Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

ĐỖ HOÀNG yến xây DỰNG một số CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG và ĐÁNH GIÁ tác DỤNG hạ ACID URIC HUYẾT TRÊN THỰC NGHIỆM của CAO đặc TAN THỐNG PHONG LUẬN văn THẠC sĩ dược học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐỖ HOÀNG YẾN

XÂY DỰNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG
VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
HẠ ACID URIC HUYẾT TRÊN THỰC NGHIỆM
CỦA CAO ĐẶC TAN THỐNG PHONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LIỆU- DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 8720206

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Hồng Cường

HÀ NỘI 2022


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi cảm ơn Ban giám hiệu, phịng Sau đại học, cùng tồn thể các
thầy cơ trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy bảo tạo điều kiện cho tôi trong suốt
thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại Trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Bùi Hồng Cường, người
thầy giản dị, ln nhiệt tình giúp đỡ, hết lòng chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn, định hướng
và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian thực
hiện đề tài, hồn thành luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm đến ThS. Nguyễn Thị Phượng và các đồng nghiệp Khoa Dược
lý – Sinh hóa, Viện Dược liệu đã giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu đánh giá tác


dụng hạ acid uric trên thực nghiệm của cao đặc phương thuốc Tan thống phong.
Tơi xin cảm ơn tồn thể thầy cơ, các anh chị kỹ thuật viên tại Bộ môn Dược học
cổ truyền, đã luôn giúp đỡ tạo điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn.
Cuối cùng là lời cảm sâu sắc nhất tơi muốn gửi tới gia đình, bạn bè và tồn thể
đồng nghiệp đã ln bên cạnh, ủng hộ, động viên, giúp đỡ tơi trong trong suốt q trình
học tập và hoàn thành luận văn này.
Do kiến thức bản thân cịn hạn chế, nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu
sót. Tơi mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa từ quý thầy cô, bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2022


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ..........................................................................................3
1.1. Phương pháp định tính dược liệu bằng SKLM ...................................................3
1.1.1. Phương pháp SKLM ..............................................................................................3
1.1.2. Ứng dụng của SKLM ............................................................................................3
1.2. Phương pháp định tính, định lượng bằng HPLC ................................................4
1.2.1. Phương pháp HPLC ...............................................................................................4
1.2.2. Ứng dụng của phương pháp HPLC .......................................................................4
1.2.3. Định tính, định lượng BBR bằng HPLC ...............................................................5
1.3. Tổng quan về acid uric máu ..................................................................................5
1.3.1. Khái niệm về acid uric máu ...................................................................................5
1.3.2. Sinh chuyển hóa acid uric......................................................................................5
1.3.3. Tăng acid uric máu và các bệnh lý liên quan ........................................................6
1.3.4. Mơ hình dược lý gây tăng acid uric máu trên thực nghiệm ..................................7

1.4. Phương thuốc Tan thống phong ............................................................................9
1.4.1. Công thức ..............................................................................................................9
1.4.2. Nguồn gốc xuất xứ của phương thuốc...................................................................9
1.4.3. Công năng, chủ trị của phương thuốc....................................................................9
1.4.4. Tiêu chuẩn chất lượng .........................................................................................10
1.5. Thông tin cơ bản các vị thuốc ..............................................................................10
1.5.1. Hoàng bá ..............................................................................................................10
1.5.2. Thương truật ........................................................................................................13
1.5.3. Ngưu tất ...............................................................................................................15
1.5.4. Hy thiêm ..............................................................................................................16
1.5.5. Tri mẫu ................................................................................................................18
1.5.6. Mộc qua ...............................................................................................................20
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................23
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu.......................................................................................23
2.1.2. Động vật thí nghiệm ............................................................................................24
2.1.3. Thiết bị, máy móc, dụng cụ .................................................................................24
2.1.4. Hóa chất, chất chuẩn, dược liệu chuẩn ................................................................25


2.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................26
2.2.1. Định tính các vị thuốc thành phần bằng sắc ký lớp mỏng và định lượng berberin
hydroclorid trong cao đặc phương thuốc Tan thống phong bằng HPLC ......................26
2.2.2. Đánh giá tác dụng hạ acid uric huyết trên thực nghiệm của cao đặc Tan thống
phong .............................................................................................................................31
2.3. Xử lý số liệu ...........................................................................................................34
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................35
3.1. Định tính các vị thuốc thành phần bằng sắc ký lớp mỏng và định lượng
berberin hydroclorid trong cao đặc phương thuốc Tan thống phong bằng HPLC
.......................................................................................................................................35

3.1.1. Định tính các vị thuốc trong cao đặc Tan thống phong bằng SKLM..................35
3.1.2. Định tính, định lượng berberin hydroclorid trong cao đặc phương thuốc Tan
thống phong bằng HPLC ...............................................................................................43
3.2. Đánh giá tác dụng hạ acid uric huyết trên thực nghiệm của cao đặc Tan
thống phong ..................................................................................................................53
3.2.1. Mơ hình nghiên cứu tác dụng hạ acid uric trên chuột gây tăng acid uric cấp .....53
3.2.2. Đánh giá tác dụng ức chế enzym xanthin oxidase trong gan chuột ....................55
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ...........................................................................................57
4.1. Định tính các vị thuốc thành phần bằng sắc ký lớp mỏng và định lượng
berberin hydroclorid trong cao đặc phương thuốc Tan thống phong bằng HPLC
.......................................................................................................................................57
4.1.1. Về định tính các vị thuốc trong cao đặc Tan thống phong bằng SKLM .............57
4.1.2. Về định tính, định lượng berberin hydroclorid trong cao đặc phương thuốc Tan
thống phong bằng HPLC ...............................................................................................59
4.2. Đánh giá tác dụng hạ acid uric huyết trên thực nghiệm của cao đặc Tan
thống phong ..................................................................................................................61
4.2.1. Về tác dụng hạ acid uric huyết của cao đặc Tan thống phong ............................61
4.2.2. Về tác dụng ức chế enzym xanthin oxidase trong gan chuột của cao thuốc .......62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................64
1. KẾT LUẬN ..............................................................................................................64
1.1. Định tính các vị thuốc thành phần bằng sắc ký lớp mỏng và định lượng
berberin hydroclorid trong cao đặc phương thuốc Tan thống phong bằng HPLC.
.......................................................................................................................................64
1.1.1. Định tính các vị thuốc trong cao đặc Tan thống phong bằng SKLM..................64
1.1.2. Định tính, định lượng berberin hydroclorid trong cao đặc Tan thống phong bằng
HPLC .............................................................................................................................64
1.2. Về đánh giá tác dụng hạ acid uric huyết trên thực nghiệm của cao đặc Tan
thống phong ..................................................................................................................65



2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BBR

Berberin hydroclorid

DDVN V

Dược điển Việt Nam V

DĐTQ

Dược điển Trung Quốc

DM

Dung mơi

DL

Dược liệu

HB

Hồng bá


HKCMMS

Tiêu chuẩn dược liệu làm thuốc Hồng Kông Trung Quốc

HT

Hy thiêm

HPLC

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

HPTLC

Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao

LOD

Giới hạn phát hiện

LOQ

Giới hạn định lượng

MQ

Mộc qua

NT


Ngưu tất

NSAID

Thuốc chống viêm khơng steroid

PA

Tinh khiết để phân tích

P-HB

Placebo Hồng bá

P-HT

Placebo Hy thiêm

P-MQ

Placebo Mộc qua

P-NT

Placebo Ngưu tất

P-TM

Placebo Tri mẫu


P-TTr

Placebo Thương truật

RSD

Độ lệch chuẩn tương đối

TM

Tri mẫu

TTr

Thương truật

TT

Thuốc thử

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

XOD

Xanthin oxidase

YHCT


Y học cổ truyền

% tt/tt

% thể tích/ thể tích


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1. Hóa chất và dung mơi sử dụng cho định tính, định lượng ...........................25
Bảng 3. 1. Kết quả SKLM định tính vị thuốc Hồng bá trong cao đặc Tan thống phong
ở bước sóng 366 nm. .....................................................................................................35
Bảng 3. 2. Kết quả SKLM định tính vị thuốc Thương truật trong cao đặc Tan thống
phong ở bước sóng 366 nm ...........................................................................................36
Bảng 3. 3. Kết quả SKLM định tính vị thuốc Ngưu tất trong cao đặc Tan thống phong
quan sát dưới ánh sáng thường ......................................................................................38
Bảng 3. 4. Kết quả SKLM định tính vị thuốc Hy thiêm trong cao đặc Tan thống phong
dưới ánh sáng thường ....................................................................................................39
Bảng 3. 5. Kết quả SKLM định tính vị thuốc Tri mẫu trong cao đặc Tan thống phong ở
bước sóng 366 nm ........................................................................................................40
Bảng 3. 6. Kết quả SKLM định tính vị thuốc Mộc qua trong cao đặc Tan thống phong
ở bước sóng 366 nm ......................................................................................................42
Bảng 3. 7. Kết quả khảo sát nhiệt độ cột .......................................................................45
Bảng 3. 8. Kết quả khảo sát dung môi chiết ..................................................................45
Bảng 3. 9. Kết quả khảo sát thời gian chiết ...................................................................45
Bảng 3. 10. Kết quả độ thích hợp của hệ thống (n=6)...................................................47
Bảng 3. 11. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính định lượng BBR ...............................48
Bảng 3. 12. Độ lặp lại và độ chính xác trung gian ........................................................49
Bảng 3. 13. Kết quả độ đúng của phương pháp ............................................................50
Bảng 3. 14. Kết quả định lượng hàm lượng BBR trong các mẫu cao đặc ....................51
Bảng 3. 15. Thời gian lưu RT của pic chính trên sắc ký đồ mẫu dược liệu Hoàng bá và

mẫu cao đặc ...................................................................................................................53
Bảng 3. 16. Ảnh hưởng của cao chiết Tan thống phong đến nồng độ acid uric huyết
thanh chuột trên mơ hình gây tăng acid uric cấp bằng kali oxonat (n=10) ...................54
Bảng 3. 17. Ảnh hưởng của cao chiết Tan thống phong lên hoạt độ enzym XOD
(n=10) ............................................................................................................................55


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Hệ thống HPLC [7] ........................................................................................4
Hình 1. 2. Quá trình hình thành acid uric trong cơ thể [67] ............................................6
Hình 2. 1. Các dược liệu trong phương thuốc Tan thống phong ...................................23
Hình 3. 1. Sắc ký đồ định tính Hồng bá ở bước sóng ..................................................35
Hình 3. 2. Sắc ký đồ định tính Thương truật ở bước sóng 366 nm ...............................36
Hình 3. 3. Sắc ký đồ định tính Ngưu tất dưới ánh sáng thường ....................................38
Hình 3. 4. Sắc ký đồ định tính Hy thiêm dưới ánh sáng thường sau khi phun thuốc thử
hiện màu ........................................................................................................................39
Hình 3. 5. Sắc ký đồ định tính .......................................................................................40
Hình 3. 6. Sắc ký đồ định tính .......................................................................................42
Hình 3. 7. Hình ảnh phổ của BBR trong khoảng 200- 400 nm .....................................43
Hình 3. 8. Sắc ký đồ khảo sát chương trình rửa giải đẳng dịng (hệ I) .........................44
Hình 3. 9. Sắc ký đồ khảo sát theo chương trình rửa giải gradient (hệ II) ....................44
Hình 3. 10. Sắc ký đồ các mẫu nghiên cứu ghi ở bước sóng 347 nm ...........................46
Hình 3. 11. So sánh phổ UV của mẫu thử và mẫu chuẩn BBR .....................................46
Hình 3. 12. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ và diện tích pic của BBR 48
Hình 3. 13. Sắc ký đồ của BBR tại LOD.......................................................................50
Hình 3. 14. Sắc ký đồ mẫu chuẩn BBR .........................................................................52
Hình 3. 15. Sắc ký đồ mẫu dược liệu Hồng bá ............................................................52
Hình 3. 16. Sắc ký đồ mẫu cao đặc Tan thống phong ...................................................52
Hình 3. 17. Ảnh hưởng của cao chiết Tan thống phong đến nồng độ acid uric huyết
thanh chuột trên mơ hình gây tăng acid uric cấp bằng kali oxonat (n=10) ...................54

Hình 3. 18. Ảnh hưởng của cao chiết Tan thống phong lên hoạt độ enzym XOD (n=10)
.......................................................................................................................................56


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ mắc mới bệnh gút đang gia tăng ở nhiều nước phát triển.
Ước tính tỷ lệ lưu hành bệnh gút được báo cáo trên toàn thế giới dao động từ 0,1% đến
xấp xỉ 10%, tỷ lệ mắc bệnh từ 0,3 đến 6 trường hợp trên 1.000 người/ năm và có sự khác
nhau giữa các khu vực trên thế giới, các nước phát triển nói chung có tỷ lệ mắc bệnh cao
hơn các nước đang phát triển [58].
Tại Việt Nam, theo thống kê của chương trình định hướng cộng đồng về kiểm
sốt bệnh thấp khớp (COPCORD), tỷ lệ mắc bệnh gút khoảng 0,14%. Bệnh có xu hướng
ngày càng gia tăng do mức sống tăng dẫn đến lối sống ít vận động, ăn nhiều protein,
uống rượu bia [43].
Acid uric là sản phẩm cuối cùng của q trình chuyển hóa các base purin [77].
Khi acid uric trong máu tăng cao vượt quá độ bão hòa, có thể gây ra cơn gút cấp. Hoặc
acid uric kết tinh lại thành các tinh thể urat lắng đọng tại khớp gây nên bệnh khớp mạn
tính do urat; lắng đọng tại da, mô mềm tạo thành các hạt tôphi; hoặc lắng đọng tại thận
gây ra sỏi thận...[9]. Bệnh gút tuy khơng nằm trong nhóm bệnh gây tử vong hàng đầu
như ung thư, tim mạch nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân [9]. Vì vậy, kiểm sốt nồng độ acid uric chính là mục tiêu điều trị của bệnh.
Các thuốc hạ acid uric được chia thành 3 nhóm theo các cơ chế: giảm tổng hợp
acid uric, tăng thải trừ acid uric qua thận và nhóm tiêu hủy acid uric [36]. Tuy nhiên,
các thuốc tân dược lại có nhiều tác dụng khơng mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe của
người bệnh. Ví dụ như Allopurinol được coi là 1 trong những thuốc đầu tay điều trị bệnh
gút lại gây nguy cơ bị phản ứng có hại trên da (SCAR) đối với người mang kiểu gen
HLA-B*58:01 [56].
Hiện nay, việc điều trị gút bằng y học cổ truyền đã được thế giới hướng tới với
hiệu quả điều trị lâu dài và ít tác dụng khơng mong muốn. Có rất nhiều vị thuốc có tác
dụng hạ acid uric máu như: Hoàng bá, Hy thiêm, Thương truật... đã được nghiên cứu và

ứng dụng trong điều trị gút [57], [64]. Tam diệu hồn (DĐTQ 2015) có tác dụng thanh
nhiệt táo thấp, dùng trong điều trị chứng phong thấp nhiệt tý, tương đương với điều trị
thể viêm khớp cấp tính, bệnh gút. Vị thuốc Hoàng bá là vị quân, là vị thuốc chính quyết
định tác dụng của phương thuốc với thành phần hoạt chất chính là berberin; Thương
truật là vị thần có tác dụng hỗ trợ, tăng cường tác dụng của Hoàng bá trong việc làm
giảm nồng độ acid uric huyết; Ngưu tất giúp tăng cường hiệu quả điều trị ở chi dưới
[94]. Tan thống phong được thiết kế dựa trên sự gia giảm từ phương thuốc Tam diệu
hoàn, chú trọng tăng cường hiệu quả điều trị bệnh gút. Tuy nhiên, hiện nay chưa có
nghiên cứu nào đánh giá về chất lượng và tác dụng dược lý trên mơ hình động vật thực
nghiệm của cao đặc phương thuốc.
1


Từ những lý do trên, đề tài “Xây dựng một số chỉ tiêu chất lượng và đánh giá
tác dụng hạ acid uric huyết trên thực nghiệm của cao đặc Tan thống phong” được
thực hiện với mục tiêu sau:
1. Định tính các vị thuốc thành phần bằng sắc ký lớp mỏng và định lượng
berberin hydroclorid trong cao đặc Tan thống phong bằng HPLC.
2. Đánh giá tác dụng hạ acid uric huyết trên thực nghiệm của cao đặc Tan thống
phong.

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Phương pháp định tính dược liệu bằng SKLM
1.1.1. Phương pháp SKLM
Sắc ký lớp mỏng (SKLM) là một kỹ thuật tách các chất được tiến hành khi cho
pha động di chuyển qua pha tĩnh trên đó đã chấm hỗn hợp các chất cần tách. Pha tĩnh là
chất hấp phụ được chọn phù hợp theo từng yêu cầu phân tích, được trải thành lớp mỏng

đồng nhất và được cố định trên các phiến kính hoặc phiến kim loại. Pha động là một hệ
dung môi đơn hoặc đa thành phần được trộn với nhau theo tỷ lệ quy định trong từng
chuyên luận. Trong quá trình di chuyển qua lớp hấp phụ, các cấu tử trong hỗn hợp mẫu
thử được di chuyển trên lớp mỏng, theo hướng pha động, với những tốc độ khác nhau.
Kết quả thu được là một sắc ký đồ trên lớp mỏng. Cơ chế của sự tách có thể là cơ chế
hấp phụ, phân bố, trao đổi ion, sàng lọc phân tử hay sự phối hợp đồng thời của nhiều cơ
chế tùy thuộc vào tính chất của chất làm pha tĩnh và dung môi làm pha động [10].
Ðại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của chất phân tích là hệ số di chuyển
Rf được tính bằng tỷ lệ giữa khoảng dịch chuyển của chất thử và khoảng dịch chuyển
của dung mơi [10]:
Rf =

a
b

Trong đó:
a là khoảng cách di chuyển của chất phân tích (cm).
b là khoảng cách di chuyển của dung mơi tính từ điểm chấm mẫu (cm).
Rf: Chỉ có giá trị từ 0 đến l.
1.1.2. Ứng dụng của SKLM
Phương pháp SKLM là phương pháp được tiến hành đơn giản, thời gian triển
khai nhanh, lượng mẫu phân tích cần ít và khả năng phân tách tốt. Vì vậy, SKLM là
phương pháp được sử dụng chủ yếu hiện nay để phát hiện, theo dõi các chất trong hỗn
hợp khi u cầu phân tích khơng địi hỏi các phương pháp hiện đại hơn [8].
Phương pháp sắc ký lớp mỏng được dùng để định tính, thử tinh khiết và đôi khi
để định lượng hoặc bán định lượng hoạt chất [10].
- Định tính: Dựa vào trị số Rf và màu sắc của mẫu thử và mẫu chuẩn chạy sắc ký
trong cùng điều kiện.
- Thử tinh khiết: Mức độ tinh khiết của các hợp chất thể hiện ở việc có hay khơng
các vết lạ trên sắc ký đồ.

- Bán định lượng: Dựa vào cường độ màu (trước hoặc sau khi phun thuốc thử)
được thực hiện tự động bằng thiết bị điện tử chuyên dụng.
- Định lượng: Có hai cách để định lượng các chất trong vết sắc ký là tách chiết
3


chất phân tích trong vết sắc ký bằng dung mơi thích hợp rồi định lượng chất phân tích
bằng một kỹ thuật thích hợp hoặc đo diện tích hay cường độ màu của vết sắc ký [7]
1.2. Phương pháp định tính, định lượng bằng HPLC
1.2.1. Phương pháp HPLC
HPLC là một kỹ thuật phân tách, trong đó các chất phân tích di chuyển qua cột
chứa các hạt pha tĩnh. Sự phân tách các chất chủ yếu dựa trên cơ chế hấp phụ, phân bố
khối lượng, trao đổi ion, loại trừ theo kích thước hoặc tương tác hóa học lập thể [8],
[10].
Tốc độ di chuyển của các chất khác nhau liên quan đến hệ số phân bố của chúng
giữa hai pha tức là liên quan đến ái lực tương đối của các chất này với pha tĩnh và pha
động. Để rửa giải các chất phân tích với thời gian hợp lý, thành phần pha động đưa chất
phân tích di chuyển qua cột cần được điều chỉnh cho phù hợp [7].

Hình 1. 1. Hệ thống HPLC [7]
Trong đó:
1. Nguồn Heli

2. Bình dung mơi

3. Đầu phun

4. Đầu lọc

5. Bơm


6. Van kiểm tra

7. Khử xung

8. Đầu thải

9. Van xả

10. Mồi bơm

11. Lọc dung mơi

12. Điều hịa áp suất ngược

13. Chuyển đổi
áp suất

14. Van tiêm mẫu

15. Cột

16. Tới detector

1.2.2. Ứng dụng của phương pháp HPLC
Hiện nay, HPLC được ứng dụng nhiều trong kiểm nghiệm, dùng để định tính,
định lượng, xác định giới hạn tạp chất. Một số ứng dụng cụ thể:
- Định tính: Thơng qua thời gian lưu của mẫu thử và mẫu chuẩn trên sắc ký đồ.
- Định lượng: Các phép định lượng bằng HPLC dựa trên nguyên tắc nồng độ của
4



chất phân tích tỷ lệ với chiều cao hoặc diện tích pic của nó. Các phương pháp định lượng
thường được sử dụng trong HPLC là phương pháp chuẩn ngoại, chuẩn nội, thêm chuẩn,
thêm đường chuẩn và chuẩn hóa diện tích [8].
- Xác định giới hạn tạp chất [7].
1.2.3. Định tính, định lượng BBR bằng HPLC
Trong DĐVN và DĐTQ 2015 tiến hành định tính và định lượng berberin trong
dược liệu Hồng bá bằng sắc ký lớp mỏng và sắc ký lỏng hiệu năng cao. Trong chuyên
luận Tam diệu hoàn (DĐTQ 2015) cũng tiến hành định tính và định lượng berberin bằng
sắc ký lớp mỏng và sắc ký lỏng hiệu năng cao. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào tiến
hành định tính, định lượng berberin trong cao đặc phương thuốc.
Hiện nay, các nhà khoa học trên Thế giới đã sử dụng một số phương pháp hiện
đại như HPLC-DAD, HPLC-ESI-MS, phổ hổng ngoại gần (NIRS) hay 1H NMR để
định tính, định lượng berberin trong Hoàng bá [28], [30], [60], [95].
Đề tài “Nghiên cứu bào chế và xác định một số thành phần hóa học của cao đặc
phương thuốc Tam diệu thang gia giảm” (Nguyễn Thị Hương Thảo, 2013) đã định tính,
định lượng berberin trong mẫu cao bằng sắc ký lớp mỏng [19].
1.3. Tổng quan về acid uric máu
1.3.1. Khái niệm về acid uric máu
Acid uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa các base purin
(adenosin monophosphat (AMP), guanosin monophosphat (GMP) và acid nucleic), là
sản phẩm của quá trình đào thải các chất chứa nitơ trong cơ thể con người [77].
1.3.2. Sinh chuyển hóa acid uric
 Q trình tổng hợp acid uric
Acid uric được tạo nên từ 3 nguồn [1]:
- Thoái biến từ chất có nhân purin do thức ăn mang vào.
- Thối biến từ chất có nhân purin từ trong cơ thể (các acid nhân ADN và ARN
do sự phá hủy các tế bào giải phóng ra).
- Tổng hợp purin từ con đường nội sinh.

Ngồi sự hình thành từ ba nguồn trên cịn cần có sự tham gia của các men
nuclease, xanthin oxidase, hypoxanthin-guanin phosphoribosyl transferase (HGPT).

5


Hình 1. 2. Quá trình hình thành acid uric trong cơ thể [67]
 Quá trình thải trừ acid uric ra khỏi cơ thể
Thận thải trừ khoảng 70% lượng acid uric được tạo ra hàng ngày, trong khi
khoảng 30% còn lại được đào thải qua đường tiêu hóa [68]. Tại thận, acid uric được lọc
qua cầu thận, sau đó được bài tiết, tuy nhiên 90% được tái hấp thu và quay trở lại máu
[24].
1.3.3. Tăng acid uric máu và các bệnh lý liên quan
1.3.3.1. Tăng acid uric máu
Tăng acid uric máu được xác định khi nồng độ acid uric máu trên 7,0 mg/dL
(0,42 mmol/L) đối với nam và trên 6,0 mg/dL (0,36 mmol/L) đối với nữ [16].
Tăng acid uric máu có liên quan tới một số bệnh lý sau:
- Tăng acid uric máu và bệnh gút
Tăng acid uric máu là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với sự tiến triển bệnh gút,
mặc dù có khoảng 2/3 hoặc hơn các trường hợp tăng acid uric máu khơng có triệu chứng.
Nguy cơ bị gút tăng theo tuổi và nồng độ acid uric máu [79].
- Tăng acid uric máu và tăng huyết áp
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tăng acid uric có thể dẫn đến tăng huyết áp.
Quan sát trên mơ hình động vật thể hiện sự co mạch máu thận qua trung gian acid uric,
nồng độ nitric oxid nội bào giảm, sự hoạt hóa hệ angiotensin ở thận, các tổn thương do
oxy hóa quá mức dẫn đến tăng huyết áp [70].
- Tăng acid uric máu và bệnh tim mạch
Nồng độ acid uric máu cao có liên quan đến các biến cố tim mạch. Cơ chế chính
xác vẫn chưa rõ ràng, song có thể do sự ức chế sự sản xuất nitric oxid, sự kết tập tiểu
cầu...[83]

- Tăng acid uric máu và bệnh đái tháo đường
Tăng acid uric máu liên quan đến hội chứng chuyển hóa do kháng insulin và tăng
insulin máu do làm giảm thải trừ acid uric qua thận [21]. Qua nghiên cứu cho thấy, tăng
acid uric máu dẫn đến béo phì, đái tháo đường, thậm chí tăng insulin máu [23].
6


- Tăng acid uric máu và sự tiến triển bệnh thận mạn tính
Tăng acid uric gây lắng đọng tinh thể urat ở nhu mô thận, gây viêm thận kẽ, ở
đài bể thận gây sỏi thận, ở ống thận gây suy thận tiến triển[16] .
1.3.4. Mơ hình dược lý gây tăng acid uric máu trên thực nghiệm
1.3.4.1. Mơ hình gây tăng acid uric bằng chất ức chế ezym uricase
Ở hầu hết các động vật có vú đều có enzym uricase (trừ linh trưởng và người)
giúp chuyển hóa acid uric thành allantoin dễ dàng đào thải qua nước tiểu [67]. Do đó,
khi enzym này bị ức chế sẽ làm tăng nồng độ acid uric máu.
- Cơ chế: Acid oxonic và kali oxonat là các chất ức chế enzym uricase đã và đang
được sử dụng để gây tăng acid uric trên thực nghiệm cho hiệu quả tốt [47], [85].
 Gây tăng acid uric uric cấp bằng kali oxonat
Đây là mơ hình của Stavic B. và cs được áp dụng trong nhiều nghiên cứu trên
Thế giới và Việt Nam [84].
- Tiến hành: Tiêm màng bụng kali oxonat 500mg/kg cân nặng liều duy nhất trên
chuột nhắt trắng chủng Swiss để gây tăng cấp nồng độ acid uric máu.
- Đặc điểm của mơ hình: Nồng độ acid uric tăng nhanh và ổn định trong một thời
gian nhất định và thời gian nghiên cứu ngắn, không kèm theo rối loạn nào khác ngoài
việc gây tăng acid uric máu.
 Gây tăng acid uric mạn bằng acid oxonic
- Tiến hành: Cho uống acid oxonic liều 750mg/kg/ngày [37] hoặc ăn thức ăn có
trộn thêm 2% acid oxonic trên chuột cống đực chủng Sprague-Dawley [71]. Chuột được
nuôi trong nhiều tuần (từ 5-8 tuần) và nồng độ acid uric được định lượng tại nhiều thời
điểm tương ứng với mẫu thử.

- Đặc điểm của mơ hình: chuột bị tăng acid uric máu bởi acid oxonic có tăng
huyết áp tương tự như trường hợp tăng acid uric máu ở người nhưng khơng có lắng đọng
tinh thể trong thận và không gây suy thận cấp.
1.3.4.2. Mơ hình gây tăng acid uric mạn bằng chất kích thích enzym xanthin
oxidase
Mơ hình được dùng trong nghiên cứu của Chen GL. và cộng sự gây tăng acid
uric thực nghiệm với tác nhân gây tăng là bột nhão nấm men [29].
- Cơ chế: Nấm men gây rối loạn chuyển hóa purin bằng cách kích thích hoạt động
của enzym xanthin oxidase và gây tăng acid uric máu.
- Tiến hành: Cho chuột nhắt và chuột cống uống bột nhão chiết xuất nấm men
với liều 30 và 20g/kg/ngày tương ứng trong 7 ngày liên tiếp.
- Đặc điểm của mơ hình: Tình trạng tăng acid uric máu ở chuột giống tình trạng
7


tăng acid uric máu trên người bị rối loạn chuyển hóa purin, là nguyên nhân gây bệnh gút
chiếm đại đa số các trường hợp.
1.3.4.3. Mơ hình gây tăng acid uric cấp bằng thuốc
Có rất nhiều thuốc gây tăng acid uric máu nhưng trên thực tế, người ta chỉ dùng
probenecid để gây tăng acid uric máu trên chuột [82].
- Cơ chế: Probenecid ức chế hai chiều sự vận chuyển urat qua ống thận gây tăng
acid uric máu.
- Tiến hành: Tiêm màng bụng chuột cống probenecid liều 50mg/kg, acid uric
máu được định lượng trước và sau khi hấp thu probenecid 60 phút.
- Đặc điểm mơ hình: Probenecid gây tăng acid uric máu rõ rệt sau 1 giờ tiêm.
Tuy nhiên, sự tăng này khơng ổn định do probenecid cũng có tác dụng giảm acid uric.
1.3.4.4. Các mơ hình gây tăng acid uric khác
 Gây tăng acid uric mạn bằng fructose
Mơ hình này được Sánschez-Lozada LG. và cộng sự sử dụng trong thực nghiệm
để nghiên cứu hiệu quả của febuxostat trên chuyển hóa và biến đổi chức năng thận ở

chuột bị hội chứng chuyển hóa do fructose gây ra [79].
- Cơ chế: Fructose gây tăng acid uric theo cơ chế kích thích chuyển hóa nucleotid
qua chuyển đổi ATP gan thành ADP bởi fructokinase đồng thời gây giảm thải trừ acid
uric thông qua tăng tổng hợp lactat, dẫn đến tăng nồng độ acid uric máu.
- Tiến hành: Cho chuột cống đực chủng Sprague-Dawlay ăn thức ăn chứa 60%
fructose trong nhiều tuần (8-14 tuần). Định lượng acid uric tại thời điểm thích hợp.
- Đặc điểm mơ hình: Gây tăng acid uric bằng fructose giống với trường hợp rối
loạn chuyển hóa purin, ngồi gây tăng acid uric cịn gây hội chứng rối loạn chuyển hóa
gồm các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, tăng triglycerid huyết, tăng insulin huyết.
 Gây tăng bằng acid uric
- Tiến hành: Tiêm màng bụng chuột acid uric liều 250mg/kg gây tăng acid uric
máu cấp [29]. Hoặc kết hợp 3% acid uric+ 2% acid oxonic trong thức ăn hàng ngày của
chuột cống đực chủng Sprague-Dawlay gây tăng acid uric máu mạn [69].
- Đặc điểm mơ hình: Tác dụng gây tăng acid uric máu ở mức liều 250mg/kg
tương đương với kali oxonat liều 300mg/kg [29].
Kết hợp acid uric và acid oxonic với liều như trên thì nồng độ acid uric máu tăng
rõ rệt, nhưng tăng sau thời gian dài, trên mức độ kiểm soát và gây lắng đọng tinh thể
acid uric trong thận kèm tổn thương thận [69].

8


1.4. Phương thuốc Tan thống phong
1.4.1. Cơng thức
Hồng bá

3g

Hy thiêm


4,8 g

Thương truật

4,8 g

Tri mẫu

4,8 g

Ngưu tất

4,8 g

Mộc qua

4,8 g

Tổng khối lượng 1 thang thuốc là 27 g
1.4.2. Nguồn gốc xuất xứ của phương thuốc
Phương thuốc Tan thống phong được gia giảm từ chun luận Tam diệu hồn
trong DĐTQ 2015 [33].
Cơng thức trong chuyên luận Tam diệu hoàn trong DĐTQ 2015 [33]:
Hoàng bá

400 g

Thương truật

600 g


Ngưu tất

200 g

Cách dùng: Nghiền các dược liệu trên thành bột mịn, rây và trộn đều, sau đó hồn
bằng nước và sấy khơ. Liều dùng: uống 6-9 g mỗi ngày, chia 2-3 lần/ ngày.
Tam diệu hoàn được sử dụng rộng rãi trong điều trị gút và tình trạng tăng acid
uric máu. Thơng qua tác dụng kép bao gồm ức chế enzym XOD ở gan và giảm mURAT1
(giảm tái hấp thu và tăng cường đào thải acid uric qua đường tiết niệu) làm hạ acid uric
máu trên chuột thực nghiệm [90]
1.4.3. Công năng, chủ trị của phương thuốc
- Công năng: Thanh nhiệt táo thấp [33] .
- Chủ trị: Rối loạn do thấp nhiệt dồn xuống, biểu hiện bàn chân và đầu gối sưng
đau, chi dưới nặng nề, nước tiểu vàng ít [33].
- Giải thích phương thuốc:
+ Hồng bá vị đắng, tính hàn, thanh nhiệt táo thấp, tư âm giáng hỏa là chủ dược.
+ Thương truật vị đắng, cay, tính ấm, hóa thấp kiện tỳ, trừ phong thấp, tiêu viêm.
+ Ngưu tất vị đắng, chua, tính bình, hoạt huyết, chỉ thống, thư cân, lợi niệu, chống
viêm.
+ Hy thiêm vị đắng cay, tính hàn, trừ phong thấp nhiệt.
+ Tri mẫu vị đắng, tính hàn, nhuận, thanh nhiệt giáng hỏa, lợi tiểu.
+ Mộc qua vị chua tính ơn, trừ phong thấp nhiệt, bổ can tỳ, hành khí giúp dẫn
thuốc tới nơi bị bệnh.

9


1.4.4. Tiêu chuẩn chất lượng
Phương thuốc Tan thống phong được gia thêm ba vị dược liệu so với chuyên luận

Tam diệu hoàn trong DĐTQ 2015 là Hy thiêm, Tri mẫu, Mộc qua và được bào chế dưới
dạng cao đặc.
Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn chất lượng nào của cao đặc phương thuốc Tan thống
phong được công bố.
Trong DĐTQ 2015 mới có tiêu chuẩn chất lượng của Tam diệu hồn với các chỉ
tiêu đưa ra gồm:
- Cảm quan: viên thuốc có màu vàng xám, vị đắng và có mùi hắc.
- Soi bột: xuất hiện các đặc điểm tương ứng của các dược liệu Hồng bá, Thương
truật, Ngưu tất.
- Định tính bằng sắc ký lớp mỏng, so sánh với chất chuẩn là berberin hydroclorid.
- Định lượng bằng HPLC với chỉ tiêu hàm lượng berberin hydroclorid trong viên
hồn khơng ít hơn 0,2 % [33].
1.5. Thơng tin cơ bản các vị thuốc
1.5.1. Hồng bá
1.5.1.1. Tên khoa học: Cortex Phellodendri [4], [10], [33].
1.5.1.2. Bộ phận dùng: Vỏ cây Hoàng bá - Phellodendron chinense Schneid., Họ Cam
(Rutaceae) [4], [10], [33].
1.5.1.3. Thành phần hóa học
- Thành phần chính là alcaloid: berberin, jatrorrhizin, phellodendrin,
magnoflorin, candicin, menisperin [2], [12], [17].
- Ngồi ra cịn có các thành phần khác:
+ Những chất có tinh thể khơng chứa nitơ obakunon, obakulacton (limonin) [2],
[12], [17].
+ Hợp chất sterolic: 7-dehydrostigmasterol, β-sitosterol, campesterol [5], [101].
+ Hợp chất phenolic gồm glucosid của 5-5'-dimethoxylariciresmol 2-(p-hydroxy
phenyl) ethanol và N-methylhigenamin lioniresinol syringin, coniferin, synngaresinoldi-O-β glucopyranosid, aldehyd sinapic-4-O-β-glucopyranosid... [2], [101].
+ Tanin, chất béo, chất nhầy [12].
1.5.1.4. Tác dụng sinh học
- Tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều vi khuẩn Gram dương và Gram âm như
Staphylococcus aureus, Streptococcus hemolyticus, Bacillus subtilis... [2], [12], [17].

- Tác dụng kháng nấm, kháng trùng roi: dịch chiết và nước sắc từ Hồng bá có
tác dụng ức chế một số loại nấm gây bệnh ngoài da [2], ức chế trùng roi âm đạo (nhưng
10


không mạnh) [2].
- Tác dụng giảm vết loét dạ dày chuột do bảo vệ tế bào và giảm tiết acid dạ dày
[88].
- Các polysaccharid chiết xuất từ Hồng bá có tác dụng tăng cường miễn dịch
[31], chống khối u [76].
- Hồng bá có tác dụng hạ acid uric máu với cơ chế ức chế hoạt động của XOD
[57], [97], trong đó berberin là thành phần chính trong Hồng bá được chứng minh có
tác dụng này [61] và tác dụng chống viêm [97].
- Berberin có tác dụng bảo vệ thần kinh thơng qua cơ chế chống oxy hóa và chống
viêm, có hiệu quả tốt trong các bệnh thiếu máu não cục bộ, bệnh alzheimer [27], [45].
- Berberin có tác dụng hạ huyết áp, chống loạn nhịp [74].
- Berberin có tác dụng hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường và béo phì thơng
qua việc tăng hoạt tính của AMP-activated protein kinase (AMPK) [59].
- Chống lão hóa da: berberin có hoạt tính chống oxy hóa do ngăn ngừa MMPs do
tia UV gây ra [51].
- Kháng HIV: berberin có hoạt tính chống virus HIV gây suy giảm miễn dịch ở
người [25], [93].
1.5.1.5. Tác dụng, cơng dụng theo YHCT
- Tính vị: vị đắng, tính hàn [4], [10], [33].
- Quy kinh: thận, bàng quang [4], [10], [33].
- Công năng chủ trị:
+ Tư âm giáng hỏa: dùng khi âm hư phát sốt, xương đau âm ỉ, ra mồ hôi trộm, di
tinh do thận hỏa.
+ Thanh nhiệt táo thấp: dùng khi hạ tiêu thấp nhiệt như tiểu tiện buốt rắt, viêm
gan, viêm mật, tả lỵ, tiêu chảy, sưng gối, sưng khớp...

+ Giải độc tiêu viêm: dùng khi cơ thể bị thấp chẩn, lở ngứa, mụn nhọt, nhiễm
trùng [4], [10], [33].
- Liều dùng: 4-16g [4].
1.5.1.6. Chỉ tiêu chất lượng
 Định tính
- Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4) [10].
+ Bản mỏng: Silica gel G.
+ Dung môi khai triển: n-Butanol- acid acetic- nước (7:1:2).
+ Dung dịch thử: Lấy 0,1g bột dược liệu, thêm 5ml methanol (TT), đun nhẹ trong
cách thủy, lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.
11


+ Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 1mg berberin hydroclorid chuẩn trong methanol
(TT) để được dung dịch có nồng độ 1mg/1ml.
+ Dung dịch dược liệu đối chiếu: Lấy 0.1g bột Hồng bá (mẫu chuẩn), chiết như
mơ tả trong dung dịch thử.
+ Tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi
triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khơ ở nhiệt độ phịng. Quan sát dưới ánh sáng tử
ngoại ở bước sóng 366nm
+ Kết quả: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang cùng màu
sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu, trong đó
phải có một vết phát quang màu vàng sáng có cùng giá trị Rf và màu sắc với vết của
berberin hydroclorid chuẩn trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
 Định lượng
Phương pháp: HPLC [10]
- Pha động A: Dung dịch acid trifluoacetic 0,1%.
- Pha động B: Acetonitril (TT)
- Dung dịch chuẩn: Hòa tan một lượng berberin hydroclorid chuẩn và palmatin
hydroclorid chuẩn trong methanol (TT) để được dãy dung dịch có nồng độ chính xác

khoảng 1, 10, 100, 200, 400 mg/l mỗi chất chuẩn.
- Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,2 g bột dược liệu (qua rây số 355) vào
bình định mức 50 ml, thêm 10 ml methanol (TT), đậy nắp và cân, lắc siêu âm trong 30
phút, để nguội, cân lại và bổ sung methanol (TT) để được khối lượng ban đầu. Trộn đều,
ly tâm, lấy dịch trong lọc qua màng lọc 0,45µm.
- Điều kiện sắc ký:
+ Cột: kích thước 30 cm x 3,9 mm) được nhồi pha tĩnh C(4µm).
+ Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 346nm.
+ Tốc độ dịng: 0,8 ml/ phút. Thể tích tiêm: 5µl.
- Tiến hành: Tiến hành sắc ký theo chương trình dung mơi như sau:
Thời gian (phút)

Pha động A (% tt/tt)

Pha động B (% tt/tt)

0- 20

90 → 10

10 → 90

Tiêm các dung dịch chuẩn, dung dịch thử, tiến hành sắc ký theo điều kiện đã mô
tả, ghi sắc ký đồ. Lập đường chuẩn biểu thị sự liên quan giữa nồng độ và diện tích pic
berberin hydroclorid. Căn cứ diện tích pic thu được từ dung dịch thử và dung dịch chuẩn
đã lập, tính hàm lượng berberin clorid có trong dược liệu.
- Dược liệu phải chứa khơng ít hơn 2,5% berberin hydroclorid tính theo dược liệu
khô kiệt.
12



DĐTQ 2015 cũng quy định hàm lượng berberin hydroclorid trong dược liệu
Hồng bá phải khơng ít hơn 3,0% tính theo dược liệu khô kiệt [33].
1.5.2. Thương truật
1.5.2.1. Tên khoa học: Rhizoma Atractylodis [4], [10], [33].
1.5.2.2. Bộ phận dùng: Rễ của cây Thương truật- Atractylodes lancea (thunb). Họ Cúc
(Asteraceae) [4], [10], [33].
1.5.2.3. Thành phần hóa học
- Thành phần chính là tinh dầu: Các tinh dầu chính là β-eudesmol, hinesol,
elemol, atractylon, selina-4(14),7(11)-dienon [3], [12], [17].
-

Polysaccharid

(hydroxyatractylon,

atractylodin,

actractylenolid,

acetylatractylodinol ...) [3].
- Serquiterpenoid glycosid (14-O-β-D-fructofuranosid,
isopterocarpolon-β-D-glucopyranosid...) [55].

(5R,7R,10S)-

- Monosaccharid (arabinose, galactose...) [89].
- Ligan, acid phenolic, pyrazin [41], [105].
1.5.2.4. Tác dụng sinh học
- Cải thiện chức năng tiêu hóa: giảm nhu động ruột, kích thích rỗng dạ dày, chống

loét dạ dày, ruột [20], [105].
- Kháng khuẩn gram âm và gram dương như S.aureus, B.subtilis, E.coli,
P.aeruginosa [41], [105], [17].
- Điều hòa miễn dịch: tăng cường lá lách, tăng sinh đại thực bào trong ruột, tăng
cường hệ thống miễn dịch đường ruột [3], [105].
- Hoạt động chống khối u: hinesol và eudesmol trong Thương truật có tác dụng
ức chế tế bào ung biểu mô thực quản [89].
- Chống viêm: cắn chiết ethyl acetat của Thương truật có tác dụng chống viêm
cấp, chống viêm mạn, viêm khớp do tác nhân hóa học và viêm khớp do miễn dịch trên
thực nghiệm thông qua nhiều góc độ, nhiều giai đoạn khác nhau [20].
- Tác dụng hạ acid uric máu với cơ chế ức chế XOD ở chuột [57], [105].
- Giảm nguy cơ tăng đường huyết và tăng lipid máu ở chuột mắc bệnh tiểu đường
[40].
- Hạ huyết áp: cao Thương truật với liều thấp làm huyết áp hơi tăng, liều cao gây hạ
huyết áp [3].
- Tác dụng bảo vệ gan: atractylon, β-eudesmol và hinesol trong Thương truật có
tác dụng phịng ngừa tổn thương tế bào gan chuột do CCl4 và D-galactose in vitro [20],
[54].
13


- Tác dụng trên cơ xương: β-eudesmol kích thích quá trình khử cực các kết đóng
noron cơ hồnh của chuột thường và chuột bệnh tiểu đường [73], ngăn chặn kênh thụ
thể nicotinic trong cơ xương chuột [53].
1.5.2.5. Tác dụng, công dụng theo YHCT.
- Tính vị: vị cay, đắng, tính ấm [4], [10], [33].
- Quy kinh: tỳ, vị [4], [10], [33].
- Cơng năng chủ trị:
+ Hóa thấp kiện tỳ: trị thấp khuẩn tỳ vị, bụng trướng đầy, buồn nôn, ăn uống
không tiêu [4], [10], [33].

+ Trừ phong tán hàn: phong thấp tý thống, cảm mạo phong hàn, tê dại xương cốt
đau nhức, đau khớp, nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh, cúm [4], [10], [33].
+ Thanh can sáng mắt: trị chứng mờ mắt, quáng gà [4], [33].
- Liều dùng: 4-12g/ ngày [4].
1.5.2.6. Định tính, định lượng.
 Định tính
- Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4) [10].
+ Bản mỏng: Silica gel GF254.
+ Dung môi khai triển: n-Hexan- ethyl acetat (10 : 0,8).
+ Dung dịch thử: Lấy 1g bột dược liệu, thêm 10 ml ethyl acetat (TT), siêu âm 10
phút, lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.
+ Dung dịch đối chiếu: Hòa tan atractylodin chuẩn trong n-Hexan (TT) để được
dung dịch có nồng độ khoảng 0,24 mg/ml.
+ Dung dịch dược liệu đối chiếu: Lấy 1g bột Thương truật (mẫu chuẩn), tiến hành
chiết như mô tả trong dung dịch thử.
+ Tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai
sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm, lấy bản mỏng ra, để khơ ở nhiệt độ
phịng. Phun dung dịch p- dimethylaminobenzaldehyd 5% trong dung dịch acid sulfuric
10% (TT), sấy bản mỏng ở nhiệt độ 105 ºC tới khi hiện rõ vết (khoảng 2 phút).
+ Kết quả: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và
giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu hoặc có vết cùng
màu sắc và giá trị Rf với vết atractylodin chuẩn trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
 Định lượng
- Phương pháp định lượng: HPLC [33]
- Dược liệu phải chứa khơng ít hơn 0,3% atractydin tính theo dược liệu khô kiệt.
14


1.5.3. Ngưu tất
1.5.3.1. Tên khoa học: Radix Archyranthis bidentatae [10], [33] .

1.5.3.2. Bộ phận dùng: Rễ của cây Ngưu tất- Achyranthes bidentata Blume. Họ Rau
dền (Amaranthaceae) [10], [33].
1.5.3.3. Thành phần hóa học
- Thành phần chính là saponin triterpen khi thủy phân cho acid oleanic, galactoza,
rhammoza, glucoza, muối kali [3], [6], [17].
- Ngồi ra cịn có: phytoecdyson (polypodin, ecdysteron, 25-R inokosteron, 25-S
inokosteron) [60], flavonoid (quercetin, baicalein) [60], [102], alcaloid (coptisin), sterol
và glycosid của nó (stigmasterol, stigmasteryl glucosid, ginsenosid), anthraquinon
(phytochemical, chrysophanol), polysaccharid gồm các fructan có cấu trúc từ các
monosaccharid khác nhau , acid hữu cơ (acid palmatic, acid succinic...) [102].
1.5.3.4. Tác dụng sinh học
- Tác dụng chống viêm, giảm đau, chống phù nề trong giai đoạn cấp tính và mạn
tính của phản ứng viêm, viêm khớp [3], [12], [17].
- Tác dụng kháng khuẩn, kháng virus [42], [102].
- Chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chống khối u [42].
- Hạ cholesterol máu, hạ huyết áp, chống đông máu và huyết khối [3], [17], [42].
- Hạ đường huyết: ecdysteron và inokosteron trong Ngưu tất có tác dụng dự
phịng sự tăng đường huyết gây ra bởi glucagon ở chuột cống trắng [3].
- Tác dụng lên tử cung: liều cao có tác dụng kích thích co bóp tử cung [3], [102].
- Hoạt động tái tạo thần kinh, phục hồi chức năng thần kinh, ức chế quá trình
apoptosis của tế bào thần kinh [102].
- Ức chế sự hủy xương trong điều trị chấn thương, các bệnh chuyển hóa xương,
ảnh hưởng đến tế bào chodrocytes làm cải thiện chức năng tế bào sụn và ảnh hưởng đến
nguyên bào xương (loãng xương) [102].
- Tác dụng trên dạ dày- ruột: Ngưu tất có tác dụng chống co thắt do acetylcholin
và histamin trên hồi tràng cô lập chuột lang, ức chế sự co bóp của tá tràng [3].
- Trên gan: acid oleanolic trong Ngưu tất có tác dụng dự phịng tổn thương gan
gây ra bởi CCl4 ở chuột cống trắng [3].
1.5.3.5. Tác dụng, cơng dụng theo YHCT
- Tính vị: vị đắng, chua. Tính bình [4], [10], [33].

- Quy kinh: can, thận [4], [10], [33].
- Công năng chủ trị:
+ Hoạt huyết thông kinh hoạt lạc: dùng trong các trường hợp bế kinh, kinh nguyệt
15


không đều.
+ Thư cân, mạnh gân cốt: dùng trong các bệnh đau khớp, đau xương sống (đặc
biệt là khớp ở chân).
+ Ngồi ra, Ngưu tất cịn có các tác dụng: bổ can thận, chỉ huyết (hỏa độc bốc
lên gây nôn ra máu, chảy máu cam), lợi niệu, trừ sỏi (tiểu tiện đau buốt, tiểu tiện ra sỏi
đục), giáng áp (cao huyết áp, mỡ máu cao), giải độc chống viêm [4], [10], [33].
- Liều dùng: 6-12g/ ngày [4].
1.5.3.6. Định tính, định lượng.
 Định tính
- Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4) [10].
+ Bản mỏng: Silica gel G.
+ Dung môi khai triển: Cloroform- methanol- nước- acid formic (7 : 3 : 0,5 : 0,05).
+ Dung dịch thử: Lấy 4 g bột dược liệu, thêm 50 ml methanol 80% (TT), đun hồi
lưu trên cách thủy 3h, để nguội, lọc, cất thu hồi dung mơi và cơ dịch lọc tới cắn, hịa cắn
trong 15 ml nước và chuyển dung dịch thu được vào cột (đường kính trong 1,5 cm, dài
15 cm) đã được nhồi nhựa macroporous D101, rửa giải lần lượt bằng 100 ml nước, 100
ml ethanol 20% (TT), 100 ml ethanol 80% (TT). Bỏ dịch rửa nước và ethanol 20%, thu
lấy dịch rửa ethanol 80% (TT) được dung dịch chấm sắc ký..
+ Dung dịch chất đối chiếu: Hòa tan riêng biệt β-ecdysteron và ginsenosid Ro
chuẩn trong methanol (TT) để thu được hai dung dịch có nồng độ khoảng 1mg/ ml.
+ Dung dịch dược liệu đối chiếu: Lấy 4 g bột rễ Ngưu tất (mẫu chuẩn), tiến hành
chiết như mô tả ở phần dung dịch thử.
+ Tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 4 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển
khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong khơng khí, phun dung dịch vanilin 5% trong

acid sulfuric (TT) và sấy ở 105 ºC đến khi các vệt hiện rõ. Quan sát dưới ánh sáng
thường
+ Kết quả: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá
trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu và dung dịch chất đối
chiếu.
 Định lượng
- Phương pháp định lượng: HPLC [33]
- Dược liệu phải chứa khơng ít hơn 0,3% β-ecdysteron tính theo dược liệu khơ
kiệt.
1.5.4. Hy thiêm
1.5.4.1. Tên khoa học: Herba Siegesbeckiae [4], [10], [33].
16


1.5.4.2. Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất của cây Hy thiêm- Siegesbeckia orientalis
L, Họ Cúc (Asteraceae) [4], [10], [33].
1.5.4.3. Thành phần hóa học
- Thành phần hóa học chính: diterpenoid và flavonoid: kirenol, hythiemosid B,
ent-16,17,18-trihydroxy-kauran-19-oic acid, ent-17,18-dihydroxy-kauran-19-oic acid,
ent-16,17-dihydroxy-kauran-19-oic

acid,

16-hydro-ent-kauran-17,19-dioic

acid,

rhamnetin, 3,4-dimethoxy quercetin [60], phyton, heptacosan, hexahydrofarnesyl
aceton, acid vernolic, L-α-palmitin và metyl icosanoat [98].
- Hợp chất phenolic: 3-CQA, acid chlorogenic, 4-CQA, di-CQA, quercitrin,

kaempferol-3-O-rutinosid, và kaempferol -3-O-rhamnosid [35].
- Ngồi ra cịn có các chất khác như: tinh dầu, terpen, glycosid, acid béo,
coumarin [98].
1.5.4.4. Tác dụng sinh học
- Phân đoạn n-butanol trong Hy thiêm có tác dụng hạ acid uric trên thực nghiệm
với cơ chế ức chế XOD. Ngồi ra, phân đoạn này cịn thể hiện tác dụng chống viêm,
giảm đau [13], [35].
- Chống viêm: lá Hy thiêm có tác dụng ức chế khá mạnh giai đoạn viêm cấp tính
trong thí nghiệm gây phù chân chuột cống trắng bằng kaolin. Liều tiêm dưới da gây ức
chế 50% cường độ viêm cấp là 3,8g/kg chuột. Lá Hy thiêm có tác dụng ức chế giai đoạn
viêm mạn tính và gây thu teo với mức độ trung bình tuyến ức (một đặc điểm của thuốc
ức chế miễn dịch) chuột cống non [2].
- Chống oxy hóa: dịch chiết methanol và ethyl acetat của Hy thiêm có hiệu quả
chống oxy hóa (đặc biệt là dịch chiết methanol) trên cả gốc tự do và trên anion [86].
Dịch chiết ở phân đoạn n-butanol có tác dụng chống oxy hóa mạnh trên dịch treo mô
não đồng thể và màng hồng cầu [49].
- Ức chế miễn dịch: dịch chiết ethanol của Hy thiêm có tác dụng giảm nồng độ
IgG, IgG1, IgG2b trên chuột thực nghiệm [87].
- Chống dị ứng: Hy thiêm có hoạt tính chống dị ứng bằng cách ức chế sản xuất
IgE từ các tế bào B [44].
- Rutin là thành phần chiếm tỷ lệ lớn trong Hy thiêm, đã được chứng minh có tác
dụng trên chuyển hóa lipid ở chuột béo phì. Bên cạnh đó, rutin cịn được chứng minh có
tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, hạ đường huyết [75].
- Hạ huyết áp, hạ lipid máu, hạ đường huyết, kháng khuẩn, an thần, ức chế miễn
dịch... [2].
1.5.4.5. Tác dụng, công dụng theo YHCT
- Tính vị: vị đắng cay, tính hàn [4], [10], [33].
17



×