Tải bản đầy đủ (.docx) (253 trang)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA DƯỚI GÓC NHÌN BỐI CẢNH (TRƯỜNG HỢP CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 253 trang )

NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA
DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH
(TRƯỜNG HỢP CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN VĂN THỊNH

NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA
DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH
(TRƯỜNG HỢP CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM


NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA
DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH
(TRƯỜNG HỢP CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG)

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022


NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA
DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH
(TRƯỜNG HỢP CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



TRẦN VĂN THỊNH

NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA
DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH
(TRƯỜNG HỢP CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG)
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 62 22 01 21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA
DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH
(TRƯỜNG HỢP CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG)
1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP
2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN NỞ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc

Điệp và PGS. TS. Nguyễn Văn Nở.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực.
Một số kết quả nghiên cứu trong luận án đã được công bố trong các bài báo khoa
học của tôi trong thời gian thực hiện luận án, cịn lại các nội dung khác chưa từng
được cơng bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Người nghiên cứu

Trần Văn Thịnh

MỤC LỤC


Lời cam đoan
Mục lục
Quy ước trình bày
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU

1

Chương 1

8

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ

8

TRONG TIẾP CẬN CA DAO DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH


8

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

8

1.1.1. Nghiên cứu văn học dân gian dưới góc nhìn bối cảnh ở nước ngồi

8

1.1.2. Nghiên cứu văn học dân gian dưới góc nhìn bối cảnh trong nước

10

1.1.3. Nghiên cứu ca dao - dân ca Đồng bằng sông Cửu Long và những bước đi
đầu tiên trong tiếp cận dưới góc nhìn bối cảnh

15

1.2. Nghiên cứu ca dao - dân ca dưới góc nhìn bối cảnh - những vấn đề còn
bỏ ngỏ

19

1.2.1. Ca dao - dân ca được tiếp cận như chỉnh thể ngôn từ nghệ thuật độc lập
với sự kiện diễn xướng, không chú ý đến các dạng thức tồn tại cụ thể
của ca dao - dân ca

19


1.2.2. Ca dao - dân ca được quan niệm như chỉnh thể ngôn từ nghệ thuật độc
lập, tách rời với bối cảnh chung trong nghiên cứu

21

1.2.3. Quan niệm xem dân ca là đối tượng của lĩnh vực âm nhạc chứ không
phải là đối tượng nghiên cứu của hướng tiếp cận bối cảnh

22

1.2.4. Ca dao - dân ca cần được nhận thức là một thực thể tồn tại dưới dạng
thức một q trình giao tiếp trong nhóm nhỏ
1.2.5. Vấn đề nhận dạng các thành tố của ca dao - dân ca trong bối cảnh

23
25

1.2.6. Vấn đề phương pháp trong sưu tầm và nghiên cứu ca dao - dân ca trong
bối cảnh

27

1.3. Nhận xét tình hình nghiên cứu và hướng triển khai đề tài

29

1.3.1. Nhận xét tình hình nghiên cứu

29


1.3.2. Hướng triển khai đề tài

30

Chương 2

33

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG NGHIÊN CỨU

33


CA DAO - DÂN CA DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH

33

2.1. Tư liệu trong nghiên cứu ca dao - dân ca dưới góc nhìn bối cảnh

33

2.1.1. Nhận diện đặc điểm nguồn tư liệu ca dao - dân ca trong bối cảnh

33

2.1.2. Nhận diện các nguồn tư liệu ca dao - dân ca trong bối cảnh

37


2.1.3. Các phương pháp thu thập tư liệu trong nghiên cứu ca dao - dân ca trong
bối cảnh

51

2.2. Các dạng thức của ca dao - dân ca trong bối cảnh

62

2.2.1. Dạng thức nói năng

62

2.2.2. Dạng thức dân ca

63

2.3. Ca dao - dân ca trong bối cảnh là một hệ thống

71

2.3.1. Tính hệ thống của ca dao - dân ca trong bối cảnh

71

2.3.2. Một số thành tố hệ thống của ca dao - dân ca trong bối cảnh
73_Toc110602963
Chương 3

90


NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH TỪ SƯU TẦM THỰC TẾ - TRƯỜNG HỢP 90
DẠNG THỨC NĨI NĂNG

90

3.1. Cơng tác thu thập tư liệu

90

3.1.1. Về phạm vi, đối tượng và phương pháp sưu tầm

90

3.1.2. Kết quả sưu tầm khảo sát và đối tượng tiếp cận

91

3.2. Bối cảnh sử dụng ca dao - dân ca trong dạng thức nói năng

91

3.2.1. Nhận dạng bối cảnh sử dụng ca dao - dân ca trong nói năng dựa vào
chức năng cụ thể và chức năng khái quát

91

3.2.2. Nhận dạng bối cảnh sử dụng ca dao - dân ca trong nói năng dựa vào
tổ hợp chức năng


108

3.3. Một số đặc điểm hình thức định hướng thể loại ca dao - dân ca trong
dạng thức nói năng

115

3.3.1. Đặc điểm cuộc thoại và người sử dụng ca dao - dân ca trong nói năng

115

3.3.2. Đặc điểm cặp thoại trong cuộc thoại nói năng của ca dao - dân ca

121

3.3.3. Đặc điểm tham thoại có sử dụng ca dao trong cặp thoại hai tham thoại

123

3.3.4. Đặc điểm hành động dẫn lời, mượn lời ca dao - dân ca

126

Chương 4

135


NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


135

DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH - TRƯỜNG HỢP DẠNG THỨC DÂN CA 135
4.1. Công tác thu thập tư liệu

135

4.1.1. Nguồn tư liệu từ sưu tầm thực tế và tác phẩm văn học

135

4.1.2. Nguồn tư liệu từ các cơng trình sưu tầm ca dao truyền thống

135

4.1.3. Nguồn tư liệu từ âm nhạc dân gian

136

4.2. Bối cảnh sử dụng ca dao - dân ca trong dạng thức dân ca

138

4.2.1. Nhận dạng bối cảnh một số dạng thức dân ca phi đối đáp

139

4.2.2. Nhận dạng bối cảnh dạng thức dân ca đối đáp nam nữ


148

4.3. Một số đặc điểm hình thức định hướng thể loại ca dao - dân ca trong
dạng thức dân ca

167

4.3.1. Đặc điểm các hình thức diễn xướng

167

4.3.2. Đặc điểm yếu tố nhịp điệu trong các dạng thức dân ca của ca dao dân ca trong bối cảnh

176

4.3.3. Đặc điểm về người diễn xướng

184

KẾT LUẬN

195

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
199
TÀI LIỆU THAM KHẢO

200

QUY ƯỚC TRÌNH BÀY



Chữ viết tắt:
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
STT: Số thứ tự
SL: Số lượng
Chú thích nguồn ngữ liệu:
Mã minh chứng ca dao - dân ca trong dạng thức nói năng được sưu tầm từ
thực tế giao tiếp bao gồm ký hiệu NN và số thứ tự gồm 3 chữ số. Ví dụ: NN001.

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2. 1: Tách xuất các thành tố của một sự kiện diễn xướng

34

Bảng 2. 2: Phân tích thành tố tâm lí của một sự kiện diễn xướng nói năng

38

Bảng 2. 3:Các thành tố của sự kiện diễn xướng nói năng từ mẫu NN017

40

Bảng 2. 4: Ví dụ về tách xuất sự kiện diễn xướng ca dao - dân ca từ tác phẩm Của
ngày đã mất
Bảng 2. 5: Các dạng thức ca dao - dân ca ở cấp độ đơn vị diễn xướng

60

66

Bảng 2. 6: Các biểu hiện dạng thức ca dao - dân ca ở cấp độ sự kiện diễn xướng 67
Bảng 2. 7: Các loại chuỗi diễn xướng đối đáp

69

Bảng 2. 8: Bảng so sánh dạng thức nói năng và dạng thức dân ca

70

Bảng 2. 9: Cấu trúc cơ bản của người diễn xướng

74

Bảng 2. 10: Cấu trúc cơ bản của người tham gia

76

Bảng 2. 11: Phương thức diễn xướng ca dao - dân ca

79

Bảng 2. 12: Một số dạng thức lời ca dao - dân ca cơ bản trong một số dạng thức bối
cảnh

Bảng 3. 1: Bảng phân loại bối cảnh gắn với chức năng cụ thể

84


93

Bảng 3. 2: Bảng thống kê một số bối cảnh khái quát

106

Bảng 3. 3: Bảng thống kê các tổ hợp chức năng

112

Bảng 3. 4: Bảng thống kê các bối cảnh gắn với tổ hợp chức năng

114

Bảng 3. 5: Bảng thống kê các cuộc thoại sử dụng ca dao - dân ca ĐBSCL

118

Bảng 3. 6: Bảng thống kê người sử dụng ca dao - dân ca trong nói năng theo giới
tính

119

Bảng 3. 7: Bảng thống kê người sử dụng ca dao - dân ca trong nói năng theo lứa
tuổi

120

Bảng 3. 8: Bảng thống kê người sử dụng ca dao - dân ca trong nói năng theo quan
hệ


120

Bảng 3. 9: Bảng thống kê cặp thoại sử dụng ca dao - dân ca

121

Bảng 3. 10: Bảng thống kê về các loại tham thoại sử dụng ca dao - dân ca

126

Bảng 3. 11: Bảng thống kê lời dẫn/ khóa diễn xướng ca dao - dân ca

128


Bảng 3. 12: Bảng thống kê lời dẫn/ khóa diễn xướng trong một số tác phẩm của Sơn
Nam

128

Bảng 3. 13: Bảng thống kê về chủ thể dân gian trong lời dẫn/ khóa diễn xướng 129
Bảng 3. 14: Bảng thống kê tỉ lệ hành động mượn lời và dẫn lời

132

Bảng 4. 1: Bảng thống kê về mối quan hệ giữa nội dung câu ca dao và loại bối cảnh
165
Bảng 4. 2: Dạng thức diễn xướng của ca dao - dân ca ĐBSCL


167

Bảng 4. 3: Tiểu dạng thức diễn xướng thuộc dạng thức diễn xướng Lý của ca dao dân ca ĐBSCL

171

Bảng 4. 4: Tiểu dạng thức diễn xướng thuộc dạng thức hò của ca dao - dân ca
ĐBSCL

173

Bảng 4. 5:Tiểu dạng thức diễn xướng thuộc dạng thức hát huê tình của ca dao - dân
ca ĐBSCL

174

Bảng 4. 6: Tiểu dạng thức diễn xướng thuộc dạng thức hát ru của ca dao - dân ca
ĐBSCL

175

Bảng 4. 7: So sánh số lượng định danh tiểu dạng thức diễn xướng

176

Bảng 4. 8: Nhịp điệu dạng thức diễn xướng lí của ca dao - dân ca ĐBSCL

179

Bảng 4. 9: Nhịp điệu dạng thức diễn xướng hò của ca dao - dân ca ĐBSCL


182

Bảng 4. 10: Nhịp điệu dạng thức diễn xướng Hát huê tình của ca dao - dân ca
ĐBSCL

183

Bảng 4. 11: Nhịp điệu dạng thức diễn xướng Hát ru của ca dao - dân ca ĐBSCL 184
Bảng 4. 12: Cơ cấu giới ở các tiểu dạng thức qua số bài được nam/ nữ cung cấp 192


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 2. 1: Một loại mơ hình ca dao - dân ca (lời) trong sự kiện diễn xướng đối
đáp 5
Biểu đồ 4. 1: Một dạng mơ hình bối cảnh dạng thức dân ca của ca dao - dân ca đối
đáp nam nữ

151

Biểu đồ 4. 2: Biểu đồ đặc điểm chung về độ tuổi của người diễn xướng (khoảng
cách 4 tuổi)

185

Biểu đồ 4. 3: Biểu đồ đặc điểm chung về độ tuổi của người diễn xướng (khoảng
cách 10 tuổi)

186


Biểu đồ 4. 4: Biểu đồ độ tuổi của người diễn xướng ở dạng thức lí của ca dao - dân
ca ĐBSCL (khoảng cách 4 tuổi)

187

Biểu đồ 4. 5: Biểu đồ độ tuổi của người diễn xướng ở tiểu dạng thức lí của ca dao dân ca ĐBSCL (khoảng cách 10 tuổi)

187

Biểu đồ 4. 6: Biểu đồ độ tuổi của người diễn xướng ở tiểu dạng thức hò của ca dao
- dân ca ĐBSCL (khoảng cách 4 tuổi)

188

Biểu đồ 4. 7: Biểu đồ độ tuổi của người diễn xướng ở tiểu dạng thức hò của ca dao
- dân ca ĐBSCL (khoảng cách 10 tuổi)

188

Biểu đồ 4. 8: Biểu đồ độ tuổi của người diễn xướng ở tiểu dạng thức hát ru của ca
dao - dân ca ĐBSCL (khoảng cách 4 tuổi)

189

Biểu đồ 4. 9: Biểu đồ độ tuổi của người diễn xướng ở tiểu dạng thức hát ru của ca
dao - dân ca ĐBSCL (khoảng cách 10 tuổi)

190

Biểu đồ 4. 10: Biểu đồ độ tuổi của người diễn xướng ở tiểu dạng thức hát huê tình

của ca dao - dân ca ĐBSCL (khoảng cách 4 tuổi)

191

Biểu đồ 4. 11: Biểu đồ độ tuổi của người diễn xướng ở tiểu dạng thức hát huê tình
của ca dao - dân ca ĐBSCL (khoảng cách 10 tuổi)

Hình 2. 1: Bản ký âm một bài hò đối đáp

191

45


NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA
DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH
(TRƯỜNG HỢP CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG)
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng tôi chọn đề tài Nghiên cứu ca dao - dân ca dưới góc nhìn bối cảnh
(Trường hợp ca dao - dân ca Đồng bằng sông Cửu Long) thuộc lĩnh vực văn học
dân gian vì một số lí do dưới đây:
Văn học dân gian là một bộ phận của văn hóa dân gian, nơi lưu giữ và trao
truyền những thực thể chứa đựng những giá trị văn hóa có thể lí giải q trình hình
thành, tồn tại và phát triển của một cộng đồng. Nhiều vấn đề cuộc sống thuộc các
lĩnh vực xã hội, chính trị, kinh tế của lịch sử và hiện tại muốn hiểu được phải nhờ
vào văn học dân gian. Những giá trị chứa đựng trong các thực thể văn học đó hiện
được xem là một trong những động lực quan trọng trong định hướng và phát triển
xã hội. Vì vậy, nghiên cứu văn học dân gian là một trong những nhiệm vụ khoa học

khơng chỉ có tầm quốc gia mà cịn có tính quốc tế trong bối cảnh hội nhập.
Nghiên cứu văn học dân gian từ trước đến nay đã đạt được nhiều thành tựu.
Tuy nhiên, các thành tựu đó chủ yếu dựa trên quan điểm diễn giải văn bản văn học
dân gian từ các thành tố ngôn ngữ của văn bản. Việc mở rộng hướng nghiên cứu,
điều chỉnh và bổ sung lí luận, xác định những chiều kích khác của các thực thể văn
học dân gian cụ thể trên cơ sở tiếp thu các lí thuyết đương đại là một nhu cầu khách
quan và cần thiết. Hiện nay, hướng tiếp cận bối cảnh trong nghiên cứu folklore với
quan niệm xem folklore là một q trình, một sự diễn hóa bao gồm quá trình hiện
thực, nghệ thuật và giao tiếp, chú trọng đến những yếu tố ngoài văn bản là một
trong những hướng tiếp cận văn học dân gian hứa hẹn nhiều triển vọng nhưng cũng
chứa đựng nhiều thách thức về mặt lí luận, thực tiễn.
Ca dao - dân ca là một trong những thể loại quan trọng của văn học dân gian
Việt Nam. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành công tác sưu tầm cũng như thực hiện
nhiều công trình nghiên cứu về thể loại này. Tuy nhiên, trong khi hướng tiếp cận bối
cảnh trong folklore học đang được áp dụng cho một số thể loại folklore thì thể loại
ca dao vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Điều này dẫn đến trình trạng nhiều bối
cảnh sử dụng ca dao - dân ca và các dạng thức cụ thể của nó ít được tìm hiểu và lưu
giữ. Vì vậy, hướng nghiên cứu các thể loại trong đó có ca dao - dân ca dưới góc


NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA
DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH
(TRƯỜNG HỢP CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG)
nhìn bối cảnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay.
Tìm hiểu ca dao - dân ca dưới góc nhìn bối cảnh, chúng tơi chọn đối tượng
khảo sát cụ thể là ca dao - dân ca được lưu truyền ở tiểu vùng văn hóa ĐBSCL.
Điều này xuất phát từ vấn đề văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam đã và
đang được giới nghiên cứu quan tâm theo hướng tìm hiểu sự “thống nhất trong đa
dạng”. Trong kho tàng văn học dân gian ĐBSCL, ca dao - dân ca khơng chỉ là một

thể loại có nội dung và nghệ thuật độc đáo mà cịn có trữ lượng đa dạng, phong phú,
hiện diện ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống dân gian. Trong thực tế, ca dao - dân
ca tồn tại trong các nghi lễ vòng đời, các sinh hoạt lễ hội, lao động sản xuất, sinh
hoạt giải trí, trong lời ăn tiếng nói… gắn liền với nhiều dạng thức độc đáo. Ở dạng
thức nào, ca dao - dân ca cũng thể hiện đây là một sản phẩm tinh thần tinh tế, một
thực thể văn hóa độc đáo vừa mang tính kế thừa, vừa mang tính sáng tạo của cư dân
địa phương. Tuy vậy, hiện tại các thực thể tinh thần này đang mai một trong bối
cảnh hiện đại và ít được nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy. Vì vậy, nhu cầu
nghiên cứu để nhận thức, giữ gìn và phát huy những đặc điểm riêng của ca dao dân ca nơi đây cũng hết sức cấp thiết.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án Nghiên cứu ca dao - dân ca dưới góc nhìn bối cảnh (Trường hợp ca
dao - dân ca Đồng bằng sông Cửu Long hướng tới các mục đích cụ thể như sau:
- Vận dụng lí luận của lí thuyết bối cảnh để xác định những vấn đề còn bỏ
ngỏ, cần bổ khuyết trong nghiên cứu, sưu tầm ca dao - dân ca, từ đó tiến tới xây
dựng cơ sở lí luận và công cụ cho việc sưu tầm, nghiên cứu ca dao - dân ca cụ thể ở
ĐBSCL.
- Làm rõ vai trò, vị trí của ca dao - dân ca ĐBSCL trong đời sống văn hóa
qua các giao tiếp nói năng và các hình thức diễn xướng dân ca, từ đó khẳng định
những giá trị của di sản folklore này trong đời sống tinh thần của người dân
ĐBSCL.
- Chỉ ra những đặc điểm mới của ca dao - dân ca ĐBSCL và mở ra những
định hướng mới trong nhận diện thể loại ca dao - dân ca.


NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA
DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH
(TRƯỜNG HỢP CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG)
- Mở ra những định hướng mới trong các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm và

quản lí di sản ca dao - dân ca ĐBSCL trong bối cảnh hiện đại.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận án cần hoàn thành các nhiệm vụ
khoa học sau:
- Hệ thống cơ sở lí luận nghiên cứu văn học dân gian nói chung, nghiên cứu
ca dao - dân ca nói riêng dưới góc nhìn bối cảnh thơng qua việc tổng thuật các quan
niệm lí thuyết, các cơng trình vận dụng của các học giả tiêu biểu.
- Xác định các vấn đề của việc nghiên cứu ca dao - dân ca và ca dao - dân ca.
- Xây dựng cơ sở lí luận và các cơng cụ tiếp cận riêng đối với đối tượng ca
dao - dân ca ĐBSCL từ hướng tiếp cận bối cảnh.
- Thu thập, tập hợp, thống kê ca dao - dân ca ĐBSCL gắn liền với các dạng
thức tương ứng của nó trong bối cảnh sử dụng thực tế.
- Phân loại các dạng thức tồn tại trong bối cảnh của ca dao - dân ca ĐBSCL.
- Nhận diện đặc điểm các yếu tố văn bản và ngoài văn bản của ca dao - dân
ca ĐBSCL. Tiến hành phân tích và đánh giá các thành tố tiêu biểu trong từng dạng
thức ca dao - dân ca bối cảnh cụ thể, nhất là các thành tố không thể nhận diện trực
tiếp trong văn bản ca dao - dân ca.
- Phân tích, hệ thống hóa các luận điểm nhằm định hướng nhận diện đặc
trưng thể loại ca dao - dân ca từ góc nhìn bối cảnh; hệ thống các đặc điểm của ca
dao - dân ca ĐBSCL từ góc nhìn này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khách thể nghiên cứu ca dao - dân ca ĐBSCL, luận án xác định đối
tượng nghiên cứu là ca dao - dân ca nói chung, ĐBSCL nói riêng ở dạng thức gắn
liền với bối cảnh, cụ thể là ca dao - dân ca trong nói năng giao tiếp và ca dao - dân
ca trong các hình thức diễn xướng dân ca.
Về đối tượng khảo sát, luận án chỉ giới hạn mảng ca dao - dân ca của người
Việt. Ca dao thuộc nhiều dạng thức của các dân tộc khác như ca dao - dân ca của
người Hoa, Khmer, Chăm… chưa được khảo sát trong đề tài này. Bên cạnh đó, đối



NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA
DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH
(TRƯỜNG HỢP CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG)
tượng khảo sát trọng tâm là ca dao - dân ca thuộc phạm vi tiểu vùng văn hóa
ĐBSCL. Các dạng thức ca dao - dân ca trong bối cảnh của các vùng miền khác nếu
được đề cập chỉ nhằm so sánh, đối chiếu. Đối tượng khảo sát không bao gồm ca dao
- dân ca trẻ em (đồng dao).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài Nghiên cứu ca dao - dân ca dưới góc nhìn bối cảnh (Trường hợp
ca dao - dân ca Đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu
giới hạn ở việc nghiên cứu đối tượng ca dao - dân ca ĐBSCL trong mối quan hệ với
các dạng thức trong bối cảnh thực tế của nó như dạng thức nói và dân ca. Do sự
phức tạp của các dạng thức ca dao - dân ca trong bối cảnh cũng như sự đa dạng của
các hình thức diễn xướng dân gian, luận án chủ yếu nghiên cứu (vận dụng lí luận) ở
các dạng thức tiêu biểu như hát ru, hị, lí và dạng thức hát huê tình để nhận diện đặc
điểm ca dao - dân ca ĐBSCL. Các dạng thức khác được tiếp cận chủ yếu mang tính
chất trình diễn thao tác ghi nhận nguồn tư liệu và diễn giải ca dao - dân ca.
Trong luận án này, khi tiếp cận các yếu tố có ảnh hưởng, quan hệ nằm ngoài
văn bản ca dao - dân ca ĐBSCL, nội dung nghiên cứu tạm thời chưa tiếp cận các
yếu tố thuần túy thuộc lĩnh vực âm nhạc như thang âm, hoạt động kí âm.
4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Phương pháp luận của của đề tài dựa trên hướng tiếp cận ca dao - dân ca
ĐBSCL trong bối cảnh, theo đó ca dao - dân ca được nghiên cứu, diễn giải trên cơ
sở quan hệ với các dạng thức sử dụng thực tế của nó.
Trên cơ sở định hướng đó, các phương pháp cần được sử dụng để triển khai
đề tài là: phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp phân tích - tổng hợp;
phương pháp cấu trúc - hệ thống; phương pháp so sánh - đối chiếu; phương pháp

nghiên cứu liên ngành.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề của luận án, chúng tôi sử dụng một số
phương pháp sau:
Phương pháp thống kê, phân loại


NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA
DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH
(TRƯỜNG HỢP CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG)
Sau khi tách xuất ca dao - dân ca từ các dạng thức sử dụng thực tế, luận án
sẽ thống kê, phân loại ca dao - dân ca để nhận thức các yếu tố mới của ca dao - dân
ca cũng như nhận diện đặc điểm ca dao - dân ca ĐBSCL.
Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng để phân tích các đặc điểm của ca dao - dân
ca từ các mẫu sưu tầm cụ thể (phân tích bối cảnh) và từ kết quả thống kê. Trên cơ sở
phân tích đó, chúng tơi tổng hợp, đưa ra các đặc điểm của ca dao - dân ca ở các góc
độ khác nhau.
Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Luận án sử dụng phương pháp cấu trúc - hệ thống để tiếp cận bản chất hệ
thống của nguồn tư liệu ca dao - dân ca, các dạng thức tồn tại cũng như sự kiện diễn
xướng ca dao - dân ca cụ thể. Phương pháp này giúp xác định được quan hệ phân
cấp giữa các thực thể ca dao - dân ca cũng như các thành tố cụ thể trong sự kiện
diễn xướng.
Phương pháp so sánh - đối chiếu
Phương pháp so sánh - đối chiếu được sử dụng trong luận án nhằm làm rõ
đặc điểm, giá trị của từng loại tư liệu ca dao - dân ca trong quá trình tiếp cận, thu
thập và xử lí. Phương pháp này cũng giúp luận án làm rõ những đặc điểm của ca
dao - dân ca trong những bối cảnh diễn xướng khác nhau, khơi mở những chiều

kích mới của ca dao - dân ca ĐBSCL cũng như nhận diện thể loại trong đối chiếu
với tục ngữ.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Xuất phát từ tính chất nguyên hợp của đối tượng nghiên cứu, chúng tôi vận
dụng các tri thức và phương pháp liên ngành như văn hóa học, nhân học văn hóa,
chức năng luận, lí thuyết hội thoại để phân tích và diễn giải các đặc điểm, bình diện
mới của ca dao - dân ca ĐBSCL.
Phương pháp điền dã
Phương pháp điền dã được sử dụng trong giai đoạn thu thập nguồn tư liệu.
Hướng tiếp cận bối cảnh trong nghiên cứu ca dao - dân ca ĐBSCL địi hỏi phải tìm
được các sự kiện diễn xướng ca dao - cụ thể để so sánh, đối chiếu trong quá trình


NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA
DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH
(TRƯỜNG HỢP CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG)
nghiên cứu. Thực hiện phương pháp điền dã, chúng tôi sử dụng các cộng tác viên đã
được hướng dẫn lí luận và kĩ thuật để tiếp cận các chủ thể dân gian. Các cộng tác
viên này được trang bị phương pháp điền dã cụ thể đã được trình bày ở mục 2.1.3
để thu thập các nguồn tư liệu ca dao - dân ca khác nhau ở dạng thức nói năng và dân
ca.
5. Đóng góp của luận án
5.1. Về lí luận
- Giới thiệu hướng tiếp cận bối cảnh trong nghiên cứu folklore đương đại,
tổng thuật các quan niệm lí thuyết, các cơng trình của các nhà nghiên cứu tiêu biểu.
- Đề tài tiến tới xây dựng các cơng cụ lí luận, phương pháp luận từ góc nhìn
bối cảnh để tiếp cận trường hợp ca dao - dân ca ĐBSCL.
- Nhận diện những thành tố và đặc điểm của ca dao - dân ca ĐBSCL trong
một số bối cảnh tiêu biểu.

- Định hướng nhận dạng những đặc trưng thể loại của ca dao - dân ca nói
chung, ca dao - dân ca ĐBSCL nói riêng từ hướng tiếp cận bối cảnh nhằm xác định
các ranh giới giữa các thể loại gần của văn học dân gian.
5.2. Về thực tiễn
- Khám phá những đặc điểm mới của ca dao - dân ca ĐBSCL. Những đặc
điểm mới, độc đáo này là biểu hiện của bản sắc riêng văn hóa vùng ĐBSCL trong
sự thống nhất với các vùng văn hóa khác.
- Từ ứng dụng lí thuyết bối cảnh vào nghiên cứu trường hợp cụ thể là ca dao
- dân ca, đề tài là một công cụ đánh giá ưu điểm của lí thuyết này, tạo điều kiện cho
việc phát triển và ứng dụng lí thuyết này trong tương lai.
- Đề tài xác định một số phương diện hiện tồn của ca dao - dân ca ĐBSCL
trên cơ sở lí thuyết bối cảnh, điều này có thể dẫn đến sự bổ sung về lí luận và hoạt
động thực tiễn trong bảo tồn ca dao - dân ca ĐBSCL và văn học dân gian.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án Nghiên
cứu ca dao - dân ca dưới góc nhìn bối cảnh (Trường hợp ca dao - dân ca Đồng
bằng sông Cửu Long được chia thành 4 chương.


NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA
DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH
(TRƯỜNG HỢP CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG)
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ TRONG TIẾP CẬN CA DAO DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH
Chương này mang tính chất tổng quan về hướng nghiên cứu folklore từ góc
nhìn bối cảnh ở Hoa Kỳ, từ đó nội dung chương chuyển sang điểm lược những cơng
trình, bài viết trong nước trong việc tiếp nhận nó vào phổ biến lí luận và vận dụng
nghiên cứu thực tế. Chương này còn tiến hành tổng lược những hướng nghiên cứu
ca dao truyền thống, từ đó đặt ra những vấn đề còn bỏ nhỏ mà hướng tiếp cận ca

dao - dân ca trong bối cảnh cần bổ khuyết.
Chương 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG NGHIÊN CỨU
CA DAO - DÂN CA DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH
Trong chương này, chúng tơi trình bày những vấn đề về đặc điểm nguồn tư
liệu, nhận dạng các loại tư liệu và phương pháp thu thập cứ liệu nghiên cứu. Bên
cạnh đó, chương này cịn triển khai các vấn đề lí luận về các dạng thức của ca dao dân ca trong thực tế nhằm định hướng hoạt động thu thập tư liệu và xác định đối
tượng nghiên cứu chính. Nội dung cuối cùng của chương hướng vào việc tiếp cận lí
luận các yếu tố cấu thành sự kiện diễn xướng để định hướng cho việc ứng dụng vào
thực tế tìm hiểu ca dao - dân ca ở ĐBSCL.
Chương 3. NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG SƠNG
CỬU LONG DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH TỪ SƯU TẦM THỰC TẾ TRƯỜNG HỢP DẠNG THỨC NĨI NĂNG
Trong chương này, chúng tơi triển khai nghiên cứu dạng thức nói năng của ca
dao - dân ca ở ĐBSCL từ những tư liệu được thu thập từ công tác sưu tầm thực tế.
Nội dung nghiên cứu tập trung vào việc nhận dạng các bối cảnh của ca dao - dân ca
ở dạng thức nói năng để chỉ ra những chiều kích mới của ca dao ở ĐBSCL. Bên
cạnh đó, một số phương diện của ca dao - dân ca ở dạng thức nói năng như cuộc
thoại, tham thoại, hành động ngôn từ cũng được triển khai từ lí thuyết hội thoại để
làm rõ những đặc điểm của ca dao - dân ca, từ đó định hướng cho việc nhận dạng
thể loại.
Chương 4
NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA
DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH
(TRƯỜNG HỢP CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG)
DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH - TRƯỜNG HỢP DẠNG THỨC DÂN CA
Trong chương 4, chúng tôi tiếp tục tiếp cận ca dao - dân ca ĐBSCL ở dạng
thức dân ca từ các nguồn tư liệu từ sưu tầm thực tế, tác phẩm văn học và từ nguồn

tư liệu âm nhạc dân gian. Vận dụng chức năng luận, chúng tôi nhận dạng các loại
bối cảnh gắn với các dạng thức dân ca đối đáp và phi đối đáp nhằm chỉ ra những
đặc điểm của ca dao - dân ca ĐBSCL. Trong phần cuối của chương 4, chúng tôi tiếp
cận một số đặc điểm của ca dao - dân ca ở ĐBSCL từ nguồn tư liệu âm nhạc dân
gian để từ đó định hướng nhận dạng thể loại ca dao - dân ca.


NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA
DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH
(TRƯỜNG HỢP CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG)

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
TRONG TIẾP CẬN CA DAO DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu văn học dân gian dưới góc nhìn bối cảnh ở nước ngồi
Năm 1925, Malinowski đã có những nhận xét bước đầu về mối quan hệ giữa
văn bản và bối cảnh. Gần 40 năm sau, hướng nghiên cứu bối cảnh đã có những
thành tựu vững chắc về lí luận và đã đóng góp lớn cho nền nghiên cứu folklore học.
Từ năm 1965 đến năm 1979, trong giới folklore học Hoa Kỳ đã nổ ra cuộc
tranh luận “văn bản và bối cảnh” (“Text - context” controversy). Đây là cuộc tranh
luận giữa một bên là những nhà folklore học quan niệm văn bản folklore đồng nhất
với folklore, tức folklore chính là văn bản đã được tách xuất và nghiên cứu độc lập,
còn một bên là những nhà folklore học trẻ tuổi quan niệm folklore phải được xem là
dạng thức thực tồn, diễn xướng cụ thể trong bối cảnh cụ thể và phải được tiếp cận
nghiên cứu ở dạng thức đó.
Hướng tiếp cận folklore khơng được tách rời khỏi bối cảnh khởi đầu bằng bài
viết năm 1964 của Alan Dundes: Kết cấu, văn bản và bối cảnh (Texture, Text and
Context). Alan Dundes đã đề xuất ba cấp phân tích là kết cấu, văn bản và bối cảnh,

theo đó “Tốt nhất là một thể loại nên được phân tích theo cả ba yếu tố trên” (Alan
Dundes, 1964). Alan Dundes nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sưu tầm bối cảnh
để từ đó có thể giải thích được lí do một văn bản văn học dân gian được dùng trong
cảnh huống nào, nguyên nhân của sự xuất hiện các “dị bản” và đặc điểm ngoài văn
bản dùng để nhận diện, phân biệt các thể loại khác nhau.
Tiếp theo đó, hướng tiếp cận từ góc nhìn bối cảnh đã có những bước vận
động phát triển khơng ngừng về lí luận, tạo nên những tranh luận trong giới học
thuật về folklore. Một trong những vấn đề cốt lõi, cơ bản của cuộc tranh luận này là
vấn đề xoay quanh quan niệm folklore là văn bản hay bối cảnh. Bài phát biểu của


NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA
DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH
(TRƯỜNG HỢP CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG)
Dan Ben-Amos năm 1967 tại cuộc gặp mặt thường niên của Hội Folklore học Hoa
Kỳ (AFS) tại Toronto, Ontario nhan đề: Folklore: Một lần nữa lật lại trò chơi định
nghĩa (Folklore: The Definition Game Once Again)” đã đưa vấn đề này trở thành
vấn đề tranh luận chính về folklore trong một thời gian dài trong giới folklore học
Hoa Kỳ. Dan Ben-Amos đã chỉ ra những hạn chế của hướng tiếp cận truyền thống
lấy văn bản làm đối tượng nghiên cứu độc lập, như một chỉnh thể ngôn ngữ dường
như khép kín. Ồng phê phán hướng tiếp cận khơng nhận thức đúng mối quan hệ
không thể tách rời giữa văn bản và bối cảnh trong hình thức diễn xướng cụ thể. Để
khắc phục hạn chế đó, ơng đề xuất cần định nghĩa lại khái niệm folklore, xem
folklore chính là một quá trình giao tiếp (Dan Ben-Amos,1967). Năm 1971, ơng
cơng bố bài viết Tiến tới một định nghĩa về văn hóa dân gian trong bối cảnh
(Toward a Definition of Folklore in Context) trên cơ sở phát triển các ý tưởng đó.
Trong bài viết này, Dan Ben-Amos khẳng định: “Folklore là hành động diễn ra lúc
đó. Nó là hành động nghệ thuật. Nó bao hàm sự sáng tạo và sự đáp ứng thẩm mĩ, cả
hai đều hội tụ về các hình thức nghệ thuật” (Dan Ben-Amos, 1971). Quan niệm này

của Dan Ben-Amos đã tạo nên những vận động mạnh mẽ trong giới học thuật về
folklore, thôi thúc các nhà folklore học trẻ tuổi Hoa Kỳ tiếp cận nghiên cứu, xây
dựng hệ thống lí luận mới trong nghiên cứu folklore.
Hòa vào xu hướng tiếp cận văn học dân gian dưới góc nhìn bối cảnh, năm
1969, Barbara Kirshenblatt - Gimblett công bố bài viết Truyện ngụ ngơn trong bối
cảnh: Một phân tích có tính tương tác xã hội về diễn xướng kể chuyện (A parable in
Context: A Social Interactional Analysis of Storytelling Performance) (Barbara
Kirshenblatt - Gimblett, 1969). Trong bài viết này, những yếu tố ngoài văn bản gắn
liền với người sử dụng ngụ ngôn, người tiếp nhận và các yếu tố sinh hoạt gia đình,
hồn cảnh xã hội được Barbara Kirshenblatt - Gimblett vận dụng hợp lí để diễn giải
truyện ngụ ngơn được sử dụng và được hiểu như thế nào trong bối cảnh cụ thể. Có
thể nói, ơng đã cho thấy việc ứng dụng lí thuyết bối cảnh vào truyện ngụ ngơn nói
riêng, văn học dân gian nói chung đã mở ra những chiều kích mới trong việc diễn
giải các thực thể folklore dựa trên quan niệm xem folklore là một quá trình giao
tiếp.


NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA
DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH
(TRƯỜNG HỢP CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG)
Cùng thời gian này, Georges, Robert A. cũng vận dụng hướng tiếp cận bối
cảnh qua bài viết Để tìm hiểu về các buổi kể chuyện (Toward an Understanding of
Storytelling Events). Robert A. Georges chỉ ra các yếu tố ngoài văn bản của buổi kể
chuyện để làm rõ lí do tại sao các buổi kể chuyện được diễn ra và diễn ra như thế
nào. Thông qua bài viết này, ông cũng chỉ ra những hạn chế của hướng tiếp cận
folklore truyền thống của các nhà nghiên cứu truyện kể thế kỷ XIX. Robert A.
Georges cho rằng việc nghiên cứu truyện kể cần được gắn liền với sự kiện diễn
xướng, tức văn bản truyện kể không được tách rời khỏi bối cảnh xã hội đã sản sinh
ra nó và bối cảnh gì đã làm cho nó được diễn xướng (Georges, 1969).

Hướng nghiên cứu từ góc nhìn bối cảnh đã giúp các nhà folklore học phải
nhìn nhận bối cảnh, nhất là các yếu tố của sự kiện diễn xướng cụ thể, như một bình
diện nghiên cứu cần được nhận thức đúng vai trị trong nghiên cứu folklore.
Những nhà folklore học chủ trương quan niệm lấy văn bản làm trung tâm
trong nghiên cứu folklore như Roger Welsch, D. K. Wilgus, Stephen Jones... thì bày
tỏ quan ngại rằng nếu lấy bối cảnh làm trung tâm thì có thể dẫn đến việc làm thay
đổi đối tượng nghiên cứu, có thể dẫn đến thực tế nghiên cứu folklore khơng cịn là
nghiên cứu văn học dân gian. Đây là một quan điểm khơng phải khơng có lí.
Stephen Jones lo ngại rằng những người theo trào lưu “bối cảnh” đang khiến cho
folklore khơng cịn là bản thân chính nó, nghĩa là folklore học khơng cịn chun
nghiên cứu về sản phẩm thẩm mĩ mà trở thành khoa học chỉ chú trọng đến con
người và sự kiện. Năm 1973, Wilgus đã phát biểu tại AFS với nhan đề Văn bản
chính là vấn đề (The Text is the Thing) và nhận thấy những biểu hiện đáng lo lắng
của việc nghiên cứu lấy bối cảnh làm trung tâm. Những người theo trào lưu “bối
cảnh” ngày càng thể hiện nét cực đoan, đó là việc “lấy văn bản làm trung tâm”
đang trở thành cách diễn đạt tiêu cực và bị dè bỉu. Ông cũng băn khoăn rằng sẽ “đốt
cháy toàn bộ văn khố” nếu cứ chăm chăm theo đuổi hướng nghiên cứu này (Wilgus,
1973).
Có thể nói, nghiên cứu văn học dân gian trên thế giới có sự vận động nghiên
cứu mở rộng từ văn bản sang bối cảnh, diễn xướng, từ thành tố ngôn từ của folklore
sang thực thể nguyên hợp, toàn vẹn của folklore. Lo ngại của các nhà nghiên cứu


NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA
DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH
(TRƯỜNG HỢP CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG)
Roger Welsch, D. K. Wilgus, Stephen Jones... rằng nếu lấy bối cảnh làm trung tâm
thì có thể dẫn đến việc thay đổi đối tượng nghiên cứu, có thể dẫn đến thực tế nghiên
cứu folklore khơng cịn là nghiên cứu văn học dân gian sẽ là một quan ngại không

phải không có lí. Vấn đề là xác định đối tượng nghiên cứu theo địa hạt nghiên cứu
trong mối quan hệ với bản chất thực sự của folklore.
1.1.2. Nghiên cứu văn học dân gian dưới góc nhìn bối cảnh trong nước
Các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam đã có nhiều nổ lực để tiếp
nhận và giới thiệu các hướng nghiên cứu văn học dân gian nước ngoài vào Việt
Nam. Bắt đầu từ nửa đầu thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận
văn bản và kết cấu văn bản văn học dân gian của các học giả Xô Viết đã được giới
thiệu ở Việt Nam. Các nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn
Xuân Kính, Bùi Mạnh Nhị… đã tiếp nhận lí luận, vận dụng các cơng cụ lí luận từ
các hướng tiếp cận này, áp dụng vào các thực thể folklore cụ thể và đã đạt được
những thành tựu nhất định. Những năm gần đây, tạp chí Văn học và tạp chí Văn hóa
dân gian cũng đã đăng các bài viết giới thiệu phương pháp nghiên cứu folklore ở
các nước phương Tây, trong đó có phương pháp tiếp cận theo hướng bối cảnh.
Trong Quan niệm mới về folklore và quá trình văn bản hóa folklore ở Hoa
Kỳ của Nguyễn Thị Hiền, cách tiếp cận diễn xướng được xem là đối tượng chính
của bài viết. Tác giả đã nêu lên thực tế: “Trong suốt hơn 30 năm qua, ngành folklore
học Hoa Kỳ đã chuyển hướng theo nghiên cứu folklore hiện đại, folklore như là một
q trình, là một hệ thống mang tính truyền thống. Thật sự, thuật ngữ folklore đã
bắt đầu đi chệch nghĩa gốc của nó từ khi có quan niệm mới về folklore (như là một
quá trình, trong ngữ cảnh và diễn xướng)” (Nguyễn Thị Hiền, 1999).
Trong bài viết Một số phương pháp nghiên cứu folklore ở Phương Tây (tạp
chí Văn hóa dân gian số 3-2000) , bên cạnh việc giới thiệu một số phương pháp
nghiên cứu folklore như Phương pháp khôi phục lại lịch sử của anh em Grim,
Phương pháp thần thoại Anh thế kỉ XIX của Max Muller, Tiến hóa luận của Edward
Taylor, Andrew Lang, Phương pháp lịch sử - địa lí Phần Lan, Phương pháp nghiên
cứu folklore theo hệ tư tưởng, Chức năng luận, Phân tâm học, Cấu trúc luận, tác giả
Nguyễn Thị Hiền cũng tiếp tục đề cập phương pháp tiếp cận folklore theo bối cảnh


NGHIÊN CỨU CA DAO - DÂN CA

DƯỚI GĨC NHÌN BỐI CẢNH
(TRƯỜNG HỢP CA DAO - DÂN CA ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG)
diễn xướng nhưng chủ yếu nêu các luận điểm chính ở phương diện khái quát
(Nguyễn Thị Hiền, 2000).
Trên tạp chí Văn học, số 7-2008, Trần Thị An có bài viết Nghiên cứu văn
học dân gian từ góc độ type và motif - Những khả thủ và bất cập. Trong bài viết
này, tác giả đã điểm qua một cách ngắn gọn về trường phái “bối cảnh” ở Hoa Kỳ,
theo đó trường phái này cho rằng folklore vẫn tồn tại trong đời sống hôm nay dưới
nhiều dạng thức, là biểu hiện rộng lớn của hành vi và văn hóa lồi người; rằng văn
bản chỉ là một yếu tố tham chiếu chứ không phải là toàn bộ tư liệu nghiên cứu, điều
quan trọng là đời sống folklore đang tồn tại trong những điều kiện như thế nào
(Trần Thị An, 2008).
Theo nội hàm của hướng tiếp cận bối cảnh đã trình bày ở trên thì việc nghiên
cứu văn học dân gian ở Việt Nam ít nhiều đã tiếp cận đến hướng nghiên cứu này.
Nhiều cơng trình sưu tầm, giới thiệu văn học dân gian các vùng miền đều đề cập
đến bối cảnh lịch sử - văn hóa - xã hội như là điều kiện sản sinh, tồn tại và phát
triển của các hình thức sinh hoạt, hoạt động diễn xướng của từng thể loại văn học
dân gian. Hướng nghiên cứu thi pháp văn học dân gian vốn nhấn mạnh đến các
phương diện nghệ thuật của văn bản văn học dân gian cũng ít nhiều đề cập đến cả
phong cách của người diễn xướng. Nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên khẳng định
“Nghiên cứu thi pháp văn học dân gian còn bao gồm cả việc khảo sát những đặc
điểm phong cách cá nhân của người sáng tạo và diễn xướng trong mối quan hệ với
những đặc điểm thi pháp truyền thống” (Chu Xuân Diên, 2001).
Những bài viết giới thiệu hướng tiếp cận bối cảnh trong nghiên cứu folklore
cịn được đa dạng, phong phú hóa bởi hàng loạt những bài viết trên các tạp chí, hội
thảo theo hướng giới thiệu hoặc khai thác một số vấn đề liên quan đến hướng tiếp
cận bối cảnh. Một số bài viết theo hướng tiếp cận này như Nguyễn Đổng Chi - nhà
sưu tầm, khảo cứu văn học dân gian từ thực tiễn đến lí luận của nhà nghiên cứu Hồ
Quốc Hùng; Ngơn ngữ học-Nhân học văn hóa - Tâm lí học hành vi: một phối hợp

liên ngành theo hướng nghiên cứu văn học dân gian trong bối cảnh của Nguyễn
Hữu Nghĩa; Hướng tiếp cận “Bối cảnh” trong folklore học - một hướng tiếp cận
liên ngành - Nghĩa của tục ngữ trong bối cảnh của Lê Thị Thanh Vy; Vận dụng các


×