Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

HOÀNG vũ tú ANH PHÂN TÍCH sử DỤNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN đái THÁO ĐƯỜNG TYP 2 điều TRỊ NGOẠI TRÚ tại BỆNH VIỆN đa KHOA THĂNG LONG, THÀNH PHỐ hà nội năm 2019 LUẬN văn dược sĩ CHUYÊN KHOA cấp i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 77 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HOÀNG VŨ TÚ ANH

PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC TRÊN
BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 ĐIỀU
TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THĂNG LONG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM
2019

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ VÀ DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 60 72 04 05
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thị Thúy Vân
Nơi thực hiện: Trường ĐH Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện: Từ 28/7/2020 đến 28/11/2020
HÀ NỘI 2020


LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn: PGS.TS.
Phạm Thị Thúy Vân
Là người trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và dành rất nhiều thời gian,
cơng sức, tận tình chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực tập và hồn thành luận văn
tốt nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thạc sĩ Nguyễn Thị Thảo cùng các
thầy cô giáo bộ môn Dược lâm sàng – Trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình
truyền đạt kiến thức và cho tôi những lời khuyên vô cùng quý báu trong suốt q
trình học tập và nghiên cứu.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng sau đại học – Trường


Đại học Dược Hà Nội, Ban lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Thăng Long đã nhiệt tình
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành quá trình học tập cũng như làm luận
văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp là những người đã luôn bên cạnh động viên, giúp đõ tôi trong suốt q trình
học tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2020
Học viên

Hoàng Vũ Tú Anh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ………………………………………………….

3

Bệnh đái tháo đường …………………………………………………..

3

1.1.1.


Định nghĩa……………………………………………………….

3

1.1.2.

Đặc điểm dịch tễ…………………………………………………

3

1.1.3.

Phân loại…………………………………………………………

4

1.1.4.

Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 2 ……………………………….

4

1.1.5.

Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định đái tháo đường……………….

5

1.1.6.


Các biến chứng của đái tháo đường……………………………

6

1.1.7.

Điều trị đái tháo đường typ 2……………………………………

8

1.1.

1.2.

1.3.

Các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2………………………………

12

1.2.1.

Sulfonylurea……………………………………………………..

12

1.2.2.

Các biguanid (metformin)……………………………………...


12

1.2.3.

Các chất ức chế enzym alpha – glucosidase…………………….

13

1.2.4.

Thuốc có tác dụng incretin……………………………………… 14

1.2.5.

Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển natri – glucose SGLT2….

15

1.2.6.

Glinides………………………………………………………….

15

1.2.7.

Insulin……………………………………………………………

15


Nguyên tắc lựa chọn thuốc hạ đường huyết và phương pháp điều 18
trị

18

1.3.1.

Nguyên tắc lựa chọn thuốc hạ đường huyết và mục tiêu điều 19

trị

20

1.3.2.

Nguyên tắc sử dụng thuốc huyết áp trên bệnh nhân ĐTĐ……..

22

1.3.3.

Khuyến cáo sử dụng nhóm statin……………………………….

22

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………..

22



2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………..

22

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn………………………………………………….. 22
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ……………………………………………………

22

2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………

22

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………….

23

2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu………………………………………

23

2.3. Nội dung nghiên cứu………………………………………………………
2.3.1. Đặc điểm sử dụng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường trong 24
nghiên
cứu………………………………………………………………………

25

2.3.2. Phân tích hiệu quả điều trị và sự thay đổi thuốc trên bệnh nhân 25

không đạt mục tiêu điều trị…………………………………………………….. 25
2.4. Các tiêu chuẩn đánh giá…………………………………………………..

26

2.4.1. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị……………………………….

26

2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá chỉ số khối cơ thể………………………………….

27

2.4.3. Quy ước trong đánh giá thay đổi phác đồ……………………………

27

2.5. Xử lý số liệu……………………………………………………………...
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ…………………………………………………….

27

3.1. Đặc điểm sử dụng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại các 28
thời điểm ………………………………………………………………………

29

3.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong nghiên cứu………………...

33


3.1.2. Đặc điểm chức năng thận của bệnh nhân tại T0…………………..

35

3.1.3. Đặc điểm sử dụng thuốc hạ đường huyết tại các thời điểm………..

37

3.1.4. Đặc điểm sử dụng thuốc THA trên BN ĐTĐ tại các thời điểm….

37

3.1.5. Đặc điểm sử dụng thuốc điều trị lipid máu trên BN ĐTĐ…………
3.2. Phân tích việc dùng thuốc theo kết quả điều trị đạt được ……………..

41

3.2.1. Phân tích việc dùng thuốc điều trị ĐTĐ theo kết quả điều trị đạt
được …………………………………………………………………………….

43

3.2.2. Phân tích việc dùng thuốc điều trị THA theo kết quả điều trị đạt được

47


3.2.3. Phân tích tình hình sử dụng thuốc lipid máu………………………


47

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN…………………………………………………….
4.1. Đặc điểm sử dụng thuốc trên bệnh nhân ĐTĐ tại các thời điểm trong 47
nghiên

48

cứu………………………………………………………………………

52

4.1.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu………….

53

4.1.2. Đặc điểm sử dụng thuốc ĐTĐ trên BN tại các thời điểm…………

54

4.1.3 Đặc điểm sử dụng thuốc THA trên BN ĐTĐ tại các thời điểm……
. 4.1.4. Đặc điểm sử dụng thuốc hạ lipid máu tại các thời điểm……………

54

4.2. Phân tích việc dùng thuốc theo kết quả điều trị đạt được……………..
4.2.1. Phân tích việc dùng thuốc điều trị ĐTĐ theo kết quả đạt được qua 55
thông số HbA1c tại 3 thời điểm T0, T3, T6……………………………………
4.2.2. Phân tích việc dùng thuốc điều trị ĐTĐ theo kết quả đạt được qua 56
thông số FPG tại 3 thời điểm T0, T1, T2………………………………………

4.2.3. Phân tích việc dùng thuốc điều trị THA theo kết quả đạt được tại 56
mỗi thời điểm…………………………………………………………………… 57
4.2.4. Phân tích việc dùng thuốc điều trị lipid theo kết quả đạt được tại 58
mỗi thời điểm……………………………………………………………………
4.3. Hạn chế của nghiên cứu…………………………………………………..
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………..


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ADA

Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes
Association)

BMI

Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)

BN

Bệnh nhân

ĐTĐ

Đái tháo đường

FPG


Fasting Plasma Glucose

HbA1c

Hemoglobin gắn glucose

HDL-c

High density lipoprotein – cholesterol

IDF

Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (International Diabetes
Federation)

LDL-c

Low density lipoprotein – cholesterol

RLLM

Rối loạn lipid máu

SD

Độ lệch chuẩn

TDKMM

Tác dụng không mong muốn


THA

Tăng huyết áp

UCMC

Ức chế men chuyển

UCTT

Ức chế thụ thể angiotensin

ĐT

Điều trị

MT

Mục tiêu

XN

Xét nghiệm


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường ở người 8
trưởng thành, không có thai
Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị đái tháo đường ở người già


9

.Bảng 1.3. Ưu, nhược điểm của các thuốc hạ glucose huyết

16

Bảng 1.4. Khuyến cáo điều trị tăng huyết áp trong đái tháo đường

20

Bảng 1.5. Khuyến cáo sử dụng statin trên bệnh nhân đái tháo đường

20

Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị theo Hướng dẫn điều 25
trị ĐTĐ của BYT 2017
Bảng 2.2. Bảng phân loại chỉ số khối cơ thể trên quần thể người Châu 25
Á
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân

27

Bảng 3.2. Đặc điểm chức năng thận của bệnh nhân

28

Bảng 3.3. Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ đường uống

29


Bảng 3.4. Danh mục các thuốc điều trị ĐTĐ dạng tiêm

30

Bảng 3.5. Khảo sát mức liều metformin theo chức năng thận của bệnh 32
nhân
Bảng 3.6. Danh mục thuốc điều trị THA dùng trong nghiên cứu

33

Bảng 3.7. Danh mục thuốc điều trị RLLP máu dùng trong nghiên cứu

35

Bảng 3.8. Thay đổi phác đồ trên nhóm bệnh nhân đạt mục tiêu HbA1c 38
Bảng 3.9. Thay đổi phác đồ trên nhóm bệnh nhân khơng đạt mục tiêu 38
HbA1c
Bảng 3.10. Phác đồ trên BN tại các thời điểm trên nhóm bệnh nhân 39
đạt FPG
Bảng 3.11. Phác đồ trên BN tại các thời điểm trên nhóm bệnh nhân 40
khơng đạt FPG
Bảng 3.12. Thay đổi thuốc trên bệnh nhân không đạt mục tiêu HA

42


Bảng 3.13. Phác đồ điều trị tại các thời điểm với hiệu quả điều trị lipid 45
máu



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Chiến lược quản lý lấy bệnh nhân làm trung tâm trong

10

ĐTĐ typ 2
Hình 3.1. Tỷ lệ các nhóm thuốc hạ đường huyết được sử dụng tại

30

các thời điểm
Hình 3.2. Tỷ lệ số thuốc hạ đường huyết được sử dụng tại các thời

31

điểm
Hình 3.3. Phác đồ thuốc hạ đường huyết tại các thời điểm nghiên

31

cứu
Hình 3.4. Tỷ lệ các nhóm thuốc THA được sử dụng trong nghiên

34

cứu
Hình 3.5. Phác đồ điều trị THA trên BN ĐTĐ tại các thời điểm

34


Hình 3.6. Phác đồ điều trị lipid máu tại các thời điểm nghiên cứu

36

Hình 3.7. Tỷ lệ bệnh nhân đạt HbA1c mục tiêu

37

Hình 3.8. Hiệu quả FPG đạt được tại các thời điểm

39

Hình 3.9. Hiệu quả kiểm sốt HA đạt được qua các thời điểm

41

nghiên cứu
Hình 3.10. Tỷ lệ phác đồ điều trị THA trên các BN không đạt mục

42

tiêu
Hình 3.11. Tỷ lệ BN làm xét nghiệm lipid máu tại mỗi thời điểm

43

Hình 3.12. Hiệu quả đạt được thơng qua chỉ số LDL tại các thời
điểm


44

Hình 3.13. Tỷ lệ sử dụng statin trên bệnh nhân không đạt LDL mục
tiêu

44


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong bốn bệnh không lây nhiễm dẫn đến tử
vong nhiều nhất trên thế giới. Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
năm 2014 trên tồn cầu có khoảng 9% dân số mắc bệnh ĐTĐ. Ở Việt Nam, đái tháo
đường đang có xu hướng gia tăng theo mức độ đơ thị hóa. Theo thống kê của Liên
đồn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2017 tồn thế giới có 424,9 triệu người bị
bệnh đái tháo đường và mỗi ngày có ít nhất 80 người tử vong vì các biến chứng liên
quan. Trong đó, 63% mỗi người mắc bệnh chưa được chẩn đoán và 70% bệnh nhân
được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường típ 2 chưa đạt mục tiêu điều trị [10].
Hiện nay chưa có loại thuốc nào điều trị khỏi hồn tồn bệnh đái tháo đường
mà thuốc chỉ có tác dụng hạ glucose máu. Cùng với sự phát triển của ngành công
nghiệp dược, thuốc điều trị đái tháo đường phong phú, đa dạng về hoạt chất, dạng
bào chế, bao bì và giá cả. Do đó, q trình điều trị đái tháo đường có nhiều thuận
lợi nhưng cũng có khơng ít khó khăn, thách thức trong việc lựa chọn và sử dụng
thuốc một cách hợp lý nhằm đảm bảo: hiệu quả - an tồn- kinh tế - tiện dụng.
Kiểm sốt đường huyết cũng như kiểm soát huyết áp và lipid là những vấn
đề rất quan trọng đối với người mắc bệnh ĐTĐ typ 2. Kiểm soát tốt giúp làm chậm
sự tiến triển của bệnh ĐTĐ và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra.
Bệnh viện đa khoa Thăng Long là một bệnh viện ngồi cơng lập đóng trên
địa bàn thành phố Hà Nội. Hiện nay, bệnh viện đang quản lý và điều trị ngoại trú
cho hơn 300 bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Tuy nhiên, việc khảo sát, đánh giá một cách
tồn diện tình hình sử dụng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị

ngoại trú tại bệnh viện vẫn chưa được thực hiện. Do vậy, chúng tơi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Phân tích sử dụng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều
trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Thăng Long thành phố Hà Nội năm 2019”
với hai mục tiêu như sau:
1. Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị
ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Thăng Long thành phố Hà Nội năm 2019.
2. Phân tích việc dùng thuốc theo kết quả điều trị đạt được.

1


Trên cơ sở đó chúng tơi đưa ra các đề xuất nhằm góp phần nâng cao việc sử
dụng thuốc an toàn, hiệu quả và hợp lý trong điều trị trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Đại cương về đái tháo đường
1.1.1. Định nghĩa
Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường typ 2 của Bộ Y tế ban
hành năm 2017, “Bệnh đái thảo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa khơng đồng
nhất, có đặc điêm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động
của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những
rối loạn chuyển hóa carbohydrat, protid, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan
khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh” [2].
Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) định nghĩa'.“ĐTĐ là một nhóm bệnh lý chuyển
hóa, đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết trong việc bài tiết insulin,
hoạt động của insulin kém hiệu quả hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tỉnh
thường dẫn đến sự hủy hoại, rối loạn chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt,

thận, tim, thần kinh và mạch máu [13].
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ
Đái tháo đường đã và đang trở thành một đại dịch, một vấn nạn của y tế tồn
cầu. Theo thơng báo của tổ chức Y tế thế giới WHO 2014, tồn cầu có khoảng 9%
dân số mắc bệnh đái tháo đường, trong đó số bệnh nhân khơng được chẩn đốn và
điều trị chiếm 46,3%. Dự đoán đến năm 2035, trên thế giới sẽ có thêm 205 triệu
người mắc đái tháo đường [18]. Năm 2017, trên tồn thế giới có 425 triệu người lớn
đang sống với bệnh đái tháo đường, trong đó cứ 1 trong 2 người lớn mắc bệnh tiểu
đường không được chẩn đốn (chiếm 212 triệu người), ước tính 12% chi phí tồn
cầu chi cho bệnh tiểu đường. Dự đốn vào năm 2045, con số này sẽ tăng tới khoảng
629 triệu người, hay nói cách khác cứ 10 người lớn lại có 1 bệnh nhân bị đái tháo
đường [20].
Theo IDF, Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là khu
vực có số lượng người mắc đái tháo đường đông nhất trên thế giới với 3,53 triệu
bệnh nhân trong độ tuổi từ 20-79 và ước tính sẽ tăng lên 78,5% [20]. Đái tháo
đường là nguyên nhân gây tử vong thứ ba tại Việt Nam (sau ung thư, xơ vữa động
mạch) [16]. Tính riêng trong năm 2017, cả nước có gần 29.000 người trưởng thành
3


tử vong do các nguyên nhân liên quan đến đái tháo đường [20]. Tuy nhiên, theo
nghiên cứu STEP 2015 tại Việt Nam, chỉ có 31,1% trong tổng số bệnh nhân được
chẩn đốn, tức là có đến 68,9% bệnh nhân khơng biết mình mắc ĐTĐ cũng như
khơng nhận thức được hậu quả của bệnh ĐTĐ sẽ gây ra [4].
Những con số trên cho thấy tình trạng báo động của bệnh ĐTĐ trên toàn cầu,
đặc biệt là các nước đang phát triển. Đái tháo đường không chỉ tác động lớn đến sức
khỏe mà còn gây tốn kém cho cá nhân và gia đình. Ở nhiều quốc gia, chỉ riêng chi
phí tiêm insulin và theo dõi hàng ngày có thể tiêu tốn một nửa thu nhập trung bình
của một gia đình. Do đó, chúng ta cần phải có hướng tiếp cận hợp lý cho việc chăm
sóc bệnh nhân đái tháo đường [20].

1.1.3. Phân loại
Theo ADA 2017, ĐTĐ được phân loại như sau:
- ĐTĐ typ 1: Do tự miễn: tế bào β đảo tụy bị phá hủy dẫn đến thiếu hụt insulin
tuyệt đối.
- ĐTĐ typ 2: Do sự giảm tiết insulin tương đối của tế bào β đảo tụy trên nền
đề kháng với insulin.
- ĐTĐ thai kỳ: là bệnh đái tháo đường được chẩn đoán lần đầu tiên vào ba
tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ, không rõ bệnh nhân đã mắc đái tháo đường
trước khi mang thai hay sau mang thai.
- Các typ ĐTĐ đặc biệt do những nguyên nhân khác như: hội chứng đái tháo
đường đơn gen (ĐTĐ sơ sinh hoặc đái tháo đường khởi phát ở người trẻ [thể
MODY]), bệnh lý tuyến tụy ngoại tiết (xơ nang tụy), bệnh nội tiết (hội chứng
Cushing, cường giáp...), thuốc hoặc hóa chất (Hormon tuyến giáp, glucocorticoid,
thuốc chữa HIV, thuốc chống thải ghép,…)[2].
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 2
Cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ typ 2 chủ yếu là do rối loạn bài tiết insulin và
kháng insulin. Hai quá trình này tương trợ lẫn nhau dẫn đến suy kiệt tế bào β. Thêm
vào đó nếu tăng glucose huyết, độc tính glucose sẽ gây ra thêm sự bất thường về tác
động bài tiết insulin [1].

4


- Rối loạn tiết insulin: Tế bào β đảo tụy bị rối loạn về khả năng sản xuất
insulin bình thường về mặt số lượng cũng như chất lượng để đảm bảo chuyển hóa
glucose bình thường. Những rối loạn đó bao gồm:
+ Bất thường về nhịp tiết và động học bài tiết insulin.
+ Bất thường về số lượng tiết insulin [9].
- Tình trạng kháng insulin: có thể thấy ở hầu hết các đối tượng ĐTĐ typ 2 và
tăng glucose máu xảy ra khi khả năng bài tiết insulin của các tế bào β đảo tụy không

đáp ứng thỏa đáng nhu cầu chuyển hóa [9].
- Hình thức kháng insulin cũng phong phú bao gồm: giảm khả năng ức chế
sản xuất glucose (gan), giảm khả năng thu nạp glucose (ở mô ngoại vi) và giảm khả
năng sử dụng glucose (ở các cơ quan) [2].
1.1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định đái tháo đường
ĐTĐ được chẩn đoán dựa trên các chỉ số glucose máu: glucose máu lúc đói
(fasting plasma glucose - FPG) hoặc glucose máu 2h sau nghiệm pháp dung nạp
glucose (75-g oral glucose tolerance test - OGTT), hoặc đường huyết thời điểm bất
kỳ (random plasma glucose) với người có triệu chứng cổ điển của ĐTĐ; hoặc dựa
trên HbA1c [18]. Trong đó HbA1c (cịn gọi là HbA1c, glycated hemoglobin,
hemoglobin Ale, HbiC, HGBA1C) là hemoglobin được gắn với phân tử đường ở
đầu N của acid admin valine trong chuỗi β. Anthony Carami, Ronald Koenig và
cộng sự phát hiện vào năm 1976 và các tác giả đề xuất dùng chỉ số nồng độ HbA1c
để theo dõi mức kiểm soát đường huyết [20]. Năm 2009, Tổ chức Y tế thế giới đã
công nhận dùng test HbA1c để chẩn đoán ĐTĐ, mức giới hạn HbA1c ≥ 6,5% được
chẩn đốn ĐTĐ, tuy nhiên mức HbA1c <6,5% cũng khơng loại trừ được ĐTĐ chẩn
đoán theo test glucose máu [18].
Đến năm 2011, Tổ chức Y tế thế giới chính thức sử dụng HbAlC là một trong
những công cụ để sàng lọc và chẩn đốn ĐTĐ. Với xét nghiệm HbAlC, bệnh nhân
khơng cần phải nhịn đói hơn 8 giờ (như đối với xét nghiệm glucose lúc đói) hay
phải lấy nhiều mẫu máu trong vài giờ (như với liệu pháp dung nạp glucose), kết quả
không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như bệnh nhân bị bệnh, stress hay đau vào ngày
xét nghiệm và mẫu máu tương đối ổn định [13].
5


Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết - chuyển hóa (Quyết định
số 3319/QĐ-BYT ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế) sử dụng Tiêu
chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ - ADA) dựa
vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây [2],[14]:

- Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥126 mg/dL
(hay 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn (khơng uống nước ngọt, có thể uống nước
lọc, nước đun sơi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14
giờ), hoặc:
- Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp
glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) > 200 mg/dL (hay
11,1mmol/L). Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện
theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước
khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa
tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn
khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrat mỗi ngày.
- HbAlC ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở

phịng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức

glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ > 200 mg/đL (hay 11,1 mmol/L).
Nếu khơng có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu
nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân khơng rõ ngun nhân), xét nghiệm chẩn đốn
thứ 1, 2, 4 ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian
thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày.
Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và hiệu
quả để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần >
126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Nếu HbAlC được đo tại phịng xét nghiệm được chuẩn
hóa quốc tế, có thể đo HbAlC 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ [2].
1.1.6. Các biến chứng của đái tháo đường
Đái tháo đường typ 2 là một bệnh tiến triển tịnh tiến. Những biến chứng của
bệnh luôn phát triển theo thời gian mắc bệnh.
6



1.1.6.1. Biển chứng cấp tính
- Hơn mê nhiễm toan ceton do tăng hormon gây tăng đường huyết và thiếu hụt
insulin làm tăng sản xuất glucose tại gan, tăng tổng hợp thể ceton.
- Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết nặng gây mất nước và
tăng áp lực thẩm thấu, thường xảy ra ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2.
- Hạ đường huyết do bệnh nhân dùng thuốc điều trị ĐTĐ quá liều, dùng thuốc
lúc đói, bỏ bữa, dùng phối hợp với các thuốc khác (như thuốc chẹn beta, thuốc giãn
mạch vành...).
- Nhiễm toan lactic do tăng acid lactic trong máu thường ở bệnh nhân ĐTĐ
typ 2, đặc biệt là ở người cao tuổi.
1.1.6.2. Biến chứng mạn tính
- Biến chứng mạch máu lớn: bao gồm bệnh tim mạch (bệnh mạch vành,
THA), mạch não (tai biến mạch máu não, đột quỵ), bệnh mạch máu ngoại biên
(viêm động mạch chi dưới, bệnh lý bàn chân) thường gặp ở ĐTĐ typ 2.
- Biến chứng mạch máu nhỏ: bao gồm các biến chứng ở mắt (bệnh lý võng
mạc, đục thủy tinh thể và glaucom), bệnh thận (tổn thương mao mạch, cầu thận,
nhiễm khuẩn, hoại tử ống thận) và bệnh thần kinh ngoại vi. [9], [19], [21].
- Phối hợp bệnh lý thần kinh và mạch máu: loét bàn chân đái tháo đường.
- Các biến chứng khác không liên quan đến mạch máu
+ Biến chứng ở hệ thống tiêu hóa: rối loạn vận động thực quản, trào ngược dạ
dày thực quản, viêm thực quản do nấm; bệnh lý dạ dày (buồn nơn, nóng rát thượng
vị, khó tiêu,...) do tổn thương dây X; ỉa chảy do ĐTĐ, sỏi mật, gan nhiễm mỡ,...
+ Biến chứng ở da: rối loạn điều hòa glucose, lipid, insulin dẫn tới tổn thương
trực tiếp lên da (dày da, xơ hóa da, xơ cứng bì, loét chân, nhiễm trùng, nhiễm nấm
da, teo tổ chức da,...).
+ Bệnh lý thần kinh tự chủ: mạch nhanh, hạ huyết áp thể đứng...
+ Biến chứng xương khớp: như hạn chế vận động bàn tay, co cứng Dupuytren,
mất khoáng ở xương hay viêm bao hoạt dịch.
+ Biến chứng nhiễm khuẩn như viêm tiết niệu, viêm thực quản do candida hay

viêm âm đạo do candida, lao phổi.
7


+ Hiện chưa rõ ĐTĐ và các bệnh sau có liên quan hay khơng: sa sút trí tuệ, rối
loạn nhận thức, trầm cảm, ngừng thở khi ngủ, gan nhiễm mỡ, gãy xương hơng do
lỗng xương (ĐTĐ typ 1), nồng độ testosteron máu thấp ở nam giới [13].
1.1.7. Điều trị đái tháo đường typ 2
1.1.7.1. Mục tiêu điều trị cần đạt
Mục tiêu điều trị của BYT là duy trì được lượng glucose máu khi đói, glucose
máu sau ăn gần như mức độ sinh lý, đạt được mức HbA1c lý tưởng, nhằm làm giảm
nguy cơ xuất hiện các biến chứng mạch máu nhỏ và mạch máu lớn, cải thiện chất
lượng cuộc sống của người bệnh [1],[20].
Mục tiêu điều trị ĐTĐ typ 2 của Bộ y tế năm 2017 đưa ra các mục tiêu điều trị
được cá thể hóa ra 2 nhóm đối tượng đó là người trưởng thành khơng mang thai và
người cao tuổi như sau:
Bảng 1.1. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường ở người trưởng
thành, khơng có thai [2]
Mục tiêu
HbA1c
Glucose huyết tương mao
mạch lúc đói, trước ăn
Đỉnh glucose huyết tương
mao mạch sau ăn 1-2 giờ
Huyết áp

Chỉ số
<7%*
80 – 130 mg/dL (4,4 – 7,2 mmol/L)*
<180 mkg/dL (10 mmol/L)*


Tâm thu < 140 mmHg, Tâm trương < 90 mmHg.
LDL Cholesterol <100 mg/dL(2,6 mmol/L) nếu chưa
Có biến chứng tim mạch
Lipid máu
Triglycerid < 150 mg/dL(l,7 mmol/L)
LDL Cholesterol 40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và
>50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ.
* Mục tiêu điều trị ở các cá nhân có thể khác nhau tùy tình trạng của bệnh
nhân:[3].
- Mục tiêu điều trị có thể nghiêm ngặt hơn: HbAlC < 6,5 % (48mmol/mol)

nếu có thể đạt được và khơng có dấu hiệu đáng kể của hạ đường huyết và những tác
dụng có hại của thuốc: Đối với người bị bệnh đái tháo đường trong thời gian ngắn,
bệnh ĐTĐ typ 2 được điều trị bằng thay đổi lối sống hoặc chỉ dùng metformin, trẻ
8


tuổi hoặc khơng có bệnh tim mạch quan trọng.
- Ngược lại, mục tiêu điều trị có thể ít nghiêm ngặt (nới lỏng hơn): HbAlC <

8% (64 mmol/mol) phù hợp với nhũng bệnh nhân có tiền sử hạ glucose huyết trầm
trọng, lớn tuổi, các biến chứng mạch máu nhỏ hoặc mạch máu lớn, có nhiều bệnh lý
đi kèm hoặc bệnh ĐTĐ trong thời gian dài và khó đạt mục tiêu điều trị. [2]
- Nếu đã đạt mục tiêu glucose huyết lúc đói, nhưng HbA1c cịn cao, cần xem

lại mục tiêu glucose huyết sau ăn, đo vào lúc 1 -2 giờ sau khi bệnh nhân bắt đầu ăn.
Riêng đối với đối tượng người cao tuổi, mục tiêu đường huyết được cá thể
hóa như sau:
Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị đái tháo đường ở người già [2]

Glucose huyết

Glucose

Tình trạng

Cơ sở để

HbA1c

lúc đói hoặc

lúc đi

Huyết áp

sức khỏe

chọn lựa

(%)

trước ăn

ngủ

mmHg

(mg/dL)


(mg/dL)

< 7,5%

90-130

90-150

<140/90

<8,0%

90-150

100-180

<140/90

<8,5%

100-180

110-200

<150/90

Mạnh khỏe

Còn sống
lâu


Phức tạp/sức

Kỳ vọng

khỏe trung

sống trung

bình

bình

Rất phức

Khơng

tạp/sức khỏe

cịn sống

kém

lâu
- Trên thế giới:

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ typ 2 của hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ
ADA 2017, 2018 cũng như mục tiêu điều trị của Bộ Y tế ban hành năm 2017 [13].
1.1.7.2. Nguyên tắc điều trị
Theo hướng dẫn điều trị ĐTĐ của Bộ Y tế số 3319/BYT năm 2017.

- Thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập. Đây là bộ ba điều trị bệnh

đái tháo đường.
- Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì

9


số đo huyết áp hợp lý, phòng chống các rối loạn đơng máu...
- Khi cần phải dùng insulin (ví dụ trong các đợt cấp của bệnh mạn tính, bệnh

nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật...)
Những nguyên tắc trên cũng phù hợp với ADA (2017), tuy nhiên ADA (2017)
còn khuyến cáo cụ thể hơn về giáo dục và hỗ trợ bệnh nhân tự quản lý bệnh ĐTĐ,
bỏ thuốc lá, chãm sóc tâm lý xã hội cho người nhà và người bệnh ĐTĐ. Điểm mới
trong ADA & EASD 2018 là chiến lược lấy bệnh nhân làm trung tâm, khuyến cáo
ADA 2019 cũng đã đồng thuận chiến lược này.

Hình 1.1. Chiến lược quản lý lấy bệnh nhân làm trung tâm trong ĐTĐ typ 2
[14]
Khi thiết lập mục tiêu điều trị (mục tiêu cần đạt được với HbA1c) thì cần kết
hợp giữa biện pháp điều trị không dùng thuốc và biện pháp điều trị dùng thuốc để
đạt được mục tiêu này.
1.1.7.3.

Điều trị đái tháo đường không dùng thuốc

- Giảm cân

10



Ở người ĐTĐ typ 1 và 2 bị thừa cân hoặc béo phì, việc can thiệp vào lối sống
nên được thực hiện để giảm cân nặng và các chỉ số lâm sàng. Việc giảm cân có thể
thực hiện được với chế độ ăn thiếu 500-700kcal/ngày hoặc 1200-1500kcal/ngày với
nữ, 1500-1800kcal/ngày với nam, tùy thuộc vào cân nặng. Chế độ này có thể giảm
5% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng [13].
- Luyện tập thể lực

Có nhiều bằng chứng cho thấy luyện tập thể lực có sức kháng có thể hạ thấp
mức HbA1c ở người cao tuổi ĐTĐ typ 2. Nếu không có chống chỉ định, bệnh nhân
ĐTĐ typ 2 nên thực hiện ít nhất 2 đợt luyện tập thể lực có sức kháng một tuần. Mỗi
đợt gồm ít nhất 5 bài tập có sức kháng liên quan đến các nhóm cơ lớn [13].
- Dinh dưỡng

Với người bị bệnh ĐTĐ, một trong những thách thức lớn nhất là duy trì chế
độ dinh dưỡng hợp lý. Chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể làm giảm HbA1c từ 0,52,0% và khơng có một công thức dinh dưỡng chung cho tất cả mọi người bị ĐTĐ,
Carbohydrat: nguồn carbohydrat có thể từ ngũ cốc, rau, quả, các loại đậu, các chế
phẩm từ sữa,... Chú trọng đến nguồn giàu chất xơ và hàm lượng đường thấp. Nên
tránh đồ uống có đường để kiểm sốt cân nặng, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, gan
nhiễm mỡ [13].
- Bỏ thuốc lá

Nhiều nghiên cứu thấy rằng người hút thuốc lá, hoặc người phơi nhiễm khói
thuốc thụ động tăng rõ rệt nguy cơ bệnh tim mạch, chết sớm, các biến chứng vi
mạch, làm nặng thêm bệnh ĐTĐ. Mặc dù một số bệnh nhân có thể tăng cân sau
ngừng hút thuốc, nhiều nghiên cứu thấy rằng việc tăng cân không làm giảm lợi ích
trên tim mạch do ngừng thuốc lá mang lại [13].
- Chăm sóc tâm lý xã hội


ADA khuyến cáo bệnh nhân ĐTĐ nên được đánh giá định kỳ các triệu chứng
của bệnh do ĐTĐ như: trầm cảm, lo âu, rối loạn ăn uống, khả năng nhận thức [13].

11


1.1.7.4.

Điều trị đái tháo đường dùng thuốc

Bệnh nhân cân nhắc sử dụng thuốc dựa vào chẩn đoán và mục tiêu tùy thuộc
vào mỗi cá thể. Dựa vào hướng dẫn điều trị BYT 2017 về chẩn đốn và điều trị
ĐTĐ, có thể áp dụng khuyến cáo mới nhất của ADA & EASD 2019.
1.2. CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ typ 2 của Bộ Y tế năm 2017 [2]
và ADA năm 2019 [14], thuốc điều trị đái tháo đường bao gồm các nhóm sau.
1.2.1. Sulfonylurea
1.2.1.1. Phân loại
Các thuốc thuộc nhóm sulfonylure đều là dẫn chất của arylsulfonylure, Các
thuốc này được chia thành hai thế hệ, thế hệ thứ nhất (tolbutamid, tolazamid,
chlorpropamid) ngày nay hiếm khi được dùng để điều trị ĐTĐ, thế hệ thứ hai
(glyburid, glipizid, glimepirid) có khả năng hạ glucose mạnh hơn [12].
1.2.1.2. Cơ chế tác dụng
Tác dụng tức thời của sulfonylure là làm tăng giải phóng insulin từ tụy, ngồi
ra cịn có thể giảm độ thanh thải gan của insulin, làm tăng nồng độ insulin máu.
Trong những tháng đầu điều trị bằng sulfonylure, nồng độ insulin máu lúc đói và
đáp ứng của insulin với glucose đường uống đều tăng [12].
1.2.1.3. Lưu ý khi sử dụng
Các sulfonylure có thời gian bán thải ngắn (3-5h) nhưng thời gian tác dụng
kéo dài (12-24h), thuốc được chuyển hóa ở gan và chất chuyển hóa thải trừ qua

thận. Tác dụng phụ của sulfonylure là gây tụt đường huyết quá mức, đặc biệt các
thuốc có t1/2 dài (thế hệ 1). Các tác dụng phụ khác gồm tăng cân, buồn nôn, nôn,
vàng da ứ mật, mất bạch cầu, thiếu máu tan máu, dị ứng. Chống chỉ định của
sulfonylure gồm ĐTĐ typ 1, phụ nữ có thai, cho con bú, và với các chế phẩm cũ,
chống chỉ định với người suy gan, thận nặng [12].
1.2.2. Các biguanid (metformin)
Metformin là thuốc dùng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay, được cục quản lý
thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) cấp phép năm 1995 và trở thành thuốc đầu tay trong
các phác đồ, là một biguanid có tỉ lệ nhiễm toan lactic rất ít.
12


1.2.2.1. Cơ chế tác dụng
Giảm sản xuất glucose ở gan. Có tác dụng yếu trên tăng hiệu ứng incretin.
Thuốc làm giảm HbA1c khoảng 1-1,5%.
1.2.2.2. Lưu ý khi sử dụng
Chống chỉ định với bệnh nhân suy thận (độ lọc cầu thận ước tính eGFR <
30mL/phút, giảm liều khi độ lọc cầu thận ước tính trong khoảng 30-45ml/phút, suy
tim nặng, các tình huống giảm tưới máu đến tổ chức (mô) và/hoặc giảm oxy đến
các tổ chức (mơ) như chống, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nếu bệnh nhân đái
tháo đường mới chẩn đốn đã có độ lọc cầu thận ước tính < 45ml/phút, nên cân
nhắc cẩn thận việc dùng metformin [2].
Thận trọng khi dùng metformin ở bệnh nhân > 80 tuổi, những bệnh nhân có
nguy cơ nhiễm acid lactic như suy thận, nghiện rượu mạn. Ngưng metformin 24 giờ
trước khi chụp với thuốc cản quang, phẫu thuật. Cho bệnh nhân uống đủ nước hay
truyền dịch để phòng ngừa suy thận do thuốc cản quang.
Thuốc dùng đơn độc không gây hạ glucose huyết, khơng làm thay đổi cân
nặng hoặc có thể giảm cân nhẹ, làm giảm hấp thu vitamin B12 nhưng ít gây thiếu
máu. Tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, có thể hạn chế
bằng cách dùng liều thấp tăng dần, uống sau bữa ăn hoặc dùng dạng phóng thích

chậm
Cách dùng: dùng trước hoặc sau ăn, nên khởi đầu ở liều thấp và tăng liều từ
từ mỗi 5-7 ngày để làm giảm tác dụng phụ trên đường tiêu hóa [2].
1.2.3. Các chất ức chế enzym alpha – glucosidase
1.2.3.1. Phân loại
Gồm các thuốc: acarbose, miglitol, voglibose, emiglitate… Nhưng hiện ở tại
Việt Nam chỉ sử dụng duy nhất: acarbose (Glucobay), hàm lượng 50mg.
1.2.3.2. Cơ chế tác dụng:
Thuốc cạnh tranh và ức chế tác dụng của enzym thủy phân đường phức thành
đường đơn, do đó làm chậm hấp thu carbohydrat từ ruột. Giảm HbA1c từ 0,5 0,8%. Thuốc chủ yếu làm giảm glucose huyết sau ăn, dùng đơn độc không gây hạ
glycose huyết [3].
13


1.2.3.3. Lưu ý khi sử dụng
Uống thuốc ngay trước ăn hoặc ngay sau miếng ăn đầu tiên. Bữa ăn phải có
carbohydrat.
Tác dụng phụ chủ yếu trên đường tiêu hóa do tăng lượng carbohydrat không
được hấp thu ở ruột non đến đại tràng, bao gồm: sình bụng, đầy hơi, đi ngồi phân
lỏng.
Chống chỉ định: Viêm ruột kết đặc biệt có loét, người suy gan, tăng enzym
gan, phụ nữ có thai, cho con bú, người ĐTĐ typ 2 dưới 18 tuổi, hạ đường huyết,
ĐTĐ nhiễm toan thể ceton [3].
1.2.4. Thuốc có tác dụng incretin
Thuốc có tác dụng incretin làm tăng tiết insulin tùy thuộc mức glucose và ít
nguy cơ gây hạ glucose huyết
1.2.4.1. Phân loại
Gồm 2 loại: thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 (glucagon like peptide-1) dạng
tiêm và thuốc ức chế enzym dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4).
1.2.4.2. Cơ chế tác dụng

GLP-1 là một hormon được tiết ra ở phần xa ruột non khi thức ăn xuống đến
ruột. Thuốc làm tăng tiết insulin khi glucose tăng trong máu và làm giảm tiết
glucagon ở tế bào alpha tụy; ngoài ra thuốc cũng làm chậm nhu động dạ dày và
phần nào gây chán ăn. Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 làm giảm HbA1c khoảng
0,6-1,5%[1]
GLP-1 bị thoái giáng nhanh bởi enzym dipeptidyl peptidase -4, do đó các
thuốc ức chế enzym DPP-4 duy trì nồng độ GLP -1 nội sinh, làm tăng nồng độ
GLP-1 có hoạt tính. Thuốc ức chế enzym DPP-4 làm giảm HbA1c từ 0,5-1,4% [1].
1.2.4.3. Lưu ý khi sử dụng
Nhóm đồng vận thụ thể GLP-1 hiện nay tại Việt Nam chỉ lưu hành
Liraglutide. Tác dụng phụ chính của thuốc là buồn nơn, nơn gặp khoảng 10%
trường hợp tiêu chảy. Liralglutide nên được sử dụng thận trọng ở người có tiền sử
cá nhân hoặc gia đình bị ung thư giáp dạng tủy hoặc bệnh đa u tuyến nội tiết loại 2.
Nhóm ức chế enzym DPP-4 hiện tại ở Việt Nam có các loại: Sitagliptin,
14


Saxagliptin, Vildagliptin, Linagliptin. Các tác dụng phụ của thuốc gồm có: viêm
mũi, viêm họng, nhiễm khuẩn hơ hấp trên và đau đầu [1]
1.2.5. Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri –glucose SGLT2
1.2.5.1. Cơ chế tác dụng:
SGLT-2 là kênh vận chuyển nằm trong ống lượn gần giúp tái hấp thu glucose
từ lòng ống thận. Bằng cách ức chế sự tái hấp thu glucose, glucose được bài tiết vào
nước tiểu nhiều hơn, từ đó kéo glucose huyết tương hạ xuống.
Hiện nay, tại Việt Nam chỉ lưu hành thuốc Dapagliflozin. Dapagliflozin làm
giảm HbA1c 0,5-0,8% khi dùng đơn độc hoặc phối hợp với thuốc viên khác hoặc
insulin [1].
1.2.5.2. Lưu ý khi sử dụng:
Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Dapagliflozin: nhiễm nấm đường niệu
dục, nhiễm trùng tiết niệu. Có thể gặp nhiễm toan ceton acid với mức glucose huyết

bình thường (do đó khơng sử dụng thuốc này ở ĐTĐ typ 1 và thận trọng nếu nghi
ngờ bệnh nhân ĐTĐ typ 2 thiếu insulin trầm trọng).
1.2.6. Glinides
1.2.6.1. Cơ chế tác dụng:
Kích thích tụy tiết insulin bằng cách chẹn kênh K+-ATPase trong tế bào β đảo
tụy [4]. Thuốc làm giảm HbA1c từ 1-1,5% [2].
1.2.6.2. Lưu ý khi sử dụng
Thuốc làm tăng tiết insulin nhanh nên liều thường dùng là 0,5-1mg uống trước
các bữa ăn 15 phút. Liều tối đa 16mg/ngày.
Tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, táo bón,
nơn, buồn nơn. Hạ glucose máu thường nhẹ. Đau khớp, phản ứng quá mẫn và tăng
men gan có thể xảy ra. [14]
1.2.7. Insulin
Là thuốc chủ yếu trong điều trị hầu hết bệnh nhân ĐTĐ typ 1 và nhiều bệnh
nhân ĐTĐ typ 2.
1.2.7.1. Phân loại:
Insulin được phân loại dựa theo thời gian tác dụng: tác dụng ngắn và tác dụng
15


kéo dài. Insulin tác dụng ngắn lại phân biệt loại tác dụng nhanh (aspart, glulisin,
lispro) so với regular insulin; insulin tác dụng kéo dài lại phân biệt loại tác dụng dài
hơn (detemir, glargin) so với NPH insulin.
1.2.7.2. Cơ chế tác dụng:
Insulin kết hợp với receptor, phức hợp insulin-receptor sẽ tự phosphoryl hóa
tạo tín hiệu dẫn truyền tới nang dự trữ trong tế bào, các nang này sẽ di chuyển tới
màng tế bào, hòa vào màng tế bào và hướng chất vận chuyển glucose ra ngồi màng
tế bào. Do đó làm tăng cường vận chuyển glucose vào tế bào với tốc độ nhanh. Khi
nồng độ glucose nội bào cao sẽ thúc đẩy insulin ra khỏi receptor, những chất vận
chuyển glucose lại được thu hồi vào nang bọc kín để trở lại kho dự trữ ở nội bào.[1]

1.2.7.2. Lưu ý khi sử dụng:
Insulin là thuốc có tác dụng hạ glucose huyết mạnh nhất. Khơng có giới hạn
trong việc giảm HbA1c. Khơng có giới hạn liều insulin.
Insulin chỉ được tiêm dưới da (ngoại trừ trường hợp cấp cứu), vị trí tiêm là ở
bụng, phần trên cánh tay, đùi. Insulin được hấp thu thay đổi tùy tình trạng BN, vị trí
tiêm [1].
Hạ glucose huyết là biến chứng thường gặp nhất khi tiêm insulin. Có thể gặp
trong các trường hợp: tiêm quá liều insulin, bỏ bữa ăn hoặc ăn muộn sau tiêm
insulin, vận động nhiều…
Bảng 1.3. Ưu, nhược điểm của các thuốc hạ glucose huyết
Nhóm thuốc

Cơ chế tác dụng

Sulfonylure

Glinide

Kích thích tiết
insulin

Biguanide

Giảm sản xuất
glucose ở gan.Có
tác dụng incretin
yếu

Ưu điểm
Được sử dụng lâu

năm ↓nguy cơ mạch
máu nhỏ ↓ nguy cơ
tim mạch và tử vong.

Nhược điểm
Hạ glucose huyết,
Tăng cân

Hạ glucose huyết,
Tăng cân dùng
nhiều
Được sử dụng lâu
Chống chỉ định ở
năm, dùng đơn độc
bệnh nhân suy thận
không gây hạ
(chống chỉ định
glucose huyết, không tuyệt đối khi eGFR
↓ glucose huyết sau
ăn

16


×