Tải bản đầy đủ (.doc) (215 trang)

Bài giảng nghệ thuật học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.18 KB, 215 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC

TRẦN HINH & HOÀNG CẨM GIANG

BÀI GIẢNG
NGHỆ THUẬT HỌC ĐẠI CƯƠNG

HÀ NỘI 2021

1


ĐÔI LỜI ĐẦU SÁCH
Tập bài giảng Nghệ thuật học đại cương được biên soạn trong hoàn cảnh ở Việt
Nam chưa có một tài liệu chính thức nào cho mơn học hết sức quan trọng này.
Đúng ra, trong thời gian qua, để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu
nghệ thuật, một số trường đại học chuyên ngành và viện nghiên cứu nghệ thuật đã biên
soạn một số giáo trình, tài liệu về những chuyên ngành nghệ thuật riêng (như âm nhạc,
hội họa, kiến trúc, sân khấu, văn chương…). Ngồi ra, cũng có một số cơng trình
chun khảo liên quan đến lịch sử, lý thuyết, thưởng thức và phê bình nghệ thuật của
các tác giả nước ngồi đã được dịch ra tiếng Việt (như Câu chuyện nghệ thuật của
Gombrich, Thưởng ngoạn hội họa của David Piper, Câu chuyện hội họa của
Beckett…). Cuốn Nghệ thuật học của PGS Đỗ Văn Khang do NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội xuất bản từ khá sớm (1999), sau đó được NXB Thơng tin Truyền thơng in lại
năm 2012, có sự bổ sung thêm một số chương, đúng ra là một cơng trình Lịch sử nghệ
thuật hơn là Nghệ thuật học. Trong khi sinh viên một số chuyên ngành khoa học xã hội
và nhân văn, đặc biệt là sinh viên khoa Văn học, một trong những chuyên ngành quan
trọng của nghệ thuật học, lại chưa có được một bộ giáo trình riêng về mơn học cần thiết
này.
Vì lí do trên, chúng tơi đã cố gắng biên soạn Tập bài giảng Nghệ thuật học đại


cương, trước hết nhằm phục vụ trực tiếp cho công việc giảng dạy mơn học này tại khoa
Văn học, sau đó, đây cũng là giáo trình đại cương nghệ thuật cho sinh viên một số
chuyên ngành liên quan (Việt Nam học, Ngôn ngữ học, Hán Nôm học…) trong thời
điểm chuyển đổi và sắp xếp lại một số môn học hiện nay tại trường Đại học Khoa học
Xã hội & Nhân văn. Để hồn thành Tập bài giảng này, chúng tơi tiếp thu được rất nhiều
từ Giáo trình Nghệ thuật của giáo sư trường Đại học Phúc Kiến, Trung Quốc Cáp Cửu
Tăng, xuất bản năm 2010 và những tài liệu liên quan (gồm cả tiếng Việt, tiếng Anh,
tiếng Pháp) mà chúng tôi may mắn có được trong tay. Do đây là một giáo trình phục vụ
trước mắt cho sinh viên khoa Văn học, trong phần Loại hình tác phẩm nghệ thuật,
chúng tơi chủ yếu chỉ tập trung vào một số chuyên ngành gần gũi với văn chương như
nghệ thuật tạo hình, ngơn từ, sân khấu, điện ảnh, và lược bỏ đi một số loại hình như vũ
đạo, âm nhạc, thủ cơng mĩ nghệ…vốn cũng là các lĩnh vực quan trọng của nghệ thuật
2


học nói chung. Hy vọng trong thời gian tới, khi biên soạn lại giáo trình Nghệ thuật học
để xuất bản, chúng tôi sẽ bổ sung đầy đủ tất cả các loại hình cịn để sót này.
Do đây là Tập bài giảng phục vụ trực tiếp cho môn học, chúng tôi có cách cấu
trúc các chương, mục, phần tài liệu tham khảo riêng, sao cho phục vụ hiệu quả nhất cho
việc dạy và học: các câu hỏi, chủ đề thảo luận cho từng bài, sẽ được đưa vào ngay cuối
mỗi bài học. Trong khi ở cuối Tập bài giảng vẫn có một Tổng danh mục tài liệu (bắt
buộc và tham khảo) và câu hỏi cho tồn bộ mơn học. Phần tác phẩm sân khấu và phim,
mặc dù cũng được đưa vào, nhưng nó có thể được thay đổi tùy thuộc vào mỗi giáo viên,
trong từng khóa học. Vì đây là bản viết lần đầu, kinh nghiệm và kiến thức chưa nhiều,
chắc chắn sẽ cịn nhiều sai sót. Rất hy vọng nhận được sự góp ý của các bạn sinh viên
và bạn đọc nói chung để chúng tơi có điều kiện sửa chữa cho lần viết sau. Mọi góp ý
xin gửi về địa chỉ: hoặc
Trân trọng cảm ơn.
Hà Nội ngày 15.8.2014
Nhóm tác giả


3


PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
BÀI 1.

BẢN CHẤT CỦA NGHỆ THUẬT

“Bản chất của nghệ thuật không phải bắt nguồn từ những tiên nghiệm mà bắt
nguồn từ những tổng kết khoa học của con người về vị trí xã hội, tác dụng xã hội và
đặc trưng của các loại hình nghệ thuật. Vì vậy việc xác định phạm vi nghiên cứu của
nghệ thuật tức chỉ ra sự vật nào mới là nghệ thuật cũng là phần việc đầu tiên khi tìm
hiểu về bản chất của nghệ thuật” (Cáp Cửu Tăng)
A. NGHỆ THUẬT LÀ GÌ? PHẠM VI VÀ BẢN CHẤT CỦA NGHỆ THUẬT
I. Nghệ thuật là gì? Phạm vi của nghệ thuật.
Xung quanh khái niệm nghệ thuật là gì? Phạm vi của nghệ thuật, có nhiều quan
điểm khác nhau, thậm chí đối lập với nhau. Trong tiếng Hy Lạp, thuật ngữ này được
viết Ars, gần giống với tiếng Anh và tiếng Pháp: Art; tiếng Đức là Kunst và tiếng Tiệp là
Umeni...Tất cả đều hàm nghĩa giống nhau. Với ý nghĩa nghệ thuật là cái đẹp, “là cách
làm sống lại quá khứ và nuôi dưỡng ngày mai; là sản phẩm tối cao của “cảm xúc ngũ
quan”, nhà nghiên cứu nghệ thuật Nguyễn Quân cho rằng: “Khoái cảm thẩm mỹ - tức
khát vọng về cái đẹp trở thành khoái thú của một giác quan thứ sáu, tổng hồ các khối
thú cụ thể của ngũ quan”1.
Một cách tổng quát nhất, Henri Benac trong Guide des idées littéraires, trong
nghĩa nguyên thuỷ từ tiếng Latin, "từ nghệ thuật (ars) có hai nghĩa: thứ nhất,

là chỉ

những thủ pháp mà nhờ chúng, trí thơng minh của con người đạt tới một kết quả thực

tiễn […] ; thứ hai, là hoạt động mà bằng hoạt động ấy con người, vì một mục đích
khơng vụ lợi và lí tưởng, tái tạo lại hoặc phong cách hóa cái đang tồn tại trong tự nhiên,
hoặc tạo ra ngay cả cái không có trong tự nhiên” 2. Theo tác giả Cáp Cửu Tăng, ở Trung
Quốc, từ nghệ thuật xuất hiện sớm nhất trong tác phẩm Hậu Hán thư - Phục Phạm
truyện, là nhằm để chỉ các loại tài năng kỹ thuật nói chung. Trong các tư liệu thời Tiên
Tần, tương đương với khái niệm nghệ thuật là chữ nghệ, mà hàm nghĩa của nó là tài
năng kỹ thuật (đời xưa dùng lục nghệ: lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số để giáo dục con người).
Người Hy Lạp cổ coi tất cả mọi việc dựa vào kiến thức chuyên môn mà học thông thạo

1

. Nguyễn Quân, Ghi chú về nghệ thuật, NXB Trẻ, 2008
. Henri Benac, Guidedes idées littéraires, Hachette, Paris, p.21,22

2

4


và gọi nó là kỹ nghệ (trong đó gồm tất cả lĩnh vực âm nhạc, điêu khắc, thơ ca, cưỡi
ngựa, bắn cung, nấu ăn, nghề thủ cơng...)
Có một thời, từ nghệ thuật có ý nghĩa bao trùm như thế, thậm chí nó là từ chỉ
“mọi hoạt động của con người”, nên E.H.Gombrich, học giả người Áo, trong cơng trình
rất nổi tiếng (đã được tái bản tới lần thứ 8) Câu chuyện nghệ thuật (The Story of Art),
trong phần Dẫn nhập, bàn về nghệ thuật và nghệ sĩ, đã nói: “Thật ra khơng hề có cái gọi
là nghệ thuật. Chỉ có nghệ sĩ”3...
Không phải ngẫu nhiên từ Art, trong một số nước phương Tây, đồng thời vừa chỉ
nghệ thuật, lại vừa chỉ nghề thủ cơng. Artiste, chỉ người nghệ sĩ, cịn Artisan, là người
thợ thủ công; một bên chỉ hoạt động sáng tạo tinh thần cao quý, còn bên kia chỉ hoạt
động nơm na, dân dã, thường ngày...Nghĩa là nó rất khác nhau. Vậy nhưng, nó lại có thể

kết hợp được với nhau trong một gốc từ chung. Điều đó đã cho thấy phần nào bản chất
của nghệ thuật.
Vậy chính xác nghệ thuật là gì? Quả là khơng thật dễ dàng đi đến một định nghĩa
chung thống nhất về khái niệm hết sức rộng mở này. Tsécnưsépxki, nhà văn Nga thế kỉ
XIX, đã từng dẫn ra 70 câu trả lời về nghệ thuật là gì, nhưng đến câu cuối cùng lại đi
đến kết luận khơng có câu trả lời chính xác. Fitlơ, nhà Mỹ học người Đức thì kết luận
như đinh đóng cột rằng: “khơng có nghệ thuật nói chung, chỉ có từng nghệ thuật riêng
biệt”. Có lẽ, nghệ thuật vốn là một hiện tượng xã hội, tinh thần phức tạp, bao gồm nhiều
lĩnh vực, nhiều vấn đề, từ đặc trưng, chức năng, hình tượng, đến quá trình tiếp nhận.
Hoặc nữa, nếu định nghĩa, chúng ta chỉ có thể đưa ra một nhận xét chung khái quát như
sau:
+ Nghệ thuật là một hoạt động nhận thức của con người bằng phương tiện hình tượng.
Các hình tượng nghệ thuật được sáng tạo theo các loại hình, loại thể nhất định. Cho
đến nay, người ta khơng có một hình thức chung để biểu thị nghệ thuật. Chỉ có những
loại hình, loại thể nghệ thuật cụ thể với đối tượng phản ánh riêng, có tác động đến thị
giác và thính giác của cơng chúng nhất định mà thôi.
Dù sao, vẫn phải thừa nhận, “nghệ thuật là trò chơi cao đẹp nhất mà con người
đã tạo ra cho chính mình” (Marx); “Nghệ thuật thực sự đã trở thành vị thầy cao nhất của
các dân tộc” (Hégels). Có lẽ vì thế, đến thời cận đại, ảnh hưởng từ phương Tây, người
3

Dẫn theo Gombrich, Câu chuyện nghệ thuật, NXB Văn nghệ, 1998

5


Trung Quốc nói riêng và phương Đơng nói chung, đồng nhất nghệ thuật với lĩnh vực
thủ công mỹ nghệ. Tinh thần nghệ thuật của cái đẹp, gọi tắt là Mỹ thuật bắt đầu có từ
đây. Tuy nhiên, do phạm vi rất rộng của nghệ thuật như đã nói trên, khơng phải thời kì
nào, dân tộc nào, người ta cũng có sự thống nhất trong quan điểm cốt lõi, bản chất của

nghệ thuật. Năm 1971, Duchamp, họa sĩ người Pháp đặt tên cho thiết bị vệ sinh làm
bằng sứ dành cho nam giới là Suối, rồi gửi đi triển lãm tại Tokyo, Nhật Bản, thì trong
mắt nhiều người, nhất là trong giới nghệ sĩ trẻ, ranh giới giữa nghệ thuật và phi nghệ
thuật đã hoàn toàn biến mất...
Dựa trên nền những cách hiểu khác về nghệ thuật nói trên, dần dà trong lịch sử
nghiên cứu bộ môn đặc biệt này đã hình thành mơn học Nghệ thuật học (Art Studie).
Vậy nghệ thuật học là gì ? Quả là rất khó khăn tìm được một cách định nghĩa chung
khái qt nhất mơn học bao gồm nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, nhưng chúng ta
vẫn có thể tạm đưa ra một cách định nghĩa tương đối tạm có thể chấp nhận được như
sau:
Nghệ thuật học là gì? Nghệ thuật học (Art Studie) là môn học lấy nghệ thuật làm
đối tượng, nghiên cứu quá trình bộc lộ bản chất người ở trình độ cao trong thành tựu
sáng tạo văn hoá - thẩm mỹ. Nghệ thuật học lấy cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung
tâm, hình tượng là tiếng nói đặc trưng và lí tưởng thẩm mĩ làm cơ sở để xem xét quá
trình hình thành và phát triển của nghệ thuật.
II. Bản chất của nghệ thuật
Để hiểu được bản chất cốt lõi của nghệ thuật, cần phải đặt nó trong sự so sánh
với các phạm trù xã hội khác nhau, đồng thời cũng cần phải tìm ra được cái riêng đặc
thù cơ bản nhất của mỗi loại hình nghệ thuật riêng biệt
1. Nghệ thuật là một loại hình thái ý thức xã hội
Theo phân tích của Marx, xã hội con người chia thành hai bộ phận cơ sở kinh tế
và kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng tầng lại phân thành hai bộ phận gồm chính
trị, luật pháp...và hình thái ý thức xã hội. Nghệ thuật và đạo đức, tôn giáo, triết học, tư
tưởng, chính trị, pháp luật cùng thuộc các loại hình thái ý thức xã hội. Hình thái ý thức
xã hội là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng do cơ sở kinh tế quyết định nhưng nó
lại có tác dụng ngược trở lại dến cơ sở kinh tế, có tác dụng to lớn đến việc thúc đẩy xã
hội phát triển.

6



Nghệ thuật phản ánh và phục vụ cơ sở kinh tế, nhưng nó khơng trực tiếp mà
thường thơng qua các yếu tố trung gian như chính trị, đạo đức, tơn giáo...Engels nói nó
cũng giống triết học, đạo đức, tơn giáo “trơi nổi trên cao giữa khơng trung”, khoảng
cách giữa nó với cơ sở kinh tế là khá xa. Trong khi cơ sở kinh tế nảy sinh biến đổi, các
tổ chức chính trị cũng sẽ biến đổi theo, cịn nghệ thuật thường là rất chậm. Tuy vậy, dù
thế nào, bất cứ một nghệ thuật nào cũng được quy định bởi một cơ sở kinh tế nhất định.
Đó là cách nhìn đúng đắn và biện chứng.
2. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và chính trị.
Sẽ khơng hiểu được đầy đủ bản chất của nghệ thuật, nếu khơng đặt nó trong mối
tương quan với một số loại hình khác như khoa học,tơn giáo và chính trị, đặc biệt là
chính trị. Trong mối tương quan với chính trị, một phạm trù thuộc kiến trúc thượng
tầng, Engels nói: “Sự phát triển của chính trị, luật pháp, triết học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật...lấy sự phát triển kinh tế làm cơ sở. Tuy nhiên, chúng lại đều ảnh hưởng lẫn
nhau và ảnh hưởng tới cơ sở kinh tế” 4. Trong tất cả các mối quan hệ, thì quan hệ giữa
nghệ thuật và chính trị là mật thiết nhất.
Chính trị vừa tạo ra những ảnh hưởng có lợi và khơng có lợi tới sự phát triển của
nghệ thuật. Thông thường khi những người cầm quyền sáng suốt, xã hội dân chủ, nghệ
thuật sẽ có nhiều điều kiện phát triển (thơ ca phát triển mạnh mẽ ở đời Đường; cuối thế
kỉ VI đến đầu thế kỉ IV trước công nguyên; bi kịch và hài kịch phát triển mạnh mẽ ở
thời cổ đại Hi Lạp, La Mã và thế kỉ XVII ở Pháp dưới triều đại Louis XIV...)
Tuy nhiên, không phải bất cứ thời đại nào, nghệ thuật cũng phát triển theo ý
muốn của các nhà chính trị: những năm đầu của thế kỉ XX, thời kỳ thực dân Pháp xâm
lược nước ta, mọi ý muốn của những người cầm quyền vẫn khơng thể ngăn được dịng
chảy của một nguồn mạch văn học yêu nước, chống xâm lược tuôn chảy.Thời kì văn
học Phục hưng châu Âu, giáo hội Ki tơ giáo vẫn khơng ngăn được tính nhân văn trong
nghệ thuật phát triển...nghĩa là khơng có một thứ ảnh hưởng tuyệt đối của chính trị tới
sự phát triển nghệ thuật.
Trong khi đó, lại có thể diễn ra q trình tác động ngược của nghệ thuật tới chính
trị. Lénine đã từng gọi Pottier, tác giả bài Quốc tế ca là một nhà tuyên truyền vĩ đại là vì


4

. Maxr Engels Tuyển tập, Q.4, dẫn theo Cáp Cửu Tăng, NXB ĐHPĐ, 2000 (bản dịch từ tiếng Trung Quốc của Nguyễn Thu
Hiền, tài liệu lưu hành nội bộ)

7


như vậy; hoặc nữa, người ta coi bức tranh tường Guernica của Picasso có tác dụng
động viên cuộc đấu tranh của nhân u chuộng hồ bình chống phát xít.
+ Trong vơ vàn các tác phẩm nghệ thuật, chỉ có một bộ phận tác phẩm tác động trực
tiếp đến chính trị, thơng qua tun truyền, cịn phần lớn các tác phẩm nghệ thuật
thường thơng qua lí tưởng xã hội, ý vị mĩ học, tình cảm ln lí mà nó biểu đạt để tác
động trực tiếp tới thế giới nội tam của con người, gián tiếp tạo ra ảnh hưởng này hoặc
khác với chính trị.
3.

Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống xã hội
Đời sống xã hội là một khái niệm rất rộng. Nó bao gồm đời sống chính trị, đời

sống kinh tế, đời sống văn hố giải trí, đời sống tình cảm, cuộc sống gia đình, thế giới
tự nhiên...nghĩa là tất cả những gì diễn ra bên trong và bên ngồi cuộc sống của con
người đều có khả năng trở thành đối tượng phản ánh của tác phẩm nghệ thuật. Đối với
đời sống xã hội bên ngồi, thơng thường người nghệ sĩ dùng phương thức biểu hiện để
phản ánh; còn dối với tình cảm, mong muốn của con người, họ sẽ dùng phương pháp
biểu hiện để phản ánh.
Loại thứ nhất có thể kể đến những tác phẩm cụ thể như: Người ném đĩa của
Myron (điêu khắc Hy Lạp), bức tranh sơn dầu Người lùn Sébastian của Vélazquez, vở
kịch Gia đình búp bê của Ipsen...Những tác phẩm này được coi là nghệ thuật tả thực,

chú trọng yếu tố khách quan, còn ý kiến đánh giá và tình cảm của người sáng tạo
thường được ẩn giấu một cách kín đáo. Người thưởng thức nếu không chú ý sẽ rất dễ bỏ
qua những yếu tố quan trọng này. Chẳng hạn xem bức tranh Người lùn Sébastian, nếu
chỉ chú ý tới vẻ xấu xí bên ngồi của người mua vui trong cung đình Tây Ban Nha, thì
sẽ khó có thể hiểu hết ẩn ý của tác giả. Đúng ra, nhà hoạ sĩ muốn qua bức tranh này phê
phán kẻ thống trị chuyên chế trong triều đình Tây Ban Nha và bày tỏ sự cảm thông chia
sẻ với nỗi bất hạnh của những người dân trong thể chế hà khắc đó. Bức tượng Người
ném đĩa, ngoài việc biểu hiện chân thực một động tác quan trọng trong q trình thi đấu
thời Hy Lạp cổ, cịn nhằm biểu dương sự dũng mãnh, cường tráng cân đối, lòng tự tin
vào chiến thắng của con người trong thi đấu thể thao...
Loại thứ hai là những tác phẩm nghệ thuật chú trọng biểu hiện tình cảm. Loại
này lại có thể phân chia thành hai nhóm: một là những tác phẩm trong đó tình cảm
được bộc lộ một cách cụ thể rõ ràng, những tác phẩm này khi bộc lộ tình cảm đồng thời

8


còn bộc lộ trực tiếp hoặc tái hiện một cách khéo léo thế giới khách quan bên ngoài; loại
thứ hai, tình cảm được bộc lộ nhạt nhồ, khơng rõ ràng, người thưởng thức thường rất
khó hoặc khơng thể phát hiện ra bất cứ chút tái hiện nào thế giới khách quan bên ngoài,
thực ra tác giả cố ý bỏ qua yếu tố này, họ chỉ nhằm vào biểu hiện tình cảm, tâm trạng,
thậm chí cả những vơ thức của bản thân. Chẳng hạn, bốn bức tranh của Kamdinsky
(thuộc trường phái tranh của phái trừu tượng) năm 1914, tại nhà ở của nhà cơng nghiệp
Mĩ Campbell, khơng có chủ đề. Nhưng các học giả nghiên cứu Kamdinsky lại có thể
dựa vào màu sắc, đường nét đặt tên cho chúng là Xuân, hạ, thu, đông (mặc dù trên các
bức tranh không tái hiện bất cứ một sự vật khách quan nào liên quan đến bốn mùa, hoạ
sĩ chỉ muốn giúp người thưởng thức tự mình liên tưởng một cách sáng tạo thơng qua
những nét vẽ toát ra từ các mảng trừu tượng). Đây là một tác phẩm nghệ thuật phản
ánh khéo léo đời sống xã hội, qua đó nói được tình cảm của con người.
Các hình tượng nghệ thuật xuất hiện trong thần thoại, cổ tích, tác phẩm khoa học

viễn tưởng đều là các sự vật siêu thực, nhưng vẫn được coi là phản ánh đời sống xã hội.
Tại sao vậy? vì bản thân chúng đều là những tưởng tượng của con người về thế giới
hiện thực, chúng đã được “nhân hoá”. Cáp Cửu Tăng đã giải thích rõ hiện tượng này
trong Giáo trình Nghệ thuật học: “Hình tượng đạo sĩ trong Tây du kí thường xuất hiện
trong hình ảnh các con cơn trùng hại người do u tinh biến hố thành đều là những đối
tượng bị phê phán của tác giả. Lí do, dưới thời Minh, vua sùng tín và nâng đỡ đạo giáo
khiến cho địa vị của tầng lớp này được đề cao, các đạo sĩ ỷ quyền thế vua làm nhiều
điều xằng bậy. Hoặc nữa, hình tượng Tơn Ngộ Không vốn được đề cao, tài nghệ cao
cường, vậy nhưng vẫn có lúc bị mắc lừa kẻ tài nghệ kém hơn (Ngưu Ma Vương và Trư
Bát Giới). Tại sao thế? Vì tác giả Ngơ Thừa Ân cho rằng, dù có tài giỏi như Ngộ
Khơng, nếu cao ngạo sẽ có lúc bị thất bại”5.
4. Tính năng động chủ quan trong phản ánh đời sống xã hội của nghệ thuật
Sự phản ánh hiện thực đời sống xã hội của nghệ thuật được thể hiện qua hai
phương diện:
+ Một là, nghệ thuật tả thực khơng những có thể phản ánh các hiện tượng của sự vật
giống như một tấm gương, mà cịn có thể phản ánh được cả những sự vật mà bề mặt
tấm gương khơng đủ khả năng phản ánh. Thậm chí, nói như Hugo trong Lời Tựa kịch
Cromwell, có một thứ nghệ thuật phản ánh hiện thực qua “một tấm gương lồi”. Nó
5

. Cáp Cửu Tăng, Sđd, NXB Đại học Phúc Đán, bản dịch tiếng Việt (sử dụng nội bộ)

9


không nhất thiết phải là hiện thực “giống như thật” tồn tại ngoài xã hội, mà là hiện thực
theo cảm quan nhậy bén của người nghệ sĩ. Nghĩa là, mọi nghệ thuật đều cố gắng phản
ánh một bản chất nào đó của đời sống xã hội thơng qua hình tượng. Hình tượng nghệ
thuật lại khơng hồn tồn chỉ ở cái bề ngoài, mà quan trọng hơn là ở cốt lõi bên trong.
Một bức ảnh chụp bề ngoài giống như thực nhưng đó chưa hẳn là nghệ thuật. Trong khi

có những bức tranh, những hình tượng khơng mơ phỏng cái bề ngồi, lại được coi là
nghệ thuật đích thực. Bức tranh châm biếm Gargantua của hoạ sĩ người Pháp Honoré
Daumier miêu tả diện mạo xấu xí của ơng vua tư sản Louis-Philippe đang nuốt chửng
những người dân lành, thậm chí vở kịch phi lí Trong khi chờ đợi Godot của Becket
chẳng “chân thực” chút nào lại nói được hiện thực nhiều hơn...Đó là sự biểu hiện tính
năng động trong phản ánh hiện thực của nghệ thuật
+ Thứ hai, nói đến tính năng động của nghệ thuật trong phản ánh hiện thực, nghĩa là, cả
trong nội dung lẫn hình thức tác phẩm nghệ thuật đều không phải là sự phản chiếu đời
sống một cách bị động. Mọi tác phẩm nghệ thuật đều có sự sắp xếp, lựa chọn, gia cơng
mang màu sắc chủ quan của người nghệ sĩ. Mọi bức tranh nghệ thuật có giá trị đều
khơng phải là những bức sao chụp cuộc sống bên ngồi. Bởi hình thức nghệ thuật
khơng thể đồng nhất với hình thức đời sống. Vạn vật đời sống bên ngoài đều tồn tại
trong thế giới ba chiều nhưng hội hoạ chỉ trên một mặt phẳng. Bức tranh Vườn của
Courbet mặc dù đã cố gắng mô tả trong hình thức khổ lớn sao cho tương xứng với hiện
thực bên ngoài, nhưng một tác phẩm nghệ thuật làm sao có thể vươn tới kích thước
thật? Tơn Ngộ Khơng trên sân khấu, bức hoạ nổi tiếng Guernica của Picasso, các bức
tranh biếm họa lấy nguyên mẫu từ hiện thực, thậm chí cả điêu khắc theo trường phái
hiện đại, lấy khn mẫu người thật ngồi đời...dù cố gắng đến thế nào cũng không thể
đạt tới sự “giống như thật”. Người nghệ sĩ chỉ có thể bằng tài năng của mình tạo được
những tác phẩm nghệ thuật giúp công chúng thưởng cảm giác được hiện thực mà thơi.
Đó là biểu hiện thứ hai của tính năng động chủ quan trong phản ánh hiện thực của nghệ
thuật.
B. ĐẶC TRƯNG THẨM MĨ CỦA NGHỆ THUẬT
I. Đối tượng phản ánh của nghệ thuật.
Đối tượng phản ánh của nghệ thuật là bao gồm tất cả mọi vấn đề thuộc đời sống
xã hội, con người và những gì liên quan đến cuộc sống con người: một bức tranh thiên

10



nhiên, những bí ẩn trên bầu trời và đại dương, thế giới kỳ thú và bí ẩn của những lồi
vật...Tuy nhiên, dù thế nào, mối quan tâm lớn nhất của nghệ thuật cuối cùng vẫn là con
người với mọi cung bậc cảm xúc, ham muốn và các quan hệ xã hội. Nghĩa là con người
mới là yếu tố chính được quan tâm hàng đầu của nghệ thuật. Y học cũng nghiên cứu
con người nhưng chỉ nghiên cứu về mặt tự nhiên, sinh lý; khoa học xã hội cũng nghiên
cứu con người nhưng hoặc là lấy một vài hiện tượng xã hội làm đối tượng (như vấn đề
bảo vệ lợi ích xã hội người già), hoặc nghiên cứu một loại thế giới tinh thần nào đó của
con người (như tâm lí lệch chuẩn), hoặc tuy nghiên cứu một cách toàn diện (như xã hội
học, lịch sử học) nhưng chỉ chú ý đến tính khái quát mà loại bỏ tính cá thể...Con người
là đối tượng của nghệ thuật vừa có tính tổng thể, tính phổ biến lại vừa có sự tràn trề
của tình cảm nhân vật lại vừa có tính độc đáo đặc thù của cá tính nhân vật
“Tự nhiên đã được nhân hoá” cũng là đối tượng phản ánh của nghệ thuật. Có thể
chỉ rõ vấn đề này qua hình tượng con tơm đồng được minh hoạ trong sách bách khoa
tồn thư và trong tác phẩm hội hoạ của Tề Bạch Thạch. Khi Tề Bạch Thạch vẽ con tôm,
ông không nhằm vào mục đích sử dụng, khơng để nghiên cứu khoa học mà là để thưởng
thức nghệ thuật. Đó là sự khác nhau giữa tự nhiên thuần tuý và tự nhiên đã được nhân
hố và cũng chính là sự khác nhau trong đối tượng phản ánh của nghệ thuật và của các
khoa học khác.
II. Phương thức phản ánh của nghệ thuật.
Trong tác phẩm Phê phán kinh tế chính trị học, Marx chỉ rõ, con người nắm bắt
thế giới bằng bốn phương thức khác nhau. Bốn loại phương thức đó gồm:

-

Phương thức nghệ thuật
-

Phương thức tôn giáo

-


Phương thức thực tiễn - tinh thần

-

Phương thức khoa học

Trong bốn phương thức nắm bắt thế giới trên đây, phương thức khoa học và nghệ
thuật được Marx coi là phản ánh đúng đắn nhất về thế giới, ít nhất có thể nói chúng đều
có khả năng đạt đến sự phản ánh chính xác hoặc gần chính xác về thế giới. Ngoài
phương thức thực tiễn - tinh thần chủ yếu phản ánh hoạt thực tiễn của con người, ba
phương thức cịn lại tơn giáo, khoa học, nghệ thuật đều có những sắc thái khác nhau.
Tơn giáo chủ yếu thơng qua phương thức thuyết giáo tình cảm, cũng đôi lúc sử dụng

11


nghệ thuật, khoa học lại sử dụng phương thức lí luận, còn nghệ thuật sử dụng phương
thức thẩm mĩ, hay còn gọi là nghệ thuật. Trong khi khoa học sử dụng tư duy lơ gích,
dựa trên các khái niệm, suy luận, thì nghệ thuật lại dựa trên tư duy hình tượng, tư duy
thẩm mĩ. Chính vì thế, so với các loại hình khoa học khác, nghệ thuật thơng qua hình
tượng để phản ánh xã hội.
III. Hình tượng nghệ thuật.
1. Hình tượng nghệ thuật là gì?
Theo các nhà nghiên cứu nghệ thuật, từ hình tượng có hai nghĩa, một là chỉ hình
tượng trong đời sống; nghĩa thứ hai là chỉ hình tượng nghệ thuật. Trong tiếng Hán, chữ
“tượng” và “hình” xuất hiện trong sách Chu Dịch, có nghĩa hiện tượng, cái nhìn thấy
được; sau nữa là chỉ biểu tượng, hình vẽ, hình ảnh tưởng tượng trong đầu óc con người.
Ở phương Tây, từ “hình tượng (image) với tư cách là một thuật ngữ, ý nghĩa của nó
cũng nhiều lần thay đổi, lúc đầu có ý nghĩa chân dung, hình ảnh, hình ảnh phản chiếu.

Về sau, hình tượng được dùng để chỉ sự phản ánh, chỉ hình tượng biểu ý, khơng giới
hạn ở tính chất thị giác, mà cịn mở rộng ra những ý nghĩa liên tưởng, tưởng tượng.
“Bởi vì hình tượng làm cho q trình bên trong có được một hình tượng bên ngồi,
khiến cho người khác có thể nhìn thấy. Như vậy bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào cũng
đều có hình tượng, dù là một màn múa, một tác phẩm điêu khắc, một bức họa, một bản
nhạc, một bài thơ, một bộ phim...về bản chất đều là sự biểu hiện ra bên ngoài của cuộc
sống nội tại, đều là sự hiển hiện khách quan của hiện thực chủ quan” 6.
Hình tượng nghệ thuật vốn bắt nguồn từ hình tượng đời sống qua tư duy chủ
quan của con người, nhưng giữa chúng có những điểm khác nhau. Hình tượng đời sống
là những vật dụng, những thứ có thật trong cuộc sống hàng ngày, bằng mắt thường con
người có thể dễ dàng nhận biết được. Hình tượng nghệ thuật tuy bắt nguồn từ hiện thực
đời sống nhưng nó vừa cao hơn hình tượng đời sống, lại vừa có sự khái qt, chọn lựa,
đậm màu sắc mỹ học và mang nét cá tính riêng của người nghệ sĩ. Nhìn từ góc độ hình
thái, hình tượng nghệ thuật được chia thành hình tượng cụ thể và hình tượng trừu
tượng. Hình tượng cụ thể là nhằm chỉ những hình tượng có nét tương đồng ít nhièu với
sự vật cụ thể trong cuộc sống. Trong khi đó, cũng có những hình tượng nghệ thuật nằm
ở giữa mức độ “giống và khơng giống” với hình tượng đời sống. Con tôm trong tranh
của Tề Bạch Thạch là hình tượng gần giống với con tơm trong đời sống thật. Nhưng
6

. Nhiều tác giả (Trần Đình Sử chủ biên), Lí luận văn học, NXB ĐHSP, 2008, tr.85

12


hình vẽ bức tranh Năng lượng hạt nhân của Henry Moore lại là sự lắp ghép giữa một
vật thể cụ thể có thật trong hiện thực cuộc sống, với một phần hồn tồn tưởng tượng
của người nghệ sĩ. Hình vẽ bức tranh Guernica của Picasso, có rất nhiều những nét biến
hình cường điệu nhưng vẫn giúp người xem có được mối liên hệ ít nhiều với cái cụ thể
hàng ngày. Nói chung, hình tượng nghệ thuật đa dạng phong phú, vừa cụ thể lại vừa

khái quát. Nó là bức tranh thu nhỏ từ cuộc sống hiện thực qua sự tưởng tượng của
người nghệ sĩ.
2. Đặc điểm của hình tượng nghệ thuật
2.1.

Tính cảm thụ
Nói đến tính cảm thụ của nghệ thuật, nghĩa là nói đến khả năng nghệ thuật có thể

mang đến cho con người những cảm nhận, cảm xúc bằng giác quan. Do hình tượng
nghệ thuật có sự phân biệt giữa hình tượng cụ thể và hình tượng trừu tượng, nên tính
cảm thụ của nghệ thuật cũng được phân chia thành hai loại: cảm thụ cụ thể và cảm thụ
trừu tượng. Cảm thụ cụ thể là khả năng con người nắm bắt được một cách trực tiếp, cụ
thể hình tượng nghệ thuật: một sắc màu, một đường nét, một dáng hình, một vẻ đẹp
được khơi gợi từ chính cuộc sống hàng ngày. Thậm chí có những loại hình tượng như
trong điện ảnh, sân khấu, nhiều khi ta có cảm giác như chính chúng là những gì cụ thể
quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Nó cũng đi đứng, ăn nói, cư xử hệt như những
gì chúng ta làm hàng ngày vậy. Khi được tiếp xúc với những hình tượng đó, ta được trải
nghiệm bằng chính những tình cảm, tâm trạng ta hằng sống. Trong khi đó, có những
loại hình, hình tượng nghệ thuật khiến ta rất có nắm bắt. Bởi vì dó là những hình tượng
gián tiếp, nó khơng hồn tồn giống với những cái ta trơng thấy hàng ngày. Nó là sự
khái quát của người nghệ sĩ những điều họ chiêm nghiệm trong cuộc sống. Ngay trong
cách phân chia các loại hình nghệ thuật, cũng có loại nghệ thuật được xếp vào loại cụ
thể, và có loại được xếp vào loại trừu tượng. Hội họa, điêu khắc là những loại hình nghệ
thuật cụ thể, nhưng ngay trong thế giới nghệ thuật tạo hình này, vẫn tồn tại những
trường phái trừu tượng. Để cảm thụ được những hình tượng nghệ thuật trừu tượng này,
người ta chỉ có thể dựa vào vật môi giới trung gian là ngôn ngữ nghệ thuật, thông qua
tưởng tượng và liên tưởng của bản thân mới có thể làm hiện lên trong đầu về hình
tượng nghệ thuật cảm thụ. Âm nhạc, ngoài những âm thanh, tiếng động mang tính trực
quan như tiếng chim kêu, tiếng thác nước chảy, tiếng chuông chùa, tiếng kèn xung


13


trận...có tác động trực tiếp đến hệ thống thính giác của người nghe. Cịn nói chung,
phần lớn ý nghĩa mà các bản nhạc đem lại cho người nghe đều phải thơng qua trí tưởng
tượng và liên tưởng. Hình tượng văn học tuy không “phức tạp” như âm nhạc, nhưng
cũng thuộc loại hình tác phẩm nghệ thuật trừu tượng. Người đọc thường phải thông qua
những “ký hiệu” ngôn ngữ để cảm thụ tác phẩm qua sự liên tưởng, tưởng tượng và
“đồng sáng tạo” của mình.
2.2. Tính khái qt
Hình tượng nghệ thuật xuất hiện trong các tác phẩm nghệ thuật chủ yếu đều cá
biệt, nhưng nó lại khơng phải là sự phản ánh theo kiểu soi gương những gì trong đời
sống thực tại hàng ngày. Ngồi nội dung có tính khách quan, bất cứ hình tượng nghệ
thuật nào cũng đều hàm chứa tình cảm, thái độ của bản thân người nghẹ sĩ. Người nghệ
sĩ sáng tạo hình tượng nghệ thuật khơng đơn giản chỉ là ghi chép, mô phỏng lại thế giới
hiện thực khách quan bên ngoài, mà bao giờ cũng thể hiện sự trải nghiệm, suy ngẫm,
sàng lọc, khái quát từ cuộc sống. Vì vậy nói đến tính khái qt của hình tượng nghệ
thuật là nói tới ý nghĩa phổ biến, phổ qt, rộng mở mà hình tượng nghệ thuật có khả
năng đem đến cho đông đảo công chúng. Các nhân vật chi Dậu, Chí Phèo trong các tác
phẩm của Ngơ Tất Tố và Nam Cao, ngoài ý nghĩa là những con người cụ thể, cá biệt ở
một làng quê Việt Nam những năm trước cách mạng. Nhưng hai nhân vật này cịn đại
diện cho nhiều người nơng dân Việt Nam thời buổi sưu thuế nặng nề. Cao hơn nữa, họ
còn tượng trưng cho thân phận con người nói chung trong một xã hội phân chia giai
cấp.
Những hình tượng nghệ thuật nằm giữa tính trừu tượng và cụ thể, tính cảm thụ
và khái quát của nó vẫn có thể đạt đến sự thống nhất trong một chừng mực nhất định.
Bức vẽ Guernica của họa sĩ lập thể Picasso được lắp ghép từ nhiều hình tượng cụ thể
khác nhau, nhưng khi được sắp xếp cạnh nhau một các chủ ý nghệ thuật, nó vẫn giúp
người xem hiểu được cái mà nhà nghệ nghệ sĩ muốn nói ở đây là gì. Tác phẩm điêu
khắc Nuclear Energy (Năng lượng hạt nhân) của Henry Moore lắp ghép hai hình ảnh

“gần giống” với hình đầu người, lại vừa giống với đám mây hình cây nấm (bom hạt
nhân), có thể khiến người ta nghĩ đến “trí tuệ vĩ đại của con người, tinh hoa của vũ trụ,
đỉnh cao của vạn vật”, lại cũng có thể khiến người ta nghĩ trí tuệ đỉnh cao của con
người, nếu sa đà cực đoan có thể dẫn tới sai lầm, là sản xuất ra vũ khí hạt nhân để tự

14


hủy diệt chính mình. Hình tượng nghệ thuật ở đó mang tính khái quát cao. Ở mức độ
cao nhất, tính khái quát của hình tượng nghệ thuật được gọi là tính triết lý. Chẳng hạn
như đoạn độc thoại của Hamlet trong bi kịch Hamlet của Shakespeare. Hình tượng thơ
của Chế Lan Viên trong bài thơ Tiếng hát con tàu: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi
đất đã hóa tâm hồn”; hay hai hình ảnh Con tàu và Tây Bắc xuyên suốt trong bài thơ vừa
mang tính cụ thể, lại vừa giàu tính khái qt. Có lẽ nhờ thế hình tượng nghệ thuật trong
thơ Chế Lan Viên mang tính triết lý của nó rất cao. Ơng thường được mệnh danh là
Jacques Prévert trong thơ Việt Nam hiện đại.
2.3. Tính tình cảm
Ngồi tính cảm thụ, tính khái qt, nói đến hình tượng nghệ thuật, ta khơng thể
khơng nhắc tới tính tình cảm, vốn được coi là nét đặc thù của hình tượng nghệ thuật.
Nói đến tính tình cảm của hình tượng nghệ thuật, nghĩa là phải nói đến tính năng làm
rung động lịng người, kích thích hoạt động tình cảm của con người, khiến cho con
người tạo được khoái cảm. Khác với khoa học thường thuyết phục con người bằng lý lẽ,
nghệ thuật, thơng qua hình tượng, thuyết phục con người bằng tình cảm. Mục tiêu và
cái đích hướng tới của mọi khoa học, đó là tác động tới lý trí con người, chỉ cho con
người cái gì là đúng, cái gì là sai trong tự nhiên và trong cuộc sống. Nghệ thuật do tính
đặc thù của nó, khơng hồn tồn giống với các khái niệm khoa học nêu trên. Do đã
được cảm thụ, sàng lọc, khái quát từ người nghệ sĩ, hình tượng nghệ thuật khơng chỉ
nêu ra những cái đúng, cái sai, mà còn tác động đến thế giới tình cảm của con người,
khiến cho con người vui, buồn, hờn giận, căm ghét, yêu thương. Nghĩa là mọi sắc thái
cung bậc tình cảm của con người đều có thể có được từ hình tượng nghệ thuật. Tuy

nhiên, nói đến tính tình cảm trong hình tượng nghệ thuật, cũng cần tránh cực đoan cho
rằng, chỉ có con đường tình cảm là đủ. ở mức độ sâu sắc, hình tượng nghệ thuật cũng
mang đến cho con người vẻ đẹp của tư tưởng. Thiếu đi tình cảm chân thực rung động
lịng người, thì tư tưởng trong tác phẩm nghệ thuật sẽ không thể đi vào tâm hồn người
đọc. Người nghệ sĩ cũng cần phải có sự rung động mãnh liệt với tất cả mọi nỗi vui
buồn, yêu ghét, hy vọng, ưu tư...cùng hình tượng sáng tạo của mình. Tất nhiên, trong
sáng tạo nghệ thuật, cũng có những trường hợp người nghệ sĩ trong tác phẩm của mình
khơng bộc lộ rõ ý đồ theo đuổi con đường tình cảm. Thậm chí, ở mức độ cực đoan, nhà
viết kịch Berton Brecht còn cho rằng, tác dụng của nghệ thuật nằm ở sự giáo dục về lý

15


trí chứ khơng phải tiếng nói chung về tình cảm. Ơng khẳng định rõ rằng “tơi khơng để
tình cảm can dự vào các sáng tác kịch của tơi, tơi nói bằng lý trí”. Bằng “hiệu ứng lạ
hóa”, Brecht đã khiến cho người xem không nhập thân vào vai các nhân vật của ơng
(cũng như các diễn viên có một khoảng gián cách nhất định với nhân vật). Tuy nhiên,
cần phải hiểu một cách đúng đắn rằng, dù là như vậy, do đặc điểm cơ bản nhất của hình
tượng nghệ thuật – những hình tượng nghệ thuật thuộc dạng này, dù khơng thể hiện tình
cảm, vẫn có thể làm rung động lịng người, vẫn khiến người đọc, người xem khơng
ngừng suy ngẫm về tính nhân sinh, mà chắc chắn nếu khơng có tính tình cảm, thật khó
có thể mang đến cho cơng chúng những rung động đó.
2.4. Tính sáng tạo độc đáo
Sáng tác nghệ thuật, về một phương diện nào đó, cũng có thể được hiểu như là
một q trình “sản xuất nghệ thuật”. Ngày nay, với một cách hiểu thông thoáng, sản
phẩm do nghệ thuật làm ra, cũng được coi như một thứ “hàng hóa”. Tất nhiên, nó là thứ
“hàng hóa đặc biệt”.
Nói sản phẩm nghệ thuật là một thứ “hàng hóa đặc biệt”, bởi lẽ, khác hẳn với
“sản xuất hàng hóa” thơng thường, được vận hành theo một cơng thức, khn phép và
sản xuất hàng loạt, vì thế, nó có thể tạo ra hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu những sản

phẩm tương tự như nhau. “Sản xuất nghệ thuật”, chỉ có tạo ra một sản phẩm duy nhất.
Nhà văn Nam Cao đã từng phát biểu rất chính xác rằng “nghệ thuật không cần đến
những người thợ khéo tay, làm theo một vài mẫu hàng đã cho sẵn, mà nghệ thuật chỉ
dung nạp những người biết đào sâu suy nghĩ, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng
tạo những gì chưa có”. Đó chính là sự sáng tạo mang tính đặc thù của nghệ thuật.
Chúng ta làm sao có thể tưởng tượng nổi, một danh họa, người có thể vẽ được nhiều
bức tranh có giá trị - một thứ hàng hóa có thể bán được nhiều tiền, lại chạy theo lợi ích
vật chất, mà vẫn được coi là một nghệ sĩ tài tài năng. Trên thực tế, khơng thể có một tác
phẩm nghệ thuật thực sự khi nó tồn tại trong nhiều văn bản. Khơng thể có hai hoặc
nhiều hơn tác phẩm Cuốn theo chiều gió, Chí Phèo, Những người khốn khổ, Chiến
tranh và hịa bình...có giá trị ngang nhau. Mặc dù ngày nay, trong đời sống nghệ thuật
điện ảnh, chúng ta bắt gặp hiện tượng các nhà làm phim, thậm chí cả những nhà làm
phim đã được “xếp hạng”, vẫn làm lại các tác phẩm nổi tiếng của người khác, hoặc của

16


chính mình. Hiện tượng này khơng hồn tồn giống với việc sao chép, bắt chước, mô
phỏng lại các tác phẩm nghệ thuật như ta đã nói ở trên.
Trong phạm vi đời sống của con người, ở từng thời điểm lịch sử, cũng có những
loại hình nghệ thuật cho phép người nghệ sĩ thực thi điều đó. Làm lại tác phẩm trong
lĩnh vực điện ảnh, về một phương diện nào đó, cũng có thể được coi là một “sự chuyển
thể”. Mà đã là chuyển thể, thì khơng thể nói tác phẩm này hay tác phẩm kia “ăn cắp”
bản gốc. Điều quan trọng hơn là tác phẩm ăn theo có thể hiện được sự sáng tạo của
người nghệ sĩ hay không? Tác phẩm anh làm ra có được cơng chúng chấp nhận hay
không? Con đường sáng tạo nghệ thuật luôn rộng mở, đời sống xã hội luôn đổi thay,
phương thức sáng tạo nghệ thuật cũng đa dạng và phong phú, điều quan trọng là người
nghệ sĩ phải luôn khắc ghi trong trái tim của mình, mỗi tác phẩm làm ra đều là một sáng
tạo nghệ thuật thực sự.
C. TÁC DỤNG XÃ HỘI CỦA NGHỆ THUẬT

I. Nội hàm khái niệm tác dụng xã hội của nghệ thuật
Tác dụng xã hội của nghệ thuật là một khái niệm mới được các nhà lý luận hiện
nay sử dụng trong các cơng trình nghiên cứu nghệ thuật. Cùng cấp độ này, cịn có hai
khái niệm khác được các nhà nghiên cứu nghệ thuật sử dụng, đó là chức năng và giá trị
của nghệ thuật. Chức năng nghệ thuật có những điểm gần gũi với tác dụng nghệ thuật
nhưng hai khái niệm này không đồng nhất với nhau. Theo quan điểm của các nhà
nghiên cứu nghệ thuật, chức năng là khái niệm chỉ vai trò, nhiệm vụ của nghệ thuật
trong cuộc sống. Nó chưa mang ý nghĩa bao quát, cũng như chưa hoàn toàn chỉ ra được
mối quan hệ qua lại, biện chứng giữa nghệ thuật và đời sống xã hội. Tác dụng xã hội
của nghệ thuật cũng khơng hồn tồn giống với giá trị nghệ thuật. Nói đến giá trị nghệ
thuật, là đặt trong hệ thống khái niệm “văn bản” nghệ thuật, đọc (xem, nghe, cảm) và
hiểu “văn bản nghệ thuật”: đọc thơ, đọc kịch, đọc truyện và tiểu thuyết, xem phim, xem
tranh, nghe nhạc... Nhưng khi nói đến tác dụng xã hội của nghệ thuật, thì ngồi những
vấn đề trên, chúng ta cịn thấy được tác động ngược đối với đời sống xã hội. Tác dụng
xã hội của nghệ thuật về cơ bản là phi vật chất thực tế, nhưng nếu ngẫm nghĩ sâu xa, nó
cũng có tác dụng thực tế. Nghệ thuật là một hình thái ý thức thuộc kiến trúc thượng
tầng. Khởi đầu, nghệ thuật do con người “làm” ra là nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần
của chính bản thân mình. Bởi vậy, ban đầu, giá trị của nó cũng giống như bất cứ một

17


thứ sản phẩm tinh thần nào khác. Nó khơng thể đem ra để “cân đo đong đếm” hàng
ngày giống như một thứ vật chất hữu hình, như củ khoai, hạt lúa, củ sắn hay những đồ
vật khác…nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của con người trong xã hội cũng không giống
với hưởng thụ vật chất. Để tồn tại, hàng ngày con người phải cần đến “nước uống, cơm
ăn”. Thiếu nghệ thuật, con người khơng thể chết, nhưng khơng có nó, thì tâm hồn người
ta cằn cỗi, chẳng khác nào một thân cây trên hoang mạc, sẽ buồn tẻ biết bao!
Tại sao con người lại cần đến nghệ thuật? Để trả lời thật đầy đủ câu hỏi đầu tiên
này, chúng ta phải nói được tác dụng của nó đối với cuộc sống của con người. Đây là

một vấn đề rất lớn và có thể với mỗi người sẽ có một câu trả lời riêng khác nhau. Bởi lẽ
cũng như với tất cả mọi nhu cầu tinh thần và vật chất khác, mỗi con người đều có sở
thích riêng, hẳn nhiên họ phải có những lý do khác nhau về nhu cầu nghệ thuật. Do
nghệ thuật không phải là “thức ăn nước uống”, không phải thứ con người buộc phải sử
dụng hàng ngày, nên nó có thúc bách, tức thời hay khơng, chỉ tự mỗi người mới trả lời
chính xác câu hỏi đó. Tuy nhiên, dù sở thích có khác nhau, sẽ thật khó hình dung, người
ta, dù với bất cứ tầng lớp nào, lại không cần đến nghệ thuật. Một dân tộc khơng có nghệ
thuật sẽ thật khó tạo dựng được nền văn hóa riêng cho mình, sẽ khơng có cái để so sánh
với các dân tộc khác. Một cá nhân, nếu khơng có nghệ thuật, tâm hồn sẽ cằn cỗi biết
bao nhiêu? Nghệ thuật quan trọng đến mức, thậm chí, trong một hồn cảnh nhất định,
nó cịn có tác dụng “cứu rỗi”. Một nhân vật trong tác phẩm Anh em nhà Kazamarov của
Dostoievsky đã từng nói: “Cái đẹp (cũng có thể hiểu là nghệ thuật) góp phần cứu rỗi thế
giới”. Một giai thoại trong văn học Ba Tư từng kể rằng, nhờ những câu chuyện văn học
hư cấu (Ngàn lẻ một đêm) mà nàng Shaharat đã cứu sống được mình và bao nhiêu trinh
nữ khác khỏi sự tàn ác của một ông vua nọ. Một giai thoại khác nữa, một lần, một đoàn
kịch nước Anh diễn vở kịch Othello của Shakespeare, sự nhập vai và tài năng của diễn
viên sắm vai Iago, cùng tài năng của nhà viết kịch tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới
người xem đến nỗi, một khán giả không thể kiềm chế được cảm xúc, dẫn đến “nhầm
lẫn” giữa thực tế và nghệ thuật, đã rút súng bắn chết người diễn viên (chứ không phải
nhân vật Iago) khi diễn viên diễn xuất đến độ cao trào. Nói tóm lại, nghệ thuật rất cần
và có tác dụng lớn lao trong cuộc sống của con người. Điều đó khơng cần phải bàn cãi.
Cái quan trọng hơn, để có được vị trí thiết yếu trong cuộc sống con người, nghệ thuật

18


phải tạo được giá trị gì? Điều gì là cốt yếu nhất để một tác phẩm văn học trở thành
“món ăn tinh thần” không thể thiếu của con người?
II. Tác dụng của nghệ thuật
1. Tác dụng khối cảm thẩm mỹ

Nói đến khoái cảm thẩm mỹ của nghệ thuật, nghĩa là nói đến khả năng tác động
về mặt tình cảm, trạng thái tâm lý, cảm xúc của cơng chúng nói chung khi tiếp xúc với
một tác phẩm nghệ thuật cụ thể. Khơng nên đồng nhất từ khối cảm với nghĩa vui vẻ.
Đúng ra đây chỉ là một mặt trạng thái tâm lý của con người. Mà cảm xúc của con người
thì vơ cùng đa dạng. Cảm xúc khối cảm ở đây nên được hiểu là được thỏa mãn về mặt
tình cảm. Nó có thể vui hay buồn, mừng hay lo, thất vọng hay hy vọng. Nói về tác dụng
của khối cảm thẩm mỹ trong nghệ thuật, Aristotle cho rằng: “Sợ hãi và thương cảm là
trạng thái của đau khổ, chúng được dồn nén trong nội tâm nên tất nhiên sẽ có nhu cầu
phát tiết ra ngồi, cịn nghệ thuật như bi kịch có thể đánh thức lịng thương cảm hay đau
khổ để thanh lọc những trạng thái cảm xúc này, kết quả của sự thanh lọc là sự sảng
khoái và nhẹ nhõm về tình cảm, tâm lý trở về trạng thái mạnh khỏe, tính khối cảm của
nghệ thuật cũng bắt nguồn từ đó”7. Trong lí luận nghệ thuật, thơng thường, từ trước tới
nay, có hai nhóm quan điểm. Một là chỉ gom giá trị nghệ thuật vào ba yếu tố: nhận thức,
giáo dục và thẩm mĩ và bao giờ cũng xếp theo thứ tự ưu tiên như trên; nhóm thứ hai
chia tách thành nhiều giá trị nhỏ hơn: thẩm mĩ, giải trí, nghệ thuật, nhận thức, giáo
dục… và ln lấy thẩm mĩ làm nịng cốt. Đó là quan điểm dựa trên những lí lẽ khác
nhau. Tuy nhiên, dù khác nhau thế nào, chúng ta cũng nên nhớ, tác dụng của nghệ thuật
chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó mang đến cho con người những khoái cảm thẩm mĩ, giúp
con người hiểu biết và khám phá thế giới xung quanh và chính bản thân mình; cuối
cùng, cũng giống như các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật phải nâng cao tầm vóc,
nhân cách con người, giúp họ sống đẹp hơn và hồn thiện hơn trong cuộc sống.
Nói đến tác dụng thẩm mĩ của một tác phẩm nghệ thuật là nói đến những rung
cảm nghệ thuật, rung cảm trước cái đẹp, mà bằng tài năng của mình, người nghệ sĩ
mang đến cho người đọc. “Giá trị thẩm mĩ của nghệ thuật là vẻ đẹp do của chính nó tạo
nên”. Giá trị nghệ thuật của một tác phẩm lại được thể hiện qua tài năng cụ thể của từng
tác giả. Tại sao trên cùng một vấn đề hiện thực, nhưng tác phẩm của người nghệ sĩ này
này lại thuyết phục được công chúng hơn tác phẩm của một nghệ sĩ kia? Điều đó phụ
7

. Dẫn theo Cap Cửu Tăng, Sđd, tr.54


19


thuộc vào tài nghệ “tổ chức, chỉ huy” các con chữ, hình ảnh, tiết tấu, nhịp điệu, màu
sắc, khn hình…của người nghệ sĩ. Trong nghệ thuật ngôn từ, tài nghệ đó bộc lộ trên
từng trang sách, từng dịng chữ, từng cách gieo vần, cách đặt câu, cách tổ chức văn bản
tác phẩm, lựa chọn hình tượng. Trong nghệ thuật điện ảnh, đó là qua cách lựa chọn hình
ảnh, khn hình, cách đặt máy quay, cách kể chuyện, cách dựng phim. Trong nghệ thuật
hội họa, thì đó là cách bố cục, lựa chọn đường nét, màu sắc, xử lí ánh sáng…Nghĩa là,
đến với từng loại hình nghệ thuật, cơng chúng sẽ được đáp ứng đầy đủ những rung cảm
thẩm mĩ khác nhau, nhưng tựu chung lại, nó giống nhau ở chỗ là đều đáp ứng được
khoái cảm về mặt tinh thần của con người. Khi được nghe một khúc nhạc hay, được
nhìn một bức tranh đẹp, một cơng trình kiến trúc kì vĩ, một điệu vũ trên sân khấu, một
hình ảnh đẹp trên màn ảnh, mọi công chúng nghệ thuật đều đạt tới “tầm khoái thú”. Tất
cả cái đẹp ấy vốn đã tồn tại khắp mọi nơi trong cuộc sống, nhưng chính người nghệ sĩ
có nhiệm vụ kết tụ chúng lại bằng nghệ thuật riêng độc đáo của mình. Nói “nghệ thuật
sáng tạo theo quy luật của cái đẹp”, nghĩa là nói tới mục đích cuối, cái cuối cùng nhà
nghệ sĩ mang đến cho người đọc, người xem, người nghe trong tác phẩm. Chúng ta
khơng nên nhầm lẫn với việc, có thể một nhà nghệ sĩ nào đó xây dựng trong tác phẩm
của mình những hình tượng phản diện, những nhân vật xấu, những bối cảnh ngột
ngạt…Nên nhớ, tất cả những cái “khơng đẹp” đó cũng là nhằm hướng tới xây dựng cái
đẹp. Điều quan trọng nhất phụ thuộc vào quan điểm và tài năng nghệ thuật của mỗi tác
giả.
Tác dụng thẩm mĩ của nghệ thuật được biểu hiện qua một tác phẩm cụ thể như
thế nào? Chúng ta hãy thử tìm hiểu qua truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn
Minh Châu. Vẻ đẹp của tác phẩm này được bộc lộ ở hầu hết các khía cạnh tác phẩm,
ngay từ cách tạo tình huống (hai người yêu nhau, chưa bao giờ gặp mặt nhau, hẹn gặp
nhau, nhưng lúc ở bên nhau lại khơng nhận ra nhau, tình huống ngẫu nhiên nhưng lại
hợp lí); cách lựa chọn phương thức kể chuyện (để chính Lãm, nhân vật trong truyện tự

kể lại câu chuyện tình yêu của mình một cách khách quan, vẻ đẹp của Nguyệt được
“nhìn ngắm” qua Lãm), cách chọn và miêu tả nhân vật chính qua một tình u đẹp như
trong mộng (Nguyệt yêu Lãm mà chưa một lần gặp mặt), cách miêu tả hình tượng thiên
nhiên (trăng, mảnh trăng cuối rừng, trăng là Nguyệt)…Chính vì thế mà nó ln tạo ra
những rung động thẩm mỹ tác động đến người đọc. Có thể nói tồn bộ thiên truyện tốt

20


ra vẻ đẹp lãng mạn đến mê hồn. Những trang văn xuôi của Nguyễn Minh Châu hệt như
một bài thơ. Vẻ đẹp của con người trong truyện ngắn này cũng chính là vẻ đẹp của dân
tộc Việt Nam trong thời chống Mĩ. Nguyễn Minh Châu từng có quan niệm: mỗi con
người đều chứa đựng trong lịng mình những hạt ngọc mà có khi suốt cả cuộc đời,
người ta cũng khơng thể phát hiện ra. Nguyệt, nhân vật chính trong tác phẩm là một
người như thế. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã có cơng phát hiện ra vẻ đẹp con người
Việt Nam qua thiên truyện của ông.
2. Tác dụng nhận thức thẩm mỹ
Nghệ thuật không chỉ đem đến cho con người những vẻ đẹp thẩm mĩ qua các
hình tượng trong tác phẩm. Nếu chỉ dừng lại ở đó, nghệ thuật sẽ rơi vào hình thức, duy
mĩ. Bằng vẻ đẹp của các hình tượng trong tác phẩm, nghệ thuật cịn cung cấp cho con
người biết bao hiểu biết, tri thức về thế giới xung quanh, về thiên nhiên, con người và
chính bản thân mình. Giá trị nhận thức của nghệ thuật đương nhiên khác với giá trị
nhận thức của khoa học. Điểm khác nhau rõ rệt nhất là, trong khi khoa học hướng con
người đến những tri thức về tự nhiên, xã hội qua các khái niệm chính xác rõ ràng, mang
tính quy luật, thì các nghệ sĩ lại mang đến cho cơng chúng nghệ thuật nói chung, cùng
những kiến thức ấy, nhưng thơng qua hình tượng nghệ thuật bằng việc đào sâu vào thế
giới tâm hồn của con người, chỉ ra những khát khao vươn tới cái chân thiện mĩ của con
người, cái đẹp của xã hội và thiên nhiên qua các hình ảnh, tiết tấu, nhịp điệu, hình khối,
câu chuyện cụ thể và qua vẻ đẹp ngôn từ…Chẳng hạn, trên cùng một vấn đề, các nhà
hải dương học, trong các cơng trình của mình cung cấp cho người đọc những kiến thức

chính xác về biển, về quy luật của thủy triều, độ mặn ngọt hay nơng sâu, bí mật cuộc
sống dưới lịng đại dương, thì nhà văn Giuyn Vernes và tác giả phim Hai vạn dặm dưới
đáy biển, cũng nói về điều đó, nhưng lại qua một cuộc phiêu lưu kì ảo thú vị của những
con người cụ thể. Chiến tranh được các nhà sử học phân tích qua các trận đánh, những
chiến dịch, con số thương vong, những thất bại hay chiến thắng…Nhưng Lev Tolstoy
trong tiểu thuyết Chiến tranh và hịa bình, đạo diễn Boldatruc trong bộ phim cùng tên
lại thể hiện nó qua số phận những con người, khn hình, bối cảnh, những cảnh quay và
nhân vật cụ thể như Andrei Bolkonsky, Pirre Bezukhov, Natasa Rostova…Bằng cách
nhận thức có tính đặc thù như thế, nghệ thuật sẽ mang đến cho ta những giá trị nhận
thức sinh động và thuyết phục

21


3. Tác dụng giáo dục thẩm mỹ
Nói tác dụng giáo dục của nghệ thuật không nên quan niệm thô thiển rằng, người
ta cần đến nghệ thuật là muốn tìm được trong đó những bài học giáo dục, giống như
những bài học đạo đức thuần túy. Đó là quan điểm sai lầm. Cơng chúng nói chung tìm
đến với nghệ thuật hồn toàn tự nguyện và trước hết nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ
của mình. Qua vẻ đẹp của tác phẩm nghệ thuật, một bức tranh đẹp, những khn hình
gợi cảm, một khúc nhạc du dương, một cơng trình kiến trúc kỳ vĩ...cơng chúng nghệ
thuật có thể tìm thấy ở đó những hiểu biết về thế giới, thiên nhiên vũ trụ và con người.
Thế giới phản ánh của nghệ thuật là vô cùng đa dạng và phong phú, nhưng dù phong
phú và đa dạng thế nào, con người vẫn là trung tâm nhận thức của nghệ thuật. Tiếp xúc
với tác phẩm nghệ thuật, cơng chúng sẽ tìm thấy một cách tự giác ở đó những bài học
về nhân cách, về tình u con người, lịng vị tha, cơng lí, tình u q hương đất nước
và cả những tình cảm riêng tư…Thơng qua thế giới hình tượng, nghệ thuật giúp con
người tự hồn thiện nhân cách của mình. Đọc Nhật kí Đặng Thùy Trâm, hay gần đây
nhất, xem bộ phim Đừng đốt của Đặng Nhật Minh, bộ phim Mùi cỏ cháy của đạo diễn
Nguyễn Hữu Mười, chúng ta, ai là người yêu văn học nghệ thuật lại không một lần, mơ

ước trong đời mình cũng làm được những điều tốt đẹp như thế. Nghệ thuật cũng giáo
dục thị hiếu và năng khiếu thẩm mĩ cho con người. Gorki đã từng tâm sự, trước khi trở
thành nhà văn, ông đã học viết như thế nào? Hồ Chí Minh thì từng thừa nhận, Người
từng là “một học trò nhỏ của Léon Tolstoi”…Nghĩa là, mỗi tác phẩm nghệ thuật có giá
trị đều đem đến cho con người niềm cảm hứng giúp con người tự soi lại bản thân mình,
hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Tóm lại: “Nhân đạo là bản chất của nghệ thuật. Cái gì phản con người, phủ nhận con
người đều khơng thể là nghệ thuật. Cái gì xa lạ với niềm vui sống và nỗi lo sợ trước cái
chết của con người đều phi nghệ thuật” 8.
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN
+ Đọc bắt buộc:
chương “Bản chất của nghệ thuật”, trong Ghi chú về nghệ thuật của tác giả Nguyễn
Quân, NXB Trẻ, 2001
+ Tham khảo thêm:
8

. Nguyễn Quân, Ghi chú về nghệ thuật, Sđd, tr.59

22


1. Cagan, Hình thái học nghệ thuật, NXB Hội Nhà Văn, 2004 (đọc phần Lịch sử và
phương pháp luận, từ tr.29 đến tr.225)
+ Vấn đề thảo luận và thuyết trình: Đọc và tóm tắt bằng văn bản (600 từ) chương Bản
chất của nghệ thuật trong Ghi chú về nghệ thuật của Nguyễn Quân, rút ra những điểm
cốt lõi nhất quan niệm của tác giả về bản chất nghệ thuật, nhận xét về cách viết của tác
giả, so sánh và liên hệ với bài giảng và các tài liệu tham khảo khác.
BÀI 2. NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT
“Cũng như không ai rõ ngôn ngữ đã bắt đầu ra sao, ta chẳng biết nghệ thuật đã
khởi sự như thế nào. Nếu những công việc như xây cất đền thờ và nhà cửa, vẽ tranh

và nặn tượng, hay thêu dệt các hoa văn được coi là nghệ thuật, thì khơng một giống
người nào trên thế giới lại khơng có nghệ thuật” (A.H.Gombrich, Câu chuyện nghệ
thuật, NXB Văn Nghệ thành phố HCM, 1998)
A. NGUỒN GỐC NGHỆ THUẬT. CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ SỰ RA
ĐỜI CỦA NGHỆ THUẬT
I. Những nhận thức chung
Gombrich, nhà nghiên cứu nghệ thuật người Áo, trong Câu chuyện nghệ thuật
từng viết rằng: “Chẳng ai hiểu biết về nghệ thuật...cũng giống như không ai rõ ngôn
ngữ đã bắt đầu ra sao, ta cũng chẳng biết nghệ thuật đã khởi sự như thế nào...” 9. Câu nói
trên đây của Gombrich cho ta thấy sự khó khăn ít nhiều của việc xác định nguồn gốc
của nghệ thuật. Một thời gian dài, nhiều nhà lí luận đã đi tìm cách lí giải riêng. Quả thật
rất khó đi tìm một ý kiến thống nhất về nguồn gốc nghệ thuật. Nhà lý luận phê bình
nghệ thuật Nguyễn Qn trong cơng trình Ghi chú về nghệ thuật khẳng định, khơng ít
người đã có sự ngộ nhận rằng, nghệ thuật bắt nguồn từ tôn giáo và lao động. Theo ơng,
cần phải hiểu chính xác hơn, lao động hay tôn giáo không phải là tiền đề sản sinh ra
nghệ thuật, mà nghệ thuật sinh ra đồng thời với tôn giáo và lao động. Nhà nghiên cứu
nghệ thuật Pháp Michel Théron, ngay từ những dòng mở đầu cơng trình Nhập mơn
Nghệ thuật cũng đã lưu ý: “Nghệ thuật, theo cái nghĩa chúng ta hiểu ngày nay, không
phải lúc nào cũng tồn tại, cái mà ta gọi là nghệ thuật, là một thứ được tạo ra gần đây, và
9

. Gombrich, Câu chuyện nghệ thuật, Sđd

23


thuộc về nền văn minh của chúng ta”10. Theo ông, nghệ thuật, nếu mang chức năng
thẩm mỹ, thì nó chỉ có thể được sinh ra từ cái chết của Chúa Trời: “Một cây thánh giá,
một tòa thánh đường, tự nguồn gốc không phải là tác phẩm nghệ thuật, mà là những hóa
thân của tín ngưỡng, những xác nhận tâm linh […], chỉ với một nền văn minh không

thần thánh, khái niệm “tác phẩm nghệ thuật” mới có nghĩa”11.
Dựa trên các quan điểm khác nhau về nguồn gốc nghệ thuật, ta có thể chia thành
ba nhóm chính như sau:
+ Một là quan điểm phân chia nghệ thuật dựa trên nhân tố khách quan lấy đối tượng
nghệ thuật làm tiêu chí, có Platon, Aristotle và Lexing.
+ Hai là quan điểm phân chia nghệ thuật dựa trên nhân tố chủ quan, có Kant và
Leonardo Vinci.
+ Ba là quan điểm phân chia nghệ thuật dựa trên đối tượng phản ánh và mối quan hệ
giữa nghệ sĩ và hiện thực cuộc sống, gồm có một số nhà phê bình dân chủ cách mạng
Nga thế kỷ 19 và nhóm các nhà Marxit.
Để có một cách hiểu rộng mở hơn, dưới đây là một số quan niệm khác nhau về
nguồn gốc của nghệ thuật.
II. Một số quan điểm khác nhau về nguồn gốc của nghệ thuật
1. Thuyết trị chơi (du hí)
Thuyết này giải thích chủ yếu dựa trên quan điểm của Kant (1724-1804), nhà
triết học duy tâm người Đức thế kỉ XVIII. Trong phần viết Phê phán khả năng phán
đoán thẩm mĩ (trong tác phẩm Phê phán khả năng phán đoán), Kant cho rằng trong xã
hội nguyên thuỷ, nghệ thuật và trị chơi có những điểm giống nhau cơ bản: cả hai đều
không theo đuổi hiệu quả và lợi ích thực tế, chúng thuần tuý chỉ là một sáng tạo tự do,
nghệ thuật bắt nguồn từ trò chơi. Kant quan niệm bản chất của cái đẹp là tự do. Cảm
xúc thẩm mĩ chỉ được cảm thụ thực sự, khi nó hồn tồn tách ra khỏi những mục đích
vụ lợi. Hai giác quan cơ bản nhất của cảm xúc thẩm mĩ là thị giác và thính giác, khơng
q gắn chặt với nhu cầu của cơ thể con người. Do đó thưởng thức thẩm mĩ là thưởng
thức chủ yếu trên phương diện tinh thần và hình thức.

10
11

. Michel Théron, Initiation à l’art (Dẫn nhập nghệ thuật) , Paris, 1993
. Michel Théron, Sdd


24


Ở thế kỉ XVIII, Schiller, nhà lãng mạn người Đức cũng cho rằng, nghệ thuật
giống như một trò chơi, là sự xung động tự do vì quá dư thừa sức sống, sáng tạo nghệ
thuật giống với trị chơi, đều có thể thu nhận được sự vui thú do sáng tạo tự do đem lại.
Tóm lại, Thuyết trị chơi nhấn mạnh tính chất vơ dụng chi dụng (tưởng vơ dụng
mà có tác dụng) của hoạt động nghệ thuật. Trong xã hội nguyên thuỷ, người ta không
phân chia rõ ràng giữa hoạt động nghệ thuật và các hoạt động khác. Tuy nhiên, nên nhớ
rằng, ngay từ thời kì xã hội này, một số môn nghệ thuật cũng gắn liền với công dụng
thực tế. Nên, giải thích nghệ thuật như là một trị chơi, chỉ nên được hiểu một cách
tương đối mà thôi.
2. Thuyết biểu hiện tâm hồn
Một cách khác, thuyết biểu hiện tâm hồn cịn được gọi là thuyết ngơn chí. Thuyết
này cho rằng, mọi nghệ thuật đều bắt nguồn từ nhu cầu bộc lộ và giao lưu tình cảm của
con người. Bộc lộ và trút xả tình cảm của con người chính là động lực căn bản để sản
sinh ra nghệ thuật. Shelley, nhà thơ Anh thế kỉ XIX cho rằng “từ khi có con người là đã
có thơ ca”, mà thơ ca có thể hiểu là sự biểu hiện của trí tưởng tượng”. Tolstoy rất chú
trọng đến ảnh hưởng tinh thần của nghệ thuật, nên còn thêm chữ truyền đạt sau cụm từ
biểu hiện. Ơng nói đại ý: Nghệ thuật bắt nguồn từ việc một người vì muốn truyền đạt
những tình cảm mà bản thân mình đã trải nghiệm cho một người khác, nên một lần nữa
khơi gợi lại những tình cảm này trong tâm hồn mình, đồng thời dùng một dấu hiệu bên
ngồi nào đó để biểu đạt nó ra. Không phải ngẫu nhiên, Tố Hữu, nhà thơ cách mạng
Việt Nam lại cho rằng: “Thơ là một điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu”, “Thơ là
tiếng nói tri âm”, “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, dồng tình”…
Ở phương Tây, thuyết này cũng đặc biệt được Freud (1856-1939), nhà tâm thần
học người Áo và Jung (1875-1961), nhà tâm lí học Thụy Sĩ, đề xướng. Freud xem nghệ
thuật là sự thể hiện và thăng hoa của tiềm thức cá nhân (đặc biệt là ý thức về tính dục
bản năng). Theo ông, những dục vọng, ẩn ức thời ấu thơ như là những động cơ quan

trọng trong sáng tạo nghệ thuật. Ơng chứng minh mặc cảm Ơđíp là cốt lõi của mọi hình
tượng nghệ thuật. Định mệnh và tiên tri chỉ là sự hữu hình hố cái tất yếu bên trong: vơ
thức và tội ác; Jung thì cho rằng nghệ thuật khởi nguồn từ vô thức, mà vô thức lại là
một cấu trúc kép bao gồm vô thức cá nhân và vơ thức tập thể. Hình ảnh nghệ thuật được
sản sinh ra trong qua trình sống của con người. Các mơtíp của thần thoại và biểu tượng

25


×