Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

GHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG THỂ LOẠI CHÍ QUÁI VIỆT NAM (QUA VIỆT ĐIỆN U LINH VÀ LĨNH NAM CHÍCH QUÁI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 49 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN NGÔN NGỮ HỌC

ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
TRONG THỂ LOẠI CHÍ QUÁI VIỆT NAM
(QUA VIỆT ĐIỆN U LINH VÀ LĨNH NAM CHÍCH QUÁI)

Người thực hiện: ThS Vũ Thị Hương
Cơ quan chủ trì: Viện Ngơn ngữ học

HÀ NỘI, 2016

1


Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................

3

2. Giới thiệu tác giả, tác phẩm Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái ..................

4

3. Lịch sử vấn đề......................................................................................................... 5
4. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................

7



5. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................. 8
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................

8

7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................

9

8. Những đóng góp mới của đề tài.............................................................................. 9
9. Cấu trúc của đề tài..................................................................................................

9

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CỞ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1. Lịch sử tiếng Hán thời tiền hiện đại có hai hình thái ngơn ngữ viết là “văn
ngôn” và “bạch thoại”...........................................................................................

10

2. Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng ngữ pháp bạch thoại thời kỳ đầu trong Việt
điện u linh và Lĩnh Nam chích quái...............................................................

14

Tiểu kết chương 1.......................................................................................................

16


Chương 2.NGỮ PHÁP BẠCH THOẠI THỜI KỲ ĐẦU
TRONG VIỆT ĐIỆN U LINH VÀ LĨNH NAM CHÍCH QI
1. Câu phán đốn dùng hệ từ thị 是.......................................................................

17

2. Lượng từ............................................................................................................

24

3. Đại từ ................................................................................................................

26

5. Trợ từ ................................................................................................................

31

6. Câu chữ bả 把...................................................................................................

33

7. Từ đa âm tiết.....................................................................................................

34

8. Kết cấu V 得 O..................................................................................................

36


9. Hiện tượng xen Nôm trong câu Hán văn trong Việt điện u linh và Lĩnh Nam
chích quái .............................................................................................................. 37
Tiểu kết chương 2:..................................................................................................

43

PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................................

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 45

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất toàn vẹn giữa các yếu tố
tạo thành. Ứng với mỗi nội dung vốn có trong tác phẩm sẽ có những phương
thức phản ánh phù hợp. Vì vậy, mỗi thể loại có cách thức tổ chức tác phẩm
riêng, có hình thức ngơn ngữ riêng. Nói cách khác, ngơn ngữ thể hiện hình thức
của thể loại văn học. Một trong những tiêu chí phân loại tác phẩm văn học là
dựa trên cơ sở đặc trưng ngôn ngữ. Đối với các tác phẩm Hán Nôm, việc phân
loại các văn bản về mặt ngôn ngữ phải tuân thủ nguyên tắc phân loại chung cho
các văn ở các thời đại, đó là dựa vào hình thái ngơn ngữ viết. Việc phân chia
các nhóm văn bản dựa theo đặc trưng ngôn ngữ phải gắn với đặc trưng ngôn
ngữ ban đầu. Các ngơn ngữ của cùng một loại hình văn học thì thường có những
biểu hiện giống nhau và thường lặp đi lặp lại theo một khuôn mẫu nhất định.
Từ khi giành độc lập tự chủ, các triều đại Việt Nam đều lấy chữ Hán làm

văn tự chính thức cho triều đình, lấy nền học vấn khoa cử của Trung Hoa theo
phương thức học vấn khoa cử… Từ nền học vấn khoa cử đó mà sản sinh ra
hàng loạt tác phẩm văn học mang tính chất ảnh hưởng tiếp nhận văn học Trung
Quốc. Nhiều thể loại văn học của Việt Nam ra đời trên cở sở ảnh hưởng và tiếp
nhận của Trung Quốc. Các tác giả Việt Nam thường viết theo khn mẫu cho
nên về mặt hình thức cơ bản là giống nhau.
Lịch sử của nền văn học vùng Đông Á gồm các nước như: Triều Tiên,
Nhật Bản và Việt Nam có nét giống nhau về con đường hình thành, phát triển các
thể loại văn học, đó là sự tiếp nhận truyền thống văn hoá Trung Quốc. Trong di
sản Hán Nơm Việt Nam hiện nay có khá nhiều văn bản văn xi chữ Hán được
gọi là những truyện chí qi, truyền kỳ. Những tác phẩm này được sáng tạo theo
những khuôn mẫu chung trong văn học các nước vùng Đông Á. Giống như
nhiều loại hình tác phẩm văn học trung đại khác, chí quái, truyền kỳ Việt Nam
cũng nằm trong quy luật chung về sự phát sinh, phát triển, truyền bá, tiếp nhận,
3


bản địa hố nhiều thành tựu văn học có nguồn gốc Trung Quốc. Tuy nhiên, sự
hình thành của thể loại văn học Hán văn trong các nền văn học thuộc vùng văn
hố Đơng Á diễn ra ở trong mỗi nước lại có những nét riêng mang đậm bản sắc
văn hố dân tộc. Xét về phương diện Hán văn thì các tác phẩm chí quái thể hiện
một lối viết mang đặc điểm riêng. Trong khi các tác phẩm Hán văn giai đoạn
này vẫn trung thành với lối viết văn ngôn lại xuất hiện một số tác phẩm chí
qi có dấu ấn bạch thoại cổ đại sơ kỳ.
Với những lý do như vậy, chúng tôi lựa chọn Nghiên cứu đặc điểm
ngôn ngữ trong thể loại chí quái Việt Nam (Qua Việt điện u linh và Lĩnh
Nam chích quái) làm đề tài nghiên cứu của mình. Đây được coi là hai tác
phẩm mởi đầu cho dịng văn xi tự sự Việt Nam thời trung đại, hai tác phẩm
truyện chí qi có niên đại sớm nhất trong lịch sử văn học Việt Nam.
2. Giới thiệu tác giả, tác phẩm Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái

Việt điện u linh tập 越 甸 幽 靈 集 (Tập truyện về cõi u linh nước
Việt), là tác phẩm văn học chức năng lễ nghi do Lý Tế Xuyên 李 濟 川 biên
soạn. Đây là tác phẩm văn xi ra đời sớm nhất mà ta cịn lưu giữ được văn bản.
Trong Việt điện u linh, Lý Tế Xuyên đã ghi chép các truyện dân gian, các truyện
kể về những vị thần có cơng với nước với dân của thời cổ đại và trung đại.
Tài liệu ghi chép về Lý Tế Xun cịn rất ít, ngay cả quê quán, năm sinh
và năm mất của ông cũng ghi là chưa rõ. Căn cứ vào lạc khoản ghi trong bài
Tựa đề năm Khai Hựu (1329) ở sách Việt điện u linh, thì lúc bấy giờ Lý Tế
Xuyên đang giữ chức Thủ đại tạng thư hoả chính trưởng trung phẩm, Phụng
ngự, An Tiêm lộ chuyển vận sứ thời vua Trần Hiến Tông (1329 - 1341).
Theo Đại Việt thông sử và Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, Lịch triều
hiến chương loại chí, phần Văn tịch chí của Phan Huy Chú, thì Lý Tế Xun
chính là tác giả của Việt điện u linh tập. Sách gồm 27 truyện, chia là ba mục:
Lịch đại đế vương, Lịch đại phụ thần, Hạo khí anh linh. Đến thời Hậu Lê, có
4


nhiều người sửa chửa, bổ sung thành sách như hiện nay gồm 41 truyện, chia làm
4 mục.
Bản Việt điện u linh chúng tôi sử dụng làm ngữ liệu cho đề tài là bản A. 751
[33]. Đây cũng là văn bản được cho là gần với bản gốc nhất. Bản này đã được Lê
Hữu Mục dịch; tiếp đó được Trịnh Đình Rư dịch, Đinh Gia Khánh giới thiệu và
hiệu đính. Bản này gồm có 4 mục: Lịch đại đế vương 6 truyện; Lịch đại phụ thần
11 truyện; Hạo khí anh linh 10 truyện; Tục bổ 3 truyện, Trùng bổ - Anh liệt khí
chính 5 truyện, tổng cộng 35 truyện. Trong đề tài, chúng tôi sử dụng làm ngữ liệu
gồm 27 truyện. Phần Tục bổ, Trùng bổ và Tiếm bình đều khơng được xếp vào Việt
điện u linh của Lý Tế Xuyên.
Lĩnh Nam chích quái (Ghi chép những chuyện quái dị ở Lĩnh Nam), là tác
phẩm ghi chép truyện cổ và truyền thuyết dân gian Việt Nam ra đời vào thời Lý Trần. Sách có 2 quyển gồm 22 truyện. Lĩnh Nam chích quái lục 嶺南摭怪錄,
tương truyền do Trần Thế Pháp 陳世法 soạn. Bản Lĩnh Nam chính quái lục

nguyên dạng của Trần Thế Pháp ra sao hiện hiện giới nghiên cứu văn bản học
vẫn đang còn bỏ ngỏ. Đến thế kỷ XV, Lĩnh Nam chính quái lục được Vũ Quỳnh
武瓊 và Kiều Phú 橋富 hiệu chỉnh và bổ sung và đặt tên là Lĩnh Nam chích quái
liệt truyện 嶺南摭怪列傳. Các tác giả đã tập trung ghi chép các truyện dân gian
thành tập sách Lĩnh Nam chích quái liệt truyện.
Về văn bản Lĩnh Nam chích qi, chúng tơi chọn bản A. 33 [34]. Bản này
đã được Đinh Gia Khánh dịch, Nguyễn Ngọc San biên khảo và giới thiệu. Sách
chia làm 2 quyển thượng và hạ, bao gồm 22 truyện.
3. Lịch sử vấn đề
Hầu hết khi nghiên cứu về hai tác phẩm truyện chí quái của Việt Nam,
các nhà nghiên cứu thường chú trọng vào vấn đề văn bản, truyền bản, nguồn
gốc quá trình hình thành, nội dung tác phẩm, mà chưa chú ý tới nghiên cứu về
đặc điểm ngơn ngữ Hán văn. Vì vậy, số lượng cơng trình, bài viết rất khiêm tốn.
5


Năm 2005, Nguyễn Thị Oanh trong Luận án Tiến sĩ Ngữ văn Nghiên cứu
văn bản LNCQ [22], tác giả đã dành chương 3 nghiên cứu về đặc điểm ngôn
ngữ Hán văn trong LNCQ. Tác giả đã chỉ ra: Hiện tượng tá âm; Hiện tượng
đảo trật tự và cú pháp Hán; Hiện tượng tỉnh lược; Hiện tượng lặp; Hiện tượng
xen Nôm, xen khẩu ngữ Hán và dùng chữ Hán để ghi tiếng Việt trong bản
LNCQ A. 2914. Đề tài đã làm sáng tỏ một số nguyên nhân dẫn đến các hiện
tượng ngơn ngữ bất thường trong bản LNCQ A.2914. Ngồi hiện tượng lưu
giữ nhiều từ cổ khiến câu văn trở nên khó hiểu, các hiện tượng khác như tá âm;
hiện tượng đảo trật tự từ và cú pháp Hán; hiện tượng tỉnh lược... có những
điểm ít nhiều tương đồng với một số tác phẩm Hán văn thời Lý - Trần, cho
thấy ngồi ngun nhân chủ quan và khách quan, có ý thức hoặc vô thức trong
khi sử dụng chữ Hán làm công cụ ghi chép, các sáng tác của nước ta thời Lý Trần đã chịu ảnh hưởng của các sách kinh điển Trung Quốc thời cổ không chỉ
trên phương diện tư tưởng mà cả trên phương diện từ ngữ.
Năm 2015, tác giả Vũ Thị Hương có bài viết So sánh cách dùng “tại”

(在) và “hữu” (有) trong Sưu thần ký với Lĩnh Nam chích quái và Việt điện u
linh [11]. Sưu thần ký là tác phẩm truyện chí quái do Can Bảo thời Đông Tấn
Trung Quốc biên soạn. Kết quả so sánh cho thấy, bên cạnh các hiện tượng
tương đồng, thì trong các tác phẩm chí qi Việt Nam cịn cho thấy sự linh hoạt
trong cách dùng “tại” và “hữu”. Dựa theo hồn cảnh mà “tại” và “hữu” có thể
biểu đạt ý nghĩa khác nhau và chức năng ngữ pháp khác nhau. Đối với Sưu thần
ký, “hữu” và “tại” được dùng khá đơn giản, đặc điểm này một phần là do tính
chất dân gian của tác phẩm.
Năm 2015, Vũ Thị Hương trong bài viết Hiện tượng ngữ pháp bạch thoại
cổ đại trong Lĩnh Nam chích quái [12], đã chỉ ra những hiện tượng đặc trưng nhất
như: câu phán đoán dùng hệ từ thị, lượng từ, đại từ nhân xưng, trợ từ, phó từ diễn
đạt phủ định, câu chữ bả, từ đa âm tiết. Từ đó đi đến nhận định, ngồi các tác
phẩm Ngữ lục Thiền tông, một số tác phẩm chú giải Nho gia, thì một số tác phẩm
6


chí quái Việt Nam đã xuất hiện hiện tượng ngữ pháp bạch thoại thời kỳ đầu. Lối
văn hỗn nhập văn ngôn - bạch thoại thời kỳ đầu trong Lĩnh Nam chích quái là
hiện tượng tất yếu trong buổi đầu của một loại văn tự tạo ra bằng chất liệu của
văn tự khối vuông chữ Hán. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do ảnh
hưởng của Ngữ lục thời Đường - Tống, do ảnh hưởng của các tác phẩm cùng thời
là Ngữ lục Thiền tông Việt Nam, do giao thoa ngơn ngữ trong lối nói, lối viết của
người sử dụng chữ Hán như một sinh ngữ. Ngoài ra, hiện tượng này cũng là do
tính chất dân gian của tác phẩm Lĩnh Nam chích qi.
Ngồi ra cịn có các cơng trình nghiên cứu về ngôn ngữ Hán văn thời Lý Trần liên quan đến trực tiếp và gián tiếp đến Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái
của các tác giả như Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Quang Hồng, Phạm Văn Khối,...
Có thể thấy, số lượng các cơng trình, bài viết cịn rất ít và chưa quan tâm
đến phương diện ngơn ngữ trong Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích qi. Vì
vậy, với đề tài này, chúng tơi mong muốn tìm ra một số đặc điểm ngơn ngữ Hán
văn trong hai tác phẩm truyện chí quái được coi là ra đời sớm nhất của văn học

Việt Nam.
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng đến nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ Hán văn của hai truyện
chí quái Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái. Cụ thể là hiện tượng ngữ
pháp bạch thoại thời kỳ đầu trong hai tác phẩm này.
Trên cơ sở đặc điểm ngữ pháp của hai tác phẩm, đề tài đưa ra những
nhận xét về những đặc điểm đó với cơ sở ngơn ngữ tiếng Hán và các văn bản
cùng thời. Làm rõ mối quan hệ ảnh hưởng về nội dung và về cách sử dụng
ngôn ngữ của các tác phẩm chí quái Việt Nam với chí quái Trung Quốc.

7


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích
quái, đề tài có nhiệm vụ tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
Lựa chọn khung lý thuyết ngữ pháp bạch thoại sơ kỳ làm cơ sở để tiến
hành nghiên cứu.
Miêu tả đặc trưng ngôn ngữ Hán văn về phương diện ngữ pháp theo các
khái niệm ngữ pháp học tiếng Hán của thể loại chí quái. Chỉ ra đặc trưng của
chí qi là ngơn ngữ kể, tả. Chỉ ra hiện tượng ngữ pháp bạch thoại thời kỳ đầu
trong các tác phẩm chí quái đặc biệt là ở hai tác phẩm chí quái của Việt Nam.
Thống kê các hiện tượng ngữ pháp trong hai tác phẩm Việt điện u linh và
Lĩnh Nam chích quái.
Phân tích, đánh giá các hiện tượng ngữ pháp và so sánh với một số tác
phẩm Hán văn cùng thời.
Đề tài sẽ tiến hành các bước:
1/ Cơ sở lý thuyết về ngữ pháp bạch thoại cổ đại
2/ Khảo sát những hiện tượng ngữ pháp bạch thoại cổ đại trong hai tác
phẩm trên.

3/ Chỉ ra hiện tượng xen Nôm trong hai tác phẩm đó.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đặc điểm ngôn ngữ Việt điện u linh tập
và Lĩnh Nam chích quái lục của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là hai tác phẩm Việt điện u linh tập 越 甸 幽 靈 集 của
Lý Tế Xuyên 李 濟 川 vàLĩnh Nam chích quái lục 嶺南摭怪錄, tương truyền
do Trần Thế Pháp 陳世法 biên soạn, Vũ Quỳnh 武瓊 và Kiều Phú 橋富 hiệu
chỉnh và bổ sung và đặt tên là Lĩnh Nam chích quái liệt truyện 嶺南摭怪列傳 .
8


7. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp và các thao tác
nghiên cứu sau:
- Thao tác thống kê, định lượng được sử dụng xuyên suốt đề tài. Các số
liệu thống kê sẽ là cứ liệu để chúng tôi tiến hành nghiên cứu những đặc điểm,
đặc trưng của thể loại cũng như đặc trưng của ngôn ngữ Hán văn trong hai tác
phẩm truyện chí qi.
- Thao tác của ngơn ngữ học miêu tả để miêu tả cơ cấu ngữ pháp của chí
quái trên cấp độ từ pháp và cú pháp.
- Phương pháp quy nạp nhằm rút ra kết luận trên cơ sở các ví dụ và số
liệu được thống kê.
8. Những đóng góp mới của đề tài
Nghiên cứu các tác phẩm Hán văn Việt Nam từ những ngày đầu, giúp chúng
ta có cái nhìn tồn diện về những giá trị ngơn ngữ trong bối cảnh giao lưu văn hoá.
Kết quả nghiên cứu làm rõ đặc điểm cấu trúc Hán văn giai đoạn đầu mới
hình thành văn học viết. Từ góc độ ngơn ngữ có thể phần nào phản ánh đặc
điểm của giao lưu văn hoá Trung - Việt. Đồng thời việc nghiên cứu đặc điểm
ngôn ngữ giúp chúng ta nhận diện được con đường người Việt vay mượn từ ngũ
từ tiếng Hán, vai trò lịch sử của tiếng Hán trong lịch sử tiếng Việt.

Chỉ ra một số hiện tượng ngữ pháp tiêu biểu cho thể loại chí qi. Đó là
hiện tượng ngữ pháp bạch thoại thời kỳ đầu. Hiện tượng xen Nôm trong hai văn
bản Hán văn nói trên.
9. Cấu trúc của đề tài
Cấu trúc của đề tài gồm 3 phần:
1/ Phần mở đầu
2/ Phần nội dung gồm 2 chương: Chương 1 và Chương 2
3/ Phần kết luận
9


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CỞ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1. Lịch sử tiếng Hán thời tiền hiện đại có hai hình thái ngơn ngữ viết
là “văn ngơn” và “bạch thoại”
Lịch sử tiếng Hán thời tiền hiện đại có hai hình thái ngôn ngữ viết là “văn
ngôn” và “bạch thoại” cổ đại. Văn ngơn ban đầu được định hình trên cơ sở khẩu
ngữ Tiên Tần nhưng dần dần thoát ly khỏi khẩu ngữ được cố định hố trở thành
một thứ ngơn ngữ viết mang đặc điểm từ vựng và ngữ pháp của tiếng Hán thời
Tiên Tần. Văn ngôn thường được sử dụng để ghi chép các văn bản kinh điển
của bách gia chư tử và lịch sử thời Tiên Tần. Văn ngôn và bạch thoại bắt đầu
phân chia từ thời Hán. Trong suốt gần 2000 năm từ Hán đến Thanh, ngôn ngữ
viết tiếng Hán song tồn văn ngôn và bạch thoại phát triển theo hướng đi từ lấy
văn ngôn làm chủ dần dần chuyển sang lấy bạch thoại làm chủ cho đến thời kỳ
Ngũ tứ thì bạch thoại (hiện đại) đã thay thế văn ngôn.
1.1. Văn ngôn 文言
Là một thể văn cổ đại được dùng trong sách vở, kinh điển truyền thống ở
Trung Quốc và cả ở những nước chịu ảnh hưởng Hán học như Triều Tiên, Việt
Nam và Nhật Bản. Loại văn này dùng ngữ pháp và từ vựng cổ xưa. Văn ngơn

ban đầu được định hình trên cơ sở khẩu ngữ Tiên Tần nhưng dần dần thoát ly
khỏi khẩu ngữ được cố định hố trở thành một thứ ngơn ngữ viết mang đặc
điểm từ vựng và ngữ pháp của tiếng Hán thời Tiên Tần. Văn ngôn thường được
sử dụng để ghi chép các văn bản kinh điển của bách gia chư tử và lịch sử thời
Tiên Tần. Văn ngôn và bạch thoại bắt đầu phân chia từ thời Hán. Trong suốt
gần 2000 năm từ thời Hán đến thời nhà Thanh, ngôn ngữ viết tiếng Hán song
tồn văn ngôn và bạch thoại phát triển theo hướng đi từ lấy văn ngôn làm chủ

10


dần dần chuyển sang lấy bạch thoại làm chủ cho đến thời kỳ Ngũ tứ thì bạch
thoại (hiện đại) đã thay thế văn ngơn.
1.2. Bạch thoại 白話
Là hình thái ngơn ngữ viết thời tiền hiện đại đối lập với văn ngôn là bạch
thoại thời kỳ đầu (bạch thoại sơ kỳ, bạch thoại sớm). Hiện nay đa số các nhà
nghiên cứu lịch sử tiếng Hán đều cho rằng bạch thoại thời kỳ đầu hình thành
dựa trên cơ sở khẩu ngữ tiếng Hán từ sau thời Tần - Hán, đó là giai đoạn mà trong
khẩu ngữ tiếng Hán sản sinh ra một số lượng lớn từ mới, nghĩa mới, kiểu câu mới
khác với văn ngôn. Nguồn gốc của bạch thoại sớm đến từ quá trình truyền nhập
của Phật giáo vào Trung Quốc cuối thời Đông Hán kết hợp với việc dịch kinh Phật
với số lượng lớn từ tiếng Phạn sang tiếng Hán đương thời. Để truyền giáo tới
những người mắt không đọc được chữ Hán, nhưng tai có thể có thể nghe hiểu tiếng
Hán khẩu ngữ, một số tăng nhân trong quá trình phiên dịch kinh Phật đã từ bỏ lối
cổ văn điển nhã để áp dụng một loại văn thể rất gần với khẩu ngữ đương thời.
Ngoài nguyên nhân dịch kinh Phật, tất nhiên cũng không thể không kể đến vai trò
tạo tác bạch thoại thời kỳ đầu của các văn nhân thời Nguỵ - Tấn khi họ viết tiểu
thuyết bút ký ghi chép lại những câu chuyện ma quái, trong đó có những nội dung
ghi chép các đoạn đối thoại phản ánh khẩu ngữ đương thời.
1.3. Sơ lược lịch sử nghiên cứu bạch thoại thời kỳ đầu

Trong giới Hán ngữ học quốc tế và Trung Quốc đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu về tiếng Hán trung đại và bạch thoại thời kỳ đầu giai đoạn Đường
Tống và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Maspero nước Pháp trong cuốn
Trung Quốc cổ đại bạch thoại văn hiến khảo (中国古代白话文献考) viết năm
1914 đã nghiên cứu kỹ lưỡng tác phẩm ngữ lục Thiền tông đời Đường (dẫn theo
Cao Danh Khải trong Một số thành phần ngữ pháp thường gặp trong Ngữ lục
thiền gia thời Đường 唐代禅家语录所见的语法成分,燕京学报, 1948; Jerry
Noman với cuốn Chinese đã được Trương Huệ Anh dịch ra tiếng Hán với tên là
11


Hán ngữ khái thuyết 汉语概说[41]. Ngồi ra, cịn có thể kể đến các cơng trình
của các tác giả như Lưu Kiên [47], Lã Thúc Tương [44], Dương Vinh Tường
[38], Tương Thiệu Ngu [58], Phùng Xuân Điền [54],...
Về nguồn tư liệu bạch thoại sơ kỳ, các học giả Trung Quốc thường nhấn
mạnh vai trị của hai nhóm, đó là nhóm ngữ lục Thiền tơng và nhóm ngữ lục
Tống Nho, tức là bạch thoại Phật giáo và bạch thoại Nho giáo.
Về hiện tượng bạch thoại thời kỳ đầu trong chí quái Trung Quốc, Phùng
Diễm Phương nhận định: Lịch sử phát triển ngôn ngữ thời trung cổ Trung Quốc
có thể chia làm hai giai đoạn, giai đoạn trước và giai đoạn sau. Giai đoạn trước
là thời kỳ Nguỵ - Tấn Nam Bắc triều, giai đoạn sau là thời kỳ Tuỳ Đường (bao
gồm thời Ngũ đại). Thời kỳ Nguỵ - Tấn Nam Bắc triều là kế thừa thời kỳ Tiên
Tần Lưỡng Hán quá độ đến thời Đường - Tống. Giai đoạn này, Hán ngữ đã xuất
hiện nhiều hiện tượng ngữ pháp mới, là giai đoạn quan trọng trong tiến trình
phát triển của Hán ngữ. Sưu thần ký được Can Bảo biên soạn trong thời gian
này. Đây là tác phẩm ghi chép thần thoại, truyền thuyết và chuyện cổ dân gian
Trung Quốc. Đặc điểm ngôn ngữ của Sưu thần ký là ngôn ngữ đơn giản, khơng
cầu kỳ, gần với khẩu ngữ, do vậy nó thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của
giới ngữ học Trung Quốc. [53]
Theo Jerry Noman thì cùng với Ngữ lục, đoản thiên cố sự chính là một

trong những tài liệu để nghiên cứu ngôn ngữ bạch thoại thời kỳ đầu [41, 100102]. Điều này là do đặc trưng của thể loại. Nếu như ở kinh điển Phật giáo và
những tác phẩm ngữ lục, yếu tố bạch thoại là rõ nét, do tính chất của kinh điển
Phật giáo là để giảng giải nên phải dễ hiểu, cộng thêm đó là những cuộc nói
chuyện (hỏi - đáp) được ghi lại giữa thầy trị tăng mơn nên mang đậm dấu ấn
khẩu ngữ, thì ở các tác phẩm ghi chép văn học dân gian đã bắt đầu xuất hiện các
hiện tượng ngữ pháp bạch thoại thời kỳ đầu. Đoản thiên cố sự hầu hết các
truyện bắt nguồn từ những câu chuyện kể trong dân gian, những câu chuyện đầu
đường xó chợ, nên ngơn ngữ đơn giản, gần với lời ăn tiếng nói thường ngày.
12


Chính phương thức “truyền miệng” của văn học dân gian đã làm xuất hiện hiện
tượng ngôn ngữ này.
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu của Phạm Văn Khoái, Trịnh Ngọc Ánh,
cho thấy trong các văn bản Phật giáo Việt Nam thế kỷ XII - XIV, bạch thoại
thời kỳ đầu được sử dụng với mật độ khá dày đặc, mang một số đặc trưng của
bạch thoại thời Đường - Tống. Trong Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ ngữ lục
Thiền tông Việt Nam thời Lý - Trần, qua 3 tác phẩm Thiền uyển tập anh ngữ lục,
Thượng sĩ ngữ lục, Thánh đăng ngữ lục, tác giả Trịnh Ngọc Ánh đã chỉ ra về
mặt từ pháp và cú pháp ngữ lục Thiền tông Việt Nam có nhiều dấu ấn của bạch
thoại thời kỳ đầy, chứng tỏ ảnh hưởng từ ngữ lục Thiền tông Đường Tống. Về
từ pháp danh từ mang các tiếp tố: a 阿 , nhi 兒 , đầu 頭 , tử 子 ; phương vị từ
song tiết: tả biên 左邊 , lý đầu 裏頭 ; trợ từ kết cấu đích 的, để 底 ; lượng từ mai
枚 , khẩu 口 , âu 甌 , đầu 頭 , diện 面 , tuyến 線 , đoá 朵 , bút 筆 , lạp 粒 , điều
條 , cá 個 /箇 /个 ; đại từ mỗ 某 , mỗ giáp 某甲 , y 伊 , tha 他 , cừ 渠 , tự kỷ 自
己 ; hệ từ thị 是 ; bổ ngữ xu hướng lai 來 , khứ 去 , xuất 出 , thượng 上 , hạ 下 ,
khởi 起 , hảo 好 , đắc 得 ; động từ năng nguyện đương 當 , ưng 應 , tu 須 , ưng
tu 應須 , yếu 要 , giải 解 , hội 會 ; động lượng từ hồi 回 , độ 度 ; trợ từ thời thái
liễu 了 , trước 著 ; phó từ thời gian tiện 便 , tương 將 ; phó từ phủ định bất 不 ,
một 沒 , mạc 莫 ; phó từ cầu khiến hưu 休 , mạc 莫 ; phó từ phạm vị dã 也 , đô

都 , đãn 但 , chỉ 只 /祇 . Về cú pháp có câu nghi vấn dùng ngữ khí từ nhậm ma 任
麽 , thập ma 什麽 , thậm ma 甚麽 , thuỳ 誰 , kỷ 幾 , tác ma sinh 作麽生 , vị thậm
ma 為什麽 ; câu cầu khiến dùng các từ bất đắc 不得 , mạc 莫 , hưu 休 , vật 勿 ,
thỉnh 請 , nguyện 愿 , ưng 應 , tu 須 , ưng tu 應須 . [1].
Gần đây, trong bài Bạch thoại hố văn ngơn trong văn bản Nho giáo Việt
Nam thời tiền hiện đại: Nghiên cứu ngôn ngữ chú giải trong sách “Tứ thư ước
giải 四書約解), tác giả Nguyễn Tuấn Cường đã chỉ ra hiện tượng ngữ pháp

13


bạch thoại thời kỳ đầu trong phần chú giải Ước giải, từ đó đánh giá về việc lựa
chọn sử dụng văn ngôn và bạch thoại theo quan điểm của các nhà Nho Việt Nam.
Sự phát triển của hệ thống khoa cử Nho gia cộng với lựa chọn mang tính quốc gia
về việc sử dụng văn ngôn trong các văn bản quản lý nhà nước là hai nguyên nhân
khiến cho văn ngôn được trọng dụng trong lịch sử Việt Nam thời tiền hiện đại
kéo theo hệ quả là dấu ấn của bạch thoại thời kỳ đầu khá mờ nhạt [7]. Cho đến
nay chưa có nghiên cứu về hiện tượng bạch thoại thời kỳ đầu trong nhóm các văn
bản Đạo gia, văn bản hành chính quan phương, văn bản dân gian, v.v.
2. Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng ngữ pháp bạch thoại thời kỳ
đầu trong Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích qi
Để xác định được đặc trưng ngơn ngữ của Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích
quái, chúng ta phải đặt tác phẩm vào thời điểm nó ra đời. Việc phân loại các văn bản
Hán văn Lý - Trần về mặt ngôn ngữ cũng tuân thủ cách phân loại chung cho các văn
bản chữ Hán ở các thời đại. Việc phân loại ấy không thể không dựa vào kinh nghiệm
phân loại các hình thái ngơn ngữ viết ở Trung Quốc thời trung thế kỷ do giới Hán
ngữ học quốc tế đã tiến hành.
Xét về mặt thời gian, Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái ra đời trong
giai đoạn từ thế kỷ X - XV, đây là quãng thời gian mà tình hình ngơn ngữ viết ở
Trung Quốc có nhiều điều đáng chú ý và ít nhiều có tác động và ảnh hưởng đến

Việt Nam. Chữ Hán Việt Nam giai đoạn này diễn ra trên cái nền mà tiếng Hán
đã song tồn hai hình thức ngơn ngữ viết: văn ngôn và bạch thoại.
Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái cũng được các tác giả biên soạn lại
từ các tác phẩm văn học dân gian. Một trong những phương thức lưu truyền của
văn học dân gian là phương thức truyền miệng. Vì vậy, đây cũng là một trong
những nguyên nhân hai tác phẩm này đã xuất hiện một số hiện tượng ngữ pháp
bạch thoại.

14


Trong Giáo trình Hán văn Lý - Trần, Phạm Văn Khối đã chia nhóm văn bản
Hán văn Lý - Trần thành 3 nhóm sau: 1. Nhóm văn bản có liên quan đến cơng việc,
tổ chức nhà nước có tính chất nghi thức quan phương, hành chính viết bằng văn
ngơn; 2. Nhóm văn bản ngữ lục Phật giáo được viết bằng ngơn ngữ nói: bạch thoại;
3. Nhóm các văn bản thơ, phú, ký viết bằng ngôn ngữ hỗn nhập [16, 24-26]. Theo sự
phân chia này, có thể xếp Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích qi vào nhóm thứ 3.
Văn bản viết bằng ngôn ngữ hỗn nhập.
Nghiên cứu về đặc điểm ngơn ngữ trong Lĩnh Nam chích qi, Nguyễn Thị
Oanh cho rằng: “Một số tác phẩm Hán văn thời Lý - Trần cho thấy ngoài nguyên
nhân chủ quan và khách quan, có ý thức hoặc vơ thức trong khi sử dụng chữ Hán
làm công cụ ghi chép, các sáng tác của nước ta thời Lý - Trần đã chịu ảnh hưởng
của các sách kinh điển Trung Quốc thời cổ không chỉ trên phương diện tư tưởng
mà cả trên phương diện từ ngữ. Ngoài ra, hiện tượng lặp lại, lối văn hỗn nhập văn
ngôn Hán - tiếng Việt và khẩu ngữ Hán trung đại không chỉ là hiện tượng riêng
biệt trong Lĩnh Nam chích qi mà cịn xảy ra ở một số tác phẩm Hán văn khác
thời Lý - Trần. Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do giao
thoa ngôn ngữ. Giao thoa ngôn ngữ Hán - Việt vốn có từ lâu đời sẽ sinh ra
những hiện tượng đặc biệt trong lối nói, lối viết của người sử dụng song ngữ.
Lối văn hỗn nhập cũng xảy ra cho thấy chúng cũng chịu ảnh hưởng của quy luật

vay mượn; đặc biệt, Truyện Hà Ơ Lơi trong Lĩnh Nam chích qi cịn xuất hiện
ba bài thơ Nơm”. [22]
Nhận xét về ngôn ngữ trong Việt điện u linh, Lê Hữu Mục viết: “Cách
viết của Lý Tế Xuyên rất đơn giản, khơng có những câu văn dài với những vế
đối nhau, khơng có những điển tích xa xơi phải giải thích; tác giả toàn dùng
những từ ngữ hiện nay đã trở thành phổ thơng, có nhiều câu chỉ cần phiên âm
ra quốc ngữ là đã trở thành một câu văn Việt”. [31, 28]
Cịn khi nhận xét văn chương Lĩnh Nam chích quái, Lê Hữu Mục cũng
cho rằng: “Đó là một lối văn kể chuyện giản dị và nhẹ nhàng; khơng có một
15


điển tích nào xa xơi, khơng có một từ ngữ nào mà ngày nay khơng có trong
những từ điển Hán Việt; lối văn được viết theo lời nói thơng thường nên khơng
có tính cách bát cổ của trường thi, khơng có những câu đối ý đối chữ kéo dài
từng hai vế đi đôi với nhau. Đâu cũng sáng sủa, gọn gàng, có tính cách Việt
Nam đến nỗi nhiều đoạn chỉ cần phiên âm là thành một câu tiếng Việt” [24, 35].
Một nguyên nhân nữa dẫn đến Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái
xuất hiện những hiện tượng ngữ pháp bạch thoại thời kỳ đầu là do ảnh hưởng
của chí quái thời Nguỵ Tấn, ảnh hưởng của ngữ lục thời Đường - Tống Trung
Quốc; do ảnh hưởng của các tác phẩm cùng thời là Ngữ lục Thiền tông Việt
Nam, do giao thoa giữa ngơn ngữ trong lối nói, lối viết của người sử dụng chữ
Hán như một sinh ngữ. Lối văn hỗn nhập giữa văn ngôn, tiếng Việt và khẩu
ngữ Hán trung đại và cách hành văn có phần đơn giản, gần với ngơn ngữ dân
gian, ít dùng điển tích, khơng dùng lối văn biền ngẫu, trường thi. Nhiều câu
chỉ cần phiên âm là thành một câu tiếng Việt.
Tiểu kết chương 1
Chúng tôi xác định trong khuôn khổ của đề tài chỉ nghiên cứu về xuất
hiện sự một số hiện tượng ngữ pháp bạch thoại thời kỳ đầu trong hai tác phẩm
truyện chí qi Việt Nam. Vì vậy, để thực hiện đề tài, chúng tôi dựa trên cơ sở

ngôn ngữ học tiếng Hán, những vấn đề liên quan đến tiếng Hán trung đại và
bạch thoại thời kỳ đầu ở cả Trung Quốc và Việt Nam.
Tóm lược tình hình nghiên cứu bạch thoại thời kỳ đầu ở Trung Quốc và
Việt Nam. Lấy khung lý thuyết bạch thoại sơ kỳ của Jerry Norman làm khung
lý thuyết để tiến hành thống kê, phân tích các hiện tượng ngữ pháp trong Việt
điện u linh và Lĩnh Nam chích qi.
Chỉ ra ngun nhân vì sao hai tác phẩm chí qi Việt Nam lại có hiện
tượng ngữ pháp bạch thoại thời kỳ đầu.

16


Chương 2
NGỮ PHÁP BẠCH THOẠI THỜI KỲ ĐẦU
TRONG VIỆT ĐIỆN U LINH VÀ LĨNH NAM CHÍCH QUÁI
Phần này chủ yếu đi vào phân tích một số hiện tượng ngữ pháp mang
đặc trưng ngôn ngữ bạch thoại thời kỳ đầu trong Việt điện u linh và Lĩnh Nam
chích quái. Ở từng hiện tượng, chúng tơi chỉ dẫn một vài ví dụ minh hoạ.
1. Câu phán đoán dùng hệ từ thị 是
1.1. Câu phán đốn trong văn ngơn
Trước khi dùng câu phán đốn hệ từ thị thì trong văn ngơn, câu phán
đốn được sử dụng như sau:
Trong Hán cổ, câu phán đoán (còn gọi là câu thể từ vị ngữ hoặc câu danh
từ vị ngữ) nói chung giữa chủ ngữ và vị ngữ khơng dùng hệ từ (hay cịn gọi là
hệ từ phán đốn) để liên hệ giữa chúng, vì thế bộ phận vị ngữ để thể hiện chủ
ngữ là gì, chủ yếu là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ.
Câu phán đốn có 7 hình thức. Tuy nhiên trong hai tác phẩm chí qi, câu
phán đốn chủ yếu được sử dụng dưới 4 hình thức sau: Biểu thị 者 giả, hoặc (者
giả... 也 dã), hoặc 也 dã. Trong đó giả biểu thị ngừng ngắt, dã biểu thị ngữ khí
phán đốn. Có khi chỉ dùng giả mà khơng dùng dã, cũng có khi dùng dã mà

khơng có giả. Ví dụ:
1.1. 1. Câu phán đốn trong VĐUL
越王姓趙諱光復, 南帝姓李諱佛子皆前李南帝李賁之部將也。
[18a](3)趙越王李南帝 Việt Vương tính Triệu huý Quang Phục, Nam Đế tính Lý
huý Phật Tử, giai tiền Lý Nam Đế Lý Bôn chi bộ tướng dã. (Triệu Việt Vương,
Lý Nam Đế) - Việt Vương họ Triệu, tên là Quang Phục. Nam Đế họ Lý, tên là

17


Phật Tử. Hai ông này đều là Bộ tướng của Nam Đế nhà tiền Lý tên là Lý Bôn.
(Truyện Triệu Việt Vương, Lý Nam Đế - 18a)
夫人沒姓氏占城人名媚醯故占城國王乍斗妃也。( 恊正祐善貞烈真猛
夫人 – 25b) Phu nhân một, tính thị Chiêm Thành nhân, danh Mị Ê, cố Chiêm
Thành quốc vương Sạ Đẩu dã. (Hiệp chính hựu thiện trinh liệt chân mãnh phu
nhân) - Phu nhân khơng rõ họ gì, người nước Chiêm Thành, tên là Mỵ Ê, vợ
vua Chiêm Thành tên là Sạ Đẩu. (Truyện Mị Ê - 25b)
Câu phán đốn ở những ví dụ trên đều biểu thị sự tương thuộc, đều diễn
đạt, giới thiệu không gian thời gian của nhân vật hay của sự vật hiện tượng xảy
ra trong một không gian thời gian xác định từ đó tạo nên khung cảnh cho câu
chuyện.
按杜善史記二王兄第也。(却敵善佑助順大王;威敵勇敢顯勝大王)
Án Đỗ Thiện sử ký: nhị vương huynh đệ dã. (Khước địch thiện hựu trợ thuận
đại vương: Uy địch dũng cảm hiển thắng đại vương) - Xét Sử ký của Đỗ Thiện
chép: hai vương là anh em. (Truyện Trương Hống và Trương Hát - 44a)
Câu trên là câu phán đoán biểu thị ngang nhau.
1.1.2. Câu phán đoán trong LNCQ
甌 貉國安陽王,巴蜀人也。(金龜傳)Âu Lạc quốc An Dương Vương,
Ba Thục nhân dã. (Kim quy truyện) - Vua An Dương Vương nước Âu Lạc, là
người Ba Thục, họ Thục. (Truyện rùa vàng - 2/8a)

傘圓山在南越國京城昇龍城之西也。傘圓山傳 Tản Viên sơn tại Nam
Việt quốc kinh thành Thăng Long thành chi tây dã. (Tản Viên sơn truyện) - Núi
Tản Viên ở phía tây Kinh thành Thăng Long nước Nam Việt. (Truyện núi Tản
Viên - 2/21a)
- Biểu thị bằng danh từ hoặc ngữ danh từ làm chủ ngữ hoặc vị ngữ mà
không dùng 者 giả hoặc 也 dã.
18


Một số câu mở đầu trong Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích qi dùng
câu phán đốn, biểu thị bằng danh từ hoặc ngữ danh từ làm chủ ngữ hoặc vị ngữ,
không dùng 者 giả và 也 dã, tạo thành hình thức chủ vị, trong đó tên của sự
vật phán đoán (tức chủ ngữ) đặt trước, những từ ngữ dùng phán đốn, giải thích
(tức vị ngữ) đặt sau:
吳 猛 , 濮 陽 人 .(吳 猛 止風 ) Ngô Mãnh, Bộc Dương
nhân. (Ngô Mãnh chỉ phong) – Ngô Mãnh là người Bộc Dương. (Ngơ Mãnh
dừng gió - 33)
按三國志:王姓士名燮蒼梧廣信人。(嘉應善感靈武大王) Án Tam quốc
chí: Vương tính Sĩ danh Nhiếp Thương Ngơ Quảng Tín nhân. (Gia ứng thiện
cảm linh vũ đại vương) - Xét Tam Quốc Chí thì Vương họ Sĩ tên Nhiếp, người
làng Quảng Tín, quận Thương Ngơ. (Truyện Sĩ Nhiếp - 5a)
王姓李名翁仲慈廉人。(校尉威猛英烈輔信大王) Vương tính Lý danh
Ơng Trọng, Từ Liêm nhân. (Hiệu uy mãnh liệt phụ tín đại vương) - Vương
họ Lý, tên là Ông Trọng, người Từ Liêm. (Truyện Lý Ông Trọng - 30b)
- Biểu thị bằng động từ 為 vi. Động từ vi có nghĩa rất rộng, nhưng trong
câu phán đốn nó có thể dùng để biểu thị phán đốn, dịch là “là”. Dùng 為 vi để
biểu thị phán đoán, thực chất là dùng hình thức của câu tự thuật để biểu thị nội
dung phán đốn nhưng vì nội dung ý nghĩa của nó gần giống như từ phán đốn
是 thị sau này nên ta vẫn coi loại câu này là câu phán đốn. Ở cuối cùng thường
khơng dùng 也 dã.

陳裕尊紹豐年間,麻羅鄉人鄧士瀛為安撫使,奉命往北國,妻武氏
在家。何烏雷傳[2/34b] Thiệu Phong niên gian, Ma La hương nhân Đặng Sĩ
Doanh vi An phủ sứ, phụng mệnh vãng Bắc quốc, thê Vũ thị tại gia. (Hà Ơ Lơi
truyện) - Trần Dụ Tơng Năm Thiệu Phong đời Trần Dụ Tơng có người làng Ma

19


La là Đặng Sĩ Doanh làm chức An phủ sứ phụng mệnh sang Bắc quốc, vợ là Vũ
thị ở nhà. (Truyện Hà Ơ Lơi - 2/34b)
- Biểu thị bằng những phó từ như 乃 nãi, 即 tức, có thể dịch “là”, “chính
là”. Ở cuối câu vẫn dùng 也 dã làm ngữ khí ngừng ngắt.
按杜善史引交趾記王本名高魯乃安陽王之良佐也。(18)果毅剛正威
惠王 Án Đỗ Thiện sử ký dẫn Giao Chỉ ký vương bản danh Cao Lỗ nãi An
Dương Vương chi lương tá dã. (Quả nghị cương chính uy huệ vương) - Xét Đỗ
Thiện sử dẫn Giao Chỉ ký: Vương tên là Cao Lỗ, là một tướng giỏi của An
Dương Vương. (Truyện Cao Lỗ - 52b)
報極傳元君即南國主大地神也。(應天化育元忠后土地衹元君 – 54b)
Báo cực truyện: Nguyên quân tức Nam quốc chủ đại địa thần dã. (Ứng Thiên Hoá
Dục nguyên trung Hậu Thổ địa kỳ nguyên quân) – Báo cực truyện chép: Nguyên
Quân là Nam Quốc Quốc chủ Đại Địa thần. (Truyện Hậu Thổ phu nhân - 54b)
Cơng năng của câu phán đốn gồm: biểu thị tương thuộc; biểu thị sự
ngang nhau; biểu thị tương tự. Ba tác phẩm chí quái chủ yếu sử dụng loại câu
phán đoán biểu thị tương thuộc. Sự vật do chủ ngữ, vị ngữ biểu đạt là quan hệ
tương thuộc. Một số câu phán đoán biểu thị sự ngang nhau.
1.2. Câu phán đoán dùng hệ từ thị 是 trong bạch thoại thời kỳ đầu
Các tác phẩm chí quái chủ yếu viết bằng văn ngôn, nên thị 是 vẫn được
dùng với tư cách là đại từ chỉ thị. Đến bạch thoại thời kỳ đầu thì thị 是 ngồi
chức năng đại từ chỉ thị ra còn đảm nhận chức năng hệ từ trong câu phán đoán.
Đây là một hiện tượng đặc trưng của bạch thoại thời kỳ đầu. Theo Jerry Noman

thì: “Chắc chắn rằng một trong những bước phát triển quan trọng nhất của hậu cổ Hán ngữ là sự xuất hiện của hệ từ... Có một quan điểm được chấp nhận rộng
rãi nhất giải thích tại sao thị 是 vốn là đại từ chỉ thị (này, đây) lại biến thành hệ
từ: bởi vì nó lặp lại chủ ngữ, rất giống như trong tiếng Nga người ta có thể có sử
20


dụng từ èto (đây, này) để nhấn mạnh chỉ tố của cấu trúc vị ngữ danh từ tính.
Cách giải thích này có vẻ khá hợp lý, nhưng một nhân tố khác có thể giúp củng
cố lập luận này. Trong cổ Hán ngữ, người ta hay gặp cụm từ thị phi 是 非 nghĩa
là „đúng và sai‟ đi liền nhau, điều này cho thấy ý nghĩa của từ thị 是 đã được coi
là đối lập với phi 非 trong giai đoạn Hán ngữ cổ đại. Do phi là từ phủ định
thường dùng cho vị ngữ danh từ tính, nên thị hiển nhiên được coi là từ khẳng
định của vị ngữ danh từ tính, điều này khiến cho thị trám vào vị trí được coi là
chỗ trống trong câu vị ngữ danh từ tính ở thể khẳng định. Trong các văn bản
thời Nam Bắc triều thường dễ bắt gặp thị được dùng làm hệ từ, cho thấy trong
khẩu ngữ thời bấy giờ, cấu trúc [hệ từ] mới này có thế thay thế cho cấu trúc văn
ngôn cũ. Lúc đầu phi được dùng như dạng thức phủ định của hệ từ mới thị; khi
thị ngày càng trở nên giống động từ, thì tổ hợp ghép thị phi đã xuất hiện, thường
gặp trong nhiều văn bản thời Nam Bắc triều. Đến thời Đường, phi được thay thế
theo phép loại suy bằng từ phủ định bất 不 được sử dụng rộng rãi hơn, và phi
biến mất trong khẩu ngữ”. [41]
Hơn nữa, như phần trên đã trình bày, các tác phẩm chí qi dùng nhiều
câu phán đốn, vì vậy, hệ từ thị cũng được khá phổ biến.
1.2.1. Thị 是 với nghĩa: là
Trong ba tác phẩm chí quái, có khá nhiều trường hợp thị 是 đảm nhận vai
trị hệ từ trong câu phán đốn.
- Hệ từ thị trong VĐUL
王恐大呼曰:黃龍神王不助我乎?忽見黃龍指告曰:無他祈是王女杲娘以
落毛引道是大惡賊不殺何待. (趙越王李南)Vương khủng đại hơ viết: Hồng
long thần vương bất trợ ngã hồ? Hốt kiến Hoàng long chỉ cáo viết: Vô tha kỳ thị

vương nữ Cảo Nương dĩ lạc mao dẫn đạo thị đại ác tặc bất sát hà đãi? (Triệu Việt
Vương, Lý Nam Đế) - Vương sợ hãi gọi to lên rằng: Hoàng long thần vương sao
21


khơng giúp ta? Bỗng thấy Hồng long chỉ tay nói rằng: Khơng phải ai khác, chính
là Cảo Nương con gái Vương rải lơng ngỗng dẫn đường cho giặc đó, đó là đại ác
tặc khơng giết đi cịn đợi gì nữa? (Truyện Triệu Việt Vương Lý Nam Đế - 18a)
某是南國大地之精托居于水雲鄉久矣. (灝氣英靈應天化育元忠后土地
衹元君- 54b) - Mỗ thị nam quốc đại địa chi tinh thác cư vu thuỷ vân hương cửu hĩ.
(Ứng thiên hoá dục nguyên trung hậu thổ thần kỳ nguyên quân) - Ta là tinh cõi
nước Nam thác ở chốn mây nước này đã lâu vậy. (Truyện Hậu Thổ phu nhân - 54b)
- Hệ từ thị trong LNCQ
龍君曰:「我是龍種,水族之長,你是仙種,地上之人。(鴻厖氏
傳)Long Quân viết: “Ngã thị long chủng, thuỷ tộc chi trưởng, nhĩ thị tiên
chủng, địa thượng chi nhân”. (Hồng Bàng thị truyện) - Long Quân nói: “Ta là
giống rồng, đứng đầu thuỷ tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất”. (Truyện họ
Hồng Bàng - 1/12b)
及殷王兵至武寧鄒山下,兒伸足而立,長十餘尺(一 作丈),仰鼻
而嚏連十餘聲,拔劍厲聲曰:「我是天將。」董天王傳 [1/21a] Cập Ân
vương binh chí Vũ Ninh Trâu Sơn hạ, nhi thân túc nhi lập, trường thập dư xích
(nhất tác trượng), ngưỡng tị nhi sí liên thập dư thanh, bạt kiếm vạn thanh viết:
Ngã thị thiên tướng. (Đổng Thiên Vương truyện) - Đến khi giặc Ân đến dưới
chân núi Trâu Sơn ở Vũ Ninh, đứa trẻ duỗi chân đứng dậy cao hơn mười thước
(có chỗ nói là trượng) ngửa mũi hắt hơi liền hơn mười tiếng, rút kiếm thét lên:
Ta là thiên tướng đây. (Truyện Đổng Thiên Vương - 1/19a)
Có thể nói, so với STK thì hệ từ thị trong VĐUL và LNCQ xuất hiện
nhiều hơn.
1.2.2. Thử thị 此是 với nghĩa đây là
- VĐUL, LNCQ khơng có thử thị


22


Trong các trường hợp dùng thử thị, thử 此 đã đóng vai trị đại từ chỉ thị
trong câu, cho nên thị 是 không thể là đại từ chỉ thị nữa.. Ngồi ra thị cịn dùng
kết hợp với một số từ khác biểu thị ý phán đốn, khơng thấy trong văn ngôn,
như: giai thị 皆是, đô thị 都是, tức thị 即是. Sau đây là một số ví dụ:
1.2.3. Giai thị 皆是 với nghĩa: đều là
- VĐUL khơng có giai thị.
- LNCQ có 1 lần dùng giai thị
將示寂告眾偈云:「春來花蝶善知時,花蝶應須便應期。花蝶本來
皆是幻,莫相花蝶向心持。」楊空路、阮覺海傳[2/35a] Tương thị tịch cáo
yết viết: “Xuân lai hoa điệp thiện tri thời, hoa điệp ưng tu tiện ứng kỳ. Hoa điệp
bản lai giai thị ảo, mạc tương hoa điệp hướng tâm trì. (Dương Khơng Lộ,
Nguyễn Giác Hải truyện) - Sư bèn đặt câu kệ rằng: “Mùa xuân đến là thời kỳ
của hoa và bướm, hoa và bướm cũng phải lựa theo thời tiết. Hoa bướm xưa nay
đều là mộng ảo, cớ sao phải giữ mãi chuyện hoa bướm trong lịng” (Truyện
Dương Khơng Lộ, Nguyễn Giác Hải - 2/33a)
1.2.4. Đô thị 都是 với nghĩa: đều là
VĐUL khơng có đơ thị.
- LNCQ có 2 lần xuất hiện đô thị
苞苴踵門,遂生驕慢, 常言曰:「都是我前身之物,不曾有主恩。」
(西瓜傳)Bao tư chủng môn, toại sinh kiêu ngạo, thường ngôn viết: “Đô thị ngã
tiền thân chi vật, bất tằng hữu chủ ân”. (Tây qua truyện) - Bổng lộc đến đầy
nhà, bèn sinh ra kiêu ngạo, thường nói rằng: “Đó đều là vật do tiền thân của ta,
đâu phải do ơn chúa”. (Truyện dưa hấu - 1/30b)

23



Có thể thấy, ở các ví dụ trên, động từ thị đi sau trạng từ đô 都,giai 皆 chỉ
phạm vi. Vì vậy, trong những ví dụ này, thị đã chuyển hẳn chức năng ngữ pháp
sang đảm nhận vai trò hệ từ trong câu phán đoán.
Bảng tổng hợp hệ từ thị 是
Hệ từ thị 是

VĐUL

LNCQ

Thử thị 此是

0

0

Giai thị 皆是

0

1

Đô thị 都是

0

2

2. Lượng từ

Các lượng từ mà bạch thoại thời kỳ đầu thường dùng gồm có: cá 個 /个
/箇, mai 枚, khẩu 口, đầu 頭, diện 面, điều 條,... Các lượng từ này dùng để
biểu thị đơn vị cho sự vật hoặc động tác, hành vi. Lượng từ trong Hán văn
chia thành 2 loại là danh lượng từ và động lượng từ. Danh lượng từ là từ
dùng để biểu thị đơn vị cho danh từ, gồm danh lượng từ đơn vị và danh
lượng từ đo lường. Trong các tác phẩm chí quái thường dùng danh lượng từ
chỉ đơn vị.
2.1. Lượng từ cá 個
- VĐUL không dùng cá 個
- Cá 個 trong LNCQ xuất hiện 3 lần đứng liền sau số từ để biểu thị đơn
vị cho danh từ
忽見白雉飛從西來,止于山隅,叫號三四聲,乃吐瓜核六七個落於
沙上,發生茂盛,結成菓實。(西瓜傳)Hốt kiến bạch trĩ phi tòng tây lai, chỉ
vu sơn ngung, khiếu hiệu tam tứ thanh, nãi thổ qua hạch lục thất cá lạc ư sa
thượng. (Tây qua truyện) - Bỗng thấy con bạch trĩ từ phương Tây bay lại, đậu ở

24


đầu núi, kêu lên ba bốn tiếng, rồi nhả ra sáu, bảy hạt dưa trên cát, mọc thành cây
xanh tốt, rồi kết thành quả. (Truyện dưa hấu - 1/30b)
帝笑謂師曰:「尚留一個與沙門。」師呪之,少頃一個亦 墜。(楊
空路、阮覺海傳) Đế tiếu vị sư viết: “Thượng lưu nhất cá dữ sa môn”: Sư chú
chi, thiểu khoảnh nhất cá diệc trục. (Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải
truyện) - Vua cười bảo: “Còn một con để nhường nhà sư”. Sư niệm chú, trong
nháy mắt con còn lại cũng rơi xuống nốt. (Truyện Dương Không Lộ, Nguyễn
Giác Hải - 2/33a)
2.2. Lượng từ điều 條
- VĐUL, điều 條 xuất hiện một lần
以忠烈知名授杜洞唐林二條山河. (證安明應佑國公) - Dĩ trung liệt chi

danh thụ Đỗ Động Đường Lâm nhị điều sơn hà. (Chứng an minh ứng hựu quốc
công) - Vì có tiếng trung liệt, (vua giao cho) đóng giữ hai dải đất Đỗ Động và
Đường Lâm. (Truyện Lý Phục Man - 46a)
- Trong LNCQ, điều 條 xuất hiện một lần
初大王望見傘圓山秀麗,乃作一條路,自白番津向傘嶺之陽,行至安
衞峒。(傘圓山傳) Sơ đại vương vọng kiến Tản Viên sơn tú lệ, nãi tác nhất điều lộ,
tự Bạch Phiên tân hướng Tản Lĩnh chi dương, hành chí An Vệ động. (Tản Viên sơn
truyện) – Xưa kia đại vương trông thấy núi Tản Viên tươi đẹp, bèn làm một con
đường từ bến Bạch Phiên đến phía nam núi Tản Viên, đến động An Vệ (Truyện
núi Tản Viên - 2/21a)
2.3. Lượng từ khẩu 口 xuất hiện 1 lần
小 兒乃 起 坐 謂 使 者 曰﹕ “爾 速 赴 京 告 王 練成 鐵 馬,
高 餘 十 八 丈, 劍 長 十 七 尺, 鐵 笠 一 口, 將 到 我 家, 我 破 殷
賊 驚 散。(董 天 王) Tiểu nhi nãi khởi toạ vị sứ giả viết: “Nhĩ tốc phó kinh
25


×