Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Cần Giờ phân tích, đánh giá, lập kế hoạch để hoạt động du lịch dịch vụ tại điểm đến phát triển lâu dài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA DU LỊCH
NGÀNH: QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN
KHÓA 25
Đề tài tiểu luận : Chọn một điểm đến du lịch/ một cơ sở lưu trú/ một
cơ sở ăn uống CHƯA PHÁT TRIỂN để tiến hành phân tích, đánh
giá, lập kế hoạch để hoạt động du lịch/ dịch vụ tại điểm đến phát
triển lâu dài.

GVHD: LÊ MỸ TRANG
LỚP: 213_DDL0140_07
NHĨM THỰC HIỆN: NHĨM 4_HƠNG BÉ ƠI

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 07 năm 2022


DANH SÁCH NHĨM
STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

GHI CHÚ

1

Hoàng Thị Cẩm Thu


197KS33282

Nhóm trưởng

2

Nguyễn Huỳnh Bích Phương

197KS25054

Nhóm phó

3

Lê Ngọc Phương

197KS12783

4

Hồ Phạm Yến Nhi

197KS24993

5

Nguyễn Anh Kiệt

197KS24859


6

Nguyễn Trần Nhật Tân

197KS25108

7

Huỳnh Minh Vy

197KS33416

8

Nguyễn Trần Thanh Vy

197KS13219

9

Nguyễn Lê Thảo Ngân

197KS12580

10

Nguyễn Ngọc Hạnh Duyên

197KS24723


2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TIỀM NĂNG .............................................................................................. 5
1. Giới thiệu huyện Cần Giờ ....................................................................................... 5
2. Tài nguyên thiên nhiên huyện Cần Giờ ................................................................ 5
2.1 Vị trí ....................................................................................................................... 5
2.2 Khí hậu................................................................................................................... 5
2.3 Địa hình .................................................................................................................. 6
3. Tình hình kinh tế ..................................................................................................... 6
4. Tài nguyên văn hóa – xã hội ................................................................................... 7
5. Cơ sở vật chất .......................................................................................................... 8
6. Nguồn nhân lực ........................................................................................................ 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ........................................................................................ 10
1. Tình hình du lịch huyện Cần Giờ ........................................................................ 10
2. Hệ thông công ty kinh doanh du lịch ................................................................... 10
3. Sản phẩm du lịch ................................................................................................... 10
4. Các chính sách phát triển du lịch Cần Giờ ......................................................... 11
5. Đầu tư du lịch......................................................................................................... 12
6. Ưu điểm và hạn chế trong du lịch Cần Giờ ........................................................ 13
6.1. Ưu điểm............................................................................................................... 13
6.2. Hạn chế ............................................................................................................... 13
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ ............................................................................................... 15
1. Thực trạng .............................................................................................................. 15
2. Tiềm năng ............................................................................................................... 16
CHƯƠNG 4: LẬP KẾ HOẠCH : .................................................................................. 18
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 18
2. Mục đích ................................................................................................................. 18

3. Khách hàng tiềm năng .......................................................................................... 19
4. Lập kế hoạch .......................................................................................................... 19
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO : ............................................................................................ 24

3


LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch là ngành kinh tế quan trọng, nhiều người cho rằng đây là “ngành cơng nghiệp
khơng khói”. Với tư cách là một ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ, du lịch trên thực tế đêm đến
hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường nếu chúng ta biết khai thác hợp lý các
tiềm năng để phát triển bền vững. Ngành du lịch ở một số quốc gia còn là nguồn thu ngoại
tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Ở nhiều quốc gia khác, du lịch là một trong ba
ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của
nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch ngày càng trở thành một đề tài hấp dẫn và trở thành
vấn đề mang tính chất tồn cầu. Nhiều quốc gia đã lấy chỉ tiêu du lịch của cư dân làm tiêu
chí đánh giá chất lượng cuộc sống. Hiện nay, du lịch cũng xuất hiện dưới những hình thức
khác như khám phá tài nguyên thiên nhiên, trải nghiệm cuộc sống bản địa. Đồng thời, du
lịch cũng có thể kết hợp với những mục đích hợp pháp khác. Tham quan du lịch khơng chỉ
đơn thuần là thư giãn, giải trí, nghỉ dưỡng, nó cịn đáp ứng những nhu cầu tìm hiểu, học
tập và nghiên cứu về vùng đất, con người, văn hóa, lịch sử của địa phương. Du lịch hiện
nay đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp rất lớn vào GDP hàng năm của
Việt Nam. Nước ta cũng đang có hướng chuyển dịch cơ cấu sang tập trung chú trọng vào
việc phát triển du lịch, không chỉ với du khách trong nước mà còn là với du khách nước
ngoài. Con người cần phải được nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí, tham gia vào những chương
trình du lịch hấp dẫn, được tận hưởng những giờ phút thực sự thoả mái, yên tĩnh trong các
cơ sở lưu trú hiện đại, đầy đủ tiện nghi và được phục vụ nhiệt tình chu đáo của nhân viên
sau những ngày dài làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Cũng chính vì lẽ đó mà ngành kinh
doanh du lịch của Việt Nam không bỏ lỡ cơ hội để khai thác tiềm năng sẵn có của mình là

được phục vụ và đáp ứng thoả mãn nhu cầu cao cấp của con người. Hiện nay giới trẻ khơng
chỉ mưu cầu tìm tịi những nhu cầu đó từ khách sạn mà cịn ở dạng thống đãng hơn, độc
đáo hơn như cắm trại, homestay, …. Chính vì lẽ đó biết được nhu cầu khách hàng mà hàng
loạt các dịch vụ cắm trại được phát sinh và phát triển.

4


CHƯƠNG 1: TIỀM NĂNG
1. Giới thiệu huyện Cần Giờ
Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm về
hướng Đơng Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km theo đường chim bay, có hơn
20km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam- Đông Bắc, có các cửa sơng lớn của các con
sơng Lịng Tàu, Cái Mép, Gị Gia, Thị Vải, Sồi Rạp, Đồng Tranh
Cần Giờ giáp ranh với huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành ( tỉnh Đồng Nai),
huyện Châu Thành, thị xã Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu ( tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) về phía
Đơng và Đơng Bắc. Giáp với huyện Cần Đước, Huyện Cần Giuộc ( TỈNH Long An) huyện
Gị Cơng Đơng ( tỉnh Tiền Giang) về phía tây. Giáp với huyện Nhà Bè (TP.HCM) về phía
Tây Bắc. Phía Nam giáp với Biển Đông.
2. Tài nguyên thiên nhiên huyện Cần Giờ
Rừng Cần Giờ có chức năng chính là phịng hộ, có vị trí quan trọng về quốc phịng,
nhưng đồng thời cũng mở ra triển vọng to lớn về du lịch sinh thái. Do tính năng quan trọng
của rừng phịng hộ Cần Giờ, năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO
công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển”.
2.1 Vị trí
Vị trí của huyện Cần Giờ ở từ 106 độ 46’12” đến 107 độ 00’50” Kinh độ Đông và
từ 10 độ 22’14” đến 10 độ 40’00” vĩ độ Bắc
2.2 Khí hậu
Huyện Cần Giờ mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa
mưa và nắng rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4

năm sau, nền nhiệt độ cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm từ 25
độ C-29 độ C, cao tuyệt đối là 38,20C, thấp tuyệt đối là14,40C. Độ ẩm trung bình từ 73%
đến 85%, độ bốc hơi từ 3,5 đến 6 mm/ngày, trung bình 5 mm/ngày, cao nhất 8 mm/ngày.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 – 1.402 mm, trong mùa mưa lượng mưa tháng
thấp nhất khoảng 100 mm, tháng nhiều nhất 240mm. Mùa mưa hướng gió chính là Tây –
5


Tây Nam, mùa khơ hướng gió Bắc – Đơng Bắc.Sau 25 năm giải phóng, hệ sinh thái rừng
và rừng ngập mặn của Cần Giờ đã được phục hồi ổn định và đang phát triển tốt sau những
thiệt hại nặng nề do chiến tranh tàn phá.
2.3 Địa hình
Do bị ngăn cách với các địa phương khác bởi nhiều sông lớn, chưa có cầu bắc
qua nên hiện tại đến Cần Giờ đều phải dùng phà, chủ yếu là phà Bình Khánh. Đường
bộ quan trọng nhất ở Cần Giờ là đường Rừng Sác chạy từ Tây Bắc tới Đông Nam
huyện, mới được nâng cấp xong giữa năm 2011.

3. Tình hình kinh tế
Năm 2021, huyện Cần Giờ đã đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu để đảm bảo thực hiện
“mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát
triển kinh tế, văn hóa xã hội trong trạng thái bình thường mới. Qua những nỗ lực của cả hệ
thống chính trị, tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội huyện vẫn phát triển ổn định. Tổng giá
trị sản xuất ước đạt hơn 6.100 tỷ đồng đạt 88% so với năm trước, bằng 77,1% kế hoạch.
Về dịch vụ, giá trị ước đạt hơn 2.900 tỷ đồng đạt hơn 80% so với năm trước, bằng 71% kế

6


hoạch. Thu ngân sách địa phương ước thực hiện đạt hơn 1.200 tỷ đồng, bằng 69% so với
năm trước và vượt 73% so với dự toán năm.

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, huyện Cần Giờ vinh dự được
Thủ tướng Chính phủ cơng nhận huyện Cần Giờ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020; được
Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng về thành tích xuất sắc trong
Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nơng thơn mới”; có 6/6 xã thuộc huyện đã được
UBND TPHCM công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, thị trấn Cần Thạnh cơ bản
đạt 19/19 tiêu chí.
4. Tài ngun văn hóa – xã hội
- Cần Giờ có 7 di tích, di sản được xếp hạng và 1 làng nghề truyền thống (làng muối xã
Lý Nhơn). Và Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ là một sự kiện văn hóa đặc trưng của huyện,
được cơng nhận Di sản phi vật thể cấp quốc gia năm 2013.
- Có rất nhiều cơ sở giải trí, tơn giáo được nâng cấp thu hút nhiều khách du lịch.
- Huyện Cần Giờ đã phát triển được nhiều loại hình, sản phẩm du lịch, trong đó có loại
hình du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng. Và phát triển theo hướn đô
thị sinh thái gắn liền với Đề an đơ thị thơng mình
- Hướng phát triển Cần Giờ: sinh sống chủ yếu bằng nghề
 Nuôi trồng
 Đánh bắt thủy hải sản
 Làm muối
 Giao thông biển, hệ thống cảng, đóng tàu (nếu có)
 Và Phát triển du lịch
- Gần đây, nghề nuôi yến được đầu tư do mang lại giá trị Kinh tế cao
Tài nguyên văn hóa phải được gìn giữ và cần được phát triển một cách phù hợp các
ngành công nghiệp để giữ lại được giá trị cốt lõi và phát triển hơn về mọi mặt cho huyện
Cần Giờ.
7


5. Cơ sở vật chất
- Du lịch biển Cần Giờ rất lớn nên khai thác lợi thế biển để tăng cường kết nối vùng
nhằm mang lại các lợi ích thiết thực và đầy đủ cho người dân địa phương.

- Ông Nguyễn Văn Hồng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết “Quy hoạch không
gian, kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất có trọng điểm sẽ tạo thuận lợi cho huyện
phát triển” .
- Đầu tư hệ thống trường lớp. Phát triển các cơ sở dạy nghềnâng cao chất lượng nội
dung đào tạo và tỉ lệ lao động qua đào tạo.
- Đầu tư ngành y tế từng bước hiện đại về cơ sở vật chất, trang thiết bị.
- Để thu hút khách cần tạo ra các tuyến xe miễn phí, đầu tư thêm cầu, phà và trạm dừng
chân ở Cần Giờ.
Điều này giúp nâng cao đời sống nhân dân trong tương lai kể cả xu hướng xây dựng đô
thị biển
8


6. Nguồn nhân lực
- Dân số thưa thớt, gắn bó lâu đời, hầu hết nguồn lao động vào việc khai thác tài nguyên
thiên nhiên.
- Đến nay, tỷ lệ lao động có việc làm trong lực lượng lao động tồn huyện đạt gần 96%
(32.300 lao động có việc làm/36.800 lao động trong độ tuổi).
- Trong khoảng 10 năm qua, đã triển khai đầu tư 464 cơng trình.
- Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới cần tranh thủ và huy
động nguồn lực tổng hợp để xây dựng nơng thơn kiểu mẫu với thu nhập bình qn đầu
người đạt 97 triệu đồng/người/năm…
- Trước tiên cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đạo tào nghề phải phù hợp để
phát triển kinh tế, đáp ứng được nhu cầu xuất nhập khẩu lao động ra nước ngoài.
- Cần Giờ cần đột phá về nguồn nhân lực, trong đó vừa chú trọng phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao, vừa chú trọng phát triển nguồn nhân lực tại chỗ để có thể gánh vác
tương lai của Cần Giờ.

9



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG
1. Tình hình du lịch huyện Cần Giờ
Trong 6 tháng đầu năm 2022, huyện Cần Giờ tiếp tục kiểm sốt dịch Covid- 19 có hiệu
quả, tổ chức tiêm phòng vaccine theo đúng kế hoạch, đảm bảo an tồn, tỷ lệ người dân
tham gia cao. Theo thơng tin thống kê tại Hội nghị BCH Đảng bộ huyện lần thứ 10 trong
6 tháng đầu năm 2022 cho thấy Du lịch Cần Giowf đang có xu hướng tăng cao, doanh thu
dịch vụ tăng 19,6%, doanh thu du lịch tăng 60% so với cùng kỳ.
2. Hệ thống công ty kinh doanh du lịch
Thống kê từ Sở Du lịch TPHCM, huyện Cần Giờ hiện có 7 khu du lịch, 3 cơ sở lưu trú
với 145 phòng được xếp hạng, 15 cơ sở lưu trú với 297 phòng chưa được xếp hạng, 20
nhà hàng ăn uống có cơng suất phục vụ trên 100 khách, 01 cơ sở mua sắm đạt chuẩn phục
vụ du lịch, 01 cơ sở ăn uống phục vụ du lịch; 09 doanh nghiệp lữ hành, tuy nhiên, các
doanh nghiệp trên có đăng ký ngành nghề nhưng chưa đi vào hoạt động.
3. Sản phẩm du lịch
Huyện Cần Giờ có diện tích hơn 704 ki lô mét vuông, 32% là sông rạch, 56,7% là rừng
ngập mặn với 69 cù lao lớn nhỏ, là khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam
(vào năm 2000). Cần Giờ có bờ biển dài 21 ki lơ mét, có rừng, có ruộng muối, vườn cây,
là trọng điểm nuôi hàu, thủ phủ nuôi yến…, cách trung tâm TPHCM khoảng 50 ki lơ mét,
có thể đi đến bằng đường bộ và đường thủy.
Dân số Cần Giờ khoảng 72.000 người. Xã Bình Khánh có gần 350 nhà yến. Năm 2019,
sản lượng tổ yến thu hoạch ước đạt 4,8 tấn, tổng doanh thu trên 100 tỉ đồng. Cần Giờ hiện
có hơn 700 hộ ni hàu với diện tích trên 300 héc ta, sản lượng năm 2019 gần 15.000 tấn.
Rừng Cần Giờ có 220 loài thực vật bậc cao với 155 chi, thuộc 60 họ. Đước, bần, mắm,
dừa nước (dừa lá) là những loài đặc trưng. Động vật thủy sinh khơng xương sống có trên
700 loài, hơn 130 loài cá, 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát (11 loài có trong sách đỏ Việt

10



Nam). Chim có 47 họ, 17 bộ với 51 loài chim nước, 79 loài không phải chim nước sống
trong nhiều sinh cảnh khác nhau.
Cần Giờ có 26 di chỉ khảo cổ. Độc đáo nhất là di chỉ Giồng Cá Vồ (Long Hịa), thời kỳ
tiền văn hóa Sa Huỳnh đã khai quật 350 mộ chum cùng nhiều đồ tùy táng theo tục hung
táng của tín ngưỡng Mẹ (sinh ra từ bụng mẹ, chết đi cũng trong thế ngồi của mộ chum, như
bụng Mẹ). Ngoài ra, di tích khảo cổ về gốm Bao Đồng (Lý Nhơn) có niên đại từ 2.3002.500 năm…
Đặc biệt, chiến khu Rừng Sác là biểu tượng kiêu hùng trong cuộc chiến tranh thống
nhất đất nước của huyền thoại binh chủng đặc công thủy “đặc biệt tinh nhuệ” với các kỹ
năng sinh tồn và kỹ năng chiến đấu tuyệt vời trong mơi trường đặc thù của Cần Giờ. Ngồi
bom đạn, đặc công Rừng Sác thường xuyên đối mặt và chịu tổn thất lớn trước loài cá sấu
hung dữ, lền khên. Đặc cơng thủy có các kiểu bơi đứng, cận chiến với thủy qi nhằm bảo
tồn tính mạng…
4. Các chính sách phát triển du lịch Cần Giờ
Để khiến du lịch Cần Giờ trở nên phát triển UBND TPHCM đã đưa ra kiến nghị với
Thủ tướng cho xây dựng cầu Cần Giờ để giao thơng được thơng thống, dự án dự kiến khởi
công năm 2022 và hoàn thành năm 2025. Bên cạnh đó, sau khi cầu Cần Giờ được xây dựng
xong sẽ vẫn để phà Bình Khánh hoạt động bình thường để phục vụ những du khách muốn
trải nghiệm phà.
Thêm vào đó, nhiều chính sách nâng cấp phát triển cơ sở hạ tầng cũng được đề ra. Các
tuyến đường chính tại Cần Giờ cần được quy hoạch lại, nâng cấp và mở rộng thêm nhiều
làn xe để phục vụ cho việc phát triển du lịch như Rừng Sác, Duyên Hải, Lý Nhơn, Đào Cử,
Tắc Suất. Ngoài ra, phát triển thêm các tuyến đường thủy song hành với đường bộ để du
khách có cơ hội trải nghiệm khám phá và tham quan rừng ngập mặn một trong những khu
dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO tại Việt Nam.

11


Bên cạnh đó, nâng cấp và mở rộng các tuyến đường vành đai ven sơng đi qua các xã
Bình Khánh, An Thới Đơng, Lý Nhơn, Long Hịa và thị trấn Cần Thạnh để thuận tiện hơn

trong việc đi lại. Đồng thời cũng cần quan tâm đến việc xây dựng tuyến đường ven bển từ
Long Hòa đi Cần Thạch. Tiếp đến là quy hoạch lại các khu du lịch, khu tắm biển, chợ trở
nên bài bản hơn. Để góp phần tạo điểm nhấn và kết nối hiệu quả hơn trong việc phát triển
du lịch Cần Giờ, cũng cần quy hoạch xây dựng các khu chợ đêm, trung tâm giới thiệu
quảng bá sản phẩm, các trạm dừng chân và phòng giao dịch hướng dẫn du lịch.
Ngoài ra, TPHCM cần hỗ trợ gỡ vướng cho Cần Giờ về việc cấp giấy phép cho người
dân để khai thác du lịch trên sông nước như nuôi hải sản và cho du khách tham quan, chọn
lựa, thưởng thức hải sản tươi. Bên cạnh hải sản tươi, thì Cần Giờ có 2 sản phẩm được Cục
Sở hữu trí tuệ cơng nhận là khơ cá dứa và yến sào Cần Giờ. Vì vậy, để được phát triển rộng
rãi hơn thì cần phát triển các đặc sản của Cần Giờ thành thương hiệu được nhiều người biết
đến như xoài cát Cần Giờ, khô cá đù, tôm sú, mật dừa nước, cua Lý Nhơn, bạch tuột Tam
Thôn Hiệp, muối Lý Nhơn.
Ngoài việc phát triển các sản phẩm liên quan đến du lịch cũng cần quan tâm phát triển
nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại Cần Giờ. Chính vì vậy, thành phố nên quy hoạch xây
dựng thêm một số khoa, chi nhánh của trường đại học, viện nghiên cứu liên quan với ngành
sinh học, vận tải, văn hóa nghệ thuật, địa lý, du lịch ở Cần Giờ để sinh viên nghiên cứu,
thực tập và làm việc sau khi tốt nghiệp.
5. Đầu tư du lịch
Theo những chính sách đã đề cập trên TPHCM cần đầu tư phát triển trọng tâm vào
những vấn đề chính như cơ sở hạ tầng giao thơng đường bộ và đường thủy, cơ sở kinh
doanh dịch vụ, chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch, nguồn nhân lực, các sản phẩm du
lịch và truyền thông về du lịch Cần Giờ.
Đầu tiên là đưa ra các dự án về hạ tầng giao thông. Các dự án này sẽ được đầu tư
với quy mô lớn, là tiền đề cho sự phát triển du lịch của Cần Giờ và giúp du khách có thể
tiếp cận với du lịch Cần Giờ một cách dễ dàng hơn.
12


Tiếp đến UBND TPHCM đã thông qua dự án Khu đơ thị du lịch biển Cần Giờ tại
xã Long Hịa và thị trấn Cần Thạnh và quy mô dự án lên đến 2.870 ha.

Bên cạnh đó, dự án quan trọng về việc xây cầu Cần Giờ để nối Cần Giờ với trung
tâm thành phố cũng đã được đề xuất trong công cuộc phát triển hạ tầng giao thông tại đây.
Song song với đó là việc nâng cấp tuyến đường Rừng Sác dẫn đến Cần Giờ để mang đến
những lợi ích phát triển du lịch.
6. Ưu điểm và hạn chế trong du lịch Cần Giờ
6.1. Ưu điểm
Cần Giờ có diện tích tự nhiên 71.361 ha, là nơi thích hợp để du khách đến tham
quan, khám phá và tận hưởng không gian trong lành. Cần giờ là nơi có lợi thế rất lớn trong
việc phát triển du lịch sinh thái như tài nguyên rừng phong phú, đặc biệt là rừng ngập mặn;
tài ngun biển, sơng ngịi, kênh rạch; sinh vật đa dạng và phong phú như cá sấu Xiêm, cá
sấu Hoa Cà, khỉ đi dài, dơi nghệ và các lồi chim q hiếm.
Thêm vào đó, Cần Giờ cịn có nhiều làng nghề truyền thống, bảo tồn được các lễ
hội văn hóa dân gian rất đặc sắc như làng muối ấp Thiềng Liềng tại xã Thạnh An và xã Lý
Nhơn, làng nuôi yến sào tại xã Tam Thôn Hiệp, làng chài Đồng Tranh tại xã Long Hòa và
nhiều cơ sở thờ tự, cơ sở tin ngưỡng dân gian như Lăng Ơng Thủy Tướng.
Ngồi ra Cần Giờ cịn có địa danh lịch sử như chiến khu rừng Sác, du khách có thể
đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử nơi đây.
Đặc biệt, Cần Giờ cịn có bãi biển cát đen nổi bật do đặc tính địa lý tại đây đã thu
hút khách du lịch đến tham quan và check-in. Chợ hải sản Hàng Dương cũng là một trong
những địa điểm thu hút khách du lịch vì độ tươi ngon của hải sản
6.2. Hạn chế
Mặc dù có nhiều ưu điểm về tài nguyên thiên nhiên, sinh vật nhưng Cần Giờ vẫn có
những hạn chế như cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và đường thủy chưa đồng bộ, các
cơ sở kinh doanh các dịch vụ và du lịch còn hạn chế, chất lượng phục vụ chưa tốt, sản
phẩm du lịch còn sơ sài chưa được quan tâm đầu tư phát triển đúng cách, chất lượng sản
13


phẩm và dịch vụ chưa tốt, nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cịn hạn chế, mơi trường
xung quanh chưa được giữ gìn tốt.

Nhiều tài nguyên chưa được trọng dụng như có bãi biển dài nhưng chưa thực sự chú
trọng quan tâm và khai thác đúng cách cũng như chưa được cải tạo để phục vụ du lịch. Cơ
sở vật chất phục vụ cho mơ hình du lịch sinh thái, du lịch nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn
do vướng cơ chế. Các di tích lịch sử, các cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng chưa được đưa vào
khai thác du lịch.
Thêm vào đó, việc thực hiện quảng bá, truyền thơng về việc xúc tiến giới thiệu du
lịch Cần Giờ chưa thực sự hiệu quả và còn nhiều hạn chế.

14


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ
1. Thực trạng
Cần Giờ có phong cách ẩm thực đa dạng và phong phú xuất phát từ đặc điểm địa lý,
thổ nhưỡng, khí hậu… nhưng chưa được nhiều du khách biết đến. Cần đầu tư phát triển
các sản phẩm du lịch thành thương hiệu, mang dấu ấn địa phương. Bên cạnh đó, cần có các
phân khúc khách du lịch nhằm thu hút chi tiêu cao, giữ chân du khách, sử dụng các sản
phẩm du lịch mà Cần Giờ vốn có lợi thế.
Cần Giờ cần tiến tới xây dựng một số mơ hình phát triển sản phẩm du lịch đêm (khu
mua sắm, khu ẩm thực, một số hoạt động văn hóa - nghệ thuật…) phù hợp với tình hình
địa phương và thị hiếu du khách. Đồng thời, phát huy vai trò của người dân địa phương
trong việc phát triển du lịch bền vững.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh cơng tác quảng bá điểm đến du lịch qua các kênh truyền
thông bằng nhiều ngôn ngữ. Những người sáng tạo nội dung trên YouTube, TikTok hiện
nay cũng góp phần khơng nhỏ trong việc quảng bá du lịch nhiều địa phương, nếu tận dụng
nguồn lực này cũng là một cách làm tốt cho Cần Giờ. Quảng bá du lịch đến với khách nội
địa cũng là giải pháp tạo thương hiệu, phù hợp với tình hình du lịch hiện nay.
Cần Giờ cũng tồn tại nhiều bất cập như: cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, đường
thủy phát triển chưa đồng bộ; cơ sở kinh doanh dịch vụ, du lịch cịn ít, chất lượng phục vụ
chưa tốt... Sản phẩm du lịch sơ sài, chất lượng chưa cao; nguồn nhân lực du lịch còn hạn

chế về trình độ chun mơn.
Cần Giờ có bãi biển dài nhưng chưa được chú trọng khai thác và quan tâm đúng
mức đến vệ sinh môi trường biển cũng như việc cải tạo bãi biển phục vụ du lịch. Việc đầu
tư cơ sở vật chất phục vụ mơ hình du lịch nơng nghiệp sinh thái gặp nhiều khó khăn do
vướng cơ chế... Di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ học, các cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng chưa
được đưa vào khai thác du lịch... Đặc biệt, công tác quảng bá, xúc tiến giới thiệu du lịch
Cần Giờ chưa nhiều

15


Cần Giờ có vị trí chiến lược quan trọng trong sự phát triển của TP.HCM. Với lợi
thế về kinh tế biển, du lịch sinh thái sẽ góp phần phát triển bền vững nền “kinh tế xanh”
thân thiện với môi trường, gắn với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng - an ninh của Tổ quốc.
2. Tiềm năng
Cần Giờ cần được chú trọng phát triển theo hình thức đơ thị có hàm lượng carbon
thấp để bảo vệ khu dự trữ sinh quyển khỏi tác động xấu về môi trường. Mặt khác, huyện
phải phát huy những lợi thế biển để phát triển kinh tế. Nhìn về phát triển chuỗi đơ thị sẽ
thấy Vũng Tàu gồm có khu đơ thị dịch vụ sau cảng Cái Mép - Thị Vải; Cần Giờ là mặt tiền
biển; Gị Cơng - một trọng điểm miền Tây về nơng nghiệp và sinh thái sẽ tạo nên một chuỗi
đô thị mặt tiền biển. Đây sẽ là động lực tiến biển, làm kinh tế biển, cảng biển, logistics kết
hợp Cảng hàng không quốc tế Long Thành, làm tăng hiệu quả đầu tư và tạo bộ mặt mới
cho thành phố và vùng lân cận.
Cần Giờ có hơn 33.000 ha rừng ngập mặn, có hệ sinh thái đa dạng và cảnh quan
thiên nhiên đặc sắc, được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cần Giờ
cũng là huyện duy nhất của TP.HCM tiếp giáp biển, hơn 22.000 ha diện tích sơng ngịi với
hệ thống sơng ngịi chằng chịt đem lại cho Cần Giờ lợi thế phát triển các ngành nghề khai
thác và nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, sản xuất muối, gắn với các dịch vụ du
lịch sinh thái sông, biển và nghỉ dưỡng.
Vùng biển Cần Giờ đang bị “lãng quên”, giá trị các dịch vụ hệ sinh thái độc đáo của

khu dự trữ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả để
chuyển hóa và tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế của thành phố. Do đó muốn phát huy
được các tiềm năng của vùng đất này, nên chọn liên kết vùng để phát triển chuỗi đô thị
biển mặt tiền tại vịnh Cần Giờ, bảo đảm sinh thái với giá trị kinh tế sinh thái khu dự trữ
sinh quyển thế giới hướng tới trở thành chuỗi đô thị quốc tế có mức độ quốc tế hóa, sức
chống chịu cao. Phương án này có tính khả thi cao khi Chính phủ chấp thuận chủ trương
đầu tư đô thị biển tại huyện Cần Giờ.

16


Cần Giờ có nhiều lợi thế về phát triển du lịch sinh thái như: tài nguyên rừng (đặc
biệt rừng ngập mặn); tài ngun biển, sơng ngịi, kênh rạch; nhiều làng nghề truyền thống
như làng muối ấp Thiềng Liềng (xã Thạnh An và xã Lý Nhơn), làng nuôi yến sào tại xã
Tam Thơn Hiệp, làng chài Đồng Tranh (xã Long Hịa) và nhiều cơ sở thờ tự, cơ sở tín
ngưỡng dân gian...
Để du lịch Cần Giờ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt tạo ra nhiều sản phẩm
du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng dựa trên tiềm năng, lợi thế sẵn có với chất lượng
cao, thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, thiết nghĩ trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy
mạnh, rà soát, vận dụng các chính sách đặc thù thúc đẩy, hỗ trợ phát triển du lịch nơng
thơn, du lịch cộng đồng như chính sách tín dụng, hỗ trợ vốn... để phổ biến rộng rãi cho các
hộ dân có mơ hình du lịch tiềm năng có điều kiện đầu tư, cải tạo cảnh quan phục vụ du lịch.

17


CHƯƠNG 4: LẬP KẾ HOẠCH
1. Lý do chọn đề tài
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác là một quần thể gồm các loài
động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của

các cửa sông Đồng Nai, sơng Sài Gịn và sơng Vàm Cỏ. UNESCO đã cơng nhận đây là
khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng
ngập mặn. Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam.
Huyện Cần Giờ tiếp giáp biển Đông với khoảng 20 km bờ biển. Ở đây có khu rừng
ngập mặn Cần Giờ, một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc chứa
đựng các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc hữu
của miền duyên hải Việt Nam. Cần Giờ có diện tích tự nhiên 71.310 ha, cách trung tâm
thành phố 50 km về hướng Đơng Nam. Tổng diện tích rừng ngập mặn tai Cần Giờ là 38.663
ha, ngoài chức năng “lá phổi xanh ” của thành phố Hồ Chí Minh, đây còn là nơi sinh sống
của nhiều loại động – thực vật hoang dã quý hiếm và một số loài đặc hữu của rừng ngập
mặn nhiệt đới gió mùa. Lợi thế hết, đã giúp cho Cần Giờ đầy đủ điều kiện cần thiết tự nhiên
để phát triển du lịch trải nghiệm, hiện tại nguồn tài nguyên du lịch quý giá này vẫn chỉ nằm
ở dạng tiềm năng.
Với nguồn tài nguyên rừng phong phú, giàu tiềm năng phát triển du lịch. Cần Giờ
khẳng định sẽ đưa địa phương này trở thành một địa điểm du lịch đáng được đặt chân đến,
cũng chính vì thế nhóm chúng em đã lựa chọn Cần Giờ là đề tài để làm bài báo cáo cuối
kỳ cho học phần môn Xã hội học Du lịch lần này, mong muốn rằng sẽ đóng góp những ý
tưởng nhỏ bé giúp cho Huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ngày càng phát triển
vững mạnh hơn.
2. Mục đích
Cắm trại là một trong những hoạt động nghỉ dưỡng cho du khách. Bởi đến với Cần
Giờ, cắm trại khơng chỉ là cắm trại các du khách sẽ có những phút giây thư giãn khi cùng
bạn bè, người thân thưởng thức những bữa tiệc ngoài trời bên bếp than hồng cùng mâm hải
sản tươi ngon vui vẻ bên nhau.
18


Mang lại những trải nghiệm thú vị, những trải nghiệm chưa từng có trong cuộc sống
thường ngày cho du khách.
Mục đích của cắm trại là tìm về những nơi n tĩnh, khơng xơ bồ, hịa mình với

thiên nhiên, sơng nước, mây trời. Đây cũng là liệu pháp chữa lành tâm hồn cho du khách.
Đem đến cảm giác hịa mình vào thiên nhiên, loại bỏ lối sống công nghệ về sau giải
tỏa toàn bộ căng thẳng cho du khách.
Cắm trại cũng là hình thức kết nối chúng ta lại với nhau. Thêm vào đó, khi đi cắm
trại và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Còn giúp cơ thể trực tiếp sản sinh ra Serotonin mang
tới những cảm giác hạnh phúc hơn.
3. Khách hàng tiềm năng
Thế hệ Gen Z: Mặc dù khơng phải thế hệ có dân số đơng nhất – cũng khơng có thu
nhập trung bình cao nhất, nhưng Gen Z lại là đối tượng khách hàng “hot” nhất. Những bạn
trẻ thường thích những tour du lịch tự phát, để tự khám phá và trải nghiệm nên cắm trại
ngoài trời là một tour du lịch rất thích hợp với giới trẻ. Việc tiếp cận và thu hút Gen Z từ
sớm sẽ giúp thương hiệu hình thành được mối liên kết về mặt cảm xúc với họ đây cũng là
1 hình thích marketing truyền miệng.
Đi theo nhóm/ gia đình: Những năm gần đây, du lịch theo nhóm/gia đình đang có
xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Du khách không ưu tiên việc khám phá thế giới một cách đơn
độc nữa, mà ngày càng có nhiều người mong muốn chia sẻ và tận hưởng những trải nghiệm
du lịch thú vị bên những người thân yêu. Đây là nhóm du khách đi theo số lượng lớn, chính
vì thế mang lại nguồn lợi khơng hề nhỏ đối với doanh nghiệp.
Các cặp đôi: đây cũng là loại trải nghiệm du lịch dành cho các cặp đôi, muốn không
gian riêng tư, trải nghiệm cùng nhau, tạo không khí lãng mạn. Sau khi dựng lều, có thể
trang trí thêm cho lều những phụ kiện như đèn dây nhằm mang lại khơng khí lãng mạn vào
buổi tối.
4. Lập kế hoạch
Du lịch trải nghiệm đang là xu hướng cực kỳ hấp dẫn đối với những người đam
mê khám phá. Giống như tên gọi của mình, du lịch trải nghiệm là hình thức du lịch mang
thiên hướng đem lại trải nghiệm của chính bản thân mỗi người. Giúp du khách hịa mình
19


vào thiên nhiên, khám phá những vùng đất mới và thưởng thức những món ăn độc đáo…

là cách mà du lịch trải nghiệm đang dẫn đầu xu hướng “xê dịch” của nhiều người. Nắm
bắt được tâm lý đó nên nhóm đã lựa chọn Cần Giờ là nơi để tiến hành và phát triển lâu
dài, dưới đây là loại hình kinh doanh mà nhóm đã lập kế hoạch để xây dựng:
Loại hình cắm trại qua đêm, kinh doanh theo mùa (có bán vé)
STT

NỘI DUNG

ĐƠN VỊ

ĐƠN GIÁ

GHI CHÚ

TÍNH
1

Vé vào cổng

Trong

30.000vnd

ngày

Bao gồm vé vào cổng, điện nước
sinh hoạt, ánh sáng khu vực trại

2


Lều 2 người

Cái/ ngày

200.000vnd Lều du lịch 2 lớp tiện lợi, mền gối,

3

Lều 4 người

Cái/ ngày

400.000vnd Lều du lịch 2 lớp tiện lợi, mền gối,

Phụ thu thêm

Người/

50.000vnd

Lều du lịch 2 lớp tiện lợi, mền gối

người

ngày

Xe tuktuk

Lượt


Miễn phí

Đưa đón từ cổng đến chợ và ngược

4

lại
5

Lửa trại



70.000vnd

Gồm củi dựng sẵn, dầu đốt.

6

Bếp than

Bộ

50.000vnd

Bao gồm bếp, than, vĩ nướng,kẹp
nướng, dụng cụ nướng

7


Chiếu, bạt

Cái/ lần

30.000vnd

picnic

20


8

Loa bluetooth

1 giờ

50.000vnd

Bao gồm 2 mic

Ẩm Thực (theo mùa)
Du lịch ẩm thực là một trong những xu hướng đang rất phát triển hiện nay. Bên cạnh
khám phá cảnh đẹp, thì việc trải nghiệm nền văn hóa ẩm thực của điểm đến cũng được rất
nhiều người quan tâm. Cần Giờ có rất nhiều hải sản tươi sống, vì thế để giúp du khách có
thể trải nghiệm được trọn vẹn kì nghỉ của mình nên loại hình du lịch trải nghiệm này cịn
có thêm các dịch vụ phục vụ cho khách:
STT

Thực


Số

Đơn

Lượng

Đơn Giá

1

Tơm

1 kg

250.00vnd

2

Cua

1 kg

350.000vnd

3

Ốc

1 đĩa


60.000vnd

4



1 kg

70.000 ~ 1500.000vnd

5

Mực

1 kg

180.000vnd

6

Lẩu

1 cái

250.000vnd

Ghi Chú

Thay đổi theo mùa/ chế biến

theo yêu cầu

21


Bán theo combo dành cho 1 người:
STT
1

2

COMBO

GHI CHÚ

2 ngày 1 đêm ( bao gồm vé vào cổng, lều trại, các 350.000

Khơng có dịch

vật dụng cần thiết, nhà vệ sinh )

vụ ăn uống

VND

2 ngày 1 đêm ( bao gồm vé vào cổng, các dịch vụ 550.000
sẵn có + BBQ tối )

3


ĐƠN GIÁ

VND

2 ngày 1 đêm ( bao gồm vé vào cổng, các dịch vụ 700.000
sẵn có + Bữa sáng, bữa trưa, bữa tối BBQ )

VND

Buổi sáng: Mỳ gói, phở, bún bị, cháo, hủ tếu, bánh mỳ,...
Buổi trưa: Cơm quê hương đồng lúa (canh chua cá bóp, cá kho tộ, cá chiên, tôm rim, rau
xào ngũ vị, mực xào chua ngọt, cua rang me,....)
Buổi tối: Tiệc nướng BBQ (Tơm, mực, cá, bị, heo, gà, bạch tuộc,... )
Lưu ý: Các thực đơn trên chúng tôi sẽ thay đổi theo ngày.

22


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
Cần Giờ là một trong những nơi tìm năng phát triển ở tương lai. Cần Giờ có vị trí
chiến lược quan trọng trong sự phát triển của TP.HCM. Với lợi thế về kinh tế biển, du lịch
sinh thái sẽ góp phần phát triển bền vững nền “kinh tế xanh” thân thiện với môi trường.
Cần Giờ cần được chú trọng phát triển theo hình thức đơ thị có hàm lượng carbon thấp để
bảo vệ khu dự trữ sinh quyển khỏi tác động xấu về môi trường. Mặt khác phải phát huy
những lợi thế biển để phát triển kinh tế. Nhưng đồng thời nên phát triển chứ không đánh
đổi mơi trường, có thể phát triển như khu cắm trại, các quán nước hướng biển, các khu vui
chơi đi đôi với bảo vệ mơi trường, các loại hình tham quan trải nghiệm, giải trí, du lịch văn
hóa….Cần Giờ là khu vực ngoại thành, tránh xa được sự ồn ào khói bụi của trung tâm
thành phố. Do đó, Cần Giờ đáp ứng tốt nhu cầu tìm kiếm nơi nghỉ ngơi, hoặc du lịch.
Không gian sống trong khu vực Cần Giờ vẫn cịn nhiều cây xanh, khơng khí rất trong lành.

Cần Giờ cịn có hệ sinh thái rừng ngập mặt và hệ thống sơng ngịi dày đặc, biển… Vì
vậy, đất Cần Giờ cũng trở thành nơi đáng sống của nhiều người với khơng gian thanh bình
này. Chính vì lẽ đó mà cần phải khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế nhanh,
bền vững; tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh
tế; Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, tiến tới
phát triển bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; Tiếp tục tập
trung chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng khai thác và phát huy thế mạnh về du lịch sinh
thái rừng và biển, du lịch lịch sử.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Cangio.hochiminhcity.gov.vn. 2022. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Cần
Giờ - Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Cần Giờ - Cổng thông tin điện tử
Huyện Cần Giờ. [online] Available at: [Accessed 23 July 2022].
2. Cần Giờ… giờ cần gì? (31/01/2022) – Lê Minh Dũng – báo Cơng An,
/>3. Đánh thức tiềm năng phát triển Cần Giờ(08/05/2021) – Lan Anh – Tạp chí điện tử
Kinh tế Mơi trường, />4. Đột phá nguồn nhân lực, đưa Cần Giờ thành cực tăng trưởng (28/04/2021) – Kiều
Phong – Đầu tư tài chính, />5. Nghiên cứu khai thác tài nguyên du lịch tại Huyện Cần Giờ theo quan điểm phát
triển du lịch bền vững (01/07/2021) - Nguyễn Thị Huyền Nhung, Phạm Viết Việt
Anh, Trương Thị Linh, Phạm Thi Lệ - 123doc,
/>6. Phát triển Cần Giờ, tài ngun văn hóa phải được gìn giữ (23/12/2018) – Mai Hoa
– báo Tuổi trẻ, />7. Trang tin Điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. 2022. Huyện Cần Giờ: Tiếp
tục phát triển kinh tế, xây dựng chính quyền đơ thị, đồng hành cùng doanh nghiệp.
[online] Available at: [Accessed 27 July 2022].
8. Toàn cảnh hiện trạng hạ tầng giao thông trên "ốc đảo" Cần Giờ - Nơi kỳ vọng sẽ
trở thành thành phố nghỉ dưỡng của Sài Gòn – Đăng Khải – Travelnews,
/>9. Xây dựng Cần Giờ sớm thành khu đô thị biển (27/04/2021) – Châu Giang – Quân
đôi nhân dân, />

24



×