Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Trắc nghiệm chương Thần kinh va giác quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.91 KB, 40 trang )

1. Chức năng của nơron là:
a. Cảm ứng và dẫn truyền các xung thần kinh
b. Hưng phấn và dẫn truyền
c. Dẫn truyền các xung thần kinh
d. Cả b và c
2. Chức năng của rễ tủy là:
a. Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đi ra cơ
quan đáp ứng.
b. Thực hiện trọn vẹn các cung phản xạ
c. Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương.
d. Cả a và c.
3. Nói dây thần kinh tủy là dây pha vì:
a. Dây thần kinh tủy bao gồm bó sợi cảm giác và bó sợi vận động.
b. Rễ sau là rễ cảm giác, rễ trước là rễ vận động.
c. Có đầy đủ các thành phần của một cung phản xạ.
d. Cả a và b.
4. Vai trò của hệ thần kinh là:
a. Điều khiển sự vận động của các cơ quan
b. Điều hòa hoạt động của các cơ quan
c. Phối hợp hoạt động của các cơ quan
d. Cả a, b và c.
5. Đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh là:
a. nơron
b. Mô thần kinh
c. Sợi thần kinh
d. Cả b và c
6. Bộ phận nào cấu tạo nên chất xám trong trung ương thần kinh.
a. Các thân nơron
b. Các sợi nhánh thần kinh
c. Các thân nơron và các sợi nhánh thần kinh
d. Các sợi trục của nơron


7. Bộ phận nào cấu tạo nên chất trắng trong trung ương thần kinh ?
a. Các sợi nhánh thần kinh
b. Các sợi trục thần kinh
c. Các tế bào thần kinh
d. Các thân nơron
8. Tiểu não có chức năng là:
a. Điều hòa và phối hợp các cử động phức tạp của cơ thể.
b. Giữ thăng bằng cho cơ thể
c. Dẫn truyền các xung thần kinh từ tủy sống lên não bộ và ngược lại
d. Cả a và b
9. Tủy sống có 2 chỗ phình là chỗ phình nào?
a. Ngực và thắt lưng
b. Cổ và thắt lưng
c. Cổ và ngực
d. Ngực và xương cùng
10. Cấu tạo của tủy sống gồm:
a. Chất xám
b. Chất trắng
c. Các sợi trục nơron có bao miêlin
d. Cả a và b
11. Tủy sống có chức năng
a. Điều khiển các hoạt động của tứ chi
b. Dẫn truyền
c. Phản xạ
d. Phản xạ và dẫn truyền.
12. Có bao nhiêu dây thần kinh tủy
a. Có 29 đôi
b. Có 30 đôi
c. Có 31 đôi
d. Có 32 đôi

13. Dây thần kinh tủy thuộc loại nào?
a. Dây hướng tâm
b. Dây li tâm
c. Dây pha
d. Cả b và c
14. Tủy sống có đặc điểm ngoài như thế nào?
a. Hình trụ, dài khoảng 50cm, từ đốt sống cổ I đến đốt thắt lưng II.
b. Có 2 chỗ phình: phình cổ và phình thắt lưng.
c. Có màu trắng
d. Cả a, b và c
15. Tủy sống có cấu tạo:
a. Chất xám nằm trong (hình chữ H), chất trắng bao quanh.
b. Chất xám do các thân và tua ngắn của nơron tạo thành
c. Chất trắng do các sợi trục thần kinh tạo thành
d. Cả a, b và c
16. Não trung gian gồm:
a. Đồi thị
b. Dưới đồi thị
c. Cầu não
d. Cả a và b
17. Trụ não bao gồm:
a. Não giữa
b. Cầu não
c. Hành não
d. Cả a, b và c
18. Chức năng của tiểu não:
a. Điều hòa và phối hợp các cử động phức tạp của cơ thể
b. Giữ thăng bằng cho cơ thể
c. Dẫn truyền các xung thần kinh từ tủy sống lên não bộ và ngược lại
d. Cả a và b

19. Tại sao người say rượu thường biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi?
a. Trụ não bị dối loạn, điều khiển các hoạt động không chính xác
b. Não trung gian bị dối loạn không thực hiện được chức năng.
c. Tiểu não bị rối loạn không điều hòa và phối hợp được các hoạt động phức tạp.
d. Cả b và c
20. Đại não cấu tạo:
a. Gồm 6 lớp khác nhau
b. Chủ yếu là các tế bào hình tháp
c. Dày khoảng 2-3 mm
d. Cả a. b và c
21. Trên vỏ não, vùng thị giác nằm ở thùy nào?
a. Thùy chẩm
b. Thùy đỉnh
c. Thùy chán
d. Thùy thái dương.
22. Rãnh đỉnh là ranh giới của những thùy nào?
a. Thùy trán và thùy đỉnh
b. Thùy đỉnh và thùy thái dương
c. Thùy trán và thùy thái dương
d. Thùy thái dương và thùy chẩm.
23. Rãnh nào là ranh giới giữa thùy trán với thùy thái dương
a. Rãnh đỉnh
b. Rãnh thái dương
c. Rãnh trán
d. Rãnh thẳng góc.
24. Hệ thần kinh sinh dưỡng bao gồm những bộ phận nào?
a. Thần kinh vận động và thần kinh cơ xương
b. Thần kinh giao cảm và thần kinh đối giao cảm
c. Thần kinh cảm giác và thần kinh vận động.
d. Cả a và b.

25. Trung ương thần kinh giao cảm nằm ở:
a. Chất xám thuộc sừng bên của tủy sống
b. Chất trắng của tủy sống
c. Chất trắng của bán cầu não
d. Cả b và c
26. Trung ương thần kinh đối giao cảm nằm ở:
a. Nhân xám trong trụ não
b. Sừng bên của đoạn cùng tủy sống
c. Chất trắng của tủy sống
d. Cả a và b
27. Sự hoạt động của thần kinh giao cảm và thần kinh đối giao cảm quan hệ với
nhau như thế nào?
a. Hỗ trợ lẫn nhau
b. Kích thích lẫn nhau
c. Đối lập nhau
d. Cả a, b và c.
28. Đặc điểm tiến hóa của não người so với não động vật thuộc lớp Thú:
1. Võ não có nhiều khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt
2. Tỉ lệ giữa khối lượng não với khối lượng cơ thể ở người lớn hơn ở động vật
thuộc lớp Thú.
3. Ở người có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ.
4. Các đường dẫn truyền đều đi qua hành tủy.
a. 2,3,4
b. 1,3,4
c. 1,2,3
d. 1,2,4
29. Chức năng của thần kinh vận động là:
A. Điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh sản.
B. Điều hòa hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng
C. Điều khiển hoạt động hệ cơ xương.

D. Là trung tâm điều khiển các phản xạ.
30. Đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh là:
A. Tế bào thần kinh - nơron.
B. Trung ương thần kinh.
C. Sợi thần kinh.
D. Não.
31. Cúc xinap có ở:
A. Eo Răngviê.
B. Trong thân của các tế bào thần kinh.
C. Đầu tận cùng của các sợi nhánh nơron.
D. Đầu tận cùng của sợi trục nơron.
32. Điều khiển hoạt động các cơ quan như hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, sinh
dục, bài tiết là:
A. Hệ thần kinh sinh dưỡng.
B. Thân nơron
C. Hệ thần kinh vận động (cơ, xương).
D. Sợi trục.
33. Chức năng của nơron là:
A. Cảm ứng và truyền dẫn các xung thần kinh.
B. Là trung tâm điều khiển các phản xạ
C. Là trung tâm điều khiển phản xạ, hưng phấn và truyền dẫn.
D. Hưng phấn và truyền dẫn.
34. Hệ thần kinh điều khiển hoạt động của các cơ vân, lưỡi, hầu, thanh quản là:
A. Hệ thần kinh sinh dưỡng.
B. Thân nơron.
C. Hệ thần kinh vận động (cơ, xương).
D. Sợi trục.
35. Vai trò của hệ thần kinh là:
A. Điều khiển hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
B. Điều khiển, điều hòa, phối hợp sự hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong

cơ thể.
C. Điều hòa hoạt động các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể
D. Phối hợp hoạt động các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
36. Nơi tiếp giáp giữa nơron này với nơron khác hoặc giữa nơron với cơ quan trả
lời gọi là:
A. Thân nơron.
B. Sợi trục.
C. Cúc xináp.
D. Sợi nhánh.
37. Điểm giống nhau căn bản nhất giữa hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh
sinh dưỡng là:
A. Cơ chế hoạt động đều là phản xạ.
B. Đều gồm 2 bộ phận là trung ương thần kinh và thần kinh ngoại biên, đều có
chức năng điều hòa, điều khiển sự phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan
C. Đều gồm 2 bộ phận là trung ương thần kinh và thần kinh ngoại biên, đều có
chức năng điều hòa, điều khiển sự phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ
quan; cơ chế hoạt động đều là phản xạ.
D. Nhờ cơ chế phản xạ, cơ thể thích nghi được với môi trường.
38. Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng là:
A. Điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng.
B. Điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh sản.
C. Điều hòa hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng và sinh sản.
D. Điều hòa hoạt động của các cơ quan vận động.
39. Chức năng của chất xám là:
A. Trung khu của các phản xạ không điều kiện.
B. Trung khu của các phản xạ có điều kiện.
C. Trung khu điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh sản.
D. Đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với não bộ.
40. Tủy sống có hai đoạn phình là:
A. Cổ và ngực.

B. Ngực và thắt lưng.
C. Cổ và thắt lưng.
D. Ngực và cùng
41. Chất trắng được cấu tạo từ:
A. Các thân nơron.
B. Các sợi nhánh thần kinh.
C. Các sợi trục thần kinh.
D. Các tế bào thần kinh.
42. Tủy sống có cấu tạo:
A. Chất trắng do các sợi trục thần kinh tạo thành.
B. Chất xám nằm trong (hình chữ H), chất trắng bao quanh.
C. Gồm chất trắng và chất xám: chất xám do các thân và các tua ngắn của nơron
tạo thành nằm ở trong (hình chữ H), chất trắng do các sợi trục thần kinh tạo thành
bao phía ngoài.
D. Chất xám do các thân và các tua ngắn của nơron tạo thành.
43. Tính chất của phản xạ không điều kiện là:
A. Hình thành trong đời sống cá thể.
B. Di truyền được.
C. Bẩm sinh.
D. Bẩm sinh và di truyền được.
44. Chức năng của tủy sống là:
A. Phản xạ.
B. Phản xạ và dẫn truyền.
C. Điều khiển các hoạt động ở tứ chi.
D. Dẫn truyền.
45. Kích thước của tủy sống là:
A. Dài 50 cm, đường kính 1 cm.
B. Dài 52 cm, đường kính 1,5 cm.
C. Dài 55 cm, đường kính 1 cm.
D. Dài 45 cm, đường kính 1,5 cm.

46. Chất xám được cấu tạo từ:
A. Các sợi trục thần kinh.
B. Thân nơron và các sợi nhánh thần kinh.
C. Các sợi trục và thân nơron.
D. Sợi trục, sợi nhánh và thân nơron.
47. Nguyên nhân của bệnh viêm màng não là:
A. Virút có trong các mạch máu não gây ra.
B. Huyết áp tăng gây vỡ mạch máu não.
C. Virut và vi khuẩn có trong các mạch máu não gây vỡ mạch máu não.
D. Vi khuẩn có trong dịch não tủy, làm cho dịch não tủy hóa đục.
48. Tủy sống được cấu tạo từ:
A. Các sợi trục nơron.
B. Chất trắng.
C. Chất xám.
D. Chất xám và chất trắng.
49. Nói dây thần kinh tủy là dây pha vì:
A. Dây thần kinh tủy bao gồm bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được nối với
tủy sống qua rễ sau và rễ trước.
B. Rễ sau là rễ cảm giác, rễ trước là rễ vận động.
C. Dây thần kinh tủy bao gồm bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được nối với
tủy sống qua rễ sau và rễ trước; rễ sau là rễ cảm giác, rễ trước là rễ vận động.
D. Có đầy đủ thành phần của một cung phản xạ.
50. Chức năng của rễ sau là:
A. Dẫn truyền xung thần kinh từ các cơ quan đến trung ương thần kinh.
B. Dẫn truyền xung vận động từ trung ương thần kinh đến cơ quan đáp ứng (cơ
quan trả lời).
C. Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan trả lời.
D. Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương.
51. Lấy kim chích nhẹ vào chân một người đang ngủ, chân người đó tự co lại. Đây
là phản xạ đơn giản, vô ý thức, có trung khu ở:

A. Chất trắng của tủy não.
B. Chất trắng của não.
C. Chất xám của não.
D. Chất xám của tủy sống.
52. Khi cần rút dịch não để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ phải:
A. Đưa kim hút dịch ở khe đốt sống phía dưới đốt sống thắt lưng II để tránh làm
tổn thương tủy sống.
B. Đưa kim hút dịch ở khe đốt sống cổ II.
C. Đưa kim hút dịch ở khe đốt sống thắt lưng I.
D. Đưa kim hút dịch ở đốt sống cổ I
53. Xung thần kinh được dẫn truyền từ trung ương thần kinh đến các cơ quan để
điều khiển chúng là nhờ:
A. Dây thần kinh hướng tâm.
B. Dây thần kinh pha.
C. Dây thần kinh li tâm.
D. Cả dây hướng tâm và li tâm.
54. Trong quá trình phát triển phôi, ống thần kinh bắt đầu được hình thành từ:
A. Tuần thứ 6.
B. Tuần thứ 4.
C. Tuần thứ 3.
D. Tuần thứ 5.
55. Chức năng của rễ tủy là:
A. Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương thần
kinh.
B. Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đi ra cơ quan đáp
ứng.
C. Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đi ra cơ quan đáp
ứng còn rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương
thần kinh
D. Thực hiện trọn vẹn các cung phản xạ

56. Dây thần kinh có khả năng dẫn xung thần kinh đi theo cả hai chiều từ các cơ
quan về trung ương thần kinh và ngược lại là:
A. Dây thần kinh hướng tâm.
B. Dây thần kinh pha.
C. Cả dây hướng tâm và li tâm.
D. Dây thần kinh li tâm.
57.Xung thần kinh được dẫn truyền từ các cơ quan về trung ương thần kinh là nhờ:
A. Dây thần kinh pha.
B. Dây thần kinh hướng tâm.
C. Cả dây hướng tâm và li tâm.
D. Dây thần kinh li tâm.
58. Các dây thần kinh tủy liên hệ với tủy sống qua:
A. Rễ trước.
B. Rễ bên.
C. Rễ sau.
D. Rễ trước và rễ sau.
59. Nếu kích thích vào trung tâm não ở vùng dưới đồi thị (não trung gian) thì cơ
thể sẽ:
A. Ăn rất nhiều mặc dù đã no.
B. Không ăn uống tuy đang đói.
C. Ăn rất nhiều khi đang đói và không ăn gì khi đã no.
D. Ăn rất nhiều khi đang đói.
60. Đồi thị là cấu trúc nằm trong:
A. Tủy sống.
B. Trụ não.
C. Não trung gian.
D. Hành não.
61. Chức năng chủ yếu của trụ não là:
A. Dẫn truyền bao gồm các đường dẫn truyền lên (cảm giác) và các đường dẫn
truyền xuống (vận động)

B. Điều khiển hoạt động của các nội quan.
C. Điều hòa hoạt động của các nội quan.
D. Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần
hoàn, hô hấp, tiêu hóa.
62. Chức năng của tiểu não là:
A. Điều hòa và phối hợp các cử động phức tạp của cơ thể và giữ thăng bằng cho
cơ thể.
B. Điều hòa và phối hợp các cử động phức tạp của cơ thể.
C. Dẫn truyền các xung thần kinh từ tủy sống lên bộ não và ngược lại.
D. Giữ thăng bằng cho cơ thể.
63. Nhận định nào sau đây không phản ánh đặc điểm khác nhau cơ bản về chức
năng của trụ não và tủy sống?
A. Chất xám là trung khu của các phản xạ không điều kiện (ở trụ não).
B. Nhiệm vụ chủ yếu của các nhân xám ở trụ não là trung khu điều hòa cơ quan
dinh dưỡng, chất xám ở tủy sống là trung khu điều hòa, điều khiển hoạt động của
hệ vận động.
C. Nhờ có 12 đôi dây thần kinh não và các dây thần kinh tủy mà trụ não có thể liên
hệ với tất cả các cơ quan trong cơ thể.
D. Hầu hết các đường thần kinh (đường lên, đường xuống) có hiện tượng bắt chéo
nhau ở trụ não.
64. Não giữa bao gồm:
A. Vùng dưới đồi thị và củ não sinh tư.
B. Cuống não và vùng dưới đồi thị.
C. Đồi thị và vùng dưới đồi thị.
D. Cuống não và củ não sinh tư.
65. Các bộ phận của trụ não là:
A. Hành não, não giữa và cầu não.
B. Đại não, cầu não và hành não.
C. Tủy sống và hành não.
D. Cầu não và tủy sống.

66. Cho hình vẽ cấu tạo tiểu não dưới đây:
Chú thích 1 và 2 lần lượt là:
A . 1. chất trắng - 2. dây thần kinh não.
B. 1. chất trắng - 2. chất xám.
C. 1. chất xám - 2. dây thần kinh não.
D. 1. chất xám - 2. chất trắng.
67. Về mặt cấu tạo, tủy sống và trụ não giống nhau ỏ điểm căn bản nhất là:
A. Là trung khu của các phản xạ không điều kiện.
B. Đều gồm 2 phần là chất xám ở trong, chất trắng bao bọc bên ngoài.
C. Chất xám là trung khu thần kinh còn chất trắng đều tạo ra các đường thần kinh.
D. Đều có các dây thần kinh liên hệ với các cơ quan trong cơ thể
68. Cấu trúc não lớn nhất là:
A. Đại não.
B. Não giữa.
C. Tiểu não.
D. Cầu não.
69. Cho hình vẽ bán cầu não trái dưới đây:
Chú thích 4 trong hình vẽ trên là:
A. Thùy chẩm.
B. Thùy thái dương.
C. Thùy đỉnh.
D. Thùy trán.
70. Vỏ não nếu bị cắt bỏ hay bị chấn thương sẽ:
A. Mất tất cả các phản xạ không điều kiện.
B. Mất tất cả các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.
C. Không ảnh hưởng đến phản xạ của cơ thể.
D. Mất tất cả các phản xạ có điều kiện đã được thành lập.
71. Cho hình vẽ bán cầu não trái dưới đây:
Chú thích 6 trong hình vẽ trên là:
A. Rãnh liên bán cầu.

B. Rãnh thái dương.
C. Khe não.
D. Rãnh đỉnh.
72. Hai bán cầu não được ngăn cách bởi:
A. Rãnh thẳng góc phía ngoài.
B. Rãnh dọc trước.
C. Rãnh liên bán cầu.
D. Rãnh thẳng góc phía trong.
73. Bán cầu đại não là trung khu của các phản xạ có điều kiện nào?
A. Trí nhớ, trí khôn.
B. Ý thức.
C. Cảm giác.
D. Cảm giác, ý thức, trí nhớ, trí khôn.
74. Thùy não nằm ở phía trước của bán cầu não là:
A. Thùy trán.
B. Thùy đỉnh.
C. Thùy chẩm.
D. Thùy thái dương.
75. Cho hình vẽ bán cầu não trái dưới đây:
Chú thích 2 trong hình vẽ trên là:
A. Thùy chẩm.
B. Thùy trán.
C. Thùy đỉnh.
D. Thùy thái dương.
76. Cho hình vẽ các vùng chức năng của vỏ não.
Vùng số 2 là:
A. Vùng thị giác.
B. Vùng vận động.
C. Vùng thính giác.
D. Vùng vị giác.

77. Chú thích 1 trong hình vẽ dưới đây là:
A. Khúc cuộn não.
B. Rãnh thái dương.
C. Khe não.
D. Rãnh liên bán cầu.
78. Trên vỏ não, vùng thị giác nằm ở:
A. Thùy đỉnh.
B. Thùy chẩm.
C. Thùy thái dương.
D. Thùy trán.
79. Cho sơ đồ cung phản xạ dưới đây.
Chú thích 6 trong sơ đồ trên là:
A. Hạch giao cảm.
B. Hạch phó giao cảm.
C. Lỗ tủy.
D. Hạch thần kinh.
80. Cho sơ đồ cung phản xạ điều hòa hoạt động của tim do bộ phận thần kinh đối
giao cảm phụ trách làm giảm nhịp tim:
Chú thích số 2 là:
A. Sợi sau hạch.
B. Hạch thần kinh .
C. Sợi trước hạch.
D. Sợi cảm giác.
81. Tác dụng của thần kinh đối giao cảm là:
A. Gây dãn cơ trước của bóng đái.
B. Gây dãn các mạch máu da.
C. Gây co đồng tử của mắt.
D. Gây giảm sự bài tiết nước bọt.
82. Cho sơ đồ cung phản xạ dưới đây.
Chú thích 4 trong sơ đồ trên là:

A. Rễ trước tủy sống.
B. Sừng bên tủy sống.
C. Sừng trước tủy sống.
D. Sừng sau tủy sống.
83. Cho sơ đồ cung phản xạ dưới đây.
Chú thích 1 trong sơ đồ trên là:
A. Sừng bên tủy sống.
B. Rễ trước tủy sống.
C. Rễ sau tủy sống.
D. Sừng trước tủy sống.
84. Cho sơ đồ cung phản xạ dưới đây.
Chú thích 3 trong sơ đồ trên là:
A. Rễ sau tủy sống.
B. Sừng trước tủy sống.
C. Sừng bên tủy sống.
D. Rễ trước tủy sống.
85. Làm cho tim đập chậm, mạch dãn ra là chất:
A. Axêtincôlin.
B. Insulin.
C. Ađrênalin.
D. Glucagôn.
86. Cho sơ đồ cung phản xạ điều hòa hoạt động của tim do bộ phận thần kinh đối
giao cảm phụ trách làm giảm nhịp tim:
Chú thích số 5 là:
A. Thụ quan áp lực.
B. Hạch thần kinh.
C. Hạch đối giao cảm.
D. Hạch giao cảm.
87. Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng là:
A. Điều khiển hoạt động của các nội quan.

B. Điều khiển - điều hòa phối hợp hoạt động của các cơ quan.
C. Điều khiển hoạt động của các cơ vân (cơ xương).
D. Điều khiển - điều hòa hoạt động của các nội quan.
88. Sự khác nhau căn bản nhất về chức năng giữa bộ phận giao cảm và bộ phận
đối giao cảm là:
A. Ở bộ phận giao cảm, nơron trước hạch có sợi trục ngắn, nơron sau hạch có sợi
trục dài; ở bộ phận đối giao cảm thì ngược lại.
B. Các hạch ngoại biên của bộ phận đối giao cảm nằm gần cơ quan, các hạch
ngoại biên của bộ phận giao cảm nằm dọc hai bên hoạc trước cột sống.
C. Hai bộ phận này có tác dụng đối lập nhau: nếu bộ phận giao cảm làm tăng
cường hoạt động của một cơ quan thì bộ phận đối giao cảm lại làm giảm sự hoạt
động của cơ quan này.
D. Trung ương của bộ phận giao cảm là các nhân xám nằm ở sừng bên của tủy
sống, trung ương của bộ phận thần kinh đối giao cảm là nhân xám ở trụ não.
89. Màng tủy theo thứ tự từ ngoài vào trong gồm:
A. Màng cứng màng nuôi màng nhện.
B. Màng nuôi màng cứng màng nhện.
C. Màng cứng màng nhện màng nuôi.
D. Màng nhện màng nuôi màng cứng.
90. Đặc điểm của phân hệ thần kinh đối giao cảm là:
A. Sợi trục của nơron sau hạch dài.
B. Chuỗi hạch thần kinh nằm xa cơ quan phục trách.
C. Chuỗi hạch thần kinh nằm gần cơ quan phụ trách.
D. Sợi trục của nơron trước hạch thần kinh.
91. Tủy sống có cấu tạo:
A. Chất xám do các thân và các tua ngắn của nơron tạo thành.
B. Chất trắng do các sợi trục thần kinh tạo thành.
C. Gồm chất trắng và chất xám: chất xám do các thân và các tua ngắn của nơron
tạo thành nằm ở trong (hình chữ H), chất trắng do các sợi trục thần kinh tạo thành
bao phía ngoài.

D. Chất xám nằm trong (hình chữ H), chất trắng bao quanh.
92. Cho hình vẽ các vùng chức năng của vỏ não.
Vùng số 1 là:
A. Vùng vận động.
B. Vùng vị giác.
C. Vùng thính giác.
D. Vùng thị giác.
93. Hệ thống tín hiệu thứ hai bao gồm:
A. Tiếng nói.
B. Tiếng nói và chữ viết.
C. Kích thích.
D. Chữ viết.
94. Cho sơ đồ cung phản xạ dưới đây.
Chú thích 5 trong sơ đồ trên là:
A. Rễ trước tủy sống.
B. Sừng trước tủy sống.
C. Sừng sau tủy sống.
D. Rễ sau tủy sống.
95. Người bị tật viễn thị là do:
A. Thủy tinh thể quá lồi.
B. Cầu mắt quá ngắn so với bình thường.
C. Con người bị thu hẹp.
D. Lòng đen quá dày.
96. Trung khu của phản xạ sinh dưỡng nằm ở:
A. Sừng bên của tủy sống - não giữa.
B. Trụ não và não trung gian.
C. Sừng bên của tủy sống và não trung gian.
D. Sừng bên của tủy sống và trong trụ não.
97. Chức năng của rễ trước là:
A. Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương.

B. Dẫn truyền xung thần kinh từ các cơ quan đến trung ương thần kinh.
C. Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan trả lời.
D. Dẫn truyền xung vận động từ trung ương thần kinh đến cơ quan đáp ứng (cơ
quan trả lời).
98. Cho sơ đồ cung phản xạ dưới đây.
Chú thích 6 trong sơ đồ trên là:
A. Hạch thần kinh.
B. Lỗ tủy.
C. Hạch phó giao cảm.
D. Hạch giao cảm.
99. Khi đi tàu xe không nên đọc sách vì:
A. Khoảng cách giữa sách và mắt luôn thay đổi nên mắt phải luôn điều tiết gây
mỏi mắt, có hại cho mắt.
B. Khi đi tàu xe đông người không tập trung để đọc sách được.
C. Khoảng cách giữa sách và mắt luôn thay đổi, sách bị rung.
D. Khi đi tàu xe căng thẳng thần kinh nên đọc sách sẽ có hại cho mắt.
100. Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở:
A. Ống tai.
B. Ống bán khuyên.
C. Xương tai.
D. Cơ quan Coócti.
101.Vitamin A là nguyên liệu để tổng hợp rôđôpxin. Nếu thiếu Vitamin A tế bào
que sẽ không hoạt động dẫn đến thiếu rôđôpxin và người bị:
A. Cận thị.
B. Loạn thị.
C. Quáng gà.
D. Viễn thị.
102. Các tế bào thụ cảm thị giác có ở:
A. Màng mạch.
B. Màng cứng.

C. Màng giác.
D. Màng lưới.
103. Cách khắc phục tật cận thị là:
A. Đeo kính mắt lõm.
B. Thay thủy tinh thể.
C. Đeo kính mắt lõm hoặc thay thủy tinh thể.
D. Đọc sách báo đúng khoảng cách, đủ ánh sáng.
104. Biện pháp nào dưới đây không phải là một biện pháp vệ sinh hệ thần kinh?
A. Giữ cho tâm hồn luôn thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu.
B. Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.
C. Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày để phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh
sau một ngày làm việc căng thẳng.
D. Làm việc gắng sức để có một giấc ngủ sâu, giúp phục hồi hệ thần kinh.
105. Tính chất của phản xạ không điều kiện là:
A. Bẩm sinh.
B. Di truyền được.
C. Hình thành trong đời sống cá thể.
D. Bẩm sinh và di truyền được.
106. Cho sơ đồ cung phản xạ dưới đây.
Chú thích 4 trong sơ đồ trên là:

×