Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

LÊ NGUYỄN ANH THƯ NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG THIẾU VITAMIN d, kẽm, THIẾU máu DINH DƯỠNG và mối LIÊN QUAN với TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG của TRẺ từ 6 60 THÁNG TUỔI tại VIỆN DINH DƯỠNG QUỐC GIA LUẬN văn THẠC sĩ dược học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ NGUYỄN ANH THƯ

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
THIẾU VITAMIN D, KẼM,
THIẾU MÁU DINH DƯỠNG
VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
CỦA TRẺ TỪ 6-60 THÁNG TUỔI
TẠI VIỆN DINH DƯỠNG QUỐC GIA
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH HÓA SINH DƯỢC
MÃ SỐ: 8720208
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Vũ Thị Thu Hiền
2. TS. Đào Thị Mai Anh
HÀ NỘI 2022


LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin được gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới hai cô hướng dẫn của em là PGS. TS. Vũ Thị Thu Hiền- cô đã luôn kiên
nhẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em nhiều điều và TS. Đào Thị Mai Anh- vì những chia
sẻ quý giá cũng như những động lực mà cô truyền cho em.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo, anh chị bộ mơn
Hóa sinh, phịng Sau đại học - Trường Đại học Dược Hà Nội, phịng Labo Hóa


sinh – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ
em trong quá trình học tập, làm nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị, bạn bè lớp Cao học 25
đã động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng là lời cảm ơn chân thành nhất, em muốn gửi tới gia đình, những
người thân, đã ln bên cạnh ủng hộ, quan tâm, giúp đỡ em trong những lúc khó
khăn nhất.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2022
Học viên
Lê Nguyễn Anh Thư


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................ 3
1.1

Dinh dưỡng Vitamin D ở trẻ em ................................................................ 3
Quá trình chuyển hóa và vai trị sinh lý của vitamin D .............. 3
Đánh giá tình trạng vitamin D ở trẻ em ...................................... 4
Dịch tễ học về tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em..................... 5
Mối liên quan giữa tình trạng vitamin D và suy dinh dưỡng ...... 6

1.2


Vi chất kẽm và vai trò với cơ thể trẻ em .................................................... 7
Sinh hóa kẽm trong cơ thể .......................................................... 7
Vai trị của kẽm ở trẻ em ............................................................. 8
Đánh giá tình trạng thiếu kẽm ..................................................... 9
Dịch tễ học về tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em ............................ 10
Mối liên quan giữa thiếu kẽm và tình trạng suy dinh dưỡng .... 11

1.3

Thiếu máu................................................................................................. 11
Khái niệm, cơ chế bệnh sinh, nguyên nhân .............................. 11
Đánh giá tình trạng thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em 13
Dịch tễ học về thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em ......................... 13
Mối liên quan giữa tình trạng thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt với
tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em .............................................................. 14

1.4

Suy dinh dưỡng ở trẻ em .......................................................................... 15
Khái niệm .................................................................................. 15
Nguyên nhân suy dinh dưỡng ................................................... 15
Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng .......................................... 16
Đặc điểm trẻ em nhóm 6-60 tháng tuổi .................................... 18
Dịch tễ học về suy dinh dưỡng ở trẻ em ................................... 18
em

1.5

Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng ở trẻ
................................................................................................... 19


Tình hình nghiên cứu ............................................................................... 19
Trên thế giới .............................................................................. 19


Tại Việt Nam ............................................................................. 20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 22
2.1

Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 22
Tiêu chuẩn lựa chọn .................................................................. 22
Tiêu chuẩn loại trừ .................................................................... 22
Thời gian và địa điểm ............................................................... 22

2.2

Hóa chất và thiết bị .................................................................................. 22
Hóa chất .................................................................................... 22
Thiết bị ...................................................................................... 22

2.3

Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22

2.4

Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
Thiết kế nghiên cứu................................................................... 23
Cỡ mẫu và chọn mẫu................................................................. 23
Cách chọn mẫu .......................................................................... 26


2.5

Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 26
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-60 tháng tuổi đến khám
tại Viện dinh dưỡng...................................................................................... 26
Đánh giá tình trạng thiếu vitamin D, kẽm và thiếu máu dinh
dưỡng ở trẻ 6-60 tháng tuổi.......................................................................... 29

2.6

Xử lí số liệu và khống chế sai số.............................................................. 33
Xử lí số liệu ............................................................................... 33
Sai số và khống chế sai số......................................................... 33

2.7

Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 34

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 35
3.1
Kết quả khảo sát thực trạng thiếu vitamin D, kẽm, thiếu máu dinh dưỡng
và tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 6-60 tháng tuổi............................................. 35
Số lượng đối tượng tham gia nghiên cứu .................................. 35
Kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 6-60 tháng tuổi
................................................................................................... 35
Kết quả khảo sát tình trạng thiếu vitamin D, thiếu kẽm và thiếu
máu dinh dưỡng ở trẻ 6-60 tháng tuổi.......................................................... 39
3.2
Kết quả phân tích mối liên quan giữa tình trạng thiếu máu, hàm lượng

vitamin D và hàm lượng kẽm với tình trạng dinh dưỡng .................................... 43
Sự liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và SDD thấp còi............ 43
Sự liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và SDD nhẹ cân ............ 44


Sự liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và SDD gầy còm ........... 45
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 46
4.1
Về kết quả thực trạng thiếu vitamin D, kẽm, thiếu máu dinh dưỡng do thiếu
sắt và tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-60 tháng tuổi ........................................... 46
Thực trạng thiếu vitamin D ở trẻ 6-60 tháng tuổi ..................... 46
Thực trạng thiếu kẽm ở trẻ 6-60 tháng tuổi .............................. 48
Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt ở trẻ 6-60 tháng tuổi
................................................................................................... 49
Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ 6-60 tháng tuổi............................. 50
4.2
Về kết quả phân tích mối liên quan giữa thiếu vitamin D, kẽm, thiếu máu
dinh dưỡng do thiếu sắt với tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ 6-60 tháng tuổi ..... 52
Mối liên quan giữa SDD thấp còi và thiếu vitamin D ở trẻ 6-60
tháng tuổi ................................................................................................... 52
Mối liên quan giữa thiếu kẽm với tình trạng dinh dưỡng ......... 53
Mối liên quan giữa thiếu máu với SDD nhẹ cân và SDD gầy còm
................................................................................................... 54
4.3

Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................... 55

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt

AAS

Atomic
Phương pháp phổ hấp thu nguyên tử
Absorption Spectrophotometric

CLIA

Chemiluminescent Immuno
Assay

Kỹ thuật miễn dịch hóa phát quang

CMIA

Chemiluminesence
microparticle. Immunoassays

Kỹ thuật miễn dịch vi hạt hóa phát quang

Vitamin D binding protein

Enzym Immunoassay
High-performance liquid
chromatography

Protein gắn với vitamin D
Phương pháp miễn dịch enzym
Sắc kí lỏng hiệu năng cao kết hợp khối
phổ
Phương pháp phổ khối plasma cảm ứng
Yếu tố tăng trưởng giống Insulin-1

DBP
EIA
HPLC/MS
ICP-MS
IGF-I
MCH
MCHC
MCV
PTH
RIA
RLU
SDD
TMTS
TTDD
UNICEF
VDR
WHO
YNSKCĐ


Insulin- like growth factor 1
Mean Corpuscular
Hemoglobin
Mean corpuscular Hemoglobin
Concentration
Mean Corpuscular Volumn
Parathyroid hormon
Radioimmunoassay
Relative Light Unit

Vitamin D receptor
World Health Organization

Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu
Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu
Thể tích trung bình hồng cầu
Hormon tuyến cận giáp
Miễn dịch phóng xạ
Đơn vị ánh sáng tương đối
Suy dinh dưỡng
Thiếu máu thiếu sắt
Tình trạng dinh dưỡng
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
Thụ thể vitamin D
Tổ chức y tế thế giới
Ý nghĩa sức khỏe cộng đồng


DANH MỤC HÌNH
STT


Tên hình

Trang

1

Hình 1.1 Phân bố kẽm trong cơ thể

7

2

Hình 1.2 Sơ đồ vịng xoắn bệnh lý giữa tiêu chảy-thiếu kẽmSDD

9

3

Hình 1.3 Các yếu tố gây nên thiếu máu dinh dưỡng

12

4

Hình 2.1 Nội dung nghiên cứu

23

5

6
7
8
9
10
11

Hình 3.1 Tỉ lệ trẻ SDD thấp cịi theo giới tính (%)
Hình 3.2 Tỉ lệ trẻ SDD nhẹ cân theo giới tính (%)
Hình 3.3 Tỉ lệ trẻ SDD gầy cịm theo giới tính (%)
Hình 3.4 Tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì theo giới tính (%)
Hình 3.5 Tình trạng thiếu vitamin D theo giới tính (%)
Hình 3.6 Tình trạng thiếu kẽm theo giới tính (%)
Hình 3.7 Tình trạng thiếu máu (Hb) theo giới tính (%)

36
37
37
38
39
40
41


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang


1

Bảng 1.3 Phân loại thiếu máu mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng

13

2

Bảng 1.4 Các giá trị ngưỡng có YNSKCĐ của chỉ số nhân trắc

17

3

Bảng 2.1 Phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ

29

4

Bảng 2.2 Phân loại tình trạng thiếu vitamin D

31

5

Bảng 2.3 Phân loại tình trạng thiếu Kẽm

32


6

Bảng 2.4 Phân loại mức độ thiếu máu

33

7

Bảng 2.5 Xác định tình trạng thiếu máu thiếu sắt

33

8

Bảng 3.1 Số lượng đối tượng tham gia nghiên cứu theo tuổi và
giới tính

35

9

Bảng 3.2 Chiều cao và cân nặng trung bình theo giới tính và
nhóm tuổi

36

10

Bảng 3.3 Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ theo nhóm tuổi


38

11

Bảng 3.4 Tình trạng vitamin D theo nhóm tuổi

40

12

Bảng 3.5 Tình trạng thiếu kẽm theo nhóm tuổi

41

13

Bảng 3.6 Tình trạng thiếu máu theo nhóm tuổi

42

14

Bảng 3.7 Tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt ở đối tượng nghiên cứu

42

15

Bảng 3.8 Liên quan giữa SDD thấp còi với thiếu vitamin D,

thiếu kẽm và thiếu máu

43

16

Bảng 3.9 Liên quan giữa SDD nhẹ cân với thiếu vitamin D,
thiếu kẽm và thiếu máu

44

17

Bảng 3.10 Liên quan giữa SDD gầy còm với thiếu vitamin D,
thiếu kẽm và thiếu máu

45


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế kỷ 21 đã và đang chứng kiến rất nhiều những tiến bộ về kỹ thuật, văn
hóa và xã hội, nhưng có một thực tế đáng buồn là tình trạng suy dinh dưỡng (SDD)
và thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu vitamin D, thiếu kẽm và thiếu sắt ở trẻ em
vẫn phổ biến ở mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng tại nhiều quốc gia, trong đó có
Việt Nam [78]. Theo số liệu năm 2019 của UNICEF, ước tính trên 340 triệu trẻ
dưới 5 tuổi đang phải gánh chịu tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng- hay cịn gọi
là nạn đói tiềm ẩn- mà những biểu hiện ban đầu thường rất mờ nhạt và khi xuất
hiện triệu chứng thì đã quá muộn [107]. Mới đây, báo cáo kết quả thống kê tình
trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi của WHO năm 2021 cho thấy vẫn có đến 149
triệu trẻ mắc SDD thấp còi và gần 50 triệu trẻ mắc SDD gầy còm [108]. Kết quả

của nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ bị suy dinh dưỡng có nguy cơ tử vong
cao hơn khi mắc kèm các bệnh phổ biến như tiêu chảy, viêm phổi và sốt rét. Trên
thực tế, các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng đã gián tiếp góp phần vào khoảng
45% trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi [127]. Vì vậy, kiểm sốt tình trạng thiếu
vi chất dinh dưỡng và suy dinh dưỡng là vấn đề cấp thiết trên toàn thế giới [107].
Tại Việt Nam, số liệu Tổng Điều tra Dinh dưỡng năm 2019-2020 ở trẻ em
từ 6-60 tháng tuổi trên tồn quốc cho thấy tỉ lệ thiếu máu giảm cịn 19,6%, tỉ lệ
thiếu kẽm đặc biệt rất cao là 58%. Tỉ lệ SDD thấp còi là 19,6%, SDD nhẹ cân là
11,5% và SDD gầy còm là 5,2%. Như vậy, về cơ bản, Việt Nam đã giảm được tình
trạng thiếu dinh dưỡng, tuy nhiên, các chỉ tiêu liên quan đến cải thiện tình trạng
thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn chưa đạt được [24].
Hàng năm, Viện Dinh dưỡng tiếp đón rất nhiều trẻ em được ba mẹ đặc biệt
quan tâm đến tình hình dinh dưỡng của con. Theo báo cáo năm 2018, tỉ lệ trẻ đến
khám tại Viện Dinh dưỡng có: 27,1% trẻ SDD thể nhẹ cân, 12,1% trẻ SDD thể gầy
còm và 41% trẻ SDD thể thấp còi, tỷ lệ thừa cân, béo phì 1,8% tuy nhiên chưa có
số liệu thống kê về tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng (thiếu vitamin D, kẽm và
thiếu máu do thiếu sắt) và các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng, vì
vậy chúng tơi tiến hành đề tài:

1


“Nghiên cứu thực trạng thiếu vitamin D, kẽm, thiếu máu dinh dưỡng và mối
liên quan với tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 6-60 tháng tuổi tại Viện Dinh
Dưỡng Quốc Gia” với hai mục tiêu sau :
1. Khảo sát thực trạng thiếu vitamin D, kẽm, thiếu máu dinh dưỡng và tình trạng
dinh dưỡng của trẻ từ 6-60 tháng tuổi.
2. Phân tích mối liên quan giữa các chỉ số này với tình trạng dinh dưỡng của đối
tượng nghiên cứu


2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Dinh dưỡng Vitamin D ở trẻ em
Q trình chuyển hóa và vai trị sinh lý của vitamin D
1.1.1.1. Q trình chuyển hóa của vitamin D
Vitamin D được biết đến với hai loại là vitamin D2 (ergocalciferol) và
vitamin D3 (cholecalciferol). Trong lâm sàng, vitamin D2 và D3 được xem như có
hoạt tính sinh học tương đương. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng
ergocalciferol (vitamin D2) thì ít có tác dụng hơn và thời gian tác dụng cũng ngắn
hơn cholecalciferol.
Ở người, vitamin D được tổng hợp ở da dưới tác động của ánh sáng mặt trời,
chuyển hóa 7-dehydrocholesterol trong lớp biểu bì thành tiền vitamin D hoặc được
hấp thu từ thức ăn ở ruột sẽ được gắn với protein DBP để vào máu và vận chuyển
tới gan. Tại đây nhờ xúc tác của enzym 25 hydroxylase (CYP2R1), vitamin D được
gắn với nhóm OH (hydroxylation) tạo thành 25-hydroxycholecanxiferol
(25(OH)D). Hàm lượng 25(OH)D trong máu tăng tỷ lệ thuận với lượng vitamin D
nhận vào, vì vậy nồng độ 25(OH)D huyết tương là một marker sinh học phản ánh
tình trạng vitamin D trong cơ thể [58], [75], [96].
Sau đó 25(OH)D trong máu được vận chuyển đến thận để tạo nên 1,25dihydroxycholecalciferol (1,25(OH)2D) nhờ enzym 25-hydroxy vitamin D-1αhydroxylase (CYP27B1). Đây là chất chuyển hóa cuối cùng của vitamin D, có hoạt
tính sinh học rất mạnh, được xem như một hormon của hệ thống nội tiết vitamin
D. Sự sản xuất 1,25(OH)2D ở thận được điều hòa bởi nồng độ hormon tuyến cận
giáp (PTH), nồng độ calci và phospho trong máu, yếu tố tăng trưởng nguyên bào
xơ 23 ở xương [58], [75],[96].
1,25(OH)2D sau khi được tạo ra sẽ đi vào trong nhân của các tế bào đích bằng
cách gắn với thụ thể vitamin D (VDR). Tại đây, các thụ thể vitamin D được hoạt
hóa gắn với thụ thể của vitamin A, rồi gắn với các thành tố đáp ứng với vitamin D
trên các gen đích.
Hiện nay đã phát hiện được hơn 200 gen tham gia vào chuyển hóa và tác

dụng của vitamin D đối với nhiều mô và cơ quan trong cơ thể [70].

3


Từ khi phát hiện ra VDR, người ta đã thấy chúng khơng chỉ có ở các tế bào
thận, mà cịn có ở các tế bào khác trong cơ thể, đặc biệt các tế bào hệ miễn dịch.
Hơn thế nữa, các tế bào này cũng có khả năng biến đổi 25(OH)D thành 1,25(OH)2D
như các tế bào thận. Sự khác biệt là tại các tế bào này, 1,25(OH)2D hoạt động như
một autocrin (tự tác động) hoặc paracrin (cận tác động). Điều này có nghĩa là
1,25(OH)2D được tạo ra sẽ bị phá hủy ngay sau khi đã thực hiện chức năng, vì vậy
khơng ảnh hưởng đến nồng độ 1,25(OH)2D trong huyết tương [14].
1.1.1.2. Vai trị sinh lý của vitamin D
Vai trị sinh lí đặc trưng nhất của vitamin D là thúc đẩy sự khống hóa xương,
giúp tối ưu hóa sự hấp thu calci tại đường ruột, đảm bảo sự vơi hóa bình thường
của xương. Thiếu vitamin D dẫn đến còi xương ở trẻ nhỏ, lỗng xương ở người
lớn [46]. Ngồi ra, vitamin D còn tham gia vào các hoạt động sinh lý khác của cơ
thể như tham gia vào q trình khống hóa ở răng, tăng cường chức năng của tế
bào miễn dịch, tăng sinh collagen ...... [96] Người ta đã chứng minh là có mối liên
quan giữa thiếu hụt vitamin D với các bệnh cấp tính và mạn tính, bao gồm rối loạn
chuyển hóa calci, bệnh tự miễn, một số bệnh ung thư, đái tháo đường typ 2, bệnh
tim mạch và các bệnh truyền nhiễm [63], [111].
Gần đây, người ta cho rằng vitamin D cịn có thể làm giảm nguy cơ mắc
COVID-19, đặc biệt là ở trẻ em [91] [34], thông qua một số cơ chế bao gồm: gây
ra sự bài tiết cathelicidin và các chất bảo vệ có khả năng làm giảm tốc độ sao chép
của virus và giảm sản xuất các cytokin gây viêm phổi. Vitamin D cũng làm tăng
bài tiết các cytokin chống viêm, làm giảm nguy cơ xuất hiện “bão cytokin” [56].
Vitamin D cịn có tác dụng đối với các gen liên quan đến miễn dịch thông qua liên
kết với VDR thể hiện vai trò tiềm năng trong việc loại bỏ SARS-CoV-2 [53]. Dù
tới nay vẫn chưa có thử nghiệm lâm sàng có đối chứng ngẫu nhiên nào đánh giá

hiệu quả việc bổ sung vitamin D đối với bệnh nhân COVID-19 và bằng chứng về
mối liên quan này vẫn chưa đủ nhưng bổ sung vitamin D cho thấy có lợi về mặt
lâm sàng đối với các bệnh nhân COVID-19 nặng, giúp duy trì 25(OH)D lưu hành
ở mức tốt nhất (75-125nmol/l) trong đại dịch này [31].
Đánh giá tình trạng vitamin D ở trẻ em
Hiện nay, phần lớn các tổ chức y tế có sự đồng thuận về việc đánh giá tình
trạng vitamin D của cơ thể thơng qua nồng độ 25(OH)D trong huyết tương/huyết
4


thanh bởi nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa 25(OH)D và PTH,
mật độ khoáng xương và nguy cơ gãy xương [37] [86] [38].
Ở trẻ em, chỉ số lâm sàng có đủ độ nhạy để phản ánh tình trạng vitamin D
vẫn chưa được mô tả và ngưỡng thiếu hụt vitamin D có thể thay đổi tùy theo độ
tuổi, môi trường và yếu tố di truyền [33]. Trong luận văn này, chúng tơi chọn
ngưỡng phân loại tình trạng vitamin D ở trẻ 6-60 tháng tuổi như sau [57]:
- Nồng độ 25(OH)D > 75nmol/l: Đủ vitamin D
- Nồng độ 25(OH)D < 75nmol/l: Khơng đủ vitamin D
Trong đó:
+ Nồng độ 25(OH)D từ 50-74nmol/l: Hàm lượng vitamin D thấp
+ Nồng độ 25(OH)D từ 25-49nmol/l: Thiếu vitamin D
+ Nồng độ 25(OH)D < 25nmol/l: Thiếu vitamin D nặng
Đây là ngưỡng phân loại được sử dụng phần lớn ở châu Âu, Bắc Mỹ và khu vực
châu Á- Thái Bình Dương [112]
Hai xét nghiệm chính để định lượng 25(OH)D trong huyết tương là xét
nghiệm dựa trên miễn dịch (thường được dùng trong thực hành lâm sàng) và xét
nghiệm dựa trên sắc kí. Các phương pháp khá đa dạng như: sắc ký lỏng cao áp kết
hợp phổ khối (HPLC/MS), miễn dịch phóng xạ (RIA), miễn dịch enzym (EIA),
gắn protein cạnh tranh (CPBA), gắn protein hóa phát quang (CLPB) và miễn dịch
hóa phát quang (CLIA) [75], [96]. Tuy nhiên nồng độ 25(OH)D tồn phần trong

huyết tương có thể chênh lệch từ 20 đến 40% tùy theo phương pháp định lượng
do khả năng định lượng 25(OH)D2 yếu hơn so với 25(OH)D3, đặc biệt ở những
nước sử dụng vitamin D2 là nguồn bổ sung chính [103]. Trong các phương pháp
trên, phương pháp sắc kí lỏng cao áp kết hợp phổ khối (HPLC/MS) được xem là
tiêu chuẩn vàng để định lượng nồng độ 25(OH)D trong máu [75], [96].
Dịch tễ học về tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
Trên thế giới, do khác biệt về địa lý, mùa trong năm, độ tuổi, chủng tộc nên
ngưỡng phân loại tình trạng vitamin D vẫn chưa có sự thống nhất vì vậy tình
trạng vitamin D thường được so sánh trong cùng một khu vực có cùng đặc điểm
về địa lý, khí hậu. Các đánh giá về tình trạng vitamin D trên tồn thế giới gần đây
cho thấy tình trạng vitamin D ở Bắc Latin, Mỹ Latin và Úc tốt hơn ở châu Âu,
tình trạng vitamin D ở Đông Nam Á tốt hơn ở Ấn Độ và Bắc Á và tình trạng
5


vitamin D ở Trung Phi tốt hơn ở Bắc và Nam Phi. Tình trạng vitamin D kém nhất
thường được quan sát thấy ở Trung Đông [81]. Ở trẻ em, dữ liệu về tình trạng
vitamin D vẫn cịn khá hạn chế, đặc biệt ở nhóm 6-60 tháng tuổi trên tồn cầu.
Tỷ lệ thiếu vitamin D khá cao ở trẻ em châu Á đã được xác định ngay cả ở các
nước thuộc khu vực xích đạo, dao động từ 2,8% đến 65,3% ở Đông Á, 5-66,7% ở
Nam Á, 4 - 45,5% ở Tây Á và 38,1-78,7% ở các nước Trung Á [32].
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu đánh giá tình trạng vitamin D ở trẻ dưới 5
tuổi cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin D là 62,1% trẻ em ở thành thị và 53,7% trẻ em ở
nông thôn trong kết quả điều tra vi chất ở 19 tỉnh thành năm 2010 [125]. Đến năm
2012, tỷ lệ thiếu vitamin D và hàm lượng vitamin D thấp ở trẻ em dưới 6 tháng
tuổi được ghi nhận ở khu vực nội thành của Thủ đô Hà Nội là 23,6% và 40,7%
[27]. Tiếp theo, nghiên cứu của Arnaud Laillou và cộng sự cho thấy tỷ lệ thiếu
vitamin D tương ứng có nồng độ dưới 30nmol/l là 21% và nồng độ vitamin D từ
30 đến 49,9 nmol/l là 37%. Có khoảng 90% phụ nữ và trẻ em không đủ vitamin D
với mức nồng độ vitamin D huyết thanh dưới 75 nmol/l [79]. Sau đó 4 năm, một

nghiên cứu tại Hải Phòng năm 2017 cũng cho thấy tỉ lệ thiếu hụt vitamin D của trẻ
dưới 5 tuổi lên đến 93,86% [12]. Như vậy có thể thấy rằng tỉ lệ trẻ có hàm lượng
vitamin D thấp và thiếu vitamin D ở nông thôn hay thành thị- cụ thể là các thành
phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng vẫn còn cao.
Mối liên quan giữa tình trạng vitamin D và suy dinh dưỡng
Thiếu vitamin D đã được chứng minh có liên quan đến chậm phát triển chiều
cao, suy dinh dưỡng thấp còi và là yếu tố thúc đẩy tăng sinh bệnh nhiễm trùng từ
đó đẩy nhanh q trình suy dinh dưỡng [110] [100]. Một số nghiên cứu đã đề cập
đến vấn đề bổ sung vitamin D và calci có khả năng cải thiện chiều cao cho trẻ thời
kì tăng trưởng góp phần cải thiện SDD thấp còi [93] [17] [9]. Nghiên cứu của Lưu
Thị Mỹ Thục và cộng sự (2019) đã cho thấy vitamin D có mối tương quan tuyến
tính thuận với tình trạng dinh dưỡng theo chiều cao/tuổi với p<0.01 ở trẻ lứa tuổi
tiểu học [8]. Một đánh giá có hệ thống năm 2020 trên 8.295 trẻ đã chỉ ra rằng hàm
lượng vitamin D huyết thanh cao và thấp có mối liên quan trực tiếp tới nguy cơ
mắc SDD gầy còm khá cao. Trái lại, chưa thấy mối liên quan đặc biệt nào giữa
hàm lượng vitamin D và nguy cơ mắc SDD thấp còi và nhẹ cân [101].

6


Qua đó ta có thể thấy mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và hàm lượng
vitamin D vẫn luôn được quan tâm và được tiến hành nhiều nghiên cứu nhằm giúp
củng cố thêm những hiểu biết về mối liên quan này.
1.2 Vi chất kẽm và vai trò với cơ thể trẻ em
Sinh hóa kẽm trong cơ thể
1.2.1.1. Phân bố kẽm trong cơ thể
Kẽm tham gia vào chức năng hoạt động của hơn 300 enzym, phân bố ở hầu
hết các mô trong cơ thể như não, gan, thận, cơ, xương, da và tuyến tụy (Hình 1.1).
Kẽm huyết thanh chiếm khoảng 0,1% lượng kẽm cơ thể và khoảng 80% trong số
đó liên kết lỏng lẻo với albumin và khoảng 20% liên kết bền với α2-macroglobulin.

Trong tế bào, kẽm được phân bố trong tế bào chất (50%), nhân (30-40%) và màng
(10%) [71].

Hình 1.1 Phân bố kẽm trong cơ thể

7


1.2.1.2. Hấp thụ và thải trừ kẽm qua đường ruột
Cân bằng nội mơi kẽm trong và ngồi tế bào đạt được thông qua hoạt động
của các chất vận chuyển ZnT và ZIP, cụ thể là ZIP4 và ZnT1 [80]. Chất vận chuyển
đầu tiên (ZIP4) được biểu hiện ở bề mặt lòng ruột của tế bào đường ruột, giúp hấp
thụ từ lòng ruột; chất vận chuyển thứ hai (ZnT1) nằm ở bề mặt đáy bên của tế bào,
liên quan đến sự vận chuyển dưỡng chất vào cơ thể. Sự hấp thu kẽm phụ thuộc vào
nhu cầu và cân bằng nội môi kẽm của từng cá thể. Khi nồng độ kẽm trong lòng
ruột tăng đến khoảng 2 mM, tương ứng với lượng kẽm ăn vào khoảng 10mg một
ngày, kẽm được hấp thu theo cơ chế khuếch tán thụ động [99].
Trong tế bào, lượng kẽm dư thừa được tập trung bởi protein nội bào gắn kết
kẽm là metallothionein (MT) có chức năng sinh lý là điều chỉnh nồng độ của một
số kim loại hóa trị hai ở động vật có vú. Lượng kẽm dư có thể mất đi trong phân
khi các tế bào đường ruột bị bong tróc trong q trình ln chuyển tế bào tự nhiên
[99].
Vai trò của kẽm ở trẻ em
Kẽm tác động đến tăng trưởng thông qua hormon IGF-I [90] [89]. Tác động
được biết rõ nhất của IGF-I là kích thích tổng hợp và giảm thối hóa protein. IGFI có vai trị tăng cường chuyển hóa, cải thiện tình trạng chán ăn, tăng cường hồng
cầu và làm lành các vết thương. Đặc biệt ở những trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ có hàm
lượng IGF-I thấp trong máu.
Thiếu kẽm cũng sẽ gây suy giảm miễn dịch. Hiện tượng hoạt hóa đại thực
bào và hiện tượng thực bào bị suy giảm được nhận thấy ở cả động vật thí nghiệm
cũng như trên trẻ em thiếu kẽm [36] [41]. Bên cạnh đó, kẽm cũng là đồng yếu tố

tạo ra thymulin, một loại hormon tuyến ức cần thiết cho sự trưởng thành của tế bào
T [84].
Khi thiếu kẽm mức độ từ trung bình đến nặng thường liên quan đến tình trạng
tiêu chảy do thiếu kẽm làm giảm khả năng hấp thu nước và điện giải, tăng bài tiết
clorua, giảm hấp thu chất dinh dưỡng dẫn đến tăng thời gian tiêu chảy và làm chậm
quá trình hồi phục. Trẻ em hay bị tiêu chảy càng dễ thiếu kẽm và hậu quả dẫn đến
vòng xoắn bệnh lý của tiêu chảy-thiếu kẽm-suy dinh dưỡng (Hình 1.2) [113].

8


Hình 1.2 Sơ đồ vịng xoắn bệnh lý của tiêu chảy-thiếu kẽm-SDD
Đánh giá tình trạng thiếu kẽm
Như đã trình bày ở phần trên do kẽm có đặc điểm là tham gia vào chức năng
của trên 300 enzym và phân bố hầu hết ở khắp các mô, cơ quan trong cơ thể nên
việc tìm ra chỉ số đặc hiệu đánh giá tình trạng thiếu kẽm là tương đối khó khăn.
Đây là lý do cho đến ngày nay việc đánh giá tình trạng thiếu kẽm ở bất kì dân số
nào cũng vẫn là một nhiệm vụ đầy thách thức. Mặc dù vậy, trên lâm sàng có hai
phương pháp hiện thường được sử dụng để đánh giá tình trạng kẽm của cơ thể là:
phân tích kẽm trên tóc bằng phương pháp phổ khối plasma cảm ứng (ICP-MS) và
xác định hàm lượng kẽm trong huyết thanh/huyết tương bằng phương pháp quang
phổ hấp phụ nguyên tử (AAS).
Hàm lượng kẽm trên tóc (gọi tắt là kẽm tóc) là một chỉ số cho biết tình trạng
dinh dưỡng kẽm và có thể phản ánh sự tích lũy cũng như chuyển hóa kẽm. Kẽm
được hấp thu vào tóc qua các nang tóc đang phát triển nhờ hệ thống mao mạch trên
da đầu. Tế bào mầm tóc-phần tóc gần da đầu nhất có thể phản ánh mức kẽm của
cơ thể trong khoảng thời gian từ 4-8 tuần. Tóc là một mơ trơ-là ngun liệu dễ sử
dụng trong phân tích ngun tố vi lượng của cơ thể, đặc biệt hơn khi các ngun
tố này được tìm thấy trong tóc với hàm lượng cao hơn khoảng 10 lần so với hàm
lượng trong nước tiểu, máu hoặc huyết tương [54] [109].

Mặc dù kẽm huyết tương khơng phải là chỉ số đánh giá tình trạng dự trữ kẽm
đáng tin cậy và kẽm huyết tương chỉ giảm khi lượng kẽm tích lũy trong các mơ bị
suy kiệt, hơn nữa hàm lượng kẽm huyết tương còn phụ thuộc vào thời gian sau bữa
ăn dẫn đến ngưỡng đánh giá thiếu kẽm phân loại theo Hướng dẫn của tổ chức Tư
vấn quốc tế về thiếu kẽm dinh dưỡng (International Zinc Nutrition Consultative
Group) (IZiNCG, 2004) còn được hiệu chỉnh theo thời gian sau ăn nhưng kẽm
9


huyết tương/huyết thanh vẫn là chỉ số được nhiều tác giả sử dụng để đánh giá tình
trạng kẽm của cơ thể [85].
Trên cộng đồng, ba chỉ số được WHO đề xuất để đánh giá nguy cơ thiếu kẽm
là: lượng kẽm trong khẩu phần, tỉ lệ SDD thấp còi và nồng độ kẽm huyết
thanh/huyết tương thấp. Trong đó [49]:
- Tỉ lệ kẽm khẩu phần không đủ trên 20% được coi là có nguy cơ thiếu kẽm
- Tỉ lệ SDD thấp cịi ở trẻ dưới 5 tuổi ≥ 20% được coi là thiếu kẽm có
YNSKCĐ.
- Phần trăm nồng độ kẽm huyết thanh/huyết tương thấp dưới ngưỡng giới hạn
được sử dụng.
Dịch tễ học về tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em
Trên thế giới, WHO đã ước tính rằng thiếu kẽm ảnh hưởng đến 31% các vùng
dân cư khác nhau với tỷ lệ lưu hành dao động từ 4-73% . Đặc biệt, ở các nước đang
phát triển, thiếu kẽm là một trong 10 yếu tố quan trọng góp phần gây ra gánh nặng
bệnh tật ở quốc gia đó [42]. Trong số hơn 2 tỷ người thiếu kẽm trên tồn cầu thì
có hơn 500.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm [76]. Tại 3 khu vực là Mỹ Latin,
châu Phi và châu Á được báo cáo rằng thiếu kẽm là yếu tố dẫn đến 4,4% tỷ lệ tử
vong ở trẻ em và 3,8% gánh nặng bệnh tật ở trẻ 6-60 tháng tuổi [55]. Tại Ấn Độ,
nghiên cứu trên trẻ 6-60 tháng tuổi có tỷ lệ thiếu kẽm là 43,8%, tại Trung Quốc là
38,2% [73].
Tại Việt Nam, số liệu trên toàn quốc về điều tra tình hình thiếu kẽm ở những

nhóm đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ vẫn còn hạn chế. Các nhà khoa học dinh
dưỡng như tác giả Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự (2004), Bùi Đại Thụ và cộng sự
(1999) đã đánh giá tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em tại cộng đồng, dựa vào nồng độ kẽm
huyết thanh thấp (<10,7 µmol/L) cho kết quả dao động trong khoảng 25-40% tùy
địa phương và nhóm tuổi nghiên cứu [106] [16]. Một nghiên cứu năm 2012 cho
thấy tỉ lệ thiếu kẽm của trẻ em 6-60 tháng tuổi ở thành thị là 42% và nông thôn là
60,1% [78]. Năm 2014-2015, theo báo cáo về Điều tra quốc gia về Vi chất dinh
dưỡng- Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em chung trên tồn quốc là 69,4%
trong đó khu vực thành thị 49,7%, nông thôn 71,6%, miền núi 80,8% [125]. Năm
2018, một nghiên cứu trên trẻ từ 6-36 tháng tuổi tại Viện Dinh Dưỡng cho thấy có
36,7% trẻ vừa SDD vừa thiếu kẽm và 43,1% trẻ vừa đe dọa SDD vừa thiếu kẽm
10


[11]. Năm 2019-2020, kết quả Tổng Điều tra Dinh dưỡng cho thấy có đến 58% trẻ
dưới 5 tuổi thiếu kẽm trên tồn quốc. Như vậy có thể thấy thiếu kẽm ở trẻ em là
vấn đề có mức YNSKCĐ cao và cần được quan tâm ở Việt Nam.
Mối liên quan giữa thiếu kẽm và tình trạng suy dinh dưỡng
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để báo cáo tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em
nhưng phần lớn chỉ đánh giá tỉ lệ thiếu kẽm mà ít so sánh tỷ lệ và mức độ thiếu
kẽm ở trẻ suy dinh dưỡng so với trẻ bình thường.
Một nghiên cứu năm 2021 tại Pakistan khi tìm mối liên quan giữa tình trạng
thiếu kẽm của trẻ thiếu dinh dưỡng (nhóm bệnh) so với trẻ bình thường (nhóm
chứng) cho thấy giá trị kẽm huyết thanh trung bình của nhóm bệnh thấp hơn so với
nhóm chứng (p=0,0005) và nhóm bệnh có nguy cơ thiếu kẽm gấp 4 lần so với
nhóm chứng. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy trẻ thiếu dinh dưỡng có mối liên
quan với tình trạng thiếu kẽm. Ahmad và Javeed cùng cộng sự cũng có chung kết
quả trẻ thiếu dinh dưỡng làm tăng nguy cơ thiếu kẽm [29] [68]. Và một quan sát
khác của Khubchandani và cộng sự cũng cho thấy hàm lượng kẽm huyết thanh
giảm ở trẻ thiếu dinh dưỡng so với trẻ có dinh dưỡng tốt (p<0,05) [74]

Ngược lại, năm 2020, kết quả nghiên cứu ở Iran lại cho thấy khơng có mối
liên hệ đáng kể nào được tìm thấy giữa nồng độ kẽm trong huyết thanh và tình
trạng SDD thấp cịi và nghiên cứu ở Nepal năm 2016 cũng không cho thấy mối
liên quan giữa thiếu kẽm và suy dinh dưỡng ở trẻ 6-59 tháng tuổi [98] [83]
1.3 Thiếu máu
Khái niệm, cơ chế bệnh sinh, nguyên nhân
1.3.1.1. Khái niệm
Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố và số lượng hồng cầu trong
máu ngoại vi dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể, trong đó
giảm huyết sắc tố có ý nghĩa quan trọng nhất. Theo WHO, thiếu máu xảy ra khi
mức độ huyết sắc tố lưu hành của một người nào đó thấp hơn so với một người
khỏe mạnh cùng giới, cùng tuổi, cùng một môi trường sống. Bởi vậy, thực chất
thiếu máu là sự thiếu hụt lượng huyết sắc tố trong máu lưu hành [114]
1.3.1.2. Cơ chế bệnh sinh
Ba cơ chế chính gây thiếu máu:
(1) Hồng cầu sản sinh không đảm bảo chất lượng
11


(2) Tan máu (hồng cầu dễ bị phá hủy)
(3) Mất máu
1.3.1.3. Nguyên nhân
Các nguyên nhân chính gây nên 3 hậu quả trên là do thiếu dinh dưỡng, bệnh
tật và rối loạn hemoglobin di truyền. Cụ thể hơn nữa, thiếu sắt, bệnh tán huyết bẩm
sinh do hemoglobin (haemoglobinopathies) và sốt rét được coi là ba nguyên nhân
hàng đầu gây thiếu máu trên toàn cầu [114].
1.3.1.4. Thiếu máu dinh dưỡng
Thiếu máu dinh dưỡng đã được WHO công nhận về tầm quan trọng đối với
sức khỏe cộng đồng cách đây hơn 40 năm với nguyên nhân chính là thiếu sắt [35].
Thiếu máu dinh dưỡng là kết quả của việc hấp thu không đủ một số chất dinh

dưỡng dẫn đến không thể đáp ứng nhu cầu tổng hợp hemoglobin và hồng cầu.
Trong đó, thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu dinh dưỡng ảnh
hưởng đến khoảng 42% trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới [114] [107].
Thiếu máu dinh dưỡng xuất hiện bởi sự ảnh hưởng của 2 nhóm yếu tố chính
là: yếu tố dinh dưỡng và yếu tố khác dinh dưỡng. Hai nhóm yếu tố này vừa là
nguyên nhân, vừa là kết quả trong thiếu máu dinh dưỡng.

Hình 1.3 Các yếu tố gây nên thiếu máu dinh dưỡng
Trong đó, thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt là một bệnh rất phổ biến tác
động đến hàng tỷ người trên thế giới, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thiếu sắt chiếm khoảng
50% tổng số các nguyên nhân thiếu máu và là tiền thân của thiếu máu thiếu sắt
[59]. Trên thực tế, thiếu máu chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối cùng của một quá trình
thiếu sắt tương đối dài với nhiều ảnh hưởng bất lợi với sức khỏe và thể lực. Số
12


người bị thiếu sắt nhưng chưa có biểu hiện thiếu máu cao hơn rất nhiều so với số
người thiếu máu thực sự.
Đánh giá tình trạng thiếu máu và thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em
Tình trạng thiếu máu của trẻ từ 6-60 tháng tuổi được đánh giá thông qua nồng
độ Hemoglobin (Hb) trong máu. Bên cạnh đó, có 2 cách thường được sử dụng để
đánh giá tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ dưới 5 tuổi. Cách thứ nhất, thiếu máu
thiếu sắt được xác định khi nồng độ Hemoglobin dưới 110g/l và ferritin huyết
thanh dưới 12µg/l [114]. Cách thứ hai, thiếu máu thiếu sắt cũng được xác định dựa
vào các thông số hemoglobin, MCV, MCH, MCHC theo WHO 2001. Tại Viện
Dinh dưỡng Quốc gia, tế bào máu được tổng phân tích trong mẫu máu tồn phần
đã được chống đơng bằng EDTA và được đo bằng phương pháp trở kháng trên
máy đếm tế bào máu tự động, đây là phương pháp thường được sử dụng và có độ
tin cậy cao.
Tại cộng đồng, thiếu máu được phân loại dựa vào tỷ lệ thiếu máu, được trình

bày ở bảng 1.3 [122]:
Bảng 1.1 Phân loại thiếu máu mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng
Ý nghĩa sức khỏe cộng đồng
Thiếu máu nặng
Thiếu máu trung bình
Thiếu máu nhẹ
Bình thường

Tỉ lệ thiếu máu (%)
≥40
20.0-39.9
5.0-19.9
≤4.9

Dịch tễ học về thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em
Theo thống kê của WHO và Nhóm tư vấn Quốc tế về Thiếu máu dinh dưỡng
(INACG- International Nutrional Anamia Consultative Group) thiếu máu dinh
dưỡng là một vấn đề rất phổ biến trên toàn cầu. Thiếu máu dinh dưỡng gặp ở tất
các các quốc gia trên thế giới gồm cả nước đã phát triển và đang phát triển. Trên
toàn cầu, tỉ lệ thiếu máu đã giảm từ 27% (năm 1990) xuống 22,8% (năm 2019)
trong đó tỉ lệ hiện mắc cao nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi với 39,8%. Ở khu vực Đông
Nam Á, tỉ lệ thiếu máu của trẻ em dưới 5 tuổi dao động từ 20-60% với thiếu máu
nhẹ là chủ yếu. Dữ liệu mới nhất của WHO năm 2019 cho thấy tại Việt Nam, tình
trạng thiếu máu ở trẻ 6-60 tháng tuổi thường gặp là thiếu máu vừa với tỉ lệ là 22,9%
[126].
13


Một số báo cáo trong nước liên tục được tiến hành để khảo sát tình trạng thiếu
máu ở trẻ em qua các năm như: Nguyễn Xuân Ninh (2006) điều tra trên 1775 trẻ

em dưới 5 tuổi tại 6 tỉnh thành đại diện của Việt Nam, kết quả tỷ lệ thiếu máu trung
bình ở trẻ em là 36,7%, tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở nhóm 6-12 tháng tuổi (56,9%)
và có xu hướng giảm dần khi tuổi tăng lên: 45% ở nhóm 12-24 tháng, 38% ở nhóm
24-36 tháng, 29% ở nhóm 36-48 tháng; 19,9% ở nhóm 48-59 tháng. Vùng nội
thành có tỉ lệ thiếu máu thấp hơn so với ngoại thành [18]. Năm 2014-2015, báo
cáo về Điều tra quốc gia về Vi chất dinh dưỡng- Viện Dinh dưỡng cho thấy tỷ lệ
thiếu máu ở trẻ em chung trên toàn quốc là 27,8% trong đó khu vực thành thị
22,2%, nơng thơn 28,4%, miền núi 31,2% [125]. Mới đây nhất, với Tổng Điều tra
dinh dưỡng năm 2019-2020 đã cho thấy tỉ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm
xuống còn 19,6%- tuy là tín hiệu đáng mừng nhưng vẫn là chặng đường dài để tỷ
lệ thiếu máu ở trẻ em có thể giảm xuống dưới 5%. [24].
Mối liên quan giữa tình trạng thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt với tình
trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em
Thiếu máu có thể liên quan đến rất nhiều yếu tố như: kinh tế xã hội, gia đình,
mơi trường và đặc biệt là dinh dưỡng. Nghiên cứu tại các nước có tỉ lệ thiếu máu
cao cho thấy thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt và suy dinh dưỡng có mối liên quan
với nhau.
Nghiên cứu tại Bangladesh cho thấy có đến 56,5% trẻ vừa thiếu máu vừa
SDD thấp cịi và trẻ thấp cịi có nguy cơ thiếu máu gấp 1,76 lần so với trẻ bình
thường [94]. Nghiên cứu khác tại Ấn Độ với 500 trẻ từ 6-60 tháng tuổi cho thấy
có đến 79% trẻ thiếu máu có suy dinh dưỡng [72]. Tại Pakistan với 7138 trẻ dưới
5 tuổi cho thấy trẻ thiếu máu thiếu sắt có nguy cơ SDD thấp còi (p<0,001) [61].
Tại bệnh viện Nhi Brazil cho thấy nguy cơ thiếu máu tăng gần 40% đối với trẻ
dưới 5 tuổi mắc suy dinh dưỡng (p<0,001) [51]. Mới đây, nghiên cứu công bố năm
2020 tại Nepal trên 1942 trẻ từ 6-59 tháng tuổi cho thấy trẻ SDD nhẹ cân có nguy
cơ thiếu máu gấp 1,46 lần và tại Ethiopia cho thấy tỉ lệ trẻ SDD thấp còi, nhẹ cân,
gầy cịm có thiếu máu cao hơn so với nhóm không thiếu máu (p<0,05) [62].
Tại Việt Nam, hai nghiên cứu năm 2009 và năm 2014 đều cho thấy thiếu máu
ở trẻ em có mối liên quan chặt chẽ với tình trạng thấp còi (p<0,05) [23]. Năm 2018,
tác giả Phạm Thị Thu Cúc cũng đưa ra nguy cơ trẻ SDD thể nhẹ cân, thấp còi, gầy

14


còm bị thiếu máu thiếu sắt lần lượt cao gấp 2,5 lần; 2,3 lần và 2,7 lần so với trẻ
bình thường với mức ý nghĩa thống kê p<0,05 [20]. Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn
Thị Trang cũng cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa
thiếu máu vừa/nặng với tình trạng suy dinh dưỡng [13]. Nghiên cứu gần đây tại
Bệnh viện trẻ em Hải Phòng cũng cho thấy trẻ bị thiếu máu có nguy cơ mắc suy
dinh dưỡng nhẹ cân tăng lên 2,09 lần so với những trẻ không bị thiếu máu với
95%CI từ 1,16 đến 3,79 và p<0,05 và trẻ bị thiếu máu có nguy cơ mắc suy dinh
dưỡng thấp còi tăng lên 2,88 lần so với những trẻ không bị thiếu máu với 95%CI
từ 1,56 đến 5,30 và p<0,05 [25]
1.4 Suy dinh dưỡng ở trẻ em
Khái niệm
Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc
và hóa sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. TTDD tốt phản
ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khỏe, khi cơ thể thiếu hoặc
thừa dinh dưỡng là thể hiện có vấn đề về sức khỏe hoặc vấn đề về dinh dưỡng [6].
Trong đó, theo WHO, suy dinh dưỡng (Malnutrition) là tình trạng thiếu hụt,
dư thừa hoặc mất cân bằng năng lượng và/hoặc dinh dưỡng được nạp vào cơ thể.
Suy dinh dưỡng được chia làm ba khía cạnh [128]:
 Thiếu dinh dưỡng (undernutrition), bao gồm: thể gầy còm, thể thấp còi
và thể nhẹ cân.
 Vi chất dinh dưỡng trong suy dinh dưỡng, bao gồm tình trạng thiếu hụt
hoặc dư thừa vi chất dinh dưỡng.
 Thừa cân, béo phì và các bệnh khơng lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn
(ví dụ như bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, ung thư)
Nguyên nhân suy dinh dưỡng
Bên cạnh chế độ ăn uống không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
cho cơ thể trẻ thì các bệnh nhiễm khuẩn xảy ra rất phổ biến ở những năm đầu đời

của trẻ. Ở các nước đang phát triển, trung bình trẻ dưới hai tuổi bị tiêu chảy 3-5
đợt mỗi năm và thường xuyên nhất khi trẻ 6-11 tháng tuổi vì đây là giai đoạn trẻ
ăn thức ăn bổ sung, trẻ cũng bắt đầu tập bò và khám phá môi trường xung quanh
dẫn đến tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn [4]. Thậm chí ngay cả khi khơng có triệu

15


chứng rõ rệt, tình trạng sinh lí đi kèm với nhiễm khuẩn có thể tác động đến sự tăng
trưởng của trẻ thông qua việc [4]:
- Làm trẻ biếng ăn
- Tác động đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng, đặc biệt có thể tăng thất thốt chất
dinh dưỡng
=> Vì vậy, cải thiện dinh dưỡng giúp trẻ tăng khả năng miễn dịch, chống lại những
tác động bất lợi của bệnh tật.
Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng
Để đánh giá mức độ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi cần có ít nhất 3 chỉ số: cân
nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, cân nặng theo chiều cao. Các chỉ số này sẽ
được so sánh với bảng chiều cao, cân nặng của trẻ từ 0-5 tuổi theo WHO 2006,
trong đó [116]:
- 1SD: Dưới chuẩn độ 1 (nguy cơ/ đe dọa SDD)
- 2SD: Dưới chuẩn độ 2 (SDD mức độ vừa)
- 3SD: Dưới chuẩn độ 3 (SDD mức độ nặng)
+2SD: Trên chuẩn độ 2: Thừa cân
Như vậy mức độ SDD được chia như sau:
+ Suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/tuổi):
- Chiều cao/tuổi từ -2SD trở lên: Bình thường
- Chiều cao/ tuổi từ <-2SD đến ≥-3SD: SDD thấp còi vừa
- Chiều cao/tuổi < -3SD: SDD thấp còi nặng
Chỉ tiêu chiều cao theo tuổi thấp dưới -2SD phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng

kéo dài hoặc SDD trong quá khứ làm cho đứa trẻ bị thấp còi (stunting). (thấp hơn
so với chiều cao có thể đạt được của đứa trẻ cùng tuổi, giới).
+ Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi):
- Cân nặng/tuổi từ -2SD đến +2SD: Bình thường
- Cân nặng/tuổi từ < -2SD đến ≥ -3SD: SDD thể nhẹ cân vừa
- Cân nặng/tuổi từ < -3SD: SDD thể nhẹ cân nặng
- Cân nặng/tuổi từ >+2SD: Thừa cân. Để chẩn đốn béo phì ở nhóm tuổi này cần
kết hợp với đo dự trữ mỡ.
+ Suy dinh dưỡng thể gầy còm (cân nặng/chiều cao):
- Cân nặng/chiều cao từ -2SD đến +2SD: Bình thường
16


- Cân nặng/chiều cao từ < -2SD đến ≥-3SD: SDD thể gầy còm vừa
- Cân nặng/chiều cao từ < -3SD: SDD thể gầy còm nặng
- Cân nặng/chiều cao từ >+2SD: Thừa cân. Để chẩn đốn béo phì ở nhóm tuổi này
cần kết hợp với đo dự trữ mỡ.
Cân nặng theo chiều cao thấp so với điểm ngưỡng là dưới -2SD theo quần
thể tham chiếu WHO, phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng ở thời kỳ hiện tại, gần
đây, làm cho đứa trẻ ngừng lên cân hoặc tụt cân nên bị cịm (wasting) (SDD cấp
tính).
Lưu ý: Khi cả hai chỉ tiêu chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao đều thấp
dưới ngưỡng (-2SD) thì trẻ bị đó là thiếu dinh dưỡng thể phối hợp, trẻ vừa gầy còm
vừa thấp cịi.
Tại cộng đồng, tình trạng suy dinh dưỡng có thể được xếp vào các mức độ
có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo bảng 1.4 [50] [115]:
Bảng 1.2 Các giá trị ngưỡng có YNSKCĐ của chỉ số nhân trắc
dinh dưỡng trẻ em
Tình trạng SDD


Giá trị ngưỡng hiện mắc có YNSKCĐ (%)
<10: thấp
10-19: trung bình

Thấp cịi

20-29: cao
≥30: rất cao
<20: thấp
20-29: trung bình

Nhẹ cân

30-39: cao
≥40: rất cao
<5: thấp
5-9: trung bình

Gầy cịm

10-14: cao
≥15: rất cao

17


×