Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận về quan hệ giữa vật chất và ý thức để lý giải một vấn đề của thực tiễn ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 15 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-------------

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
ĐỀ BÀI
Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận về quan hệ
giữa vật chất và ý thức để lý giải một vấn đề của thực tiễn ở Việt
Nam hiện nay.

Họ và Tên
MSSV
LỚP

HÀ NỘI, 2022


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
B. PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................1
CHƯƠNG I. NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC........................................................1
1. Nội dung mối quan hệ giữa vật chất và ý thức..................................................1
1.1. Phạm trù vật chất................................................................................................2
1.2. Phạm trù ý thức...................................................................................................2
1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức................................................2
2. Ý nghĩa phương pháp luận..................................................................................4
CHƯƠNG II. VẬN DỤNG NỘI DUNG, Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
VỀ QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC ĐỂ LÝ GIẢI VẤN ĐỀ
“THÁI ĐỘ LỆCH LẠC, TIÊU CỰC TRONG ĐẤU THẦU, MUA SẮM VẬT


TƯ, TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CHỐNG DỊCH COVID-19 Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY”..............................................................................................................5
1. Thực trạng vấn đề................................................................................................5
2. Vận dụng nội dung lý luận để phân tích nguyên nhân, hậu quả của vấn đề
“thái độ lệch lạc, tiêu cực trong đấu thầu, mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế
chống dịch covid-19 của một bộ phận người ở Việt Nam hiện nay”......................6
2.1. Nguyên nhân dẫn đến thái độ lệch lạc, tiêu cực.................................................6
2.2. Hậu quả của thái độ lệch lạc, tiêu cực................................................................8
3. Vận dụng nội dung lý luận để đưa ra phương hướng giải quyết cho vấn đề
“thái độ lệch lạc, tiêu cực trong đấu thầu, mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế
chống dịch covid-19 của một bộ phận người ở Việt Nam hiện nay”......................9
3.1. Đối với cá nhân...................................................................................................9
3.2. Đối với các cơ quan quản lý...............................................................................9
C. PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................10


Danh mục tài liệu tham khảo....................................................................................


A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trải qua hàng nghìn năm từ buổi đầu lịch sử triết học cho tới tận ngày nay,
“vật chất”, “ý thức” và mối quan hệ giữa chúng luôn là vấn đề cơ bản, cốt lõi của
mọi triết học; giải quyết vấn đề này chính là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết
các vấn đề khác của triết học. Nếu như những quan điểm của chủ nghĩa duy vật
trước C.Mác và chủ nghĩa duy tâm còn bộc lộ nhiều hạn chế, thì chủ nghĩa duy vật
biện chứng của Mác-Lênin về sau đã khắc phục được những hạn chế đó bằng
những quan điểm đúng đắn về mặt triết học cho vật chất, ý thức và mối quan hệ
biện chứng giữa chúng. Dựa vào mối quan hệ biện chứng đó, ta có thể vận dụng để
lý giải những vấn đề cấp bách trong thực tiễn, điển hình là vấn đề: “ thái độ lệch
lạc, tiêu cực trong đấu thầu, mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế chống dịch

COVID19 của một bộ phận người ở Việt Nam hiện nay”. Như chúng ta đã biết,
đại dịch Covid-19 hiện đang bùng phát nghiêm trọng, Việt Nam đã và đang tập
trung mọi nguồn lực để từng bước ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh. Trong khi cả nước
chung sức, đồng lòng, lại có người đi ngược lại với dịng chảy chung, có thái độ
lệch lạc, tiêu cực dẫn đến hành vi nâng khống, thổi giá, tham nhũng và lợi ích
nhóm trong đấu thầu, mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế.... gây ra những hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội. Đây là vấn đề rất nhức nhối, cần ngăn chặn và
giải quyết kịp thời. Bằng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận về quan hệ giữa
vật chất và ý thức, ta sẽ đi vận dụng để lý giải nội hàm của vấn đề này, đi sâu để
tìm ra nguyên nhân, hậu quả để từ đó đề xuất ra các giải pháp nhằm giải quyết triệt
để những tiêu cực.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1. Nội dung mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Từ những buổi đầu lịch sử triết học, các nhà kinh điển của chủ nghĩa duy tâm
và chủ nghĩa duy vật trước C.Mác đã đưa ra những quan điểm khác nhau về vật
chất,ý thức và mối quan hệ giữa chúng, tuy nhiên đều bộc lộ rất nhiều hạn chế. Về
sau, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã khắc phục được những hạn chế
đó bằng thế giới quan và phương pháp luận biện chứng của mình. Vì vậy, trong bài

1


viết này, chúng ta sẽ chỉ tập trung nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin về vật chất, ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.
1.1. Phạm trù vật chất.
V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm
trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại

không lệ thuộc vào cảm giác”[ CITATION Lenin \l 1066 ]. Vận động là phương
thức tồn tại của vật chất; không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật
chất[ CITATION BộG21 \l 1066 ]. VD về vật chất: hoàn cảnh sống, điều kiện kinh
tế, môi trường học tập...
1.2. Phạm trù ý thức
Theo V.I.Lênin: “Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan, là q trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc
người”[ CITATION nhu \l 1066 ]. Ý thức có hai nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên
được thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con người và hoạt động của bộ óc đó
cùng với mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan; nguồn gốc xã hội là
lao động và ngôn ngữ. Kết cấu của ý thức bao gồm ba yếu tố cơ bản nhất là: tri
thức, tình cảm và ý chí, trong đó tri thức là nhân tố quan trọng nhất[ CITATION
BộG21 \l 1066 ]. VD về ý thức: thái độ buồn, vui, sự quyết tâm...
1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Tổng kết toàn bộ lịch sử triết học qua các thời kỳ, Ăngghen có nhận xét như
sau : “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn
đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”[ CITATION PhĂ95 \l 1066 ], cũng chính là
quan hệ giữa vật chất và ý thức. Giải quyết vấn đề này, quan điểm triết học Mác –
Lênin cho rằng: vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất
quyết định ý thức, cịn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
* Vật chất quyết định ý thức:
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức. Vật chất “sinh” ra ý
thức, vật chất có trước, ý thức có sau. Ý thức chỉ xuất hiện khi lồi người xuất hiện,
và bộ óc người chính là dạng vật chất có tổ chức cao nhất, là cơ quan phản ánh để
hình thành ý thức. Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não

2


trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan, gắn liền với hoạt động lao động và

được biểu hiện thông qua ngơn ngữ. Do đó, nếu khơng có vật chất (cụ thể là các
yếu tố như bộ óc người, sự tác động của thế giới khách quan lên bộ óc người,q
trình phản ánh,lao động và ngơn ngữ) thì ý thức không thể được sinh ra, tồn tại và
phát triển[ CITATION BộG21 \l 1066 ].
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức. Ý thức là sự phản ánh thế
giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan, cho nên nội dung của nó
được quyết định bởi vật chất, là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào
bộ óc con người trên cơ sở của thực tiễn[ CITATION BộG21 \l 1066 ]. "Ý thức
khơng bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức"[ CITATION
CMá95 \l 1066 ].
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức. Trên cơ sở của hoạt động
thực tiễn, ý thức con người là sự phản ánh một cách tích cực, tự giác, sáng tạo thế
giới khách quan. Chính thực tiễn là hoạt động vật chất có tính cải biến thế giới của
con người - là cơ sở để hình thành, phát triển ý thức, trong đó ý thức của con người
vừa phản ánh, vừa sáng tạo, phản ánh để sáng tạo và sáng tạo trong phản
ánh[ CITATION BộG21 \l 1066 ].
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức. Mọi sự tồn tại,
phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biến đổi của vật chất; vật chất thay
đổi thì sớm hay muộn, ý thức cũng phải thay đổi theo. Con người - một sinh vật có
tính xã hội ngày càng phát triển cả thể chất và tinh thần, thì dĩ nhiên ý thức - một
hình thức phản ánh của óc người cũng phát triển cả về nội dung và hình thức phản
ánh của nó. Đời sống xã hội ngày càng văn minh và khoa học ngày càng phát triển
đã chứng minh điều đó[ CITATION BộG21 \l 1066 ].
Ví dụ : trước khi dịch bệnh covid-19 xuất hiện, chúng ta vốn có suy nghĩ
rằng: đi ra đường chỉ cần đeo khẩu trang khi muốn hoặc khi cảm thấy cần thiết.
Nhưng khi dịch bệnh xuất hiện, số ca nhiễm tăng cao, nó tác động lên ý thức khiến
chúng ta nhận thức được rằng đeo khẩu trang là việc bắt buộc để phòng tránh dịch
bệnh, phải luôn tự giác đeo; thấy được tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang. Tuy
nhiên cũng có một số người khác không nhận thức được như vậy, không tự giác
đeo khẩu trang, đó là do hiểu biết của họ còn kém, hạn hẹp.....


3


* Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất.
Thứ nhất, ý thức có “đời sống” riêng, có quy luật vận động, phát triển riêng,
khơng lệ thuộc một cách máy móc vào vật chất. Ý thức một khi ra đời thì có tính
độc lập tương đối, tác động trở lại thế giới vật chất. Ý thức có thể thay đổi nhanh,
chậm, đi song hành so với hiện thực, nhưng nhìn chung nó thường thay đổi chậm
so với sự biến đổi của thế giới vật chất[ CITATION BộG21 \l 1066 ].
Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực
tiễn của con người. Con người dựa trên những tri thức về thế giới khách quan, hiểu
biết những quy luật khách quan, từ đó đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp và
ý chí quyết tâm để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác định[ CITATION BộG21 \l
1066 ].
Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành động của
con người; nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai,
thành công hay thất bại. Khi phản ánh đúng hiện thực, ý thức có thể dự báo, tiên
đốn một cách chính xác cho hiện thực, có thể hình thành nên những lý luận định
hướng đúng đắn,từ đó mang lại hiệu quả,thành cơng trong thực tiễn. Ngược lại, ý
thức có thể tác động tiêu cực khi nó phản ánh sai lạc, xuyên tạc hiện
thực[ CITATION BộG21 \l 1066 ].
Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là
trong thời đại ngày nay, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp. Trong bối cảnh tồn cầu hóa, vai trị của tri thức khoa học, của tư tưởng
chính trị, tư tưởng nhân văn là hết sức quan trọng[ CITATION BộG21 \l 1066 ].
Ví dụ: trong thời kì covid-19, khi con người ý thức được việc phải đeo khẩu
trang khi ra đường và sự quan trọng của khẩu trang, thì họ sẽ tự giác đeo đầy đủ.
Việc đeo khẩu trang ấy sẽ giúp ngăn ngừa lây lan, dịch bệnh được kiểm soát.
2. Ý nghĩa phương pháp luận :

Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách
quan, tơn trọng khách quan đồng thời phát huy tính năng động chủ
quan[ CITATION BộG21 \l 1066 ]:
* Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan : Trong nhận thức và

4


hoạt động thực tiễn, mọi chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu, chúng ta đều
phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có.
Phải tơn trọng và hành động theo qui luật khách quan, nếu không làm như vậy,
chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả tai hại khôn lường. Nhận thức sự vật
hiện tượng phải chân thực, đúng đắn, trách tô hồng hoặc bôi đen đối tượng, không
được gán cho đối tượng cái mà nó khơng có[ CITATION BộG21 \l 1066 ].
*Phát huy tính năng động chủ quan: phát huy vai trị tích cực, năng động,
sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa
tính tích cực, năng động, sáng tạo ấy. Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý
thức, phát huy vai trò nhân tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại,
ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo; phải coi trọng vai trị của ý thức, coi
trọng cơng tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng, coi trọng giáo dục lý luận chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, phải giáo dục và nâng cao trình
độ tri thức khoa học, củng cố, bồi dưỡng nhiệt tình, ý chí cách mạng cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân nói chung, coi trọng việc giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo
đức cho cán bộ, đảng viên, bảo đảm sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng và tri
thức khoa học. Thực hiện nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng
động chủ quan trong nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải tránh chủ nghĩa chủ quan,
bệnh chủ quan duy ý chí; chủ nghĩa duy vật tầm thường, chủ nghĩa thực dụng, ....
[ CITATION BộG21 \l 1066 ]
CHƯƠNG II. VẬN DỤNG NỘI DUNG, Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
VỀ QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC ĐỂ LÝ GIẢI VẤN ĐỀ

“THÁI ĐỘ LỆCH LẠC, TIÊU CỰC TRONG ĐẤU THẦU, MUA SẮM VẬT
TƯ, TRANG THIẾT BỊ Y TẾ CHỐNG DỊCH COVID-19 Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY”.
1. Thực trạng vấn đề
Vấn nạn tham nhũng, lợi ích nhóm trong y tế; “nâng khống” hay “thổi giá”
đối với các vật tư, trang thiết bị y tế vốn đã xuất hiện từ rất lâu. Đặc biệt, từ khi đại
dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát và lan rộng, lợi dụng tính cấp bách và nhu cầu
ngày càng tăng cao trong việc sử dụng và mua bán các vật tư, thiết bị y tế, một số
đối tượng đã nổi lịng tham, lợi dụng tình hình căng thẳng để trục lợi. Hàng loạt các
vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra, như vụ nâng
khống giá kit test Covid-19 xảy ra tại Công ty Việt Á, Trung tâm Kiểm soát bệnh
5


tật (CDC) Hải Dương và các đơn vị, địa phương liên quan; vụ thông đồng nâng
khống giá hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tại CDC Hà Nội, ....Tất cả điều đó
đều chứng minh một điều rằng: thái độ lệch lạc, tiêu cực trong đấu thầu, mua bán
vật tư, trang thiết bị y tế đang diễn ra khá phổ biến trong một bộ phận không nhỏ
những cán bộ, chủ doanh nghiệp có liên quan hiện nay. Vậy ngun nhân của tình
trạng này là gì?, hậu quả đem lại ra sao?, và phương hướng giải quyết thế nào?,
chúng ta sẽ cùng đi nghiên cứu trong các phần tiếp theo.
2. Vận dụng nội dung lý luận để phân tích nguyên nhân, hậu quả của vấn đề
“thái độ lệch lạc, tiêu cực trong đấu thầu, mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế
chống dịch covid-19 của một bộ phận người ở Việt Nam hiện nay”.
2.1. Nguyên nhân dẫn đến thái độ lệch lạc, tiêu cực.
Như đã chỉ ra ở phần cơ sở lý luận, theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thì
“vật chất quyết định ý thức”. Vận dụng vào vấn đề này, ta sẽ đi tìm hiểu xem đâu
là những yếu tố bên ngoài - là thực tại khách quan, điều kiện khách quan tác
động vào một bộ phận người dẫn tới việc họ nảy sinh thái độ lệch lạc, tiêu cực; và
sự tác động diễn ra như thế nào.

a. Nhiều vụ việc tham nhũng trong y tế nói chung và trong đấu thầu, mua
sắm trang thiết bị y tế nói riêng tại Việt Nam đã xảy ra từ lâu, nhưng chưa được xử
lí kịp thời, kiểm sốt triệt để.
Một trong số các vụ án không được phát hiện kịp thời là vụ án tham nhũng y
tế tại bệnh viện Bạch Mai : từ ngày 27/2/2017 bệnh viện đã bắt đầu nâng khống giá
phẫu thuật bằng robot cho bệnh nhân lên gấp 5 lần giá trị thực tế, hưởng chênh lêch
16.5 triệu đồng/ca. Nhưng phải đến tháng 5/2020, vụ việc mới được phát giác, khi
ấy đã có 639 ca bệnh được phẫu thuật, thu về hơn 22,9 tỉ đồng[ CITATION 1 \l
1066 ]. Hơn nữa, trong thực tế vẫn còn rất nhiều những trường hợp tham nhũng
trong y tế nhưng chưa được phát giác, chưa được kiểm soát triệt để. Một phần
nguyên nhân là do các đối tượng là người có địa vị, chức vụ, uy tín, có khả năng và
thủ đoạn che giấu tinh vi, hợp thức hóa hành vi phạm tội. Vì vậy họ vẫn cố chấp
làm liều và chủ quan cho rằng sẽ qua mắt được lực lượng chức năng, sẽ không bị
phát hiện.

6


b. Khi dịch bệnh bùng phát nặng nề, số người nhiễm bệnh tăng cao, nhu cầu
mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế ngày càng cấp bách khiến mặt hàng này ln
trong tình trạng khan hiếm, cháy hàng.
Đối với lĩnh vực trang thiết bị y tế, hiện việc sản xuất trong nước mới chỉ đáp
ứng 10% nhu cầu thị trường và chủ yếu là trang thiết bị đơn giản, còn lại là nhập
khẩu[CITATION Duy21 \l 1066 ]. Đồng thời, khi số người nhiễm bệnh tăng vọt,
nhu cầu sử dụng tăng cao, thêm vào đó nhiều người dân có tâm lý sợ “cháy hàng”
nên mua nhiều về dự trữ, khiến việc loạn thị trường, việc khan hiếm các thiết bị y tế
như kit test là điều khó tránh khỏi. Điều đó làm nảy sinh suy nghĩ rằng cứ nâng
khống, đẩy giá bán trong nước lên để thu về lợi nhuận càng cao càng tốt mà không
sợ bị tiêu thụ kém hay ế hàng vì cầu lúc nào cũng lớn hơn cung.
c. Những kẽ hở trong cơ chế quản lí, trong đấu giá, đấu thầu vật tư y tế; thiếu

công khai minh bạch.
Nhóm mua sắm các thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh cứu người trong tình trạng
khẩn cấp nằm trong dạng chỉ định thầu và chỉ có một phần là đấu thầu hạn chế. Tuy
nhiên, quy định về chỉ định thầu tại Điều 22 Luật Đấu thầu lại thiếu rõ ràng, dẫn
đến việc các đối tượng lợi dụng sự không rõ ràng đó để "phù phép", lập ra các hóa
đơn chứng từ, hồ sơ "ma thuật" cho phù hợp với yêu cầu của chỉ định
thầu[ CITATION Duy21 \l 1066 ]. Đồng thời biện pháp cơng khai minh bạch trong
luật phịng chống tham nhũng chưa được các cơ quan thực hiện tốt. Công khai
nhưng chưa minh bạch, công khai nhưng chưa đầy đủ[ CITATION Tru21 \l
1066 ].... Điều đó đã tạo tiền đề cho các đối tượng lợi dụng, coi thường pháp luật.
d. Lợi nhuận từ tham nhũng y tế lúc nào cũng khổng lồ, đặc biệt trong đại
dịch covid-19.
Năm 2020, chỉ sau một năm trục lợi từ nâng khống giá kit test covid-19,
doanh thu của Công ty Việt Á đã tăng vọt lên 400 tỷ đồng, gấp 6 lần so với năm
2019[ CITATION Min21 \l 1066 ]. Các khoản “siêu lợi nhuận” từ tham nhũng y tế
lúc nào cũng là miếng mồi ngon ghẻ khiến các đối tượng thèm khát, là yếu tố then
chốt khơi dậy lòng tham và sự ham muốn của những con người thích hưởng thụ
trên xương máu của người khác.

7


e. Sự mua chuộc, lơi kéo vào “lợi ích nhóm”.
Bằng các thủ đoạn khác nhau, các đối tượng thuộc nhóm lợi ích sẽ mua
chuộc, lơi kéo những cán bộ hay những chủ doanh nghiệp khác vào nhóm lợi ích
của mình; tiêm nhiễm vào đầu họ tư tưởng tham nhũng, tiêu cực. Hàng loạt các
thành viên trong nhóm lợi ích vụ kit test Việt Á đều là giám đốc CDC các tỉnh; lãnh
đạo cấp vụ, nhiều cán bộ cấp tướng và tá [ CITATION Tuy22 \l 1066 ]. Các nhóm
lợi ích này gieo rắc niềm tin cho các đối tượng rằng những sự việc sai trái sẽ được
“ô dù” che đậy, được vùi lấp tinh vi và chặt chẽ bởi các thế lực có quyền thế trong

nhóm lợi ích nên cơ quan điều tra sẽ không phát giác ra được.
Kết quả phản ánh của ý thức tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố: đối tượng phản ánh,
điều kiện lịch sử - xã hội, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm sống của chủ thể phản
ánh...Vì vậy, những nguyên nhân là thực tại khách quan trên cùng với trình độ hiểu
biết yếu kém, năng lực hạn hẹp, phẩm chất suy đồi... vốn tồn tại trong bản thân các
đối tượng đã khiến họ nảy sinh thái độ lệch lạc, tiêu cực nêu trên.
2.2. Hậu quả của thái độ lệch lạc, tiêu cực.
2.2.1. Dẫn tới xảy ra hành vi tham nhũng, vụ lợi trong thực tế.
Ý thức chỉ đạo hoạt động, hành động của con người. Ý thức tiêu cực đó đã
chỉ đạo các đối tượng thực hiện hành vi sai trái, tham nhũng trên thực tế, như cấu
kết với lãnh đạo các đơn vị hợp thức hồ sơ chỉ định thầu để đẩy giá kit test, vi phạm
các quy định về đâu thầu...Đồng thời, bản thân ý thức tự nó khơng thể làm biến đổi
hiện thực mà phải thông qua hoạt động thực tiễn: nếu thái độ lệch lạc, tiêu cực này
của họ chỉ đơn giản là suy nghĩ trong đầu, không được thể hiện ra bằng hành động
thì khơng thể làm biến đổi được hiện thực, không gây hại cho xã hội và những sự
việc nghiêm trọng như trên cũng sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, ở đây, ý thức đó đã
được thơng qua hoạt động thực tiễn như các hành vi kể trên, để tác động lại vật
chất, khiến giá thành bị nâng khống, gây lãng phí và thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng
cho xã hội.
2.2.2. Khi các hành vi tham nhũng, vụ lợi đó xảy ra, nó sẽ gây hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng cho chính bản thân người vi phạm và cho toàn xã hội.
Ý thức sẽ chỉ đạo, hướng dẫn con người trong thực tiễn, nó có thể quyết định
làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại. Trong
trường hợp này, ý thức đã hướng các đối tượng đi đến thực tiễn, nhưng lại theo
8


chiều hướng tiêu cực và mang lại hậu quả, tổn thất nghiêm trọng. Bởi lẽ ý thức lúc
này đã phản ánh sai lệch, xuyên tạc hiện thực: phần lớn các đối tượng chủ quan cho
rằng hành vi tinh vi, gian xảo của mình sẽ qua mặt được cơ quan chức năng, sẽ

thành cơng trót lọt, khơng bị phát giác; liều lĩnh cho rằng các “ơ dù”, các thể lực
trong “nhóm lợi ích” của mình sẽ có cách đối phó để che dấu hành vi phạm tội; cho
rằng trong tình hình dịch bệnh căng thẳng, các cơ quan chức năng sẽ gặp nhiều khó
khăn và bng lỏng quản lý đối với mặt hàng thiết bị y tế... Việc ý thức phản ánh
sai lệch, xuyên tạc hiện thực như vậy đã đem lại hậu quả, tổn thất nặng nề : rất
nhiều những hành vi tham nhũng y tế đã xảy ra, gây tổn thất lớn cho chính bản thân
các đối tượng đó và cho toàn xã hội. Bởi các đối tượng sau khi bị phát giác sẽ mất
đi tất cả, phải chịu hình phạt thích đáng trước pháp luật, điền bù tất cả tổn thất, thiệt
hại về mặt kinh tế, nhận sự chỉ trích vơ cùng nặng nề vì sai phạm của mình...Cịn
đối với xã hội, giá cả bị nâng khống gây lãng phí, thiệt hại, tổn thất nghiêm trọng;
người dân phải chịu một khoản rất lớn khơng đáng có cho mỗi lần xét nghiệm bằng
kit test, khiến họ rơi vào tình trạng khốn khổ; những người lao động nghèo sẽ
không đủ điều kiện trang trải cho các thiết bị y tế, gây ảnh hưởng đến q trình
phịng chống dịch của tồn bộ hệ thống y tế...
3. Vận dụng nội dung lý luận để đưa ra phương hướng giải quyết cho vấn đề
“thái độ lệch lạc, tiêu cực trong đấu thầu, mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế
chống dịch covid-19 của một bộ phận người ở Việt Nam hiện nay”
Để ngăn chặn, đẩy lùi thái độ tiêu cực, lệch lạc nói trên, cần sự chung sức
đồng lịng từ bản thân mỗi cá nhân cho đến các cơ quan quản lý.
3.1. Đối với cá nhân
Từ ý nghĩa phương pháp luận trong mối quan hệ vật chất – ý thức: Trong
mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn
trọng sự thật khách quan để vận dụng vào vấn đề này, ta thấy trước hết mỗi cá nhân
cần có nhận thức đúng đắn về hiện thực, tránh có cái nhìn sai lầm hay lệch lạc về
thực tiễn. Một phần nguyên nhân dẫn đến tư tưởng tiêu cực là do họ đã nhìn nhận
sai, đánh giá sai, “tô hồng” hiện thực, dẫn đến coi thường pháp luật, coi thường tính
mạng và sức khỏe của cộng đồng. Đi cùng với việc nhận thức đúng, ta cần tôn
trọng và hành động theo quy luật khách quan: tôn trọng sự thật rằng làm việc xấu
chắc chắn sẽ bị phát giác và phải trả giá; tôn trọng pháp luật, tránh triệt để chủ


9


nghĩa thực dụng, bệnh chủ quan duy ý chí, thái độ suy đồi trong suy nghĩ, lối
sống...
3.2. Đối với các cơ quan quản lý.
- Chính phủ, Bộ Y Tế, các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan có
liên quan cần nhìn nhận đúng về thực tại khách quan hiện nay: thái độ tiêu cực,
lệch lạc, tham nhũng trong y tế đã ngày càng gia tăng và nghiêm trọng hơn, để từ
đó tăng cường các biện pháp để ngăn chặn và xử lý tình trạng này.
- Cơng tác đấu thầu, mua sắm các mặt hàng phòng chống dịch cần được đảm
bảo đúng quy định, công khai, minh bạch; rà soát lại kế hoạch mua sắm đảm bảo đủ
số lượng. Siết chặt các quy định về đấu giá, đấu thầu, tránh để lọt những sơ hở, lỗ
hổng để kẻ gian lợi dụng. Cần tăng cường xử lý và thanh tra, rà soát triệt để tham
nhũng trong đấu thầu, mua sắm vật tư y tế; có các chế tài xử phạt thật nghiêm minh
và thích đáng nhằm răn đe, tránh việc tạo tiền lệ cho các đối tượng đi sau.
- Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức. Vì thế, khi các biện
pháp như trên được đảm bảo thực hiện nghiêm minh, nó sẽ tác động đến ý thức của
các đối tượng, sẽ khiến họ giảm thiểu hoặc khơng cịn thái độ lệch lạc, tiêu cực ấy
nữa.
- Phát huy tính năng động chủ quan: Cần coi trọng vai trị của ý thức, coi
trọng cơng tác tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảnh viên, ngăn
ngừa tình trạng suy đồi, thối hóa trong đạo đức, lối sống.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Qua quan điểm về chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mác-Lênin, ta
đã được tìm hiểu về vật chất, ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa chúng: vật
chất quyết định ý thức, cịn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất. Đồng thời ta
cũng rút ra được ý nghĩa của phương pháp luận, đó là trong mọi hoạt động nhận
thức và thực tiễn địi hỏi phải tơn trọng khách quan đồng thời phát huy tính năng
động chủ quan. Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận đó, ta đã đi lý giải

một vấn đề của thực tiễn là thái độ lệch lạc, tiêu cực trong đấu thầu, mua sắm vật
tư, trang thiết bị y tế chống dịch COVID19 của một bộ phận người ở Việt Nam
hiện nay, để từ đó lý giải được nguyên nhân, hậu quả của tình trạng trên, đồng thời
từ ý nghĩa phương pháp luận để đưa ra phương hướng giải quyết những tiêu cực.

10


Nhờ vậy mà nhận thức của xã hội về tệ nạn này sẽ được nâng cao, xã hội sẽ nhận
thức được mức độ nghiêm trọng, hậu quả nặng nề mà nó đem lại cho con người
khơng chỉ trong thời kỳ dịch bệnh covid-19 mà còn trong quá khứ và tương lai;
đồng thời sẽ giúp đẩy lùi, ngăn chặn kịp thời tình trạng này trong thực tiễn, để
những vụ bê bối, tham nhũng sẽ không thể xảy ra, không thể gây hệ lụy cho cộng
đồng; xã hội trở lên văn minh, lành mạnh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] V.I.Lênin, Toàn tập, t.18, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1981, tr. 151.
[2] Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình triết học Mác-Lênin (dành cho bậc
đại học hệ khơng chun lý luận chính trị), Nxb Chính trị quốc gia Sự
thật, Hà Nội, 2021.
[3] V.I.Lênin, Toàn tập, t.18, Nxb Tiến bộ,Matxcơva, 1980, tr. 138.
[4] C.Mác, Ph.Ăngghen, Tồn tập, t.21, Hà Nội: Nxb Chính Trị Quốc Gia,
1995, tr. 403.
[5] C.Mác, Ph.Ăngghen, Toàn tập, t.3, Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia,
1995, tr. 37.
[6] Phương Thủy (2021) , “Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nâng khống thiết
bị y tế như thế nào?”, Báo Công An Nhân Dân. Tại địa chỉ:
[Truy cập lần cuối ngày 08/
03/2022].

[7] Duy Hiển, Anh Hiếu, Quỳnh Vinh (2021), "Phá án tham nhũng giữa đại
dịch COVID-19 (bài cuối)," Báo Công An Nhân Dân. Tại địa chỉ:
[Truy cập lần cuối ngày 08/
03/2022].
:[8] Trung Hiếu,Vân Hồng (2021), “Ngăn tham nhũng trong lĩnh vực y tế,
11


quan trọng nhất là công khai, minh bạch,” VOV.VN. Tại địa chỉ:
[Truy cập lần cuối ngày
08/ 03/2022].
[9] Minh Sơn, Dỹ Tùng (2021), “Doanh thu của Việt Á tăng gấp sáu trong
năm bắt đầu bán kit xét nghiệm”, Báo Vnexpress. Tại địa chỉ:
[Truy cập lần cuối ngày 08/
03/2022].
]

[10 Tuyền Phan (2022) , “Những quan chức nào ‘dính líu’ tới vụ kit test Việt
Á?”, Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh. Tại địa chỉ:
[Truy cập lần cuối ngày 08/ 03/2022].

12



×