Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

tiểu luận kinh tế chính trị quan điểm của chủ nghĩa mác – lênin về sự tác động trở lại của chính trị đối với kinh tế và sự vận dụng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển thủy sản huyện hương sơn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.78 KB, 12 trang )

Chủ đề tiểu luận kinh tế: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về
sự tác động trở lại của chính trị đối với kinh tế và sự vận dụng trong
chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển thủy sản huyện Hương Sơn hiện
nay
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Kinh tế và chính trị là hai lĩnh vực cơ bản nhất của đời sống xã hội,
có mối quan hệ, chặt chẽ, tác động qua lại, tạo điều kiện cho nhau cùng tồn
tại và phát triển. Nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng
giữa kinh tế và chính trị là cơ sở, là điều kiện cơ bản nhất đảm bảo cho sự
tồn tại và phát triển của xã hội ở mỗi quốc gia - dân tộc.
Hiện nay, cùng với nhân dân cả nước, Đảng bộ và nhân dân huyện
Hương Sơn - Hà Tĩnh đang nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn,
năng động, sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bà và đạt
được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị,
quốc phịng, an ninh. Tuy nhiên, bên cạnh những chủ trương lãnh đạo đúng
đắn để phát triển kinh tế - xã hội của huyện thì chủ trương chuyển đổi cơ
cấu cây trồng và phát triển thủy sản của huyện vẫn còn một số tồn tại, hạn
chế nhất định: Chính sách khuyến khích hỗ trợ về chế biến, bảo quản, tiêu
thụ sản phẩm chưa được hấp thu; sản xuất gỗ nguyên liệu (keo) đang chủ
yếu chế biến dạng thô, băm dăm gỗ là chủ yếu nên giá trị gia tăng mang lại
không cao, chưa phát huy tiềm năng trồng cây bản địa, gỗ lớn; chưa khai
thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế về hệ sinh thái để phát triển lâm sản
ngồi gỗ... Do đó nghiên cứu “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về
sự tác động trở lại của chính trị đối với kinh tế và sự vận dụng trong
chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển thủy sản huyện Hương Sơn hiện
nay” là vấn đề có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn.
B. PHẦN NỘI DUNG
1


I. Khái niệm kinh tế, chính trị và mối quan hệ biện chứng giữa


kinh tế và chính trị
1. Khái niệm kinh tế
Kinh tế là một phạm trù dùng để chỉ tổ hợp tất cả các quan hệ kinh tế
(quan hệ giá trị sức lao động trong quá trình sản xuất) của một xã hội ở
thời điểm lịch sử xác định,để chỉ cơ sở kinh tế của xã hội. Trong tổ hợp tất
cả các quan hệ ấy thì quan hệ sở hữu đốivới tư liệu sản xuất đóng vai trị
quyết định, chi phối các quan hệ kinh tế khác, như quanhệ tổ chức sản xuất
xã hội, quan hệ phân phối sản phẩm. Như vậy, lực lượng, giai cấp xãhội
nào nắm quyền sở hữu những tư liệu sản xuất cơ bản, thì cũng có quyền
quyết địnhtrong tổ chức quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm.
Khái niệm kinh tế còn được dùng để chỉ toàn bộ các lĩnh vực, các
ngành khácnhau của một nền kinh tế quốc dân (như công nghiệp, nơng
nghiệp, dịch vụ...). Ngồi ra,khái niệm kinh tế cũng có thể được dùng ở
nghĩa: chỉ một tính chất đặc trưng thể hiệnmục tiêu then chốt, đó là tính
hiệu quả (năng suất, chất lượng, giảm hao phí...) của mọiq trình sản xuất
kinh doanh.
2. Khái niệm chính trị
Chính trị theo nghĩa chung nhất được hiểu như hoạt động liên quan
đến mối quan hệ giữa các nhóm xã hội lớn, trước hết là giữa các giai cấp,
xét rộng hơn nữa là quan hệ giữa các dân tộc, giữa các quốc gia trên thế
giới. Xét về thực chất, chính trị là quan hệ về lợi ích giữa các giai cấp, các
nhóm xã hội, các quốc gia dân tộc, trong đó trước hết và cơ bản là lợi ích
kinh tế trong việc giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. V.I.Lênin chỉ
rõ, trong chính trị vấn đề cốt lõi nhất là “thiết chế quyền lực nhà nước”.
Phạm vi của chính trị, trước hết bao hàm “sự tham gia vào các công việc
của nhà nước, định hướng hoạt động của nhà nước, xác định hình thức,
nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước”.
2



Như vậy, một vấn đề sẽ mang tính chính trị, nếu việc giải quyết nó
động chạm đến lợi ích của giai cấp xã hội, đến quyền lực nhà nước. Do
chính trị là quan hệ giữa các giai cấp xã hội, tức là sản phẩm của xã hội có
giai cấp, gắn liền với sự ra đời, phát triển của nhà nước, nên nó là một hiện
tượng lịch sử. Điều đó có nghĩa, nó có q trình hình thành, phát triển và
tiêu vong, như mọi quá trình, hiện tượng lịch sử xã hội khác. Đã có lúc xã
hội lồi người tồn tại mà khơng có chính trị, và cũng sẽ có lúc xã hội
khơng cần đến chính trị với tư cách cơ quan quyền lực nhà nước nữa.
Trong chính trị, vấn đề nắm quyền lực chính trị (biểu hiện tập trung ở
quyền lực nhà nước) là một mục tiêu trọng tâm trực tiếp mà giai cấp, nhóm
xã hội nào cũng hướng tới. Bởi vì, giai cấp, lực lượng nắm được quyền lực
chính trị cũng đồng nghĩa với việc nắm được công cụ cơ bản để giải quyết
quan hệ lợi ích với các giai cấp, nhóm xã hội khác theo hướng có lợi cho
giai cấp, nhóm mình. Nắm được quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị có
điều kiện thực hiện lợi ích của giai cấp mình bằng cách xây dựng hệ thống
pháp luật phản ánh ý chí nguyện vọng của bản thân, triển khai thực hiện
đường lối, chính sách phản ánh quan điểm, lợi ích của chính nó.
3. Mối quan hệ biện chứng của kinh tế và chính trị
Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ, kinh tế và chính trị có mối quan hệ
biện chứng với nhau, trong đó: “Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh
tế” và “Chính trị khơng thể không chiếm địa vị hàng đầu so với kinh tế”.
Từ hai luận điểm này có thể thấy rõ mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế
và chính trị.
Thứ nhất, kinh tế quyết định chính trị, chính trị là biểu hiện tập
trung của kinh tế.
Có nghĩa là so với kinh tế, chính trị là sự phản ánh, là tính thứ hai,
khơng có những quan hệ chính trị và quy luật chính trị độc lập tuyệt đối
với các quan hệ và quy luật kinh tế. Kinh tế là gốc của chính trị, chính trị
3



do kinh tế quyết định và là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, nó phản ánh
nền kinh tế. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của chính trị là do những đòi hỏi
khách quan của sự phát triển kinh tế, của thực trạng kinh tế, của sự liên hệ
những lợi ích căn bản của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong nền kinh
tế. Tương ứng với một trình độ phát triển nhất định về kinh tế có một cơ
cấu, thể chế chính trị tương ứng như thế ấy. Sự biến đổi, phát triển của kinh
tế là nguồn gốc sâu xa của mọi biến đổi xã hội.
Chính trị là biểu hiện của kinh tế, song nó khơng chỉ là gương soi phản ánh
nguyên xi sự phát triển của nền kinh tế, mà là biểu hiện “tập trung” của nền
kinh tế. Quá trình phản ánh những yêu cầu của kinh tế, chính trị đó loại bỏ
tất cả những gì có tính chất ngẫu nhiên, khơng ổn định của kinh tế nó phản
ánh vào cái bản chất nhất của đời sống kinh tế. Sự phản ánh đó có tính chất
tập trung thơng qua việc hình thành những tổ chức chính trị, những chánh
sáh qua đó giải quyết những vấn đề quyết định mục tiêu và động lực của sự
phát triển kinh tế. Thực chất các quan hệ giai cấp, đấu tranh giai cấp, quan
hệ chính trị chỉ là sự phản ánh các quan hệ lợi ích kinh tế, các mâu thuẫn
trong quan hệ kinh tế, đấu tranh giai cấp là đấu tranh về lợi ích kinh tế.
Thứ hai, chính trị có tính độc lập tương đối và tác động mạnh mẽ trở
lại kinh tế.
Trong khi khẳng định vai trò quyết định, tính thứ nhất của kinh tế đối
với chính trị, chủ nghĩa Mác - Lênin cũng nhấn mạnh tính độc lập tương đối
và sự tác động trở lại của chính trị đối với kinh tế. Ph.Ăngghen viết: “Sự
phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tơn giáo, văn học, nghệ thuật,
đều dựa trên cơ sở kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau
và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế. Vấn đề hoàn toàn khơng phải chỉ có hồn
cảnh kinh tế là ngun nhân chỉ có nó là tích cực cịn tất cả những cái cịn
lại đến chỉ là hậu quả thụ động”. Nói về vai trị của chính trị với kinh tế V.I
Lênin đã khái qt và nhấn mạnh: “Chính trị khơng thể khơng chiếm vị trí
4



hàng đầu so với kinh tế”. Điều đó có nghĩa là: để tổ chức và xây dựng một
trật tự xã hội mới, một nền kinh tế mới thì trước hết phải tiến hành cách
mạng chính trị, phải nắm trước quyền lực chính trị. Bởi vì, sự vận động của
kinh tế chịu sự tác động của chính trị, của quyền lực chính trị, quyền lực
chính trị là cơng cụ mạnh mẽ nhất để bảo vệ chế độ xã hội. Sự thống trị về
chính trị của một giai cấp nhất định là điều kiện đảm bảo cho giai cấp thực
hiện được sự thống trị về kinh tế. Giai cấp nào cầm quyền cũng hướng kinh
tế phát triển theo lập trường chính trị của giai cấp đó nhằm phục vụ cho mục
tiêu kinh tế - xã hội. Do vậy, để phát triển kinh tế cần quan tâm đến chính trị
đặc biệt là định hướng chính trị của Đảng cầm quyền và bộ máy Nhà nước.
4. Quan điểm, chủ trương của Đảng về mối quan hệ biện chứng
giữa kinh tế và chính trị
Từ năm 1986 đến nay, là thời kỳ đổi mới kinh tế gắn với đổi mới
chính trị - một q trình phát triển từ thấp đến cao, nhưng đó là q trình
thay đổi căn bản, có lộ trình, từ thực tiễn tổng kết thành lý luận để hoàn
thiện hệ thống quan điểm đổi mới. Hội nghị Trung ương lần thứ sáu khoá
VI xác định: “ Tập trung làm tốt đổi mới kinh tế, đồng thời từng bước đổi
mới tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị. Khơng
thể tiến hành cải cách hệ thống chính trị một cách vội vã khi chưa đủ căn
cứ, mở rộng dân chủ khơng có giới hạn, khơng có mục tiêu cụ thể và
khơng đi đối với tập trung thì dẫn đến sự mất ổn định chính trị, gây thiệt
hại cho sự nghiệp đổi mới”.
Giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị
ln ln phải bám sát và giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và
phát triển, vừa phải tránh giáo điều cũ, chủ quan nóng vội, đồng thời phải
tránh mất phương hướng, rơi vào giáo điều mới, vi phạm quy luật khách
quan.
5



Trong các nhiệm kỳ từ đại hội IX, X, XI và XII của Đảng, vấn đề
giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị tiếp tục
được Đảng ta quan tâm sâu sắc, là tiền đề quan trọng để đất nước đạt được
nhiều thành tựu to lớn, chuyển từ nước nghèo và kém phát triển sang nước
có mức thu nhập trung bình và đang hướng tới quốc gia đang phát triển có
mức thu nhập trung bình cao vao năm 2025.
Đại hội XI khẳng định “ Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới
kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hồn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ
trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương”.
Đại hội XII chỉ rõ “Đổi mới mạnh mẽ, tồn diện và đồng bộ, có bước
đi phù hợp trên các lĩnh vực, nhất là giữa kinh tế và chính trị”, do đó để thúc
đẩy mạnh hơn quá trình này, trước hết cần tập trung đổi mới thể chế phát
triểncả kinh tế và chính trị. Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, nhiều chủ trương
lớn được Đảng, Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện, về kinh tế là 3 đột
phát chiến lược; cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng, thúc
đâỷ phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới. Về
chính trị, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng,
xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; tạo bước tiến và thành quả rõ rệt
trong chống quan liêu, tham nhũng.
II. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC –
LÊNIN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG TRỞ LẠI CỦA CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI
KINH TẾ TRONG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG VÀ PHÁT
TRIỂN THỦY SẢN HUYỆN HƯƠNG SƠN HIỆN NAY
1. Khái quát đặc điểm, tình hình của địa phương
Hương Sơn là huyện trung du, miền núi nằm về phía Tây bắc của
tỉnh Hà Tĩnh, là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, giàu truyền thống yêu

6


nước và cách mạng. Huyện có 25 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 02 thị
trấn và 23 xã. Dân số 111.363 người (trong đó: 54.913 nam, 56.450 nữ).
Địa hình có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam. Địa hình đồi
núi xen đồng bằng thung lũng bị chia cắt bởi 2 hệ thống sông Ngàn Phố và
Ngàn Sâu và một số lưu vực khác; được thiên nhiên ban tặng nguồn tài
nguyên rừng, đất rừng phong phú và nhất là những đặc sản cây, con của địa
phương hết sức có giá trị như: Cam bù, cam chanh, bưởi, chè xanh, hươu
sao, dê núi, gà đồi, ong rừng... Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo,
Đảng bộ huyện và cấp ủy, chính quyền các cấp có nhiều chỉ đạo quyết liệt
trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và phong trào xây dựng nông
thôn mới.
2. Những chủ trương, đường lối, chính sách đã được ban hành,
triển khai và xu hướng tác động của nó
2.1. Các chủ trương, đường lối, chính sách
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương,
Nghị quyết 08-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn; Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành các Đề án: Đề
án phát triển chăn nuôi giai đoạn 2011-2015, định hướng phát triển đến
năm 2020; Đề án Phát triển cây ăn quả giai đoạn 2012-2015, định hướng
phát triển đến năm 2020, Đề án Phát triển chè Công nghiệp giai đoạn
2012-2015, định hướng phát triển đến năm 2020, Đề án Phát triển Cao
su… Sau khi Thủ tướng Chính phủ có chủ trương Tái cơ cấu lại ngành
nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững,
Ủy ban nhân dân huyện đã rà soát, đánh giá lại việc thực hiện các đề án
chuyên ngành để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ
mới và xây dựng Đề án tổng thể cho toàn ngành nông nghiệp. Đặc biệt, để
thực hiện chỉ tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Ủy ban nhân dân huyện ban

7


hành Đề án số 114/ĐA-UBND ngày 08/12/2016 Về chuyển đổi cơ cấu cây
trồng và phát triển thủy sản huyện Hương Sơn giai đoạn 2017 - 2020.
2.2. Những tác động tích cực của các chủ trương chuyển đổi cơ
cấu cây trồng và phát triển thủy sản trên địa bàn huyện
Thực hiện các Đề án chuyên ngành: Đề án phát triển chăn nuôi, đề án
phát triển cây ăn quả, đề án phát triển chè, đề án phát triển cao su và đặc
biệt là sau 7 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng
nông thôn mới, 5 năm thực hiện Kế hoạch cải tạo vườn, 4 năm thực hiện
Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Ngành nông nghiệp đạt mức tăng
trưởng cao, cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng tích cực, các sản
phẩm hàng hóa chủ lực có bước phát triển đột phá.
Tốc độ tăng trưởng nơng, lâm nghiệp, thủy sản bình quân giai đoạn
2013 - 2020 đạt 8,15%. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành năm 2020 đạt
3.298,9 tỷ đồng; cơ cấu giá trị sản xuất các lĩnh vực nội ngành: nông
nghiệp 86,21%, lâm nghiệp 10,59%, thủy sản 1,29%, dịch vụ nông, lâm,
nghiệp 1,88%. Tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong nông nghiệp tăng
từ 34,5% năm 2013 lên 59,68% năm 2020. Giá trị sản xuất bình quân trên
01 ha đất canh tác năm 2020 đạt 88,05 triệu đồng, tăng 44,98% so với năm
2013.
Các mơ hình sản xuất phát triển nhanh, trong 3 năm, từ 2016-2019
đã hình thành mới 1.583 mơ hình kinh tế có doanh thu trên 100 triệu
đồng/năm, gồm 70 mơ hình lớn (doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm), 114 mơ
hình vừa (doanh thu từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm), 1.391 mơ hình
nhỏ (doanh thu từ 100 đến 500 triệu đồng/năm); trong đó có 524 mơ hình
trồng trọt, 914 mơ hình chăn ni, 49 mơ hình lâm nghiệp, 91 mơ hình sản
xuất nơng nghiệp tổng hợp.

8


Cơ cấu các loại cây trồng, vật ni có sự chuyển dịch theo hướng
nâng cao giá trị và lợi nhuận; chuyển đổi 455 ha diện tích lúa, màu sang
diện tích thức ăn chăn nuôi, 1.060 ha rừng trồng sản xuất được chuyển đổi
sang cây ăn quả, chè, trang trại chăn ni có hiệu quả kinh tế cao.
Đã hỗ trợ cấp giấy chứng nhận Vietgap cho cây cam, bưởi đã được
ban hành từ năm 2014 theo Nghị Quyết 90, Nghị Quyết 157, Nghị quyết
32, hỗ trợ chứng nhận đạt tiêu chuẩn Vietgap cho cam, bưởi yêu cầu quy
mô tối thiểu 10 ha trở lên; sau khi ban hành chính sách theo Nghị quyết
123/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018, có điều chỉnh quy mơ thực hiện tối
thiểu 5 ha, UBND huyện xét thấy chính sách này phù hợp và có khả thực
hiện ở địa bàn huyện nên đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn phối hợp với
UBND các xã có diện tích trồng cam lớn (Sơn Trường, Kim Hoa, Sơn
Hàm, Sơn Lâm) tập huấn quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap, phổ
biến chính sách và cho các hộ đăng ký thực hiện. Kết quả, năm 2019, có 39
tổ chức, hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo Tiêu chuẩn
Vietgap, số tiền hỗ trợ 2.611.784.000 đồng, năm 2020, có 32 THT được
cấp giấy chứng nhận sản xuất theo Tiêu chuẩn Vietgap, trong đó 20/32 tổ
đủ điều kiện nghiệm thu, số tiền hỗ trợ 1.497.350.000 đồng.
2.3. Những tác động tiêu cực, hạn chế của chủ trương chuyển đổi cơ
cấu cây trồng và phát triển thủy sản trên địa bàn huyện
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là ở các vùng đất kém hiệu
quả đạt kết quả thấp, trong 4 năm chỉ chuyển đổi được 555 ha đất lúa kém
hiệu quả sang cây trồng khác, bằng 27,75% mục tiêu Đề án, số diện tích
chuyển đổi được chủ yếu tự phát, cịn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có sự tập
trung chỉ đạo và đầu tư hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất nên chưa hình
thành được vùng sản xuất tập trung. Tích tụ ruộng đất mặc dù có chính
sách hỗ trợ khá lớn nhưng kết quả thực hiện được không nhiều (6,5 ha).

9


Sản xuất cịn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, việc chuyển đổi đất
rừng sang trồng cây ăn quả, trồng chè, chăn ni chưa đảm bảo tính bền
vững; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích cịn ở mức thấp.
Việc mở rộng vùng nguyên liệu sản xuất chè tại các xã Sơn Tiến, Sơn
Lâm, Sơn Hồng đạt hiệu quả thấp, nhiều diện tích đã trồng nhưng khơng
được người dân đầu tư chăm sóc, đến nay khơng duy trì phát triển được
quy mơ; việc tận dụng, khai thác diện tích đất vườn trong việc phát triển
sản xuất còn thấp.
3. Giải pháp để phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu
cực
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận cao về chủ
trương, định hướng phát triển nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng
đến năm 2030.
Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất đồng
thuận, đổi mới tư duy sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn mới, đặc biệt là
việc sản xuất phải gắn với thị trường và chế biến để nâng cao giá trị của sản
phẩm. Từ đó tăng cường vai trị, trách nhiệm của người dân, các ngành, địa
phương về xây dựng nền sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, thơng minh, hiện đại,
ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất.
Hai là,rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch để phát triển các sản
phẩm nông nghiệp lợi thế và xây dựng các cơ sở chế biến
Chuyển đổi một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch sản xuất
theo lộ trình (600 ha) phù hợp với thực tiễn và đúng quy định để trồng chè,
trồng cây ăn quả và phát triển trang trại chăn ni. Đảm bảo phải kiểm sốt
được quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, quy trình sản xuất trên đất
dốc, phải có giải pháp chống xói mịn, rửa trơi, chống sạt lở đất, bảo vệ mơi
trường bền vững. Tiến hành rà sốt, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch hiện có

và xây dựng mới các quy hoạch theo yêu cầu phát triển các sản phẩm chủ lực,
10


bảo đảm tính khả thi. Chú ý rà sốt quy hoạch chuyển đổi diện tích đất lúa
sang thức ăn chăn nuôi điều chỉnh quy hoạch rừng nguyên liệu, quy hoạch cao
su để phát triển cây ăn quả, chè, trang trại nông nghiệp tổng hợp; điều chỉnh,
bổ sung quy hoạch các loại cây, con chủ lực; quy hoạch phát triển một số cây
dược liệu.
Ba là, tăng cường công tác quản lý nhà nước trong sản xuất, kinh doanh
và bảo vệ môi trường, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu,
phịng chống thiên tai
Tập trung chỉ đạo cải cách hành chính, tháo gỡ các rào cản trong thủ tục
đầu tư, đất đai, thể chế, cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp. Tăng
cường quản lý chất lượng giống, vật tư nơng nghiệp, an tồn thực phẩm, xử lý
nghiêm việc chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi; quản lý, kiểm soát chặt chẽ
giết mổ gia súc gia cầm; quản lý, bảo vệ rừng tại gốc. Thường xuyên kiểm tra,
giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở chế biến, kinh doanh nơng sản;
kiểm tra, kiểm sốt, xử lý ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất tập trung,
cơ sở chế biến.
Rà soát, ưu tiên nguồn lực đầu tư nâng cấp hệ thống kênh tưới, kênh tiêu
đối với vùng sản xuất lúa và hoa màu; Vận động Nhân dân lắp đặt hệ thống
tưới cho cây trồng cạn cam, bưởi, chè; lồng ghép, huy động các nguồn lực
từng bước nâng cấp, sửa chữa hệ thống đê điều, kè bờ sơng, hồ đập đảm bảo
an tồn cho sản xuất nơng nghiệp.
Bốn là, rà sốt, điều chỉnh, bổ sung và thực hiện tốt hệ thống cơ chế,
chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn
Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh;
đồng thời hằng năm đánh giá, phản ánh những bất cập, vướng mắc trong quá
trình thực hiện để đề xuất, kiến nghị các cơ quan thẩm quyền điều chỉnh, bổ

sung, ban hành chính sách mới phù hợp với điều kiện thực tiễn. Nghiên cứu
ban hành chính sách của huyện để thu hút các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực
11


nông nghiệp, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, phù hợp với khả năng thực tiễn của
địa phương như: Chính sách tích tụ đất đai (tổ chức, cá nhân tích tụ đất đai,
khuyến khích người dân hốn đổi, tập trung ruộng đất theo quy hoạch), hỗ trợ
phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm đầu ra thơng qua thực hiện Chương
trình OCOP, hỗ trợ phát triển hạ tầng nông thôn…
C. PHẦN KẾT LUẬN
Tóm lại, giữa kinh tế và chính trị có mới quan hệ biện chứng, tác
động qua lại với nhau, trong đó kinh tế là tính thứ nhất so với chính trị, tuy
nhiên chính trị khơng phải là cái hồn toàn thụ động đối với kinh tế, trái
lại, nảy sinh trên nền tảng kinh tế, chính trị có tác động trở lại kinh tế. Vì
vậy, địi hỏi trong xử lý những vấn đề cụ thể, phải chủ động, sáng tạo, tránh
tuyệt đối hóa hoặc đồng nhất kinh tế với chính trị. Tuyệt đối hóa kinh tế sẽ
dẫn đến tình trạng phát triển kinh tế tự phát và chính phủ tập trung tăng
trưởng kinh tế bằng mọi cách, hy sinh các mặt khác tuyệt đối hóa chính trị
trong phát triển sẽ làm cho kinh tế bị can thiệp, áp đặt một cách duy ý chí,
khơng theo những quy luật khách quan. Đồng nhất chính trị với kinh tế sẽ
làm cho chính trị trở nên cứng nhắc, giáo điều. Mắc phải một trong những
khuynh hướng trên đều ảnh hưởng tiêu cực, kìm hãm sự phát triển kinh tế
nói riêng và phát triển xã hội nói chung.
Trong những năm qua, Huyện ủy Hương Sơn đã nhận thức và triệt
sâu sắc nguyên tắc trên và có sự vận dụng sáng tạo để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được
thì vẫn cịn những hạn chế nhất định. Vì vậy, tiếp tục trung thành và vận
dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm của
Đảng ta về mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị sẽ là cơ sở,
tiến đề và điều kiện đúng đắn để huyện tiếp tục đề ra những chủ trương,

giải pháp đúng để phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới.
12



×