Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG tồn TRỮ THUỐC tại TRUNG tâm y tế HUYỆN THANH TRÌ – THÀNH PHỐ hà nội năm 2020 LUẬN văn dược sĩ CHUYÊN KHOA cấp i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 87 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỒN TRỮ
THUỐC TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
HUYỆN THANH TRÌ – THÀNH PHỐ
HÀ NỘI NĂM 2020
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60720412
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà
Nơi thực hiện: - Trường ĐH Dược Hà Nội
- Trung tâm y tế huyện Thanh Trì – TP Hà Nội.
HÀ NỘI, NĂM 2022


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình CKI và luận văn tốt nghiệp này, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của Ban Giám hiệu
trường Đại học Dược Hà Nội, Phòng Sau đại học, các Bộ môn và các
giảng viên của trường đã tận tình giảng dạy, trang bị kiến thức và tạo mọi
thuận lợi cho tơi trong q trình học tại trường.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới
PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà đã trực tiếp hướng dẫn, dành rất nhiều thời
gian và tận tình chỉ bảo giúp đỡ tơi hồn thiện luận văn này. Tôi xin chân
thành cảm ơn các thầy cô Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược đã hướng dẫn,
tạo điều kiện cho tơi thực hiện và hồn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Ban giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì,
cùng tồn thể cán bộ nhân viên Phòng Kế hoạch nghiệp vụ - bộ phận


Nghiệp vụ Dược đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học
tập, cung cấp số liệu và đóng góp những ý kiến q báu để giúp đỡ tơi hồn
thành luận văn.
Cuối cùng, cho phép tơi bày tỏ lịng biết ơn tới những người thân trong
gia đình, đồng nghiệp nơi tôi đang làm việc và bạn bè đã luôn quan tâm, chia
sẻ và tạo mọi thuận lợi cho tôi tham gia và hoàn thành bản luận văn này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2022
Học viên

Nguyễn Thị Thùy Trang


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về tồn trữ thuốc .............................................................................. ..3
1.1.1. Tổng quan về bảo quản thuốc ..................................................................... 3
1.1.2. Tổng quan về dự trữ thuốc .......................................................................... 9
1.2. Thực trạng công tác tồn trữ thuốc tại một số bệnh viện ở Việt Nam .......... 12
1.2.1. Thực trạng về bảo quản thuốc ................................................................... 12
1.2.2. Thực trạng về dự trữ thuốc tại Việt Nam .................................................. 16
1.3. Vài nét về Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì ................................................. 18
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm ........................................................ 18
1.3.2. Tổ chức bộ máy của Trung tâm ................................................................ 19
1.3.3. Kho Dược Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì ............................................. 20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .................. 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................. 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 22
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu................................................................................. 22
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 22

2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 22
2.2.1. Biến số nghiên cứu ................................................................................... 22
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 24
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 26
2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu. ................................................... 27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 29
3.1. Thực trạng bảo quản thuốc tại Trung tâm Y tế Thanh Trì ....................... 29
3.1.1. Tổ chức nhân lực kho ............................................................................... 29
3.1.2. Cơ sở hạ tầng kho Dược ........................................................................... 30


3.1.3. Thuốc trả về, bị thu hồi……………………………...……………...……..39
3.1.4. Tự thanh tra…………….…………………….……………………..……..40
3.2. Thực trạng dự trữ thuốc tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì………….. 41
3.2.1. Phân tích cơ cấu dự trữ thuốc trong kho ................................................... 41
3.2.2. Giá trị, số lượng xuất nhập trong kho ....................................................... 42
3.2.3. Giá trị trị xuất nhập tồn của một số nhóm thuốc ....................................... 44
3.2.4. Sự tuân thủ nguyên tắc xuất nhập ............................................................. 44
3.2.5. Sự khớp nhau giữa sổ sách và thực tế ....................................................... 45
3.2.6. Số thuốc hết hạn trong năm 2020 .............................................................. 47
3.2.7. Hàng trả về ............................................................................................... 49
3.2.8. Thời gian hết thuốc trong kho ................................................................... 49
Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................... 50
4.1. Về thực trạng nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị để đảm bảo công tác
tồn trữ thuốc tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì ............................................. 50
4.1.1. Mặt đạt được ............................................................................................ 50
4.1.2. Tồn tại, hạn chế ........................................................................................ 53
4.2. Về thực trạng dự trữ thuốc tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì .............. 55
4.2.1. Mặt đạt được ............................................................................................ 55
4.2.2. Tồn tại, hạn chế ........................................................................................ 59

4.3. Một số hạn chế của đề tài ................................................................................. 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BHYT

Tiếng Việt
Bảo hiểm Y tế

BYT

Bộ Y tế

F

Độ ẩm

GN

Gây nghiện

HTT

Hướng tâm thần

To


Tiếng Anh

Nhiệt độ

PKĐK

Phòng khám đa khoa

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

World Health

FEFO

Thuốc hết hạn trước - xuất trước

Organization
First Expired - First Out

FIFO

Thuốc nhập trước - xuất trước

First In - First Out

GSP

Thực hành tốt bảo quản quản thuốc


Good Storage Practice

TYT

Trạm Y tế

TTYT

Trung tâm Y tế


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Quy định điều kiện bảo quản .............................................................. 7
Bảng 2.2. Biến số nghiên cứu ........................................................................... 22
Bảng 3.3. Cơ cấu nhân lực tại kho .................................................................... 29
Bảng 3.4. Mức độ đáp ứng các yêu cầu về nhân lực kho thuốc thực tế so với
hướng dẫn ........................................................................................................ 29
Bảng 3.5. Diện tích của hệ thống kho ............................................................... 31
Bảng 3.6. Trang thiết bị trong kho .................................................................... 32
Bảng 3.7. Mức độ đáp ứng yêu cầu kho, trang thiết bị bảo quản thực tế so với
hướng dẫn ........................................................................................................ 34
Bảng 3.8. Hệ thống sổ sách trong kho thuốc năm 2020 .................................... 36
Bảng 3.9. Mức độ đáp ứng hồ sơ tài liệu thực tế so với hướng dẫn tại Thông
tư 36 ................................................................................................................. 37
Bảng 3.10. Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm kho ......................................................... 38
Bảng 3.11. Số ngày có/khơng theo dõi nhiệt độ trong kho ................................ 39
Bảng 3.12. Mức độ đáp ứng quy định về thuốc trả về, bị thu hồi ...................... 39
Bảng 3.13. Mức độ đáp ứng quy định tự thanh tra ............................................ 40
Bảng 3.14. Lượng hàng dự trữ trong kho theo tác dụng dược lý ....................... 41

Bảng 3.15. Giá trị xuất, nhập tồn trong kho năm 2020 ..................................... 43
Bảng 3.16. Giá trị xuất, nhập, dự trữ tồn của các nhóm thuốc có lượng tồn
nhiều trong năm 2020 ....................................................................................... 44
Bảng 3.17. Số thuốc kiểm tra xuất đúng lô và theo FEFO ................................ 45
Bảng 3.18. Số các khoản hàng kiểm kê khớp nhau của kho thuốc .................... 45
Bảng 3.19. Số thuốc hết hạn trong năm 2020 ................................................... 47
Bảng 3.20. Số ngày hết thuốc của một số loại thuốc trong năm 2020 ............... 49


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu ........................................... 25
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí kho thuốc .............................................................. 32


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt, có nguồn gốc rất đa dạng (tự nhiên:
động vật, khoáng vật,..; nhân tạo: tổng hợp hóa học, sinh học…), do có bản
chất khác nhau nên có tính chất lý – hóa khác nhau, mức độ bền vững khác
nhau với các yếu tố vật lý, sinh học. Vì vậy, nếu bảo quản không tốt, không
đúng rất dễ bị hư hỏng trong quá trình tồn trữ, lưu thơng và sử dụng, điều này
khơng chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế mà quan trọng hơn là có thể gây nguy
hại cho tính mạng, sức khỏe người dùng. Bên cạnh đó việc tồn trữ thuốc đủ
với nhu cầu sử dụng tránh tình trạng hết thuốc cũng như ứ đọng quá nhiều
cũng rất quan trọng liên quan đến việc điều trị và công tác kho.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên việc bảo quản
thuốc có phần bị ảnh hưởng đến chất lượng do ảnh hưởng của độ ẩm, nhiệt
độ, ánh sáng …Cơng tác bảo quản khơng chỉ có ý nghĩa về mặt chun mơn,
đảm bảo chất lượng thuốc, mà cịn có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội của một
quốc gia giúp sử dụng nguồn thuốc có hiệu quả, kinh tế nhằm giảm chi phí
khám chữa bệnh từ ngân sách, cũng như của bệnh nhân. Bởi vì, thuốc nếu bảo

quản không tốt, không đúng rất dễ bị hư hỏng hoặc giảm chất lượng trong quá
trình tồn trữ, phân phối và sử dụng, điều này không chỉ gây thiệt hại về mặt
kinh tế mà quan trọng hơn có thể gây nguy hại cho tính mạng và sức khỏe của
người dùng.
Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì có chức năng dự phịng và chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân trong huyện Thanh Trì. Trung tâm đã và đang nỗ lực
thực hiện tốt chức năng của mình, đặc biệt là nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe
trong cộng đồng.
Để hoàn thiện các chức năng, nhiệm vụ của trung tâm, ngồi việc nâng
cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ y tế, đầu tư trang thiết bị hiện đại,
cung ứng đầy đủ các loại thuốc với số lượng và chất lượng phù hợp thì việc
quản lý tốt hoạt động bảo quản, tồn trữ thuốc tại đơn vị đóng vai trị vơ cùng
1


quan trọng. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào phân tích về thực trạng tồn
trữ thuốc của trung tâm để từ đó đưa ra các khuyến cáo về bảo quản tồn trữ
và sử dụng thuốc hợp lý nhất. Để tìm hiểu, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và
góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo quản và dự trữ thuốc tại kho,
chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân tích thực trạng tồn trữ thuốc tại Trung
tâm Y tế huyện Thanh Trì năm 2020” với 2 mục tiêu sau:
1. Phân tích thực trạng bảo quản thuốc tại kho dược của Trung tâm Y
tế huyện Thanh Trì năm 2020.
2. Phân tích thực trạng dự trữ thuốc tại kho dược của Trung tâm Y tế
huyện Thanh Trì năm 2020.
Từ kết quả nghiên cứu đề tài đưa ra những đề xuất và kiến nghị góp
phần nâng cao hiệu quả cơng tác bảo quản và dự trữ thuốc tại Trung tâm Y tế
huyện Thanh Trì.


2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về tồn trữ thuốc
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): Tồn trữ là sự bảo quản tất cả các
nguyên liệu, vật tư, bao bì dùng trong sản xuất, mọi bán thành phẩm trong quá
trình sản xuất và các thành phẩm trong kho.
Tồn trữ bao gồm cả q trình xuất, nhập hàng hóa vì vậy nó yêu cầu
phải có hệ thống sổ sách phù hợp để ghi chép, đặc biệt là sổ sách ghi chép
việc xuất nhập hàng hóa từng ngày.
Tồn trữ khơng chỉ là việc cất giữ hàng hóa trong kho mà nó cịn là cả
một q trình xuất, nhập kho hợp lý, quá trình kiểm tra, kiểm kê, dự trữ và
các biện pháp kỹ thuật bảo quản hàng hóa từ khâu nguyên liệu đến các
thành phẩm hồn chỉnh trong kho. Cơng tác tồn trữ là một trong những mắt
xích quan trọng của việc đảm bảo cung cấp thuốc cho người tiêu dùng
với số lượng đủ nhất và chất lượng tốt nhất, giảm tối đa tỷ lệ hư hao trong
quá trình sản xuất và phân phối thuốc [6].
1.1.1. Tổng quan về bảo quản thuốc
Các quy định về bảo quản thuốc được nêu trong thơng tư số 36/2018/TTBYT với một số nội dung chính như sau:
1.1.1.1. Khái niệm bảo quản thuốc
Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc là việc cất giữ bảo đảm an toàn,
chất lượng của thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao gồm cả việc đưa vào sử
dụng và duy trì đầy đủ hệ thống hồ sơ tài liệu phục vụ bảo quản, xuất, nhập
thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại nơi bảo quản [4].
1.1.1.2. Thực hành tốt bảo quản thuốc
Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc là bộ nguyên tắc,
tiêu chuẩn về bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhằm bảo đảm và duy trì
một cách tốt nhất sự an tồn và chất lượng của thuốc, ngun liệu làm thuốc
thơng qua việc kiểm sốt đầy đủ trong suốt q trình bảo quản [4].

3


Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt, bảo quản thuốc khơng những ảnh
hưởng đến lợi ích, chi phí của đơn vị kinh doanh, cung ứng thuốc mà còn ảnh
hưởng đến tính mạng và sức khỏe của con người. Đặc biệt trong quá trình tồn
trữ và bảo quản yêu cầu cần có những điều kiện về cơ sở vật chất, các phương
tiện đầy đủ để bảo quản và thực hiện theo những quy trình nghiêm ngặt.
* Nhân sự
Theo quy mơ của đơn vị, kho thuốc có đủ nhân viên, có trình độ phù
hợp với công việc được giao làm việc tại khu vực kho [4].
* Nhà kho và trang thiết bị
Địa điểm, thiết kế xây dựng
- Kho phải được xây dựng ở nơi cao ráo, an tồn, phải có hệ thống cống
rãnh thoát nước, để đảm bảo thuốc, nguyên liệu làm thuốc tránh được ảnh
hưởng của nước ngầm, mưa lớn và lũ lụt.
- Kho phải có một địa chỉ xác định, có hệ thống đường giao thơng cơng
cộng hoặc giao thơng nội bộ đủ rộng, đảm bảo thuận tiện cho việc vận
chuyển, xuất nhập, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy.
- Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và bảo trì
một cách hệ thống sao cho có thể bảo vệ thuốc, nguyên liệu làm thuốc tránh
được các ảnh hưởng bất lợi có thể có và khơng ảnh hưởng tới chất lượng
thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
- Trần, tường, mái nhà kho phải được thiết kế, xây dựng sao cho đảm
bảo sự thơng thống, ln chuyển của khơng khí, vững bền chống lại các ảnh
hưởng của thời tiết như nắng, mưa, bão lụt.
- Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng. Khơng được có
các khe, vết nứt gãy .. là nơi tích luỹ bụi, trú ẩn của sâu bọ, cơn trùng.
- Kho bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bố trí các khu vực cho các
hoạt động.


4


- Các khu vực của kho phải có biển hiệu chỉ rõ cơng năng của từng khu
vực, phải có diện tích và thể tích phù hợp, đủ khơng gian để cho phép việc
phân loại, sắp xếp hàng hóa theo các chủng loại thuốc và nguyên liệu khác
nhau.
- Các khu vực bảo quản phải được thiết kế hoặc điều chỉnh để bảo đảm
các điều kiện bảo quản theo yêu cầu và dễ vệ sinh, làm sạch [4].
Trang thiết bị
- Phải trang bị các phương tiện, thiết bị phù hợp để đảm bảo các điều

kiện bảo quản. Các thiết bị đo phải được hiệu chuẩn định kỳ theo quy định
của pháp luật về kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo.
- Phải có các phương tiện phát hiện và cảnh báo tự động (như chuông,
đèn và/hoặc tin nhắn) kịp thời về các sự cố, sai lệch về điều kiện bảo quản,
đặc biệt đối với các thuốc có yêu cầu đặc biệt về điều kiện bảo quản (nhiệt độ,
độ ẩm).
- Kho phải được chiếu đủ sáng để cho phép tiến hành một cách chính
xác và an toàn tất cả các hoạt động trong khu vực kho.
- Có đủ các trang bị, giá, kệ để xếp hàng.
- Phải có máy tính kết nối internet và thực hiện quản lý hoạt động bảo
quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc bằng phần mềm vi tính.
- Phải có đủ các trang thiết bị phòng chữa cháy.
- Các khu vực bảo quản phải khơ ráo, sạch sẽ và khơng có rác, sâu bọ
tích tụ; phải tránh ảnh hưởng từ các mùi, các yếu tố gây tạp nhiễm và ánh
sáng mạnh.
- Nơi rửa tay, phịng vệ sinh phải được thơng gió tốt và bố trí phù hợp
(cách ly với khu vực tiếp nhận, bảo quản, xử lý thuốc).

- Có nội quy qui định việc ra vào khu vực kho, và phải có các biện pháp
phịng ngừa, ngăn chặn việc ra vào của người không được phép.

5


- Phải cung cấp đủ ánh sáng cho các khu vực bảo quản để có thể thực
hiện tất cả các hoạt động một cách chính xác và an tồn [4].
* Các quy trình bảo quản
Yêu cầu chung
- Thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải được bảo quản trong điều kiện
đảm bảo duy trì chất lượng và theo đúng quy định của pháp luật. Các lô
thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải được phân phối, cấp phát theo nguyên tắc
“Hết hạn trước xuất trước” (FEFO- First Expires First Out) hoặc nguyên tắc
“Nhập trước xuất trước (FIFO- First In First Out).
- Thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải sắp xếp trên giá, kệ, tấm kê panel
và được bảo quản ở vị trí cao hơn sàn nhà.
- Bao bì thuốc phải được giữ nguyên vẹn trong suốt q trình bảo quản.
Khơng dùng lẫn lộn bao bì đóng gói của loại này cho loại khác.
- Các khu vực giao, nhận hàng phải đảm bảo bảo vệ thuốc, nguyên liệu
làm thuốc tránh khỏi tác động trực tiếp của thời tiết.
- Phải có biện pháp về an ninh, bảo đảm khơng thất thốt thuốc, ngun
liệu làm thuốc phải kiểm sốt đặc biệt quy định tại Thơng tư 20/2017/TTBYT và quy định sau:
a) Khu vực bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc kiểm sốt đặc biệt
phải có biển thể hiện rõ từng loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc kiểm soát đặc
biệt tương ứng.
b) Thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc phải được bao gói đảm bảo
khơng bị thấm và rị rỉ trong quá trình vận chuyển [4].
* Các điều kiện bảo quản trong kho
Các điều kiện bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải tuân thủ theo

đúng thông tin trên nhãn đã được phê duyệt hoặc công bố theo quy định.
a) Bảo quản điều kiện thường:

6


Bảo quản trong môi trường khô (độ ẩm 75%), ở nhiệt độ từ 15-30°C.
Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tại một số thời điểm trong ngày, nhiệt
độ có thể trên 30°C nhưng không vượt quá 32°C và độ ẩm không vượt quá
80%.
b) Điều kiện bảo quản đặc biệt: Bao gồm các trường hợp có yêu cầu
bảo quản khác với bảo quản ở điều kiện thường.
c) Hướng dẫn về điều kiện bảo quản cụ thể:
Thông tin trên nhãn Yêu cầu về điều kiện bảo quản
Bảng 1.1 Quy định điều kiện bảo quản
Yêu cầu về điều kiện bảo quản

Thông tin trên nhãn
“Không bảo quản quá 30 °C”

Từ +2 °C đến +30 °C

“Không bảo quản quá 25 °C”

Từ +2 °C đến +25 °C

“Không bảo quản quá 15 °C”

Từ +2 °C đến +15 °C


“Không bảo quản quá 8 °C”

Từ +2 °C đến +8 °C

“Không bảo quản dưới 8 °C”

Từ +8 °C đến +25 °C

“Bảo quản lạnh”

Từ +2 °C đến +8 °C

“Bảo quản mát”

Từ +8 °C đến +15 °C

“Khô”, “Tránh ẩm”

Không quá 75% độ ẩm tương đối
trong điều kiện bảo quản thường; hoặc
với điều kiện được chứa trong bao bì
chống thấm đến tận tay ngườibệnh.

“Tránh ánh sáng”

Bảo quản trong bao bì tránh ánh sáng
đến tận tay người bệnh.

- Các điều kiện bảo quản được kiểm tra vào những thời điểm xác định
(tối thiểu 2 lần/trong ngày) [4].

- Việc đánh giá độ đồng đều nhiệt độ trong kho phải được tiến hành
theo nguyên tắc được ghi tại Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới về đánh

7


giá độ đồng đều nhiệt độ của kho bảo quản (Temperature mapping of storage
areas). Kết quả đánh giá độ đồng đều nhiệt độ phải cho thấy sự đồng nhất về
nhiệt độ trong toàn bộ kho bảo quản [15].
* Sắp xếp thuốc trong kho
Thuốc sau khi nhập vào kho được phân loại thành từng nhóm để thuận
lợi cho việc sắp xếp, bảo quản và cấp phát. Có thể phân loại theo nhóm tác
dụng dược lý (thuốc kháng sinh, thuốc tim mạch) hoặc theo dạng thuốc.
- Với mỗi nhóm thuốc, việc sắp xếp dựa vào tên thuốc theo trình tự
ABC của danh pháp thông thường.
- Với mỗi loại thuốc, việc sắp xếp dựa trên nguyên tắc FIFO: thuốc có
hạn dùng ngắn, sắp hết hạn phải xếp ở phía ngồi, dễ quan sát, tiện theo dõi,
cấp phát [6].
* Kiểm soát và luân chuyển hàng
Định kỳ tiến hành việc đối chiếu thuốc trong kho để kiểm soát hạn
dùng và đối chiếu so sánh thuốc hiện còn và lượng thuốc còn tồn theo phiếu
theo dõi xuất nhập thuốc.
* Thuốc trả về, thuốc bị thu hồi
- Thuốc trả về phải được bảo quản tại khu riêng và dán nhãn để
phân biệt. Chỉ được cấp phát quay trở lại sau khi được xem xét, đánh giá về
chất lượng, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Thuốc trả về sau khi được đánh giá là không đảm bảo chất lượng,
khơng đảm bảo an tồn cho người sử dụng phải được xử lý theo qui định.
* Hồ sơ tài liệu
Phải có hồ sơ ghi chép đối với tất cả các hoạt động trong khu vực bảo

quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, kể cả việc xử lý hàng hết hạn.
Phải có hồ sơ chi tiết thể hiện tất cả các lần nhận, xuất của thuốc,
nguyên liệu làm thuốc.

8


Hồ sơ cho mỗi chuyến hàng nhập, Hồ sơ xuất hàng phải đảm bảo theo
quy định chung.
Có hồ sơ sổ sách riêng đối với trường hợp có bảo quản thuốc, nguyên
liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Thông tư
số 20/2017/TT-BYT và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan [4].
1.1.2. Tổng quan về dự trữ thuốc
1.1.2.1 Khái niệm dự trữ thuốc
- Dự trữ: Là sự cất giữ tất cả các nguyên liệu, vật tư, bao bì dùng trong
sản xuất, mọi bán thành phẩm trong sản xuất và thành phẩm trong kho.
- Dự trữ khơng chỉ là việc cất giữ hàng hóa ở trong kho mà cịn là cả
một q trình xuất nhập hợp lý, quá trình kiểm tra, kiểm kê, dự trữ và các biện
pháp kĩ thuật bảo quản hàng hóa từ khâu ngun liệu đến thành phẩm hồn
chỉnh trong kho. Cơng tác dự trữ là một trong các mắt xích quan trọng của
việc cung ứng thuốc cho người tiêu dùng với số lượng đầy đủ nhất, chất
lượng tốt nhất, giảm đến mức tối đa tỷ lệ hư hao trong quá trình sản xuất và
phân phối thuốc.
- Một việc quan trọng trong công tác tồn trữ là xây dựng cơ số thuốc
tồn kho các loại thuốc phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi đơn vị, xuất phát
từ nhu cầu điều trị, khả năng tài chính, điều kiện cung ứng, lưu thơng thuốc
tại cơ sở.
1.1.2.2. Sự cần thiết phải dự trữ thuốc trong kho
Chúng ta cần phải dự trữ thuốc vì những lý do sau đây:
- Đảm bảo tính sẵn có: tồn kho là lượng dự trữ cho sự dao động của

cungvà cầu, giảm nguy cơ hết hàng.
- Duy trì niềm tin trong hệ thống: nếu tình trạng hết hàng xảy ra thường
xuyên, bệnh nhân sẽ mất lòng tin vào khả năng phòng và chữa bệnh của hệ
thống cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Tránh tình trạng thiếu kinh phí: nếu khơng có tồn kho hoặc tồn kho
9


khơng đủ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hàng, lúc đó đặt hàng khẩn cấp sẽ gặp
phải sự tăng giá của các nhà cung cấp hoặc mức giá sẽ cao hơn mức giá khi
đặt hàng thường xuyên, dẫn đến thiếu hụt vốn.
- Đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu thị trường: Những thay đổi trong
nhu cầu về loại thuốc chun khoa khơng thể dự đốn trước được. Do đó,
lượng tồn kho thích hợp sẽ giúp hệ thống đối phó với sự thay đổi đó [20].
- Các mức tồn kho: mức tồn kho an toàn theo quy định.
Lượng dự trữ thường xuyên: theo khuyến cáo thì lượng dự trữ thường
xuyên cho kho thuốc bệnh viện bằng 1,5-2 lần số tiêu thụ trung bình/tháng.
Lượng dự trữ bảo hiểm: để phịng các biến động về giá, dự phòng trong
thời gian hết hợp đồng cũ nhưng chưa kịp tổ chức đấu thầu để đảm bảo quá
trình khám chữa bệnh diễn ra liên tục trong mọi điều kiện cung ứng bình
thường và khơng bình thường. Tuy nhiên, nếu thời gian chuyển thuốc dài, nhu
cầu sử dụng thuốc lớn thì lượng dự trữ sẽ cao hơn [20].
1.1.2.3. Nội dung chủ yếu về dự trữ thuốc
* Yêu cầu chung
- Để đảm bảo chất lượng thuốc trong quy trình dự trữ địi hỏi kho phải
có cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu bảo quản thuốc có quy trình thực hành
bảo quản thuốc tốt trong kho
- Thuốc cần được luân chuyển để hàng nhập trước hoặc hạn dùng trước
cấp phát trước.
- Tuân thủ nguyên tắc FIFO, FEFO, ưu tiên FEFO

FIFO (First In First Out): Thuốc nhập trước xuất trước
FEFO (First Expires First Out): Thuốc hết hạn dùng trước thì xuất
trước
- Thuốc chờ xử lý cần phải có dấu hiệu nhận dạng và được kiểm sốt
biệt trữ, cách ly hợp lý nhằm ngăn ngừa việc sử dụng chúng vào sản xuất, sử
dụng.
10


- Tùy theo tính chất của sản phẩm, phải quy định chương trình kiểm
tra,đánh giá định kỳ hoặc đột xuất để xác định chất lượng sản phẩm.
- Phải có một hệ thống sổ sách, các quy trình thao tác chuẩn đảm bảo
cho cơng tác kiểm sốt, theo dõi việc xuất, nhập và chất lượng thuốc.
* Nhãn và bao bì
- Thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải được bảo quản trong bao bì thích
hợp có khả năng bảo vệ thuốc, ngun liệu làm thuốc khỏi các ảnh hưởng của
môi trường, bao gồm cả việc chống nhiễm khuẩn.
- Tất cả bao bì của thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có nhãn rõ
ràng, có đủ các nội dung theo quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-BYT
ngày 18/01/2018 của Bộ Y tế quy định việc ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm
thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
* Tiếp nhận thuốc
- Phải có khu vực tiếp nhận thuốc riêng, đảm bảo được các điều kiện
bảo quản để bảo vệ thuốc tránh khỏi các ảnh hưởng xấu của thời tiết trong
suốt thời gian chờ bốc dỡ, kiểm tra thuốc.
- Thuốc trước khi nhập kho phải được kiểm tra, đối chiếu với các tài
liệu chứng từ liên quan về chủng loại, số lượng, chất lượng và các thông tin
khác ghi trên nhãn như tên hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp, số lô, hạn
dùng…
- Kiểm tra bao bì đóng gói: độ nhiễm bẩn và mức độ hư hại, và nếu cần

thiết, cần được làm sạch hoặc để riêng những bao bì nhiễm bẩn, bị hư hại để
xem xét tìm ngun nhân.
- Các thuốc địi hỏi điều kiện bảo quản đặc biệt (các thuốc gây nghiện,
thuốc độc, các thuốc cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh…) phải nhanh chóng được
kiểm tra, phân loại và bảo quản theo các chỉ dẫn ghi trên nhãn và theo các qui
định của pháp luật.
- Phải có và lưu các hồ sơ ghi chép cho từng lần nhập hàng, với từng lô
11


hàng. Cần phải tuân thủ các qui định của pháp luật về lưu trữ hồ sơ thuốc.
- Chế độ biệt trữ phải được thực hiện hoặc bằng việc sử dụng khu bảo
quản riêng biệt, hoặc bằng hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
* Cấp phát quay vòng
- Chỉ được cấp phát các thuốc, nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng,
cịn trong hạn sử dụng.
- Phải có và lưu các bản ghi chép.
- Việc cấp phát cần phải tuân theo các nguyên tắc quay vòng (FIFO và
FEFO), đặc biệt là thuốc có hạn dùng ngắn.
- Các thùng, bao thuốc nguyên liệu bị hư hỏng, khơng cịn ngun niêm
phong, mất nhãn hoặc nhãn bị rách, khơng rõ ràng thì khơng được bán, cấp
phát, và phải thông báo ngay với bộ phận kiểm tra chất lượng.
* Hồ sơ tài liệu
- Quy trình thao tác: cần phải có sẵn, treo tại các nơi dễ đọc. Các quy
trình này cần mơ tả chính xác nội dung công việc, phù hợp với công việc.
- Phải có các loại hồ sơ, tài liệu theo đúng quy định
1.2. Thực trạng công tác tồn trữ thuốc tại một số bệnh viện ở Việt Nam
1.2.1. Thực trạng về bảo quản thuốc
Việt Nam hiện nay có nhiều khó khăn trong việc xây dựng cơ sở
vật chất, trang thiết bị tốt phục vụ cho công tác bảo quản tồn trữ thuốc; trình

độ chun mơn về lĩnh vực này của các cán bộ Dược cịn hạn chế. Do đó,
cơng tác bảo quản tồn trữ thuốc lại càng quan trọng và cần được quan tâm
nhiều hơn mới khắc phục được những khó khăn trên.
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, đóng vai trị quan trọng trong cơng
tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vì vậy, tất cả các khâu từ sản xuất, lưu
thông, phân phối và bảo quản thuốc đều cần tuân thủ các qui trình kỹ thuật và
các qui định nghiêm ngặt. Trong q trình lưu thơng phân phối thuốc, cơng
tác bảo quản thuốc tại cơ sở y tế giữ vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định
chất lượng thuốc. Ngoài ra, quản lý tồn trữ thuốc tốt sẽ tránh được các tác
12


động của chi phí xuất hủy, bảo quản, lưu thơng và giá thuốc được bình ổn
khơng bị tác động của thị trường làm giảm gánh nặng về kinh tế cho bệnh
viện. Để khắc phục những khó khăn trong cơng tác bảo quản thuốc và thực
hiện mục tiêu trong chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 là: “Cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý
các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển
kinh tế - xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý” [18].
Hiện nay nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO), việc
nâng cao năng lực quản lý tồn trữ và đảm bảo chất lượng hàng thuốc đang là
vấn đề sống còn đối với ngành dược nói chung và các trung tâm y tế trong
nước nói riêng. Bởi lẽ, tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một tổ chức
thương mại của tất cả các nước trên thế giới, thực hiện những mục tiêu đã
được nêu trong lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947 là nâng cao mức sống
của nhân dân các nước thành viên, đảm bảo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới
[22]. Do đó, việc nghiên cứu bảo quản, tồn trữ thuốc sao cho phù hợp với
điều kiện kinh tế, khí hậu và quy mơ của từng trung tâm y tế cũng cần được
quan tâm để đảm bảo được chất lượng của thuốc khi sử dụng. Ngày 22 tháng

11 năm 2018 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 36/2018/TT-BYT T
về “Quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc”. Đây
là văn bản chính quy của Việt Nam hướng dẫn áp dụng các nguyên tắc bảo
quản thuốc tốt. Tham gia WTO sẽ thúc đẩy các công ty dược nội địa nâng
cao công nghệ, quy mô vốn, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới để
có thể cạnh tranh được với các cơng ty dược của nước ngồi. Đồng thời việc
Việt Nam gia nhập WTO cũng góp phần nâng cao vị thế của ngành dược Việt
Nam thông qua việc hợp tác chuyển giao cơng nghệ với các nước có ngành
công nghiệp dược phát triển và tạo điều kiện cho người tiêu dùng sử dụng
được những sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý. Đó nhiệm vụ
trọng tâm trong phát triển hệ thống bảo quản, tồn trữ thuốc tại Việt Nam đã

13


được đề ra trong chiến lược phát triển ngành Dược.
Thực trạng về nhân lực dược:
Nhân lực là nhân tố quan trọng quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ
chung của khoa dược, trong đó có cơng tác tồn trữ, trước hết cần có số lượng
đủ và có trình độ chun mơn phù hợp để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn. Tuy nhiên ngồi u cầu trên cịn có một số yếu tố khác như
trình độ năng lực của nhân viên, điều kiện cơ sở vật chất và tính chất cơng
việc của mỗi đơn vị. Trong thực tế, các bệnh viện, trung tâm y tế có tỷ lệ nhân
lực dược trong tổng số nhân viên trong đơn vị không đồng đều, như: Năm
2019 tại Trung tâm y tế huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang nhân lực dược là
5/122 chiếm 4,1% [8]. Năm 2016, tại Trung tâm y tế Thành phố Thái Nguyên
nhân lực dược là 14/139 chiếm 10,1% [16]. Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Thanh
Hóa năm 2017 nhân lực dược là 50/353 chiếm tỷ lệ 14,2% [9]. Tại Bệnh viện
Đa khoa huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang năm 2015 tỷ lệ nhân lực dược
trong tổng số nhân viên trong đơn vị là 28/284 chiếm tỷ lệ 9,86% [19]. Như

vậy, với khối lượng công việc ngày càng nhiều, yêu cầu công việc ngày càng
cao, khối lượng thuốc nhập và cấp phát của kho Dược ngày càng lớn thì các tỷ
lệ nhân sự trên là còn thấp.
Về cơ sở hạ tầng kho Dược
Kho Dược của các Bệnh viện, Trung tâm y tế luôn được xây dựng ở
nơi cao ráo, an toàn, nằm ở nơi thuận tiện cho việc xuất nhập, vận chuyển,
bảo vệ. Có hệ thống cống, rãnh thốt nước để đảm bảo thuốc tránh được ảnh
hưởng của nước ngầm, mưa lớn và lũ lụt. Tuy nhiên, theo kết quả của một số
nghiên cứu năm 2020 tại bệnh viện phụ sản Thái Bình [10], năm 2019 tại
Trung tâm Y tế quận Hồng Bàng- Hải Phòng [11], Trung tâm Y tế huyện Lục
Yên- tỉnh Yên Bái [7] cho thấy cơ sở vật chất nhà kho phần lớn chưa đủ về
diện tích và trang thiết bị đảm bảo để phục vụ công tác tồn trữ và bảo quản
thuốc theo quy định của GSP. Các kho chưa có khu vực bảo quản riêng, khu
vực kiểm tra, kiểm soát riêng và khu vực xuất, nhập riêng. Khi thuốc nhập

14


với số lượng lớn, các thuốc trong kho nhiều khi còn phải xếp chồng hàng
lên rất cao và một phần phải đặt xuống nền, sàn nhà [5] .
Kho Dược đều được trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị phục
vụ cơng tác bảo quản, kiểm sốt điều kiện bảo quản thuốc trong kho như: điều
hòa, nhiệt kế, ẩm kế, máy hút ẩm, quạt thơng gió, bình cứu hỏa mini,... Tuy
nhiên, các trang thiết bị này chưa được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ nên
không đảm bảo độ ổn định của điều kiện bảo quản [7], [16], [19].
Về hệ số sử dụng kho
Tất cả các kho thuốc đều có hệ số sử dụng diện tích, thể tích gấp nhiều
lần độ cho phép. Kho q chật, thiếu diện tích thơng thoáng, nhiều kho vừa là
nơi bảo quản vừa là nơi xuất nhập hàng.
Về trang thiết bị bảo quản

Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Thu Phương tính đến năm 2016 tại
Cơng ty Cổ phần Dược- VTYT Thái Bình các trang thiết bị bảo quản bao gói, đồ
bao gói ra lẻ thuốc cũng cịn thiếu nhiều. Tuy nhiên có tới 80-90% các kho đã trang
bị hệ thống quạt thơng gió và máy điều hịa khơng khí nên đáp ứng được yêu cầu
bảo quản tại các kho [12].

Về trang thiết bị vận chuyển, chất xếp hàng hóa
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Thu Phương tại kho Dược
Công ty cổ phần Dược - VTYT Thái Bình mức độ cơ giới hóa của kho cịn
thấp, hầu như mới chỉ có 50% số kho đủ các loại xe nâng, xe đẩy, xe chở
hàng. Một số phương tiện rẻ tiền như giá kệ, tủ đựng thuốc cũng mới được
khoảng 50% các kho đầu tư đầy đủ [12].
Về điều kiện nhiệt độ, độ ẩm tại các kho
Theo kết quả nghiên cứu của Đào Thị Hương hầu như tất cả các kho
đều có quạt thơng gió và máy điều hịa khơng khí đáp ứng được cả về điều
kiện nhiệt độ và độ ẩm [8].
Các mức dự trữ trong kho thuốc
Cần xây dựng cơ số tồn kho hợp lý, đảm bảo tính kinh tế, khơng để tồn
đọng thuốc quá lâu, quá nhiều gây ảnh hưởng đến công tác bảo quản và tồn
15


đọng một lượng lớn trong điều kiện kinh phí điều trị và hệ thống kho có hạn.
1.2.2. Thực trạng về dự trữ thuốc tại Việt Nam
Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mà
thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, được sản xuất bằng các nguyên liệu với
tính chất, đặc điểm đa dạng do đó các yếu tố về thời tiết có tác động xấu đến
chất lượng thuốc nếu khơng có biện pháp bảo quản phù hợp. Nếu bảo quản
không đúng, thuốc rất dễ bị hỏng hoặc giảm chất lượng trong quá trình lưu
thông sử dụng, điều này gây ảnh hưởng đến kinh tế và gây nguy hại cho tính

mạng và sức khỏe của con người.
Quản lý tồn trữ thuốc là vấn đề liên quan đến từ việc lựa chọn, mua
sắm đến cấp phát và quản lý sử dụng thuốc trên bệnh nhân. Hơn nữa, nó đặt
ra các bước thích hợp để hỗ trợ hồn thành các nhiệm vụ liên quan đến các
khía cạnh khác nhau của quy trình phân phối và bảo quản trong chuỗi cung
ứng để tránh việc đưa sản phẩm giả vào dử dụng. Quản lý tồn trữ thuốc là
một phần trong công tác quản lý cung ứng thuốc. Để thực hiện tốt mục tiêu
cung ứng thuốc tốt thì phải đảm bảo tồn trữ thuốc sao cho thuốc luôn được
cung cấp đầy đủ kịp thời, đảm bảo chất lượng và giảm thiểu chi phí. Việc
tồn trữ quá nhiều loại thuốc với số lượng lớn, có thể làm tăng chi phí bảo
quản, tồn trữ thuốc. Thực tế cho thấy, đây luôn là bài tốn khó, làm đau đầu
các nhà quản lý, từ việc theo dõi lượng tồn kho thuốc để đảm bảo thuốc ln
sẵn có cho bác sỹ kê đơn, cấp phát cho bệnh nhân đến việc dự trù mua thuốc
hàng tháng.
Tồn kho là lượng dự trữ cho sự dao động của cung và cầu, giảm nguy
cơ hết hàng, đảm bảo cơ số thuốc sẵn sàng phục vụ công tác khám và điều trị
mỗi cơ sở y tế cần dự trữ một cơ số tồn kho hợp lý, không để xảy ra nguy cơ
thiếu hàng và lượng tồn cũng không quá lớn.
Ở bất kì cơ sở y tế nào, các nhà quản lý đặc biệt là quản lý dược đều
phải xây dựng cơ số tồn kho hợp lý, không để tồn đọng thuốc lâu gây ảnh
hưởng đến công tác bảo quản, tốn kém chi phí.

16


Mức tồn kho phụ thuộc vào số tiêu thụ trung bình [4]. Tuy nhiên, lượng
tiêu thụ hàng tháng ln biến đổi. Do đó, hầu hết các hệ thống cung ứng thuốc
đều tăng lượng tồn kho an tồn. Các kho có mức dự trữ thuốc tối đa với số
lượng vừa đủ thấp nhằm tránh tình trạng dư thừa gây lãng phí, và mức dự trữ
tối thiểu đủ cao để tránh tình trạng thiếu hụt, cho nhu cầu của bệnh có tăng

cao và việc nhận hàng xảy ra chậm [20].
+ Mức tồn kho an toàn được quy định như sau:
Tuyến tỉnh: 03 tháng.
Tuyến huyện: 02 tháng.
Tuyến xã: 01 tháng.
- Các mức tồn kho: số tồn kho tối thiểu, số tồn kho tối đa, số tồn kho an
toàn [18].
+ Mức tồn kho tối thiểu: 1-2 tháng
+ Mức tồn kho tối đa: 2-3 tháng
+ Mức tồn kho an tồn là 2 tháng.
Cơng tác tồn trữ thuốc tại bệnh viện và trung tâm y tế trong những năm
gần đây rất được chú trọng. Thực tế theo kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa
khoa quận Ngơ Quyền thành phố Hải Phịng có lượng thuốc dự trữ năm 2012 là
1,01 tháng sử dụng [13]. Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Thuận tỉnh Kiên
Giang có lượng thuốc tồn kho dự trữ năm 2015 là 1,4 tháng sử dụng, dưới mức
tồn kho an toàn, chưa đảm bảo thuốc sử dụng theo quy định, cịn xảy ra tình
trạng một số thuốc bị hết trong quá trình sử dụng [19]. Bệnh viện đa khoa tỉnh
Thanh Hóa năm 2017 là 0,28 tháng sử dụng [9]. Tại Trung tâm y tế huyện
Lục Yên tỉnh Yên Bái là 1,55 tháng sử dụng [7]. Theo nghiên cứu của Trịnh
Đình Thắng tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giá
trị thuốc tồn kho dự trữ năm 2016 trung bình là 3,2 tháng sử dụng [16].
Trên thực tế công tác dự trữ thuốc chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, thường
không áp dụng công thức chung.
Cũng theo kết quả của các nghiên cứu cho thấy, các nhóm thuốc giá trị

17


xuất nhập tồn lớn trong năm, trong tháng là: kháng sinh, vitamin, dịch truyền
[16], kháng sinh, nhóm tiêu hóa và nhóm tim mạch [9]. Các bệnh viện có số

lượng tồn kho là khác nhau tùy thuộc vào quy mô về cơ sở vật chất và mơ hình
bệnh tật của từng đơn vị nhằm đảm bảo sẵn sàng cơ số thuốc phục cơng tác cấp
cứu và điều trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Do đó, mỗi cơ sở y tế cần xây
dựng một cơ số tồn kho hợp lý vừa đảm bảo cơ số thuốc đầy đủ vừa không để
tồn trữ với cơ số quá lớn. Nhưng trên thực tế chưa có bệnh viện, trung tâm y
tế nào thực hiện được do điều kiện môi trường bảo quản ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng thuốc và các thuốc khi được nhập vào kho cần phải tuân theo
yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất.
Đối với các Trung tâm y tế thực hiện các Chương trình y tế Quốc gia
thì cơng tác tồn trữ thuốc có điều kiện thuận lợi hơn trong tính tốn lượng
hàng dự trữ hàng tháng do được cân đối, phân bổ trực tiếp từ các đơn vị tuyến
trên, chủ yếu là công tác bảo quản phải được đảm bảo vì điều kiện mơi trường
bảo quản ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thuốc. Các thuốc khi được nhập
vào kho cần được tuân theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất.
1.3. Vài nét về Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội
Thanh Trì là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm
thành phố 10 km về phía Nam, diện tích đất tự nhiên là 6.349,1 ha; có 15 xã,
01 thị trấn và với 61 thôn, 106 tổ dân phố, số hộ gia đình 80.262 dân số
285.805 người. Huyện có địa hình trũng, dễ ngập úng. Phía bắc huyện Thanh
Trì giáp quận Hồng Mai, phía Nam giáp huyện Thường Tín. Phía Tây và
Tây bắc giáp quận Thanh Xn, phía đơng huyện Thanh Trì là sơng Hồng,
giáp với tỉnh Hưng n và huyện Gia Lâm.
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm
Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên
môn, kỹ thuật về y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng
và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ:
về y tế dự phòng, tiêm chủng phòng bệnh; Y tế học đường; phòng chống

18



×