Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

LÊ THỊ DIỄM NGHIÊN cứu đặc điểm THỰC vật, hàm LƯỢNG GENIPOSID của một số mẫu DÀNH DÀNH tại VIỆT NAM KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.07 MB, 78 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ DIỄM

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
HÀM LƯỢNG GENIPOSID CỦA MỘT
SỐ MẪU DÀNH DÀNH TẠI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ DIỄM
Mã sinh viên: 1701079

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
HÀM LƯỢNG GENIPOSID CỦA MỘT
SỐ MẪU DÀNH DÀNH TẠI VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. Phạm Hà Thanh Tùng
2. ThS. Nghiêm Đức Trọng
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Thực vật
2. Khoa Dược, trường Đại học Phenikaa


HÀ NỘI - 2022


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thiện khóa luận, tơi đã được sự chỉ bảo tận tình của thầy cơ, sự giúp đỡ
của anh chị, các bạn và các em.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành
tới TS. Phạm Hà Thanh Tùng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, đồng hành cùng tơi
trong suốt q trình thực hiện và hồn thành khóa luận. Người thầy đã truyền tình yêu
khoa học, cách tư duy, nghiên cứu và xử lý các vấn đề mà tôi gặp phải. Thầy như người
bạn, luôn lắng nghe, thấu hiểu, động viên và cho tôi những lời khuyên.
Bên cạnh đó, trong q trình thực hiện khóa luận, tơi cịn được sự chỉ bảo tận tình
của thầy cơ tại Bộ môn Thực vật, các anh chị dược sĩ, sự giúp đỡ của các bạn và các em.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
ThS. Nghiêm Đức Trọng, DS. Trần Thị Kim Anh đã giúp đỡ, tạo điều kiện
cho tôi thu 2 lần tất cả các mẫu nghiên cứu, đặc biệt là các tỉnh xa xôi như Ninh Bình,
Thanh Hóa, Hịa Bình, Quảng Bình.
TS. Nguyễn Ngọc Hiếu – khoa Dược, trường Đại học Phenikaa đã tạo điều kiện
để tơi có thể thực nghiệm tại trường trong tình hình dịch Covid căng thẳng. Thầy đã giải
đáp, hướng dẫn, chỉ bảo tơi về phần hóa trong đề tài.
PGS. TS Trần Văn Ơn, ThS. Phạm Thị Linh Giang, người thầy đã hướng dẫn,
định hướng xử lý mẫu giúp tôi xây dựng phương pháp nghiên cứu, thực nghiệm.
ThS. Lê Thiên Kim, DS. Hồ Thị Dung, DS. Bùi Thị Hậu, em Vương Ngân
Hà, các bạn nghiên cứu tại Bộ môn Thực vật và các bạn thành viên Lớp Dược liệu đã
giúp đỡ, cùng tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầy cô Trường
Đại học Dược Hà Nội, những người đã dìu dắt tơi trong suốt 5 năm qua, cảm ơn gia
đình, bạn bè luôn là chỗ dựa tinh thần và động viên tơi mỗi khi khó khăn.
Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2022
Sinh viên


Lê Thị Diễm


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................................ 2
1.1.Tổng quan về Dành dành ................................................................................... 2
1.1.1.Các nghiên cứu về thực vật của Dành dành ................................................. 2
1.1.2.Thành phần hóa học .................................................................................... 4
1.1.3. Tác dụng dược lý........................................................................................ 6
1.1.4. Độc tính ..................................................................................................... 8
1.1.5. Cơng dụng, chế biến ................................................................................... 8
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 9
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị .................................................................................... 9
2.1.1. Nguyên liệu ................................................................................................ 9
2.1.2. Thiết bị, hóa chất ...................................................................................... 10
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 11
2.2.1. Nghiên cứu về thực vật ............................................................................. 11
2.2.2. Nghiên cứu về hàm lượng geniposid ........................................................ 13
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ................................................................ 15
3.1. Đặc điểm thực vật ........................................................................................... 15
3.1.1. Đặc điểm hình thái của các mẫu Dành dành ............................................. 15
3.1.2. Cấu tạo vi phẫu của các mẫu Dành dành................................................... 19
3.1.3. Phân tích mối quan hệ các mẫu dựa trên đặc điểm hình thái ..................... 24
3.2. Hàm lượng geniposid trong các mẫu quả Dành dành ....................................... 26
BÀN LUẬN .............................................................................................................. 29

4.1. Về đặc điểm thực vật ....................................................................................... 29
4.2. Về cấu tạo vi phẫu thân và lá........................................................................... 30
4.3. Về hàm lượng geniposid ................................................................................. 30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 32
5.1. Đặc điểm thực vật của các giống Dành dành nghiên cứu ................................. 32
5.2. Hàm lượng geniposid trong quả Dành dành nghiên cứu .................................. 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
DĐVN V

Ý nghĩa
Dược điển Việt Nam V

HPLC
UV 240

Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Đèn tử ngoại phát bước sóng 240 nm

GACP

Thực hành tốt trồng và thu hái Dược liệu


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Danh mục bảng

Bảng 2.1. Danh sách các mẫu Dành dành được nghiên cứu .......................................... 9
Bảng 2.2. Đặc điểm hình thái của các giống Dành dành ............................................. 11
Bảng 2.3. 22 biến số sử dụng nghiên cứu đa dạng hình thái Dành dành ..................... 12
Bảng 3.1. Bảng phân nhóm các mẫu nghiên cứu theo đặc điểm hình thái ................... 25
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá độ phù hợp hệ thống của phương pháp định lượng hàm lượng
geniposid trong các mẫu quả Dành dành .................................................................... 26
Bảng 3.3. Kết quả định lượng geniposid trong bột quả dành dành .............................. 27

Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ hàm lượng geniposid trong các mẫu nghiên cứu ....................... 28


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Đặc điểm hình thái của Dành dành ............................................................... 4
Hình 1.2. Một số cấu trúc hóa học của iridoid glycosid ................................................ 6
Hình 1.3. Cấu trúc hóa học của các sắc tố vàng trong quả Dành dành .......................... 6
Hình 3.1. Dạng sống và đặc điểm thân các mẫu nghiên cứu ....................................... 15
Hình 3.2. Đặc điểm hình thái lá các mẫu nghiên cứu.................................................. 16
Hình 3.3. Đặc điểm lá kèm các mẫu nghiên cứu......................................................... 16
Hình 3.4. Đặc điểm giải phẫu hoa các mẫu nghiên cứu .............................................. 18
Hình 3.5. Hình dạng quả, hạt các mẫu nghiên cứu ..................................................... 19
Hình 3.6. Cấu tạo giải phẫu lá Dành dành mẫu HN03 ................................................ 21
Hình 3.7. Cấu tạo giải phẫu lá Dành dành mẫu HB04 ................................................ 21
Hình 3.8. Cấu tạo vi phẫu thân Dành dành ................................................................. 23
Hình 3.9. Cấu tạo vi phẫu thân Dành dành mẫu HN04 ............................................... 23
Hình 3.10. Cây phân loại 14 mẫu Dành dành nghiên cứu dựa trên so sánh đặc điểm hình
thái ............................................................................................................................ 24
Hình 3.11. Một số đặc điểm khác biệt của các nhóm .................................................. 25
Hình 3.12. Kết quả chồng sắc ký đồ của geniposid chuẩn 0,1 mg/ml qua 6 lần chạy và
mẫu HN02 qua 3 lần chạy .......................................................................................... 28



ĐẶT VẤN ĐỀ
Dành dành là một loại thảo mộc đa công dụng, từ lâu đã được sử dụng phổ biến
để làm thực phẩm, mỹ phẩm và làm thuốc tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Việt
Nam. Trong ngành Dược, có nhiều nghiên cứu chứng minh quả Dành dành có rất nhiều
tác dụng dược lý quan trọng, tác động tích cực đến tim mạch và hệ tiêu hóa, chống trầm
cảm, kháng khuẩn và chống viêm,...[11]. Khoảng 162 hoạt chất được phân lập và xác
định từ Dành dành, trong đó có geniposid (một iridoid glycosid) là thành phần chính có
hoạt tính sinh học cao [11].
Do được trồng từ lâu, Dành dành có sự đa dạng di truyền rất lớn, ảnh hưởng đến
năng suất và chất lượng cây [42]. Vì vậy, việc chọn giống Dành dành đã được nhiều
quốc gia quan tâm, đặc biệt là Trung Quốc. Năm 2009, Su Zhiliang và cộng sự đã tiến
hành tuyển chọn và nhân giống các dòng Dành dành ưu việt. Kết quả đã chọn được
giống cho năng suất quả tươi tăng 50,0% so với thông thường, hàm lượng sắc tố vàng
và geniposid (1 chất điển hình trong iridoid glycosid) trong quả tăng lên lần lượt là
6,89%, 17,76% [31].
Hiện nay, tại Việt Nam, công tác chọn giống trong ngành Dược cũng rất được
quan tâm, nhưng mới chỉ được thực hiện với một số ít dược liệu như Quế [7], Sâm [6],
Khổ qua [5],... và chưa có hoạt động chọn giống với Dành dành. Dành dành chủ yếu
được trồng phổ biến dựa trên nguồn gen có sẵn tại địa phương hoặc mua của thương lái,
mỗi năm khai thác từ 30-40 tấn dược liệu [1] nhưng chưa có vùng trồng đạt chuẩn GACP
hay công bố giống chuẩn Dành dành.
Qua tổng quan tài liệu và điều tra sơ bộ, nhận thấy việc phân loại và chọn giống
Dành dành phụ thuộc nhiều vào việc đánh giá đặc điểm hình thái bên ngoài của cây (rễ,
thân, lá, hoa, quả, hạt). Các đặc điểm này có liên quan mật thiết đến thơng tin di truyền,
giúp xác định khác biệt giữa các cá thể nghiên cứu phục vụ cho công tác chọn giống
mới hoặc đánh giá độ thuần, độ đồng nhất của nguồn giống trong trồng trọt [8]. Ngồi
đặc điểm hình thái, việc chọn giống cây dược liệu cũng cần dựa trên thành phần hóa
học. Đối với Dành dành, hoạt chất geniposid được quan tâm nhất, khơng chỉ là một tiêu

chí trong kiểm nghiệm chất lượng Dành dành, mà cịn là một chất có hoạt tính sinh học
cao.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, hàm lượng
geniposid của các giống Dành dành tại Việt Nam” được thực hiện với 2 mục tiêu:
- Mơ tả đặc điểm hình thái, đặc điểm vi phẫu một số mẫu Dành dành thu được tại Việt
Nam.
- Xác định hàm lượng geniposid trong quả Dành dành của các mẫu trên.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.Tổng quan về Dành dành
1.1.1.Các nghiên cứu về thực vật của Dành dành
1.1.1.1 Vị trí phân loại và tên khoa học
Theo hệ thống phân loại của Armen Takhtajan trong “Flowering Plants” (2009)
[32], Dành dành được sắp xếp theo thứ tự phân loại như sau:
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa Môi (Lamiidae)
Bộ Long Đởm (Rubiales (Gentianales))
Họ cà phê (Rubiaceae)
Phân họ Ixoroideae
Chi Gardenia Ellis
Tên khoa học: Gardenia jasminoides J. Ellis.
Tên đồng nghĩa: Gardenia, Gardenia angustifolia Lodd., Gardenia grandiflora
Lour., Gardenia longisepala (Masam.) Masam., Gardenia maruba Siebold ex Blume,
Gardenia pictorum Hassk., Gardenia radicans Thunb., Genipa florida (L.) Baill.,
Genipa grandiflora (Lour.) Baill., Jasminum capense Mill, Gardenia florida L. [11],
Fructus Gardeniae, Gardenia augusta [26].

Tên thường gọi: Chi tử, Mác làng cương (Tày) (Việt Nam), Cape-Jasmine (Hàn
Quốc, Anh), Zhizi (Trung Quốc), Sanshishi (Nhật Bản) [1], [11].
1.1.1.2. Phân bố
Dành dành thuộc chi Gardenia Ellis, phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới, từ gần mực nước biển đến độ cao 1800m, có nguồn gốc ở Trung Quốc, Việt
Nam, Đài Loan, Nhật Bản, Myanmar, Ấn Độ, Thái Lan. Ở Trung Quốc, Dành dành được
phân bố ở ít nhất 16 tỉnh, đặc biệt là ở các tỉnh phía nam sơng Dương Tử: An Huy, Phúc
Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hải Nam, Hà Bắc, Hồ Bắc, Giang Tô, Giang
Tây, Sơn Đông, Tứ Xuyên, Đài Loan, Vân Nam, Chiết Giang và được trồng nhiều ở các
tỉnh Cam Túc, Hà Bắc, Sơn Tây, Giang Tây, Hồ Nam,... [1], [11].
Ở Việt Nam, Dành dành mọc hoang ở ven suối và được trồng phổ biến ở khắp
các tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc, tập trung tại các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên,
Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Nguồn
Dành dành ở Việt Nam tương đối phong phú. Lượng dược liệu khai thác hàng năm từ
30 đến 40 tấn [1], [3].

2


1.1.1.3. Đặc điểm thực vật của Dành dành
Cây bụi, cao 0,3-3 m, các cành hình trụ hoặc hơi thon, khơng có rãnh hoặc gờ
đáng kể, hơi dẹt lại, các lóng có xu hướng ngắn lại, khơng lơng hoặc có lơng ngắn đến
lơng dày đặc, thân non có màu xanh, thân già có màu nâu đen ngả màu xám đến trắng
xám, có nốt sần. Lá đơn, mọc đối, hiếm gặp vịng 3, khơng cuống hoặc có cuống, cuống
lá dài đến 0,2-1 cm, mặt trên phẳng, mặt dưới lồi, màu xanh, không có lơng hoặc có lơng
ngắn đến lơng dày đặc. Gốc phiến lá hình nêm đến nhọn, đầu lá nhọn đến thuôn dài
mảnh mai. Phiến lá khi khô mỏng như da hoặc giấy bìa cứng, hình mác thn dài, hình
trứng thn dài, hình trứng, hình bầu dục, hoặc hình elip, 3-25 × 1,5-8cm, mặt trên phiến
lá sáng và bóng hoặc đơi khi có lơng mềm mịn trên các đường gân chính, khơng có lơng
hoặc có lơng ngắn đến dày đặc, màu xanh đậm ở mặt trên, nhạt ở mặt dưới. Gân lá hình

lơng chim, nổi rõ ở mặt dưới, gân giữa màu trắng, 8-15 đơi, ở nách lá thường có lơng
tơ. Lá kèm của 2 lá mọc đối dính thành 1 ống cao 0,3 cm bao quanh thân, phía trên xẻ
thành 1 miếng tam giác mỏng cao 0,5 cm, màu xanh nhạt, có các gân song song [1], [3],
[11], [26], [33], [44].
Hoa to, đơn độc, mọc ở ngọn cành hay chỗ phân nhánh của thân. Hoa đều, lưỡng
tính, mẫu 6, rất thơm. Cuống hoa nhẵn, 1-10 mm, có 6 cạnh lồi, khơng có lơng hoặc có
lơng ngắn đến dày đặc, màu xanh. Lá bắc thường là lá thường. Lá đài 6, đều, màu xanh,
hàn liền ở gốc tạo thành một ống cao 8 mm, thn dần về phía dưới, phía trên chia thành
6 thùy thn nhọn, 10-12 × 2-3 mm. Mỗi lá đài có một sóng giữa chạy dọc xuống bầu
nỗn và cuống hoa. Tiền khai van. Đài tồn tại, không có lơng hoặc có lơng ngắn đến dày
đặc. Cánh hoa 6, đều, hàn liền ở gốc tạo thành ống tràng hình đinh 30-50 × 4-6 mm, ở
họng có lơng tơ, nhẵn, màu xanh nhạt, phía trên chia thành 6 thùy, mỗi thùy có hình bầu
dục, đầu màu trắng kích thước 32-15 mm, đỉnh mặt dưới mỗi thùy có màu ngà vàng,
tiền khai vặn cùng chiều kim đồng hồ. Nhị 6, đều, rời, đính trên miệng ống tràng, xen
kẽ cánh hoa, chỉ nhị dạng sợi rất ngắn 1 mm, màu trắng ngà. Bao phấn thuôn dài, 17-18
mm, mặt bụng màu vàng, mặt lưng màu trắng, đỉnh màu trắng. Khi hoa nở, bao phấn
cong queo, ép sát vào các thùy của cánh hoa. Hạt phấn rời, màu vàng, chia 3 thùy, kích
thước 37,5-50 µm. Lá nỗn 2, vị trí trước sau, bầu dưới 2 ơ, mỗi ơ nhiều nỗn, đính nỗn
trung trụ, bầu nỗn màu xanh nhạt có 6 sóng dọc. Một vịi nhụy hình trụ, màu trắng,
nhẵn, đính ở đỉnh bầu, dài gần 40 mm. Một đầu nhụy hình chùy màu vàng nhạt, chia 2
thùy, trên đầu nhụy có những đường gân dọc. Đĩa mật dạng khoen màu vàng nhạt bao
quanh gốc vòi nhụy [1], [3], [11], [26], [37], [44].
Quả mọng, hình thoi, hình trứng hẹp, hình cầu phụ, hoặc hình elip, 1,5-7 × 1,2-2
cm, có 5-9 gờ dọc, với các thùy đài hoa dai đến 40 × 6 mm, màu vàng cam đến đỏ nâu,
có khi nâu xám đến đỏ xám, hơi bóng. Đỉnh quả lõm, có 5 đến 8 lá đài tồn tại, thường
bị gãy cụt. Gốc quả hẹp, có vết cuống quả. Vỏ quả mỏng, giịn, hơi bóng. Vỏ quả giữa
3


màu vàng đục, dày hơn. Vỏ quả trong màu vàng ngà, bóng, rất mỏng, có 2-3 vách ngăn

giả. Cuống ngắn 0,3 cm, dường như khơng dài ra nhiều, cũng có 6 sóng dọc màu xanh.
Hạt dẹt, nhiều, 3 × 2 mm, màu vàng cam, nâu đỏ hoặc nâu đen nhạt, mặt vỏ hạt
có rất nhiều hạt mịn. Mùi nhẹ. Vị hơi chua và đắng [1], [3], [11], [26], [37], [44].

Hình 1.1. Đặc điểm hình thái của Dành dành [37]
1. Cành mang hoa; 2. Tràng hoa, cánh hoa và bao phấn; 3. Mặt cắt dọc của bầu noãn
và nhụy; 4. Bao phấn; 5. Quả.
1.1.2. Thành phần hóa học
Cho đến nay, Dành dành chứa khoảng 162 hoạt chất được phân lập và xác định.
Các nghiên cứu trước đây về Dành dành đã xác định được các thành phần hóa học như
iridoid glycosid, sắc tố vàng của cây, flavonoid, monoterpenoid, sesquiterpenoid,
triterpen, acid hữu cơ và dẫn xuất của chúng,... [1], [11].
Các iridioid glycosid: Iridoid glycosid là thành phần đặc trưng của Dành dành,
thành phần chính tạo nên các tác dụng dược lý của các loại thuốc dược liệu và các chế
phẩm từ Dành dành. Bốn mươi tám iridoid glycosid đã được phân lập từ Dành dành [9],
[23], [25], [43]. Một số iridoid glycosid: gardosid, shanzhisid, geniposid, acid
geniposidic, genipingentiobiodsid, scandosid methyleste, desacetylasperulosid methyl
este, gardenosid (hình 1.2). Năm 2021, Cao Yan Gang cùng các cộng sự đã phân lập
được bốn iridoid glycosid, một lignan glycosid, và hai lignan chưa từng được phát hiện
[10]. Trong số 48 iridoid glycosid, geniposid và genipin (aglycon của geniposid) là
những hợp chất quan trọng nhất được phân lập từ quả, có tác dụng dược lý riêng biệt,
genipin cũng là một chất tạo liên kết chéo sinh học nổi bật [11], [26].
Các sắc tố vàng của Dành dành: là chất màu tự nhiên, quý hiếm, chủ yếu được
chiết xuất và tách từ quả Dành dành. Đó là một hỗn hợp bao gồm các carotenoid và các
4


hợp chất liên quan, ví dụ như crocin, crocetin [1]. Crocetin và các dẫn xuất crocetin
(CD) nhạy cảm với nhiệt, ánh sáng, pH, chất phụ gia do cấu trúc có một chuỗi dài cacbon
liên hợp. Cấu trúc hóa học của sắc tố vàng được thể hiện trong hình 1.3 [19].

Flavonoid: được tìm thấy ở lá, hoa và quả Dành dành. Trong đó, hơn 22 hợp
chất flavonoid đã được phân lập và xác định. Năm 2013, Song và cộng sự đã thu được
4 hợp chất từ lá và hoa. Hai năm sau, Wang và cộng sự đã phân lập được 1 hợp chất là
lá và quả [11]. Năm 2022, Firman Rezaldi và cộng sự đã chứng minh sự có mặt của
flavonoid trong lá Dành dành để chiết xuất tạo ra siro hạ sốt [27].
Monoterpenoid: Cho đến nay, khoảng 26 monoterpenoid đã được phân lập và
xác định từ Quả Dành dành [9], [12]. 5 hợp chất là monoterpenoid đơn vòng loại pyronan
mới được phân lập từ quả Dành dành lần đầu tiên vào năm 2008 [22].
Sesquiterpenoid: Theo các tài liệu, ba glucosid sesquiterpenoid loại guaian mới,
bao gồm (1R, 7R, 8S, 10R)-7,8,11-trihydroxyguai-4-en-3-on-8-O-β-D-glucopyranosid,
(1R, 7R, 10S)-11-O-β-D-glucopyranosyl-4-guaien-3-on và (1R, 7R, 10S)-7-hydroxy11-O-β-D-glucopyranosyl-4-guaien-3-on đã được phân lập và xác định thành cơng từ
quả Dành dành [22].
Triterpen: Có 17 triterpen bao gồm acid ursolic, acid oleanolic, dikamaliartan
A, secaubrytriol, 27-O-p-(E)-coumaroyloxyursolic acid, gardenisid A [35].
Các acid hữu cơ: acid picrocrocinic, acid dicafeoyl-5-(3-hydroxy-3-methyl)
glutaroyl quinic, acid 3-cafeoyl-4-sinapoyl quinic [1].
Trong số các hợp chất này, geniposid, crocin là các chất chính tạo nên các hoạt
tính sinh học của Dành dành và đã được chú trọng phân tích hóa thực vật và nghiên cứu
dược lý [11], [26]. Geniposid là một tiêu chuẩn để kiểm tra chất lượng Dành dành.
Trong quá trình sinh trưởng của cây, sự hình thành crocin và geniposid được phân
chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: (1-6 tuần lễ sau khi cây ra hoa) trọng lượng quả và hàm lượng
geniposid trong quả tăng, không thấy xuất hiện crocin [1], [24].
- Giai đoạn 2: (8-23 tuần lễ sau khi ra hoa) hàm lượng geniposid thay đổi khơng
đáng kể trong q trình chín [13], trong khi đó crocin lại tích lũy và tăng lên cho đến
khi quả chín hồn tồn [1], [24].
Ngồi ra, khơng có mối quan hệ rõ ràng nào giữa hàm lượng geniposid và tổng
hàm lượng crocin.

5



Hình 1.2. Một số cấu trúc hóa học của iridoid glycosid

Hình 1.3. Cấu trúc hóa học của các sắc tố vàng trong quả Dành dành
1.1.3. Tác dụng dược lý
Dành dành đã được biết đến là một loại thuốc quý thuộc bậc trung trong Thần
Nông của Thảo Dược thời Đông Hán, một vị thuốc dân gian trong y học cổ truyền Nhật
6


Bản và Hàn Quốc hàng trăm năm qua. Đã có nhiều nghiên cứu dược lý về cách sử dụng
Dành dành theo dân gian và đã được chứng minh tác dụng điều trị vàng da, viêm gan,
sốt, rối loạn thối hóa thần kinh, xoắn khuẩn, thiếu máu cục bộ, nhiễm trùng,... [1], [11],
[26], [38]. Trong các mơ hình in vivo và in vitro, dịch chiết Dành dành có các tác dụng
dược lý theo nhiều cơ chế khác nhau, bao gồm: tác động tích cực lên hệ tiêu hóa, tim
mạch, hệ thần kinh [26], [39], chống viêm [37], chống trầm cảm, chống dị ứng, chống
đái tháo đường [41], chống xơ vữa động mạch [20], [26]. Cụ thể một số tác dụng dược
lý quan trọng sau:
1.1.3.1. Tác dụng bảo vệ gan
Các iridoid glycosid chiết xuất từ Dành dành có tác dụng bảo vệ gan đáng kể đối
với các loại tổn thương khác nhau liên quan đến chống viêm, chống oxy hóa [11], [14].
Tác dụng ức chế mạnh mẽ của chiết xuất từ Dành dành đối vối bệnh mỡ máu và tổn
thương do viêm ở mơ hình chuột bằng cách tăng cường hoạt động Alanin
aminotransferase (ALT) và Aspartate aminotransferase (AST) và biểu hiện của TNF-α
và protein P-IkB trong mô gan dẫn đến ức chế đáng kể con đường chuyển hóa acid béo
tự do [26].
1.1.3.2. Tác động tích cực đến hệ thần kinh
Vào năm 2017, Zhang và cộng sự đã chứng minh rằng tác dụng của dịch chiết
nước Dành dành đối với việc cải thiện trí nhớ và bảo vệ thần kinh trong một mơ hình

thiếu máu não mạn tính. Mơ hình chuột được xây dựng thông qua phương pháp thông
tắc động mạch cảnh chung 2 bên. Dịch chiết được dùng qua đường uống với 3 liều khác
nhau trong 3 ngày. Kết quả làm giảm đáng kể quá trình hoại tử tế bào ở vỏ não và tăng
hoạt động của 2 enzym AchE và nitric oxide synthase trong mô não giúp bảo vệ tế bào
thần kinh [7], [11], [26].
1.1.3.3. Tác dụng chống viêm
Dịch chiết Dành dành có hoạt tính chống viêm mạnh mẽ. Năm 2006, Koo và
cộng sự đã đánh giá hoạt tính chống viêm của chiết xuất ethanol trong các mơ hình phù
chân ở chuột. Các dịch chiết với liều 50, 100, 200 và 400 mg/kg thể trọng được sử dụng
cho chuột 30 phút trước khi gây phù bằng phương pháp carrageenan. Kết quả là 10,2%,
25,9%, 28,6%, 35,8% phù chân cấp tính được ức chế sau 3 giờ [11].
Hơn nữa, geniposid được phân lập từ dịch chiết Dành dành đã được nghiên cứu
tác dụng chống khối u [25], tác dụng bảo vệ thần kinh [21], tác dụng chống lại tổn
thương gan cấp tính do rượu [36], thông mật [28] và nghiên cứu in vivo trong điều trị
đái tháo đường [20], [34], [41], tác dụng chống viêm [15], chống huyết khối, kháng
khuẩn [18], chống trầm cảm [30]. Do đó, geniposid đã được coi là một hoạt chất đa mục
tiêu, có triển vọng để điều trị nhiều bệnh.
7


1.1.4. Độc tính
Sử dụng Dành dành liều cao trong thời gian dài có thể làm suy giảm chức năng
thận. So với nhóm đối chứng, chuột được uống 8 g/kg cây dành dành sống mỗi ngày
trong 90 ngày liên tục thì ALT, AST, creatinin và NAGN-acetyl-β-glucosaminidase
trong nước tiểu tăng lên đáng kể [29].
Độc tính cấp trên gan của geniposid đã được chứng minh khi được sử dụng trên
liều bình thường 24,3 mg/kg, dẫn đến tổn thương gan do oxy hóa [26].
1.1.5. Cơng dụng, chế biến
1.1.5.1. Tính vị, cơng năng
Dành dành có vị đắng, tính hàn, quy vào các kinh tâm, phế, tam tiêu, có tác dụng

tả hỏa, trừ phiền, thanh nhiệt, lợi tiểu, hương huyết, giải độc [1], [3].
1.1.5.2. Công dụng
Dành dành là một vị thuốc được dùng từ lâu trong y học cổ truyền để chữa sốt,
bồn chồn khó ngủ, vàng da, huyết nhiệt, tiểu tiện khó, mắt đỏ đâu, miệng khát. Quả dành
dành sao đen có tác dụng chỉ huyết, lương huyết dùng chữa chảy máu cam, nôn ra máu,
đái ra máu [1], [3].
Một số bài thuốc có Dành dành [1], [3]:
- Chi tử hồng nghiệt bì thang: chữa vàng da, vàng mắt, sốt, tâm phiền muộn.
- Nhân trần thang: chữa viêm gan, vàng da, vàng mắt.
1.1.5.3. Chế biến
Theo Dược điển đông y Trung Quốc 1963, thu hái quả chín già vào tháng 8-10,
ngắt bỏ cuống, nhúng qua nước sôi hoặc đồ khoảng nửa giờ, phơi khô hoặc sấy nhẹ. Nếu
bóc vỏ trước khi phơi sấy, được chi tử nhân. Tùy theo mục đích sử dụng, có thể phơi
khơ dùng sống để thanh nhiệt, sao qua dùng chín để tả hỏa hoặc sao đen để cầm máu
[1], [3].
Quả tốt hơn với vỏ mỏng và hạt nhỏ [1].

8


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên liệu
Mẫu Dành dành nghiên cứu về thực vật và hàm lượng geniposid được thu hái tại
các tỉnh thành miền Bắc: Hà Nội, Hịa Bình, Ninh Bình, Thái Ngun và các tỉnh miền
trung: Thanh Hóa, Quảng Bình. Các mẫu thu được ký hiệu theo: Địa điểm thu mẫu (viết
tắt) số thứ tự. Mỗi mẫu được thu 2 lần vào các thời điểm cây ra hoa (tháng 10-12/2021)
và quả (tháng 4-5/2022). Danh sách các mẫu nghiên cứu được thể hiện trong bảng 2.1.
Tiêu bản của các mẫu nghiên cứu được lưu trữ tại phòng tiêu bản cây thuốc Trường Đại
học Dược Hà Nội (HNIP).

Bảng 2.1. Danh sách các mẫu Dành dành được nghiên cứu
Nơi thu



Ngày thu

Tuổi

hiệu

mẫu

(năm)

Mã tiêu bản

1

HN01

11/2021
4/2022

>5

HNIP/18655/22

Hà Nội


2

HN02

>5

HNIP/18656/22

Hà Nội

3

HN03

>5

HNIP/18657/22

Hà Nội

4

HN04

>5

HNIP/18658/22

Hà Nội


5

HN05

>5

HNIP/18659/22

Hà Nội

6

HN06

>5

HNIP/18660/22

Hà Nội

7

QB02

>5

HNIP/18661/22

Quảng
Bình


8

NB01

>5

HNIP/18662/22 Ninh Bình

9

TH01

>5

HNIP/18663/22

10

HB02

2-3

HNIP/18664/22 Hịa Bình

TT

11/2021
4/2022
11/2021

4/2022
11/2021
4/2022
11/2021
4/2022
11/2021
4/2022
11/2021
5/2022
10/2021
4/2022
10/2021
4/2022
11/2021
4/2022

9

mẫu

Thanh
Hóa

Địa chỉ GPS

20°55'41.9"N
105°50'49.8"E
20°55'41.9"N
105°50'49.8"E


20°55'41.9"N
105°50'49.8"E
20°55'41.9"N
105°50'49.8"E
20°55'41.9"N
105°50'49.8"E
20°55'41.9"N
105°50'49.8"E
17°45'11.2"N
106°25'24.6"E

19°59'44.4"N
106°05'31.9"E
20°00'23.1"N
105°58'08.9"E
20°50'31.0"N
105°19'59.1"E


TT


hiệu

11

HB04

12


HB06

13

TN01

14

TN02

Ngày thu
mẫu

11/2021
4/2022
11/2021
4/2022
12/2021
4/2022
12/2021
4/2022

Tuổi
(năm)

Mã tiêu bản

Nơi thu
mẫu


2-3

HNIP/18665/22 Hịa Bình

2-3

HNIP/18666/22 Hịa Bình

2-3

HNIP/18667/22

2-3

HNIP/18668/22

Địa chỉ GPS

20°50'31.0"N
105°19'59.1"E
20°50'31.0"N
105°19'59.1"E

Thái

21°52'47.9"N

Nguyên

105°44'36.6"E


Thái
Nguyên

21°52'47.9"N
105°44'36.6"E

Nguyên liệu nghiên cứu thành phần hóa học là quả của 14 mẫu giống Dành dành
trên đã được bỏ vỏ, sấy khơ ở nhiệt độ 55-60°C, sau đó bảo quản trong túi 2 lớp PE, giữa
2 lớp PE có chứa silicagel, đựng trong hộp nhựa PVC kín, để nơi khơ ráo.
2.1.2. Thiết bị, hóa chất
2.1.2.1. Thiết bị máy móc, dụng cụ
a. Nghiên cứu đặc điểm thực vật
- Máy ảnh kỹ thuật số Sony 𝛼-6000 (Nhật Bản).
- Kính lúp soi nổi Labomed Luxeo-4Z (Mỹ).
- Kính hiển vi Labomed CxL (Mỹ).
- Tủ sấy Memmert 30-1060 (Đức).
b. Nghiên cứu hàm lượng geniposid
- Cân phân tích Ohaus PR224 (Trung Quốc).
- Máy sấy ẩm A&D MF-50 (Nhật Bản).
- Máy siêu âm Elmasonic S 30 H (Đức).
- Máy ly tâm Daihan Scientific MaXpin C-6mt (Hàn Quốc).
- Hệ thống máy sắc ký lỏng hiệu năng cao Agilent 1260 Infinity II.
- Dụng cụ thủy tinh: bình nón 100ml, ống đong, phễu lọc, bình định mức 100ml,
10 ml, pipet (Merck).
- Màng lọc Syringe PTFE 0,45 µm (Đài Loan).
- Ống Falcon, Ống Eppendorf.
2.1.2.2. Hóa chất
a. Nghiên cứu đặc điểm thực vật
- Bảo quản mẫu: Cồn 700.

- Nghiên cứu cấu tạo giải phẫu: javen, acid acetic, xanh methylene, đỏ son phèn,
glycerin.
b. Nghiên cứu hàm lượng geniposid
10


- Chất chuẩn: chất chuẩn geniposid (Chemfaces, VPT0472, độ tinh khiết 98%).
- Dung môi pha động: Methanol (Macron Fine Chemicals, Mỹ), acetonitril
(ChromAR HPLC Super Gradient, Mỹ), nước cất 2 lần lọc qua màng lọc cellulose.
- Dung môi chiết xuất: Methanol (Merck, Đức).
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu về thực vật
2.2.1.1. Nghiên cứu về hình thái và giám định tên khoa học
Đặc điểm hình thái của các mẫu được nghiên cứu theo phương pháp mơ tả phân
tích [4]. Các đặc điểm hình thái được chụp qua máy ảnh Sony 𝛼-6000 , kết hợp với kính
lúp soi nổi trên nền nhung đen. 53 biến số được sử dụng để mơ tả hình thái thân, lá, hoa,
quả, hạt các mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Đặc điểm hình thái của các giống Dành dành
Đặc điểm

TT Phân nhóm
1
2

Thân


Hình dạng tiết diện thân, bề mặt thân, màu sắc thân già.
Cách mọc lá kèm, cách mọc lá, mép lá, hình dạng gốc phiến lá,
hình dạng phiến lá, hình dạng ngọn lá, màu sắc lá, màu sắc gân

giữa, số gân phụ, kích thước lá, mặt có gân lá nổi.
Vị trí mọc hoa, cơng thức hoa, màu cuống hoa, số lá bắc, số lá
đài, tiền khai lá đài, số cánh hoa, màu sắc cánh hoa, tiền khai
hoa, màu tràng hoa, bề mặt tràng hoa, hình dạng cánh hoa, màu
cánh trên, màu cánh dưới, đặc điểm bộ nhị, màu sắc chỉ nhị,

3

Hoa

hình dạng bao phấn, nỗn, chiều dài cuống hoa, chiều dài ống
lá kèm, chiều dài lá đài chia thùy, chiều dài ống lá đài, chiều dài
tràng hoa, chiều dài cánh hoa, chỉ số cánh hoa, độ dài phần bao
phấn gắn vào miệng ống, chiều dài bao phấn, chiều dài vòi nhụy,
chiều dài núm nhụy.

4

Quả

Hình dạng quả, kích thước cuống quả, chỉ số quả, kích thước
ống lá đài ở đỉnh quả, kích thước lá đài chia thùy ở đỉnh quả, số
gờ trên quả.

5

Hạt

Hình dạng hạt, kích thước hạt, màu sắc hạt.


Dựa trên mô tả đặc điểm thực vật của các mẫu nghiên cứu, 22 biến số có sự khác
biệt ổn định giữa các mẫu nghiên cứu và không thay đổi trên cùng 1 cây được chọn trong
nghiên cứu phân loại (Bảng 2.3). Phân tích cụm (Cluster analysis) sử dụng phần mềm
IBM SPSS Statistics (Mỹ) được áp dụng để phân nhóm các mẫu nghiên cứu dựa trên
giá trị các biến số đã lựa chọn. Cây phân loại được xác định dựa trên sơ đồ Dendrogram
hiển thị mối quan hệ phân cấp giữa các nhóm trong phân tích trên.
11


Bảng 2.3. 22 biến số sử dụng nghiên cứu đa dạng hình thái Dành dành
TT

Đặc điểm

Mã hóa
Loại biến
Đặc điểm hình thái lá

Giá trị biến

1

Mép lá

MEPLA

Định tính

1 = Nguyên; 2 = Quăn.


2

Hình dạng gốc
phiến lá

GOPHLA

Định tính

1 = Hình nêm; 2 = Nhọn.

3

Số gân phụ

SOGAP

4

Chỉ số lá

TILELA

Bán định
lượng
Bán định
lượng

5


Mặt có gân lá nổi

MAGANOI

Định tính

6

Cách mọc lá kèm

CAMOLAKE

Định tính

1 = [5-8]; 2 = [9-11];
3 = [12-15].
1 = [2,00-2,50]; 2 = [2,513,00]; 3 = [3,00- 3,50].
1 = Mặt trên; 2 = Mặt dưới;
3 = Cả 2 mặt.
1 = Dính liền thành ống bao
quanh thân; 2 = Khơ rồi
bong.

Đặc điểm hình thái hoa
7

Số lá bắc

SOLABA


Định tính

1 = 1 lá bắc; 2 = 2 lá bắc.

8

Chiều dài cuống
hoa (mm)

CDCUHO

Bán định
lượng

1 = [0-3]; 2 = [4-5]; 3 = [610].

9

Chiều dài lá kèm
(mm)

CDLAKE

Bán định
lượng

1 = [5-9]; 2 = [10-14];
3 = [15-19].

10


Chiều dài lá đài
chia thùy (mm)

CDTHDAHO

Bán định
lượng

1 = [6-9]; 2 = [10-12];
3 = [13-15].

11

Chiều dài ống lá
đài (mm)

CDONDAHO

Bán định
lượng

1 = [3-5]; 2 = [6-8]; 3 = [911].

12

Chiều dài tràng
hoa (mm)

CDTRHO


Bán định
lượng

1 = [17-28]; 2 = [29-38];
3 = [39-50].

13

Chỉ số cánh hoa

TILECAHO

Bán định
lượng

1 = [1,40-1,70]; 2 = [1,712,00]; 3 = [2,01-2,50].

14

Độ dài gắn bao
phần vào miệng
ống (mm)

CDGABAPH

Bán định
lượng

1 = [4-5]; 2 = [6-7].


15

Chiều dài bao
phấn (mm)

CDBAPH

Bán định
lượng

1 = [13-15]; 2 = [16-18];
3 = [19-21].

Bán định
lượng
Bán định
lượng

1 = [15-25]; 2 = [26-35];
3 = [36-45]; 4 = [46-50] .
1 = [10-12]; 2 = [13-16]
3 = [17-21].

16
17

Chiều dài vòi
nhụy (mm)
Chiều dài núm

nhụy (mm)

CDVONHUY
CDNUNHUY

12


TT

Đặc điểm

18

Hình dạng quả

19
20

21

22

Mã hóa
Loại biến
Đặc điểm hình thái quả

Kích thước cuống
KTCUQUA
quả (mm)

Kích thước ống lá
đài ở đỉnh quả
KTONLADAI
(mm)
Kích thước lá đài
chia thùy ở đỉnh
KTLADAITH
quả (mm)
Chỉ số quả

Bán định
lượng

1 = Hình trứng; 2 = Hình cầu
phụ; 3 = Hình elip.
1 = [0-3]; 2 = [4-7];
3 = [8-11].

Bán định
lượng

1 = [5-7]; 2 = [8-10];
3 = [11-14].

Bán định
lượng

1 = [5-10]; 2 = [1-16];
3 = [17-22].


Bán định
lượng

1 = [1,25-1,50]; 2= [1,511,75]; 3 = [1,76-2,00];
4 = [2,01-2,25]; 5 = [2,252,50]; 6 = [2,51-2,80].

Định tính

HDQUA

TILEQUA

Giá trị biến

2.2.1.2. Nghiên cứu về cấu tạo giải phẫu
Thân và lá của 14 mẫu được cắt, tẩy, nhuộm kép theo phương pháp làm tiêu bản
vi học thực vật [4]. Các tiêu bản được soi qua kính hiển vi và mơ tả chi tiết các đặc điểm
cấu tạo giải phẫu.
2.2.2. Nghiên cứu về hàm lượng geniposid
Hàm lượng geniposid trong các mẫu Dành dành được xác định theo Dược điển
Việt Nam V bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) [2]. 14 mẫu phân
tích được định lượng 3 lần, cùng mẫu chuẩn geniposid.
2.2.2.1. Chuẩn bị dung dịch chuẩn và dung dịch mẫu phân tích
Độ ẩm bột dược liệu: khơng q 8,5%.
Dung dịch mẫu phân tích: Cân chính xác khoảng 0,2 g bột dược liệu (qua rây số
250) vào bình nón nút mài, thêm chính xác 50 ml methanol (TT), đậy nút bình và cân
xác định khối lượng. Lắc siêu âm trong 1 giờ, để nguội và cân lại, bổ sung methanol
(TT) để được khối lượng ban đầu, lắc đều và ly tâm. Lọc dịch ly tâm qua màng lọc 0,45
µm thu được dịch chấm sắc ký.
Dung dịch chuẩn: Hòa tan geniposid chuẩn trong methanol (TT) để được dung

dịch có nồng độ chính xác khoảng 0,1 mg/ml.
2.2.2.2. Lựa chọn điều kiện triển khai sắc ký
Hệ thống máy sắc ký lỏng hiệu năng cao Agilent 1260 Infinity II.
Cột Agilent Eclipse XDB-C18 kích thước (250 × 4,6 mm), được nhồi pha tĩnh
C18 (5 µm).
Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 240 nm.
Tốc độ dịng: 1,0 ml/min.
Thể tích tiêm: 10 µl.
13


2.2.2.3. Cách tiến hành
Pha động: Acetonitril-nước (15:85).
Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn, tính tốn số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa
lý thuyết của cột tính trên pic geniposid phải không được dưới 8000. Độ lệch chuẩn
tương đối của diện tích pic geniposid trong 6 lần tiêm lặp lại không được quá 2,0%.
Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch mẫu phân tích. Dựa vào diện tích pic thu
được từ dung dịch của các mẫu phân tích, dung dịch chuẩn và hàm lượng C17H24O10 của
geniposid chuẩn, tính hàm lượng geniposid trong các mẫu phân tích.
Dược liệu phải chứa khơng ít hơn 3,0% geniposid (C17H24O10) tính theo dược liệu
khơ kiệt.
2.2.2.4. Chỉ tiêu đánh giá
Hình ảnh và số liệu chạy HPLC của mẫu chuẩn và mẫu phân tích được ghi lại
với các thông số: Pic sắc ký, thời gian lưu (tR), diện tích pic.
Sử dụng thơng số thời gian lưu (tR): so sánh thời gian lưu của chất phân tích trong
mẫu phân tích với thời gian lưu của geniposid chuẩn trong cùng điều kiện sắc ký để xác
định sự có mặt của geniposid trong mẫu phân tích.
Sử dụng thơng số diện tích pic của mẫu phân tích và mẫu chuẩn để xác định hàm
lượng geniposid trong quả Dành dành.
2.2.2.5. Xác định hàm lượng geniposid

Hàm lượng geniposid có trong các mẫu quả Dành dành (tính theo khơ kiệt) được
tính theo cơng thức sau:
Sx ×Cc ×50×100
X(%)=
×100
Sc ×𝑚x ×(100-a)
Sx, Sc (mAU.s): Diện tích pic geniposid tương ứng trong dung dịch mẫu phân
tích và dung dịch chuẩn.
Cc (mg/ml): Nồng độ chất chuẩn geniposid.
mx (g): Khối lượng bột quả Dành dành của các mẫu phân tích.
a (%): Hàm ẩm bột quả mẫu phân tích trước khi định lượng.

14


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
3.1. Đặc điểm thực vật
3.1.1. Đặc điểm hình thái của các mẫu Dành dành
Cây bụi, cao 2-3 m, các cành hình trụ hoặc hơi thon, khơng có rãnh hoặc gờ, hơi
dẹt lại, các gióng có xu hướng ngắn lại về ngọn, khơng lơng hoặc có lông ngắn, ngả màu
xám đến trắng xám. Trong 14 mẫu nghiên cứu có 11 mẫu là những cây lâu năm (lớn hơn
5 tuổi), có thân già màu trắng xám, vỏ sần sùi, có 3 mẫu là những cây 2 năm tuổi, thân
già màu nâu xám, các gióng thân có xu hướng dài hơn (Hình 3.1).

Hình 3.1. Dạng sống và đặc điểm thân các mẫu nghiên cứu
Dạng sống; b. Thân già màu nâu; c. Thân già màu trắng xám.
Lá mọc đối hoặc hiếm khi 3, mọc vịng, khơng cuống hoặc có cuống. Cuống lá
dài đến 0,5 cm, mép lá nguyên (Hình 3.2c2) hoặc quăn (Hình 3.2c1), có lơng ngắn hoặc
khơng có lơng. Phiến lá hình trứng (Hình 3.2a2, 3.2a4), hình bầu dục (Hình 3.2a1,
3.2a3), hình bầu dục thn dài (Hình 3.2a5), 3-25 × 1,5-8 cm, chỉ số lá 1,84-3,66, mặt

trên sáng, bóng, hiếm khi có lơng trên các đường gân. Gân chính, màu trắng xanh, nổi
mặt trên (Hình 3.2b1, 3.2b2) hoặc mặt dưới (Hình 3.2b4) hoặc cả 2 mặt lá. Gốc phiến lá
hình nêm hoặc nhọn. Ngọn lá nhọn hoặc mũi nhọn. Gân phụ, 5-15 đơi, ở nách lá thường
có lơng tơ, đơn bào hoặc đa bào. Hình dạng, màu sắc, kích thước phiến lá thay đổi theo
từng địa điểm và thời điểm thu hái. Trên cùng một cây, có thể có nhiều hình dạng phiến
lá (Hình 3.2a1 đến a5). Trong 14 mẫu nghiên cứu, trên cùng một cây của 3 mẫu HN03,
HN05, TH01 xuất hiện cả lá có mép quăn và lá có mép ngun. Mẫu TN01 có hình dạng
phiến lá khác biệt nhất (Hình 3.2a5), hình bầu dục thn dài, gốc hình nêm, chỉ số lá
3,66.

15


Hình 3.2. Đặc điểm hình thái lá các mẫu nghiên cứu
a1, a3. Hình bầu dục; a2, a4. Hình trứng; a5. Hình bầu dục thn dài
b1, b2, b3. Mặt trên lá; b4, b5, b6. Mặt dưới lá; c1, c2. Mép lá.
Lá kèm dính liền thành ống bao quanh thân hoặc khơ rồi rụng, 5-19 mm. Trong
14 mẫu Dành dành nghiên cứu, có 2 mẫu HN05 và HB02 có lá kèm dính sát vào thân,
các mẫu còn lại lá kèm bao quanh thân, khơ rồi bong (Hình 3.3). Lá kèm mẫu HN06 (19
mm) dài hơn các mẫu cịn lại (5-14 mm).

Hình 3.3. Đặc điểm lá kèm các mẫu nghiên cứu
a. Lá kèm dính với thân; b. Lá kèm bao sát quanh thân; c. Lá kèm bao quanh
thân, khô rồi bong.
16


Lá bắc 2, ít khi 1 hoặc 3. Lá kèm của lá bắc thường bị xẻ thành hình tam giác,
dài 5-16 mm. Hoa đơn độc, mọc ở ngọn, đều, lưỡng tính, ít khi ở đoạn phân nhánh của
thân. Cuống hoa màu xanh, 1-10 mm. Đài 6, ít khi 5 hoặc 7, màu xanh, tiền khai van,

hàn liền ở gốc, ống đài dài 3-8 mm; thùy đài dài 7-16 mm. Tràng 6, ít khi 5 hoặc 7, tiền
khai vặn theo chiều kim đồng hồ, hàn liền thành ống, màu từ vàng xanh nhạt đến xanh
nhạt, nhẵn, dài 17-57 mm, đường kính 3 × 5-7mm, có lơng tơ ở họng tràng. Cánh hoa
hình bầu dục, nhẵn, lúc mới nở màu trắng, sau chuyển dần sang màu vàng, mùi thơm
nhẹ, 21-51 × 10-29 mm. Bộ nhị 6, rời, đều, chỉ nhị rất ngắn hoặc khơng có (Hình 3.4g).
Bao phấn màu vàng nâu, thn dài, ở đỉnh có màu trắng khi chớm nở, màu đen khi sắp
tàn, 13-21 × 1-2 mm, được gắn với miệng ống cánh hoa tại vị trí bằng ¼ - ⅓ bao phấn.
Khi hoa nở, bao phấn cong queo, ép sát các thùy của cánh hoa. Bầu dưới 2 ô, ít khi 3 ơ,
đính nỗn trung trụ (Hình 3.4h1, 3.4h2, 3.4h3). Vịi nhụy hình trụ, màu trắng, nhẵn, đính
ở đỉnh bầu, dài 29-55 mm. Núm nhụy hình chùy, màu vàng, 11-18 mm, trên đầu nhụy
có những đường gân dọc. Hạt phấn rời, màu vàng. Lá nỗn 2, vị trí trước sau, bầu dưới
2 ơ, mỗi ơ nhiều nỗn, đính nỗn trung trụ, bầu nỗn màu xanh nhạt có 6 sống dọc. Một
đầu nhụy hình chùy màu vàng nhạt, chia 2 thùy, trên đầu nhụy có những đường gân dọc.
Đĩa mật dạng khoen màu vàng nhạt bao quanh gốc vòi nhụy (Hình 3.4e1, 3.4e2).
Kích thước các thành phần hoa thay đổi theo từng mẫu nghiên cứu. Kích thước
đài hoa, tràng hoa, nhụy hoa có sự khác nhau, tuy nhiên độ dài bao phấn gắn vào miệng
tràng hoa chủ yếu từ 5-6 mm.

17


Hình 3.4. Đặc điểm giải phẫu hoa các mẫu nghiên cứu
a. Hoa; b. Mặt cắt dọc hoa; c. Lá bắc; d. Hoa đã phân tích; e1, e2. Mặt cắt dọc
bầu; f. Mặt trước bao phấn; g. Mặt sau bao phấn; h1, h2, h3. Mặt cắt ngang bầu
18


×