Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

luận văn thạc sĩ bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị các trường sĩ quan quân đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.24 KB, 108 trang )

3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chất lượng của người cán bộ được tạo thành bởi nhiều yếu tố: phẩm chất
chính trị, đạo đức, trình độ trí tuệ, năng lực thực tiễn, phong cách làm việc khoa
học... Trong đó phong cách làm việc khoa học là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
chất lượng, hiệu quả công tác của người cán bộ. Thực tiễn lãnh đạo cách mạng của
Đảng ta qua các giai đoạn cho thấy chất lượng và hiệu quả của việc ra quyết định,
tổ chức thực hiện quyết định, việc kiểm tra, tổng kết đều tùy thuộc một phần quan
trọng ở phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ, trước hết là đội ngũ cán
bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cấp. Vì vậy, bồi dưỡng xây dựng cho đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chủ chốt của Đảng có phong cách làm việc khoa học là yêu cầu khách
quan trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và trong công cuộc đổi mới, chỉnh đốn
Đảng hiện nay.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị các trường sĩ quan
quân đội là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; một bộ phận của đội ngũ cán bộ chính trị quân đội. Là lực lượng
nịng cốt của cơ quan chính trị, đội ngũ này có vai trị quan trọng tham mưu cho
đảng ủy, chính ủy các trường sĩ quan về những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ
đạo, những nội dung về công tác đảng, cơng tác chính trị; đồng thời làm tốt công tác
hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc cơ quan, đơn vị trong trường sĩ quan tiến hành
công tác đảng, cơng tác chính trị theo chức trách, nhiệm vụ; tham gia xây dựng, tổ
chức thực hiện các kế hoạch cơng tác chung của cơ quan. Để hồn thành tốt chức
trách, nhiệm vụ được giao, đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị
phải được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực toàn diện, trong đó bồi
dưỡng cho họ có phong cách làm việc khoa học là rất cần thiết.
Trong thời gian qua, đảng ủy, ban giám hiệu các trường sĩ quan đã thường
xuyên quan tâm chăm lo xây dựng cơ quan chính trị vững mạnh, trong đó rất quan
tâm bồi dưỡng về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị, nhất là đội ngũ cán
bộ chủ chốt ban, ngành. Do đó, chất lượng của đội ngũ này từng bước được nâng



4
lên, cơ bản đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ. Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm
vụ công tác đảng, cơng tác chính trị có sự phát triển mới, thì kiến thức, năng lực,
đặc biệt là phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành
cơ quan chính trị có mặt cịn hạn chế, chưa ngang tầm với đòi hỏi của nhiệm vụ.
Những hạn chế bất cập đó có nhiều nguyên nhân, song trực tiếp là do việc bồi
dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ
quan chính trị cịn chậm đổi mới; nhận thức, trách nhiệm của chủ thể, lực lượng và
đối tượng bồi dưỡng có mặt chưa đầy đủ và sâu sắc; nội dung, hình thức, phương
pháp bồi dưỡng chưa sát thực, hiệu quả, vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng, hiệu quả công tác đảng, cơng tác chính trị ở các trường sĩ quan.
Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới đòi
hỏi phải đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở, tiếp tục hồn
thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực
hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam; nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị, chất lượng, hiệu quả hoạt
động của cơ quan chính trị trong qn đội nói chung, ở các trường sĩ quan nói riêng.
Do đó, đặt ra những địi hỏi rất cao về phẩm chất, năng lực và phong cách làm việc
khoa học của đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị, trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt
ban, ngành cơ quan chính trị các trường sĩ quan quân đội.
Vì vậy, nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và tìm ra những
giải pháp bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt
ban, ngành cơ quan chính trị các trường sĩ quan quân đội, góp phần xây dựng đội
ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị vững mạnh hoàn thành tốt chức
trách, nhiệm vụ được giao. Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác đảng,
cơng tác chính trị; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở các trường sĩ quan nói
riêng, nhà trường quân đội nói chung là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp
thiết cả về lý luận và thực tiễn hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn


5
Xây dựng cơ quan chính trị, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cán bộ chính trị nói
chung và cán bộ cơ quan chính trị trong qn đội nói riêng là vấn đề rất quan trọng,
luôn được cấp ủy đảng các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; đồng thời
được các nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lý quan tâm nghiên cứu. Có nhiều
cơng trình khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và nhiều bài viết đăng trên các
tạp chí, nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau, tiêu biểu như:
* Bàn về xây dựng, nâng cao chất lượng cơ quan chính trị có các cơng trình:
Song Hào, “Về nhiệm vụ cơng tác chính trị trong Qn đội nhân dân”,
Sách, Nxb QĐND, 1975. Cuốn sách gồm nhiều bài viết, bài nói của tác giả đề cập
đến những vấn đề cơ bản nhất, những nội dung chủ yếu nhất của công tác chính trị
như: sự lãnh đạo của Đảng đối với qn đội, vị trí, nhiệm vụ, ngun tắc, phương
pháp cơng tác chính trị, một số mặt chủ yếu của cơng tác chính trị, đó là cơng tác tư
tưởng, cơng tác xây dựng Đảng, cơng tác cán bộ. Trong đó tác giả cho rằng, cơ quan
chính trị là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tổ chức cơng tác chính trị, bộ
máy giúp việc cho đảng ủy, chính ủy; có nhiệm vụ đảm nhiệm công tác tư tưởng,
công tác tổ chức và tổ chức tiến hành cơng tác chính trị trong các đơn vị quân đội
dưới sự lãnh đạo của đảng ủy và sự chỉ đạo trực tiếp của chính ủy. Để làm trịn
nhiệm vụ, cơ quan chính trị phải được xây dựng vững mạnh tồn diện, trong đó phải
chú trọng xây dựng lý luận nghiệp vụ và bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực
nghiệp vụ cho cán bộ cơ quan chính trị.
Phạm Huy An (Chủ nhiệm đề tài) “Nâng cao chất lượng hoạt động của
ban chính trị cơ quan quân sự cấp huyện trong giai đoạn hiện nay”. Đề tài cấp
khoa CTĐ, CTCT, Học viện Chính trị, 2003; Nguyễn Văn Cần (chủ nhiệm đề
tài), Xây dựng ban chính trị ở các trung đoàn bộ binh đủ quân làm nhiệm vụ
huấn luyện sẵn sàng chiến đấu hiện nay, Đề tài cấp Tổng cục Chính trị, Hà Nội,
2007; Nguyễn Tiến Quốc (chủ nhiệm đề tài), Xây dựng cơ quan chính trị quân

sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, Đề tài cấp Bộ Quốc
phòng, Hà Nội, 2007.


6
Các cơng trình trên đã tiếp cận nghiên cứu từ các góc độ đối tượng, phạm vi
khác nhau, nhưng đều đề cập luận giải một cách khá toàn diện về tính cấp thiết, làm
rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn xây dựng và hoạt động của cơ quan
chính trị và cho rằng: để nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan chính trị phải
thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, các lực
lượng, trước hết là cấp ủy đảng, mọi cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trị, chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan chính trị; xây dựng cơ quan chính trị phải xây dựng cả tổ
chức, cả con người, chú trọng xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch, vững
mạnh; tổ chức tốt việc bồi dưỡng tại chức để nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính
trị; phát huy vai trò trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng trong xây dựng cơ quan
chính trị vững mạnh tồn diện.
* Bàn về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị, cán bộ cơ quan chính
trị trong quân đội có các cơng trình:
Tổng cục Chính trị, Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới, Sách, Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội, 2002; Viện khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bồi dưỡng nhân cách
chính trị viên cho đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội hiện nay, Sách, Nxb
QĐND, Hà Nội, 2009; Nguyễn Việt Hà, Bồi dưỡng phương pháp tác phong công
tác của đội ngũ cán bộ chỉ huy cấp phân đội ở các lữ đoàn tăng thiết giáp giai đoạn
hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị, Hà Nội, 2005; Đỗ
Khắc Cẩn, Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện trong quân
đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học
viện Chính trị, Hà Nội, 2007.
Thực tiễn xây dựng và chiến đấu của quân đội đã chứng minh vai trò to

lớn của đội ngũ cán bộ chính trị, cán bộ cơ quan chính trị của quân đội và việc
đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng và chiến đấu của quân đội, tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với quân đội. Tiếp cận nghiên cứu từ các góc độ khác nhau, mỗi cơng


7
trình khoa học, mỗi đề tài luận văn nêu trên đã giải quyết thành cơng nhiều vấn
đề theo mục đích, nhiệm vụ xác định. Song, các cơng trình đều đã tập trung luận
giải làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ chính trị, cán bộ cơ quan chính trị theo phạm vi góc độ, cấp độ
nghiên cứu khác nhau.
Các cơng trình nghiên cứu đều cho rằng, đội ngũ cán bộ chính trị, cán bộ cơ
quan chính trị phải thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi
mặt với nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, để đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị, cán bộ cơ quan chính có đủ phẩm chất, năng lực
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, các cơng trình nghiên cứu đều cho
rằng: phải nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn đào tạo; đổi mới nội dung, chương
trình, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, bồi
dưỡng tại trường với bồi dưỡng tại đơn vị và tự bồi dưỡng của cán bộ. Trong đó
việc bồi dưỡng tại đơn vị và tự bồi dưỡng của cán bộ được các cơng trình rất quan
tâm và coi đó là một trong những biện pháp hết sức quan trọng để bồi dưỡng nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính trị, cán bộ cơ quan chính trị hiện nay.
* Bàn về phong cách và bồi dưỡng phong cách của người cán bộ có các
cơng trình:
M.M.Va-xe-rơ, Phong cách làm việc kiểu Lênin trong công tác và sự lãnh
đạo của Đảng, Sách, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1985. Trong cuốn sách, tác giả
đã luận giải những nội dung phong cách làm việc kiểu Lênin, đó là: quan điểm khoa
học; liên hệ với quần chúng, quan tâm tới mọi người; sự lãnh đạo tập thể chân chính
và trách nhiệm cá nhân đối với công việc được giao; sự thống nhất giữa lời nói và

việc làm; sự vững vàng về tư tưởng và tính ngun tắc của Đảng; đầu óc thiết thực;
óc sáng kiến, quan điểm sáng tạo đối với cơng việc; kỷ luật, phê bình và tự phê
bình, tính khơng khoan nhượng đối với những thiếu sót.
Đặng Xn Kỳ (chủ biên), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Sách,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Trong cuốn sách này các tác giả đã làm rõ
những nội dung của phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, tính thống nhất, mối


8
quan hệ giữa phương pháp Hồ Chí Minh với phương pháp cách mạng Việt Nam,
phong cách Hồ Chí Minh với phong cách của những người cộng sản chân chính.
Bàn về phong cách Hồ Chí Minh, các tác giả đã luận giải làm sáng tỏ những vấn đề
lý luận về phong cách và cho rằng, phong cách Hồ Chí Minh là sự tổng hợp của
phong cách tư duy; phong cách làm việc; phong cách diễn đạt; phong cách ứng xử;
phong cách sinh hoạt.
Nguyễn Văn Thắng (chủ nhiệm đề tài), Bồi dưỡng phong cách lãnh đạo của
người chính ủy cho học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp chiến thuật, chiến dịch ở
Học viện Chính trị quân sự hiện nay, Đề tài cấp Học viện, Hà Nội, 2008; Lưu Văn
Ngọc, Bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học cho đội ngũ chính trị viên các
trung đồn bộ binh ở Qn khu 2 giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học
chính trị, Học viện Chính trị, Hà Nội, 2009.
Các tác giả đề tài khoa học và tác giả luận văn đã tiếp cận và luận giải làm
sáng tỏ những vấn đề cơ bản về phong cách nói chung, phong cách lãnh đạo, phong
cách làm việc, đưa ra các quan niệm về phong cách lãnh đạo, phong cách làm việc
khoa học của người cán bộ gắn với chức trách, nhiệm vụ. Phân tích và chỉ ra những
đặc trưng riêng biệt của từng loại phong cách, những yếu tố cấu thành và con đường
hình thành phong cách lãnh đạo, phong cách làm việc khoa học. Trên cơ sở đó, phân
tích đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm; đề xuất
những giải pháp bồi dưỡng. Trong đó, vấn đề được các tác giả coi trọng là phải kết
hợp chặt chẽ giữa bồi dưỡng của tổ chức với tự bồi dưỡng của cá nhân; lấy việc tự

học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện là con đường cơ bản để bồi dưỡng, rèn luyện phong
cách của mỗi cán bộ.
Tô Xuân Sinh, Một số vấn đề về bồi dưỡng, rèn luyện phong cách lãnh đạo
của cán bộ, đảng viên trong quân đội hiện nay, Thông tin khoa học xã hội và nhân
văn quân sự, (88), Tr.15-17, Hà Nội, 2003. Tác giả cho rằng mọi cán bộ, đảng viên
đều phải có năng lực lãnh đạo, phẩm chất của người lãnh đạo, phong cách lãnh đạo,
phương pháp, tác phong lãnh đạo. Như vậy, phong cách lãnh đạo là yếu tố tạo nên
chất lượng của người cán bộ, đảng viên. Tác giả cũng đã đưa ra quan niệm về phong
cách lãnh đạo của cán bộ, đảng viên trong quân đội; nội dung biểu hiện của phong


9
cách lãnh đạo; một số giải pháp bồi dưỡng, rèn luyện phong cách lãnh đạo của
người cán bộ, đảng viên trong quân đội hiện nay.
Nguyễn Văn Thắng, Bồi dưỡng phong cách chính ủy, chính trị viên đáp ứng
yêu cầu xây dựng qn đội hiện nay, Tạp chí Quốc phịng tồn dân, (7), tr.92-95,
Hà Nội, 2008. Trong bài viết, tác giả đưa ra quan niệm về phong cách chính ủy,
chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam; đặc trưng của phong cách người
chính ủy, chính trị viên đó là: tính đảng, tính ngun tắc cao; dân chủ, đồn kết,
thống nhất; chủ động, sáng tạo, quyết đoán; sâu sát, cụ thể, tỉ mỉ; làm việc khoa
học, có kế hoạch, giải quyết hài hịa mối quan hệ trong cơng tác; tác phong quần
chúng, gương mẫu, có khả năng giáo dục, thuyết phục con người. Tác giả đề xuất
một số giải pháp bồi dưỡng phong cách chính ủy, chính trị viên trong Qn đội
nhân dân Việt Nam hiện nay.
Tóm lại: các cơng trình khoa học trên đây đều chọn cho mình một khách
thể, một đối tượng nghiên cứu cụ thể, dựa trên một phương pháp tiếp cận,
phương pháp nghiên cứu, thuộc một ngành khoa học, một chun ngành khoa
học. Các cơng trình trên đã nghiên cứu, luận giải làm sáng tỏ những vấn đề cơ
bản về đội ngũ cán bộ chính trị trong quân đội, cơ quan chính trị, đội ngũ cán
bộ cơ quan chính trị một số loại hình đơn vị cả khối bộ đội chủ lực và địa

phương; xây dựng đội ngũ cán bộ, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực và phương
pháp, tác phong công tác cho đội ngũ cán bộ chính trị, cán bộ cơ quan chính trị;
làm rõ một số nội dung cơ bản về phong cách nói chung, phong cách lãnh đạo,
phong cách làm việc khoa học của cán bộ lãnh đạo, chính uỷ, chính trị viên
trong quân đội... Những kết quả nghiên cứu trên đây đã được xã hội hố, góp
phần quan trọng vào làm sáng tỏ hơn, sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực
tiễn CTĐ, CTCT trong quân đội.
Tuy nhiên, phong cách nói chung, phong cách lãnh đạo, phong cách làm việc
khoa học nói riêng bao giờ cũng gắn với một lĩnh vực hoạt động, một ngành nghề
xã hội, một chức vụ và với từng chức danh cụ thể. Không thể lấy phong cách làm
việc khoa học của chức vụ này áp đặt cho một chức vụ khác, một ngành nghề này
cho một ngành nghề khác. Vì vậy, mặc dù có sự thống nhất về cơ sở lý luận và


10
phương pháp luận, có cùng một khách thể nghiên cứu, có sự giao thoa nhất định về
một số nội dung lý luận chung, nhưng đề tài luận văn có đối tượng nghiên cứu độc
lập, không trùng lặp với các công trình đã được nghiệm thu, cơng bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Mục đích: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất
những pháp cơ bản bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ
chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị các trường sĩ quan quân đội hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về phong cách làm việc khoa học và
bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành
cơ quan chính trị các trường sĩ quan quân đội.
Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm bồi
dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ
quan chính trị các trường sĩ quan quân đội.
Xác định yêu cầu, đề xuất những giải pháp cơ bản bồi dưỡng phong cách làm

việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị các trường
sĩ quan quân đội.
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
Bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban,
ngành cơ quan chính trị các trường sĩ quan quân đội.
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong quá trình bồi
dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ
quan chính trị các trường sĩ quan quân đội; phạm vi khảo sát, chủ yếu ở 06 trường sĩ
quan như: Trường sĩ quan Lục quân 1; Trường sĩ quan Lục quân 2; Trường sĩ quan
Chính trị; Trường sĩ quan Đặc cơng; Trường sĩ quan Pháo binh; Trường sĩ quan Chỉ
huy kỹ thuật Thông tin; những số điều tra, khảo sát được giới hạn từ năm 2005 đến
nay.


11
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn của luận văn
* Cơ sở lý luận:
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống những quan điểm, nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; các chỉ thị, nghị quyết,
quyết định của Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, các hướng dẫn,
quy định của Tổng cục Chính trị về CTĐ, CTCT, về cán bộ và công tác cán bộ,
xây dựng cơ quan chính trị, cán bộ chính trị, đặc biệt những văn kiện, tài liệu triển
khai thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị (khố IX), các tài liệu về cơ quan
chính trị và cán bộ chính trị theo tinh thần Nghị quyết 51 và Nghị quyết 513 của
Đảng uỷ Quân sự Trung ương, các quy định, hướng dẫn mới nhất của Tổng cục
Chính trị về những nội dung trên.
* Cơ sở thực tiễn:
Là hoạt động của cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị; thực

tiễn bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị nói chung, trực tiếp là bồi dưỡng phong
cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị
các trường sĩ quan quân đội thời gian qua và hiện nay; các báo cáo về tình hình cơ
quan chính trị và cán bộ chính trị của Tổng cục Chính trị và các trường sĩ quan; các
báo cáo tổng kết CTĐ, CTCT, báo cáo tổng kết công tác tổ chức, cán bộ; những số
liệu, tư liệu điều tra, khảo sát liên quan đến bồi dưỡng phong cách làm việc khoa
học của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị các trường sĩ quan
quân đội.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận:
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận khoa học của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng
sản Việt Nam và của quân đội về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.


12
Luận văn còn được nghiên cứu trên quan điểm hệ thống cấu trúc, lơgíc-lịch
sử và quan điểm thực tiễn để xem xét, phân tích các vấn đề có liên quan.
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái qt hóa, hệ
thống hóa các nguồn tài liệu liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, bồi
dưỡng phong cách làm việc khoa học cho cán bộ nói riêng; tham khảo, kế thừa, cụ
thể hóa các cơng trình nghiên cứu như: sách, đề tài khoa học, luận án, luận văn, bài
báo khoa học có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn.
Quan sát quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ chủ
chốt ban, ngành cơ quan chính trị các trường sĩ quan quân đội; các hoạt động của
cấp ủy, cán bộ chủ trì, các tổ chức, các lực lượng trong bồi dưỡng phong cách làm
việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị các trường
sĩ quan quân đội.
Thực hiện trò chuyện, trao đổi tọa đàm với một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy

các cấp. Nội dung hướng vào tìm hiểu cách thức bồi dưỡng phong cách làm việc
khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn.
Tiến hành điều tra các mẫu phiếu câu hỏi in sẵn đối với cán bộ, giáo viên ở
các trường sĩ quan. Nội dung tìm hiểu thực trạng phong cách và bồi dưỡng phong
cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị
các trường sĩ quan quân đội. Đồng thời khẳng định tính khách quan của một số nhận
định trong luận văn.
Xin ý kiến của một số nhà khoa học, nhà sư phạm, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy
các cấp về nội dung của luận văn nghiên cứu.
Tiến hành xử lý các số liệu và sử dụng toán học để bảo đảm tính khách quan
của kết quả nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp những cơ sở khoa học
giúp cho đảng ủy, ban giám hiệu, cấp ủy, tổ chức đảng cơ quan chính trị bồi dưỡng


13
phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan
chính trị các trường sĩ quan quân đội hiện nay. Đồng thời, luận văn có thể sử dụng
làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn CTĐ, CTCT trong
các học viện, nhà trường quân đội.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Phần mở đầu; 2 chương (4 tiết); kết luận; danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN BỒI DƯỠNG PHONG CÁCH
LÀM VIỆC KHOA HỌC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT BAN,
NGÀNH CƠ QUAN CHÍNH TRỊ CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
1.1. Phong cách làm việc khoa học và những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng

phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan
chính trị các trường sĩ quan quân đội
1.1.1. Ban, ngành cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ chủ chốt ban,
ngành cơ quan chính trị các trường sĩ quan quân đội
* Ban, ngành cơ quan chính trị các trường sĩ quan quân đội
Các trường sĩ quan quân đội hiện nay gồm có: Trường sĩ quan Lục quân 1,
Trường sĩ quan Lục quân 2, Trường sĩ quan Chính trị, Trường sĩ quan Đặc công,
Trường sĩ quan Chỉ huy kỹ thuật Thơng tin, Trường sĩ quan Phịng hóa, Trường sĩ quan
Công binh, Trường sĩ quan Không quân, Trường sĩ quan Tăng thiết giáp, Trường sĩ


14
quan Pháo binh, Trường sĩ quan Kỹ thuật quân sự. Các trường sĩ quan có nhiệm vụ đào
tạo sĩ quan cho toàn quân và đào tạo cán bộ cho quân đội của một số nước anh em
(Lào, Cămpuchia), đồng thời là những trung tâm nghiên cứu, phát triển khoa học quân
sự, khoa học xã hội nhân văn quân sự và các khoa học khác, phục vụ cho sự nghiệp
xây dựng quân đội, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền quốc phịng
tồn dân đáp ứng u cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN.
Nghị quyết số 51-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX khẳng định: “Ở mỗi cấp
có chính ủy (hoặc chính trị viên) là người chủ trì về chính trị và cơ quan chính trị đảm
nhiệm CTĐ, CTCT của đơn vị, hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của
cấp ủy, cơ quan chính trị, chính ủy (chính trị viên) cấp trên và sự lãnh đạo trực tiếp
của cấp ủy cùng cấp”[2, tr.2]. Quán triệt tinh thần đó, Quyết định Số 359QĐ/ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự Trung ương về việc ban hành “Điều lệ CTĐ,
CTCT trong Quân đội nhân dân Việt Nam” và Quyết định số 1723/QĐ-CT của Tổng
cục Chính trị, đã cụ thể hố chức năng, nhiệm vụ, chế độ cơng tác của cơ quan chính
trị các cấp trong quân đội. Trong đó xác định ở các trường sĩ quan, cơ quan chính trị
là một bộ phận trong hệ thống các cơ quan của trường sĩ quan (gọi là phịng chính
trị).
Chức năng của cơ quan chính trị các trường sĩ quan là: đảm nhiệm CTĐ,

CTCT trong trường sĩ quan; hoạt động dưới sự chỉ đạo của cơ quan chính trị cấp trên;
lãnh đạo của đảng ủy, chỉ đạo trực tiếp của chính ủy, quản lý, điều hành của hiệu
trưởng trong các hoạt động của nhà trường. Đề xuất với đảng ủy, chính ủy trường sĩ
quan nội dung, biện pháp hoạt động CTĐ, CTCT. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch CTĐ, CTCT ở cấp mình; hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thực hiện.
Nhiệm vụ chung nhất của cơ quan chính trị các trường sĩ quan quân đội là:
nghiên cứu, đề xuất để đảng ủy và chính ủy trường sĩ quan quyết định nội dung,
biện pháp hoạt động CTĐ, CTCT trong trường sĩ quan; xây dựng kế hoạch và tổ
chức thực hiện ở cấp mình; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thực
hiện các hoạt động CTĐ, CTCT từ công tác tuyên huấn, công tác tổ chức, công tác
cán bộ, công tác bảo vệ, cơng tác dân vận, cơng tác chính sách, công tác quần


15
chúng, CTĐ, CTCT trong các nhiệm vụ đến tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ
CTĐ, CTCT cho cấp ủy viên và cán bộ chính trị theo phân cấp.
Theo đó, biên chế tổ chức của cơ quan chính trị các trường sĩ quan được biên
chế thống nhất theo biểu biên chế của Bộ Quốc phịng gồm có các ban, ngành:
tun huấn, tổ chức, cán bộ, bảo vệ, chính sách, dân vận, thanh niên, kế hoạch tổng
hợp, kiểm tra Đảng và cơng đồn, phụ nữ.
Đây là những ban, ngành nghiệp vụ CTĐ, CTCT thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của cơ quan chính trị trên các mặt cơng tác, hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo
của đảng uỷ, chính ủy trường sĩ quan, cấp ủy, tổ chức đảng cơ quan chính trị, sự chỉ
huy, quản lý, điều hành trực tiếp của chủ nhiệm chính trị và hướng dẫn, chỉ đạo của
cơ quan chính trị cấp trên về nghiệp vụ CTĐ, CTCT. Các ban, ngành cơ quan chính
trị là những cơ quan giúp việc của đảng uỷ, chính ủy, chủ nhiệm chính trị và trực
tiếp tiến hành CTĐ, CTCT trong trường sĩ quan, nhằm xây dựng đảng bộ trường sĩ
quan trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, xây dựng trường sĩ quan
vững mạnh toàn diện, bảo đảm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
* Đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị các trường sĩ quan quân

đội
Cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước là những người nắm giữ cương vị lãnh
đạo, quản lý trong tổ chức đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương
đến địa phương, là lực lượng nòng cốt, nhân tố quyết định thành bại của cách mạng.
Trong quân đội, hiểu một cách chung nhất, cán bộ chủ chốt là những người
giữ trọng trách lãnh đạo, chỉ huy, quản lý một cơ quan, đơn vị.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị ở các trường sĩ quan
hiện nay bao gồm các trưởng ban tuyên huấn, tổ chức, cán bộ, bảo vệ, chính sách,
dân vận, thanh niên, kế hoạch tổng hợp; một số phó ban, ngành như: phó chủ nhiệm
ủy ban kiểm tra Đảng ủy nhà trường; phó ban tuyên huấn, tổ chức, cán bộ...; do yêu
cầu nhiệm vụ và tổ chức biên chế của các trường sĩ quan khác nhau, do đó có
trường sĩ quan khơng bổ nhiệm một số trưởng, phó ban, ngành mà giao nhiệm vụ
cho một số trợ lý phụ trách ban, ngành như: trợ lý cơng đồn, phụ nữ, chính sách,
dân vận...


16
Từ cách tiếp cận trên, có thể quan niệm: Đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành
cơ quan chính trị các trường sĩ quan quân đội là một bộ phận cán bộ chính trị của
quân đội, được bổ nhiệm giữ các chức vụ trưởng, phó ban, ngành, được giao nhiệm
vụ phụ trách ban, ngành; chịu trách nhiệm chỉ huy, quản lý, điều hành hoạt động
của ban, ngành thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo phạm vi xác định.
* Đặc điểm của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị các
trường sĩ quan quân đội
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị hầu hết
được đào tạo cơ bản, được tuyển chọn, sàng lọc chặt chẽ thơng qua q trình cơng
tác
Ở các trường sĩ quan hiện nay, đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan
chính trị hầu hết đã qua đào tạo tại Trường sĩ quan Chính trị và Học viện Chính trị ở
các cấp học, bậc học khác nhau. Số còn lại, hầu hết được đào tạo các ngành chỉ huy,

kỹ thuật sau đó qua chuyển loại chính trị. Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ chủ
chốt ban, ngành cơ quan chính trị cũng khá cao, 100% có trình độ cao đẳng trở lên,
trong đó thạc sĩ chiếm 7.69%, đại học 90.76%, cao đẳng 1.53% [43]. Không chỉ qua
đào tạo cơ bản, đội ngũ này còn được tuyển chọn chặt chẽ thơng qua q trình cơng
tác. Trước khi được bổ nhiệm, được giao nhiệm vụ, hầu hết đã khẳng định được uy
tín, trình độ năng lực của mình. Nhìn chung đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ
quan chính trị có động cơ phấn đấu tốt, ham học hỏi, cầu tiến bộ, có tâm huyết gắn
bó với nghề nghiệp, có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cơ
quan chính trị các trường sĩ quan.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị được hình
thành từ nhiều nguồn khác nhau, song hầu hết chưa được đào tạo chuyên sâu theo
ngành nghiệp vụ CTĐ, CTCT
Đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị là những cán bộ trưởng
thành từ nhiều cương vị khác nhau được điều động về cơ quan chính trị và được bổ
nhiệm, giao nhiệm vụ giữ các chức vụ cán bộ chủ chốt các ban, ngành. Trong số đó
nhiều đồng chí là cán bộ, trợ lý của các cơ quan; giảng viên của các khoa giáo viên;
cán bộ của các hệ, tiểu đoàn quản lý học viên. Số liệu thống kê cho thấy trong số cán


17
bộ được bổ nhiệm, giao nhiệm vụ trưởng, phó ban, ngành, trợ lý phụ trách ban, ngành
của cơ quan chính trị, có 44.61% là nguồn tại chỗ của cơ quan chính trị; 24.61% từ
nguồn cán bộ, giáo viên của các cơ quan, các khoa; 27.69% từ nguồn cán bộ quản lý
học viên; chỉ có 3.07% là nguồn từ các đơn vị cơ sở được điều động về [42].
Đây là những cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác cơ quan, kinh
nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm thực tiễn trong lãnh
đạo, chỉ huy, quản lý đơn vị trên các cương vị chủ nhiệm lớp, phó chủ nhiệm lớp,
đại đội trưởng, chính trị viên đại đội, là những bí thư, phó bí thư cấp ủy. Khi được
điều về cơ quan chính trị cơng tác họ thường xun được bồi dưỡng về mọi mặt,
nên nhanh chóng thích ứng với cơng tác cơ quan chính trị, đáp ứng tốt yêu cầu chức

trách, nhiệm vụ trên các cương vị cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị. Tuy
nhiên, đội ngũ này hầu hết chưa được đào tạo chuyên sâu theo ngành nghiệp vụ
CTĐ, CTCT, chủ yếu thông qua bồi dưỡng tại chức, thông qua học hỏi kinh
nghiệm. Trên thực tế đào tạo cán bộ chính trị ở các học viện, nhà trường cũng chưa
có chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ CTĐ, CTCT.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị có tuổi đời, tuổi
qn, cấp bậc qn hàm không đồng đều, tỷ lệ hết nhu cầu đề bạt ngày càng tăng
Đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị hiện nay có tuổi đời,
tuổi qn, cấp bậc qn hàm khơng đồng đều, có sự đan xen giữa các lớp cán bộ
trong từng ban, ngành và giữa các ban, ngành của cơ quan chính trị. Số liệu thống
kê cho thấy, số cán bộ có tuổi đời dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 1.53%, từ 31 đến 40
chiếm 36.92%, từ 41 đến 50 chiếm 47.69%, trên 50 tuổi chiếm 13.84% [43]; tuổi
quân dưới 10 năm có 1.53%, từ 11 đến 20 năm là 33.84%, từ 21 đến 30 năm là
47.69% [43]; cấp bậc quân hàm đại tá chiếm 7.09%, thượng tá chiếm 38.46%, trung
tá chiếm 26.15%, thiếu tá chiếm 18.46%, đại úy chiếm 9.23%, riêng cán bộ nữ có
3.07% [42]. Tuy nhiên, số liệu trên cũng cho thấy, đội ngũ này cấp bậc quân hàm
ngày càng cao, tỷ lệ hết nhu cầu đề bạt ngày càng nhiều.
Những đặc điểm trên luôn tác động qua lại lẫn nhau và tác động ảnh hưởng
đến phong cách và bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ
chốt ban, ngành cơ quan chính trị vừa thuận lợi vừa khơng thuận lợi. Địi hỏi trong


18
quá trình bồi dưỡng cần phải chú ý lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp bồi
dưỡng phù hợp với đặc điểm đối tượng; bồi dưỡng toàn diện cả phẩm chất, năng
lực, phương pháp tác phong cơng tác, trong đó cần chú trọng bồi dưỡng kiến thức
chuyên sâu về CTĐ, CTCT, kiến thức về phong cách làm việc khoa học; phải kết
hợp chặt chẽ giữa hoạt động bồi dưỡng của tổ chức với phát huy tính tích cực, chủ
động tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện của mỗi cán bộ; phát huy vai trò của mọi tổ
chức, mọi lực lượng tích cực tham gia bồi dưỡng; đồng thời thực hiện tốt chính sách

cán bộ, góp phần làm cho phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ
chốt ban, ngành cơ quan chính trị phát triển tồn diện, có chiều sâu và vững chắc.
* Vai trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị các
trường sĩ quan quân đội
Một là, đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị là lực lượng quan
trọng trong quán triệt và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, nhiệm vụ chính trị của
Đảng, của quân đội, các chủ trương, nghị quyết của cấp ủy các cấp trong trường sĩ
quan
Là những trưởng, phó ban, ngành, trợ lý phụ trách ban, ngành, hầu hết đều là
những bí thư, phó bí thư, cấp ủy viên có vai trò quan trọng trong chỉ huy, quản lý, điều
hành mọi hoạt động của ban, ngành; đồng thời là lực lượng nịng cốt của cơ quan chính
trị có vai trị quan trọng tham mưu cho đảng ủy, chính ủy trường sĩ quan những chủ
trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, những nội dung CTĐ, CTCT; hướng dẫn, chỉ đạo,
giúp đỡ các cơ quan, đơn vị thực hiện thắng lợi chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của đảng
ủy, chính ủy. Do đó, thơng qua đội ngũ này mọi đường lối, nhiệm vụ chính trị của
Đảng, của quân đội, các chủ trương, nghị quyết của cấp ủy các cấp được quán triệt và
tổ chức thực hiện thắng lợi đến mọi tổ chức, mọi lực lượng, mọi cán bộ, học viên, nhân
viên, chiến sĩ khơng chỉ trong phạm vi cơ quan chính trị, mà cịn trong phạm vi tồn
trường sĩ quan. Vì thế, nếu họ có năng lực tốt, ý thức, trách nhiệm cao thì việc qn
triệt và tổ chức thực hiện đó đạt kết quả tốt. Ngược lại, nếu họ yếu về năng lực, lại
thiếu nhiệt tình, trách nhiệm thì kết quả trên sẽ hạn chế, phạm vi ảnh hưởng bị thu hẹp.


19
Hai là, đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị các trường sĩ
quan qn đội có vai trò quan trọng trong xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng trong
sạch vững mạnh, xây dựng trường sĩ quan vững mạnh toàn diện
Xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh với xây dựng
trường sĩ quan vững mạnh toàn diện là một nội dung, nhiệm vụ quan trọng, là trách
nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, của mọi cán bộ, đảng viên trong trường sĩ

quan, trong đó đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị có vai trị quan
trọng. Là những cán bộ có trình độ chun mơn chun sâu về nghiệp vụ CTĐ,
CTCT, những chuyên gia về công tác xây dựng Đảng, công tác tư tưởng, công tác tổ
chức, cơng tác chính sách... Mặt khác, mọi chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của đảng
ủy, chính ủy về xây dựng tổ chức đảng, xây dựng đơn vị được triển khai đến mọi tổ
chức, mọi cán bộ, đảng viên đều thơng qua cơ quan chính trị. Nếu đội ngũ cán bộ
chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị phát huy vai trò, trách nhiệm trong hướng
dẫn, chỉ đạo, kiểm tra sẽ giúp cho việc xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng trong
sạch vững mạnh, xây dựng các cơ quan, đơn vị vững mạnh tồn diện. Góp phần xây
dựng đảng bộ trường sĩ quan trong sạch vững mạnh, nhà trường vững mạnh toàn
diện, lãnh đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của trường sĩ quan.
Ba là, đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị có vai trị quan
trọng trong nâng cao chất lượng, hiệu quả CTĐ, CTCT, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học ở các trường sĩ quan
Cơng tác đảng, cơng tác chính trị là hoạt động có ý thức, thâm nhập vào mọi
nhiệm vụ, hồn cảnh nhằm phát huy tính sáng tạo, sức mạnh của mọi tổ chức, mọi
lực lượng, mọi con người trong trường sĩ quan hướng vào thực hiện thắng lợi mọi
nhiệm vụ. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả CTĐ, CTCT lại phụ thuộc vào chất
lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan chính trị và kết quả hồn thành nhiệm vụ
của từng cán bộ, nhân viên cơ quan chính trị, trong đó đội ngũ cán bộ chủ chốt ban,
ngành có vai trò quan trọng, là lực lượng nòng cốt trong hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm
tra các cơ quan, đơn vị thực hiện. Thơng qua đó góp phần xây dựng ý thức tự giác,
thái độ trách nhiệm của mọi cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ trong công tác,


20
trong giảng dạy, trong học tập, nghiên cứu, do đó không ngừng nâng cao chất lượng
giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học ở các trường sĩ quan.
* Chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan
chính trị các trường sĩ quan quân đội

Mỗi cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị có chức trách, nhiệm vụ
riêng. Tuy nhiên, có thể khái quát chức trách, nhiệm vụ chung nhất của đội ngũ này
trên những vấn đề cơ bản sau:
Về chức trách: Một là, chỉ huy, quản lý, điều hành mọi hoạt động của cán bộ,
nhân viên trong ban, ngành, đảm bảo cho mọi hoạt động của ban, ngành theo đúng
quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của
cấp ủy các cấp, chỉ thị, hướng dẫn của cơ quan cấp trên. Hai là, tham mưu, đề xuất
với đảng ủy, chính ủy trường sĩ quan những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, những
nội dung về CTĐ, CTCT nói chung và từng ngành nghiệp vụ nói riêng; đồng thời
hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện.
Về nhiệm vụ: Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với đảng ủy, chính ủy trường sĩ
quan về nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành CTĐ, CTCT; tham gia xây dựng
và hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan, đơn vị thực hiện kế hoạch CTĐ, CTCT. Hiệp
đồng chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị triển khai và kiểm tra việc thực hiện nghị
quyết của Đảng, chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên, sự chỉ đạo của chính ủy về CTĐ,
CTCT theo chức năng, nhiệm vụ của từng ban, ngành trên từng mặt công tác.
Hướng dẫn, chỉ đạo, giúp đỡ các cơ quan, đơn vị tiến hành CTĐ, CTCT trong các
nhiệm vụ; xây dựng các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân vững mạnh,
hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
Tham gia bồi dưỡng, tập huấn cho cấp ủy viên và cán bộ chính trị trong trường sĩ
quan theo phân cấp về chuyên môn nghiệp vụ CTĐ, CTCT. Thực hiện tốt chế độ
tổng hợp tình hình, báo cáo, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động CTĐ,
CTCT; quản lý và sử dụng kinh phí, vật tư trang bị CTĐ, CTCT. Tích cực xây dựng
ban, ngành vững mạnh; thường xuyên bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực và
phương pháp, tác phong công tác cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền.


21
1.1.2. Phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban,
ngành cơ quan chính trị các trường sĩ quan quân đội

* Quan niệm về phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt
ban, ngành cơ quan chính trị các trường sĩ quan quân đội
Phong cách theo nghĩa chung nhất, được hiểu là: “Vẻ riêng trong lối sống,
làm việc của một hay một hạng người nào đó”.
Trong cấu trúc của nhân cách, phong cách thuộc phạm trù của tính cách, là
một nội dung mang tính tổng hợp của tính cách. Mối quan hệ giữa tính cách và
phong cách gắn bó hữu cơ với nhau như quan hệ giữa nội dung với hình thức,
phong cách được xem như là hình thức biểu hiện của tính cách.
Phong cách biểu hiện thái độ của chủ thể đối với hiện thực khách quan, thông
qua các phương pháp, biện pháp, cách thức của cá nhân nhằm thực hiện có hiệu quả
mục đích đặt ra trong q trình chủ thể tác động đến đối tượng, bởi vậy có thể tìm
thấy và xây dựng phong cách của con người thơng qua phương pháp, cách thức hoạt
động của họ trong thực tiễn.
Phong cách ln gắn bó chặt chẽ với hoạt động của con người, cho nên trên
thực tế chúng ta có thể nói về phong cách của một người, hạng người, nhóm người
cụ thể trong một lĩnh vực hoạt động nhất định. Điều đó cũng có nghĩa, trong các
lĩnh vực hoạt động khác nhau, có các kiểu phong cách khác nhau, phong cách lãnh
đạo, phong cách quản lý, phong cách chỉ huy, phong cách làm việc...
Từ cách tiếp cận trên, có thể quan niệm: Phong cách làm việc khoa học của
đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị các trường sĩ quan quân đội
là tổng hợp những phương pháp, cách thức, lề lối làm việc mang tính ổn định, riêng
có, tiêu biểu mà đội ngũ này sử dụng làm việc hàng ngày đạt kết quả cao trong thực
hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Quan niệm trên cho thấy, phong cách làm việc khoa học mang tính đặc trưng
của cả đội ngũ, luôn được thể hiện thông qua các phương pháp, cách thức làm việc.
Trong từng phương pháp, cách thức làm việc đều phản ánh phong cách làm việc
riêng có, độc đáo, sáng tạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính


22

trị. Vì thế, khơng được đồng nhất phong cách làm việc khoa học với từng phương
pháp, cách thức làm việc.
Phong cách làm việc khoa học được quy định bởi vị trí, vai trị, chức trách,
nhiệm vụ, phẩm chất, tri thức, nghề nghiệp, lĩnh vực hoạt động, môi trường và điều
kiện làm việc của người cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị.
Phong cách làm việc khoa học là kết tinh phẩm chất, năng lực, phương pháp,
tác phong công tác của người cán bộ; đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu trình
độ phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác của mỗi cán bộ.
* Những đặc trưng cơ bản trong phong cách làm việc khoa học của đội ngũ
cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị các trường sĩ quan qn đội
Ln giữ vững tính đảng, tính nguyên tắc, nhưng mềm dẻo linh hoạt trong
giải quyết công việc, phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ của trường sĩ quan
Những công việc của cơ quan chính trị đều liên đến quan đường lối, chủ
trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, nguyên tắc; liên quan đến
quyền lợi, đến sinh mệnh chính trị của con người và tổ chức; liên quan đến những
vấn đề rất hệ trọng, rất nhạy cảm về chính trị. Do đó, địi hỏi đội ngũ cán bộ cơ
quan chính trị nói chung, cán bộ chủ chốt ban, ngành nói riêng ln ln giữ vững
tính đảng, tính ngun tắc, nhưng mềm dẻo, uyển chuyển trong giải quyết các công
việc thực tiễn, khơng máy móc giáo điều, khơng ngun tắc cứng nhắc, nhưng cũng
không tự do tùy tiện vi phạm nguyên tắc. Chính yêu cầu này đã làm cho đội ngũ cán
bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị ln luôn nỗ lực tu dưỡng, rèn luyện để
trở thành đặc trưng trong phong cách làm việc của mình.
Tính chủ động, tính kế hoạch cao, hiệp đồng chặt chẽ ln bảo đảm thống
nhất với tiến trình, kế hoạch giáo dục đào tạo của nhà trường sĩ quan
Cơ quan chính trị là cơ quan tham mưu của đảng ủy, chính ủy về những chủ
trương, biện pháp lãnh đạo, những nội dung về CTĐ, CTCT. Vì vậy, đội ngũ cán bộ
chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị phải ln chủ động trong công việc, bám sát
ý định, chủ trương nghị quyết của Đảng, của cấp trên, tình hình đất nước, quân đội,
nhiệm vụ giáo dục đào tạo của nhà trường sớm dự báo tình hình, những cơng việc
sẽ triển khai, tình hình tư tưởng của cán bộ, giáo viên, học viên... để kịp thời tham



23
mưu đề xuất với đảng ủy, chính ủy những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo;
đồng thời hiệp đồng, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan, đơn vị tổ chức thực
hiện. Từ thực tiễn đó, đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị đã rèn
luyện để đáp ứng yêu cầu, phù hợp với đặc điểm hoạt động của cơ quan chính trị và
đã trở thành một đặc trưng trong phong cách làm việc.
Tính chuyên nghiệp, chuyên môn cao, sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, sự
phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận
Các ban, ngành của cơ quan chính trị là những cơ quan nghiệp vụ CTĐ,
CTCT, do đó tính chun nghiệp thể hiện rõ trong chức năng, nhiệm vụ của từng
ban, ngành, trong nội dung công việc, hoạt động của các bộ phận, của mỗi cán bộ
cơ quan. Tính chất chun mơn hóa rất cao. Mỗi ban, ngành nghiệp vụ có yêu cầu
về chun mơn của riêng ngành mình, vì vậy, chỉ có người trong chuyên ngành mới
am tường, mới có đủ trình độ để giải quyết một cách hiệu quả. Và trong q trình tổ
chức thực hiện ln triển khai một cách đồng bộ giữa các công việc và sự phối hợp
rất nhịp nhàng giữa các bộ phận. Vì vậy, tính độc lập trong phong cách làm việc của
đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị thể hiện rất rõ.
Tính thận trọng, chắc chắn, tính bảo mật cao, đồng thời thể hiện rõ tính mơ
phạm, mẫu mực trong môi trường sư phạm
Do quy định bởi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chính trị liên quan đến
những vấn đề rất nhạy cảm về nhân sự cán bộ, đến nhân sự cấp ủy, đến chất lượng cơ
quan, tổ chức, đội ngũ cán bộ trong nhà trường, liên quan đến những chủ trương,
quan điểm, nguyên tắc, chế độ công tác. Nhiều ban, ngành của cơ quan chính trị được
xác định là cơ quan trọng yếu. Vì vậy, phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ chủ
chốt ban, ngành cơ quan chính trị ln thể hiện tính thận trọng, chắc chắn, bảo đảm
tính bảo mật cao. Mọi thơng tin người cán bộ đề xuất, cung cấp hay tiếp nhận, xử lý
đều được tiến hành với phong cách thận trọng, chắc chắn, chính xác, đúng quy định,
thể hiện rõ tính mô phạm, mẫu mực trong môi trường sư phạm quân sự.

Tính kiên trì, tận tụy, miệt mài, tận tâm với cơng việc nhằm hồn thành tốt
nhiệm vụ được giao trong mọi điều kiện, hồn cảnh, tình huống


24
Cơng việc của cán bộ cơ quan chính trị ở các nhà trường sĩ quan địi hỏi độ
chính xác cao, cùng một lúc triển khai nhiều công việc, không kể ngày làm việc
hành chính hay ngày nghỉ, giờ nghỉ. Chính vì thế phong cách làm việc của đội ngũ
cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị thể hiện rõ tính kiên trì, bền bỉ, miệt
mài, tận tâm, tận lực với công việc, dù phải chịu áp lực về thời gian, trong những
điều kiện khó khăn, phức tạp, khẩn trương vẫn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, đáp
ứng tốt u cầu trong mọi hồn cảnh.
Tính dân chủ, thái độ cởi mở, khiêm tốn, chân tình, dễ tiếp xúc, được mọi
người quý mến, tin cậy
Cán bộ cơ quan chính trị luôn tiếp xúc với nhiều cán bộ, học viên, nhân viên,
chiến sĩ, cả với cấp trên và cấp dưới, cả những lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn,
cả trong việc triển khai nhiệm vụ, trong nắm tình hình, trong tham gia giải quyết các
vụ việc tiêu cực, vi phạm kỷ luật, trong quan hệ mở rộng giao lưu, phối hợp cơng
tác với cơ quan, chính quyền, đồn thể địa phương. Công tác trong môi trường sư
phạm, dân chủ, luôn đề cao những giá trị văn hóa, vì vậy người cán bộ chủ chốt
ban, ngành cơ quan chính trị ln có tinh thần dân chủ, biết tơn trọng, khiêm tốn,
lắng nghe ý kiến của các đối tượng làm việc, luôn có thái độ cởi mở, chân tình, tạo
ra sự tin cậy với đối tượng tiếp xúc, làm tăng tính thuyết phục, mang lại hiệu quả
công tác tốt.
* Những yếu tố quy định phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ
chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị các trường sĩ quan quân đội
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, phẩm chất nghề nghiệp
Phẩm chất chính trị, đạo đức là lịng trung thành vơ hạn với Đảng, Tổ quốc
và nhân dân; có niềm tin sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng; có tinh thần cách mạng
triệt để, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất; ý thức tổ chức, kỷ luật tự giác

nghiêm minh; là hạt nhân đoàn kết trong cơ quan, đơn vị và đoàn kết quân dân; có
nếp sống gương mẫu, khiêm tốn, giản dị, trong sạch lành mạnh. Phẩm chất nghề
nghiệp thể hiện ở động cơ thái độ, trách nhiệm trong công tác, tâm huyết gắn bó với
cơ quan, với nghề nghiệp mà mình làm việc. Các phẩm chất đó là nền tảng để bồi
dưỡng phong cách làm việc khoa học một cách bền vững. Những cán bộ vi phạm


25
phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, phẩm chất nghề nghiệp khơng thể hình
thành, phát triển được phong cách làm việc khoa học.
Trình độ kiến thức và năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn
Trình độ kiến thức và năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn là yếu tố đặc biệt
quan trọng quyết định trực tiếp đến phong cách làm việc khoa học của người cán
bộ. Phong cách làm việc khoa học chỉ có thể dựa trên vốn tri thức phong phú, sâu
sắc và năng lực thực tế của mỗi người. Nếu vốn kiến thức nghèo nàn, năng lực
chun mơn yếu sẽ khó có thể tạo ra một phong cách làm việc khoa học, tất yếu sẽ
dẫn đến thụ động, trông chờ, dựa dẫm, lệ thuộc vào tập thể, vào cơ quan, không
dám làm, không dám chịu trách nhiệm, thiếu sáng tạo, mạnh dạn trong đề xuất,
thiếu kiên quyết trong hướng dẫn, kiểm tra, xử trí các cơng việc. Vì vậy, địi hỏi cán
bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị phải có kiến thức tồn diện cả về chính trị,
qn sự, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật cần thiết, đặc biệt phải có trình độ hiểu
biết sâu sắc lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững
đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ
của quân đội, của nhà trường sĩ quan; có kiến thức chuyên sâu về CTĐ, CTCT và
chuyên môn nghiệp vụ. Trên cơ sở kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành, kinh
nghiệm hoạt động thực tiễn quân sự, vận dụng vào thực tế công tác biến thành năng
lực hoạt động thực tiễn của mình, giúp người cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan
chính trị có phong cách làm việc khoa học.
Khí chất cá nhân
Khí chất là thể hiện mặt động thái của phong cách như: cường độ, tốc độ,

nhịp độ của các kiểu hoạt động. Khí chất có ảnh hưởng rất rõ trong giải quyết cơng
việc, xử trí các tình huống CTĐ, CTCT của người cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ
quan chính trị. Người có khí chất trầm, có phong cách làm việc thận trọng, chắc
chắn, sâu sắc trong công việc nhưng dễ mất thời cơ ở những thời điểm cần có quyết
đốn nhanh. Ngược lại, người có khí chất nóng, thường làm việc thẳng thắn, ứng
phó nhanh nhạy, nhưng độ chắc chắn, bền vững sẽ hạn chế. Dù là khí chất nóng,
trầm, ưu tư, hay hoạt... đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định địi hỏi người
cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị phải biết phát huy những mặt mạnh,


26
mặt tích cực trong khí chất nổi trội của mình, kiên quyết khắc phục những mặt hạn
chế, khiếm khuyết gây ảnh hưởng tới việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ.
Cơ chế, chính sách, mơi trường, điều kiện làm việc
Cơ chế, chính sách quy định chức năng, nhiệm vụ, chế độ cơng tác, mối quan
hệ của cơ quan chính trị, quy định chức trách, nhiệm vụ, yêu cầu về phẩm chất,
năng lực phương pháp, tác phong công tác, khẳng định vị thế của CTĐ, CTCT, quy
định chế độ, quyền lợi của cán bộ. Chính vì thế một khi cơ chế, chính sách có sự
thay đổi thì u cầu về phong cách làm việc khoa học cũng có sự bổ sung, điều
chỉnh cho phù hợp. Cơ chế, chính sách đúng sẽ là điều kiện, hành lang pháp lý
thuận lợi để cán bộ phát huy hết khả năng, trí tuệ, tinh thần trách nhiệm của mình
hồn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ, cịn
nhiều bất cập, hạn chế sẽ là một yếu tố gây cản trở đến việc phát huy vai trò, trách
nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ và người cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ
quan chính trị khó thể hiện được phong cách làm việc khoa học của mình.
Mơi trường cơng tác, điều kiện làm việc cũng có ảnh hưởng rất quan trọng đến
quá trình hình thành, phát triển phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ
chốt ban, ngành cơ quan chính trị. Mơi trường dân chủ, văn hóa, đặc biệt là các nhà
trường quân đội có truyền thống văn hóa cùng với điều kiện thuận lợi trong học tập,
làm việc đã giúp cho đội ngũ này sớm có được phong cách làm việc khoa học.

* Con đường hình thành phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ
chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị các trường sĩ quan quân đội
Một là, thông qua quá trình đào tạo tại các học viện, nhà trường
Trong quá trình đào tạo tại các học viện, nhà trường sẽ trang bị cho cán bộ
chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị những kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên
ngành CTĐ, CTCT và kiến thức khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự, khoa học
xã hội nhân văn, giáo dục bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, phẩm
chất nghề nghiệp, rèn luyện phương pháp, tác phong công tác để đáp ứng theo mục
tiêu, yêu cầu đào tạo. Trên cơ sở đó bước đầu hình thành phong cách làm việc của
một sỹ quan, người cán bộ chính trị, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy đơn vị. Đây là cơ sở
nền tảng rất quan trọng để hình thành phong cách làm việc khoa học khi họ được


27
lựa chọn về cơ quan chính trị cơng tác, được bổ nhiệm, giao nhiệm vụ giữ các chức
vụ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị.
Hai là, thơng qua quá trình bồi dưỡng, rèn luyện của cấp ủy, tổ chức đảng,
cán bộ cấp trên trong q trình cơng tác
Đây là hoạt động thường xun có mục đích, có kế hoạch của cấp ủy, tổ chức
đảng, cán bộ chủ trì các cấp. Trong q trình cơng tác tại cơ quan, căn cứ vào chức
trách, nhiệm vụ, thực trạng phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ
chốt ban, ngành cơ quan chính trị và tình hình thực tế của trường sĩ quan, của cơ
quan chính trị mà đảng ủy, ban giám hiệu, chính ủy, cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ
chủ trì cơ quan chính trị sẽ bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học cho đội ngũ
cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị.
Ba là, thông qua tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn công tác
của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị
Cùng với quá trình đào tạo tại các học viện, nhà trường, bồi dưỡng, rèn luyện
của tổ chức trong thực tiễn công tác, người cán bộ phải tích cực, tự giác trong tự
học tập, bồi dưỡng, rèn luyện phong cách làm việc khoa học. Suy cho cùng tự học

tập, bồi dưỡng, rèn luyện có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành, phát triển phong
cách làm việc khoa học của cán bộ. Nếu cán bộ khơng có ý chí, quyết tâm tự học
tập, bồi dưỡng, rèn luyện thì mọi sự cố gắng tập trung của tổ chức không thể mang
lại kết quả như mong muốn.
* Vai trò phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban,
ngành cơ quan chính trị các trường sĩ quan quân đội
Thứ nhất, phong cách làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ chủ chốt ban,
ngành cơ quan chính trị là một yếu tố trực tiếp góp phần tạo nên chất lượng của
đội ngũ cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị
Chất lượng của từng cán bộ chủ chốt ban, ngành cơ quan chính trị là sự hịa
quyện của ba yếu tố phẩm chất, năng lực và phong cách làm việc. Phẩm chất, năng
lực là nội dung, là chất lượng bên trong của người cán bộ, song nó khơng phải là cái
trừu tượng mà được biểu hiện ra thông qua hành động, cử chỉ, hành vi, thái độ,


×