Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

HOÀNG THỊ ÁNH NHẬT NGHIÊN cứu bào CHẾ VI NHŨ TƯƠNG DICLOFENAC ĐỊNH HƯỚNG DÙNG TRÊN mắt KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 62 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
––––––––––

HOÀNG THỊ ÁNH NHẬT

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
VI NHŨ TƯƠNG DICLOFENAC
ĐỊNH HƯỚNG DÙNG TRÊN MẮT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
––––––––––

HOÀNG THỊ ÁNH NHẬT
MÃ SINH VIÊN: 1701435

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
VI NHŨ TƯƠNG DICLOFENAC
ĐỊNH HƯỚNG DÙNG TRÊN MẮT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
ThS. Phạm Văn Hùng
Nơi thực hiện:


Bộ môn Công nghiệp dược

HÀ NỘI – 2022


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ sự kính trọng và gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS.
Nguyễn Thị Thanh Duyên - người thầy đã hết sức tận tình chỉ bảo, quan tâm và động
viên em trong q trình thực hiện đề tài khóa luận này.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến ThS. Phạm Văn Hùng - người thầy ln
quan tâm, giúp đỡ, tận tình hướng dẫn em có những hướng đi đúng đắn hơn trong suốt
thời gian nghiên cứu khoa học cũng như thực hiện đề tài khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên bộ môn Công
nghiệp Dược – Trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ và tạo nhiều điều kiện thuận
lợi để em hồn thành khóa luận này.
Em cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Trường Đại học Dược Hà
Nội, trong suốt 5 năm học đại học đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý
báu để em tự tin hơn trong những tháng ngày sắp tới.
Em xin cảm ơn bạn Ngô Thị Huyền, bạn Ngô Văn Tiệp, bạn Hà Huy Thái, bạn
Dương Đức Trung – những người bạn đã cùng em thực hiện nghiên cứu tại phịng thí
nghiệm Bào chế cơng nghiệp, cảm ơn vì đã ln đồng hành, hỗ trợ và động viên tinh
thần em rất nhiều trong suốt khoảng thời gian khó khăn vừa qua. Em xin cảm ơn chị
Nguyễn Thị Quyên, chị Lê Thị Mai Sương, chị Mai Phương Quỳnh, bạn Trần Thị Mai
Hương, bạn Bùi Phương Thảo, bạn Trần Thị Minh Thu, bạn Đỗ Thị Huyền Thương, các
bạn ở phòng thí nghiệm Tổng hợp hóa dược, các bạn ở viện Cơng nghệ Dược phẩm
Quốc gia, các em khóa 73 ở phịng thí nghiệm Bào chế cơng nghiệp đã ln tận tình
giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài.
Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình em, những người ln là hậu
phương vững chắc, là động lực tinh thần, những người luôn ủng hộ, cổ vũ em bước trên
con đường này.

Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2022
Sinh viên

Hoàng Thị Ánh Nhật


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................2
1.1.Tổng quan về acid diclofenac .............................................................................2
1.1.1. Cơng thức hóa học .........................................................................................2
1.1.2. Tính chất lý, hóa ............................................................................................2
1.1.3. Tác dụng, chỉ định .........................................................................................2
1.2. Tổng quan về vi nhũ tương ................................................................................3
1.2.1. Khái niệm vi nhũ tương .................................................................................3
1.2.2. Thành phần vi nhũ tương...............................................................................3
1.2.3. Cấu trúc của vi nhũ tương .............................................................................5
1.2.4. Ưu, nhược điểm của vi nhũ tương .................................................................5
1.2.5. Sự khác biệt giữa vi nhũ tương, nhũ tương và nano nhũ tương ....................6
1.3. Các rào cản chính đối với sự hấp thu thuốc trên bề mặt mắt ........................6
1.4. Một số phương pháp đánh giá tính kích ứng mắt ...........................................8
1.4.1. Thử nghiệm thử tính kích ứng mắt trên thỏ ..................................................8
1.4.2. Phương pháp kiểm tra độ mờ đục và độ thấm của giác mạc bị (BCOP)......8
1.4.3. Phương pháp sử dụng biểu mơ tái tạo giống giác mạc người (RhCE) ..........8
1.4.4. Phương pháp đánh giá khả năng gây kích ứng mắt trên màng đệm trứng gà
(HET-CAM Test) ....................................................................................................9
1.5. Một số nghiên cứu về vi nhũ tương ...................................................................9

1.5.1. Một số nghiên cứu về vi nhũ tương trong nước ............................................9
1.5.2. Một số nghiên cứu về vi nhũ tương ngoài nước ..........................................11
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .............................................................................................................14
2.1. Nguyên liệu, thiết bị và động vật thí nghiệm .................................................14
2.1.1. Nguyên liệu .................................................................................................14
2.1.2. Thiết bị.........................................................................................................14
2.1.3. Động vật thí nghiệm ....................................................................................15
2.2. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................15
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................15
2.3.1. Phương pháp bào chế ..................................................................................15
2.3.2. Phương pháp đánh giá .................................................................................16


2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu và trình bày kết quả ..........................................23
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................24
3.1. Kết quả nghiên cứu tiền công thức .................................................................24
3.1.1. Kết quả bào chế dược chất acid diclofenac .................................................24
3.1.2. Kết quả thẩm định phương pháp định lượng acid diclofenac trong vi nhũ
tương ......................................................................................................................26
3.1.3. Kết quả xây dựng giản đồ pha và đánh giá ảnh hưởng của các thành phần
đến sự hình thành của vi nhũ tương khơng chứa dược chất ..................................28
3.2. Kết quả bào chế và đánh giá vi nhũ tương acid diclofenac ..........................34
3.2.1. Các công thức bào chế vi nhũ tương acid diclofenac ..................................34
3.2.2. Kết quả đánh giá một số đặc tính của vi nhũ tương acid diclofenac ...........35
3.3. Bàn luận .............................................................................................................45
3.3.1. Về nghiên cứu tiền công thức ......................................................................45
3.3.2. Về bào chế và đánh giá vi nhũ tương acid diclofenac .................................47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BKC

Phần viết đầy đủ
Biopharmaceutics classification system (hệ thống phân loại sinh
dược học)
Benzalkonium clorid

CDDH

Chất đồng diện hoạt

CDH

Chất diện hoạt

DA

Acid diclofenac

DĐVN

Dược điển Việt Nam

D/N


Dầu/ nước

EtOH

Ethanol

GDP

Giản đồ pha

HLB

Hydrophilic-lipophilic balance (hằng số cân bằng dầu/nước)

IPM

Isopropyl myristat

kl

Khối lượng

N/D

OA

Nước/ dầu
Nonsteroidal anti-inflammatory drugs (thuốc chống viêm không
steroid)
Acid oleic


PEG 400

Polyethylen glycol 400

PDI

Polydispersity index (chỉ số đa phân tán)

SD

Standard deviation (độ lệch chuẩn)

TB

Trung bình

tt

Thể tích

VNT

Vi nhũ tương

Phần viết tắt
BCS

NSAIDs



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Một số dung môi dầu cho vi nhũ tương nhãn khoa ........................................3
Bảng 1.2. Một số chất diện hoạt cho vi nhũ tương nhãn khoa ........................................4
Bảng 1.3. Một số diểm khác biệt giữa vi nhũ tương, nhũ tương, nano nhũ tương..........6
Bảng 2.1. Các nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu...................................................14
Bảng 2.2. Các thiết bị sử dụng trong nghiên cứu ..........................................................14
Bảng 2.3. Thành phần công thức dự kiến trong nghiên cứu .........................................16
Bảng 2.4. Bảng điểm đánh giá sự sung huyết, xuất huyết và đông máu trong thử nghiệm
HET-CAM .....................................................................................................................23
Bảng 2.5. Phân loại kích ứng theo hệ thống điểm HET-CAM .....................................23
Bảng 3.1. Kết quả xác định sơ bộ giới hạn tạp Cl- ........................................................24
Bảng 3.2. Kết quả xác định sơ bộ giới hạn tạp Na+.......................................................24
Bảng 3.3. Độ tan của acid diclofenac trong một số tá dược ..........................................25
Bảng 3.4. Mối tương quan giữa độ hấp thụ và nồng độ acid diclofenac trong dung dịch..26

Bảng 3.5. Mối tương quan giữa hiệu độ hấp thụ của mẫu S2 và mẫu B2 với nồng độ acid
diclofenac trong dung dịch ............................................................................................27
Bảng 3.6. Kết quả thẩm định độ đúng ...........................................................................27
Bảng 3.7. Kết quả thẩm định độ lặp lại và độ chính xác trung gian .............................28
Bảng 3.8. Các công thức bào chế vi nhũ tương acid diclofenac ...................................34
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá độ ổn định của vi nhũ tương acid diclofenac ....................35
Bảng 3.10. Tỷ lệ dược chất giải phóng của các mẫu vi nhũ tương acid diclofenac (n=1) .37

Bảng 3.11. pH của các mẫu vi nhũ tương acid diclofenac (TB ± SD, n=3) ..................40
Bảng 3.12. Chỉ số khúc xạ của vi nhũ tương acid diclofenac (TB ± SD, n=3) .............41
Bảng 3.13. Sức căng bề mặt của các mẫu vi nhũ tương acid diclofenac (TB, n=6) .....41
Bảng 3.14. Đánh giá các đặc tính của mẫu CT7 trước và sau khi tiệt khuẩn ................42
Bảng 3.15. Kết quả đánh giá tính kích ứng mắt (TB, n=3) ...........................................44



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của acid diclofenac ..............................................................2
Hình 1.2. Cấu trúc của hệ vi nhũ tương [33] ...................................................................5
Hình 1.3. Các rào cản chính đối với sự hấp thu thuốc trên bề mặt mắt. .........................7
Hình 2.1. Ảnh chụp các phản ứng của CAM [50] .........................................................22
Hình 3.1. Mối tương quan giữa độ hấp thụ và nồng độ acid diclofenac trong dung dịch ..26

Hình 3.2. Mối tương quan giữa hiệu độ hấp thụ của mẫu S2 và mẫu B2 với nồng độ acid
diclofenac trong dung dịch ............................................................................................27
Hình 3.3. Giản đồ pha khi sử dụng dung môi dầu là acid oleic, chất diện hoạt là Acrysol
K140, chất đồng diện hoạt là PEG 400 .........................................................................29
Hình 3.4. Giản đồ pha khi sử dụng dung môi dầu là acid oleic, chất diện hoạt là Tween
80, chất đồng diện hoạt là PEG 400 ..............................................................................30
Hình 3.5. Giản đồ pha khi sử dụng dung môi dầu là IPM, chất diện hoạt là Tween 80,
chất đồng diện hoạt là PEG 400 ....................................................................................32
Hình 3.6. Giản đồ pha khi sử dụng dung môi dầu là IPM, chất diện hoạt là Tween 80,
chất đồng diện hoạt là Transcutol P ..............................................................................33
Hình 3.7. Kích thước tiểu phân, PDI của các mẫu vi nhũ tương acid diclofenac .........36
Hình 3.8. Ảnh hưởng của tỷ lệ Smix/ dầu đến khả năng giải phóng dược chất ............38
Hình 3.9. Ảnh hưởng của lượng dầu đến khả năng giải phóng dược chất ....................39
Hình 3.10. Tỷ lệ dược chất giải phóng của mẫu CT2, CT5 ..........................................39
Hình 3.11. Ảnh hưởng của loại pha nước đến khả năng giải phóng dược chất ............40
Hình 3.12. Hình ảnh đánh giá tính kích ứng bằng HET-CAM của mẫu CT1-CT7 ......44


ĐẶT VẤN ĐỀ
Mắt là một cơ quan phức tạp với nhiều rào cản vật lý và sinh hóa để chống lại các
mầm bệnh và các tác nhân hóa học. Những rào cản này bảo vệ mắt, đồng thời cũng khiến
thuốc nhãn khoa khó đạt được mục tiêu điều trị. Hiện nay, thuốc nhỏ mắt chiếm gần

90% các loại thuốc nhãn khoa hiện có trên thị trường. Thuốc nhỏ mắt là một nền tảng
phân phối thuốc có thể tránh được nồng độ thuốc cao trong máu, từ đó giảm thiểu tác
dụng khơng mong muốn tồn thân. Thuốc nhỏ mắt cịn dễ dung nạp hơn cho bệnh nhân
so với các phương pháp xâm lấn như tiêm và cấy ghép trong da [58].
Diclofenac một dược chất điển hình của nhóm NSAIDs, có khả năng ngăn chặn sự
co đồng tử xảy ra trong quá trình lấy tinh thể đục, làm giảm viêm và đau trong tổn
thương biểu mô giác mạc sau phẫu thuật [3]. Các chế phẩm thuốc nhỏ mắt diclofenac
hiện có trên thị trường chủ yếu ở dạng dung dịch natri diclofenac 0,1%, có hiệu quả điều
trị khơng cao, thời gian tác dụng ngắn nên người bệnh phải dùng thuốc ít nhất 3 – 5 lần
một ngày [24].
Vi nhũ tương là dạng bào chế hiện đại, có tiềm năng thay thế các dạng bào chế
nhãn khoa thơng thường. Vi nhũ tương có thành phần chính là dầu, chất diện hoạt và
đồng diện hoạt, có ưu điểm làm tăng khả năng bám dính, kéo dài thời gian lưu thuốc
trước giác mạc. Dược chất được hịa tan trong pha nước hoặc pha dầu, do có mặt chất
nhũ hóa nên dễ dàng khuếch tán vào màng nước mắt và thấm qua giác mạc tốt hơn. Vi
nhũ tương có khả năng tạo dạng bào chế cho các dược chất kém tan trong nước vì cấu
trúc của chúng cho phép hòa tan thuốc thân lipid trong pha dầu [23], [57].
Để cải thiện sinh khả dụng của diclofenac khi dùng cho mắt và tiếp cận dạng bào
chế mới là vi nhũ tương, đề tài “Nghiên cứu bào chế vi nhũ tương diclofenac định
hướng dùng trên mắt” được tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: Bào chế được vi nhũ
tương chứa acid diclofenac định hướng dùng trên mắt và đánh giá được một số đặc tính
của vi nhũ tương.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.Tổng quan về acid diclofenac
1.1.1. Công thức hóa học
- Cơng thức cấu tạo:


Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của acid diclofenac
- Tên khoa học: 2 - [2- (2,6-dicloanilino) phenyl] acid acetic.
- Công thức phân tử: C14H11Cl2NO2.
- Khối lượng phân tử: 296,149 [59].
1.1.2. Tính chất lý, hóa
- Cảm quan: bột kết tinh màu trắng hoặc gần trắng, hơi hút ẩm.
- Độ tan: acid diclofenac (DA) rất ít tan trong nước, độ tan phụ thuộc pH nằm trong
khoảng từ 17,8 mg/L ở pH trung tính; ít hơn 1 mg/L ở pH acid. DA thuộc nhóm II trong
BCS, tan kém nhưng thấm tốt [30]. Độ tan của DA trong dầu thầu dầu, dầu lạc, dầu
hướng dương lần lượt là 1,633; 0,72; 0,549 (% kl/tt) [52]; trong dầu ngô, dầu hạnh nhân,
Miglyol 810, Miglyol 812, Miglyol 829, Labrafac PG, Labrafac lipophile ở 20 ± 2 oC
lần lượt là 0,34; 0,41; 0,82; 0,73; 1,15; 0,93; 0,85 (% kl/kl) [40].
- Hệ số phân bố dầu nước (n - octanol/nước): log P = 4,51 [59].
- DA có tính acid yếu, pKa = 4,0 [30].
- Định tính:
+ Dung dịch DA trong ethanol có phản ứng với dung dịch kali fericyanid, sắt (III) clorid,
acid hydrocloric cho màu xanh, có tủa [2], [12].
+ Đo phổ hồng ngoại, sắc ký lớp mỏng: so sánh với chất chuẩn [2].
- Định lượng:
+ Chuẩn độ trong môi trường khan (dung dịch kali hydroxyd trong methanol trong môi
trường cloroform [12]).
+ Đo mật độ quang [1].
+ Sắc kí lỏng hiệu năng cao HPLC [2].
1.1.3. Tác dụng, chỉ định
Diclofenac thuộc nhóm chống viêm khơng steroid - NSAIDs, có tác dụng ức chế
tổng hợp prostagladin rõ rệt, tạo ra tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh.
2



Cơ chế tác dụng: diclofenac là một chất ức chế mạnh hoạt tính của cyclooxygenase,
do đó làm giảm đáng kể sự tạo thành prostaglandin, prostacyclin và thromboxan là
những chất trung gian của q trình viêm. Diclofenac cũng điều hịa con đường
lipoxygenase và sự kết tụ tiểu cầu [3].
Dược động học: diclofenac gắn mạnh nhưng thuận - nghịch với protein, chủ yếu là
albumin. Thời gian bán thải của diclofenac khoảng 1 - 2 giờ [3].
Hiện nay trên thị trường mới chỉ có dung dịch thuốc nhỏ mắt chứa natri diclofenac
(NaDC), bao gồm các biệt dược: Diclofenac Solium Ophthalmic Solution (Apotex),
Diclofenac Sodium Ophthalmic Solution (Falcon), Voltaren Ophthalmic (Novartis)...
với nồng độ 0,1 %.
Chỉ định: dung dịch nhỏ mắt 0,1% natri diclofenac giảm đau các tổn thương biểu
mô do chấn thương, phẫu thuật, điều trị viêm sau phẫu thuật, các bệnh viêm mạn tính
khơng lây nhiễm, ngăn ngừa thu hẹp đồng tử trong phẫu thuật đục thủy tinh thể,
giảm các triệu chứng do viêm màng kết mạc [53].
1.2. Tổng quan về vi nhũ tương
1.2.1. Khái niệm vi nhũ tương
“Vi nhũ tương là hệ phân tán vi dị thể, gồm pha dầu, pha nước phân tán đồng nhất
vào nhau và ổn định bởi chất diện hoạt trên bề mặt phân cách hai pha, có tính đẳng
hướng về mặt quang học, ổn định về mặt nhiệt động học giống như một dung dịch lỏng”
[33].
1.2.2. Thành phần vi nhũ tương
Vi nhũ tương gồm những thành phần cơ bản sau: pha dầu, pha nước, chất diện hoạt
(CDH), chất đồng diện hoạt (CDDH).
Pha dầu: nhiều loại dầu có thể dùng được, bao gồm dầu thực vật, glycerid, một
phần glycerid của acid béo chuỗi trung bình và khơng bão hịa và ester polyalcol của
acid béo chuỗi trung bình [31]. Các đặc tính hóa lý của dung mơi dầu phải được biết và
hiểu để sử dụng chúng trong việc phát triển các VNT ở mắt. Các loại dầu có trọng lượng
phân tử nhỏ được ưu tiên sử dụng. Các ester hydrocacbon của acid béo chuỗi trung bình
đóng một vai trị tối ưu trong việc hình thành VNT và thường được sử dụng như một
thành phần của VNT nhãn khoa, được nêu trong bảng 1.1 [27].

Bảng 1.1. Một số dung môi dầu cho vi nhũ tương nhãn khoa
Nhóm
Ví dụ
Ester của acid béo
Ethyl oleat, isopropyl myristat, isopropyl
palmitat
Acid béo đơn khơng bão hịa
Acid oleic
Acid béo bão hịa/ chất béo trung
Capric-caprylic triglycerid (Miglyol 80)
tính trọng lượng phân tử thấp

3


Chất diện hoạt: là các chất làm giảm sức căng bề mặt phân cách hai pha, đóng vai
trị quan trọng trong hình thành VNT. Việc lựa chọn chất diện hoạt là một trong những
bước quan trọng nhất trong thiết kế hệ thống VNT. Một phân tử CDH có thể hịa tan 10
– 30 phân tử dầu (VNT D/N) hoặc 10 – 300 phân tử nước (VNT N/D). Các CDH hòa
tan và giảm sức căng bề mặt giữa pha dầu và nước xuống mức cực thấp (<10-3 mN/m)
[9]. Chính sức căng bề mặt rất thấp này dẫn đến sự tạo nhũ tương tự phát của dầu và
nước hoặc ngược lại [32]. Nồng độ của CDH phải đủ cao (10 – 40%) để ổn định các hạt
nano được tạo ra bởi sức căng bề mặt cực thấp [27].
Các đặc điểm mong muốn khác đối với CDH bao gồm khơng có hoặc độc tính rất
thấp đối với mắt. Trong số các loại CDH khác nhau, CDH khơng ion hóa được ưu tiên
sử dụng vì các ưu điểm của chúng: khơng gây kích ứng, khả năng kéo dài thời gian lưu,
khả năng tăng cường thẩm thấu. Nói chung, tất cả các CDH được sử dụng trong VNT
nhãn khoa phải được nghiên cứu độc tính/ tính kích ứng mắt trên diện rộng vì cần một
lượng lớn CDH để hình thành VNT [34], [36], [47]. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu được
thực hiện về độc tính CDH của VNT. Một số CDH có thể được sử dụng trong việc hình

thành VNT nhãn khoa được nêu trong bảng 1.2 [27].
Bảng 1.2. Một số chất diện hoạt cho vi nhũ tương nhãn khoa
Nhóm
Ví dụ
Ester của glycerol và acid Cremophor EL (macrogol-1500- glycerol tricinoleat),
béo
monobutyl glycerol
Ester của sorbitan và acid Span 20 (sorbitan monolaurat),
béo
Span 80 (sorbitan monooleat)
Ester của polyoxyethylen Tween 20 (polyethylen glycol sorbitan monolaurat),
sorbitan và acid béo
Tween 80 (polyethylen glycol sorbitan monooleat)
Chất đồng diện hoạt: trong hầu các trường hợp nếu chỉ sử dụng một mình chất
diện hoạt thì không đủ làm giảm sức căng bề mặt phân cách pha dầu nước để VNT hình
thành. Để khắc phục tình trạng này, người ta sử dụng thêm một số chất gọi là chất đồng
diện hoạt. Những chất đồng diện hoạt thường là các alcol có độ dài mạch trung bình.
Vai trò của chất đồng diện hoạt:
- Hiệp đồng tác dụng với CDH làm giảm sức căng bề mặt phân cách pha dầu-nước.
- Làm tăng độ linh hoạt bề mặt phân cách pha, do đó làm tăng entropy của hệ, thúc đẩy
quá trình tạo vi nhũ tương.
- Làm thay đổi hệ số phân bố dược chất giữa hai pha dầu – nước, từ đó ảnh hưởng đến
vùng tạo vi nhũ tương và khả năng giải phóng dược chất từ hệ.
Ngồi ra cịn có một số thành phần khác như:
- Chất chống oxy hóa: acid ascorbic, α-tocopherol…
- Chất tăng áp suất thẩm thấu: glycerin, sorbitol, xylitol, muối...
- Chất điều chỉnh pH: natri hydroxyd, acid hydrocloric...
- Chất bảo quản: methyl paraben, propyl paraben, benzalkonium clorid...
4



1.2.3. Cấu trúc của vi nhũ tương
Vi nhũ tương có thể tồn tại 3 dạng cấu trúc sau [18], [33]:
- VNT D/N: các tiểu phân phân tán là các giọt dầu, pha phân tán là pha nước.
- VNT N/D: các tiểu phân phân tán là các giọt nước, pha phân tán là pha dầu.
- VNT hai pha liên tục (bicontinuos phase): khi tỉ lệ pha dầu và pha nước tương đương
nhau có thể xuất hiện trạng thái liên tục, cả pha dầu và pha nước đều là pha liên tục.
Một cơng thức vi nhũ tương có thể tồn tại một, hai, ba hay nhiều hơn các pha riêng
biệt thuộc ba dạng cấu trúc trên ở trạng thái cân bằng với nhau, điều này phụ thuộc vào
nồng độ, bản chất và sự sắp xếp của các phân tử có trong cơng thức. Cấu trúc bên trong
của các pha này có thể là các tiểu phân hình cầu, tiểu phân hình trụ, các lớp (lamellar
structure) hay cấu trúc hai pha liên tục [38], [46].

Cấu trúc N/D

Cấu trúc D/N
Cấu trúc hai pha liên tục

Hình 1.2. Cấu trúc của hệ vi nhũ tương [33]
Việc xác định chính xác cấu trúc của vi nhũ tương không dễ dàng và cần kết hợp
nhiều phương pháp, tuy nhiên là một việc cần thiết do cấu trúc của hệ ảnh hưởng đến
nhiều đặc tính của vi nhũ tương. Một số phương pháp xác định cấu trúc gồm [39], [46]:
đo độ nhớt, đo độ dẫn điện, phân tích nhiệt vi sai (DSC), kính hiển vi điện tử quét (SEM),
kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM),…
1.2.4. Ưu, nhược điểm của vi nhũ tương
 Ưu điểm
- Hệ vi nhũ tương làm tăng khả năng hòa tan của dược chất trong hệ, đặc biệt là với
dược chất ít tan trong nước, do đó có thể làm tăng hấp thu, tăng sinh khả dụng của thuốc.
- Làm tăng độ ổn định của dược chất, đặc biệt đối với các dược chất dễ bị thủy phân
trong nước.

- Hình thức của vi nhũ tương trong, đẹp hơn nhũ tương.
- Bền vững về mặt nhiệt động học, không bị phân lớp sau thời gian dài bảo quản.
- Có thể dùng vi nhũ tương để bào chế dạng thuốc kiểm sốt giải phóng.
- Kỹ thuật bào chế tương đối đơn giản [10].
 Nhược điểm

5


- Vi nhũ tương sử dụng lượng chất diện hoạt khá cao so với hệ khác. Với một số đường
dùng như đường tiêm, uống, nhỏ mắt… cần chú ý chọn chất diện hoạt cũng như giới
hạn về nồng độ của chất diện hoạt nhằm tránh kích ứng hay độc tính.
- Việc xác định thành phần, tỷ lệ trong xây dựng cơng thức vi nhũ tương là tương đối
khó khăn.
- Việc xác định chính xác cấu trúc của hệ vi nhũ tương không đơn giản, cần kết hợp
nhiều phương pháp đánh giá [10].
1.2.5. Sự khác biệt giữa vi nhũ tương, nhũ tương và nano nhũ tương
Vi nhũ tương (microemulsion), nhũ tương (emulsion) và nano nhũ tương
(nanoemulsion) đều là hệ phân tán dị thể có một số thành phần tương tự nhau (pha dầu,
pha nước và chất diện hoạt) tuy nhiên chúng có những điểm khác biệt được trình bày và
minh họa ở bảng 1.3.
Bảng 1.3. Một số diểm khác biệt giữa vi nhũ tương, nhũ tương, nano nhũ tương
Tiêu chí
Vi nhũ tương
Nhũ tương
Nano nhũ tương
Pha dầu, chất diện Pha dầu, chất diện Pha dầu, chất diện
hoạt (tỷ lệ thường từ hoạt (tỷ lệ thường hoạt (tỷ lệ khoảng 3 Thành phần
20% trở lên) [20], thấp hơn), pha nước 10%) [54], chất đồng
chính

chất đồng diện hoạt,
diện hoạt, pha nước
pha nước
Nhỏ, cỡ nanomet, từ Lớn, cỡ micromet, từ Thường từ 100 – 500
Kích thước
10- vài chục nm.
100-1000 nm.
nm [38].
tiểu phân
Độ ổn định
Ổn định, khó tách Khơng ổn định, dễ Khơng ổn định, dễ
nhiệt động học lớp
tách lớp
tách lớp
Trong suốt hoặc Đục như sữa, không Đục như sữa hoặc
trong mờ, cho ánh cho ánh sáng qua đục mờ
sáng đi qua (hoặc tán (phân tán ánh sáng),
xạ ít) do kích thước do kích thước giọt
Hình thức
giọt thường nhỏ hơn lớn hơn bước sóng
¼ bước sóng ánh ánh sáng và đa số
sáng [15]
dầu có chỉ số khúc xạ
lớn hơn nước [15]
Đơn giản, không cần Phức tạp, cần cung Phức tạp, cần cung
Phương pháp
cung cấp nhiều năng cấp nhiều năng cấp nhiều năng
bào chế
lượng
lượng

lượng
1.3. Các rào cản chính đối với sự hấp thu thuốc trên bề mặt mắt
Ở bề mặt mắt, có hai rào cản chính của sự hấp thụ thuốc: màng nước mắt và giác
mạc. Thể tích nước mắt bình thường là 7 μl, mặc dù túi lệ có thể giãn nở tạm thời đến
30 μl sau khi nhỏ thuốc vào mắt, người ta ước tính rằng hầu hết thuốc sẽ bị trôi đi trong
khoảng 15–30 giây do phản xạ chớp mắt và sự phục hồi màng nước mắt nhanh chóng.
Do đó, thời gian tiếp xúc giữa thuốc và màng hấp thu rất ngắn. Tốc độ chảy nước mắt
nhanh (khoảng 1 µl/ phút) sẽ làm giảm sinh khả dụng của thuốc dùng tại chỗ 80–90%.
6


Điều này càng trở nên trầm trọng hơn nếu việc nhỏ thuốc gây ra sự biến đổi pH hoặc áp
suất thẩm thấu của mắt, gây ra phản xạ chảy nước mắt.
Sự hiểu biết về cấu trúc màng nước mắt đã tiến bộ từ lý thuyết truyền thống về cấu
trúc ba lớp (với lipid, chất lỏng và chất nhầy đều là các lớp riêng biệt) sang một cấu trúc
mới hơn và được chấp nhận rộng rãi hơn là cấu trúc hai lớp bao gồm một lớp lipid bên
ngoài và một lớp gel nhầy bên trong. Lớp lipid bên ngồi đóng một vai trò quan trọng
trong việc ổn định màng nước mắt và giảm sự bay hơi của các thành phần nước. Trong
khi đó, lớp màng nhầy chứa các protein, các enzym kháng khuẩn, các ion và mucin.
Mucin là những protein lớn, được glycosyl hóa cao, mang điện tích âm và phục vụ cho
việc bôi trơn bề mặt mắt cũng như cung cấp chức năng bảo vệ. Lớp lipid sẽ hoạt động
như một hàng rào hạn chế đối với các loại thuốc ưa nước, và lớp màng nhầy sẽ ngăn cản
các loại thuốc kỵ nước đến được vị trí đích của nó. Điện tích âm của các phân tử mucin
cũng có thể tương tác với thuốc hoặc phân tử chất mang, đẩy hoặc hút, tùy thuộc vào
điện tích của chúng.

Giác mạc
- Hàng rào giới hạn chính
- Khớp nối chặt + bơm tống thuốc


Màng nước mắt

- Lớp giữa hạn chế thuốc kỵ nước

- Lớp ngoài hạn chế thuốc ưa nước
- Lớp giữa hạn chế thuốc kỵ nước
- Lớp chất nhầy bên trong hạn chế

- Lớp nội mơ hạn chế thuốc ưa nước

thuốc tích điện âm

Kết mạc
- Đường hấp thu thay thế

Lượng nước mắt
- Lượng nước mắt bình thường là 7μl
- Phản xạ chớp mắt và phản xạ chảy
nước mắt

Hình 1.3. Các rào cản chính đối với sự hấp thu thuốc trên bề mặt mắt.
Một khi phân tử thuốc đã đi qua màng nước mắt, nó sẽ cần phải đi qua giác mạc.
Các khớp nối chặt giữa các tế bào biểu mô giác mạc tạo ra một hàng rào hiệu quả chống
lại các phân tử thuốc lớn. Tuy nhiên, trong một số điều kiện, chẳng hạn như bệnh khơ
mắt hoặc bệnh viêm mắt, tính tồn vẹn của biểu mơ giác mạc bị tổn hại và do đó các
loại thuốc phân tử lớn như bevacizumab đã được chứng minh là đạt được khả năng thâm
nhập tốt qua biểu mơ. Ngồi ra ở giác mạc cịn sự có mặt của các bơm tống thuốc. Cả
biểu mơ giác mạc và nội mô đều là các cấu trúc giàu lipid, hạn chế sự xâm nhập của các
loại thuốc ưa nước, trong khi lớp đệm lại đậm đặc nước và cản trở sự hấp thụ của các
phân tử kỵ nước.

Sự hấp thụ thuốc có thể diễn ra qua kết mạc thay vì giác mạc. Kết mạc có diện tích
bề mặt lớn, gấp gần 5-6 lần so với giác mạc. Ngồi ra, kết mạc có khả năng thẩm thấu
gấp 15–25 lần so với giác mạc. Mặc dù có những ưu điểm đầy hứa hẹn, sự hấp thu thuốc
tổng thể qua đường này thấp (ước tính thấp hơn 20 lần so với đường giác mạc) do kết
7


mạc có rất nhiều mạch máu. Dược chất được hấp thu qua kết mạc chủ yếu đi vào tuần
hoàn máu, làm tăng tác dụng khơng mong muốn tồn thân. Vì vậy phần lớn các chế
phẩm nhãn khoa được bán trên thị trường ngày nay sử dụng đường phân phối qua giác
mạc [58].
1.4. Một số phương pháp đánh giá tính kích ứng mắt
Xác định khả năng gây kích ứng mắt là một trong các chỉ tiêu quan trọng khi nghiên
cứu các chế phẩm dùng trên mắt. Một số phương pháp đánh giá kích ứng mắt được tóm
tắt dưới đây:
1.4.1. Thử nghiệm thử tính kích ứng mắt trên thỏ
Trong phương pháp này, thỏ bạch tạng được tiêm thuốc giảm đau toàn thân và nhỏ
thuốc tê tại chỗ trước khi tiến hành thí nghiệm. Chất thử sẽ được bôi vào một mắt của
thỏ, mắt cịn lại khơng bơi đóng vai trị kiểm sốt mức độ kích ứng của chất thử. Kết
quả được đánh giá bằng cách cho điểm các tổn thương của kết mạc, giác mạc và mống
mắt trong các khoảng thời gian cụ thể. Các phản ứng khác trên mắt và các phản ứng bất
lợi toàn thân cũng được ghi lại để cung cấp đánh giá đầy đủ về các tác động của chất
thử. Ưu điểm của phương pháp này là có thể đánh giá được các tác động của chất thử
đối với mắt là thuận nghịch hay không nếu thời gian nghiên cứu đủ dài [42].
1.4.2. Phương pháp kiểm tra độ mờ đục và độ thấm của giác mạc bò (BCOP)
Phương pháp thử nghiệm BCOP sử dụng giác mạc được phân lập từ mắt bị. Chất
thử được bơi lên bề mặt biểu mơ giác mạc bằng cách bơi vào tiền phịng mắt. Tổn thương
do chất thử được đánh giá bằng các phép đo định lượng về sự thay đổi độ mờ và độ thấm
của giác mạc. Độ mờ của giác mạc được định lượng bằng lượng ánh sáng truyền qua
giác mạc bởi máy đo độ mờ. Độ thấm của giác mạc được định lượng bằng lượng thuốc

nhuộm natri fluorescein (một phức hợp hữu cơ màu cam đậm) đi qua toàn bộ giác mạc
đến hậu phòng mắt. Cả hai phép đo này đều sử dụng để phân loại nguy cơ kích ứng in
vitro nhằm dự đốn khả năng kích ứng mắt in vivo của các chất thử nghiệm [43].
1.4.3. Phương pháp sử dụng biểu mô tái tạo giống giác mạc người (RhCE)
Trong phương pháp này, chất thử được bôi lên mô RhCE là mơ có cấu trúc ba chiều
với các đặc tính mơ học, hình thái, sinh hóa và sinh lý gần như giống với biểu mô giác
mạc của con người. Thử nghiệm đánh giá khả năng gây hại cho mắt của hóa chất thử
nghiệm dựa trên khả năng gây độc tế bào trong cấu trúc mô RhCE, được đo bằng thuốc
nhuộm tetrazolium. Khả năng tồn tại của mô RhCE sau khi tiếp xúc với chất thử được
so sánh với các mô được xử lý bằng chất đối chứng âm tính (% tồn tại), và sau đó được
sử dụng để dự đốn khả năng hóa chất thử nghiệm gây nguy hiểm cho mắt [44].

8


1.4.4. Phương pháp đánh giá khả năng gây kích ứng mắt trên màng đệm trứng gà
(HET-CAM Test)
Thử nghiệm HET-CAM là một trong những phương pháp thay thế lâu đời nhất của
thử nghiệm Draize (thử nghiệm trên thỏ). Thử nghiệm này cho phép xác định các phản
ứng kích ứng, tương tự như các phản ứng xảy ra ở mắt khi thử nghiệm trên mắt thỏ.
Trong phương pháp thử nghiệm HET-CAM, ba phản ứng được xác định, đó là sung
huyết, xuất huyết và đông máu trên màng đệm của trứng gà được ấp đến ngày thứ chín
của phơi thai, khi mơ thần kinh và mô cảm giác đau chưa phát triển [36].
1.5. Một số nghiên cứu về vi nhũ tương
1.5.1. Một số nghiên cứu về vi nhũ tương trong nước
Hiện tại chưa có nghiên cứu về vi nhũ tương dùng trên mắt ở trong nước mà chủ
yếu nghiên cứu vi nhũ tương dùng qua da.


Dược chất natri diclofenac

Dương Nhật Quang (2006) với đề tài “Nghiên cứu chế thử vi nhũ tương natri
diclofenac dùng qua da” đã khảo sát các thành phần cho công thức bằng cách cố định
khối lượng natri diclofenac (NaDC), dầu đậu tương và Span 80, thay đổi các CDH và
CDDH khác để tìm ra thành phần phối hợp tốt nhất với Span 80 để tạo VNT. Khi sử
dụng CDDH là isopropanol, chỉ có natri laurylsulfat kết hợp tốt với Span 80 tạo thành
vi nhũ tương. Khi sử dụng CDDH là alcol benzylic, khơng có cơng thức nào tạo thành
vi nhũ tương. Kết quả đánh giá khả năng giải phóng dược chất qua da thỏ cho thấy khối
lượng natri laurylsulfat, isopropanol và dimethyl sulfoxyd (DMSO) tăng có khả năng
làm tăng lượng dược chất giải phóng qua da. Khi tăng khối lượng nước và dầu đậu
tương, lượng dược chất giải phóng qua da giảm. Span 80 đóng vai trị chính để tạo VNT
kiểu N/D, gần như không ảnh hưởng tới khả năng giải phóng dược chất [9].
Đặng Thị Hiền (2007) với đề tài “Nghiên cứu bào chế vi nhũ tương natri diclofenac
dùng qua da” đã khảo sát sự kết hợp thành phần cơng thức đến sự hình thành VNT. Với
hệ gồm NaDC, dầu đậu tương, isopropanol, nước cất, khi kết hợp CDH Span 80 và
Cremophor EL/ Tween 80 đều cho VNT trong, ổn định. Tuy nhiên khi thêm DMSO, chỉ
hệ gồm cặp CDH Span 80, Tween 80 tạo thành VNT. Quá trình giải phóng dược chất
qua màng Tuffryn 0,45 µm chịu ảnh hưởng của nước, dầu, CDH, CDDH và chất tăng
hấp thu. Tăng lượng Tween 80, DMSO, nước làm tăng lượng dược chất giải phóng.
Tăng lượng dầu làm tăng lượng dược chất giải phóng nhưng khơng đáng kể. Khi tăng
lượng Span 80 và isopropanol, lượng dược chất giải phóng giảm [5].
Khương Thị Mai Lan (2008) với đề tài “Nghiên cứu bào chế vi nhũ tương natri
diclofenac dùng qua da” tiếp tục nghiên cứu vi nhũ tương natri diclofenac với việc sử
dụng dầu Crodamol thay thế cho dầu đậu tương. Nghiên cứu xây dựng giản đồ pha bằng
cách phối hợp dầu Crodamol và Span 80 ở tỷ lệ 1:1; 1:2 tạo hỗn hợp A, phối hợp Tween
9


80 và isopropanol ở tỷ lệ 1:1; 1:2; 4:3 tạo hỗn hợp B. Phối hợp A và B theo tỷ lệ 60:40
rồi thêm nước từ từ để xác định lượng nước cho vào có thể tạo thành vi nhũ tương. Đánh
giá ảnh hưởng của các thành phần công thức tới khả năng giải phóng dược chất qua

màng cellulose acetat 0,45 µm cho thấy tăng lượng Tween 80, isopropanol, DMSO làm
tăng khả năng giải phóng dược chất, tăng lượng Span 80, dầu Crodamol làm giảm lượng
dược chất giải phóng, cịn lượng nước trong công thức ảnh hưởng không đáng kể tới
khả năng giải phóng dược chất [6].
 Dược chất khác
Lê Thị Thu Trang (2009) với đề tài “Nghiên cứu bào chế vi nhũ tương meloxicam
dùng qua da” đã tiến hành xác định HLB thích hợp để nhũ hóa các pha dầu acid oleic
(16,7) và IPM (10,5), xây dựng giản đồ pha xác định tỷ lệ thành phần để bào chế được
VNT và đánh giá ảnh hưởng các thành phần công thức đến khả năng giải phóng dược
chất qua màng. Khảo sát sơ bộ vi nhũ tương meloxicam sử dụng pha dầu là acid oleic,
chất diện hoạt là hỗn hợp natri lauryl sulfat và Tween 80 (HLB = 16,7), chất đồng diện
hoạt là ethanol cho khả năng giải phóng dược chất qua màng cellulose acetat tốt nhất.
Tuy nhiên các mẫu vi nhũ tương meloxicam bị kết tủa sau 2 tuần, có thể do độ tan của
meloxicam trong các mẫu vi nhũ tương giảm dần trong thời gian bảo quản. Khảo sát
thay đổi một số thành phần trong công thức cho thấy thay đổi loại dầu hay thêm chất
làm tăng độ tan như DMSO không phù hợp, thay đổi chất diện hoạt bằng Cremophor
EL đảm bảo độ bền vững vi nhũ tương sau 1 tháng [10].
Nguyễn Hà An (2016) với đề tài “Nghiên cứu bào chế vi nhũ tương clotrimazol”
đã tiến hành nghiên cứu sàng lọc các thành phần cho công thức VNT, mơi trường đánh
giá giải phóng thơng qua độ tan của dược chất (với CDH khảo sát đồng thời cả
Cremophor RH 40 và Tween 80), từ đó khảo sát ảnh hưởng của các thành phần đến kích
thước tiểu phân, độ ổn định và tốc độ giải phóng clotrimazol (CTM) ra khỏi hệ. Kết quả
cho thấy sử dụng CDH là Cremophor RH40 cho kích thước giọt vi nhũ tương nhỏ hơn
và tốc độ giải phóng CTM lớn hơn Tween 80; hệ VNT chứa CDH là Cremophor RH40,
tỷ lệ CDH : CDDH là 3:1 cho tốc độ giải phóng CTM cao nhất. Khi tăng tỉ lệ dầu và
Smix từ tỉ lệ 2:8 đến 6:4, kích thước giọt VNT tăng tỉ lệ nghịch với tốc độ giải phóng
CTM. Tốc độ giải phóng CTM và kích thước giọt VNT của đệm citrophosphat cao gấp
2 lần đệm phosphat. Vi nhũ tương chứa CTM cho tốc độ giải phóng lớn nhất ở tỷ lệ chất
diện hoạt và chất đồng diện hoạt là 3:1, tỷ lệ dầu và Smix là 3:7, tỷ lệ CTM là 2,5%,
tương ứng với tốc độ giải phóng CTM, kích thước giọt vi nhũ tương và PDI lần lượt là

37,04 µg/cm2/giờ; 157,5 ± 3,6 nm; 0,303 ± 0,05 [1].
Hoàng Thục Oanh (2020) với đề tài “Nghiên cứu bào chế vi nhũ tương methyl
salicylat ứng dụng dùng ngoài da” đã xây dựng giản đồ pha và đánh giá ảnh hưởng của
thành phần và tỉ lệ các thành phần trong cơng thức đến sự hình thành của vi nhũ tương.
10


Hệ vi nhũ tương gồm dược chất methyl salicylat (MS), IPM, Tween 80 và Transcutol P,
ở các tỉ lệ CDH:CDDH là 6:4, 5:5 cho diện tích vùng vi nhũ tương lớn nhất. Kết quả
chụp TEM mẫu VNT khơng pha lỗng quan sát thấy các tiểu phân đều có dạng hình
cầu, kích thước khoảng vài nanomet, phù hợp với kết quả đo KTTP trung bình sử dụng
máy phân tích kích thước tiểu phân Zetasizer nano ZS90, sự ảnh hưởng của pha lỗng
mẫu tới việc đánh giá kích thước có thể chấp nhận được. Kết quả đánh giá khả năng giải
phóng dược chất qua da của VNT methyl salicylat 5% cho thấy trong 4 giờ đầu, VNT
MS giải phóng nhanh hơn so với công thức thuốc mỡ chứa hàm lượng dược chất tương
đương [8].
1.5.2. Một số nghiên cứu về vi nhũ tương ngoài nước


Dược chất acid diclofenac
Habib F. và cộng sự (2011) đã bào chế vi nhũ tương dùng trên mắt chứa acid
diclofenac (DA) bằng cách sử dụng IPM, Tween 80, glycerin và pha nước là đệm
phosphat đẳng trương Sörensen pH 7,4 (SPB). Xây dựng giản đồ pha với các thành phần
trên và lựa chọn các công thức khảo sát nằm trong vùng vi nhũ tương. Các cơng thức
khảo sát có pH dao động trong khoảng 6,8 - 7,4. Kích thước giọt trung bình cho tất cả
các cơng thức của vi nhũ tương được tìm thấy trong khoảng 220-480 nm. Kết quả đánh
giá giải phóng in vitro sử dụng màng thẩm tích 12000 – 14000 dalton cho thấy lượng
dầu tăng lên làm giảm khả năng giải phóng dược chất; tăng lượng Tween 80 và glycerin
làm giảm khả năng giải phóng dược chất; cùng tỷ lệ Tween 80: glycerin, khi độ nhớt
tăng, lượng dược chất giải phóng giảm đáng kể. Các cơng thức cho thấy sự giải phóng

DA kéo dài đến 24 giờ [26].
Habib F. và cộng sự (2012) tiếp nối nghiên cứu năm 2011, tiến hành thử tính kích
ứng mắt của các mẫu VNT DA và nghiên cứu in vivo về tác dụng chống viêm của VNT
DA trên mắt thỏ. Hai công thức M5 (5% IPM, 45% SPB, 25% Tween 80, 25% glycerin)
và M6 (10% IPM, 10% SPB, 40% Tween 80, 40% glycerin) là hai cơng thức giải phóng
in-vitro cao nhất được lựa chọn cho thử nghiệm. Kết quả đánh giá kích ứng theo thang
điểm Draize cho thấy công thức M5 cho điểm kích ứng (8), vi nhũ tương gây ra đỏ nhẹ
ở kết mạc và chảy nước mắt vài giây sau khi nhỏ thuốc vào mắt, khơng có dấu hiệu kích
ứng sau 1 giờ. Cơng thức M6 cho thấy điểm kích ứng (14), kết mạc trở nên đỏ nặng,
sưng nhẹ màng và tiết dịch đáng kể xung quanh mắt. Các công thức được thử nghiệm
có thể được coi là khơng gây kích ứng vì điểm kích ứng dưới 15. Đánh giá tác dụng
chống viêm được tiến hành bằng cách sử dụng chất gây viêm là dầu croton 3% trong 2ethoxyethanol, so sánh giữa công thức M5 và chất chống viêm tham chiếu là dung dịch
natri diclofenac (Epifenac). Kết quả cho thấy thời gian cần thiết để phục hồi bằng vi nhũ
tương M5 (3 ± 0,6 ngày) ngắn hơn đáng kể so với thuốc nhỏ mắt Epifenac (5,2 ± 0,4
ngày) [25].
11




Dược chất natri diclofenac
Thakkar P.J. và cộng sự (2014) đã nghiên cứu bào chế vi nhũ tương nước/ dầu
chứa natri diclofenac dùng qua da. Nghiên cứu sàng lọc dung môi dầu và chất diện hoạt
dựa trên độ tan của natri diclofenac trong các tá dược, lựa chọn chất đồng diện hoạt cho
diện tích vùng VNT trên giản đồ pha lớn nhất. Hệ VNT gồm dung môi dầu Lauroglycol
FCC, chất diện hoạt Transcutol P, chất đồng diện hoạt isopropyl alcol được đánh giá
tính thấm qua da chuột. Các cơng thức vi nhũ tương cho thấy tính thấm của vi nhũ tương
natri diclofenac tăng có ý nghĩa thống kê so với dung dịch dầu, dung dịch nước và dung
dịch dầu-Smix. Khi lượng nước không thay đổi, tỷ lệ Smix giảm, tỷ lệ dầu tăng làm tăng
tính thấm qua da. Khi tăng tỷ lệ CDH: CDDH từ 1:1, 2:1, 3:1, kích thước giọt của VNT

tăng và tính thấm qua da chuột giảm. Các công thức vi nhũ tương nạp natri diclofenac
vào pha nước có tính thấm qua da thấp hơn so với các công thức nạp natri diclofenac
vào pha dầu. [55].


Dược chất khác
Al-mahallawi và cộng sự (2021) đã tiến hành nghiên cứu bào chế clotrimazol
(CTM) thành một hệ vi nhũ tương phủ chitosan để đạt được hiệu quả tăng cường phân
phối thuốc qua mắt. Lựa chọn dầu cho công thức vi nhũ tương bằng cách xác định độ
tan của CTM trong các loại dầu khác nhau, chọn dầu có độ tan lớn nhất. Phối hợp đồng
lượng chất diện hoạt với dung môi dầu đã chọn, mỗi hỗn hợp được pha loãng với nước
cất cho đến khi đục (đánh giá bằng mắt thường). Chất diện hoạt mà hỗn hợp có thể pha
lỗng với một lượng nước cao mà không đục được chọn làm chất diện hoạt cho công
thức vi nhũ tương. Dầu và chất diện hoạt đã chọn được sử dụng để sàng lọc các chất
đồng diện họat, tiến hành tương tự trên. Xây dựng giản đồ pha với các thành phần đã
chọn, khảo sát các công thức nằm trong vùng tạo vi nhũ tương. Các biến độc lập bao
gồm loại CDH, tỷ lệ CDH : CDDH, phần trăm tỉ lệ hỗn hợp CDH – CDDH (Smix),
được lựa chọn từ giản đồ pha. Biến phụ thuộc bao gồm kích thước giọt, chỉ số phân tán
(PDI), thế zeta. Tiêu chí lựa chọn cơng thức vi nhũ tương là kích thước giọt và hệ số đa
PDI nhỏ nhất, giá trị tuyệt đối thế zeta lớn nhất. Kết quả cho thấy loại CDH, tỷ lệ CDH
: CDDH khơng ảnh hưởng đáng kể đến kích thước giọt và PDI. Khi tăng tỷ lệ Smix từ
60-70 % thì kích thước giọt giảm, PDI giảm. Công thức vi nhũ tương được chọn (F4)
với các thành phần acid oleic, Cremophor EL: Transcutol P (1: 1) và nước (tỷ lệ tương
ứng 20%, 70% và 10%) có kích thước giọt là 229,1 ± 0,989 nm, PDI 0,5085 ± 0,009, và
thế zeta là - 33,3 ± 0,98 mV. Khả năng giải phóng dược chất qua màng thẩm tích của
cơng thức F4 chậm hơn dung dịch thuốc. Hình thái của cơng thức VNT F4 và VNT phủ
chitosan được quan sát bằng cách sử dụng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) cho
thấy cấu trúc dạng cầu với sự phân bố kích thước hẹp và kích thước giọt trong phạm vi
nano. Kết quả kiểm tra kích ứng cho thấy cả vi nhũ tương F4 và vi nhũ tương phủ
12



chitosan đều khơng gây kích ứng, mẩn đỏ, chảy nước mắt hoặc bất kỳ dấu hiệu viêm
nhiễm nào. Tỷ lệ phần trăm ức chế sự phát triển của Candida albicans của vi nhũ tương
phủ chitosan > vi nhũ tương F4> hỗn dịch thuốc [17].
Nhận xét: hầu hết các nghiên cứu đều tiến hành sàng lọc các thành phần cho công
thức bào chế vi nhũ tương. Hướng lựa chọn chính với dung môi dầu là dựa vào độ tan
của dược chất trong các loại dầu khác nhau. Với chất diện hoạt, chất đồng diện hoạt,
ngoài dựa vào độ tan dược chất, tiêu chí lựa chọn cịn là khả năng nhũ hóa của tá dược,
tức là ưu tiên các loại tá dược dễ tạo vi nhũ tương hơn. Giản đồ pha là một công cụ cần
thiết để xác định tỷ lệ thành phần để tạo vi nhũ tương, trên cơ sở đó tiến hành đánh giá
ảnh hưởng của các thành phần đến đặc tính vi nhũ tương. Trong các năm gần đây, dược
chất ở dạng thân dầu được ưu tiên sử dụng trong các nghiên cứu về vi nhũ tương, đặc
biệt là các nghiên cứu vi nhũ tương nhãn khoa. Do đó, đề tài quyết định sử dụng acid
diclofenac là dạng dược chất để bào chế vi nhũ tương diclofenac định hướng dùng trên
mắt.

13


CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu, thiết bị và động vật thí nghiệm
2.1.1. Nguyên liệu
Bảng 2.1. Các nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu
STT
Tên nguyên liệu
Nguồn gốc
Tiêu chuẩn
1

Natri diclofenac
Trung Quốc
Nhà sản xuất
2
IPM
Malaysia
Nhà sản xuất
3
Acid oleic
Trung Quốc
Nhà sản xuất
4
Miglyol 810
Trung Quốc
Nhà sản xuất
5
Tween 80
Trung Quốc
DĐVN V
6
Acrysol K140
Ấn Độ
Nhà sản xuất
7
PEG 400
Trung Quốc
DĐVN V
8
Propylen glycol
Trung Quốc

Nhà sản xuất
9
Glycerin
Trung Quốc
Nhà sản xuất
10
Transcutol P
Pháp
Nhà sản xuất
11
Benzalkonium clorid
Đức
Nhà sản xuất
12
Nước tinh khiết
Việt Nam
DĐVN V
13
Ethanol 96%
Việt Nam
DĐVN V
14
Acid hydrocloric
Việt Nam
DĐVN V
15
Bạc nitrat
Việt Nam
DĐVN V
16

Natri clorid
Việt Nam
DĐVN V
17
Acid boric
Việt Nam
DĐVN V
18
Natri borat
Việt Nam
DĐVN V
19
Natri hydroxyd
Việt Nam
DĐVN V
20
Kali dihydrophosphat
Việt Nam
DĐVN V
21
Dinatri hydrophosphat
Việt Nam
DĐVN V
22
Natri dihydrophosphat
Việt Nam
DĐVN V
2.1.2. Thiết bị
Bảng 2.2. Các thiết bị sử dụng trong nghiên cứu
STT

Tên thiết bị
Nguồn gốc
1
Máy khuấy từ gia nhiệt Wisestir
Đức
2
Máy đo pH Mettler Toledo
Thụy Sĩ
3
Máy đo quang phổ UV-VIS Hitachi U-1900
Nhật Bản
4
Máy đo nhiệt độ nóng chảy EZ-Melt
Mỹ
5
Máy thử giải phóng qua màng Hanson Research
Đức
6
Khúc xạ kế
Đức
Máy đo thế zeta và xác định phân bố kích thước tiểu
7
Anh
phân Zetasizer Ultra Malvern
8
Tủ sấy Binder
Đức
9
Tủ lạnh Sharp Apricot
Việt Nam

10
Cân phân tích TE 214S
Đức
11
Máy siêu âm Ultrasonic LC 60H
Đức
12
Máy IR Shimadzu
Nhật Bản
13
Một số thiết bị và dụng cụ thí nghiệm thường quy khác
14


2.1.3. Động vật thí nghiệm
Trứng gà được ấp ở 38,3 ± 0,2°C và độ ẩm tương đối 58 ± 5%, sử dụng cho nghiên
cứu vào ngày thứ 9 [36].
2.2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, cần tiến hành các nội dung:
Nội dung 1: Nghiên cứu tiền công thức
- Bào chế và đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của dược chất acid diclofenac.
- Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng acid diclofenac trong VNT.
- Xây dựng GDP và đánh giá ảnh hưởng của các thành phần đến sự hình thành của VNT
khơng chứa dược chất.
Nội dung 2: Bào chế và đánh giá vi nhũ tương acid diclofenac
- Bào chế các mẫu vi nhũ tương DA.
- Đánh giá một số đặc tính của vi nhũ tương DA: độ ổn định, khả năng giải phóng dược
chất, pH, chỉ số khúc xạ, sức căng bề mặt, phương pháp tiệt khuẩn và tính kích ứng mắt.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bào chế

2.3.1.1. Phương pháp bào chế dược chất acid diclofenac từ natri diclofenac
Tham khảo tài liệu [16], quy trình bào chế acid diclofenac cụ thể như sau: hòa tan
2 g natri diclofenac trong 1 L nước tinh khiết, thêm từ từ HCl 1M đến khi hỗn hợp phản
ứng có pH 1 - 2, acid diclofenac sẽ kết tủa. Tiếp tục khuấy hỗn hợp phản ứng thêm 15
phút. Lọc thu kết tủa qua giấy lọc. Rửa kết tủa 3 lần bằng HCl 0,01M rồi rửa kết tủa
bằng nước tinh khiết đến khi hết Cl- (kiểm tra bằng cách thêm 0,4 mL AgNO3 2% vào 2
mL dịch lọc, nếu khơng xuất hiện kết tủa trắng thì đạt yêu cầu). Sấy kết tủa ở nhiệt độ
40 oC trong 48 giờ đến khi độ ẩm trong acid diclofenac dưới 0,5%.
2.3.1.2. Phương pháp bào chế vi nhũ tương acid diclofenac
Phương pháp xây dựng giản đồ pha
Xây dựng giản đồ pha để xác định vùng tạo vi nhũ tương bằng phương pháp chuẩn
độ nước ở nhiệt độ phòng. GDP được xây dựng qua các bước sau:
- Phối hợp CDH và CDDH với các tỷ lệ Km = 3:1; 2:1; 1,5:1; 1:1; 1:0 tạo thành hỗn
1)

hợp Smix.
- Phối hợp Smix và dung môi dầu với các tỷ lệ N = 9,5:0,5; 9:1; 8,5:1,5; 8:2; 7,5:2,5;
7:3; 6,5:3,5; 6:4; 5,5:4,5; 5:5; 4,5: 5,5; 4:6; 3,5:6,5; 3:7; 2,5:7,5; 2:8; 1,5:8,5; 1:9; 0,5:9,5
tạo thành hỗn hợp A.
Trong đó Km là tỷ lệ CDH/ CDDH và N là tỷ lệ Smix/ dầu (kl/kl).
- Với mỗi tỉ lệ N, sử dụng buret nhỏ từ từ nước tinh khiết vào hỗn hợp A, vừa nhỏ vừa
khuấy đều bằng máy khuấy từ và ghi lại sự thay đổi tính chất cảm quan của hệ tạo thành:

15


hệ trong suốt và độ nhớt thấp là vi nhũ tương hoặc dung dịch micel, hệ trong suốt và có
độ nhớt cao là gel, hệ đục như sữa là nhũ tương.
- Ghi lại lượng các thành phần tại điểm chuyển pha và tiến hành vẽ giản đồ pha bằng
phần mềm Chemix 10.0. Các thành phần trong công thức được biểu diễn theo tỷ lệ khối

lượng/ khối lượng.
Quy trình bào chế vi nhũ tương acid diclofenac
Sau khi lựa chọn thành phần công thức dựa vào GDP, vi nhũ tương DA được bào
chế ở quy mô 10 mL/ mẫu. Thành phần công thức dự kiến được nêu trong bảng 2.3.
2)

Bảng 2.3. Thành phần công thức dự kiến trong nghiên cứu
Thành phần
Tỷ lệ (kl/tt)
Cố định 0,093%
Acid diclofenac
(tương ứng với 0,1% natri
Dược chất
diclofenac)
Dung môi
Khảo sát (IPM, Miglyol 810, OA)
Khảo sát
dầu
Chất diện
Khảo sát (Acrysol K140, Tween 80)
Khảo sát
hoạt
Chất đồng
diện hoạt

Khảo sát (glycerin, PEG 400,
propylen glycol, Transcutol P)

Chất bảo
quản


BKC

Khảo sát
Cố định 0,01%

Khảo sát (nước, đệm phosphat,
Vừa đủ 100 mL
đệm borat)
Quy trình bào chế vi nhũ tương DA như sau:
- Hòa tan dược chất vào dầu tạo thành pha dầu.
- Khuấy đều chất diện hoạt và chất đồng diện hoạt tạo thành hỗn hợp Smix.
Pha nước

- Khuấy đều pha dầu và hỗn hợp Smix tạo thành hỗn hợp A.
- Hòa tan chất bảo quản, chất điều chỉnh pH (nếu có) vào nước tinh khiết, khuấy đều với
hỗn hợp A thu được vi nhũ tương.
2.3.2. Phương pháp đánh giá
2.3.2.1. Phương pháp đánh giá dược chất
1)
2)

Hình thức: xác định bằng cảm quan.
Nhiệt độ nóng chảy: sử dụng máy đo nhiệt độ nóng chảy, tốc độ gia nhiệt 3 oC/
phút. Khoảng nhiệt độ nóng chảy của acid diclofenac theo tài liệu tham khảo [59]
là 156 – 158 oC.

Xác định sơ bộ giới hạn tạp ClPhương pháp được phát triển từ phép thử định tính Cl- của DĐVN V [2]. Tiến hành
thử trên mẫu chứng dương, mẫu chứng âm và dung dịch dược chất (mẫu thử). Mẫu
chứng âm là hỗn hợp gồm 1,9 mL EtOH 96% và 0,1 mL nước tinh khiết. Mẫu chứng

dương là hỗn hợp gồm 1,9 mL EtOH 96% và 0,1 mL NaCl x %. Mẫu thử là hỗn hợp
3)

16


gồm 40 mg DA trong 1,9 mL EtOH 96% và 0,1 mL nước tinh khiết. Thêm 0,4 mL
AgNO3 2% vào mẫu chứng âm, chứng dương và mẫu thử, quan sát hiện tượng xảy ra.
Nếu mẫu thử và mẫu chứng âm không xuất hiện kết tủa trắng, mẫu chứng dương
xuất hiện kết tủa trắng thì có thể kết luận tỷ lệ tạp Cl- trong mẫu dược chất không lớn
hơn tỷ lệ Cl- có trong mẫu chứng dương. Giới hạn tạp Cl- được tính theo cơng thức:
0,1.x%.35,5
.100 (%).
58,5.0,04
Trong đó x là nồng độ của dung dịch NaCl (% kl/tt); 0,1 là thể tích NaCl (mL);
35,5 là khối lượng nguyên tử Cl (u); 58,5 là khối lượng phân tử NaCl (u); 0,04 là khối
lượng DA sử dụng trong phép thử (g).
Xác định sơ bộ giới hạn tạp Na+
Phương pháp được phát triển từ phép thử định tính Na+ theo DĐVN V [2]. Tiến
hành thử trên mẫu chứng dương, mẫu chứng âm và dung dịch dược chất (mẫu thử). Mẫu
4)

chứng âm là hỗn hợp gồm 1,9 mL EtOH 96% và 0,1 mL nước tinh khiết. Mẫu chứng
dương là hỗn hợp gồm 1,9 mL EtOH 96% và 0,1 mL NaCl x %. Mẫu thử là hỗn hợp
gồm 40 mg DA trong 1,9 mL EtOH 96% và 0,1 mL nước tinh khiết. Đổ một giọt mẫu
lên đũa thủy tinh rồi đốt trên ngọn lửa không màu và quan sát hiện tượng xảy ra.
Nếu mẫu thử và mẫu chứng âm không xuất ngọn lửa vàng, mẫu chứng dương xuất
hiện ngọn lửa vàng thì có thể kết luận tỷ lệ tạp Na+ trong mẫu dược chất không không
lớn hơn tỷ lệ Na+ có trong mẫu chứng dương. Giới hạn tạp Na+ được tính theo cơng thức:
0,1.x %.23

.100 (%).
58,5.0,04
Trong đó x là nồng độ của dung dịch NaCl (%) (kl/tt); 0,1 là thể tích NaCl (mL);
23 là khối lượng nguyên tử Na (u); 58,5 là khối lượng phân tử NaCl (u); 0,04 là khối
lượng DA sử dụng trong phép thử (g).
5)

Phổ hồng ngoại (FT-IR):
Nghiền khoảng 1-2 mg mẫu dược chất với KBr thành hỗn hợp đồng nhất, dập hỗn
hợp thành viên nén có đường kính 13 mm, lực dập 800 mPa. Tiến hành quét phổ hồng
ngoại trong vùng số sóng 4000 – 400 cm-1.
Xác định độ tan của acid diclofenac trong một số tá dược
Tham khảo tài liệu xác định độ tan trong nước (OECD 105) [45] quy trình phép
thử như sau: cho lượng dư acid diclofenac vào 10 mL chất lỏng chứa trong cốc có mỏ
50 mL. Khuấy từ (tốc độ 300 vịng/phút) trong 48 giờ, duy trì ở nhiệt độ phòng. Ly tâm
mẫu thử ở tốc độ 6000 vòng/phút trong 30 phút. Lấy phần dịch trong và lọc qua màng
lọc 0,45 µm. Lấy lượng chính xác dịch lọc, pha loãng bằng EtOH 96%, định lượng acid
diclofenac bằng phương pháp đo độ hấp thụ. Các kết quả được thực hiện 3 lần, lấy giá
trị trung bình kèm theo độ lệch chuẩn.
6)

17


×