Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TIỂU LUẬN CAO cấp CHÍNH TRỊ môn học GIỚI TRONG LÃNH đạo QUẢN lý lãnh đạo có trách nhiệm giới – thực trạng và giải pháp tại UBND xã tam quan, huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.91 KB, 16 trang )

MBTH

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIỆN LÃNH ĐẠO HỌC VÀ CHÍNH SÁCH CƠNG

BÀI THU HOẠCH
LỚP HỆ TẬP TRUNG
TÊN MÔN HỌC:

GIỚI VÀ LÃNH ĐẠO
TÊN BÀI THU HOẠCH:

LÃNH ĐẠO CÓ TRÁCH NHIỆM GIỚI – THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP TẠI UBND XÃ TAM QUAN, HUYỆN
TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số
Bằng chữ

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


MỤC LỤC

TRANG

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1


PHẦN II. NỘI DUNG

3

Nêu và phân tích các bước trong chu trình phát triển

1.

chương trình

1

1.1.

Khái niệm giới và bình đẳng giới

2

1.2.

Trách nhiệm giới trong lãnh đạo quản lý

2

1.3.

1.4.

Cơ sở chính trị, pháp lý của việc thực hiện trách nhiệm giới
trong lãnh đạo, quản lý

Tầm quan trọng của việc lãnh đạo có trách nhiệm giới trong
thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý.

3

4

Thực trạng về lãnh đạo có trách nhiệm giới trong cơng tác
2.

lãnh đạo, quản lý tại UBND xã Tam Quan, huyện Tam

6

Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.

Kết quả đạt được

6

2.2.

Hạn chế

7

Một số giải pháp để nâng cao chất lượng lãnh đạo có trách
3


nhiệm giới tại UBND xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh

9

Vĩnh Phúc hiện nay
PHẦN III. KẾT LUẬN

12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

14


1

PHẦN I. MỞ ĐẦU
Cơng tác bình đẳng giới nói chung và cơng tác bình đẳng giới trong lĩnh
vực chính trị nói riêng là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài của cả hệ thống chính
trị Việt Nam. Cơng cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo,
sau hơn 35 năm đạt được những thành tự to lớn và có ý nghĩa lịch sử, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, các tầng lớp phụ nữ đã phát huy tiềm năng, sức sáng tạo,
góp phần thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế- xã hội. Được hưởng thụ thành quả
của công cuộc đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ không ngừng
được cải thiện, vị thế của phụ nữ được nâng lên; bình đẳng giới có tiến bộ
đáng kể. Phụ nữ được tạo cơ hội tốt hơn để nâng cao trình độ, năng lực, giải
quyết việc làm, phát triển kinh tế, tăng thu nhập, chăm sóc sức khỏe, ổn định
đời sống, xây dựng gia đình no ấm.
Với cương vị lãnh đạo, V.I.Lênin đã từng đưa ra biện pháp: “… làm sao
cho nữ công nhân ngày càng tham gia nhiều hơn nữ vào việc quản lý các xí

nghiệp cơng cộng, vào việc quản lý nhà nước”. Chính vị vậy các quyết định
lãnh đạo có trách nhiệm giới hiện nay là vấn đề mang tính căn cơ, tạo nên
động lực cho sự phát triển và ổn định xã hội.
Xã hội ngày càng tiến bộ, vai trò và năng lực của phụ nữ càng được
khẳng định trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc phụ nữ tham gia các
hoạt động chính trị là một trọng những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao
vị thế của phụ nữ trong xã hội nói chung, đồng thời là tiền đề để thực thi các
quyền con người khác.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khoảng trống, hạn chế nhất định trong việc
thực hiện mục tiêu chính sách và thực thi chính sách, nhận thức và hành động
cụ thể về bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý. Vì thế, bản thân chọn chủ đề
“Lãnh đạo có trách nhiệm giới – Thực trạng và giải pháp tại UBND xã Tam
Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc ”, nhằm đưa ra giải pháp hướng tới
việc bình đẳng giới thực chất, trong lãnh đạo, nâng cao số lượng và chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại địa phương.


2

PHẦN II. NỘI DUNG
1. Những vấn đề lý luận liên quan
1.1. Khái niệm giới và bình đẳng giới
Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trị của nam và nữ trong tất cả các mối quan
hệ xã hội.
Những khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ là không thể thay đổi
được. Những đặc điểm có thể hốn đổi cho nhau giữa nam và nữ được coi là
thuộc về khía cạnh Giới. Ví dụ: Phụ nữ cũng có thể mạnh mẽ và quyết đốn.
Phụ nữ có thể trở thành lãnh đạo, phi cơng, thợ máy/kỹ sư… Ngược lại nam
giới có thể dịu dàng và kiên nhẫn, có thể làm đầu bếp, nhân viên đánh máy,
thư ký… Những đặc điểm có thể hốn đổi đó là những khái niệm, nếp nghĩ và

tiêu chuẩn mang tính chất xã hội. Đó là sự khác biệt về Giới và nó thay đổi
theo thời gian, khơng gian…
Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất (nam và nữ khắp nơi trên thế giới đều
có chức năng/cơ quan sinh sản giống nhau), không thể thay đổi được (giữa
nam và nữ), do các yếu tố sinh học quyết định. Chúng ta sinh ra là đàn ông
hay đàn bà: chúng ta không thể lựa chọn và không thể thay đổi được điều đó.
Bình đẳng giới là tình trạng khơng có sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới
tính (về quyền, trách nhiệm và cơ hội). Nhờ vậy, nữ giới và nam giới được
tôn trọng ngang nhau, được tiếp cận các nguồn lực như nhau, được thụ hưởng
thành quả như nhau, có cơ hội và điều kiện như nhau để nhận biết được các
quyền con người của mình và khả năng đóng góp của bản thân vào sự phát
triển kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội của đất nước.
1.2. Trách nhiệm giới trong lãnh đạo quản lý
Giới trong lãnh đạo, quản lý có nghĩa là nam giới, nữ giới có vị trí, vai
trị ngang nhau trong cơng tác lãnh đạo, quản lý, được tạo điều kiện và cơ hội
phát huy năng lực của mình ngang nhau ở tất cả các khâu của quy trình cơng
tác cán bộ và được thụ hưởng kết quả bổ nhiệm vào những vị trỉ lãnh đạo,
quản lý chính thức trong hệ thống chính trị cơng bằng.
Phân biệt rõ bình đẳng giới hình thức và bình đẳng giới thực chất trong


3
Ịãnh đạo, quản lý là rất quan trọng. Bình đẳng giới hình thức trong lãnh đạo,
quản lý có nghĩa là, nam giới và nữ giới được đối xử như nhau trong tồn bộ
các khâu của quy trình cơng tác cán bộ, bởi vì cách tiếp cận này nhìn nhận
nam giới và nữ giới là giống nhau nên họ được đối xử như nhau trong cơng
tác cán bộ. Bình đẳng giới hình thức trong lãnh đạo, quản lý khơng giải thích
cho sự khác biệt về đặc điểm và hoàn cảnh của những người khác nhau (ở đây
là nam giới và nữ giới) và làm thế nào mà sự khác nhau này có thể ảnh hưởng
đến cơ hội làm lãnh đạo, quản lý của họ. Kết quả là, bình đẳng giới hình thức

thường khơng tạo ra được kết quả bình đẳng do những khác biệt đáng kể về
đặc điểm và hoàn cảnh của phụ nữ, nam giới và người thuộc giới thứ ba trong
các khâu của quy trình cơng tác cán bộ.
1.3. Cơ sở chính trị, pháp lý của việc thực hiện trách nhiệm giới trong
lãnh đạo, quản lý
- Đường lối, chủ trương của Đảng về việc thực hiện bình đẳng giới trong
lãnh đạo, quản lý
Đảng ta ln coi thúc đẩy bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới
trong lãnh đạo, quản lý là một nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng Việt Nam
trong mọi giai đoạn phát triển đất nước.
+ Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị về công
tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Thơng báo số 196-TB/TW ngày 16-3-2015 về kết luận của Ban Bí thư
về Đe án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác bình đẳng giới
và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới”.
+ Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung
ương một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống
chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
+ Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung
ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20-1-2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy
mạnh cơng tác phụ nữ trong tình hình mớí.
+ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19-5-2018 về tập trung xây dựng đội


4
ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín,
ngang tầm nhiệm vụ.
+ Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng

bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
- Pháp luật và chính sách của Nhà nước về việc thực hiện bình đẳng
giới trong lãnh đạo, quản lý
Nhà nước đã ban hành nhiều luật và chính sách trực tiếp hoặc gián tiếp
có lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. Cam kết chính trị
mạnh mẽ của Nhà nước về thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý
được thể hiện trong các văn bản pháp luật cao nhất như Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nãm 2013, Luật Bình đẳng giới năm 2006,
Luật Bầu cử đại biêu Quốc hội và đại biểu Hội đông nhân dân năm 2015. Gần
đây nhất, Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 3-3-2021 của Chính phủ Ban hành
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030.
1.4. Tầm quan trọng của việc lãnh đạo có trách nhiệm giới trong thúc
đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý.
Thứ nhất, Lãnh đạo có trách nhiệm giới có vai trị quan trọng vì thúc
đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo và quản lý là vấn đề của quyền bình đẳng
và cơng bằng về sự đại diện chính trị.
Lãnh đạo có trách nhiệm giới cịn là sự đại diện cho lợi ích và tiếng
nói của mọi giai cấp, tầng lớp và giới tính. Do phụ nữ chiếm 50% dân số nên
đại diện của phụ nữ trong lãnh đạo cần phản ánh tỷ lệ tương đương là vấn đề
của quyền đại diện.
Thứ hai, Lãnh đạo có trách nhiệm giới thúc đẩy đảm bảo luật pháp,
chính sách cơng có chất lượng tốt hơn, đảm bảo được nhu cầu và lợi ích
của nữ giới và nam giới. Nữ giới và nam giới có những nhu cầu, lợi ích, sự
trải nghiệm cuộc sống và cách nhìn nhận yấn đề khác nhau khi ra quyết định
khác nhau. Do đó, các nhu cầu, lợi ích và sự trải nghiệm cuộc sống khác nhau
này cần được phản ánh đầy đủ trong quá trình hoạch định và thực thi chính
sách thơng qua các đại diện lãnh đạo của từng giới. Nhờ đó, chính sách trở
nên tồn diện hơn, phù hợp hơn, có chất lượng



5

tốt hơn, đặc biệt là với những chính sách có ảnh hưởng tới phụ nữ.
Thứ ba, Lãnh đạo có trách nhiệm giới đóng góp cho sự phát triển bền
vững của các quốc gia vì nữ lãnh đạo trong khu vực cơng có xu hướng ủng hộ
hơn những chính sách quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của
một quốc gia như chính sách về giáo dục, y tế, mơi trường. Có một mối quan
hệ tỷ lệ thuận giữa bình đẳng giới và sự trao quyền cho phụ nữ với sự cơng
bằng, bền vững, nghèo đói và suy thối mơi trường.
Thứ tư, góp phần huy động và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao
làm lãnh đạo hiệu quả. Một quốc gia muốn phát triển thành công cần phải có
lãnh đạo giỏi. Lãnh đạo cần được lựa chọn từ tất cả những người tài trong
nước - cả nam và nữ. Khoảng một nửa dân số Việt Nam là nữ, vì vậy nếu
khơng mở rộng các vị trí lãnh đạo nhiều hơn cho nữ giới tức là chúng ta
đang hạn chế nguồn lãnh đạo tiềm năng của chính mình. Mở rộng cơ hội cho
phụ nữ tham gia các vị trí lãnh đạo sẽ tăng cường được năng lực lãnh đạo
phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
Thứ năm, Lãnh đạo có trách nhiệm giới góp phần truyền cảm hứng, xây
dựng hình mẫu nữ lãnh đạo cho các phụ nữ trẻ và trẻ em gái trong xã hội.
Sự tham gia lãnh đạo, quản lý của nữ giới còn mang ý nghĩa về biểu tượng vì
việc này có ý nghĩa truyền khát vọng, hy vọng và sự tự tin cho nhiều phụ nữ
và trẻ em gái vươn lên trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý trong tương lai,
góp phần từng bước xóa bỏ định kiến giới về vai trị giới trong gia đình và
ngồi xã hội dần xóa bỏ định kiến về nữ giới chỉ làm tốt công việc gia đình,
nội trợ và phục vụ. Nhiều phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trên thực tế góp
phần xây dựng nhận thức về vị trí và vai trị của phụ nữ ngoài xã hội với tư
cách là những nhà lãnh đạo, quản lý. Nhờ vậy, việc thúc đẩy phụ nữ tham gia
lãnh đạo, quản lý trong xã hội thực chất là góp phần nâng cao nhận thức về
bình đẳng giới trong xã hội, cộng đồng và gia đình.



6
2. Thực trạng về lãnh đạo có trách nhiệm giới trong công tác lãnh
đạo, quản lý tại UBND xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
2.1. Kết quả đạt được
Xã Tam Quan nằm ở phía Đơng Bắc của huyện Tam Đảo, cách trung tâm huyện
khoảng 5 km, cách thành phố Vĩnh n 15 km về phía Bắc. Xã có diện tích 28,3
km², dân số tới ngày 1/4/2019 là 13.543 với 3.974 hộ, mật độ dân số đạt 479
người/km². Gồm 12 khu hành chính, và 01 khu phố. Có hai dân tộc cùng sinh
sống là dân tộc Kinh và dân tộc Sán Dìu (dân tộc Sán Dìu chiếm 9% tổng dân số).
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2809,4 ha. Những năm gần đây, phát triển kinh
tế xã hội của xã có nhiều khởi sắc: Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,6%/năm,
lương thực bình quân đầu người đạt 320 kg/năm, thu nhập bình quân đầu người
đạt 10,8 triệu/người/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực.
Trong những năm qua, sự quan tâm của các ngành, các cấp về việc thực
hiện lãnh đạo có trách nhiệm giới. Đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức
UBND xã ngày càng được tăng cường và nâng cao về chất lượng, nhiệm kỳ
sau cơ bản tăng so với nhiệm kỳ trước; nhiều cán bộ, cơng chức nữa nữ đã có
nhiều cố gắng trong q trình học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm,
vượt khó, khắc phục hồn cảnh, vươn lên khẳng định mình; nhiều đồng chí
được tín nhiệm bầu, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt của UBND,
Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị xã hội ở địa phương.
Cùng với đó, số lượng cán bộ nữ là Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ, là đại
biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2021-2026 cũng liên tục tăng lên; đảm bảo nguyên
tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt,
bổ nhiệm. Trên thực tế, các cán bộ, công chức nữ đã phát huy tốt năng lực,
nhiều đồng chí có tư duy đổi mới, có khả năng hoạch định đường lối, chính
sách và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; tạo uy tín trong cán bộ, đảng
viên và nhân dân, ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí trong sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước. Cụ thể trong việc đề bạc, bổ nhiệm, bầu cử

tại xã đạt kết quả như sau:
+ Tỷ lệ nữ cán bộ, công chức UBND xã nhiệm kỳ 2021-2026 là 6/20
người, đạt 30%. +Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2020-2025, là
4/33 người, đạt 18,18%.


7
Trong lãnh đạo có trách nhiệm giới, UBND xã Tam Quan, huyện Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc luôn xem trọng việc phát triển tài năng trẻ, nhất là nữ
đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu
của ngành, nâng cao vai trò của phụ nữ trong công tác quản lý giáo dục.
Thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch có hiệu quả nhằm thực hiện quyền
bình đẳng của phụ nữ, nhất là việc thực hiện các chế độ chính sách đối với
cán bộ, công chức, viên chức nữ, không để xảy ra hiện tượng bất bình đẳng
giới trong ngành. Cụ thể trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng có nhiều quan tâm:
Trong 05 năm đã đưa đi đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị 28 đồng chí
trong đó: cao cấp 3 đồng chí, trung cấp 25 đồng chí; chun mơn nghiệp vụ
13 đồng chí . Gắn với cơng tác quy hoạch, công tác luân chuyển, điều động
cán bộ luôn được UBND xã quan tâm và chú trọng; đã thực hiện luân
chuyển, điều động, bổ nhiệm lại 13 trường hợp: luân chuyển 03 trường hợp
Ủy ban nhân dân xã, đặc biệt là Hội Liên hiệp Phụ nữ xã thông qua các
kế hoạch, các phong trào của từng đơn vị đã góp phần thực hiện tốt cơng tác
bình đẳng giới của địa phương, thể hiện rõ việc lãnh đạo có trách nhiệm giới.
- Nhiều cán bộ, lãnh đạo xã với tố chất và bản tính mềm dẻo, khéo
léo nhưng quyết đốn đã giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng một cách
linh hoạt và hiệu quả, mang lại lợi ích cho xã như tranh thủ các nguồn vốn từ
các ngành tỉnh, kinh phí xã hội hóa từ mạnh thường qn hay trong cơng tác
tuyên truyền, vận động, trong đưa ra giải pháp hiệu quả giải quyết các vấn đề
đột xuất của địa phương (ví dụ hiện nay như việc xử lý tình hình Covid-19).
2.2. Hạn chế

- Tỷ lệ nữ tham gia UBND xã hiện nay nhìn chung cịn thấp một phần là
do đơn vị chưa phát huy hiệu quả vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong cơng tác
thực hiện bình đẳng giới; ở địa phương vẫn cịn tình trạng một số nơi
cịn định kiến, khắt khe, thiếu tin tưởng vào khả năng của cán bộ, cơng chức
nữ; cịn biểu hiện coi cơng tác phụ nữ là trách nhiệm của Hội LHPN và Ban
Vì sự tiến bộ của phụ nữ.
- Một số chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã đối với cán bộ nữ chưa kịp
thời và thiếu đồng bộ như trong quy hoạch, bổ nhiệm, chính sách đào tạo, bồi
dưỡng cho cán bộ nữ… vẫn cịn tình trạng một vị trí tồn là nữ hoặc toàn là


nam giới.

8

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ nữ tuy có quan tâm, nhưng tỷ
lệ vẫn chưa cao, dẫn đến thiếu chuẩn để huy hoạch, bổ nhiệm vào các chức
danh lãnh đạo, quản lý.
- Triển khai thực hiện trong cơng tác cán bộ cịn những bất cập như: khâu
đánh giá chất lượng cán bộ chưa thực chất, chất lượng cán bộ nữ đưa vào
quy hoạch chưa cao, chủ yếu đưa vào cho đủ số lượng, vì vị trí cơng tác của
cán bộ nữ khi đưa vào quy hoạch cấp ủy chủ yếu là cấp phó hoặc cấp trưởng
song thuộc ngành không cơ cấu cấp ủy.
- Thiếu sự kiểm tra, đôn đốc trong công tác đánh giá, quy hoạch, đào
tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ nữ; cơng tác cán bộ nữ chưa có tính
chiến lược lâu dài và thiếu tính đột phá….
- Hội LHPN xã tham gia cơng tác cán bộ nữ cịn hạn chế, chưa thực hiện
được đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Nghị quyết 11 – NQ/TW và Chỉ
thị 21-CT/TW của Ban Bí thư.
- Cơng tác tun truyền, triển khai các văn bản về bình đẳng giới đến cán

bộ, đồn viên, hội viên và nhân dân chưa đạt hiệu quả, chưa đi vào chiều sâu,
chưa có nhiều hình thức triển khai, tuyên truyền đổi mới.
- Một bộ phận cán bộ, công chức nữ tại UBND xã còn biểu hiện tự ti, an
phận, chưa có ý chí phấn đấu vươn lên, chưa sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi
được luân chuyển xuống cơ sở hoặc sang lĩnh vực công tác khác; với thiên
chức làm mẹ, một số chị em chưa được sự chia sẻ, cảm thông, động viên của
nam giới cũng như sự ủng hộ của gia đình và người chồng khi tham gia công
tác. …
- Quan niệm của cán bộ, công chức, người lao động còn hạn chế về lãnh
đạo nữ như: thiếu bản lĩnh, thiếu quyết đốn và chi ly, tính tốn hơn so với
với lãnh đạo nam. Cịn đối với một số người nam, cho rằng làm việc dưới
quyền phụ nữ làm họ cảm thấy hơi “mất thể diện” và thật sự không thoải mái
bằng với nam giới bởi cái định kiến trong họ vẫn cịn đâu đó quan điểm phụ


9

nữ thì giỏi việc nhà thơi chứ cơng việc lãnh, quản lý và điều hành thì biết gì
mà làm, mà có làm thì cũng chắc gì đã hay.
- Suy nghĩ, ý chí phấn đấu của một số lãnh đạo nữ chưa tự tin, bản lĩnh,
thể hiện bản thân, còn dành nhiều thời gian cho các mối quan hệ khác (đặc
biệt là gia đình) ảnh hưởng đến sự cân nhắc trong q trình phát triển của
người nữ. Cịn áp lực khi làm một lãnh đạo nữ: họ phải vừa là người chị thân
tình của nhân viên, vừa là người ham học hỏi trong mọi việc, vừa là người
hoạt bát, quảng giao ngoài xã hội, vừa phải xinh đẹp, giỏi giang, đầy tự tin,
vừa phải làm vợ, vừa phải làm mẹ, làm con dâu thảo,…
3. Một số giải pháp để nâng cao chất lượng lãnh đạo có trách nhiệm
giới tại UBND xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, UBND xã và đặc
biệt là phát huy vai trò của chủ tịch, các phó chủ tịch UBND xã, đơn vị trong

công tác tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ; đề
ra các giải pháp đột phá để xây dựng đội ngũ cán bộ nữ trong từng cấp,
ngành, lĩnh vực.
Hai là, Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên,
và toàn thể nhân dân về các đường lối, chính sách, quy định của Đảng và nhà
nước về cơng tác bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý (đặc biệt là đối với
phụ nữ) để có cái nhìn tiến bộ hơn về bình đẳng giới. Tác động mạnh mẽ
nhằm thay đổi nhân thức trong đời sống xã hội tại địa phương về công tác
Bình đẳng giớ, để từ đó đưa ra quyết định có trách nhiệm giới.
Ba là, Để có cơ sở đưa ra các quyết định có trách nhiệm giới thì người
lãnh đạo cần tìm kiếm, lựa chọn để tạo nguồn cán bộ nữ trẻ có năng lực,
tâm huyết, tinh thần trách nhiệm cao, cán bộ nữ trưởng thành từ phong trào
quần chúng, có khả năng, sở trường và chun mơn phù hợp. Tăng cường phát
triển đảng viên nữ vừa bổ sung nguồn lực cho Đảng vừa lựa chọn được
nhân tố để đưa vào quy hoạch, đào tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Tránh phân biệt về giới trong công tác tuyển dụng công chức, viên chức (trừ
những ngành nghề đặc thù theo giới); riêng ở cấp xã cần có chính sách


10
quan tâm ưu tiên tuyển dụng sinh viên nữ tốt nghiệp đại học, cao đẳng để
chuẩn bị nguồn kế cận lâu dài tại UBND xã.
Bốn là, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức nữ tại UBND xã
tiếp cận và ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới. Kiến nghị các cấp
bổ sung kinh phí cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ ngoài các khoản
chi cho cơng tác đào tạo nói chung; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý,
thực hiện tốt kế hoạch tài chính, đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực cho công tác
đào tạo, bồi dưỡng trong xã.
Năm là, Kiến nghị UBND huyện tăng cường luân chuyển cán bộ, công
chức nữ để đào tạo qua thực tiễn, giúp cán bộ nữ trẻ sớm trưởng thành,

chuẩn bị dự nguồn cho các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp. Tiến
hành soát xét danh sách đội ngũ cán bộ nữ trẻ tuổi trong quy hoạch, có
chiều hướng phát triển tốt nhưng chưa qua luân chuyển để xây dựng kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng hoặc luân chuyển. Việc luân chuyển phải bổ sung
được những mặt còn yếu, còn thiếu trong hoạt động thực tiễn của cán bộ. Để
thực hiện tốt giải pháp này, cần có kế hoạch cụ thể nhằm đảm bảo sau một
thời gian (từ 3 đến 5 năm) thực hiện luân chuyển trở lại với mục đích bổ
sung, tăng cường cán bộ có năng lực tốt hơn cho địa phương, đơn vị. Làm tốt
công tác tư tưởng, xem xét nguyện vọng, hồn cảnh gia đình, … để họ an tâm,
phấn khởi, sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới, đồng thời bảo đảm chính sách đối
với cán bộ thuộc diện được luân chuyển về phương tiện làm việc, nhà công
vụ, sinh hoạt, phụ cấp luân chuyển và các chế độ ưu đãi khác…
Sáu là, xây dựng và hồn thiện cơ chế chính sách về phát triển nguồn
nhân lực nói chung và đội ngũ cán bộ nữ nói riêng; nâng cao chất lượng đội
ngũ tham mưu, hoạch định về cơ chế chính sách các cấp để đề ra những giải
pháp sát thực tế và có hiệu quả trong thực hiện chế độ chính sách đối với cán
bộ nữ.


11

Bảy là, nâng cao vị trí, vai trị của Hội Liên hiệp phụ nữ, Ban Vì sự tiến
bộ của phụ nữ xã; đẩy mạnh tuyên truyền trong cán bộ, hội viên, các tầng
lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, ý nghĩa, tầm quan
trọng, vai trị đóng góp của lực lượng lao động nữ đối với những dự án lớn,
chương trình kinh tế trọng điểm của xã Tam Quan hiện nay, từ đó phát huy
ý thức trách nhiệm cho cán bộ nữ trong việc điều hành, tham mưu, triển khai
tốt các kế hoạch về phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Thực hiện tốt
Chiến lược Quốc gia bình đẳng giới và các đề án về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
nữ; chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp rà sốt các chính

sách, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt,
bổ nhiệm để có chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung kịp thời nhằm nâng cao tỷ lệ cán
bộ nữ cho Đại hội Đảng, bầu cử Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ tới.
Tám là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật.
Cần có quy định, quy chế cụ thể trong cơng tác quản lý, khen thưởng, kỷ luật,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan đến
công tác cán bộ nữ, nhất là công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển của cấp ủy, UBND xã. Phát huy vai trị
của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội trong việc tham gia
giám sát, phản biện các chủ trương, chính sách, đề án liên quan đến phụ nữ
và công tác cán bộ nữ. Hàng năm, tổ chức vinh danh gương phụ nữ tiêu
biểu có nhiều đóng góp vào sự phát triển của địa phương, đơn vị và sự tiến
bộ của phụ nữ; tạo phong trào thi đua sơi nổi, khơng khí làm việc hăng say
cho phụ nữ, nhất là trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn xã.
Chấn chỉnh kỷ cương, lề lối làm việc, phong cách lãnh đạo, điều hành của cán
bộ nữ trong các cơ quan, đơn vị, đảm bảo sự phát triển của đội ngũ cán bộ
nữ theo hướng hiện đại, chun nghiệp vì sự phát triển chung của tồn xã hội.


12

Chín là, đẩy mạnh phát triển đời sống kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập
cho cán bộ, công chức để phụ nữ có được điều kiện phát triển tồn diện. Nhà
nước cần có chính sách phát triển và tổ chức tốt các dịch vụ công để phục vụ
tốt hơn đời sống nhân dân, giúp phụ nữ giảm gánh nặng gia đình để tập trung
sức lực, trí tuệ cho cơng tác, góp phần thiết thực vào việc thực hiện bình đẳng
giới phụ nữ trên thực tế.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Có người suy nghĩ rằng, “bình đẳng giới là đấu tranh cho phụ nữ, chống
lại đàn ông”. Điều này là không đúng. Về mặt pháp lý , theo quy định của pháp

luật Việt Nam cũng như hầu hết các nước trên thế giới thì bình đẳng giới là đấu
tranh cho mọi giới tính, cho tất cả mọi người. Mục tiêu của bình đẳng giới là
giới tính khơng phải giới hạn. Trong xã hội hiện nay, đã có nhiều đàn ơng đang
phải chịu khơng ít bất cơng, hạn chế, khn mẫu xuất phát từ giới tính của
mình như những khn mẫu về sự nam tính, đàn ơng phải mạnh mẽ, kiềm chế
cảm xúc, phải là trụ cột gia đình... Những niềm tin đó đang khiến nhiều người
phải chịu gánh nặng, khơng được sống đúng với con người thật của mình. Đã
từng có các đức ông chồng bị các bà vợ đánh đập, sỉ nhục. Cũng có trường hợp
nam giới bị lạm dụng, xâm hại tình dục... Bình đẳng giới thực chất chỉ đạt
được khi đấu tranh cho những quyền lợi chính đáng của tất cả các giới tính.
Thực tế đã khẳng định lãnh đạo có trách nhiệm giới (đặc biệt đối với giới
nữ) tạo ra sự hồi hịa, phát triển bền vững của từng cơ quan, đơn vị, sự hòa
nhập của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo, xã hội và các hệ thống khác trong đời
sống đang trở nên cần thiết; các phẩm chất của phụ nữ đang mở rộng từ gia
đình đến xã hội. Những biến đổi cần thiết này giúp tăng cường vai trò của
phụ nữ trong một thế giới đầy biến động, cũng như phù hợp với định
hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong phát huy vai trò, tiềm năng
của phụ nữ trong điều kiện mới theo đúng chủ trương của Đại hội XIII của
Đảng: “Thực hiện đồng bộ và toàn diện các giải pháp phát triển thanh
niên, bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ. Giảm dần khoảng cách giới trên
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”.


13
Vì thế, để nâng cao nhận thức, trách nhiệm giới trong lãnh đạo của cả hệ
thống chính trị để tạo ra những hiệu ứng lan tỏa, nâng cao nhận thức về bình
đẳng giới và các giải pháp thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, vừa phải có sự nổ lực của từng cán bộ,
đảng viên (đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý) phải tự tin, bản
lĩnh, thể hiện bản thân để đáp ứng đủ các yêu cầu trong công tác, luôn được

tạo nguồn và bảo đảm tỷ lệ nhất định trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước,
các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương./.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, t.I, tr.271.
4. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Giới trong
lãnh đạo, quản lý, Nxb. Lý luận chính trị.
5. V.I.Lênin (2006): Tồn tập, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, t40, tr.183.



×