn khiến lòng người bất an: Cháy rừng, động
đất, dịch bệnh ... xảy ra gần như cùng một lúc. Điều gì đang thật sự diễn ra với nhân
loại? Liệu chúng ta có thể nhìn thấy thơng điệp mà vũ trụ gửi đến chúng ta, và thức
tỉnh...
Những thảm họa liên tiếp xảy ra từ nơi xa xôi cách ta vạn dặm rồi bất ngờ đến ngay sát
bên ta phải chăng đang cố gắng lan truyền thông điệp về sự vô thường mong manh của
sinh mệnh? Rằng hành trình của đời người khơng phải là đến thế giới này miệt mài
tranh giành nơi danh lợi, vật chất. Bởi vì đến giờ có lẽ mọi người đều có thể thấy, khi có
đại nạn thì tiền kiếm được dẫu bằng núi cũng khơng cứu nổi chính mình. Khi chìm
trong dục vọng thì tâm trí cũng u mê khơng cịn nhìn thấy đâu là ý nghĩa thực sự của
đời người.
Chúng ta cố gắng theo đuổi các thứ bề ngoài nhưng giờ đây, khi ai ai cũng phải mang
khẩu trang cũng như là ai cũng bình đẳng trước cái chết, những cái đắp điếm ở bên
ngoài cũng sẽ trở nên vô nghĩa. Nào cửa hàng đồ hiệu, quán xá xa hoa, cũng trở nên vơ
nghĩa khi nó hiển hiện trong một sự thật hoàn toàn khác. Những điều mà bình thường ai
cũng tin tưởng nó sẽ đem lại hạnh phúc, như nhà lầu xe hơi, đất đai, tiền bạc… giờ đây
chẳng có ý nghĩa gì trước một con virus vơ hình.

Khẩu trang để che chắn cái bên ngồi hay để nhắc ta quay vào bên trong?
Cái khẩu trang mà chúng ta phải chen nhau mua đó phải chăng nhắc chúng ta hãy quay
về bên trong, tìm lại những giá trị cơ bản của sinh mệnh, chính điều đó mới mang đến
sự yên định và bình an nơi mình. Những cảm xúc tiêu cực lại là một chất xúc tác khiến
cơ thể trở nên yếu hơn. Người ta có thể chưa chết vì bệnh, nhưng đã có thể chết vì sợ

hãi, lo lắng, hoảng loạn. Đó đều là những trạng thái khiến con người suy giảm năng
lượng miễn dịch tự nhiên, vốn là cách duy nhất chống lại virus.


Chính sự bình an nơi tâm là nguồn năng lượng lớn để chúng ta miễn nhiễm với bệnh
dịch. Nhưng sự bình an đó chỉ có khi chúng ta có niềm tin vào những giá trị bất biến.
Muốn vậy phải biết đem cái nhân đạo điều hòa với Thiên đạo. Khi trong tâm có Đạo,
mọi sự biến loạn sẽ dừng lại ở bên ngoài ta, mà đời người cũng giữ được an nhiên trong
mọi cảnh ngộ.
Thuận theo Thiên lý là sự đảm bảo tốt nhất cho sinh mệnh đời người
Cổ nhân giảng: “Thiên nhân tương dữ". Thiên đạo và nhân sự quan hệ mật thiết với
nhau. Vậy nên làm việc gì bao giờ cũng phải theo Thiên lý mà hành động: hợp với lẽ
Trời là phải, là hay, nghịch với lẽ Trời là trái. Trời sinh ra người có phú cho một phần
Thiên lý. Phần Thiên lý ấy là cái tâm, là cái tinh thần. Trời và người có thể tương cảm
tương ứng được là như thế. Nay thời loạn, nếu ta thức tỉnh, lấy Thiên luân làm nhân
luân, thuận theo Thiên lý là sự đảm bảo tốt nhất cho sinh mệnh đời người.
Cái "Ác" không phải là điều xa lạ đối với ĐCSTQ. Đừng quên thể chế này đã chủ động
nghiền nát hàng chục ngàn sinh viên ở quảng trường Thiên An Mơn năm nào, và trước
đó là Đại cách mạng văn hố... đó cũng là nơi họ dựng lên vụ tự thiêu giả mạo để che
giấu tội ác đàn áp hàng triệu học viên Pháp Luân Công, đàn áp người Ngô Duy Nhĩ, Tây
Tạng… Giả dối và tàn ác là cách mà ĐCSTQ tồn tại và duy trì quyền lực của mình mấy
chục năm qua.
Con virus bùng phát và nguy hiểm bởi sự giả dối bưng bít của một thể chế tàn ác, thì ta
lấy "Chân" để hóa giải nó, minh bạch về thơng tin là điều tối quan trọng để kiểm sốt
virus. Đến giờ thì chúng ta đã hiểu vì sao Phật ln giảng con người phải "Chân", bởi vì
Giả dối chính là tội ác. Khổng Tử giảng: “Thành thực là đạo Trời, giữ cho được thành
thực là đạo người” (Trung Dung)
ĐCSTQ hành "Ác" thì ta lấy "Thiện" hố giải và lan toả năng lượng tích cực ra thế giới
xung quanh mình. Có người bán lương tâm lấy tiền nhưng cũng có rất nhiều người
đang cố gắng làm những điều tốt nhất cho cộng đồng, mang tấm lòng thiện lương chân

thành nghĩ cho người khác, và chúng ta đều thấy ở họ toả ra thứ năng lượng của
"Thiện", từ bi, chính năng lượng đồng hố với vũ trụ đó sẽ vơ hiệu hố con virus, bởi vì
cái "Ác" là phản nhân đạo, trái Thiên đạo, chỉ có sức mạnh của lịng "Thiện" mới dập
tắt được nó.
Họa và phúc không có cửa nẻo nhất định. Mà do con người triệu vời đến cho mình. Sự
báo ứng của điều thiện và điều ác. Như cái bóng đi theo thân hình. Khi tâm người dấy


khởi một điều thiện, tuy điều thiện chưa làm mà thiện thần đã đi theo mình rồi. Hoặc tâm
dấy khởi một điều ác, tuy điều ác chưa làm, nhưng ác thần đã đi theo mình rồi. (Sách Thái
Thượng cảm ứng thiên).
ĐCSTQ đầy tranh đấu và thù hận, ta lại nên lấy "Nhẫn" để tĩnh lặng trước biến loạn.
Phật gia giảng: “Tâm bất động ức chế vạn động”. Bình tĩnh suy xét điều gì mới thực sự
có thể cứu vãn chúng ta trong hoạn nạn. Virus khơng chỉ có một loại, trước đây thế giới
đã trải qua đại dịch SARS, và tương lai, biết đâu sẽ còn những đại dịch nào khác nữa…
Vì thế đừng hoảng loạn. Bình tĩnh, hướng vào nội tâm, cầu nguyện những điều tốt lành
cho mọi người, tin vào những điều Thần Phật răn dạy. Trong trạng thái thiền của tâm
trí, chính là khi ta có đủ năng lượng để bình yên trước biến động cuộc đời.
Thực ra con virus khơng thấy bằng mắt thường thì mọi người đều biết là có thật cịn
Thần Phật có thể cứu người tuy khơng phải ai cũng có thể nhìn thấy nhưng nhiều người
lại khơng tin. Vì sao các tơn giáo đều dạy con người làm điều tốt, tích đức, hành thiện,
bởi vì đó mới chính là cái phao cuối cùng khi thời khắc lịch sử đến.
Đừng tự tạo thêm Nhân hoạ vào Thiên tai. Thay vì chạy đi tìm các phương tiện giải
pháp ở bên ngoài, hãy trở lại hướng vào chính nội tâm mình, đề cao chuẩn mực đạo đức
theo Thiên đạo. ĐCSTQ là lực lượng phản vũ trụ, phản nhân loại. Ta lấy chính lý của vũ
trụ để phản lại nó. Kinh Dịch viết: “Hễ giữ tâm mình cho chính, thì chẳng cần hỏi tương
lai mình như thế nào. Nếu mà đòi hỏi phải có tương lai. Thì chớ có làm mất tương lai ấy
đi”. Mong rằng mỗi người có thể nhìn thấy thơng điệp mà vũ trụ gửi đến chúng ta và
thức tỉnh.
Lão Tử giảng: "Đạo trời không thiên vị ai, luôn giúp đỡ cho người lương thiện". Thuận

theo Thiên lý, chính niềm tin vào những giá trị tốt đẹp cuối cùng sẽ đưa chúng ta vượt
qua kiếp nạn này.

Virus: bóc trần, Vaccine: thức tỉnh - Kỳ 2: Đại tự nhiên muốn sắp đặt
lại trật tự?
Virus Vũ Hán đang khiến cả thế giới hoảng loạn chao đảo. Nhưng Phật gia giảng: “Khơng có
gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp ngẫu nhiên mà khơng vơ tình để lồi
người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus
Mỗi ngày, con virus lần lượt phơi bày tất cả sự thật mà chúng ta từ lâu đã không có khả
năng nhìn thấy hoặc cố tình quên đi.


Mỗi ngày nếu để ý người ta sẽ thấy mỗi diễn biến của nó đều điểm vào những sai trái mà
con người đã bày ra khi đến thế giới này.
Nó bóc tách lần lượt cả những dối trá, vốn luôn được che đậy kỹ càng. Giờ đây con người
nhận ra khơng có gì giấu giếm được dưới ánh mặt trời.
Dường như, ngoài sự huỷ diệt, nó có sứ mệnh thức tỉnh con người, nếu người ta còn có
khả năng nhận ra và thức tỉnh, lắng nghe thông điệp mà có lẽ Thượng đế, ông Trời hay
Thần Phật đã cố gắng truyền đạt nó đến chúng ta vào giờ phút cuối cùng.

Kinh tế suy giảm hay nhu cầu của chúng ta quá nhiều
Dịch bệnh khiến nền kinh tế chao đảo, chỉ số chứng khoán sụt giảm đột ngột, hàng loạt
doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa, người lao động phải nghỉ việc để bảo đảm an toàn,
nguồn nguyên liệu nhập khẩu bị cắt đứt, khơng có ngun liệu sản xuất, đóng cửa giao
thương, xuất nhập khẩu.
Nhưng ta đã bao giờ thử nghĩ thấu đáo về cái khái niệm kinh tế phát triển? Bản chất
của nó là việc tăng cường mua bán và tiêu thụ, để phục vụ cho nhu cầu vật chất vốn dĩ
đã được kích hoạt bằng sự hưởng thụ khơng có giới hạn của con người. Xã hội càng trở
nên cái gọi là văn minh, thực ra là một xã hội tràn ngập vật chất, nó trở thành thước đo
của sự tiến bộ. Thành phố càng to thì siêu thị càng lớn. Đó là biểu hiện bề ngồi của một

quốc gia phát triển. Nó vận hành bằng cách khai thác cạn kiệt tài nguyên, phá huỷ môi
trường, trái đất. Các nhà máy xả thải gây ô nhiễm môi trường, bụi mịn, thuỷ ngân, các
dịng sơng nhiễm mặn, kiệt quệ đến chết...
Tự tin vào sự phát triển của khoa học, con người có thể thống trị thế giới, ngăn sơng đắp
đập, phá rừng, lấp hồ để cải tạo thiên nhiên theo nhu cầu lợi ích và ý chỉ của con người.
Họ dùng phịng thí nghiệm để phát triển các loại virus, rồi lại chạy theo xây dựng phịng
thí nghiệm cao cấp để tìm cách tiêu diệt nó; thử nghiệm các thứ trái với quy luật tự
nhiên, biến đổi gen cây trồng, sử dụng phân bón hố học, can thiệp vào mọi q trình
tuần hồn của tự nhiên vốn dĩ được vận hành theo một cơ chế hoàn hảo tự động.
Chúng ta khơng trả lại gì cho Đất Mẹ ngồi rác, ơ nhiễm... Vật cực tất phản, trái đất đã
quá giới hạn chịu đựng sự tàn phá bởi nhu cầu không đáy của con người. Chúng ta
truy cầu hưởng thụ thật nhiều bằng cách bóc lột tự nhiên và như một bumerang ném ra,
nó sẽ quay lại chính ta. Chúng ta kêu trời vì khói bụi ơ nhiễm, vì nguồn nước bẩn,
nhưng chúng ta quên rằng những nhà máy thải độc đó mọc lên vì nhu cầu tiêu dùng của
chúng ta mà thơi. Khơng ai khác, chính con người là ngun nhân huỷ hoại chính mình.


Chúng ta hoảng loạn bởi dục vọng
Khi có tin bệnh nhân dương tính với virus, ngay trong đêm người ta đi càn quét sạch
siêu thị, và sau đó người ta đổ xơ đi mua đồ tích trữ trong hoảng loạn. Bởi vì vốn dĩ sự
cần dùng của con người đã được bồi đắp qua bao lâu nay trong xã hội hiện đại mà ta gọi
là phát triển kinh tế. Khi người ta sử dụng và phụ thuộc quá nhiều vào hàng hố thì đến
lúc có biến, phải cuống cuồng đi mua sắm tích trữ, khơng thiếu thứ gì.
Nhưng thực ra không phải đợi đến đại dịch, chỉ cần một tin giảm giá khai trương ưu đãi
thì ngay cả trong tâm bão dịch bệnh họ vẫn đổ xô đi xếp hàng mua quần áo bất kể
khuyến cáo không tụ tập đông người. Rồi lại hốt hoảng khi có tin trong biển người đó có
người bị nghi nhiễm virus. Chính cái lịng tham vật chất và quá nhiều nhu cầu khiến
chúng ta hoảng loạn.
Hàn Phi Tử nói: “Mang theo dục vọng nhiều, tâm ắt sẽ loạn, tâm loạn thì dục vọng càng
mạnh mẽ, dục vọng càng mạnh mẽ khiến tà tâm chi phối, tà tâm chi phối làm cho cách

hành xử bị rối loạn, hành xử rối loạn chắc chắn sẽ sinh ra tai họa.”

Thực sự nhu cầu cơ bản của con người khơng nhiều
Khi có dịch bệnh xảy ra, những người vốn dĩ bình thường khơng có nhu cầu vật chất gì
nhiều, khơng có nhu cầu ăn uống đủ loại thứ thực phẩm, họ sẽ thấy chẳng có gì phải lo
lắng. Tất nhiên họ cũng không phải lo chạy đi chen nhau khoắng cả siêu thị làm gì.
Càng ít nhu cầu thì người ta càng nhiều an nhiên tự tại và bình tĩnh. Lịng tham mới
khiến cho lịng người bấn loạn.
Tín tâm vào sự phát triển của khoa học đã khiến sản xuất công nghiệp là thước đo văn
minh tiến bộ. Dịch bệnh cho ta nhận ra, giờ đây, bất cứ cái gì cần ta đều phải đi mua
bằng tiền, bởi vì ta đã chê chán cái nền nơng nghiệp tự túc là lạc hậu để chạy theo nền
kinh tế công nghiệp, người dân bỏ quê ra thành phố chen chúc nhau trong những hộp
chung cư cao tầng, để rồi tranh giành mua đồ ở chợ hay siêu thị.
Tất nhiên khi khơng thể tự cấp thì ta phải cần rất nhiều tiền để đi mua, và bởi vậy lại
phải quay cuồng đi kiếm tiền, cuốn mình trong cái vịng xốy kiếm tiền - sản xuất - khai
thác - phá huỷ tự nhiên - tiêu tiền - kiếm tiền… không bao giờ ngừng lại.
Cổ nhân có câu: “Nhân dục vơ nhai, hồi đầu thị ngạn” (Lịng dục của con người khơng có bờ
bến, nhưng nếu nhìn lại phía sau mình thì đó là bờ bến đấy).
Đến giờ liệu chúng ta đã hiểu ra rằng: sống ít nhu cầu mới đúng là cách sống thuận theo
tự nhiên; rằng: nhiều thực phẩm được sản xuất ở quy mơ cơng nghiệp dựa trên hố chất


và các thứ biến đổi gen sẽ tàn phá tự nhiên, khiến ta phải dùng nhiều thuốc hơn, nó
khơng làm ta khỏe lên, chỉ thôi thúc ta phải kiếm tiền nhiều hơn để thỏa mãn nhu cầu,
và để chữa đủ loại bệnh kỳ quái do các thứ đột biến mà chính ta muốn thêm vào đời
sống tự nhiên của mình.
Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump khuyến khích mọi người tin tưởng vào “món quà
thiên nhiên” và cách chữa bệnh tự nhiên, đặc tính chữa bệnh và ni dưỡng cơ thể của
thiên nhiên đã góp phần mang đến sức khỏe tốt cho bà. Bà kêu gọi người Mỹ ngừng dựa
vào các loại “thuốc ma thuật” của Big Pharma. “Tôi là một tín đồ nhiệt thành trong việc

lồng ghép và diễn giải các yếu tố của thiên nhiên trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta
để tạo ra một môi trường ấm áp, lành mạnh và lạc quan. Tôi tin rằng những lợi ích tự
nhiên này có thể là cơng cụ giúp tăng cường sức khỏe và hạnh phúc của tất cả trẻ em”.
Ông tổ y học thế giới Hyppocrates đã nói rằng: “Thức ăn của bạn phải là thuốc cho bạn
và thuốc men của bạn phải là thức ăn”. Thực phẩm từ tự nhiên chính là thảo dược tốt
nhất mang lại sức đề kháng bền vững cho cơ thế.
Sự trở về với nơng nghiệp tự nhiên sẽ giải thốt con người ra khỏi sự lệ thuộc vào các
sản phẩm hóa chất do các chiến dịch quảng cáo tạo ra, tiêu diệt niềm tin của con người
vào các sản phẩm từ tự nhiên, thay vào đó khiến con người chỉ tin và dùng những thứ
được bào chế ra từ phịng thí nghiệm, dược phẩm. Người dân thế giới thức tỉnh về bản
chất thực sự của ngành công nghiệp khai thác lợi nhuận từ sức khỏe con người này.

Một cánh cửa đóng lại sẽ có một cánh cửa khác mở ra
Cúm Vũ Hán khiến nền kinh tế ảnh hưởng nặng dẫn đến nhiều hệ lụy, rất nhiều doanh
nghiệp giải thể, sẽ có rất nhiều người mất việc, rất nhiều người đã trở về quê. Dường
như Thượng đế đang muốn thông qua con virus, sắp đặt lại trật tự, khi con người đã đi
quá xa khỏi Thiên Lý.
Dịch bệnh chuyển dịch dòng người trở về mảnh đất quê hương, nơi thuộc về mỗi con
người trong sự an bài của số phận, nó là sự trở về tự nhiên và tương lai, có thể chúng ta
sẽ lại khôi phục được một nền nông nghiệp giàu có, phong phú sản vật tự nhiên như
những món quà mà Đất Mẹ muốn dành cho loài người, những đứa con dại dột trên Trái
Đất. Vắng đi những nhà máy nhưng sẽ lại hồi sinh những cánh đồng, vườn xanh ngắt
hoa trái và cây cỏ. Chẳng phải chúng ta đã bắt đầu nhận ra sự quý giá của những màu
xanh đó rồi sao?


Einstein từng nói: “Con người ln cố gắng theo đuổi mục tiêu phàm tục là tài sản, sự
phù phiếm, cuộc sống xa hoa, điều này làm tôi cảm thấy đáng thương”.
Cuộc sống chạy theo văn minh công nghiệp đã đủ khiến ta thấy mệt mỏi, cạn kiệt năng
lượng bên trong? Con người dường như đã đi quá xa trong mức độ tiêu thụ tràn lan. Và

đại dịch như một sự thức tỉnh, giúp ta hiểu giá trị của một nền kinh tế tự cấp tự túc, với
đời sống giản dị, cân bằng với tự nhiên, khơng cịn những bon chen chạy đua vô nghĩa
phức tạp, cuộc sống ấy giảm đi rất nhiều sự phiền hà, tránh được rất nhiều thứ mặt trái
của xã hội hiện đại, dẫu đạm bạc hơn nhưng khơng bao giờ lo thiếu thốn gì ngay trên
mảnh đất nhỏ của mình.
Đó chính là cách con người sống hài hồ với thiên nhiên, trong một vịng tuần hồn,
thiên nhiên nuôi sống con người, và con người sống bằng tình u và lịng biết ơn, giữ
gìn tài ngun của của Đất Mẹ. Cuộc sống hài hòa và ý nghĩa ấy vốn dĩ ta đã có từ xưa.
Chỉ là ta đã đánh mất và chối bỏ nó để tìm kiếm thứ gì đó hào nhống của xã hội hiện
đại. Nhưng đến lúc ta hiểu rằng, hiện đại không phải điều tốt đẹp như ta tưởng, và
truyền thống luôn quý giá trong vẻ đẹp vĩnh cửu của nó.
Nhiều người trẻ đã nhìn ra và đã, đang dần trở về với nơng nghiệp, bằng tất cả tình yêu
với tự nhiên, mặc dù họ đều có thể thành cơng trong các lĩnh vực tri thức công nghiệp.
Và họ đã cho thấy sản phẩm nơng nghiệp khơng bao giờ là lạc hậu, nó giá trị ở mọi
phương diện.
Nền nông nghiệp dựa trên nền tảng của truyền thống và tình nghĩa gắn bó sẻ chia giữa
người với người, tạo nên một cơng động đầy tính nhân văn. Ta sẽ hiểu rằng không cần
phải đi đâu xa, hạnh phúc chính là sự đủ đầy trong chính mình, trong ngơi nhà, mảnh
vườn, những người thân u mà ở đó ta khơng cần sự đề phịng, khơng nhìn nhau như
những người máy xa lạ khơng chút tình cảm. Ta sẽ tìm thấy niềm vui, khơng phải trong
thế giới cơng nghệ, vốn cũng chẳng cần q nhiều, để hồ mình trong thế giới tự nhiên,
cảm nhận hạnh phúc bền vững trọn vẹn cả vật chất lẫn tinh thần. Đó mới chính là cuộc
sống ta nên thuộc về...
Những ngày này Hà Nội vắng vẻ, sự vắng vẻ bất thường nhưng theo cách nào đó nó
dường như hợp lý. Trước khi dịch bệnh xảy ra, Hà Nội chìm trong bụi mịn đến nỗi ai
cũng cảm thấy sợ hãi mỗi khi ra ngoài. Trái đất đã đến giới hạn chịu đựng của nó, cũng
như con người vậy. Con người chỉ là một sinh mệnh nhỏ như hạt cát trong sinh mệnh
lớn Trái Đất. Thượng đế dường như thông qua con virus để chúng ta nhận ra những sai



trái của lồi người, và người khơng thể trị thì Trời trị, mọi thứ cần trở về với vị trí đúng
của nó, an bài tối cao khơng thuộc về con người. Con người chỉ có thể thức tỉnh và thuận
theo Thiên Lý mới có thể đảm bảo cho sự an tồn của mình.

Virus: bóc trần, Vaccine: thức tỉnh - Kỳ 3: Cuộc thanh lọc của những
giá trị
Virus Vũ Hán đang khiến cả thế giới hoảng loạn chao đảo. Nhưng Phật gia giảng: “Khơng có
gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vơ tình mà lại hữu ý để
loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus...
Mỗi ngày, con virus lần lượt phơi bày tất cả sự thật mà chúng ta từ lâu đã khơng có khả
năng nhìn thấy hoặc cố tình quên đi.
Mỗi ngày, nếu để ý, ta sẽ thấy mỗi diễn biến của nó đều điểm vào những sai trái mà con
người đã bày ra khi đến thế giới này.
Nó bóc trần lần lượt những dối trá, vốn luôn được che đậy kỹ càng. Giờ đây con người
nhận ra khơng có gì giấu giếm được dưới ánh mặt trời.
Dường như, ngoài sự huỷ diệt, nó có sứ mệnh thức tỉnh, nếu người ta còn có khả năng
nhận ra và thức tỉnh, lắng nghe thông điệp mà có lẽ Thượng đế, ông Trời hay Thần Phật
đã cố gắng truyền đạt nó đến chúng ta vào giờ phút cuối cùng...

Virus khiến cuộc sống chậm lại hay bởi chúng ta đã sống q nhanh?
Trận ơn dịch khiến lịng người hoảng loạn. Nhưng xét cho cùng thì chúng ta vốn vẫn
sống trong sự bấn loạn lâu nay đó thơi. Giao thông hỗn loạn, ai cũng vội vã đi như chạy,
mấy giây đèn đỏ cũng không thể kiên nhẫn chờ nổi. Nhưng đâu chỉ giao thơng, việc gì
chẳng biến thành chạy: chạy trường, chạy điểm, chạy việc, chạy tiền, chạy chức, chạy
quyền, chạy ăn, chạy doanh số, chạy thành tích… Cuộc sống của chúng ta khác nào
cuộc thi chạy, cuộc đời khác nào cuộc đua mà cái đích cuối cùng cũng chỉ là nghĩa
trang?
Con virus quái gở khiến chúng ta phải dừng lại tất cả cuộc đua học hành, kiếm tiền,
chạy chọt, toan tính, thi đua, tranh đấu… Thật tình cờ mà khơng ngẫu nhiên, nó khiến
mọi người phải sống chậm lại, nó tạo ra thời gian cần thiết để chúng ta suy ngẫm về

chính mình và cuộc đời. Virus khiến cuộc sống đình trệ lại, nhưng nó cho ta cơ hội dừng
lại để nhìn xem ta đang sống vì điều gì, bằng cách nào và sẽ đi về đâu, điều gì thực sự
quan trọng trong cuộc đời mỗi người...

Chúng ta bận rộn vì những thứ ảo ảnh


Chúng ta đã tạo ra một xã hội rối loạn và chạy theo nó, cuốn vào cái vịng hoảng loạn,
mà con người vừa là nạn nhân, vừa là nguyên nhân. Nhưng khi có thời gian tĩnh lại,
người ta sẽ nhận ra cái khiến ta quay cuồng, hoảng loạn đó là bởi ta không nhận ra
những giá trị thật và ảo mà lâu nay ta vẫn theo đuổi.
“Nhiều dục vọng sinh ra tai họa”. Trong chữ Hán, từ "bận rộn" 忙 gồm bộ "tâm"忙 và
chữ "vong" 忙 ghép lại, biểu hiện nội hàm: một người luôn quá bận rộn sẽ đánh mất trái
tim và hủy diệt lòng người. Đây chẳng phải chính là lời cảnh báo của Thần đối với con
người?
Trước khi có đại dịch, điều khiến người ta quan tâm nhiều nhất là danh, lợi, tiền, quyền,
sự thành công, các thứ giải trí xa hoa... Khi dịch bệnh khiến hàng ngàn người chết,
người ta mới thấu hiểu tất cả những thứ đó khơng đảm bảo cho con người thốt khỏi
virus, bởi vì nó khơng có cơ chế mua bằng tiền hay hối lộ, như cách con người vẫn tin
dùng thứ quyền năng đó.
Benjamin Franklin nói: “Phần lớn những nỗi thống khổ của nhân loại đều do con người
tự gây ra vì đánh giá nhầm giá trị của nhiều điều”.
Khi nhận ra tiền, quyền không mua được sức khoẻ và hạnh phúc, sự an tồn, khơng
mua được thời gian sống, sự thật về những điều con người ta suốt đời theo đuổi được
chiếu rọi bằng một thứ ánh sáng khác, và những giá trị mà ta tin tưởng bám chặt vào
bấy lâu hoá ra cũng chỉ là ảo ảnh. Virus cho con người trải nghiệm sự vô nghĩa của
những thứ ta tưởng là quan trọng. Chức vụ, máy bay hạng sang, khách sạn 5 sao, sân
golf, biệt thự… khơng là gì cả trước phán quyết của con virus vơ hình.
Khi ta sống bằng những giá trị ảo thì chỉ cần một cơn lốc cũng đủ khiến hồn xiêu phách
lạc. Cuộc sống chậm lại, nếu tỉnh táo xem xét, thực ra cũng chỉ là dừng lại những thứ

phù phiếm, vô nghĩa mà bấy lâu người ta dành quá nhiều thời gian công sức để đánh đổi
mà thôi.
Con người ảo tưởng về giai cấp, vị thế, tin rằng mình có thể hơn người khác vì mình sở
hữu nhiều hơn. Nhưng hố ra virus khơng phân biệt sang hèn, khơng phân biệt thể chế
chính trị, dân tộc, giới tính hay tuổi tác, giàu nghèo, trình độ, giai cấp, quốc tịch. Thậm
chí người ta bất ngờ khi nó nhắm vào giới chính trị gia, quan chức, người nổi tiếng. Nó
nói với ta rằng: “Con người sinh ra bởi Thượng đế và bình đẳng trước sự sống và cái
chết.”

Đại tự nhiên có khả năng phơi bày mọi thứ


Có một con virus sống rất lâu trong con người đó là sự dối trá. Nhưng con virus tự
nhiên có khả năng bóc trần mọi thứ. Nó bóc tách lần lượt những giả dối được che đậy
kỹ càng.
Nếu con người sống thành thật, chính trực, nếu thơng tin minh bạch, virus không thể
lây lan, virus sẽ bị chặn đứng từ sớm. Nhưng người ta tiếp tục bưng bít, giấu giếm bằng
những hành vi dối trá, những xảo trá, để tránh bị cách ly, để chạy trốn khỏi vùng dịch,
để không ai biết, để tô hồng vào một thứ niềm tin ảo tưởng phục vụ cho mục đích nào
đó… Những giả dối đó hiển hiện hằng ngày, trong từng diễn biến về con virus mà ai
cũng có cơ hội nhìn thấy.
Con virus sống bằng năng lượng của sự giả dối và cái ác, chừng nào sự giả dối khơng
dừng lại thì nó cịn cơ hội tiếp tục lan ra khắp thế giới và hủy diệt con người.
Nó phơi bày ra tồn bộ những cái được che đậy, trang điểm màu mè. Trước con virus vơ
hình, con người bộc lộ rõ bản chất như soi vào chiếc gương của phẩm giá: Sự cơ hội,
lịng tham, hay sự hy sinh, tính trách nhiệm; sự vơ cảm, trí tuệ hay vơ minh, những
người tử tế và những kẻ đạo đức giả... Nó khơng chỉ ở phương diện cá nhân mà còn là cả
các quốc gia, nhân tính hay dân tộc tính, đều hiển hiện rõ ràng. Những thứ chưa được
phơi bày ra ánh sáng của sự thật chỉ còn là vấn đề thời gian! Đại tự nhiên hiểu rõ lịng
người và mọi sự vơ tình đều có thể là hữu ý để con người thể hiện chính mình trong một

cuộc phán xét sinh tử.
Einstein từng viết một thông điệp vào ngày 4 tháng 5 năm 1936:
"Gửi Hậu thế,
Nếu các bạn không trở nên công bằng hơn, thân ái hơn, và nói chung, biết lẽ phải hơn chúng
tơi (đang hoặc đã từng) thì Quỷ sẽ đến bắt các bạn.
Những lời chúc thiện ý với sự trân trọng nhất.
(Từng là) Bạn của các bạn.
Albert Einstein"
Phải chăng con virus huỷ diệt chính là điểm hố của Thần cảnh tỉnh con người nhìn lại
chính mình trong một quy luật nhân quả bất biến của vũ trụ. Có lẽ con virus mang sứ
mệnh của nó khiến người ta hiểu rằng thức tỉnh là cách cuối cùng để kết thúc trị chơi
qua mặt Thiên Lý.

Đại đào thải bên ngồi - Cuộc thanh lọc từ bên trong


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×