Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

KHƯƠNG NGUYỄN LƯU LY NGHIÊN CỨU PHÂN BIỆT MỘT SỐ DƯỢC LIỆU CHỨA BERBERIN Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 62 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
----------

KHƯƠNG NGUYỄN LƯU LY

NGHIÊN CỨU PHÂN BIỆT MỘT SỐ
DƯỢC LIỆU CHỨA BERBERIN
Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

KHƯƠNG NGUYỄN LƯU LY
Mã sinh viên: 1401389

NGHIÊN CỨU PHÂN BIỆT MỘT SỐ
DƯỢC LIỆU CHỨA BERBERIN
Ở VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. PGS.TS Nguyễn Viết Thân
2. NCS Nguyễn Thị Thu Huyền
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược liệu



HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn
và giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới
PGS.TS Nguyễn Viết Thân và NCS Nguyễn Thị Thu Huyền, hai người thầy đã trực
tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị đang công tác tại Bộ
môn Dược liệu – Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn NCS Nguyễn Thanh Tùng, DS Nguyễn Văn Phương, các
bạn sinh viên đang nghiên cứu tại bộ môn Dược liệu – Trường Đại học Dược Hà Nội đã
nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể thầy cô giáo và cán bộ trong
trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình chỉ bảo và mang lại cho tôi những kiến thức
cùng kinh nghiệm quý báu trong suốt những năm học tập và nghiên cứu khoa học tại
trường.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn và sự yêu thương tới gia đình, bạn bè, những
người đã luôn ở bên động viên và là chỗ dựa tinh thần cho tôi những lúc khó khăn trong
học tập cũng như trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Khương Nguyễn Lưu Ly



MỤC LỤC

DANH MỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………1
Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................................. 2
1.1. BERBERIN ............................................................................................................. 2
1.1.1. Cấu trúc hóa học .................................................................................................. 2
1.1.2. Tính chất vật lý, hóa học ...................................................................................... 2
1.1.2.1. Tính chất vật lý .................................................................................................. 2
1.1.2.2. Tính chất hóa học .............................................................................................. 3
1.1.3. Tác dụng dược lý và ứng dụng ............................................................................. 3
1.2. CÁC DƯỢC LIỆU CHỨA BERBERIN ................................................................. 5
1.2.1. Hoàng liên ............................................................................................................ 5
1.2.2. Vàng đắng ............................................................................................................. 7
1.2.3. Hoàng bá .............................................................................................................. 9
1.2.4. Hoàng đằng ........................................................................................................ 12
Chương 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 14
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU ........................................................................................... 14
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 14
2.1.2. Hóa chất ............................................................................................................. 14
2.1.3. Máy móc và dụng cụ nghiên cứu ........................................................................ 14
2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 15
2.2.1. Nội dung nghiên cứu........................................................................................... 15
2.2.1.1. Mô tả đặc điểm cảm quan ................................................................................ 15
2.2.1.2. Nghiên cứu đặc điểm hiển vi ........................................................................... 15
2.2.1.3. Định tính thành phần hóa học .......................................................................... 15
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 15

2.2.2.1. Mô tả đặc điểm cảm quan ................................................................................ 15
2.2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm hiển vi ........................................................................... 15


2.2.2.3. Định tính thành phần hóa học .......................................................................... 16
Chương 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................... 22
3.1. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ .......................................................................... 23
3.1.1. Nghiên cứu đặc điểm cảm quan ......................................................................... 23
3.1.1.1. Hoàng liên........................................................................................................ 23
3.1.1.2. Vàng đắng ........................................................................................................ 23
3.1.1.3. Hoàng bá .......................................................................................................... 23
3.1.1.4. Hoàng đằng ...................................................................................................... 23
3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm hiển vi .............................................................................. 24
3.1.2.1. Đặc điểm cấu tạo giải phẫu ............................................................................. 24
a. Hoàng liên ................................................................................................................. 24
b. Hoàng bá ................................................................................................................... 25
3.1.2.2. Đặc điểm hiển vi bột dược liệu ....................................................................... 26
a. Hoàng liên ................................................................................................................. 26
b. Vàng đắng ................................................................................................................. 26
c. Hoàng bá ................................................................................................................... 27
d. Hoàng đằng ............................................................................................................... 28
3.1.3. Nghiên cứu thành phần hóa học ......................................................................... 29
3.1.3.1. Định tính bằng phản ứng hóa học.................................................................... 29
3.1.3.2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng ...................................................................... 31
3.2. BÀN LUẬN ........................................................................................................... 34
3.2.1. Về đặc điểm cảm quan ........................................................................................ 34
3.2.2. Về đặc điểm hiển vi............................................................................................. 36
3.2.3. Về thành phần hóa học ....................................................................................... 42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 44
1. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 44

2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nội dung đầy đủ

Ký hiệu
ASK

Protein quy định tín hiệu chết theo chương trình của tế bào
(Apoptosis Signalregulated Kinase)

Ber

Berberin đối chiếu

dd

Dung dịch

DNA

Deoxyribonucleic acid

đvC

Đơn vị Carbon


H

Chiều cao (High)

HB

Hoàng bá



Hoàng đằng

HL

Hoàng liên

HPTLC

High performance thin layer chromatography
(Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao)

HSP27

Heat shock protein 27

LDL

Lipid tỷ trọng thấp (Low density lipoproteins)

MAPK


Protein hoạt hóa phân bào (Mitogen activated protein kinases)

MIC

Nồng độ ức chế tối thiểu (Minimal Inhibitory Concentration)

NF-κB

Yếu tố nhân κB (Nuclear factor κB)

Rf

Retention factor

RNA

Ribonucleic acid

SKĐ

Sắc ký đồ

STT

Số thứ tự

TLC

Thin layer chromatography (Sắc ký lớp mỏng)


TT

Thuốc thử

UV

Ultraviolet



Vàng đắng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Bảng 3.1

Nội dung bảng
Kết quả định tính sơ bộ các nhóm hợp chất trong các mẫu
dược liệu nghiên cứu bằng phản ứng hóa học

Số
trang
30-31

Kết quả phiên giải sắc ký đồ của các mẫu nghiên mẫu khai
Bảng 3.2


triển trong hệ dung môi: n-butanol : ethyl acetat : acid

32-33

formic : nước = 3:5:0,5:0,2
Kết quả phiên giải sắc ký đồ của các mẫu nghiên mẫu khai
Bảng 3.3

triển trong hệ dung môi: n-butanol : acid acetic : nước =

34

7:1:1,5
Bảng 3.4

Bảng 3.5

Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8

Bảng 3.9

Đặc điểm cảm quan đặc trưng của các mẫu dược liệu nghiên
cứu
Hình dạng và kích thước hạt tinh bột của các mẫu dược liệu
nghiên cứu
Hình dạng và kích thước tinh thể Canxi oxalat của các mẫu
dược liệu nghiên cứu
Đặc điểm đặc trưng của bột các mẫu dược liệu nghiên cứu

So sánh đặc điểm vi phẫu của các mẫu dược liệu nghiên cứu
trong đề tài và tiêu chuẩn trong Dược điển Việt Nam V
So sánh sự khác nhau của mô tả đặc điểm vi phẫu theo
chuyên luận trong Dược điển Việt Nam V

35-36

36

37
38
39

41


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Tên hình

Nội dung hình

Số trang

Hình 3.1

Đặc điểm vi phẫu dược liệu Hoàng liên

24

Hình 3.2


Đặc điểm vi phẫu dược liệu Hoàng bá

25

Hình 3.3

Đặc điểm bột của dược liệu Hoàng liên

26

Hình 3.4

Đặc điểm bột của dược liệu Vàng đắng

27

Hình 3.5

Đặc điểm bột của dược liệu Hoàng bá

28

Hình 3.6

Đặc điểm bột của dược liệu Hoàng đằng

29

SKĐ alcaloid của 5 mẫu: Hoàng liên, Vàng đắng,

Hình 3.7

Hoàng bá, Hoàng đằng, Berberin đối chiếu với hệ
dung môi: n-butanol : ethyl acetat : acid formic : nước

32

= 3:5:0,5:0,2
SKĐ alcaloid của 5 mẫu: Hoàng liên, Vàng đắng,
Hình 3.8

Hoàng bá, Hoàng đằng, Berberin đối chiếu với hệ

33

dung môi: n-butanol : acid acetic : nước = 7:1:1,5
Hình 3.9

Sơ đồ tổng quát vi phẫu dược liệu Vàng đắng

40

Hình 3.10

Sơ đồ tổng quát vi phẫu dược liệu Hoàng đằng

41


ĐẶT VẤN ĐỀ

Berberin là một alcaloid có nhân isoquinolin, được nghiên cứu và ứng dụng rất
nhiều trong y học cổ truyền và y học hiện đại. Từ lâu, berberin đã được sử dụng để điều
trị các bệnh như lỵ trực khuẩn, tiêu chảy, đau mắt, ăn uống kém tiêu. Dược liệu chứa
berberin thường được ngâm rượu uống, có công dụng làm giảm các triệu chứng của
huyết áp cao như hoa mắt, nhức đầu, chóng mặt, đau ngang lưng. Rễ sắc đặc hoặc ngâm
rượu dùng để ngậm chữa đau răng. Hiện nay, berberin đã được chứng minh có hiệu quả
trong điều trị các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp, ung thư, tăng lipid máu…[6],
[25], [27], [30], [33], [39], [49], [61].
Hoạt chất berberin được phát hiện trong 150 loài thuộc nhiều họ khác nhau. Ở Việt
Nam có khoảng 20 loài thuộc các họ Hoàng liên (Ranunculaceae), họ Hoàng liên gai
(Berberidaceae), họ Tiết dê (Menispermaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Thuốc phiện
(Papaveracae) có chứa berberin [15]. Trong đó, các loài thuộc chi Berberis L., họ
Berberidaceae là những cây thuốc quý hiếm, đã bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt
nguồn nguyên liệu và được ghi trong Sách đỏ của Việt Nam [1].
Ngày nay, một số dược liệu chứa berberin tại Việt Nam chủ yếu được nhập (có
nguồn gốc) từ Trung Quốc. Khi nghiền thành bột rất khó phân biệt các dược liệu này,
mặt khác một vài dược liệu có đặc điểm cảm quan bên ngoài khá giống nhau dẫn đến dễ
bị nhầm lẫn trong quá trình thu hái, sử dụng. Do đó, việc nhận biết và phân biệt các dược
liệu chứa berberin trở nên rất quan trọng. Với mong muốn đưa ra một số tư liệu có thể
dùng làm cơ sở để có cái nhìn tổng quát, chi tiết hơn về sự khác nhau của chúng nên
chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phân biệt một số dược liệu chứa Berberin ở
Việt Nam” với hai mục tiêu nghiên cứu:
1. So sánh đặc điểm cảm quan, đặc điểm hiển vi của các mẫu nghiên cứu.
2. So sánh thành phần hóa học của các mẫu nghiên cứu.

1


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. BERBERIN

1.1.1. Cấu trúc hóa học
Công thức hóa học:

-

Công thức phân tử : [C20H18NO4]+.

- Danh pháp quốc tế: 5,6-dihydro-9,10-dimethoxybenzo[g]-1,3-benzodioxolo[5,6a] quinolizini.
-

Khối lượng phân tử: 336,36 đvC.

-

Thành phần: 71,35% C; 5,35% H; 19,14% N; 4,16% O.

-

Tên thường gọi: Berberin.

-

Dạng muối trong Dược điển Việt Nam V: Berberin clorid dihydrat [7].

1.1.2. Tính chất vật lý, hóa học
1.1.2.1. Tính chất vật lý
 Cảm quan: Tinh thể hay bột kết tinh màu vàng, không mùi, vị rất đắng.
 Độ tan:
- Dạng base tan chậm trong nước tỷ lệ 1/4,5 [45], ít tan trong ethanol, khó tan trong
cloroform, ether.

- Dạng muối clorid tan tỷ lệ 1/400 trong nước [45], dễ tan trong nước sôi, tan trong
ethanol, thực tế không tan trong cloroform và ether.
-

Dạng muối sulfat dễ tan trong nước tỷ lệ 1/150 [45], tan trong ethanol.

-

Dạng muối acetat và phosphat tan tốt hơn trong nước tỷ lệ 1/30 [45].

-

Dưới ánh sáng tử ngoại UV, berberin phát huỳnh quang màu vàng đậm [28].

 Nhiệt độ nóng chảy:
-

Berberin (base): 144oC.
2


-

Berberin clorid dihydrat: 204-206oC.

1.1.2.2. Tính chất hóa học
* Phản ứng trao đổi gốc muối
Berberin tự do có tính chất như một base yếu, có khả năng tạo muối bằng cách
thay thế nhóm OH, tạo muối berberin không giống như các alcaloid khác mà tạo muối
giống hydroxyd kim loại (loại đi phân tử nước).

[C20H18O4N]+OH- + HCl

[C20H18O4N]+Cl- + H2O

* Phản ứng mở vòng isoquinolin
Berberin kém ổn định trong môi trường kiềm mạnh do N không bền vững, dễ hỗ
biến mở vòng. Berberin chuyển thành berberinal [44] như sơ đồ sau:

* Phản ứng khử nối đôi của vòng isoquinolin

Liên kết đôi C=N của berberin dễ tham gia phản ứng cộng nucleophin. Ngoài ra,
nhân thơm chứa N có thể mất mạch kép khi có tác nhân khử cho các hydro alcaloid
không màu.

1.1.3. Tác dụng dược lý và ứng dụng
Các tác dụng đã được chứng minh (trên lâm sàng) của berberin bao gồm:
 Tác dụng kháng khuẩn: Berberin đã được chứng minh có tác dụng chống lại vi
khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, virus, giun sán. Berberin có khả năng ức chế các vi
khuẩn Gram dương như Streptococcus agalactiae, Staphylococcus aureus,
3


Streptococcus mutans, Bacillus anthracis, Streptococcus suis và Enterococcus faecium
[26], [29], [47], [53] và một số vi khuẩn Gram âm như Actinobacillus pleuropneumoniae
[32], Shigella dysenteriae [35] và Escherichia coli [23]. Trong đó, Mycobacterium
tuberculosis, Trichophyton mentagrophytes và một số chủng Escherichia coli,
Klebsiella pneumoniae và Cryptococcus neoformans biểu hiện mức độ nhạy cảm vừa
phải với berberin [30]. Về khả năng chống nấm, berberin thể hiện tác dụng ức chế yếu
đối với Candida albicans khi sử dụng đơn độc; trong khi kết hợp với fluconazole, giá
trị MIC giảm mạnh xuống 14,27 µM [31].

 Tác dụng hạ đường huyết: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng berberin có hiệu quả
hạ đường huyết tương đương với metformin, cơ chế tác dụng của berberin trong hạ
đường huyết là ức chế enzym aldose reductase, qua đó làm giảm glucose máu và ngăn
ngừa sự kháng insulin [19], [20].
 Tác dụng giảm mỡ máu: Berberin làm giảm mạnh hàm lượng cholesterol, LDL
cholesterol, triglycerid trong máu và làm giảm xơ vữa động mạch. Berberin có cơ chế
tác dụng khác biệt so với nhóm statin cho nên không gây ra các tác dụng không mong
muốn điển hình của statin [25], [34].
 Tác dụng trên thần kinh: Berberin có thể ngăn chặn và trì hoãn quá trình tiến triển
của bệnh Alzheimer nhờ tác dụng làm giảm các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái
tháo đường và rối loạn lipid máu đồng thời cải thiện hội chứng chuyển hóa liên quan
đến bệnh Alzheimer. Berberin có thể làm giảm xơ vữa động mạch, làm chậm quá trình
stress oxy hóa và viêm dây thần kinh của bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, một số nghiên
cứu lại chỉ ra rằng berberin làm tăng sự phát triển của xơ vữa động mạch và hình thành
các tế bào bọt. Do đó cần nghiên cứu thêm để làm rõ vai trò của berberin trong bệnh
Alzheimer [24]. Ngoài ra, berberin còn có tác dụng chống trầm cảm; tác dụng chống co
giật của berberin có thể được ứng dụng trong điều trị bệnh động kinh [22].
 Tác dụng chống ung thư: Các nghiên cứu đã cho thấy berberin có khả năng ức chế
sự tăng sinh của các tế bào khối u thông qua tương tác với các đích theo nhiều cơ chế
khác nhau. Berberin có thể làm thay đổi biểu hiện của gen gây ung thư và các gen liên
quan đến gây ung thư bằng cách điều hòa hoạt động của protein hoạt hóa phân bào
(MAPK), berberin kích hoạt sự phosphoryl hóa gen ức chế khối u p53 trong các tế bào
cơ trơn mạch máu [39]. Ngoài ra, berberin còn có tác dụng ức chế sự biểu hiện gen và
protein của N-acetyltransferase và tác dụng này phụ thuộc vào liều và thời gian trong
4


ống nghiệm [40]. Berberin tác động vào enzym topoisomerase I và ức chế sự di chuyển
của các chuỗi DNA bị lỗi thông qua một cơ chế tương tự như tác nhân chống ung thư
camptothecin và là chất độc với topoisomerase I [49]. Hơn nữa, berberin tương tác với

DNA và RNA, hình thành các phức hợp ADN - berberin hay ARN - berberin là cơ sở
cho việc thể hiện tác dụng chống ung thư của chất này. Berberin hydroclorid làm giảm
sản xuất protein sốc nhiệt 27 (HSP27) trong tế bào khối u của ung thư tử cung (HeLa
S3), phổi (H69), dạ dày (KATO III), đại tràng (COLO 205), tuyến tiền liệt (DU145) và
thần kinh (SK-N-MC ) [33]. Do đó, berberin hydroclorid có lợi cho việc ngăn ngừa sự
tiến triển ác tính của các khối u.
 Các tác dụng khác:
Berberin liều thấp có tác dụng kích thích tim, làm giãn mạch vành; liều cao ức chế
hô hấp làm tê liệt trung tâm hô hấp trong khi tim vẫn đập. Berberin còn có tác dụng hạ
nhiệt, gây tê, lợi mật, ... Trong cơ thể, berberin được khử hóa thành tetrahydroberberin
có tác dụng an thần, giãn cơ và hạ huyết áp nhẹ [6]. Không những thế berberin còn ức
chế co thắt cơ trơn, ức chế nhịp nhanh thất, giảm viêm, tăng số lượng tiểu cầu ở bệnh
nhân giảm tiểu cầu nguyên phát và thứ phát, kích thích bài tiết mật và tăng thải bilirubin.
Nhiều bằng chứng cũng cho thấy berberin dùng đường tiêm tĩnh mạch có thể đóng một
vai trò trong việc ngăn chặn tái phát tình trạng nhịp nhanh thất và tử vong đột ngột sau
khi bị tổn thương do thiếu máu cơ tim [30].
1.2. CÁC DƯỢC LIỆU CHỨA BERBERIN
1.2.1. Hoàng liên
1.2.1.1. Nguồn gốc, tiềm năng và trữ lượng
Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Hoàng liên chân gà (Coptis teeta Wall.) và
một số loài Hoàng liên khác (Coptis teetoides C.Y.Cheng., Coptis chinensis Fronclo.),
họ Hoàng liên (Ranunculaceae) [17].
Hiện nay, Hoàng liên thường được sử dụng như một loại thuốc chính trong các
bài cổ truyền của Trung Quốc. Hoàng liên được xử lý bằng 28 phương pháp trước khi
sử dụng trên lâm sàng, trong đó, một số phương pháp được lấy từ sách y học cổ đại của
Trung Quốc. Ngày nay, Hoàng liên thường được chế biến với rượu vang, Zingiber
docinale Rosc. (Zingiberaceae) và Evodia rutaecarpa (Juss.) Benth. (Rutaceae) để có
các công dụng khác nhau. Hoàng liên đã được sử dụng dưới dạng bột, thuốc viên hoặc
thuốc sắc [52]. Một số loài Hoàng liên phân bố chủ yếu ở vùng núi nước ta và một số
5



loài đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Hoàng liên cũng được trồng nhiều tại Trung
Quốc do đó vị thuốc chủ yếu còn phải nhập [17].
1.2.1.2. Đặc điểm cảm quan
Thân rễ là những mẩu cong queo, dài 3 cm trở lên, rộng 0,2 cm đến 0,8 cm, có
nhiều đốt khúc khuỷu và phân nhiều nhánh. Mặt ngoài màu vàng nâu hay vàng xám,
mang vết tích của rễ con và của cuống lá. Chất cứng rắn, vết bẻ ngang không phẳng,
phần gỗ màu vàng tươi, tia ruột có lỗ rách, phần vỏ và ruột màu vàng đỏ, cũng có khi
rỗng. Không mùi, vị rất đắng và tồn tại lâu [8].
1.2.1.3. Thành phần hóa học
Thân rễ Hoàng liên có 5-8% alcaloid toàn phần trong đó chủ yếu là berberin
C20H19NO3. Ngoài ra còn có palmatin C21H23NO3, coptisin C19H15NO3, worenin
C21H15NO4, columbamin C20H20NO4 (OH), jatrorrhizin, magnoflorin, epiberberin… [6],
[14], [17], [42].
Ngoài alcaloid, trong thân rễ Hoàng liên còn có tinh bột, các acid hữu cơ như acid
ferulic [6], lignans, phenylpropanoids, flavonoid, sacarid và steroid [42].
1.2.1.4. Tác dụng dược lý
Ngoài các tác dụng dược lý của berberin, Hoàng liên còn được chứng minh có
thêm một số tác dụng như:
 Tác dụng chống vi khuẩn và ký sinh trùng
Mặc dù ban đầu Hoàng liên không có tác dụng ức chế đối với một số vi khuẩn như
Pseudomonas aeruginosa, Proteus mirabilis và Proteus Vulgaris, tuy nhiên sau khi chế
biến với gừng, Hoàng liên lại thể hiện rõ tác dụng này, đặc biệt với Pseudomonas
aeruginosa [58]. Tác dụng kháng khuẩn của các alcaloid của Hoàng liên đối với vi khuẩn
Gram dương mạnh hơn so với vi khuẩn Gram âm, điều này có thể được giải thích bởi
sự khác nhau về cấu trúc màng tế bào của hai nhóm vi khuẩn [60]. Hoàng liên không có
tác dụng đối với ký sinh trùng sốt rét nhưng tác dụng rõ rệt với Leishmania tropica và
Leishmania espundia [14].
 Tác dụng trên đường tiêu hóa

Hoàng liên có tác dụng kích thích tiêu hóa, điều trị một số bệnh trên đường tiêu
hóa như viêm dạ dày, viêm ruột và lỵ [6], [14].
 Tác dụng trên tim và tuần hoàn

6


Hoàng liên có tác dụng hạ huyết áp [6], [14] và làm giảm đáng kể các yếu tố nguy
cơ chính của các bệnh tim mạch như ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm lipid máu,
phòng ngừa đái tháo đường.
 Tác dụng trên da
Dịch chiết Hoàng liên có tác dụng chống lại tổn thương da do bức xạ ở chuột bằng
cách giảm mức độ oxy hóa ở da [56], [59].
1.2.1.5.Công dụng và liều dùng
Tính vị theo đông y: Vị đắng; tính hàn; quy vào 5 kinh: tâm, can, đởm, vị và đại
trường; có tác dụng tá hỏa, táo thấp, giải độc [14].
Hoàng liên được dùng để điều trị các bệnh:
- Chữa tiêu hóa kém, viêm loét dạ dày và ruột: Ngày dùng 3 - 4 g dạng thuốc sắc
hoặc cao lỏng [6], [17].
- Chữa lỵ amip và lỵ trực khuẩn: Ngày dùng 3 - 6 g chia thành 3 lần, uống trong 715 ngày, dưới dạng thuốc sắc [6], [14], [17].
- Chữa bệnh sốt nóng nhiều, vật vã mất ngủ [6], [14].
- Chữa bệnh trĩ [6], [17].
- Chữa viêm tai giữa có mủ: Dùng dung dịch Borat – Hoàng liên: Hoàng liên 10 g,
acid boric bột 3 g thêm nước cất, đun sôi 1 giờ, lọc, thêm nước cất cho đủ 100 ml, đem
tiệt khuẩn rồi nhỏ vào tai mỗi ngày 2 - 3 lần [6].
- Dịch chiết Hoàng liên nhỏ vào mắt chữa đau mắt đỏ: Dùng dung dịch Hoàng liên
5 - 30% nhỏ vào mắt [6], [14], [17].
- Chữa thổ huyết, chảy máu cam, chữa mụn nhọt có mủ, nhiễm khuẩn [6], [14], [17].
- Chữa ngộ độc do ba đậu, khinh phấn [14].
1.2.2. Vàng đắng

1.2.2.1. Nguồn gốc, tiềm năng và trữ lượng
Thân hoặc rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây Vàng đắng [Coscinium fenestratum
(Gaertn.)

Colebr.,

Syn.

Menispermum

fenestratum

Gaertn.],

họ

Tiết



(Menispermaceae) [8]. Cây mọc hoang ở vùng núi Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên của Việt Nam và ở một số nước nhiệt đới khác [17].
Vàng đắng có hàm lượng berberin trong thân và rễ cây cao, nguồn nguyên liệu
nhiều, dễ thu hái, có ở nhiều vùng của Việt Nam, biên giới Việt Lào và Campuchia. Do

7


đó, hiện nay Vàng đắng được đưa vào làm nguồn nguyên liệu chính để chiết xuất
berberin.

1.2.2.2. Đặc điểm cảm quan
Đoạn thân hình trụ, đường kính 1,5 - 6 cm, dài ngắn không nhất định, mặt ngoài
màu vàng, có vết bạc loang lổ, có đoạn có bướu phình to tròn, có vết lõm tròn do vết
tích của cành non và cuống lá, có vết khía và nứt dọc nhỏ, đôi chỗ bong mất lớp bần.
Đoạn rễ hình trụ, màu vàng sẫm, không có bướu. Mặt cắt ngang có lớp vỏ mỏng
màu nâu nhạt, phần gỗ màu vàng có tia tủy hình nan hoa bánh xe, lỗ chỗ có nhiều chấm
nhỏ (mạch lỗ). Không mùi, vị đắng [6].
1.2.2.3. Thành phần hóa học
Trong thân và rễ Vàng đắng có berberin (1,5 - 3%), ngoài ra còn có palmatin,
jatrorrhizin [6], [14], [17].
Thân cây chứa tới 3,5% berberin, ceryl alcohol, sitosterol, acid palmitic, acid
oleic và saponin cùng với vật liệu nhựa [21].
1.2.2.4. Tác dụng dược lý
Ngoài các tác dụng dược lý của berberin, Vàng đắng còn được đưa vào nghiên cứu
sâu về tác dụng chống ung thư:
Nghiên cứu của Potikanond Saranyapin và cộng sự chỉ ra rằng dịch chiết Vàng
đắng có tiềm năng như tác nhân hóa trị liệu, có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào
và tăng chết tế bào theo chu trình [48].
1.2.2.5. Công dụng và liều dùng
Người dân những vùng có Vàng đắng mọc hoang thường dùng thân và rễ cây này
để làm thuốc nhuộm. Ngoài ra, Vàng đắng còn được sử dụng như vị thuốc chữa sốt, sốt
rét, lỵ và đau mắt. Dạng bào chế thường là thuốc bột hoặc thuốc viên. Liều dùng từ 4 6 g/ngày.
Dùng làm nguyên liệu để chiết berberin. Berberin clorid dùng để chữa lỵ, ỉa chảy,
đau mắt; dùng đường uống với liều 0,02 g-0,20 g/ngày dưới dạng thuốc viên. Người ta
còn dùng để chữa bệnh về gan, mật, vàng da, ăn uống khó tiêu.
Ngoài ra, dạng dung dịch 0,5% đến 1% dùng nhỏ mắt để chữa đau mắt hoặc rửa
mắt [6], [14], [17].

8



1.2.3. Hoàng bá
1.2.3.1. Nguồn gốc, tiềm năng và trữ lượng
Hoàng bá là vỏ thân, vỏ cành già cạo sạch vỏ ngoài phơi hay sấy khô của cây
Quan hoàng bá Phellodendron amurense Rupr. hoặc của cây Xuyên hoàng bá
Phellodendron amurense Rupr. var. sachalinense Fr. Schmidt đều thuộc họ Cam
(Rutaceae).
Hoàng bá được trồng ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Viễn Đông của Nga.
Vị thuốc này cũng được trồng ở một số vùng tại Việt Nam [50]. Tuy nhiên, dược liệu
này chủ yếu được nhập từ Trung Quốc. Quan hoàng bá được xếp vào cấp độ thứ hai của
thực vật có nguy cơ tuyệt chủng tại Trung Quốc. Quan Hoàng bá và Xuyên Hoàng bá
có thể được sử dụng thay thế cho nhau khi ứng dụng trên lâm sàng vì cả hai loài đều có
thành phần hóa học tương tự. Hoàng bá đã được xem là một trong 50 loại thảo dược cơ
bản trong thảo dược học Trung Quốc, có tác dụng điều trị toàn diện và dùng làm nguyên
liệu chiết xuất berberin [50].
1.2.3.2. Đặc điểm cảm quan
Vỏ thân màu vàng nâu, dày 0,3 cm đến 0,5 cm, dài 20 cm đến 40 cm, rộng 3 cm
đến 6 cm. Mặt ngoài còn sót lại lớp bần màu nâu đất, có những vết lõm sần sùi và rãnh
dọc, mặt trong màu nâu nhạt, có nhiều vết nhăn dọc nhỏ, dài, vết bẻ lởm chởm, chất rắn,
nhẹ, màu vàng rơm [TLTK].
Vỏ cành dày 0,15 cm đến 0,20 cm, mảnh dài cuộn lại thành hình ống. Mặt ngoài
có lớp thụ bì màu nâu xám, khi bong ra để lộ lớp bần màu nâu sẫm, trên có lấm tấm
nhiều vết lỗ vỏ, mặt trong màu nâu nhạt hơn, có những vết nhăn nhỏ, dọc. Chất giòn, dễ
bẻ, mặt bẻ lởm chởm, để lộ mô mềm màu vàng rơm [8].
1.2.3.3. Thành phần hóa học
Trong vỏ Hoàng bá có khoảng 1,6% berberin, một lượng nhỏ phellodendrin
(C20H23O4N+), magnoflorin (C20H24O4N+), jatrorrhizin (C20H20O4N+), palmatin
(C21H22O4N+), candixin (C11H18ON+), menisperin (C21H26O4N). Ngoài ra trong vỏ
Hoàng bá còn có những chất có tinh thể không chứa nito: obakullacton (C26H30O8)
(limonin), obakunon (C26H30O7); hợp chất sterolic: 7 – dehydrostigmasterol, chất béo…

Trong vỏ xuyên hoàng bá chứa khoảng 3% berberin [6], [14].

9


1.2.3.4. Tác dụng dược lý
Ngoài các tác dụng dược lý của berberin, Hoàng bá còn được chứng minh có thêm
một số tác dụng như:
 Tác dụng kháng khuẩn
Dịch chiết Hoàng bá có tác dụng tốt hơn trên vi khuẩn Gram dương so với vi khuẩn
gram âm. Vi khuẩn nhạy cảm nhất với Hoàng bá là Streptococcus pyogenes [55]. Đối
với các vi khuẩn trong khoang miệng, Hoàng bá có tác dụng ức chế mạnh vi khuẩn
Porphyromonas gingivalis; ức chế vừa phải Streptococcus mutans; ức chế một phần
Streptococcus sanguis. Tuy nhiên Hoàng bá không có tác dụng ức chế đối với
Streptococcus gây ra viêm màng phổi [57]. Vi khuẩn Mycoplasma hominis gây nhiễm
trùng đường sinh dục và đường hô hấp trên ở người rất nhạy cảm với Hoàng bá.
 Tác dụng bảo vệ dạ dày
Các alcaloid trong Hoàng bá có khả năng làm giảm diện tích các vết loét. Không
những thế tác dụng chống loét của tất cả các alcaloid này có thể vượt trội hơn so với
omeprazole. Bên cạnh đó, các alcaloid còn làm tăng đáng kể mức độ tăng trưởng biểu
bì [54]. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng Hoàng bá có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày thông
qua các hợp chất sulfhydryl nội sinh và các hợp chất nhạy cảm với diethyl
dithiocarbamat [51].
 Tác dụng chống ung thư
Theo tài liệu nghiên cứu, có 3 hợp chất trong Hoàng bá được phát hiện có tác dụng
ức chế 3 loại tế bào ác tính bao gồm các dòng tế bào ung thư bạch cầu K562 và HEL,
dòng tế bào ung thư vú MDA và dòng tế bào ung thư tuyến tiền liệt PC3 [50]. Có 9 hợp
chất của Hoàng bá có tác dụng hiệu quả nhất trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến, bao
gồm:


magnoflorin-O-glucuronide,

tetrahydro

phy-droxybenzyl)-6,

isoquinolin-7-O-p-D-glucopyranosid,

7-dihydroxy-N-methyl

magnoflorin,

menisperin-O-

glucuronide, menisperin, berberin, Jatrorrhizin, obaculacton, andobacunon [38].
Polysacarid từ dịch chiết nước của Xuyên hoàng bá có tác dụng kích hoạt tế bào miễn
dịch của cơ thể như NK cell là một tế bào miễn dịch đặc hiệu có chức năng nhận biết và
tiêu diệt tế bào ung thư [46].
 Tác dụng chống oxy hóa
Hoạt tính chống oxy hóa của Quan Hoàng bá tỷ lệ thuận với nồng độ chiết xuất
của nó. Bên cạnh đó, dịch chiết ethanol của Hoàng bá thể hiện tác dụng chống oxy hóa
10


tốt hơn dịch chiết nước do có nồng độ các phenolic và flavonoid cao hơn [55]. Một số
nghiên cứu đã chỉ ra rằng phellodendrin từ Hoàng bá có thể đóng vai trò chống oxy hóa
bằng cách điều chỉnh con đường AKT/NF-𝜅B trong phôi cá ngựa. Ngoài ra,
phellodendrin có thể hoạt hóa AKT và NF-𝜅B, IKK và COX-2, điều đó dẫn đến sự điều
hòa dương của các protein chống oxy hóa [37].
 Tác dụng khác

Hoàng bá kích thích phát triển xương theo chiều dọc [36]. Ngoài ra, Hoàng bá còn
có thể kích hoạt hệ thống fibrinogen nên có tác dụng cầm máu [41]. Magnoflorin và
phellodendrin có trong Hoàng bá có thể ức chế đáp ứng miễn dịch [43].
1.2.3.5. Công dụng và liều dùng
- Thuốc bổ đắng, giúp kích thích tiêu hóa. Hoàng bá được dùng trong điều trị kiết
lỵ, tiêu chảy, hoàng đản do viêm ống mật, viêm đường tiết niệu, đái đục, trĩ, đau mắt,
viêm tai, di tinh, phụ nữ khí hư, sốt, ra mồ hôi trộm. Ngày dùng 6 - 12g dạng thuốc sắc
hay thuốc bột [6], [14].
- Điều trị các bệnh viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa có mủ, viêm xoang
hàm mạn tính [17].
- Điều trị viêm âm đạo do trùng roi, viêm gan cấp tính, sốt, bụng trướng, đau vùng
gan, tiểu tiện đỏ. Ngoài ra, Hoàng bá còn có công dụng điều trị cao huyết áp, suy nhược
tâm thần. Liều dùng dùng 4 - 16g/ngày, dạng thuốc sắc, rượu thuốc [17].
- Dùng ngoài để rửa mắt, đắp chữa mụn nhọt, vết thương [6], [14].
- Dùng làm nguyên liệu chiết berberin [6], [14].
- Đông y coi Hoàng bá có vị đắng, lạnh, không độc có tác dụng tả tướng hỏa, thanh
thấp nhiệt.
Một số bài thuốc có Hoàng bá:
Kiện vị kém tiêu hóa, hoàng đản do viêm ống mật: Hoàng bá 12 g, chi tử 12 g, cam
thảo 6 g, nước 600 ml. Sắc còn 200 ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
Người có thai đi lỵ: Hoàng bá tẩm mật sao cho cháy, tán nhỏ. Dùng một củ tỏi
nướng chín, bóc vỏ giã nát thêm bột Hoàng bá vào viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần
mỗi lần 30 - 40 viên.
Lở miệng, loét lưỡi: Hoàng bá chẻ nhỏ, ngậm. Nước có thể nuốt hay nhổ đi.

11


1.2.4. Hoàng đằng
1.2.4.1. Nguồn gốc, tiềm năng và trữ lượng.

Vị thuốc là thân già và rễ phơi khô của cây Hoàng đằng (Fibraurea recisa Pierre
hay F.tinctoria Lour.), họ Tiết dê (Menispermaceae) [17]. Chi Fibraurea ở châu Á và ở
Việt Nam có 2 loài Fibraurea tinctoria Lour. và Fibraurea recisa Pierre.
Cả hai loài đều phân bố tương đối phổ biến ở khắp các vùng núi thấp (từ 1000m
trở xuống) và trung du cả hai miền Nam, Bắc của Việt Nam. Mức độ phân bố phong
phú hơn ở các vùng núi từ Nghệ An trở vào đặc biệt các tỉnh Tây Nguyên và Đông Tây
Nguyên, Sông Bé và Tây Ninh. Riêng loài Fibraurea recisa Pierre có nhiều hơn ở các
tỉnh Tây Nguyên [18]. Hoàng đằng có giá trị cả về kinh tế và khoa học, được sử dụng
nhiều trong y học cổ truyền. Trong tự nhiên, loài cây này trước đây rất phong phú nhưng
do khai thác không bền vững nên hiện nay có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hoàng đằng chủ
yếu được xuất sang thị trường Trung Quốc.
1.2.4.2. Đặc điểm cảm quan
Những đoạn thân và rễ hình trụ thẳng hoặc hơi cong, dài 10 cm đến 30 cm, đường
kính 0,6 cm đến 3 cm. Mặt ngoài màu nâu có nhiều vân dọc và sẹo của cuống lá (đoạn
thân) hay sẹo của rễ con (đoạn rễ). Mặt cắt ngang có màu vàng gồm 3 phần rõ rệt: phần
vỏ hẹp; phần gỗ có những tia ruột xếp thành hình nan hoa bánh xe; phần ruột ở giữa tròn
và hẹp. Thể chất cứng, khó bẻ gãy, vị đắng [8].
1.2.4.3. Thành phần hóa học
Hoạt chất trong Hoàng đằng là alcaloid, trong đó alcaloid chính là palmatin
(chiếm tỷ lệ 1-2%). Ngoài ra còn một ít jatrorrhizin và columbamin, magnoflorin,
palmatrubin [6], [14].
Ngoài ra, Irokawa và cộng sự tìm thấy ba diterpenglycosid là tenophylloloside 3,
fibleucinoside 4 và fibraurinoside 5 có trong Hoàng đằng. Trước đó, một số tác giả đã
phát hiện được hai diterpen khác là fibleucine 1 và fibraucine 2 [14].
1.2.4.4. Tác dụng dược lý
Bên cạnh các tác dụng dược lý của berberin, Hoàng đằng còn được nghiên cứu tác
dụng kháng khuẩn của palmatin:
Theo Phạm Duy Mai và cộng sự, palmatin trong Hoàng đằng có khả năng ức chế
tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) và phế cầu khuẩn (Streptococcus), còn đối với các loại


12


vi khuẩn khác (lỵ, thương hàn…) thì không thấy có tác dụng rõ rệt. Tác dụng ức chế vi
khuẩn của palmatin kém hơn so với các loại kháng sinh thông thường [6], [14].
1.2.4.5. Công dụng và liều dùng
Dùng làm thuốc chữa đau mắt, sốt rét, lỵ, bệnh về gan, chữa viêm ruột, tiêu chảy
và dùng làm thuốc bổ đắng. Liều dùng đối với thuốc bổ đắng là 0,20-0,40 g/ngày; thuốc
sắc chữa viêm ruột, tiêu chảy, lỵ dùng với liều 4-12 g/ngày [6], [14].
Làm nguyên liệu chiết palmatin. Palmatin clorid chiết từ Hoàng đằng dùng chữa
tiêu chảy, lỵ. Dùng dưới dạng viên: người lớn uống 5 - 10 viên/ngày (0,02 g/viên), trẻ
em dùng viên 0,005 g, uống tùy theo tuổi. Liều hàng ngày chia ra 2 hay 3 lần uống [6],
[14].
Đơn thuốc có Hoàng đằng: Hoàng đằng tán bột làm thành viên 0,01 g. Ngày uống
10 - 20 viên để chữa lỵ amip và trực trùng [14].
Có thể dùng palmatin để điều chế ra tetrahydropalmatin là một chất có tác dụng an
thần [6].

13


Chương 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu
 Thu thập nhiều mẫu trên thực địa và thị trường chia thành 4 nhóm nghiên cứu:
Hoàng liên, Vàng đắng, Hoàng bá và Hoàng đằng.
 Mẫu Hoàng liên: Thu mua trên thị trường.
 Mẫu Vàng đắng: Thu mua trên thị trường miền Trung và được cung cấp bởi Công
ty Cổ phần xuất nhập khẩu dược liệu Việt Nam.
 Mẫu Hoàng bá: Thu mua trên thị trường và lấy mẫu tại Sa Pa.

 Mẫu Hoàng đằng: Thu mua trên thị trường và lấy mẫu tại Lào Cai.
 Cách thức lấy mẫu:
Đối với mỗi dược liệu nghiên cứu: Lấy 50 g mẫu ở từng bao gói.
 Tạo mẫu đồng nhất: Mẫu sau khi lấy được trộn đều để có một mẫu đồng nhất dùng
cho thử nghiệm [6].
2.1.2. Hóa chất
 Dược liệu khô: Khoảng 50 g mỗi dược liệu
 Dung môi: Ethanol 90% (2000 ml), ethanol 25% (200 ml), chloroform (1000 ml),
ether dầu hỏa (80 ml), dd H2SO4 5%, dung dịch H2SO4 1N, dung dịch NH3 6N (80 ml).
Ngoài ra còn có methanol, ethylacetat, n-butanol, acid acetic, acid formic và nước.
 Thuốc thử: anhydrid acetic, H2SO4 đặc, TT bouchardat, TT dragendoff, TT mayer,
dd FeCl3 5%, HCl đặc, gelatin, chì acetat 10%, dung dịch NaOH 10%, dung dịch NH3
đặc, dung dịch H2SO4 đặc, TT Diazo, bột Mg, acid piric, chì acetat 30%, tinh thể
Na2CO3…
 Chất đối chiếu Berberin clorid (lấy mẫu từ Viện Dược liệu) .
2.1.3. Máy móc và dụng cụ nghiên cứu
- Hệ thống sắc ký bản mỏng bán tự động CAMAG (HPTLC): Máy chấm Linomat
5, buồng chụp ảnh TLC Visualizer
- Tủ sấy MEMMERT (Đức)
- Máy xay
- Bếp điện Goldsun
- Cân kỹ thuật Sartorius TE412
- Cân phân tích Precisa (xuất xứ Thụy Sỹ)
14


- Kính hiển vi truyền hình Camera DMLS Leica
- Máy ảnh kỹ thuật số
- Trắc vi thị kính, trắc vi vật kính
- Bản mỏng HPTLC Silica gel 60 F254 (Merk) dành cho HPTLC và TLC.

- Bình triển khai sắc ký
- Các dụng cụ thủy tinh: cốc có mỏ 50, 100 và 250 ml; pipet 1, 2, 5, 10 ml; đũa thủy
tinh; phễu thủy tinh; bình nón 100 ml, 50 ml; bình gạn 50 ml, 100 ml; ống nghiệm lớn,
ống nghiệm nhỏ.
- Dao lam
- Giấy lọc
- Đèn tử ngoại
- Các dụng cụ khác trong phòng thí nghiệm: thuyền tán, cối, chày, bát sứ, khay tráng
men…
2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nội dung nghiên cứu
2.2.1.1. Mô tả đặc điểm cảm quan
2.2.1.2. Nghiên cứu đặc điểm hiển vi
- Nghiên cứu cấu tạo giải phẫu
- Nghiên cứu đặc điểm hiển vi bột dược liệu
2.2.1.3. Định tính thành phần hóa học
- Định tính các nhóm hợp chất chính trong dược liệu bằng phản ứng hóa học.
- Định tính alcaloid bằng sắc ký lớp mỏng.
+ Chiết xuất alcaloid toàn phần.
+ Tiến hành sắc ký lớp mỏng.
+ Phát hiện vết bằng thiết bị UV-Visualizer.
2.2.2.Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Mô tả đặc điểm cảm quan
Quan sát, mô tả hình dạng, màu sắc, mùi vị, kích thước dược liệu bằng mắt thường
và chụp ảnh.
2.2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm hiển vi
Nghiên cứu đặc điểm vi phẫu thân rễ Hoàng liên, vỏ thân Hoàng bá đã bị cạo bỏ
lớp bần theo phương pháp ghi trong tài liệu thực tập Dược liệu [3].
15



Tiến hành làm vi phẫu thân rễ Hoàng liên, vỏ thân Hoàng bá đã bị cạo bỏ lớp bần
theo phương pháp trong tài liệu Kiểm nghiệm Dược liệu bằng phương pháp hiển vi [16]
gồm các bước:
+ Chọn mặt cắt ngang của thân rễ Hoàng liên, vỏ thân Hoàng bá mang đầy đủ đặc
điểm của dược liệu.
+ Làm mềm thân rễ Hoàng liên bằng phương pháp làm mềm lạnh, làm mềm vỏ thân
Hoàng bá bằng phương pháp làm mềm nóng.
+ Sử dụng dụng cụ cắt vi phẫu cầm tay để cắt tiêu bản mẫu nghiên cứu: Cắt cốt khoai,
đặt đoạn dược liệu đã làm mềm vào trong cốt, cắt và lựa chọn những lát cắt mỏng.
+ Tẩy lát cắt dược liệu bằng Javen trong 15 phút sau đó ngâm tiếp trong Cloramin B
bão hòa tới khi lát cắt trắng hoàn toàn để tẩy sạch các chất trong tế bào, chỉ giữ lại màng
tế bào và tinh thể nhằm quan sát tiêu bản dễ hơn.
+ Rửa sạch bằng nước cất nhiều lần.
+ Ngâm Cloralhydrat 75% trong 20 phút để tẩy tinh bột khoai còn dính trên lát cắt,
tinh bột trong thân rễ Hoàng liên, vỏ thân Hoàng bá và cũng làm tiêu bản sáng hơn.
+ Rửa lại nhiều lần bằng nước.
+ Ngâm trong dung dịch acid acetic 5% để tẩy clorid của Cloramin B và Cloralhydrat
75% còn sót lại đồng thời trung hòa Javen.
+ Rửa lại nước cất
+ Ngâm xanh methylen đã pha loãng trong vòng 1 phút
+ Rửa lại nhiều lần bằng nước cất
+ Ngâm đỏ carmin trong vòng 1 phút
+ Rửa sạch nhiều lần bằng nước cất.
Quan sát, mô tả cấu tạo giải phẫu thân rễ Hoàng liên, vỏ thân Hoàng bá qua kính
hiển vi.
Chụp lại các đặc điểm cấu tạo giải phẫu đặc trưng.
Khảo sát đặc điểm bột dược liệu: Mẫu nghiên cứu được cắt nhỏ, sấy khô ở nhiệt
độ 600C, tán và rây qua rây để thu được bột mịn đồng nhất. Soi bột trong nước dưới kính
hiển vi, xác định các thành phần trong bột dược liệu.

2.2.2.3. Định tính thành phần hóa học
 Định tính bằng các phản ứng hóa học thường quy
Định tính bằng phản ứng hóa học theo tài liệu Dược liệu học [3], [4], [5], [6].
16


 Chuẩn bị dược liệu:
Sấy khô dược liệu ở 600C, nghiền nhỏ thành bột bằng máy xay.
 Quy trình thực hiện:
Quy ước: Ống nghiệm nhỏ: dung tích 5 ml; ống nghiệm lớn: dung tích 20 ml.
* Định tính alcaloid
Khác với đa số các alcaloid, berberin dạng muối clorid rất khó tan trong nước,
dạng base khó tan trong dung môi hữu cơ nên chia phần định tính alcaloid thành 2 phần:
định tính berberin và định tính các alcaloid khác ngoài berberin.
Tiến hành: Cân 1 g bột dược liệu, cho vào bình nón dung tích 50ml. Thêm 30 ml dung
dịch acid sulfuric 1N. Đun đến sôi, để nguội, lọc dịch lọc rồi chia thành 2 phần bằng
nhau:
- Phần 1 (Định tính alcaloid khác ngoài berberin): Đưa vào bình gạn dung tích 125
ml. Kiềm hóa dịch lọc bằng dung dịch amoniac 6N đến PH = 9 - 10. Chiết alcaloid base
bằng chloroform (chiết 3 lần, mỗi lần 5ml). Gộp các dịch chiết chloroform, loại nước
bằng natri sulfat khan, dịch chiết choloroform đem làm phản ứng định tính. Lấy một
phần dịch chiết chloroform đã được chuẩn bị ở trên, đem lắc với acid sulfuric 1N hai
lần, mỗi lần 5ml. Gộp các dịch chiết nước.
- Phần 2 (Định tính Berberin): Thêm natri clorid vào dịch lọc khuấy mạnh cho tan
hết natri clorid rồi để một thời gian cho berberin kết tủa. Gạn lấy phần tủa sau đó hòa
tan tủa trong ethanol 96o, lấy dịch làm phản ứng định tính.
Đối với cả 2 phần sau khi thu được dịch làm phản ứng định tính, chia đều vào 4
ống nghiệm nhỏ, mỗi ống nghiệm 1ml. Nhỏ vào từng ống nghiệm 2 - 3 giọt lần lượt các
thuốc thử sau:



Ống 1: Thuốc thử Mayer, phản ứng dương tính khi xuất hiện tủa màu từ trắng

đến vàng.
 Ống 2: Thuốc thử Bouchardat, phản ứng dương tính khi xuất hiện tủa nâu đến đỏ
nâu.
 Ống 3: Thuốc thử Dradendorff, phản ứng dương tính khi xuất hiện tủa vàng cam
đến đỏ.
 Ống 4: Dung dịch nước bão hòa acid piric, phản ứng dương tính khi xuất hiện tủa
vàng.
* Định tính flavonoid
17


×