Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận về quan hệ giữa vật chất và ý thức để lý giải một vấn đề của thực tiễn ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.1 KB, 14 trang )

lOMoARcPSD|12114775

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC
PHẦN
MÔN: TRIẾT HỌC
Họ và tên:
MSSV: 460423

ĐỀ BÀI:
Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận
về quan hệ giữa vật chất và ý thức để lý giải một
vấn đề của thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.

1


lOMoARcPSD|12114775

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
A. NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC..........................................................................4
I.

Nội dung...................................................................................................4
1.

Khái niệm vật chất và ý thức.................................................................4



2.

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.....................................................5

II.

Ý nghĩa phương pháp luận....................................................................6

B. VẬN DỤNG NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ
MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
“TẢO HÔN – THỰC TRẠNG,NGUYÊN NHÂN, HỆ LỤY VÀ GIẢI PHÁP”. 7
I.

Khái niệm tảo hôn...................................................................................7

II.

Thực trạng tảo hôn ở Việt Nam.............................................................7

III.

Nguyên nhân của thực trạng tảo hôn.................................................8

1.

Do những quan niệm, thành kiến, những hủ tục tập quán lạc hậu........8

2.


Do điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều yếu kém....................................9

3.

Do trình độ dân trí thấp, người dân thiếu hiểu biết............................10

IV.

Những hệ lụy từ tảo hôn....................................................................10

1.

Những hệ lụy đối với bản thân............................................................10

2.

Những hệ lụy đối với xã hội.................................................................11

V.

Những giải pháp giảm tình trạng tảo hơn..........................................11
1. Đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức đến cho
người dân.....................................................................................................11
2. Cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là người dân miền núi,
vùng sâu vùng xa.........................................................................................11
3.

Nâng cao trách nhiệm, năng lực quản lý của các cấp chính quyền....12

KẾT LUẬN........................................................................................................12

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................13
2


lOMoARcPSD|12114775

MỞ ĐẦU
Ngày nay, xã hội đang ngày một phát triển, hiểu biết của người dân ngày càng
được cải thiện. Những quan niệm, hủ tục lạc hậu đang dần được xóa bỏ. Tuy
nhiên có những hủ tục lỗi thời, lạc hậu vẫn cịn tồn tại kìm hãm sự phát triển văn
hóa – kinh tế. Tảo hôn là minh chứng cho điều này.
Tảo hơn hay cịn được hiểu là kết hơn trẻ em là hơn nhân trong đó một hoặc cả
hai người đều dưới 18 tuổi. Theo UNFPA (Quỹ dân số Liên Hợp Quốc), mỗi
ngày có hàng ngàn trẻ em gái trở thành cô dâu. Hơn 650 triệu phụ nữ và trẻ em
gái đã kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng trước sinh nhật lần thứ 18. Trong
bối cảnh của đại dịch COVID-19, dự kiến đến năm 2030, có đến 13 triệu trẻ em
gái có thể buộc trở thành cơ dâu.
Tại Việt Nam, theo kết quả cuộc Điều tra các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ
em và phụ nữ năm 2020-2021 (gọi tắt là điều tra SDGCW Việt Nam 20202021), do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, UNFPA và Tổng cục Thống kê thực
hiện cho thấy có 7,4% phụ nữ và nam giới từ 20-24 tuổi được điều tra, có
14,64% nữ giới tảo hơn trước 18 tuổi so với 1,9% nam giới tảo hơn trước 18
tuổi.
Hiện nay, tình trạng tảo hôn ở Việt Nam diễn ra thường xuyên ở những nơi có có
sở hạ tầng, điều kiện kinh tế, chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí thấp. Bằng
sự hiểu biết của mình về nội dung và phương pháp luận mối quan hệ về vật chất
và ý thức, em sẽ giải quyết vấn đề thực tiễn: “Tảo hôn ở Việt Nam hiện nay thực trạng, nguyên nhân, hệ lụy và giải pháp”.

3



lOMoARcPSD|12114775

A. NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
I. Nội dung
1. Khái niệm vật chất và ý thức
a. Vật chất
Kế thừa tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen và tổng kết những thành tựu
khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX và từ nhu cầu của cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa duy tâm, Lê-nin đã hoàn thiện một định nghĩa hết sức
khoa học về vật chất: “ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại lệ thuộc vào cảm giác”.
- Trước hết, Lê-nin đã phân biệt được vật chất với tư cách là phạm trù triết
học với các quan niệm của khoa học tự nhiên. Theo Lê-nin, vật chất với tư
cách là phạm trù triết học dùng để chỉ vật chất nói chung, vơ hạn, vơ tận,
khơng sinh ra cũng không mất đi.
- Thứ hai, Lê-nin khẳng định vật chất là thực tại khách quan, chúng có thể
tồn tại ở dạng này hoặc dạng khác nhưng chúng đều có chung một thuộc
tính đó là tồn tại khách quan, độc lập bên ngồi ý thức và khơng phụ
thuộc vào ý thức.
Định nghĩa của Lê-nin cũng chỉ ra vật chất là cái gây nên cảm giác ở con
người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên giác quan con người; cảm giác, tư
duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất.
Ngoài ra chủ nghĩa duy vật biện chứng cịn chứng minh rằng vận động là
“thuộc tính cố hữu của vật chất”, là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc
tính khơng thể tách rời vật chất. Đồng thời vật chất cũng tồn tại trong không
gian và thời gian. Không một dạng vật chất nào tồn tại ở bên ngồi khơng gian
và thời gian. Ngược lại cũng khơng thể có thời gian và khơng gia nào ở ngồi
vật chất.

Như vậy định nghĩa vật chất của Lê-nin đã bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa
duy tâm, bác bỏ được học thuyết không thể biết; khắc phục được những hạn chế
trong các quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất.
b. Ý thức

4


lOMoARcPSD|12114775

Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao, là sự phản ánh của
thế giới vật chất, là hình ảnh mang tính chủ quan của thế giới vật chất. Ý thức ra
đời là kết quả phát triển lâu dài của thuộc tính phản ánh của vật chất.
Ý thức là sự phản ánh thế giới bên ngồi vào đầu óc con người. Bộ óc con
người cùng với thế giới bên ngồi tác động lên bộ óc là nguồn gốc tự nhiên của
ý thức. Nguồn gốc tự nhiên rất quan trọng tuy nhiên chưa đủ để quyết định sự ra
đời của ý thức. Nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định đến sự ra đời và
phát triển của ý thức là nguồn gốc xã hội. Ý thức ra đời cùng với q trình hình
thành bộ óc con người, phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người
thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. Do đó ý thức được coi là
sản phẩm xã hội là một hiện tượng xã hội.
Về bản chất của ý thức:
- Thứ nhất ý thức là sự phản ánh, là cái phản ảnh còn vật chất là cái được
phản ánh. Cái được phản ánh tức vật chất tồn tại khách quan bên ngoài
độc lập với cái phản ánh là ý thức.
- Thứ hai, ý thức là sự phản ánh có tính năng động sáng tạo lại hiện thực
theo nhu cầu của thực tiễn xã hội do nó ra đời trong q trình con người
hoạt động cải tạo thế giới.
- Thứ ba, ý thức là quá trình phản ánh đặc biệt, là sự thống nhất giữa 3 mặt:
một là, trao đổi thông tinh giữa chủ thể (con người) và đối tượng phản ánh

(núi, sông,...). Hai là con người mơ hình hóa (vẽ lại, lắp ghép lại...) đối
tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Ba là, thông qua các
hoạt động thực tiễn biến quan niệm thành các dạng vật chất trong cuộc
sống.
Như vậy, ý thức ra đời và tồn tại gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi
phối không chỉ các quy luật sinh học mà còn là quy luật xã hội do nhu cầu giao
tiếp xã hội cũng như các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định.
2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
a. Vật chất quyết định ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định trong mối quan hệ giữa vật chất và
ý thức thì: vật chất có trước ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc quyết định ý
thức. Vì vật chất là cái tồn tại khách quan trong không gian, thời gian; cịn ý
thức là sản phẩm của q trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất. Vai trò
quyết định của vật chất đối với ý thức được thể hiện ở chỗ:
5


lOMoARcPSD|12114775

- Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức
- Vật chất quyết định nội dung của ý thức
- Vật chất quyết định bản chất của ý thức
- Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức
Ví dụ: Hoạt động của ý thức diễn ra bình thường dựa trên hoạt động sinh lý
thần kinh của con người. Nhưng khi bộ não con người bị tổn thương thì hoạt
động ý thức cũng bị rối loạn.
b. Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động
thực tiễn của con người.
Ý thức có tính độc lập tương đối, mặc dù được sinh ra từ vật chất nhưng nó
khơng phụ thuộc vào vật chất mà có quy luật vận động, phát triển riêng. Mối

quan hệ giữa vật chất và ý thức không phải mối quan hệ một chiều mà là mối
quan hệ tác động qua lại.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:
- Theo hướng tích cực: ý thức có thể trở thánh động lực thúc đẩy vật chất
phát triển
- Theo hướng tiêu cực: ý thức có thể là lực cản phá vỡ sự vận động và phát
triển của vật chất khi ý thức phản ánh không đúng, làm sai lệch các quy
luật vận động khách quan của vật chất.
Ví dụ: Hiểu được tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở nhiệt độ 10000 độ
C con người tạo ra các nhà máy để sản xuất thép thay thế cho các phương pháp
thủ công ngày xưa.
II. Ý nghĩa phương pháp luận
1. Tơn trọng khách quan
Do vật chất có trước ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức song ý
thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người
vì vậy con người phải tơn trọng khách quan.
Tơn trọng khách quan là tơn trọng tính khách quan của sự vật, của các quy
luật tự nhiên và xã hội. Điều này đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và thực tiễn
con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn
cứ cho mọi hoạt động, không được chạy theo ý muốn chủ quan, lấy ý chí áp đặt
cho thực tế
2. Phát huy tính năng động
6


lOMoARcPSD|12114775

Nếu ý thức có thể tác động trở lại vật chất thơng qua hoạt động thực tiễn thì con
người phải phat huy tính năng động chủ quan. Phát huy tính năng động chủ quan
tức là chủ quan tức là phát huy vai trị tích cực của ý thức, vai trị tích cực của

nhân tố con người. Phải biết vận dụng đúng đắn quy luật của khách quan, trên
cơ sở những tri thức về quy luật khách quan con người cần xác định mục tiêu
đúng đắn, đề ra phương hướng giải hoạt động phù hợp. Đồng thời con người
cũng cần khắc phục bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại.
B. VẬN DỤNG NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
“TẢO HÔN – THỰC TRẠNG,NGUYÊN NHÂN, HỆ LỤY VÀ GIẢI PHÁP”
I.
Khái niệm tảo hơn
Theo quy định của Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014, tảo hôn là
việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn, cụ thể
là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên 1. Tập tục tảo hơn có mặt ở
nhiều nơi trên thế giới khơng riêng gì Việt Nam.
Hành vi tảo hơn là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Hơn nhân và
gia đình. Những hành vi tảo hơn, tổ chức tảo hôn đều bị coi là vi phạm quy định
của pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
II.
Thực trạng tảo hôn ở Việt Nam
Những năm gần đây với sự tuyên truyền giáo dục về luật hơn nhân và gia
đình, người dân nhận thức, ý thức hơn trong việc kết hôn nhất là ý thức thực
hiện quy định về độ tuổi kết hôn. Nhờ công tác tuyên truyền, phổ biên rộng rãi
ấy, theo khảo sát của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, trong 5 năm từ
năm 2005 đến 2010, tình trạng tảo hôn ở các dân tộc thiểu số giảm từ 80%
xuống cịn 31%2. Tuy nhiên tình trạng tảo hơn vẫn cịn diễn ra trên khắp cả
nước.
Tình trạng tảo hơn là tình trạng phổ biến diễn ra ở các dân tộc thiểu số. Tất cả
53 dân tộc thiểu số đều có tình trạng tảo hơn. Theo kết quả điều tra thực trạng
kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015 cho thấy tỉ lệ tảo hôn chung của 53
dân tộc thiểu số là 26,6%, trong đó tỉ lệ tảo hôn cao nhất thuộc các dân tộc thiểu
số sống ở vùng có điều kiện rất khó khăn như: Mơng 59,7%, Xing Mun 56,3%,

La Ha 52,7%, Gia Rai 42%.... Trong đó có 13 dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn từ
40-50% trở lên, 6 dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hơn từ 50-60% trở lên. Các dân
1 Khoản a điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
2 Theo trang web của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

7


lOMoARcPSD|12114775

tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hơn cao gấp 6 lần so với dân tộc Kinh và gấp gần 3,5 lần
so với tỷ lệ chung cả nước.
Xét theo địa bàn cư trú thì vùng trung du, miền núi phía Bắc (đặc biệt là vùng
Tây Bắc) và Tây Nguyên có tỷ lệ tảo hôn cao hơn so với các vùng khác: miền
núi phía Bắc 18,9%; Tây Nguyên 15,8%; đồng bằng sơng Hồng 7,9% và Đơng
Nam Bộ 8,1%. Các tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao nhất trong cả nước gồm Lai Châu,
Hà Giang, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Kon Tum, Gia Lai,....
Xét về nhóm tuổi thì tỷ lệ tảo hơn, kết hơn sớm của cả nam và nữ ở nhóm
tuổi từ 15 đến 19 tuổi đều có xu hướng gia tăng, từ 2,4% và 8,4% năm 2011 đến
3,1% và 11,2% năm 2013. Phụ nữ, trẻ em gái có xu hướng kết hơn sớm hơn và ở
nhóm tuổi dưới 15 đến dưới 18 thì tỷ lệ tảo hôn ở nữ dân tộc thiểu số cao hơn
gần 3 lần so với nam dân tộc thiểu số. Tỷ lệ tảo hôn ở nam giới các dân tộc thiểu
số cao xấp xỉ 6 lần so với nam giới dân tộc Kinh và gấp 3 lần so với tỉ lệ chung
cả nước (tỷ lệ tương ứng lần lượt là 18,0% so với 3,3% và 5,8%).
Như vậy có thể thấy, ở những khi vực có đồng bào dân tộc thiểu số như vùng
sâu vùng xa, tình trạng tảo hơn vẫn cịn xảy ra rất phổ biến với tỷ lệ cao. Tuy
nhiên đây không phải vấn đề của riêng từng địa phương mà còn là vấn đề chung
của cả nước.
III. Nguyên nhân của thực trạng tảo hôn
1. Do những quan niệm, thành kiến, những hủ tục tập quán lạc hậu

“Bồng bồng cõng chồng đi chơi / Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng / Chị
em ơi cho tôi mượn cái gàu sịng / Để tơi tát nước vớt chồng tơi lên”. Câu ca dao
như một lời châm biếm về hủ tục tảo hôn lỗi thời, lạc hậu. Cho con cái kết hôn
ngày từ tuổi vị thành niên là một tập tục cổ xưa ở phương Đông. Với người
phương Đông xưa, trong hơn nhân và gia đình, tình u đóng vai trị thứ yếu,
nam nữ kết hơn phần nhiều khơng phải vì tình yêu mà tất cả do bố mẹ sắp đặt
“cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Người ta quan niệm rằng tình yêu đến sau, trong
quá trình ở với nhau bền vững hơn tình cảm ngẫu nhiên ban đầu. Việc cho con
cái kết vợ kết chồng trước tuổi thành niên cũng vậy. Quan niệm này đã đi sâu
vào tiềm thức của người Việt Nam. Cho đến nay, với sự phát triển về ý thức,
quan niệm này phần lớn đã được xóa bỏ, song nó vẫn cịn tồn tại ở những dân
tộc thiểu số, vì vậy hiện nay tình trạng tảo hơn vẫn cịn là vấn đề nhức nhối. Em
Vàng Thị Hoa, dân tộc Mông, đang học lớp 9 trường dân tộc nội trú huyện ở
tỉnh Hà Giang thì bố mẹ gọi về để gả cho A Sum cùng bản. Sum cũng chỉ hơn
8


lOMoARcPSD|12114775

Hoa có 2 tuổi. Như vậy cả hai em đều chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của
pháp luật.
Không chỉ chịu ảnh hưởng của quan niệm cổ hủ xưa, nạn tảo hôn cũng bắt
nguồn từ tập tục bắt vợ. Tục “bắt vợ” đã có từ xa xưa. Để thốt khỏi tình trạng
hơn nhân cận huyết và duy trì giống nịi, thì người các thị tộc khác để tìm vợ để
“bắt vợ”. Dấu ấn cổ xưa ấy đã lưu lại ở một số tộc người trở thành tập tục, văn
hóa mang dấu ấn của tộc người đó. Sùng Thị Mỷ, ở bản Dốc Giữa, huyện Mù
Cang Chải (Yên Bái) bị bắt về làm vợ ngay trong ngày khai giảng năm học mới.
Hay như gần đây, sự việc “bắt vợ” tại Mèo Vạc, Hà Giang ngày 7/3, một bé gái
đi chơi xuân đã bị một nam thanh niên còn khá trẻ khống chế, giằng co giữa
đường. Đây chính là hủ tục bắt vợ của người Mông. Vụ việc tại Hà Giang chưa

kịp lắng xuống thì tiếp tục một vụ việc bắt vợ ở Sa Pa, Lào Cai. Tập tục này tồn
tại và đang dần bị biến tướng ở nhiều nơi, đẩy nhiều bé gái vào hơn nhân khơng
tình u và bi kịch. Điều đáng nói ở đây là những bé gái này đều rất nhỏ, chưa
đủ tuổi để gả vợ gả chồng. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian TS Nguyễn Hùng
Vĩ, nguyên giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội cho hay, tục “bắt vợ” là một hình thái đặc biệt của hôn nhân cổ
xưa.
2. Do điều kiện kinh tế, xã hội cịn nhiều yếu kém
Khó khăn về kinh tế là một yếu tố rõ rãng dẫn đến tình trạng tảo hôn ở các
dân tộc thiểu số. Điều kiện kinh tế ở những vùng dân tộc thiểu số còn kém phát
triển, điều kiện tự nhiên không thuận lợi việc phát triển sinh kế dẫn đến tình
trạng đói nghèo. Chính vì vậy “tảo hơn trở thành một “chiến lược” về an tồn
sinh kế 3. Các em gái dân tộc thiểu số sau khi kết hơn sẽ trở thành lao động
chính trong gia đình nhà chồng và làm hầu hết cơng việc nội trợ, chăm sóc 4.
Các dân tộc có tỷ lệ tảo hôn cao cũng thường rơi vào các dân tộc sinh sống ở
vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Tỉnh Thái Nguyên
có khoảng 34.758 người tảo hơn chiếm 2,96% dân số tỉnh. Trong đó nam giới có
19.675 người, nữ giới là 15.083 người, nhiều nhất là dân tộc Tày (11.390 người),
Sán dìu (6.813 người), Nùng (5.538 người),...5 Những khó khăn trong kinh tế lẫn
cuộc sống cùng với thói quen ở vùng núi, nhà nào cũng có tâm lý muốn sớm có
3 iSEE Việt Nam, 2019. Kết hôn trẻ em ở một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Một phân tích từ góc
nhìn nhân học
4 Báo cáo hội thảo quốc gia về Phịng ngừa, chấm dứt tảo hơn và kết hơn trẻ em: Bài học kinh nghiệm từ thực
tiễn, trang 8, 9. Ủy ban Dân tộc và UN Woman, tháng 6 năm 2017
5 Theo kết quả điều tra số liệu về 53 dân tộc thiểu số tính đến thời điểm tháng 8/2015

9


lOMoARcPSD|12114775


con đàn cháu đống, thêm lao động cho gia đình để tăng thêm thu nhập. Nhà nào
có con gái thì muốn gả sớm để bớt miệng ăn, nhà nào có con trai thì muốn cưới
vợ sớm để lo toan cuộc sống. Do đó nhiều cặp vợ chồng lấy nhau khi chưa đủ
tuổi cho phép. Kon Tum là một tỉnh miền núi, biên giới nằm ở Bắc Tây Nguyên,
kinh tế còn chưa được đầu tư phát triển. Chỉ tính riêng trong năm 2018 trên địa
bàn tỉnh có 172 cặp kết hơn khi chưa đủ tuổi cho phép.
3. Do trình độ dân trí thấp, người dân thiếu hiểu biết
Tình trạng tảo hơn đa phần diễn ra ở những dân tộc thiểu số. Họ sống ở
những vùng điều kiện địa lý lẫn điều kiện về kinh tế - xã hội cịn khó khăn. Họ
chưa được tiếp cận với internet, các phương tiện truyền thơng đại chúng. Họ
cũng khơng được đi học, có những người cịn khơng biết chữ. Tỷ lệ vị thành
niên và thanh niên dân tộc thiểu số biết chữ là 83.2% thấp hơn đáng kể so với tỷ
lệ này của nữ kinh-Hoa là 99.1%. Tỷ lệ trẻ em gái dân tộc thiểu số đi học đúng
tuổi bậc tiểu học năm 2014 là 92.1% so với tỉ lệ này của nhóm dân tộc KinhHoa là 98.9%; các số liệu tương ứng ở bậc trung học cơ sở là 76.64% so với
92.6%6. Chính vì vậy họ khơng có những hiểu biết đúng đắn về tảo hơn, cũng
như luật hơn nhân và gia đình. Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, họ chịu nhiều
ảnh hưởng từ những hủ tục lạc hậu cổ xưa. Những quan niệm, phong tục lỗi thời
ấy đã ăn sâu, thậm chí cắm rễ trong tiềm thức của họ. Họ chưa được mở mang
đầu óc, những kiến thức về văn hóa – pháp luật cịn hạn chế. Họ cũng chưa được
tuyên truyền giáo dục một cách đầy đủ về chế độ hơn nhân và gia đình; về hậu
quả, tác động tiêu cực của tảo hơn. Tình trạng học sinh bỏ học kết hôn vẫn tái
diễn nhất là ở những vùng đặc biệt khó khăn do đi lại vất vả. Tỷ lệ bỏ học giữa
chừng của học sinh dân tộc thiểu số còn cao: tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số học
lên cấp trung học phổ thông mới chỉ đạt 41.8% tương đương 58.2% học sinh dân
tộc thiểu số dừng lại việc học ở cấp trung học cơ sở. Đây cũng là độ tuổi phổ
biến của tảo hôn vùng dân tộc thiểu số.
IV. Những hệ lụy từ tảo hôn
1. Những hệ lụy đối với bản thân
Đối tượng tảo hôn đều là những nam, nữ cịn rất trẻ. Việc kết hơn sớm khi

chưa đến tuổi sẽ làm mất đi cơ hội về học tập, xa hơn sau này là mất đi cơ hội có
việc làm tốt, mất đi cơ hội phát triển bản thân. Nhiều trẻ em đang ngồi trên ghế
nhà trường đã phải bỏ học để lấy vợ lấy chồng. Sau khi tảo hôn, khoảng thời
6 Tổng cục Thống kê, Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ, 2014

10


lOMoARcPSD|12114775

gian lao động của các em có thể lên tới10-12 tiếng/ngày khi các em vừa phải lao
động vừa phải chăm lo cho vợ/chồng, con, cha mẹ... trong gia đình. Thời gian
lao động trong một ngày cao khiến các em không còn thời gian vui chơi, học
tập, phát triển về thể chất cũng như tinh thần mà lẽ ra các em được hưởng như
bao bao bè đồng trang lứa khác.
Tảo hôn làm cho sức khỏe của trẻ em bị ảnh hưởng đặc biệt là trẻ em gái.
Sinh con sớm, sinh nhiều con trong khi cơ thể vẫn chưa phát triển đầy đủ, hoàn
thiện ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tâm lý, sức khỏe sinh sản. Những trẻ em
gái dưới độ tuổi 15 mang thai có nguy cơ chết do mang thai và sinh đẻ cao hơn
so với phụ nữ trên 20. Những đứa trẻ có mẹ dưới 18 tuổi có khả năng nhẹ cân
hoặc chết non cao hơn những đứa trẻ khác. Khi mang thai ở độ tuổi vị thành
niên làm tăng tỷ lệ tử vong. Làm mẹ sớm cũng khiến các em căng thẳng, khủng
hoảng tâm lý, tổn thương tình cảm và thiếu điều kiện tốt trong cuộc sống
2. Những hệ lụy đối với xã hội
Tảo hôn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng dân số nhưng lại suy
giảm về chất lượng bởi những đứa trẻ được sinh ra bởi những cặp vợ chồng tảo
hôn không được khỏe mạnh, nguy cơ mắc bệnh cao. Những đứa con sinh ra yếu
kém nên thường xuyên đau ốm, gây tốn kém về kinh tế. Các gia đình đã nghèo
lại càng nghèo hơn. Đây chính là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự
phát triển của đất nước, cản trở việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã

họi văn minh tiến bộ ở những vùng dân tộc thiểu số nói riêng và cả nước nói
chung.
V.

Những giải pháp giảm tình trạng tảo hôn
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức đến
cho người dân.

Việc nâng cao ý thức người dân về tảo hôn cũng như ý thức về pháp luật
là giải pháp quan trọng cấp thiết. Chỉ khi người dân có hiểu biết họ mới nhận
thức được những hậu quả mà tảo hôn gây ra, hiểu được đó là hành vi vi phạm
pháp luật. Cần đẩy mạnh và đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục về tảo
hơn và luật hơn nhân và gia đình. Cần phải lựa chọn những nội dung trọng tâm,
biên soạn tài liệu ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, sát với thực tiễn và nhận thức của
đồng bào. Trong đó cần tập trung vào nhóm đối tượng thanh thiếu niên vùng cao
có nguy cơ cao về tảo hôn. Đẩy mạnh tuyên truyền miện thông qua các cán bộ
tuyên vận xã, thôn, các hoạt động ngoại khóa trong trường học, các câu lạc bộ
tuyên truyền pháp luật... Phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ cán bộ người dân
tộc thiểu số, già làng, trưởng bản,... Vận dụng linh hoạt các hình thức tuyên
truyền, phổ biến pháp luật trong quá trình tuyên truyền tư vấn như: tuyên truyền
trực tiếp, qua mạng lưới truyền thanh cơ sở....
11


lOMoARcPSD|12114775

2. Cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là người dân miền núi,
vùng sâu vùng xa.
Cần thực hiện nhiều hơn nữa các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển
cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cho người dân. Có như vậy họ khơng cịn gánh

nặng về cơm áo, cuộc sống được cải thiện thì tình trạng tảo hơn do áp lực kinh tế
khơng cịn nữa. Đặc biệt tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận nhiều
phương tiện truyền thông đại chúng. Thông qua những phương tiện này, người
dân tiếp cận gần hơn với kiến thức về mọi mặt không chỉ về tảo hôn.
3. Nâng cao trách nhiệm, năng lực quản lý của các cấp chính quyền.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và các cấp chính
quyền. Thực thi nghiêm minh theo pháp luật trong cơng tác phịng, chống tảo
hơn, hơn nhân cận huyết thống, đặc biệt là cấp xã. Xử lý nghiêm các trường hợp
vi phạm pháp luật về hơn nhân và gia đình, nhất là đối tượng là cán bộ, đảng
viên. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng; khen thưởng, biểu dương kịp
thời những đơn vị, cá nhân có thành tích trong cơng tác ngăn chặn, phịng,
chống tảo hơn; chấn chỉnh, xử lý nghiêm những địa phương, đơn vị chưa làm tốt
trách nhiệm.

KẾT LUẬN
Vận dụng đúng đắn nội dung và ý nghĩa phương pháp luận về mối liên hệ
giữa vật chất và ý thức để giải quyết vấn đề “Tảo hôn ở Việt Nam hiện nay –
thực trạng, nguyên nhân, hệ lụy và giải pháp”; nêu ra thực trạng tảo hôn hiện
nay, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này; chỉ ra những hệ lụy mà
tảo hôn gây ra không chỉ cho những đứa trẻ vị thành niên mà còn gây ra cho xã
hội; đồng thời, đề xuất các giải pháp để giảm thiểu tình trạng tảo hơn vẫn còn
kéo dài từ xưa đến nay.
12


lOMoARcPSD|12114775

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Hiểu rõ thực trạng kết hôn trẻ em tại Việt Nam, Unicef Việt Nam,
/>%E1%BA%AFt%20th%E1%BB%B1c%20tr%E1%BA%A1ng%20k

%E1%BA%BFt%20h%C3%B4n%20tr%E1%BA%BB%20em.pdf, truy
cập ngày 10/3/2022
2. Tập tục tảo hôn, Thể thao và văn hóa, truy cập ngày 10/3/2022
3. Tảo hơn và hôn nhân cận huyết ở vùng dân tộc thiểu số, Bộ Giáo dục và
đào tạo, , truy cập ngày 10/3/2022
4. Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hơn và hôn nhân cận huyết thống trong
vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025, Liên hợp quốc Việt Nam,
, truy cập ngày 10/03/2022
5. Hậu quả của việc tảo hôn đối với bản thân, gia đình và xã hội, Trang
thơng tin điện tử xã Minh Châu – huyện Ba Vì,
/>%E1%BA%A3o%20h%C3%B4n%20l%C3%A0%20 m%E1%BB%99t
%20t%E1%BA%ADp,c%E1%BB%99ng%20%C4%91%E1%BB%93ng
%20v%C3%A0%20d%C3%A2n%20t%E1%BB%99c., truy cập ngày
11/03/2022
6. Thực trạng tảo hôn ở vùng dân tộc thiểu số - Thực trạng đáng lo ngại, Báo
điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, />%C3%A0%20vi%E1%BB%87c%20l%E1%BA%A5y,n%E1%BB%AF
13


lOMoARcPSD|12114775

%20ch%C6%B0a%20%C4%91%E1%BB%A7%2018%20tu%E1%BB
%95i., truy cập ngày 11/03/2022
7. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc kêu gọi hành động ngay để chấm dứt nạn tảo
hôn, Báo tin tức, truy cập ngày 11/03/2022
8. Tác hại và ảnh hưởng của tảo hôn, hôn nhân cận huyết, Hội Liên hiệp phụ
nữ tỉnh Yên Bái, truy cập ngày 11/03/2022
9. Tìm giải pháp giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Lào
Cai, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, truy cập ngày 11/03/2022
10.Một số giải pháp ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết

thống trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Cổng thông tin điện tử Ban Dân vận
Trung Ương, truy cập
ngày 11/03/2022

14

Downloaded by Vu Vu ()



×