CHỦ ĐỀ 1: NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – SƠ LƯỢC VỀ
BẢNG TUẦN HỒN CÁC NGUN TỐ HĨA HỌC.
BÀI 2: NGUYÊN TỬ
* MỤC TIÊU:
Năng lực chung:
- Chủ động tích cực tìm hiểu về cấu tạo của ngun tử và giải thích
tính trung hịa về điện trong ngun tử.
- Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về nguyên tử.
- Hoạt động nhóm hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo
các thành viên cùng tham gia.
- Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn
đề trong bài học.
Năng lực KHTN
- Trình bày được mơ hình ngun tử của Rutherford – Bohr.
- Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu.
- Quan sát hình ảnh về nguyên tử để tìm hiểu cấu trúc đơn giản về
nguyên tử được học trong bài.
- Giải thích được tính trung hịa về điện trong nguyên tử. Tính được
khối lượng nguyên tử theo đơn vị amu dựa vào số hạt cơ bản trong
nguyên tử.
Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm.
- Có niềm say mê, hứng thú khám phá khoa học tự nhiên.
A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Dạy học theo nhóm, sử dụng phương tiện trực quan, trị chơi học
tập
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC
I. KHỞI ĐỘNG
GV chuẩn bị sẵn các mẫu vật: (1) đá vôi, (2) chai nước cho HS quan
sát vật thể và đặt câu hỏi để HS cho biết chất nào tạo nên vật thể
và chất đó được cấu tạo nên từ đâu.
GV tiếp tục cho HS xem đoạn clip nói về nguyên tử và sự chuyển
động của electron và đặt câu hỏi: Nguyên tử là gì? Chúng có mặt ở
đâu? Nguyên tử và mọi vật chất có mối liên hệ với nhau như thế
nào?
II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. MƠ HÌNH NGUN TỬ RUTHERFORD – BOHR
Hoạt động 1: Tìm hiểu sơ lược khái niệm về nguyên tử.
a. Nhiệm vụ: Cho HS quan sát các hình ảnh: ruột bút chì, hạt bụi
trong khơng khí, tế bào máu, vi khuẩn, oxygen, iron, graphite,
những vật chất này có kích thước từ lớn đến nhỏ. Yêu cầu HS trả lời
câu hỏi thảo luận 1 và 2.
b. Tổ chức dạy học:
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS quan sát hình ảnh
2.1 và 2.2 SGK, quan sát từ tổng quát đến chi tiết, cùng thảo luận
nhôm để trả lời câu hỏi thảo luận 1 và 2.
c. Sản phẩm:
- Vật thể có thể quan sát bằng mắt thường: ruột bút chì; bằng kính
lúp: hạt bụi; bằng kính hiển vi quang học: tế bào máu, vi khuẩn.
Riêng cấu tạo của khí O2, iron, graphite phải dùng kính hiển vi điện
tử với độ phóng đại lớn thì mới nhìn thấy được.
- Cấu tạo của các chất như: khí O2, iron, graphite đều có đặc điểm
chung là được tạo nên từ những hạt vơ cùng nhỏ, các hạt này có
tên là ngun tử
GV nhận xét: Những vật thể có kích thước dù lớn đến đâu như cầu
Long Biên hay có kích thước nhỏ hơn như ruột bút chì, hạt bụi, tế
bào máu, vi khuẩn lam thì đều được cấu tạo nên từ những hạt vô
cùng nhỏ gọi là nguyên tử, chúng ta khơng thể sử dụng kính
hiển vi thơng thường để quan sát nguyên tử. Muốn quan sát
nguyên tử ta phải sử dụng kính hiển vi điện tử với độ phóng
đại lớn từ ( 100000X – 300000X ).
Mở rộng: Em có biết ruột bút chì được tạo nên từ chất nào
khơng?
d. Kết luận:
Các chất được tạo nên từ các hạt vô cùng nhỏ gọi là nguyên
tử.
Hoạt động 2: Khái quát về mơ hình ngun tử
a. Nhiệm vụ: GV cho HS quan sát mơ hình ngun tử của
Rutherford. u cầu HS mơ tả cấu trúc đơn giản của nguyên tử.
GV cho HS quan sát hình 2.5. u cầu HS giải thích tại sao nguyên
tử trung hòa về điện.
b. Tổ chức dạy học:
- HS quan sát mơ hình ngun tử của Rutherford - Bohr, thảo luận
nhóm và trả lời câu hỏi thảo luận 3.
- HS quan sát hình 2.5, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi thảo luận
4 qua đó giải thích tại sao nguyên tử trung hòa về điện.
c. Sản phẩm:
- Theo Rutherford, nguyên tử có cấu tạo gồm hạt nhân ở bên
trong và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron ( kí hiệu là e )
mang điện tích âm, mỗi e mang một đơn vị điện tích âm và được
quy ước là -1. Bên trong hạt nhân chứa các hạt proton ( kí hiệu là
p ) mang điện tích dương, mỗi proton mang một đơn vị điện tích
dương và được quy ước là +1.
( Vậy khi chúng ta học về khái niệm nguyên tử, -1 là điện
tích của 1 e ; +1 là điện tích của 1p )
- Trong mỗi nguyên tử, số hạt p và e là ln bằng nhau, điều
đó đồng nghĩa về trị số điện tích thì chúng ln bằng nhau nhưng
trái dấu nhau.
- Điện tích của hạt nhân bằng tổng điện tích của các hạt
proton bên trong hạt nhân.
Ví dụ: Nitrogen có 7p vậy điện tích hạt nhân của nguyên tử nitrogen
là +7; posstasium có 19p vậy điện tích hạt nhân của ngun tử
posstasium là +19.
* Sau này Niels Bohr đã dựa trên mơ hình của Rutherford để hồn
chỉnh hơn mơ tả về nguyên tử. Theo Bohr, nguyên tử gồm các e
được sắp xếp thành từng lớp và chuyển động xung quanh hạt nhân
theo quỹ đạo giống như các hành tinh trong hệ Mặt trời.
Cho HS quan sát hình ảnh mơ hình Ruderford _ Bohr trong SGK. GV
vừa chỉ HS quan sát vừa hướng dẫn: Ở mỗi lớp sẽ chứa số lượng
e xác định, cụ thể lớp thứ 1, gần hạt nhân nhất chứa tối đa
2e; lớp thứ 2 chứa tối đa 8e; lớp thứ 3 chứa tối đa 18e; lớp
thứ 4 chứa tối đa 32e…Các e được sắp xếp từ trong ra ngồi
cho đến hết
Mơ hình ở hình 2.5 gọi là mơ hình Rutherford – Bohr.
Năm 1932, bằng các thiết bị tiên tiến James Chadwick phát hiện
bên trong hạt nhân cịn có một loại hạt không mang điện và ông gọi
chúng là neutron ( kí hiệu là n ).
Và ngày nay, chúng ta biết rằng, mơ hình Rutherford – Bohr là chưa
phù hợp và khơng giải thích được mọi tính chất của nguyên tử.
Với sự phát triển về khoa học kỹ thuật cùng với những thiết bị tiên
tiến bậc nhất giới khoa học đã thấy rằng, trong nguyên tử, các e
chuyển động rất nhanh với tốc độ hàng nghìn km/s xung quanh hạt
nhân và không theo quỹ đạo xác định tạo thành lớp vỏ nguyên tử.
Nguyên tử được cấu tạo gồm 3 loại hạt cơ bản: hạt
electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt
nhân mang điện tích dương. Bên trong hạt nhân gồm hai
loại hạt là hạt proton mang điện tích dương và hạt neutron
khơng mang điện.
Trị số điện tích của electron bằng trị số điện tích của hạt
nhân nên ngun tử trung hịa về điện.
d. Kết luận:
Mơ hình Ruderford – Bohr, trong nguyên tử, các e ở vỏ được
sắp xếp theo từng lớp và chuyển động xung quanh hạt
nhân theo những quỹ đạo như các hành tinh quay xung
quanh Mặt trời.
Nguyên tử trung hòa về điện: Trong nguyên tử, số p bằng số
e
2. KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ
Hoạt động 3: Tìm hiểu về khối lượng nguyên tử
a. Nhiệm vụ: Yêu cầu HS đọc đoạn thông tin và trả lời câu hỏi
thảo luận 6
b. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận đoạn thơng tin sau đó trả
lời câu hỏi 6
c. Kết luận:
Vì khối lượng của nguyên tử rất nhỏ nên để biểu thị khối lượng của
nguyên tử một cách thuận tiện người ta sử dụng đơn vị khối lượng
nguyên tử viết tắt là amu ( atomic mass unit, 1amu = 1,6605.10 -24
gam)
Vậy khối lượng nguyên tử là khối lượng của một nguyên tử
được tính theo đơn vị quốc tế amu.
III. Luyện tập
* Nhiệm vụ: Yêu cầu HS làm các bài tập để củng cố kiến thức vừa
học
- GV giao một số bài tập đơn giản nhằm giúp HS khắc sâu kiến thức
vừa học
* Tổ chức thực hiện
- GV ghi một số bài tập trắc nghiệm cơ bản lên bảng đen và yêu
cầu HS thảo luận nhóm và chọn câu trả lời đúng nhất
2.1. Có những hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân
của nguyên tử?
A. Các hạt mang điện tích âm (electron).
B. Các hạt neutron và hạt proton.
C. Các hạt neutron không mang điện.
D. Hạt nhân nguyên tử không chứa hạt nào bên trong.
2.2. Điều nào sau đây mô tả đung nhất về proton?
A. Proton là một hạt vơ cùng nhỏ và mang điện tích âm.
B. Proton là một hạt mang điện tích dương và được phát hiện
trong hạt nhân nguyên tử.
C. Proton là một hạt không mang điện và được tìm thấy trong hạt
nhân nguyên tử.
D. Proton là một hạt vơ cùng nhỏ, mang điện tích dương và được
phát hiện trong hạt nhân nguyên tử.
2.3. Một đơn vị khối lượng nguyên tử (1 amu) theo định nghĩa
có giá trị bằng
A. 1/16 khối lượng của nguyên tử oxygen.
B. 1/32 khối lượng của nguyên tử sulfur.
C. 1/12 khối lượng của nguyên tử carbon.
D. 1/10 khối lượng của nguyên tử boron.
* Lưu ý: Đơn vị khối lượng nguyên tử có thể được biểu thị
bằng u, amu hoặc Da. Các giá trị này đều mơ tả chính xác
cùng một thước đo. Nơm na chúng ta hiểu, cùng chỉ lồi
cá lóc như ngoài Bắc người ta dùng tên gọi là cá Quả,
miền Trung thì gọi là cá Tràu, miền Nam gọi là cá lóc.
2.4. Trong các nguyên tử sau, nguyên tử nào có khối lượng
nguyên tử lớn nhất?
A. Na.
B. O.
C. Ca.
D. H.
2.5. Khối lượng của các hạt dưới nguyên tử (proton, neutron) được
đo bằng đơn vị
A. gam.
B. amu.
C. mL.
D. kg.
2.6. Hoàn thành bảng sau:
Tên hạt
Điện
tích
Vị trí của
hạt
Proton
Neutron
Electron
2.7. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
nguyên tử; neutron; electron; proton; lớp vỏ
electron; hạt nhân
a) Thành phần chính tạo nên mọi vật chất được
gọi là (1) ………Nguyên tử được tạo nên từ (2)
…….và (3)…….
b) (4)…………..nằm ở trung tâm nguyên tử. Hạt
nhân được tạo bởi (5)…………….và (6)
……………..
c) Các hạt mang điện tích dương trong hạt nhân
nguyên tử được gọi là (7)……….và các hạt
không mang điện tích được gọi là (8)
……………
d) (9)…………chuyển động quanh hạt nhân
nguyên tử
* Sản phẩm:
2.1B; 2.2D; 2.3C; 2.4C; 2.5B;
2.6. Hoàn thành bảng sau:
Tên hạt
Điện
Vị trí của hạt
tích
Proton
+
Trong hạt nhân
ngun tử
Neutron
Electron
Khơng
mang điện
-
Trong hạt nhân
ngun tử
Nằm ở lớp vỏ
nguyên tử
2.7. (1) nguyên tử; (2) hạt nhân; (3) electron; (4) hạt
nhân; (5) proton; (6) neutron; (7) proton; (8) neutron; (9)
electron
IV. Vận dụng
* Nhiệm vụ: HS thực hiện 2 nhiệm vụ sau để làm bài tập vận
dụng ( Sau khi làm xong các bài tập cơ bản ở phần luyện
tập, GV sẽ đưa ra 2 nhiệm vụ về nhà tìm hiểu trước )
- HS tìm hiểu lịch sử tìm ra ngun tử thơng qua mạng internet,
sách báo, youtube. Từ đó viết đoạn văn ngắn khoảng 200 từ để tóm
tắt về những đóng góp của các nhà khoa học cho việc tìm ra
ngun tử.
- HS giải thích vì sao trong tự nhiên chỉ có 98 loại nguyên tử nhưng
lại có đến hàng triệu chất khác nhau.
* Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS về nhà nghiên cứu và sẽ thảo luận trong tiết sau.
- GV tổ chức cho HS thuyết trình và thảo luận để đưa ra ý kiến của
nhóm mình từ đó GV chốt vấn đề mà HS cần nắm.
* Sản phẩm
- Từ thế kỉ thứ V, trước công ngun, Leucippus và học trị của ơng
là Democritus đã đưa ra khái niệm về nguyên tử ( hạt vật chất nhỏ
nhất không thể phân chia được nữa ) nhưng Aristotle, một trong
những nhà triết học có sức ảnh hưởng nhất của thời kì ấy, tin vào
một số loại “phần tử nhỏ nhất” của vật chất nhưng không theo các
mô tả của Democritus. Aristotle nói chỉ có bốn ngun tố (đất,
khơng khí, lửa, nước) và những ngun tố này có một số đơn vị nhỏ
nhất cấu tạo nên toàn bộ vật chất. Sự thuyết giáo của Aristotle
chống lại quan điểm nguyên tử của Democritus quá mạnh mẽ nên
quan điểm nguyên tử đã bị gạt ra khỏi thế giới triết học trong 2000
năm sau đó. Vào cuối thế kỉ 17, Bacon, Robert Boyle và Isaac
Newton đã làm sống lại lí thuyết của Democritus, Mãi đến thế kỉ 19,
năm 1808, John Dalton cho xuất bản cuốn sách “ Lí thuyết nguyên
tử” và xác định rằng tất cả vật chất đều được cấu tạo từ nguyên tử
và không thể phân chia nguyên tử ra hạt nhỏ hơn được. Ngày nay
chúng ta đều biết mọi vật chất đều được cấu tạo từ nguyên tử và
nguyên tử được cấu tạo từ 3 loại hạt là hạt e mang điện tích âm
chuyển động xung quanh hạt nhân tạo thành vỏ nguyên tử. Bên
trong hạt nhân có 2 loại hạt là hạt proton mang điện tích dương và
hạt neutron khơng mang điện.
- Trong tự nhiên có 98 loại nguyên tử nhưng lại có đến hàng
triệu chất khác nhau là vì + Các ngun tử có khả năng liên
kết hóa học với nhau để tạo ra các chất khác.
+ Các chất có thể phản ứng hóa học với nhau để tạo thành
chất mới.