Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Giáo trình Tài chính quốc tế (giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành kinh tế): Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 98 trang )

Chương 5:
QUẢN TRỊ NỢ VÀ TÀI SẢN NGẮN HẠN
Mục tiêu của chương:
Hiểu được các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế.
Hiểu được các hình thức tài trợ thương mại.
Hiểu được như thế nào là tài trợ ngắn hạn quốc tế.
Biết được các tiêu chuẩn được xem xét trong quyết định tài trợ
ngắn hạn.
Hiểu các hình thức tài trợ ngắn hạn. Phân tích ưu nhược điểm của
từng phương thức tài trợ để lựa chọn hình thức tài trợ nào là tối ưu cho
công ty đa quốc gia.
Thực hiện quyết định tài chính ngắn hạn, như quyết định tài trợ,
quyết định đầu tư, quyết định phân phối nhằm tối đa hóa giá trị cho cơng
ty đa quốc gia.
Hiểu được quản trị tiền mặt quốc tế.
Nội dung của chương: Gồm 3 phần:
Tài trợ thương mại quốc tế.
Tài trợ ngắn hạn.
Quản trị tiền mặt quốc tế.
5.1. TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
5.1.1. Các phương thức thanh tốn trong thương mại quốc tế
Có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau trong thanh toán
quốc tế. Dưới đây là một số phương thức thanh toán cơ bản thường được
áp dụng trong mua bán ngoại thương: trả trước, thư tín dụng, hối phiếu, ủy
thác và ghi sổ.
112


5.1.1.1. Trả trước
Phương thức này người mua phải chuyển tiền thanh toán cho người
bán, sau khi nhận được tiền thì người bán sẽ giao hàng. Đây là phương


thức thanh toán mong muốn nhất của người bán vì họ khơng phải chịu
sức ép về rủi ro phát sinh và có thể thu được tiền hàng ngay nếu sử dụng
phương thức điện chuyển tiền. Tuy nhiên, phương thức này gây nhiều khó
khăn về dòng tiền và tăng rủi ro cho người mua cho nên thơng thường họ
ít khi chấp nhận trả tiền trước khi nhận được hàng.
Trong phương thức trả trước, nhà xuất khẩu chỉ chuyển hàng hóa
cho nhà nhập khẩu khi nhận được tiền từ nhà nhập khẩu. Khoản thanh toán
thường được sử dụng dưới hình thức mợt bức điện tín quốc tế chuyển giao
đến tài khoản ngân hàng của nhà xuất khẩu.
Ưu nhược điểm của phương thức thanh toán:
+ Đối với nhà xuất khẩu: Không phát sinh rủi ro trong quá trình bán
hàng; luân chuyển vốn nhanh; giảm khả năng cạnh tranh trong môi trường
kinh doanh có tính cạnh tranh cao.
+ Đối với nhà nhập khẩu: Rủi ro rất lớn trong quá trình mua hàng
hóa; luân chuyển vốn chậm.
5.1.1.2. Thư tín dụng (L/C)
Do phương thức trả tiền ngay mang lại nhiều rủi ro cho người mua
(có thể người xuất khẩu khơng chuyển hàng ngay cả khi đã được thanh
tốn) nên trong hoạt động mua bán quốc tế, thư tín dụng được sử dụng phổ
biến hơn nhằm bảo đảm lợi ích cho cả hai bên. Theo đó, việc thanh tốn
chỉ được ngân hàng chấp nhận sau khi người bán đã xuất trình đầy đủ bộ
chứng từ. Xét về thời gian thực hiện, thư tín dụng có thể là trả ngay (at
sight), hoặc trả sau.
Thư tín dụng thường được chia thành các loại: thư tín dụng có thể
hủy ngang hoặc khơng hủy ngang, thư tín dụng có xác nhận hoặc khơng có
xác nhận. Thư tín dụng khơng hủy ngang (irrevocable L/C) là loại thư tín
dụng mà trong thời hạn hiệu lực của nó, ngân hàng mở (tức ngân hàng của
người mua) hoặc người mua khơng có quyền hủy bỏ hay sửa đổi nội dung
113



thư tín dụng nếu khơng có sự đồng ý của người xuất khẩu (người bán).
Thư tín dụng hủy ngang (revocable L/C) là loại thư tín dụng mà ngân hàng
mở có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ vào bất cứ lúc nào mà không cần sự chấp
thuận của người bán. Trong thư tín dụng có xác nhận, ngân hàng cam kết
trực tiếp trả tiền hàng cho người bán. Còn đối với thư tín dụng khơng xác
nhận, người xuất khẩu có được thanh tốn hay khơng phụ thuộc vào ngân
hàng nước ngồi.
Dưới đây là trình tự tiến hành thơng thường khi thanh tốn sử dụng
phương thức thư tín dụng khơng hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable Letter of Credit) của một ngân hàng Mỹ:
1. Sau khi thống nhất về các điều kiện bán hàng và ký kết hợp đồng,
người nhập khẩu làm đơn gửi đến ngân hàng của mình xin mở thư tín dụng
cho người xuất khẩu hưởng.
2. Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng
sẽ lập một thư tín dụng khơng hủy ngang, bao gồm tất cả những chỉ dẫn
cho người bán liên quan đến việc vận chuyển hàng.
3. Sau đó, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ gửi thư tín dụng cho một
ngân hàng ở Mỹ, yêu cầu ngân hàng này xác nhận. Ngân hàng Mỹ này có
thể do người xuất khẩu chỉ định hoặc do ngân hàng mở L/C lựa chọn chi
nhánh của mình tại Mỹ làm ngân hàng xác nhận.
4. Ngân hàng Mỹ sẽ gửi thư xác nhận cùng với thư tín dụng khơng
hủy ngang cho người xuất khẩu.
5. Người xuất khẩu sau khi xem xét cẩn thận các điều khoản ghi
trong thư tín dụng, sẽ ký hợp đồng vận tải đảm bảo hàng sẽ được chuyển đến đúng thời hạn. Nếu người xuất khẩu không đồng ý với bất kỳ
một điều kiện nào thì phải thơng báo ngay cho người mua biết để kịp thời
điều chỉnh.
6. Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao
hàng đến đúng cảng hoặc sân bay quy định.
7. Khi hàng đã được xếp lên tàu/máy bay, người xuất khẩu phải có
nghĩa vụ hồn chỉnh bộ chứng từ gửi hàng theo yêu cầu của thư tín dụng.

114


8. Sau đó, người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ đó cho ngân
hàng Mỹ.
9. Ngân hàng kiểm tra chứng từ, nếu khơng có gì trục trặc sẽ thơng
báo kết quả kiểm tra cho ngân hàng người nhập khẩu. Ngân hàng này
sau khi kiểm tra nếu thấy bộ chứng từ đã hồn chỉnh thì gửi cho người
nhập khẩu.
10. Người nhập khẩu (hoặc đại lý của họ) sẽ nhận những chứng từ
cần thiết để tiến hành thủ tục nhập hàng.
11. Nếu có hối phiếu đi kèm với thư tín dụng thì hối phiếu đó sẽ được
ngân hàng người xuất khẩu thanh toán vào thời gian đã thỏa thuận hoặc sẽ
được chiết khấu trước đó.
Ngay sau khi nhận được thư tín dụng, người xuất khẩu nên kiểm
tra cẩn thận các điều khoản trong thư tín dụng với những nội dung được
đề cập trong hóa đơn chiếu lệ. Điều này cực kỳ quan trọng vì các điều
khoản cần phải phù hợp với nhau, nếu khơng thư tín dụng sẽ khơng có
hiệu lực và người xuất khẩu sẽ khơng được thanh tốn. Nếu các điều
khoản khơng phù hợp hoặc có bất kỳ thơng tin gì sai lệch, người xuất
khẩu phải liên lạc ngay với khách hàng và yêu cầu họ điều chỉnh thư
tín dụng cho phù hợp.
Người xuất khẩu cũng phải xuất trình bộ chứng từ chứng minh đã
giao hàng đúng thời hạn quy định trong thư tín dụng vì nếu khơng sẽ khơng
được thanh toán tiền hàng. Người xuất khẩu nên kiểm tra, liên lạc với công
ty vận tải để đảm bảo không có sự cố bất ngờ làm trì hỗn việc chuyển
hàng. Ngồi ra, người xuất khẩu cũng phải xuất trình bộ chứng từ đúng
thời hạn ghi trong L/C để làm thủ tục thanh toán.
Ưu nhược điểm của phương thức thanh toán:
+ Đối với nhà xuất khẩu: Có phát sinh rủi ro trong quá trình bán hàng

khi bộ chứng từ không đầy đủ; đảm bảo cạnh tranh trong môi trường kinh
doanh có tính cạnh tranh cao.
+ Đối với nhà nhập khẩu: Hạn chế rủi ro trong quá trình mua
hàng hóa.
115


5.1.1.3. Hối phiếu
Hối phiếu là giấy đòi nợ vô điều kiện được lập bởi một bên, thường
là nhà xuất khẩu, yêu cầu nhà nhập khẩu phải thanh toán một khoản tiền
cụ thể ghi trên hối phiếu căn cứ trên việc xuất trình bộ chứng từ hàng hóa.
Hối phiếu bảo vệ nhà xuất khẩu ít hơn so với tín dụng thư vì ngân
hàng khơng có nghĩa vụ thanh tốn nhân danh người mua.
Hối phiếu có 3 chức năng chủ yếu sau:
Hối phiếu là phương tiện thanh toán: Hối phiếu là phương tiện giúp
người bán đòi tiền người mua và giúp người mua chuyển tiền trả nợ cho
người bán.
Hối phiếu là phương tiện đảm bảo: Hối phiếu là một chứng từ có giá,
do đó nó có thể được mua bán, cầm cố, thế chấp, v.v.
Hối phiếu là một phương tiện cung cấp tín dụng: Vì hối phiếu là một
chứng từ có giá nên nó có thể là cơng cụ hữu hiệu trong việc cung ứng các
khoản tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng.
Ưu nhược điểm của phương thức thanh toán:
+ Đối với nhà xuất khẩu:
Nhược điểm: Rủi ro trong quá trình bán hàng gia tăng khi tình hình
tài chính của người mua suy giảm.
Ưu điểm: Cạnh tranh tốt trong môi trường kinh doanh có tính cạnh
tranh cao.
+ Đối với nhà nhập khẩu: Hạn chế rủi ro trong quá trình mua hàng
hóa; bị động trong thanh toán so với các phương thức bán chịu.

5.1.1.4. Ủy thác
Phương thức này nhà xuất khẩu gửi hàng hóa cho nhà nhập khẩu
trong khi vẫn sở hữu hàng hóa đó. Nhà nhập khẩu nhận hàng hóa nhưng
khơng phải trả tiền cho đến khi họ bán hàng này cho người thứ ba.
Trong trường hợp này nhà xuất khẩu phải chịu mọi rủi ro, do đó
phương thức này ít được sử dụng trong thanh toán, chỉ khi giữa các công
116


ty có quan hệ trực thuộc. Ví dụ: Cơng ty mẹ giao hàng cho cơng ty con,…
Ngồi ra, một số nhà cung cấp thiết bị cũng thường ký gửi hàng hóa của
mình với mục đích giới thiệu sản phẩm, khi hàng mẫu được bán hoặc sau
một kỳ cung cấp cụ thể thì tiền thanh tốn được gửi đến nhà cung cấp.
5.1.1.5. Tài khoản mở, ghi sổ
Người xuất khẩu mở một tài khoản để ghi nợ người nhập khẩu, yêu
cầu người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu vào thời điểm xác định
trong tương lai. Phương thức này chỉ thuận tiện và an toàn trong trường
hợp hai bên thực sự tin cậy lẫn nhau, đã mua bán hàng nhiều lần và người
mua có uy tín thanh tốn.
Tuy nhiên, sử dụng phương thức ghi sổ có rất nhiều rủi ro. Người
xuất khẩu sẽ rất khó khiếu nại do khơng có sự tham gia của ngân hàng và
các chứng từ của ngân hàng. Là người xuất khẩu, bạn có thể phải thu tiền
hàng ở nước ngồi, mà việc này rất khó và tốn nhiều chi phí. Ngồi ra, việc
theo dõi và xử lý các khoản phải thu gặp rất nhiều khó khăn do không sử
dụng hối phiếu hay bất kỳ chứng từ ghi nợ nào.
Bảng 5.1. So sánh các phương thức thanh toán
Phương
thức

Thời gian

thanh toán

HH giao
cho NM

Rủi ro đối với
nhà xuất khẩu

Rủi ro đối với nhà
nhập khẩu

Trả trước

Trước khi
giao hàng

Sau khi
thanh
tốn

Khơng

Phụ thuộc hoàn toàn
vào việc nhà XK gửi
hàng theo đúng hợp
đồng đã ký

Thư tín
dụng


Ngay sau
khi giao
hàng

Sau khi
thanh
tốn

Rất ít, khơng phụ
thuộc vào các
điều khoản tín
thác

Bảo đảm HH được
giao nhưng phụ
thuộc vào nhà XK
có giao hàng như
mơ tả trong chứng từ

HP trả
ngay,
chứng từ
đối thanh
tốn

Khi xuất
Sau khi
trình HP cho thanh
NM
tốn


Nếu HP khơng
được thanh tốn
phải xử lý hàng
hóa

Giống trường hợp
trên, trừ khi nhà NK
kiểm tra HH trước
khi thanh toán

117


HP kỳ
hạn,
chứng từ
đối chấp
nhận

Khi đáo hạn Trước
hối phiếu
khi thanh
toán

Phụ thuộc vào
việc người mua
thanh toán HP

Giống trường hợp

trên

Ủy thác

Thời điểm
người MB

Trước
khi thanh
tốn

Cho phép nhà NK Khơng cải thiện
bán hàng trước
dịng tiền cho người
khi thanh tốn
mua

Ghi sổ

Theo thỏa
thuận

Trước
khi thanh
tốn

Phụ thuộc hồn
Khơng
tồn vào việc NM
thanh tốn tiền

ghi sổ theo thỏa
thuận

5.1.2. Các hình thức tài trợ thương mại
Tài trợ là một hình thức huy động vốn mà các công ty có thể sử
dụng để tìm nguồn tài trợ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh
của mình, sao cho nguồn tài trợ đó có chi phí thấp nhất có thể và rủi ro
chấp nhận được.
Các công ty có thể nghiên cứu các hình thức tài trợ sau đây để lựa
chọn phương thức tài trợ phù hợp cho công ty của mình.
5.1.2.1. Tài trợ các khoản phải thu
Tài trợ các khoản phải thu: Trong một vài trường hợp, nhà xuất khẩu
có thể sẵn sàng xuất hàng hóa cho người nhập khẩu mà khơng cần có một
sự bảo đảm thanh tốn nào từ ngân hàng. Điều này sẽ dẫn đến một hình
thức bán chịu hoặc hối phiếu trả chậm. Trước khi xuất hàng đi, nhà xuất
khẩu nên tiến hành đánh giá rủi ro tín dụng của mình căn cứ trên khả năng
thanh tốn của nhà nhập khẩu. Nếu nhà xuất khẩu sẵn lòng chờ cho việc
thanh tốn thì họ sẽ cho khách hàng nợ. Cịn nếu người xuất khẩu cần tiền
ngay thì họ có thể yêu cầu tài trợ từ ngân hàng. Trong nghiệp vụ được gọi
là tài trợ các khoản phải thu - các ngân hàng cung cấp cho nhà xuất khẩu
một khoản vay được đảm bảo bằng các khoản phải thu. Trong trường hợp
người nhập khẩu khơng thể thanh tốn do bất cứ một ngun nhân nào thì
người xuất khẩu đều phải có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.
118


- Hình thức tài trợ các khoản phải thu cịn chứa đựng nhiều rủi ro,
chẳng hạn như các biện pháp hạn chế của Chính phủ hoặc việc kiểm sốt
ngoại hối có thể làm ngăn cản việc chi trả cho nhà xuất khẩu. Vì vậy, lãi
suất của khoản nợ này thường cao hơn so với hình thức tài trợ các khoản

phải thu trong nước. Thời hạn tài trợ thường là từ một đến sáu tháng. Để
giảm thiểu rủi ro của các khoản phải thu nước ngoài, nhà xuất khẩu và
ngân hàng thường yêu cầu bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trước khi tiến hành
tài trợ các khoản phải thu này.
Ưu điểm: Phương thức này không đòi hỏi tài sản thế chấp trong quá
trình vay vốn.
Nhược điểm: Lãi suất sử dụng vốn thường cao hơn lãi suất cho vay
thông thường vì ngân hàng có tính đến rủi ro không thu hồi được nợ.
5.1.2.2. Bao thanh toán tương đối
- Bao thanh toán tương đối: Khi nhà xuất khẩu xuất hàng trước khi
nhận thanh tốn thì tài khoản các khoản phải thu sẽ gia tăng. Trừ khi người
xuất khẩu vay nợ từ ngân hàng để tài trợ cho các giao dịch này, nếu khơng
thì chính nhà xuất khẩu phải tài trợ cho giao dịch và phải theo dõi thu tiền
có rủi ro là khách hàng sẽ không thực hiện chi trả nên người xuất khẩu sẽ
xem xét bán khoản phải thu này cho một bên thứ ba, gọi là người bao thanh
toán tương đối. Trong hình thức tài trợ này, người xuất khẩu bán các khoản
phải thu miễn truy địi. Khi đó, người nhận chuyển giao sẽ chịu mọi trách
nhiệm bao gồm theo dõi việc thanh tốn và phịng ngừa rủi ro tín dụng. Vì
thế, người bao thanh tốn tiến hành đánh giá khả năng chi trả của người
nhập khẩu trước khi mua khoản phải thu. Để cung cấp dịch vụ này, người
bao thanh toán thường mua lại các khoản phải thu với một mức chiết khấu
và thu phí dịch vụ.
- Hình thức tài trợ chuyển giao cung cấp cho các nhà xuất khẩu nhiều
thuận lợi. Trước hết, bằng việc bán các khoản phải thu, nhà xuất khẩu
không phải lo lắng đến việc theo dõi, giám sát tài khoản các khoản phải
thu. Kế đến, người nhận chuyển giao gánh chịu các rủi ro tín dụng phát
sinh từ phía nhà nhập khẩu, vì vậy người xuất khẩu khơng phải tự mình
đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng. Cuối cùng, việc bán khoản
119



phải thu cho người nhận chuyển giao làm cho việc thanh toán được thực
hiện tức thời và làm gia tăng dịng tiền của người xuất khẩu.
- Vì theo quan điểm của người bao thanh tốn, nhà nhập khẩu phải có
khả năng thanh toán nên hệ thống bao thanh toán xuyên quốc gia thường
được sử dụng. Nó bao gồm một mạng lưới những người nhận chuyển giao
ở nhiều quốc gia khác nhau cùng gánh chịu những rủi ro tín dụng. Người
nhận chuyển giao của nhà xuất khẩu sẽ tiếp xúc với người nhận chuyển
giao của nhà nhập khẩu để đánh giá khả năng thanh toán của người nhập
khẩu và để thu các khoản nợ. Dịch vụ tài trợ chuyển giao được cung cấp
rộng rãi bởi các chi nhánh của ngân hàng thương mại, các cơng ty tài chính
hoặc các tổ chức tài chính chuyên biệt khác. Người nhận chuyển giao
thường tận dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để giảm thiểu rủi ro của các
khoản phải thu nước ngoài.
Ưu điểm: Phương thức này không đòi hỏi tài sản thế chấp trong quá
trình vay vốn.
Nhược điểm: Chi phí phải trả cho nguồn tài trợ là rất lớn.
5.1.2.3. Tín dụng thư
Tín dụng thư (L/C): Là một trong những hình thức tài trợ thương mại
cổ điển nhất còn tồn tại đến ngày nay. Bởi vì những lợi ích và an tồn mà
nó mang đến cho cả người xuất khẩu lẫn người nhập khẩu nên nó là một
yếu tố quan trọng trong nhiều giao dịch mậu dịch quốc tế. Thư tín dụng là
hình thức thanh tốn mà theo đó ngân hàng thay mặt cho một bên thực hiện
việc chi trả cho bên thụ hưởng nhất định với những điều kiện xác định.
Người thụ hưởng (người xuất khẩu) được chi trả dựa trên việc xuất trình
các loại chứng từ phù hợp với những điều khoản trong L/C. Quá trình thiết
lập L/C thường gồm 2 ngân hàng, ngân hàng của nhà xuất khẩu và ngân
hàng của nhà nhập khẩu. Ngân hàng phát hành thư tín dụng được gọi là
ngân hàng phát hành. Ngân hàng ở nước người thụ hưởng mà ngân hàng
phát hành gửi L/C đến được gọi là ngân hàng tư vấn. Ngân hàng phát hành

sẽ thay mặt cho người nhập khẩu thực hiện nghĩa vụ tín dụng. Nó cần phải
đảm bảo việc thanh tốn cho người xuất khẩu và thông báo đến người xuất
khẩu những điều khoản và điều kiện của L/C.
120


Thỉnh thoảng người xuất khẩu khơng bằng lịng với lời hứa thanh
tốn của ngân hàng phát hành vì ngân hàng nằm ở nước ngồi. Vì vậy, nhà
xuất khẩu sẽ quan tâm đến việc Chính phủ của nước ngồi có áp dụng các
biện pháp hạn chế hoặc kiểm soát ngoại hối làm ngăn cản khả năng chi trả
của ngân hàng phát hành L/C, trừ phi ngân hàng đó là ngân hàng nổi tiếng
khắp thế giới. Vì lý do này mà người xuất khẩu có thể có yêu cầu một ngân
hàng địa phương bảo lãnh cho L/C và do đó cam kết rằng mọi trách nhiệm
của ngân hàng phát hành phải được thực hiện. Ngân hàng bảo lãnh có trách
nhiệm đảm bảo cho việc rút tiền của người thụ hưởng được thực hiện đúng
hẹn dựa trên những điều khoản phù hợp với L/C, bất chấp khả năng thanh
toán của ngân hàng phát hành thiết lập. Vì thế cho nên ngân hàng bảo lãnh
tin tưởng rằng ngân hàng phát hành L/C ở nước ngoài là một ngân hàng
vững mạnh. Tuy nhiên, người xuất khẩu thì chỉ lo lắng duy nhất về khả
năng tín dụng của ngân hàng bảo lãnh.
Những loại thư tín dụng liên quan đến thương mại gọi là tín dụng thư
thương mại hoặc tín dụng thư xuất nhập khẩu, được chia làm hai loại: tín
dụng thư có thể hủy ngang và tín dụng thư khơng thể hủy ngang. Tín dụng
thư có thể hủy ngang có thể được hủy bỏ hoặc thu hồi vào bất cứ thời điểm
nào mà không cần thông báo đến người thụ hưởng và nó hiếm khi được sử
dụng. Tín dụng thư khơng thể hủy ngang thì khơng thể hủy bỏ hoặc thay
đổi mà khơng có sự đồng ý của người thụ hưởng. Tín dụng thư khơng thể
hủy ngang bắt buộc ngân hàng phát hành có nghĩa vụ phải thực hiện việc
chi trả cho người thụ hưởng đúng hẹn và phù hợp với những điều khoản
trong L/C.

Ngân hàng phát hành L/C sẽ thực hiện thanh toán ngay khi bộ chứng
từ yêu cầu xuất trình phù hợp với những điều khoản ghi trong L/C. Người
nhập khẩu thường có tài khoản mở tại ngân hàng phát hành dùng để rút
tiền phục vụ việc thanh tốn, vì vậy mà ngân hàng phát hành không bị cột
chặt nguồn ngân quỹ. Tuy nhiên, nếu người nhập khẩu khơng có đủ tiền
trong tài khoản thì ngân hàng phát hành vẫn có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ
việc thanh tốn dựa trên L/C. Điều đó giải thích vì sao quyết định mở L/C
của ngân hàng phát hành phải dựa trên việc phân tích khả năng tín dụng
của người nhập khẩu. Quy trình thanh tốn L/C được mơ tả trong Hình
121


5.1. Trong hình thức gọi là tài trợ lại cho L/C thanh toán ngay, ngân hàng
ngay lập tức sẽ cung cấp một khoản cho vay để thanh toán cho L/C thay
vì khấu trừ vào tài khoản của người nhập khẩu. Người nhập khẩu có nghĩa
vụ thanh tốn lại cho ngân hàng cả phần gốc và lãi khi đến hạn. Đó cũng
chỉ là một hình thức khác của việc bổ sung điều kiện thanh toán cho người
nhập khẩu khi người xuất khẩu địi hỏi được thanh tốn ngay.
(1) Hợp đồng mua
Người mua
(Người nhập khẩu)

2

bán

Người bán
(Người xuất khẩu)

5


6

8

Ngân hàng người NK
(ngân hàng phát hành)

7

4

Ngân hàng người XK

3

(ngân hàng tư vấn)

Hình 5.1. Quy trình thanh tốn bằng L/C
(1) Nhà nhập khẩu ký hợp đồng mua hàng.
(2) Nhà nhập khẩu ký quỹ (mở L/C).
Lãi, vốn/trên tiền mặt phụ
báo cho ngân
hàng nhà xuất
Chứng
Chithông
mua CK
trội do cơng ty (3)
con Ngân
đầu tư hàng nhà nhập khẩu

khốn
khẩu.
ngắn hạn
CácNgân
khoản hàng nhà xuất khẩu thông
(4)
báoCK
cho nhà xuất khẩu.
Thu bán
vay,
đầu tư
(5) Nhà
xuất khẩu giao hàng.
(6) mặt
Nhàphụ
xuất khẩu cầm bộ chứng từ nhận tiền thanh toán.
Tiền
Đầu tư dài
Các DA
ty con 1
(7)
nhập khẩu.
trội Ngân
đầu tư hàng nhà xuất khẩu báo cho ngân hàng nhà
hạn
dài
hạn
(8) Ngân hàng nhà nhập khẩu thông báo cho nhà nhập khẩu.

ỹ cho

n cung
ng

ty con 2

Lợi nhuận đầu

tư người thụ hưởng (người xuất
Ngân hàng phát hành thanh toán cho
khẩu) dựa trên việc xuất trình bộ chứng từ hàng hóa phù hợp với những
MNC L/C. Thư tín dụng hoặc được chi trả ngay (vào
điều khoản quy định trong
mẹ chứng từ hàng
Khoảnhóa)
vay hoặc vào Nguồn
thời điểm xuất trình bộ
một ngày cụ thể
122

Trả nợ vay
Phí và lợi
nhuận

nợ


trong tương lai. Bộ chứng từ hàng hóa chuẩn bao gồm hối phiếu (trả ngay
hoặc trả chậm), hóa đơn thương mại và vận đơn. Tùy thuộc vào bản hợp
đồng, sản phẩm hay quốc gia mà các loại giấy tờ khác (chẳng hạn như giấy
chứng nhận xuất xứ, chứng nhận qua kiểm duyệt, phiếu đóng gói hoặc

chứng nhận bảo hiểm) có thể được yêu cầu. Ba loại chứng từ thường được
yêu cầu nhất là các loại sau:
5.1.2.4. Hối phiếu
Hối phiếu là một mệnh lệnh địi nợ vơ điều kiện được lập bởi một
bên, thường là người xuất khẩu, yêu cầu người nhập khẩu phải thanh toán
một khoản tiền cụ thể ghi trên hối phiếu vào thời điểm xuất trình bộ chứng
từ (hối phiếu trả ngay) hoặc vào một ngày xác định trong tương lai (hối
phiếu trả chậm). Hối phiếu trả ngay là hối phiếu được thanh tốn dựa trên
việc xuất trình bộ chứng từ hàng hóa. Cịn nếu việc thanh tốn được thực
hiện vào một ngày cụ thể trong tương lai và được chấp thuận bởi người
nhập khẩu thì nó được gọi là hối phiếu được người mua chấp nhận. Hối
phiếu được ngân hàng chấp nhận là một hối phiếu trả chậm và được ký
nhận bởi một ngân hàng. Khi được xuất trình cùng với thư tín dụng, hối
phiếu sẽ tượng trưng cho yêu cầu thanh toán. Thời hạn hoặc kỳ hạn của
hầu hết hối phiếu trả chậm ở bất cứ nơi đâu thường là từ 30 đến 180 ngày.
Vận đơn: Một loại chứng từ quan trọng trong vận chuyển hàng hóa
quốc tế trong phương thức thanh tốn L/C là vận đơn (B/L). Vận đơn có
hình thức của một hóa đơn vận tải và tóm lược tổng chi phí vận chuyển,
quan trọng nhất là nó chứa đựng tên gọi của hàng hóa. Nếu hàng được vận
chuyển bằng tàu thủy thì hãng vận tải sẽ phát hành vận đơn hàng hải, còn
nếu hàng hóa được vận chuyển bằng máy bay thì hãng vận tải sẽ phát hành
vận đơn hàng không. Hãng vận tải sẽ giao vận đơn cho người xuất khẩu
để người xuất khẩu xuất trình cho ngân hàng cùng với các chứng từ khác
theo yêu cầu.
Một đặc trưng quan trọng của B/L là khả năng chuyển nhượng. B/L
trực tiếp được giao thẳng đến người nhập khẩu vì nó khơng chứa đựng tên
hàng hóa nên người nhập khẩu cũng khơng cần có nó mới nhận hàng được.
Tuy nhiên, khi B/L được lập để đặt hàng thì nó được gọi là B/L chuyển
nhượng. Người xuất khẩu thường ký hậu B/L và gửi cho ngân hàng khi
123



nhận được thanh tốn của ngân hàng.
Ngân hàng sẽ khơng ký hậu B/L cho người nhập khẩu cho đến khi
người nhập khẩu thực hiện việc thanh toán. Người nhập khẩu cần phải có
B/L gốc mới được nhận hàng hóa. Với B/L chuyển nhượng được, quyền sở
hữu B/L sẽ chuyển cho người có tên được ký hậu trong B/L. Vì B/L chuyển
nhượng được chuyển quyền sở hữu cho người nắm giữ nên ngân hàng có
thể giữ lơ hàng như một tài sản ký quỹ. Những phần quan trọng trong một
B/L bao gồm:
- Mơ tả về hàng hóa.
- Những dấu hiệu để nhận biết hàng hóa.
- Chứng từ của cảng cất hàng.
- Tên nhà xuất khẩu.
- Tên nhà nhập khẩu.
- Hình thức phí vận chuyển (trả trước hay trả sau).
- Ngày xuất hàng.
Hóa đơn thương mại: Bảng mơ tả chi tiết hàng hóa của người xuất
khẩu bán cho người nhập khẩu được gọi là hóa đơn thương mại, thường
chứa đựng những thơng tin sau:
+ Tên và địa chỉ của người bán.
+ Tên và địa chỉ của người mua.
+ Ngày tháng.
+ Phương thức thanh tốn.
+ Giá cả, bao gồm phí vận chuyển, cất giữ và bảo hiểm (nếu có).
+ Chất lượng, trọng lượng, đóng gói, …
+ Thơng tin về con tàu chở hàng.
Trong phương thức thanh tốn bằng L/C thì những thơng tin về
hàng hóa trong hóa đơn thương mại phải trùng khớp với những gì ghi
trong L/C.

124


Các hình thức L/C: Có nhiều hình thức L/C được sử dụng trong tài
trợ thương mại. Thư tín dụng dự phịng được sử dụng để bảo đảm việc
thanh tốn cho người cung cấp. Nó cam kết sẽ thanh tốn cho người thụ
hưởng nếu người mua bị mất khả năng chi trả. Trên thế giới, L/C dự phòng
thường được sử dụng trong các hợp đồng mua bán có liên quan đến các cơ
quan chính phủ và dưới hình thức giấy bảo đảm nhận thầu, giấy bảo đảm
thực hiện hoặc cam kết thanh toán. Trong các giao dịch thương mại quốc
tế và nội địa, người bán sẽ đồng ý xuất hàng cho người mua theo phương
thức bán chịu miễn là người mua phải phát hành L/C dự phòng với khoản
tiền và những điều kiện cụ thể. Chỉ cần người mua thực hiện thanh tốn
cho người bán sẽ xuất trình các chứng từ kèm theo L/C cho ngân hàng và
yêu cầu ngân hàng phải thanh toán. Bản chất của L/C là ngân hàng bên
mua phải đảm bảo là người mua phải thanh toán cho người bán.
Thư tín dụng có thể chuyển nhượng là một dạng của tín dụng thư
thương mại chuẩn nhằm cho phép người thụ hưởng đầu tiên có thể chuyển
nhượng tồn bộ hoặc một phần L/C gốc cho một bên thứ ba. Người thụ
hưởng mới sẽ có cùng quyền lợi và sự đảm bảo như người thụ hưởng đầu
tiên. Loại L/C này được những nhà môi giới sử dụng một cách rộng rãi, mặc
dù những người này không thực sự là người cung cấp. Ví dụ, nhà mơi giới
u cầu người mua ở nước ngoài phát hành một L/C trị giá 100.000USD.
Trong L/C này phải có ghi chú rằng đây là L/C chuyển nhượng được. Nhà
môi giới sẽ chọn nhà cung cấp lô hàng với giá 80.000USD. Tuy nhiên,
người cung cấp u cầu người mơi giới thanh tốn đủ. Với L/C chuyển
nhượng được, nhà mơi giới có thể chuyển 80.000 USD trong L/C cho
người cung cấp cuối cùng với những điều khoản và điều kiện, trừ tổng trị
giá số tiền, ngày xuất hàng cuối cùng, hóa đơn và thời hạn hợp đồng. Khi
người cung cấp xuất hàng, họ sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng. Khi

ngân hàng thanh toán L/C thì 80.000USD sẽ được trả cho nhà cung cấp và
20.000USD cho nhà môi giới. Như vậy nhà môi giới đã tận dụng được tín
dụng của người mua để tài trợ cho tồn bộ giao dịch này.
Quy trình chuyển nhượng: L/C là một hình thức khác để tài trợ cho
các giao dịch của nhà môi giới. Người thụ hưởng đầu tiên của L/C có thể
thực hiện (hoặc giao lại) L/C cho người cung cấp cuối cùng. Người cung
125


cấp cuối cùng có được lời cam kết từ phía ngân hàng rằng khi bộ chứng từ
hàng hóa được xuất trình phù hợp với những điều khoản trong L/C, ngân
hàng sẽ cung cấp cho người cung cấp cuối cùng theo những điều khoản
thỏa thuận. Việc thanh tốn chỉ có giá trị nếu người thụ hưởng xuất trình bộ
chứng từ phù hợp với L/C. Người cung cấp cuối cùng phải nhận thức được
rằng ngân hàng phát hành khơng có nghĩa vụ thanh tốn nếu như người thụ
hưởng đầu tiên khơng thực hiện việc xuất hàng hoặc không đảm bảo với
những điều khoản ghi trong L/C.
Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận:
Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận. Như đã trình bày ở trên, hối
phiếu được ngân hàng chấp nhận là một loại hối phiếu trả chậm được thiết
lập và ký chấp nhận bởi một ngân hàng. Nó là nghĩa vụ của ngân hàng bảo
lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho người nắm giữ hối phiếu vào
ngày đáo hạn.
Bước đầu tiên của việc lập hối phiếu được ngân hàng chấp nhận là
người nhập khẩu đặt hàng từ người xuất khẩu. Sau đó, người nhập khẩu
sẽ yêu cầu ngân hàng nhân danh mình phát hành L/C. L/C sẽ cho phép
người xuất khẩu được rút số tiền ghi trên hối phiếu về khoản thanh toán
cho số hàng xuất. Người xuất khẩu xuất trình hối phiếu cùng với bộ chứng
từ hàng hóa cho ngân hàng của mình, sau đó ngân hàng của người xuất
khẩu sẽ gửi hối phiếu và bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu. Ngân hàng người

nhập khẩu ký nhận hối phiếu, theo cách đó hối phiếu chấp nhận được hình
thành. Nếu người xuất khẩu không muốn chờ cho đến ngày đáo hạn hối
phiếu để được thanh tốn thì họ có thể bán hối phiếu được chấp nhận trên
thị trường tiền tệ. Trong trường hợp này, khoản tiền nhận được từ việc bán
hối phiếu sẽ ít hơn số tiền người xuất khẩu đợi đến ngày thanh toán. Khoản
chiết khấu này phản ảnh giá trị của tiền tệ theo thời gian.
Một nhà đầu tư nào đó trên thị trường tiền tệ có sẵn lòng mua hối
phiếu được chấp nhận với một mức chiết khấu và đợi cho đến ngày được
thanh toán. Nhà đầu tư này sẽ được khoản thanh toán đầy đủ bởi vì hối
phiếu được ngân hàng chấp nhận tượng trưng cho một lời hứa sẽ thanh
toán trong tương lai về một khoản tiền của ngân hàng. Ngân hàng sẽ thực
126


hiện việc chi trả đầy đủ tại ngày đáo hạn bởi vì nó cũng nhận lại từ người
nhập khẩu một khoản tiền tương ứng cộng với một khoản phí dịch vụ.
Nếu người xuất khẩu giữ hối phiếu chấp nhận cho đến ngày đáo hạn
thì người xuất khẩu sẽ là nguồn tài trợ cho người nhập khẩu cũng giống
như trong trường hợp tài trợ cho các khoản phải thu. Trong trường hợp này,
điểm khác nhau cơ bản giữa sử dụng hối phiếu chấp nhận và tài trợ các
khoản phải thu là hối phiếu chấp nhận tượng trưng cho một lời bảo đảm từ
phía ngân hàng sẽ thực hiện thanh tốn cho người xuất khẩu. Tuy nhiên,
nếu người xuất khẩu bán hối phiếu chấp nhận trên thị trường thứ cấp thì họ
khơng còn là nguồn tài trợ cho người nhập khẩu nữa. Thay vào đó người
nắm giữ hối phiếu chấp nhận sẽ đóng vai trị tài trợ này.
Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận mang đến lợi ích cho người
xuất khẩu, người nhập khẩu và ngân hàng phát hành. Người xuất khẩu
không phải lo lắng về rủi ro tín dụng của người nhập khẩu, do đó có thể
tiến hành việc thâm nhập các thị trường nước ngồi mà khơng phải quan
tâm đến rủi ro tín dụng của khách hàng. Hơn nữa, có rất ít các rủi ro quốc

gia và việc kiểm sốt ngoại hối của Chính phủ, các ngân hàng có thể thực
hiện nghĩa vụ thanh tốn của mình ngay cả khi tồn tại việc kiểm soát. Tuy
nhiên, người nhập khẩu sẽ khó khăn hơn trong việc thanh tốn cho người
xuất khẩu khi có những sự kiểm sốt này. Nếu khơng có hối phiếu được
ngân hàng chấp nhận, người xuất khẩu có thể khơng được thanh tốn,
thậm chí khi người nhập khẩu sẵn lịng chi trả, ngun nhân là do kiểm
sốt ngoại hối. Cuối cùng người xuất khẩu có thể bán hối phiếu chấp nhận
với một mức chiết khấu trước khi đến hạn thanh tốn và do đó có thể nhận
được sự trả trước từ ngân hàng phát hành.
Lợi ích cho người nhập khẩu từ hối phiếu được ngân hàng chấp
nhận là họ có khả năng to lớn hơn trong việc thâm nhập các thị trường
nước ngồi để mua hàng và tìm nguồn cung cấp. Khơng có hối phiếu
được ngân hàng chấp nhận, người xuất khẩu sẽ khơng chấp nhận rủi ro
tín dụng của người nhập khẩu. Bộ chứng từ hàng hóa được xuất trình
cùng với hối phiếu chấp nhận đảm bảo cho người nhập khẩu rằng hàng
đã được xuất đi. Thậm chí khi người nhập khẩu khơng trả tiền trước

127


thì sự đảm bảo này vẫn có giá trị vì người nhập khẩu cần biết là hàng
có đến hay khơng và khi nào hàng sẽ đến. Cuối cùng, bởi vì hối phiếu
chấp nhận cho phép người nhập khẩu trả tiền sau nên việc thanh toán
của người nhập khẩu được tài trợ cho đến ngày đáo hạn của hối phiếu
chấp nhận. Khơng có hối phiếu chấp nhận, người nhập khẩu sẽ bị bắt
buộc phải trả tiền trước nên nguồn vốn sẽ bị cột chặt.
Ngân hàng ký chấp nhận hối phiếu sẽ hưởng lợi bằng việc hưởng phí
hoa hồng cho việc chấp nhận hối phiếu. Phần hoa hồng mà ngân hàng thu
của khách hàng phản ánh khả năng thanh toán của khách hàng. Lãi suất
thu của khách hàng, gọi là lãi tổng hợp, bao gồm lãi suất chiết khấu và phí

hoa hồng. Nói chung, lãi suất tổng hợp của việc ký chấp nhận hối phiếu
thấp hơn lãi suất vay cơ bản của ngân hàng, điều này được so sánh trong
bảng sau:
Cho vay

Chấp nhận hối phiếu

Số tiền

$ 1.000.000

$ 1.000.000

Thời hạn

180 ngày

180 ngày

Lãi suất

Lãi suất cơ bản + 1,5%

Lãi suất B/A + 1,5%

10,0% + 1,5% = 11,5%

7,60% + 1,5% = 9,10%

$ 57,50


$ 45,50%

Chi phí lãi vay

Trong ví dụ này, lãi suất tiết kiệm 6 tháng là 12.000 USD. Vì hối
phiếu được chấp nhận là một loại cơng cụ tài chính có thể đem bán với một
thị trường thứ cấp năng động cho nên lãi suất của nó thường ở khoảng giữa
lãi suất trái phiếu ngắn hạn ngân khố Mỹ và lãi suất của các loại thương
phiếu. Các nhà đầu tư thường sẵn lòng mua các loại hối phiếu chấp nhận vì
lợi nhuận, sự an tồn và tính thanh khoản của nó. Khi một ngân hàng phát
hành, ký chấp nhận và bán hối phiếu, xét về thực chất là họ đã sử dụng tiền
của các nhà đầu tư để tài trợ cho khách hàng của mình. Kết quả là ngân
hàng đã tạo ra tài sản với một mức giá, bán lại nó với một mức giá khác và
hưởng phí hoa hồng như một loại phí dịch vụ.
Tài trợ bằng hối phiếu được ngân hàng chấp nhận cũng có thể được
sắp xếp thơng qua việc tái tài trợ cho các L/C thanh toán ngay. Trong
128


trường hợp này, nhà xuất khẩu (người thụ hưởng) của thư tín dụng có thể
nhất định địi được thanh tốn ngay. Do đó, người nhập khẩu cần phải chấp
nhận điều kiện này, ngân hàng sẽ sắp xếp cho việc tài trợ thư tín dụng trả
ngay bằng việc ký một hợp đồng tài trợ bằng hối phiếu chấp nhận. Người
nhập khẩu (người đi vay) đơn giản sử dụng hối phiếu được ngân hàng chấp
nhận và kèm theo một khoản chiết khấu. Quy trình được sử dụng nhằm
thực hiện việc chi trả cho người xuất khẩu. Đến ngày đáo hạn, người nhập
khẩu có trách nhiệm thanh tốn lại cho ngân hàng.
Tài trợ bằng hối phiếu được ngân hàng chấp nhận cũng có thể được
thực hiện dưới hình thức hợp đồng chấp nhận riêng biệt mà khơng cần có

thư tín dụng. Cũng như các hợp đồng cho vay thông thường, ngân hàng
sẽ quy định các điều khoản và điều kiện cho người đi vay và sử dụng hối
phiếu chấp nhận thay vì là giấy hẹn trả tiền. Chỉ cần việc chấp nhận hối
phiếu thỏa mãn một trong các yêu cầu giao dịch thì ngân hàng và người đi
vay đã tận dụng được hối phiếu chấp nhận như một công cụ tài trợ.
5.1.2.5. Tài trợ vốn luân chuyển
Tài trợ vốn luân chuyển: Như vừa giải thích, hối phiếu được ngân
hàng chấp nhận cho phép người xuất khẩu có thể nhận tiền ngay, trong
khi đó người nhập khẩu có thể trì hỗn việc thanh tốn cho đến một ngày
trong tương lai. Ngân hàng cung cấp một khoản nợ ngắn hạn dựa trên
thời hạn của hối phiếu được chấp nhận. Trong trường hợp một nhà nhập
khẩu mua hàng từ nước ngồi và thường xun có nhu cầu về hàng tồn
kho. Khoản nợ vay tài trợ cho vòng quay vốn luân chuyển bắt đầu bằng
việc mua hàng tồn kho và tiếp tục bằng việc bán hàng, hình thành các
khoản phải thu và chuyển đổi sang tiền mặt. Với một nhà xuất khẩu, các
khoản nợ ngắn hạn có thể tài trợ cho việc sản xuất hàng hóa dành cho
xuất khẩu (tài trợ trước xuất khẩu) hoặc cho khoảng thời gian từ khi
hàng hóa được bán cho đến khi nhận được thanh tốn từ người mua. Ví
dụ, một cơng ty nhập bia từ nước ngồi và có kế hoạch phân phối cho các
cửa hàng tạp hóa và rượu bia. Ngân hàng khơng chỉ cung cấp thư tín dụng
để tài trợ cho hoạt động thương mại mà cịn có thể tài trợ cho chi phí của
người nhập khẩu trong khoảng thời gian từ khi phân phối hàng cho đến khi
thu được tiền.
129


5.1.2.6. Tài trợ trung hạn cho tư liệu sản xuất
Tài trợ trung hạn cho tư liệu sản xuất (bao thanh tốn tuyệt đối). Bởi
vì tư liệu sản xuất khá đắt nên nhà nhập khẩu có thể khơng có khả năng
thanh tốn trong thời gian ngắn. Vì thế, trong trường hợp này cần đến tài

trợ dài hạn. Nhà xuất khẩu có thể cung cấp nguồn tài trợ cho nhà nhập
khẩu nhưng thường là họ khơng thích như thế bởi vì khoản tài trợ có thể
kéo dài trong vài năm. Trong trường hợp này, có thể sử dụng phương
thức bao thanh tốn tuyệt đối. Tài trợ chuyển giao tuyệt đối hàm ý
việc mua các nghĩa vụ tài chính, chẳng hạn như hối phiếu hoặc giấy
báo thanh tốn miễn truy địi đối với người sử dụng đầu tiên, thường
là người xuất khẩu. Trong giao dịch này, nhà nhập khẩu sẽ phát hành
một giấy báo thanh toán theo yêu cầu của nhà xuất khẩu để chi trả cho
những tư liệu đã mua. Thời hạn thường kéo dài từ 3 đến 7 năm. Sau đó,
nhà xuất khẩu sẽ bán những hối phiếu này cho ngân hàng. Ở một khía
cạnh nào đó phương thức này tương tự như phương thức bao thanh tốn
tương đối, ở đó các nhà bao thanh tốn có trách nhiệm phải thu hồi các
khoản thanh toán từ người mua, gánh chịu những rủi ro tín dụng và rủi
ro quốc gia. Bởi vì ngân hàng bao thanh toán đã chấp nhận rủi ro khơng
có khả năng thanh tốn nên những ngân hàng này sẽ đánh giá khả năng
trả nợ của nhà nhập khẩu mặc dù đó là một khoản cho vay trung hạn.
Giao dịch bao thanh toán tuyệt đối được chấp nhận bởi một bảo đảm
của ngân hàng hoặc là thư tín dụng do ngân hàng của nhà nhập khẩu
phát hành theo những điều kiện giao dịch. Bởi vì ngân hàng bao thanh
tốn khó biết được những thơng tin về khả năng tài chính của nhà nhập
khẩu nên họ áp đặt các ràng buộc lên bảo đảm ngân hàng như là những
thế chấp khi người mua khơng có khả năng thanh tốn. Bảo đảm này đã hỗ
trợ cho các giao dịch và điều này đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường
bao thanh toán tuyệt đối, đặc biệt là ở châu Âu.
Các giao dịch này thường vượt quá $ 500.000 và có thể được định
danh bằng hầu hết các loại tiền. Đối với các giao dịch lớn hơn, có sự tham
gia của nhiều ngân hàng. Trong trường hợp này, một hội đồng sẽ được
thành lập, ở đó mỗi thành viên chia sẻ một phần rủi ro và lợi nhuận. Ngân
hàng bao thanh tốn tuyệt đối có thể có quyết định bán các giấy bao thanh
toán của người nhập khẩu cho các định chế tài chính. Tuy nhiên, ngân hàng

130


này vẫn còn chịu trách nhiệm cho các khoản thanh tốn trên giấy báo trong
trường hợp nhà nhập khẩu khơng có khả năng chi trả.
5.1.2.7. Thương mại đối lưu
Thương mại đối lưu: Là loại giao dịch thương mại quốc tế, ở đó việc bán
hàng hóa của một quốc gia gắn liền với việc mua hoặc trao đổi của một quốc
gia khác. Một vài loại thương mại đối lưu chẳng hạn như hàng đổi hàng đã tồn
tại hàng ngàn năm. Tuy nhiên, chỉ trong những năm gần đây thương mại đối
lưu mới trở nên phổ biến và có tầm quan trọng trong thương mại quốc tế. Sự
tăng trưởng của các loại hình thương mại đối lưu khác nhau được thúc đẩy bởi
sự mất cân bằng trong cán cân thanh toán, sự khan hiếm ngoại tệ, vấn đề nợ
nần ở các quốc gia đang phát triển và sự sụt giảm trong nhu cầu trên thế giới.
Kết quả đưa đến cho MNC nhiều cơ hội giao dịch thương mại đối lưu, đặc biệt
là ở châu Á, châu Mỹ Latinh và Đông Âu. Các loại thương mại đối lưu phổ
biến nhất là hàng đổi hàng, giao dịch bù trừ, mua đối lưu.
Hàng đổi hàng là sự trao đổi giữa hai bên mà không sử dụng tiền tệ
làm trung gian. Hầu hết các thỏa thuận hàng đổi hàng được thực hiện một
lần trên hợp đồng. Ví dụ như việc trao đổi 100 tấn lúa mì từ Canada để đổi
lấy 20 tấn tôm từ Ecuador.
Trong giao dịch bù trừ việc bán hàng cho một đối tác được bù trừ
bằng việc mua một số lượng hàng hóa nhất định từ chính đối tác đó. Giao
dịch này được thực hiện bởi một hợp đồng và giá trị của hàng hóa được thể
hiện bằng tiền. Có hai hình thức giao dịch bù trừ, đó là bù trừ từng phần
và bù trừ toàn phần.
Mua đối lưu là việc trao đổi hàng hóa bằng hai hợp đồng khác nhau.
Việc giao hàng và việc thanh toán hàng là hai giao dịch riêng lẻ. Thị trường
mua đối lưu hiện nay vẫn đang phát triển và những người tham gia chủ
yếu trong thị trường này là các Chính phủ với sự trợ giúp của các chuyên

gia trong các lĩnh vực, chẳng hạn như các định chế tài chính, các cơng ty
thương mại, v.v. Các giao dịch này thường rất phức tạp và rất lớn.
5.2. TÀI TRỢ NGẮN HẠN
Tất cả các công ty đều phải định kỳ thực hiện các quyết định ngắn
hạn. Ngoài những tài trợ thương mại được trình bày phần trước, cơng ty đa
quốc gia (MNC) còn tài trợ cho các hoạt động khác. Bởi vì MNC tiếp cận
131


được với nhiều nguồn vốn khác nhau, nên quyết định tài trợ phức tạp hơn
so với các công ty trong nước. Cụ thể gồm các nguồn tài trợ sau.
5.2.1. Nguồn tài trợ nước ngoài
Khi thiếu hụt vốn tạm thời, các MNC sẽ tìm kiếm từ nguồn tài trợ
ngắn hạn bên trong, sau đó mới tiếp cận các quỹ bên ngồi.
Tài trợ ngắn hạn nội bộ:
Công ty mẹ sẽ kiểm tra tình hình dịng tiền từ các cơng ty con, thay vì
đi vay vốn, cơng ty mẹ sẽ ghi tăng số tiền lãi cộng vào giá vốn đã chuyển.
Kết quả các khoản tiền công ty con chuyển cho công ty mẹ sẽ khơng bao
giờ được hồn trả. Cách này giúp tránh được những hạn chế, các loại thuế
do chính quyền sở tại áp đặt.
Kiểm soát nội bộ các quỹ, đảm bảo phù hợp với tổng số tài trợ ngắn
hạn theo từng công ty con, phát hiện sự dư thừa hay thiếu hụt tiền mặt của
từng đơn vị, có biện pháp khống chế tránh công ty con vay mượn quá mức
và giới hạn được mức nợ ngắn hạn tối đa.
Tài trợ ngắn hạn bên ngồi:
Phát hành tín phiếu ngắn hạn, hoặc chứng khốn nợ khơng đảm bảo
(chứng khốn châu Âu), dựa trên lãi suất LIBOR, với kỳ hạn 1,3,6 tháng.
Các ngân hàng thường bảo lãnh, thậm chí mua tín phiếu này cho danh mục
đầu tư của mình.
Phát hành thương phiếu (thương phiếu châu Âu), giá bán sẽ được

bảo đảm nếu được bảo lãnh phát hành. Các đại lý thường đặt mua trước
hạn để cung cấp cho thị trường thứ cấp.
Vay ngân hàng, trực tiếp.
5.2.2. Tài trợ bằng ngoại tệ
Để trang trải cho các khoản phải thu ròng, các MNC thường đi vay
ngoại tệ bằng cách khai thác các loại tiền tệ có lãi suất thấp.
5.2.3. Xác định lãi suất tài trợ hiệu dụng
Trong thực tế giá trị của đồng tiền đi vay hầu như sẽ thay đổi so với
giá trị đồng nội tệ. Chi phí thực sự của việc tài trợ của các công ty đi vay sẽ
132


phụ thuộc vào: (1) lãi suất vay bằng ngoại tệ và (2) sự thay đổi của tỷ giá.
Do đó, lãi suất tài trợ có hiệu lực hoặc lãi suất thực sự có thể khác với lãi
suất niêm yết. Vấn đề này sẽ được minh họa bằng ví dụ sau: Một công ty
Mỹ vay kỳ hạn một năm 1.000.000franc Thụy Sỹ với lãi suất 8%. Khi công
ty Mỹ nhận khoản vay, họ sẽ chuyển franc Thụy Sỹ sang đô-la Mỹ để sử
dụng. Tỷ giá giao ngay là 1USD=0,50/CHF. Do đó, 1.000.000franc Thụy
Sỹ sẽ tương đương với 500.000USD. Một năm sau, công ty hoàn trả khoản
vay và lãi là 1.080.000 franc Thụy Sỹ (1.000.000 * 1,08 = 1.080.000franc
Thụy Sỹ). Giả sử franc Thụy Sỹ tăng giá từ $ 0,50% lên $ 0,60% vào thời
điểm đáo hạn. Công ty Mỹ sẽ cần đến 648.000 đô-la để mua 1.080.000
franc Thụy Sỹ để trả nợ (CHF 1.080.000 * 0.6 = $648.000).
Vậy lãi suất tài trợ có hiệu lực (rf) mà cơng ty Mỹ phải trả cho khoản
vay này là:

Công thức tổng quát như sau: rf = (1+i)(1+e) – 1
Trong đó:
i: lãi suất danh nghĩa.
e: phần trăm thay đổi tỷ giá.

Lãi suất tài trợ có hiệu lực (rf) trong ví dụ trên có thể được tính
như sau:
rf = (1 + 0,08) (1 + (0,6 - 0,5): 0,5) – 1


= (1 + 0,08) (1 + 0,2) -1



= 0,296 hay 29,6%

5.2.4. Các tiêu chuẩn được xem xét trong quyết định tài trợ
5.2.4.1. Ngang giá lãi suất
Ngang giá lãi suất (IRP) được xem là một tiêu chuẩn cho quyết định
tài trợ. Kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa (CIA) trong Chương
2 được xem xét như là một đầu tư ngắn hạn bằng đồng ngoại tệ (cùng lúc
133


với việc mở hợp đồng kỳ hạn bán ngoại tệ). Ở đây, ta xét đến vấn đề tài trợ
thì kinh doanh chênh lệch lãi suất có phịng ngừa được hiểu như sau: các
công ty đa quốc gia vay ngoại tệ và chuyển ngoại tệ sang đồng tiền chính
quốc, đồng thời mở hợp đồng kỳ hạn để mua ngoại tệ theo Fn để trả nợ
sau này. Nếu lãi suất ngoại tệ thấp thì đây là chiến lược hợp lý. Tuy nhiên,
một đồng tiền như vậy thường thể hiện một phần bù kỳ hạn (p) phản ảnh
sự chênh lệch giữa lãi suất trong nước và lãi suất nước ngoài. Điều này cho
thấy rằng việc tài trợ của công ty lúc này không bị ảnh hưởng bởi tỷ giá
hối đoái mà thay vào đó là ảnh hưởng % khác biệt giữa tỷ giá giao ngay St
(lúc đồng ngoại tệ được chuyển sang đồng nội tệ) với tỷ giá kỳ hạn Fn (khi
mua ngoại tệ). Sự khác nhau này phản ánh phần bù kỳ hạn (p), (p) có thể

được thay thế trong cơng thức tính lãi suất tài trợ có hiệu lực (rf) khi phòng
ngừa trong thị trường kỳ hạn dưới điều kiện IRP.
rf = (1 + if) (1 + p) – 1
Nếu IRP tồn tại thì:
P=

- 1

=> rf = (1 + if)

- 1 = ih

Do đó, nếu IRP tồn tại, việc cố gắng dùng kinh doanh chênh lệch lãi
suất có phịng ngừa tài trợ bằng ngoại tệ với lãi suất thấp sẽ dẫn đến tài trợ
có hiệu lực bằng lãi suất ở nước chủ nhà.
Bảng 4.2 tóm tắt tác động của những bối cảnh khác nhau liên quan
đến ngang giá lãi suất. Thậm chí nếu IRP tồn tại, tài trợ bằng ngoại tệ vẫn
có khả thi, nhưng phải dựa trên cơ sở khơng phịng ngừa (khơng sử dụng
thị trường kỳ hạn), điều này có nghĩa là tài trợ bằng ngoại tệ có thể mang
lại chi phí thấp hơn, nhưng khơng chắc chắn (trừ trường hợp cơng ty có các
khoản phải thu bằng ngoại tệ đó).
Tỷ giá kỳ hạn được xem là một tiêu chuẩn cho quyết định tài trợ. Giả
sử rằng Fn của đồng ngoại tệ được công ty sử dụng như một chỉ dẫn của
dự báo tỷ giá giao ngay trong tương lai (St + 1). Lãi suất tài trợ có hiệu lực
của đồng ngoại tệ sẽ được dự đoán bởi sự thay thế (St + 1) bằng Fn trong
công thức sau:
134


rf = (1 + if)

rf = (1 +i f)

-1
-1

Như ta đã biết, nếu IRP tồn tại thì vế phải của công thức bằng lãi suất
nội tệ (Ih). Nếu tỷ giá kỳ hạn Fn là một dự đoán chắc chắn của tỷ giá giao
ngay tương lai St + 1 thì lãi suất tài trợ có hiệu lực sẽ bằng với lãi suất nội
tệ. Khi IRP tồn tại, tỷ giá kỳ hạn có thể được sử dụng như điểm hịa vốn để
đánh giá quyết định tài trợ. Khi một công ty dự định tài trợ bằng ngoại tệ
và không mở hợp đồng kỳ hạn, thì lãi suất tài trợ có hiệu lực sẽ thấp hơn lãi
suất nội tệ nếu tỷ giá giao ngay tương lai của đồng ngoại tệ vào lúc đáo hạn
thấp hơn tỷ giá kỳ hạn. Nếu như tỷ giá kỳ hạn là một dự báo không thiên
lệch cho tỷ giá giao ngay kỳ vọng, thì lãi suất tài trợ có hiệu lực mang tính
trung bình sẽ bằng với lãi suất nội tệ.
Trong trường hợp này, nếu công ty liên tục vay nợ bằng ngoại tệ sẽ
không đạt mục tiêu chi phí sử dụng vốn thấp hơn. Trong khi lãi suất tài trợ
có hiệu lực có thể thấp hơn lãi suất nội tệ ở một vài thời kỳ thì nó cũng có
thể cao hơn ở một vài thời kỳ khác và do đó tạo ra hiệu ứng bù trừ.
Các cơng ty tin tưởng tỷ giá kỳ hạn như là một dự báo không thiên lệch
cho tỷ giá giao ngay kỳ vọng thì họ thích vay nội tệ hơn vì lãi suất nội tệ được
biết chắc chắn và không cao hơn mức trung bình so với lãi suất ngoại tệ.
Bảng 5.2. Ngang giá lãi suất và những tác động đối với tài trợ ngắn hạn
Bối cảnh
1. Ngang giá lãi suất tồn tại

Tác động
Tài trợ bằng ngoại tệ, đồng thời
phòng ngừa vị thế trên thị trường
kỳ hạn sẽ làm lãi suất tài trợ có

hiệu lực bằng với lãi suất tài trợ
trong nước

2. Ngang giá lãi suất tồn tại, và tỷ giá Tài trợ bằng ngoại tệ khơng phịng
kỳ hạn là dự báo chính xác cho tỷ giá ngừa sẽ dẫn đến lãi suất tài trợ
giao ngay kỳ vọng (Fn = S*)
có hiệu lực bằng với lãi suất vay
trong nước
135


3. Ngang giá lãi suất tồn tại, và tỷ Tài trợ bằng ngoại tệ khơng phịng
giá kỳ hạn dự kiến sẽ thấp hơn tỷ ngừa sẽ dẫn đến lãi suất tài trợ có hiệu
giá giao ngay kỳ vọng (Fn < S*)
lực cao hơn lãi suất vay trong nước
4. Ngang giá lãi suất tồn tại, và tỷ Tài trợ bằng ngoại tệ khơng phịng
giá kỳ hạn dự kiến sẽ cao hơn tỷ giá ngừa sẽ dẫn đến lãi suất tài trợ có hiệu
giao ngay kỳ vọng (Fn > S*)
lực thấp hơn lãi suất vay trong nước
5. Ngang giá lãi suất tồn tại, phần Tài trợ bằng ngoại tệ có phịng ngừa
bù (chiết khấu) kỳ hạn cao hơn sẽ dẫn đến lãi suất tài trợ có hiệu lực
(thấp hơn) chênh lệch lãi suất
cao hơn lãi suất vay trong nước
6. Ngang giá lãi suất tồn tại, phần Tài trợ bằng ngoại tệ có phòng ngừa
bù (chiết khấu) kỳ hạn thấp hơn sẽ dẫn đến lãi suất tài trợ có hiệu lực
(cao hơn) chênh lệch lãi suất
thấp hơn lãi suất vay trong nước
5.2.4.2. Tỷ giá kỳ hạn
Giả sử Fn của đồng ngoại tệ được công ty sử dụng để dự báo tỷ giá
giao ngay trong tương lai (St+1). Lãi suất tài trợ có hiệu lực của đồng ngoại

tệ được dự đoán bởi sự thay thế (St+1) bằng Fn:
  S − S 
 F −S
Từ rf =+
−1
(1 i f ) 1 +  t +1
(1 i f ) 1 +
  − 1 =+
S 

  S  

rf < i h ⇔ St +1 < F
Kết luận:
Kịch bản

Ý nghĩa

Ngang bằng lãi suất giữ vững

Tài trợ nước ngồi + phịng vệ vị thế trên
TT kỳ hạn => chi phí tài trợ tương tự =
chi phí gánh chịu của tài trợ trong nước.

Ngang bằng lãi suất giữ vững,

Tài trợ nước ngồi khơng bảo hiểm =>
chi phí tài trợ tương tự = chi phí gánh
chịu của tài trợ trong nước.


F = St+1
Ngang bằng lãi suất giữ vững,
F > St+1
136

Tài trợ nước ngồi khơng bảo hiểm =>
chi phí tài trợ tương tự < chi phí gánh
chịu của tài trợ trong nước.


×