Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Báo cáo thực tập học phần nhận thức nghề nghiệp Sun World Bà Nà Hills

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 58 trang )

Phần 1 :Khái quát về ngành du lịch Việt Nam
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngành du lịch Việt Nam
1.1.1 Sơ lược quá trình hình thành ngành du lịch Việt Nam
Du lịch ở Việt Nam đã có những hình thái phát triển từ lâu. Từ thời xa xưa, đã có những
chuyến đi kinh lý thăm các nước láng giềng, đi ăn bắn, nghỉ ngơi của vua chúa, quan lại;
đi thăm viếng bạn bè và gia đình của các nho sĩ. Đến nay vẫn còn một số bài thơ, câu hát
nói về các chuyến đi du lịch của ông cha ta thời trước, cho thấy nhân dân ta đã sớm tham
gia các hoạt động du lịch.Nước ta cũng có các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du
lịch như: điều kiện tự nhiên, khí hậu các vùng khác nhau, 54 dân tộc anh em cùng sinh
sống trên một mảnh đất,…
A. ĐẦU THẾ KỶ XX
- Năm 1913, Maurice Mondest St,.thư ký của Ủy ban Du lịch Đông Dương đã có bản
báo cáo về tiềm năng du lịch ở đây, đồng thời nêu ra những lí do khiến ngành du lịch ở
đây kém phát triển.
- Sau đó, Ủy ban Du lịch Đông Dương đã xuất bản sách giới thiệu và gửi thư đề nghị hợp
tác với các công ty du lịch trên thế giới nhằm quảng bá Đông Dương.
- Du lịch Đơng Dương đang có cơ hội phát triển thì bị Thế chiến thứ nhất làm trị trệ.
Sau Thế chiến I, Pháp muốn lợi dụng du lịch để mời gọi các nhà tư bản vào Việt Nam.
Một số công trình du lịch của Pháp xây dựng ở Việt Nam:
Khu nghỉ dưỡng Bà Nà được quan toàn quyền Paul Doumer muốn tìm một nơi tương tự
như Đà Lạt để xây dựng khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng, chữa bệnh cho các quan chức, binh
lính và sĩ quan người Pháp. Nhiệm vụ được giao cho Debay, một Đại úy thủy quân lục
chiến, trực tiếp chỉ huy tìm kiếm.
Nhận nhiệm vụ, Đại úy Debay phải mất nhiều tháng trời lang thang khắp Việt Nam để
tìm cho ra một Đà Lạt thứ hai. Tháng 4/1901, ông phát hiện ra “Núi Chúa” (tức Bà Nà),
một ngọn núi cao với địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu bán ơn đới dễ chịu mát mẻ,
tương tự như Đà Lạt và chỉ cách thành phố Đà Nẵng về phía Tây chừng 46 km.
Nhận định đây là vùng đất lý tưởng có thể xây dựng khu nghỉ dưỡng theo ý muốn, ngày
30/11/1911, Quan toàn quyền Paul Doumer đã ra nghị định biến Bà Nà thành một khu
bảo tồn lâm nghiệp để tiện cho việc nghiên cứu về Bà Nà được kỹ lưỡng hơn. Sau Thế
Chiến I, người Pháp đẩy mạnh việc xây dựng và đã hoàn tất con đường nối giữa Bà Nà và




quốc lộ 1, tạo điều kiện thuận lợi để đưa vật liệu xây dựng lên núi. Trên đỉnh núi bấy giờ
có đủ các dịch vụ nghỉ dưỡng: Khách sạn, nhà hàng, rạp chiếu bóng, sân tennis, hầm
rượu, bệnh viện,nhà thờ,….Bà Nà khi đó được xem là thành phố nghỉ dưỡng rất quan
trọng với binh lính, quan chức và có sức thu hút du khách khắp cả Đông Dương.

Khu biệt thự cổ được tìm thấy ở Bà Nà
- Thế chiến I qua đi, nhờ sự quảng bá của các phương tiện truyền thơng nên hoạt động du
lịch ở VN có nhiều bước tiến đáng kể. Một số tuyến du lịch : Sài Gòn, Đà Lạt, Đà Nẵng,
Huế,… được người Pháp xây dựng thành các khu nghỉ dưỡng
Các địa điểm du lịch nổi tiếng thời bấy giờ:


.


- Nhờ có quảng bá và đời sống kinh tế khá giả hơn, thời gian này bắt đầu có người Việt
tham gia du lịch cả trong và ngoài nước. Ngành du lịch phát triển kéo theo một số người
Việt chen chân vào kinh doanh du lịch, mở bán tour du lịch trong nước và các nước Châu
Âu như Pháp, Anh, Bỉ, Đức.

B.GIAI ĐOẠN 1945-1975

- Ngày 5/6/1949, Bảo Đại lập Sở Du lịch Quốc giam lập 3 Phòng du lịch ở 3 miền.


- Chính quyềm Ngơ Đình Diệm thành lập “Nha Quốc gia Du lịch” chìa thành 3 khu vực
là 3 phịng du lịch


- Chuyển tiếp sang thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, Nha Quốc gia Du lịch điều hành việc
phát triển các tiện nghi du lịch trong nước ở phía nam vĩ tuyến 17 cùng tăng cường hợp
tác quốc tế như việc gửi phái đoàn tham dự Hội nghị Du lịch Quốc tế ở Brussei năm
1958.
- Năm 1961 Nha Du lịch cổ động du lịch "Thăm viếng Đông Dương" với ba chí điểm:
Nha Trang,Đà Lạt và Vũng Tàu. Vì chiến cuộc và thiếu an ninh ngành du lịch bị hạn chế
nhưng chính phủ vẫn cố nâng đỡ kỹ nghệ du lịch như việc phát hành bộ tem "Du lịch"
ngày 12 Tháng Bảy năm 1974.


- Đối với miền Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hịa thì ngày thành lập ngành Du lịch Việt
Nam được tính là ngày 09 tháng 7 năm 1960, nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ các đoàn
khách của Đảng và Chính phủ
- Ngày 16/3/1963 Bộ Ngoại thương ban hành Quyết định số 164-BNT-TCCB quy định
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Công ty Du lịch Việt Nam.
- Ngày 18/8/1969 Chính phủ ban hành Nghị định số 145 CP chuyển giao Công ty Du lịch
Việt Nam sang cho Phủ Thủ tướng quản lý.

C. GIAI ĐOẠN 1975-1990

- Ngày 27/6/1978 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quyết nghị số 262 NQ/QHK6
phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam trực thuộc Hội đồng Chính phủ.
- Ngày 23/1/1979 Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 32-CP quy định nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch Việt Nam.
- Ngày 15/8/1987 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 120-HĐBT về chức năng,
nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.
- Với chính sách mở cửa, có điều kiện để chuyển sang giai đoạn phát triển nhanh.Nhưng
phải đến 4 năm sau, du lịch Việt Nam có bước phát triển nhảy vọt.
- Ngày 9/4/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 119-HĐBT thành lập Tổng
công ty Du lịch Việt Nam.

- Năm 1990, Việt Nam đã đón hơn 250.000 khách du lịch quốc tế và hơn 1 triệu lượt
khách du lịch nội địa.
- Ngày 31/12/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 447-HĐBT về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hóa - Thơng tin Thể thao và Du
lịch.


D. GIAI ĐOẠN 1990 ĐẾN NAY

- Ngày 31/3/1990, Hội đồng Nhà nước thành lập bộ Văn hóa – Thơng tin – Thể thao và
Du lịch.
- Đến năm 1991, sát nhập ngành Du lịch vào Bộ Thương mại – Du lịch.
- Thành lập tổng cục Du lịch là cơ quan thuộc chính phủ năm 1992.
- Ngày 27-12-1992, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của
tổng cục du lịch.
- 14 Sở du lịch được thành lập ở các tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú nhất và hoạt
động du lịch sôi nổi nhất. Các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học cũng được đẩy
mạnh để nâng cao chất lượng.
- Ngày 8-12-1997, thành lập vụ Pháp chế của thủ tướng Chính phủ
- Ngày 18-12-2002, Bộ Nội vụ ban hành quyết định số 18/2002/QĐ-BNV về việc cho
phép thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam.
- Chính phủ ban hành ngày 18-8-2003 quy định chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ và cơ
cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch.
- Sát nhập Tổng cục Du lịch vào Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vào ngày 8/82007.
1.1.2. Quá trình phát triển ngành Du lịch Việt Nam
I.Số liệu thống kê khách du lịch quốc tế tính đến nay


Lượng chi tiêu của du khách qua các năm(đơn vị: tỉ đồng)
1.Khách nội địa



Mỗi năm tăng ~ 12-18% lượng chi tiêu du khách nội địa.
2.Khách quốc tế


Mỗi năm tăng ~ 20% lượng chi tiêu du khách quốc tế.

Một vài địa điểm du lịch thu hút lượng lớn du khách ở Việt Nam:
1)Bà Nà Hills.
Bà Nà Hills thuộc huyện Hòa Vang, nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 25km về phía
Tây Nam, nằm ở độ cao 1487m so với mực bước biển. Bà Nà được ví von như Đà Lạt
của miền trung hay ‘’lá phổi xanh’’, ‘’hòn ngọc khí hậu’’ của Việt Nam.
4 năm liên tiếp từ 2015-2018, Sun World Ba Na Hills đã vinh dự đạt danh hiệu Khu du
lịch hàng đầu Việt Nam, do Tổng cục Du lịch Việt Nam trao tặng. Qua 11 năm hoạt động
và không ngừng phát triển, Sun World Ba Na Hills đã trở thành điểm đến quen thuộc của
du khách trong và ngoài nước khi đến Đà Nẵng.


Cầu Vàng – Golden Bridge nổi tiếng với hình bàn tay nâng cây cầu như nâng niu dải lụa
bằng vàng mềm mại trở thành biểu tượng nổi tiếng của Bà Nà Hills, đã trở thành một
hiện tượng thu hút sự chú ý của đông đảo người đam mê du lịch trong nước cũng như
quốc tế. Và mới đây, tạp chí Times cịn bình chọn cây cầu Vàng thuộc Top 10 điểm đến
hấp dẫn nhất hành tinh năm 2018.


2)Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là viên ngọc quý, niềm tự hào của du lịch Việt Nam. Những hòn đảo đá
vôi, hệ thống núi đá và hang động tạo nên một quần thể thiên nhiên có một khơng hai, dễ
dàng gây ấn tượng mạnh với du khách. Khi đi thuyền ra tham quan vịnh, bạn có thể ghé

thăm và tìm hiểu một số ngôi làng nổi của ngư dân. Nhờ vẻ đẹp và giá trị về địa chất,
vịnh Hạ Long vinh dự được UNESCO hai lần công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới.

3)Sapa
Sa Pa mang vẻ đẹp đầy màu sắc và quyến rũ, là nơi nghỉ chân hoàn hảo sau quãng đường
núi hiểm trở. Sa Pa sở hữu nhiều điểm tham quan đẹp như vườn hoa Hàm Rồng, thung
lũng Mường Hoa, thác Bạc, nhà thờ đá phong cách Gothic ở trung tâm, chợ Bắc Hà...
Đặc biệt, Fansipan - ngọn núi cao nhất Việt Nam và được mệnh danh là “nóc nhà Đơng
Dương”.


4)Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Thiên nhiên đã kiến tạo ra những hệ thống hang động hùng vĩ ở Quảng Bình, nổi tiếng
nhất là vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với địa hình đá vơi, hàng trăm hang động,
sông ngầm và hệ thống thực vật quý hiếm, thu hút nhiều nhà thám hiểm khắp thế giới đến


khám phá. Một số danh thắng khác tại Quảng Bình được chọn làm bối cảnh chính
cho Kong: Skull Island như thung lũng Chà Nòi, hang Chuột... Trong ảnh là hang Sơn
Đoòng, được coi là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.
5)Phố cổ Hội An
Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1999, phố cổ Hội An
(Quảng Nam) là điểm đến ngày càng phổ biến với du khách nước ngoài, được coi là
thiên đường mua sắm với những món quà lưu niệm tuyệt vời, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ
cổ, tơ lụa, tranh nghệ thuật... Những ngôi chùa từ thế kỷ 19, kiến trúc nhà cổ xưa, phố
đèn lồng và những yếu tố văn hóa bí ẩn tạo nên nét thu hút cho phố Hội. Đặc biệt, sự hiếu
khách và thân thiện của người dân có thể khiến du khách muốn quay lại nhiều lần nữa



Các di sản tại Việt Nam đã được UNESCO công nhận:
1)Khu di tích Hồng Thành Thăng Long ( Hà Nội ) – 2010.
Hoàng thành Thăng Long được xây dựng vào thế kỷ XI dưới triều nhà Lý ở Việt Nam,
đánh dấu nền độc lập của Đại Việt. Được xây dựng trên tàn tích của một pháo đài Trung
Quốc vào thế kỷ VII, nơi đây là trung tâm chính trị và quyền lực của Đại Việt trong suốt
13 thế kỷ. Ngày nay, Hoàng thành cùng khu khảo cổ số 18 Hoàng Diệu phản ánh nền văn
hóa Đơng Nam Á đặc sắc nơi Đồng bằng Sông Hồng, cửa ngõ thông thương giữa Trung
Hoa cổ đại và Vương quốc cổ Champa
2)Phố cổ Hội An( Quảng Nam ) - 1999
Phố cổ Hội An là một ví dụ nổi bật cho một cảng thương mại của Đông Nam Á vào thế
kỷ XV tới thế kỷ XIX. Các kiến trúc và đường sá của Hội An phản ánh những nét ảnh
hưởng của văn hóa bản địa và ngoại quốc đã tạo nên nét độc đáo cho di sản này.
3)Quần thể danh thắng Tràng An(Ninh Bình) - 2014
Tọa lạc tại phía Nam của Lưu vực sơng Hồng, Quần thể danh thắng Tràng An là một
quần thể thắng cảnh gồm các núi đá vơi địa hình cacxtơ xen kẽ các thung lũng và cácvách


đá dốc. Các cuộc khám phá đã chỉ ra rằng nơi đây xuất hiện chứng tích khảo cổ của lồi
người cách đây hơn 30.000 năm. Quần thể còn bao gồm chùa, đền thờ, ruộng lúa và các
làng nhỏ.
4)Quần thể di tích Cố đơ Huế(Huế - 1993)
Với vai trị là kinh thành của một Việt Nam thống nhất năm 1802, Huế khơng chỉ là trung
tâm chính trị mà cịn là trung tâm văn hóa và tơn giáo dưới triều nhà Nguyễn cho tới năm
1945. Dịng sơng Hương chảy qua kinh thành, cấm cung và nội thành mang lại cho kinh
thành một phong cảnh thiên nhiên tuyệt diệu.
5)Thành Nhà Hồ(Thanh Hóa) - 2011
Thành nhà Hồ được xây dựng vào thế kỷ XIV dựa trên những nguyên tắc của phong
thủy là minh chứng cho sự phồn thịnh Nho giáo vào thế kỷ XIV ở Việt Nam cũng
như Đông Á. Dựa trên phong thủy, thành nhà Hồ tọa lạc nơi có thắng cảnh tuyệt đẹp giao
thoa giữa núi non và đồng bằng ven sông Mã và sông Bưởi. Thành nhà Hồ là đại diện nổi

bật cho một phong cách mới của kinh thành Đông Nam Á
6)Thánh địa Mỹ Sơn( Quảng Nam ) - 1999
Trong khoảng từ thế kỷ IV và đến XIII, một nền văn hóa độc đáo bắt nguồn từ văn
hóa Ấn Độ giáo trỗi dậy ở duyên hải ven biển của Việt Nam ngày nay. Điều này được thể
hiện qua những tàn dư của một quần thể tháp-đền thờ tọa lạc tại cố đô của vương quốc
cổ Champa
7)Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng( Quảng Bình) - 2015
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có diện tích 126.236 héc ta và có chung đường biên
giới với Khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Vườn quốc gia bao gồm các cao nguyên đá vôi và rừng nhiệt đới. Bao gồm các đa dạng
địa lý tuyệt vời, nhiều hang động và sơng ngầm, vườn quốc gia có một hệ sinh thái phong
phú cùng nhiều loài sinh vật đa dạng.
8)Vịnh Hạ Long(Quảng Ninh) – 2011
Vịnh Hạ Long nằm trong Vịnh Bắc Bộ là một quần thể gồm hơn 1.600 đảo lớn nhỏ, tạo
nên một phong cảnh tuyệt đẹp giữa biển với những cột đá vôi nhô lên. Hầu hết những
hịn đảo đều khơng có người và khơng có sự tác động của con người do đặc tính dốc của
chúng. Ngồi vẻ đẹp kỳ diệu, vịnh Hạ Long cịn sở hữu hệ sinh thái đặc sắc.
Nhận xét:


-

Trong những năm qua, Du lịch Việt Nam đang phát triển không ngừng, lượng khách
quốc tế và nội địa càng ngày càng tăng lên. Du lịch Việt Nam được biết đến nhiều hơn
trên thế giới, nhiều địa điểm tại Việt Nam được bình chon là địa điểm u thích của
du khách quốc tế.

-

Báo cáo “Tác động kinh tế của Du lịch và Lữ hành ở Việt Nam năm 2017” của Tổ

chức Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) cho thấy: tổng đóng góp của ngành Du lịch
và Lữ hành Việt Nam vào GDP là 18,4 tỷ USD, chiếm 9,1% tỷ trọng GDP. Trong khu
vực ASEAN chỉ xếp trên Brunei, Myanmar và Indonesia.

-

Thương hiệu và hình ảnh Du lịch Việt Nam đang ngày càng có vị thế. Theo đánh giá
của Tổ chức Bloom Counsulting về xếp hạng thương hiệu du lịch và thương mại trên
thế giới, Việt Nam được xếp hạng 47, tăng 10 bậc so với xếp hạng toàn cầu và tăng 2
bậc, xếp thứ 15 của châu Á. Được đánh giá có sự vượt hạng khá ấn tượng, đứng sau
một số quốc gia như Thái Lan (thứ 2 thế giới/dẫn đầu về thương hiệu tại châu Á),
Singapore (thứ 5 thế giới/thứ 3 châu Á), Malaysia (thứ 23 thế giới/thứ 9 châu Á),
Indonesia (thứ 35 thế giới/thứ 11 châu Á), Philipines (thứ 40 thế giới/thứ 12 châu Á)
và đứng trước Campuchia, Lào, Myanmar nhưng thương hiệu du lịch Việt Nam vẫn
xếp hạng khá khiêm tốn, còn cách khá xa so với một số quốc gia trong cùng khu vực.

-

Việt Nam có tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc, đa dạng và phong phú,
nhưng sản phẩm du lịch của ta còn nghèo, đơn điệu. Các hoạt động nghiên cứu và
phát triển sản phẩm chưa bài bản, chưa có tính đột phá, sáng tạo. Chất lượng dịch vụ
cịn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Công tác quảng bá, xúc tiến còn bộc lộ nhiều
hạn chế, chưa có sự dẫn dắt của cơ quan quản lý nhà nước, bên cạnh đó nguồn tài
chính eo hẹp nên quảng bá, xúc tiến chưa căn cứ vào thị trường, thiếu tính chun
nghiệp, chưa có sự kết nối đồng bộ trong cả hệ thống cũng như chưa gắn kết du lịch
với các sự kiện, hình ảnh mang tính quốc tế….Việc định vị điểm đến cịn lúng túng,
phần nhiều tự phát, khơng có quy hoạch phát triển cụ thể. Cơng tác nghiên cứu chưa
được đầu tư về nguồn lực, con người cho tương xứng nên phần nào đó làm cho
thương hiệu du lịch Việt Nam chưa phát triển xứng tầm.


-

Doanh nghiệp lữ hành Việt Nam còn yếu, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm
tới 84%, bên cạnh đó là sự rời rạc, khơng có liên kết với nhau cũng như quan hệ giữa
doanh nghiệp với chính quyền cịn mang tính hình thức, do vậy sẽ rất khó để vươn ra
thị trường du lịch quốc tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức: Tình hình thế giới diễn ra phức tạp, khủng hoảng tài chính và suy thối kinh


tế tồn cầu, xung đột chính trị, tơn giáo, cạnh tranh thu hút khách du lịch giữa các khu
vực đã tác động gay gắt đến sự phát triển bền vững của du lịch.Để khai thác, phát huy
hiệu quả các nguồn lực, tận dụng các cơ hội từ trong nước và quốc tế, tạo bước đột phá
trong thời kỳ mới, cần phải nâng cao nhận thức xã hội và việc phát triển du lịch, tăng
cường hỗ trợ nhà nước về việc phát triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi về an toàn, an
ninh để thu hút khách du lịch. Nên có các biện pháp để giảm bớt rào cản cho việc phát
triển du lịch như các vấn đề về tâm linh, sắc tộc cần được chú trọng, phối hợp liên kết,
liên ngành, đầu tư phát triển nhân lực để phát triển du lịch vững mạnh.
1.2. Cơ cấu tổ chức của ngành du lịch Việt Nam
1.2.1. Mơ hình cơ cấu tổ chức
Tổng cục Du lịch có 10 đơn vị:
1- Vụ Kế hoạch, Tài chính;

2- Vụ Tổ chức cán bộ;
3- Vụ Lữ hành;
4- Vụ Khách sạn;
5- Vụ Thị trường du lịch;
6- Vụ Hợp tác quốc tế;
7- Văn phòng;

8- Viện nghiên cứu phát triển du lịch;
9- Tạp chí Du lịch;
10- Trung tâm Thơng tin du lịch.
Các đơn vị từ 1 đến 7 nêu trên là các tổ chức giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng
quản lý nhà nước; các đơn vị từ 8 đến 10 là các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Du lịch.
Tổng cục Du lịch có Tổng cục trưởng và khơng q 4 Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều
động theo quy định của pháp luật..


Chính phủ

Tổng cục du lịch

Vụ lữ
hành

Vụ
khách
sạn

Trung
tâm
thơng tin
du lịch

Vụ thị
trường
du lịch


Vụ kế
hoạch
và tài
chính

Viện
nghiên
cứu phát
triển du
lịch

Vụ
hợp
tác
quốc
tế

Vụ tổ
chức
cán
bộ

Tạp
chí du
lịch

Văn
phịng

Báo du

lịch

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
Nhiệm vụ của Bộ văn hóa , thể thao và du lịch.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị
định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ,
quyền hạn cụ thể sau:
1. Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự
thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ theo
chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các
nghị quyết, dự án, đề án theo sự phân cơng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, cơng
trình quan trọng quốc gia về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.


2. Trình Thủ tướng Chính phủ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ phát
triển các lĩnh vực văn hố, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; dự thảo quyết định, chỉ
thị và các văn bản khác về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ hoặc
theo phân cơng.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn
học, nghệ thuật và các danh hiệu vinh dự Nhà nước thuộc lĩnh vực văn hố, gia đình, thể
dục, thể thao và du lịch; quyết định thành lập các Hội đồng quốc gia về lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; công nhận các ngày kỷ niệm, ngày truyền thống và
ngày hưởng ứng của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
4. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và các dự án, cơng trình
quan trọng quốc gia đã được ban hành hoặc phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến,

giáo dục pháp luật và theo dõi tình hình thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ.
6. Về di sản văn hố:
a) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định:
- Thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du
lịch;
- Xếp hạng và điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di tích quốc gia đặc biệt;
- Phê duyệt chủ trương, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch tổng thể di tích quốc gia đặc biệt,
di tích quốc gia có quy mơ đầu tư lớn;
- Đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) cơng
nhận Di sản văn hố và thiên nhiên tiêu biểu của Việt Nam là Di sản thế giới;
- Phương án xử lý đối với tài sản là di sản văn hóa theo quy định của pháp luật;
- Công nhận bảo vật quốc gia và cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng
bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản;
b) Quyết định theo thẩm quyền:


- Thỏa thuận chủ trương, thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch bảo quản, tu bổ và
phục hồi di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia; hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy
hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá sau khi được Chính phủ phê duyệt;
- Thỏa thuận chủ trương lập, thẩm định dự án tu bổ di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc
gia; thẩm định dự án cải tạo, xây dựng cơng trình nằm ngồi các khu vực bảo vệ di tích
quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật; cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện hành nghề, chứng chỉ hành nghề cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực
bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo thẩm quyền;
- Xếp hạng di tích quốc gia, bảo tàng hạng I, điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di tích
quốc gia; đưa di sản văn hố phi vật thể vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc
gia; giao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho bảo tàng nhà nước có chức năng theo quy
định của pháp luật; xác nhận điều kiện đối với việc thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng
chuyên ngành; thỏa thuận xếp hạng bảo tàng hạng II, hạng III theo quy định của pháp

luật;
- Cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ; cấp phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài để
trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản; cấp phép cho người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hoá phi vật thể ở
Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở
giám định cổ vật;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng cơ chế chính sách huy
động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
7. Về nghệ thuật biểu diễn:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước về
nghệ thuật biểu diễn sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Quy định về quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và trình diễn thời
trang; quy định về tổ chức cuộc thi và liên hoan biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp;
c) Quy định về tổ chức hoạt động thi hoa hậu, người đẹp, người mẫu;
d) Hướng dẫn việc cấp thẻ hành nghề và cấp phép biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp
theo quy định của pháp luật;


đ) Quy định việc thẩm định, cấp phép chương trình, tiết mục, vở diễn của các tổ chức, cá
nhân Việt Nam đi biểu diễn ở nước ngoài và của các tổ chức, cá nhân nước ngoài biểu
diễn tại Việt Nam;
e) Quy định về quản lý phát hành băng, đĩa có nội dung ca, múa nhạc và sân khấu.
8. Về điện ảnh:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển ngành điện ảnh sau
khi được phê duyệt;
b) Quy định việc tổ chức liên hoan phim quốc gia và quốc tế, những ngày phim nước
ngoài tại Việt Nam và những ngày phim Việt Nam ở nước ngoài;
c) Quản lý việc lưu chiểu, lưu trữ phim và các tư liệu, hình ảnh động được sản xuất trong

nước; lưu chiểu, lưu trữ phim nước ngoài được phổ biến, phát hành tại Việt Nam;
d) Quy định về việc cấp phép phổ biến phim, video-art; cho phép cơ sở sản xuất phim
trong nước cung cấp dịch vụ làm phim, hợp tác, liên doanh với tổ chức, cá nhân nước
ngoài sản xuất phim tại Việt Nam.
9. Về mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển ngành mỹ thuật,
nhiếp ảnh, triển lãm và quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng quốc gia sau khi được
Chính phủ phê duyệt;
b) Thực hiện quản lý nhà nước về biểu tượng văn hóa quốc gia theo quy định của pháp
luật;
c) Quy định về quản lý hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, nghệ thuật sắp đặt, tổ
chức trại sáng tác mỹ thuật và nhiếp ảnh tại Việt Nam;
d) Quy định việc tổ chức và trực tiếp tổ chức trưng bày, triển lãm tác phẩm mỹ thuật,
nhiếp ảnh quy mô quốc gia, quốc tế;
đ) Thành lập Hội đồng chuyên ngành thẩm định nghệ thuật và dự tốn cơng trình mỹ
thuật theo quy định.
10. Về quyền tác giả, quyền liên quan:
a) Ban hành, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản pháp luật về quyền tác giả, quyền liên
quan;


b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá
nhân trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan;
c) Quy định việc cung cấp, hợp tác, đặt hàng, sử dụng và đảm bảo quyền tác giả đối với
tác phẩm, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng;
d) Quản lý, khai thác các quyền tác giả đối với tác phẩm thuộc sở hữu Nhà nước;
đ) Quản lý hoạt động cấp, cấp lại, đổi, huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả,
Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;
e) Xây dựng biểu giá, phương thức thanh toán nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất về

quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật;
g) Quản lý hoạt động giám định về quyền tác giả, quyền liên quan.
11. Về thư viện:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới thư viện sau khi được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt;
b) Hướng dẫn việc hợp tác, trao đổi sách, báo, tài liệu với nước ngoài và việc liên thông
sách, báo, tài liệu giữa các thư viện;
c) Hướng dẫn điều kiện thành lập và hoạt động thư viện; hướng dẫn cấp và thu hồi giấy
chứng nhận đăng ký hoạt động thư viện đối với thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng.
12. Về quảng cáo:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về quảng cáo theo quy định của pháp luật;
b) Hướng dẫn việc xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại địa phương;
c) Thẩm định sản phẩm quảng cáo theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
13. Về văn hố quần chúng, văn hóa dân tộc và tuyên truyền cổ động:
a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về đón tiếp khách quốc tế, lễ kỷ niệm, tang lễ
và các nghi thức khác theo phân cơng của Chính phủ;
b) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy hoạch về thiết chế văn hoá cơ sở sau khi được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt;


c) Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện nội dung tuyên truyền cổ động về chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thơng qua hoạt động văn hoá,
văn nghệ, cổ động trực quan;
d) Thực hiện quản lý nhà nước, hướng dẫn việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca,
chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật;
đ) Quy định việc tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, tổ chức hoạt
động văn hoá; quản lý hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hố và vui chơi giải trí
nơi cơng cộng;
e) Quản lý hoạt động lễ hội; quy định, hướng dẫn về tổ chức việc cưới, việc tang, xây
dựng lối sống và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố”;

g) Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách về bảo tồn, phát huy,
phát triển các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
h) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách văn hóa
dân tộc.
14. Về văn học:
a) Phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng và hướng dẫn, tổ chức thực hiện cơ chế,
chính sách về hoạt động văn học sau khi được Chính phủ phê duyệt;
b) Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động
văn học;
c) Tham gia ý kiến thẩm định tác phẩm văn học theo yêu cầu của tổ chức và cá nhân;
d) Phối hợp tổ chức trại sáng tác văn học nghệ thuật.
15. Về gia đình:
a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện các quy định của
pháp luật về cơng tác gia đình và phịng, chống bạo lực gia đình;
c) Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình;
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng tiêu chí gia đình văn hóa;


đ) Xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình và phịng, chống bạo lực gia đình; xây dựng, nhân
rộng mơ hình gia đình điển hình tiên tiến thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao.
16. Về thể dục, thể thao cho mọi người:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch và các chương trình quốc gia
phát triển thể dục, thể thao sau khi được Chính phủ phê duyệt;
b) Tổ chức, chỉ đạo việc xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên thể dục, thể
thao quần chúng; tuyên truyền, hướng dẫn các phương pháp luyện tập thể dục, thể thao;
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cộng tác viên thể dục, thể thao cơ sở;
c) Chủ trì, phối hợp với các ngành, các địa phương điều tra thể chất nhân dân; hướng dẫn,
áp dụng và phát triển các môn thể thao dân tộc, các phương pháp rèn luyện sức khỏe
truyền thống ở trong và ngoài nước;

d) Chỉ đạo tổ chức thi đấu thể thao quần chúng ở cấp quốc gia;
đ) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an hướng dẫn, tổ
chức thực hiện về giáo dục thể chất, thể thao trong nhà trường và thể dục, thể thao trong
lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Hướng dẫn việc đăng ký hoạt động của các câu lạc bộ, cơ sở thể dục, thể thao quần
chúng và câu lạc bộ cổ động viên.
17. Về thể thao thành tích cao và thể thao chun nghiệp:
a) Trình Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức đại hội thể dục, thể thao toàn quốc, đại
hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới;
b) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển thể thao thành tích cao
và định hướng phát triển thể thao chuyên nghiệp sau khi được phê duyệt;
c) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về chế độ, chính sách đối với vận động viên,
huấn luyện viên, trọng tài thể thao;
d) Cho phép tổ chức giải vô địch từng môn thể thao khu vực, châu lục và thế giới tại Việt
Nam; tổ chức giải thi đấu vô địch quốc gia, giải trẻ quốc gia hàng năm từng môn thể
thao; quy định quản lý các hoạt động thể thao quốc tế tổ chức tại Việt Nam; phê duyệt
điều lệ đại hội thể dục, thể thao toàn quốc; quy định cụ thể về quyền sở hữu đối với giải
thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp;


×