Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

CẢM NHẬN về HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LI KHÁCH TRONG bài THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.34 KB, 5 trang )

CẢM NHẬN VỀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LI KHÁCH TRONG BÀI
THƠ
Nhà thơ Nguyễn Công Trứ xưa đã luôn trăn trở:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sơng”
Chí làm trai từ xưa đã là một đề tài không hiếm để bắt gặp trong thơ ca, và cho
đến tận lúc Thơ Mới lên ngơi, đó vẫn là nguồn cảm hứng vô tận để các bậc thi
nhân chấp bút. Nhưng để tìm được một bài thơ vừa mang cái bi tráng, hào hùng
của thơ ca cổ, vừa thấm đẫm hơi thở thời đại mới thì có lẽ, khơng thể không
nhắc tới “Tống biệt hành” - Thâm Tâm rất thành cơng khi xây dựng hình tượng
người li khách vừa mang dáng dấp người quân tử kiên cường, mạnh mẽ nhưng
cũng khơng giấu đi những nỗi niềm tâm tư thầm kín nhất của một con người.
Thâm Tâm (1917-1950) là một trong những nhà thơ Mới viết ít và mất sớm
nhất, gia tài văn học ông để lại chỉ độ vài chục bài, nhưng chỉ với một “Tống
biệt hành” (viết năm 1940) cũng đủ để tên tuổi nhà thơ mãi neo lại nơi người
đọc. Đó cũng là bài thơ duy nhất của ơng được nhà phê bình Hồi Thanh chọn
đưa vào cuốn “Thi nhân Việt Nam” – tuyển tập tác phẩm tiêu biểu trong phong
trào Thơ Mới”. Và do đâu một tác phẩm với đề tài quen thuộc – ly biệt lại có
được thành cơng như vậy? Có lẽ một phần lớn là nhờ sự dày cơng xây dựng hình
tượng nhân vật “li khách” - người ra đi của nhà thơ.
Trong thơ cổ, khơng hiếm để tìm thấy những áng thơ về “người li khách” như
những câu thơ trong “Chinh phụ ngâm” – Đặng Trần Cơn:
“Chàng tuổi trẻ vốn dịng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc đao cung”
Hay những dòng thơ đầy hào hùng mà cũng lắm phong trần dưới ngòi bút Thế
Lữ:
“Ta là một khách chinh phu,
Dấn bước truân chuyên khắp hải hồ.
Mũ lợt bốn bề sương nắng gội,
Phong trần quen biết mặt âu lo.”
Thế nhưng, nếu những bài thơ khác tập trung khắc hoạ chí nhớn, khẩu khí “anh


hùng” của đấng nam nhi, thì đến “Tống biệt hành”, dường như nhà thơ đã đặt
bao tình cảm vào nhân vật trữ tình để tạo ra một hình tượng hồ hợp mang vẻ
đẹp lí tưởng: khơng rơi vào tâm trạng bi quan, bế tắc như những lớp thanh niên
trí thức bấy giờ, vừa mang những nét vốn có của người ra đi thời trước với quyết
tâm “thực hiện chí lớn” nhưng vẫn mang nặng một tấm tình với gia đình, quê
hương.
Chàng Kinh Kha khi xưa từng ra đi mảy may không chút vướng bận: "Phong
tiêu tiêu hề Dịch Thủy hàn/Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn". Và dẫu cho đến
Thơ Mới, cái chí khí “ra đi khơng về”, sự quyết tâm, khát vọng lên đường ấy
dường như vẫn chẳng chút vơi đi:
“Ly khách, ly khách con đường nhỏ


Chí nhớn chưa về bàn tay khơng
Thì khơng bao giờ nói trở lại
Ba năm, mẹ già cũng đừng mong"
“Ly khách” - từ Hán Việt thật đắt giá tạo âm hưởng cổ kính và dáng dấp của
đấng trượng phu thuở trước. Đoạn thơ xuất hiện hai nhân vật: người đưa tiễn và
ly khách giữa trời đất mênh mang càng tô đậm không gian ly biệt làm ta bỗng
nhớ lại khi xưa từng chứng kiến cuộc chia ly ảm đạm, đầy lưu luyến nơi bến
nước giữa Lý Bạch và “cố nhân” trong “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo
Nhiên chi Quảng Lăng”. Cuộc đối mặt giữa người ra đi kẻ ở khiến từng câu thơ
cũng nhuốm màu tâm trạng, “chí nhớn” ở đây tuy khơng rõ là gì, nhưng chắc
chắn đó là khát vọng, hồi bão, cơng danh, ham muốn tột bậc của một đời trai
nung nấu, ấp ủ mà nếu chưa được thực hiện, người đi chấp nhận đánh đổi cả gia
đình, tình tri kỉ, nỗi nhớ mong của người mẹ già “Ba năm, mẹ già cũng đừng
mong”. Giọng điệu cương quyết mà mạnh mẽ, cịn có phần sắt đá, tàn nhẫn thể
hiện qua hai điệp ngữ: “Li khách! Ly khách”, gạt tình riêng mà gồng mình lên để
khơng ai phải nhọc lịng đã đúc nên hình tượng một người tráng sĩ trong Thơ
Mới mang hăng hái, quyết tâm như những đấng nam nhi thời cổ đại ra đi lạnh

lùng, không chút bịn rịn, lưu luyến, khơng gì có thể lay chuyển:
“Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng dưng…”
Người đưa tiễn vừa kìm nén những nỗi khổ tâm như của một tri kỉ “Đưa người”
mà cũng vừa nói hộ những quyết tâm, thái độ của người ra đi vì một con đường
cơng danh, nghiệp lớn phía trước.
Và trước khi kết thúc bài thơ, mức độ của ý chí sắt đá, mạnh mẽ ấy lại được
tăng lên:
“Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say”
Đây là những câu thơ từng gây nhiều tranh cãi nhất, chủ thề của hai chữ “thà
coi” kia là ai, nói với ai? Có thể hiểu rằng đây chỉ suy nghĩ của người ra đi với
người ở lại để khỏi vướng bận, day dứt cõi lịng; cũng có thể coi là lời dặn của
ly khách với người thân, hãy coi mình như những “chiếc lá”, “hạt bụi”, “hơi
rượu say”, vụt đến rồi cũng vụt đi, ra đi rồi cũng sẽ có ngày gặp lại để chẳng cần
bận tâm, vơi bớt nỗi nhớ thương đau khổ. Điều đó cũng ngầm khẳng định ly
khách đã quyết tâm lên đường bỏ lại mọi sự ràng buộc của tình thân, gia đình
sau lưng với tâm thế mạnh mẽ, hào hùng.
Thế nhưng, khát khao, ước vọng đó mới chỉ là sự kế thừa hình ảnh đấng anh
hùng trong thơ cổ, và điều làm nên sự khác biệt, đó là bao cảm xúc rối bời cùng
nỗi buồn ly biệt trong lịng người lên đường:
“Đưa người ta khơng đưa qua sơng
Sao có tiếng sóng ở trong lịng?
Bóng chiều khơng thắm, khơng vàng vọt,
Sao đầy hồng hơn trong mắt trong?”
Chỉ trong mấy câu đầu ngắn ngủi mà đã có đến ba từ “khơng” như phủ định
mạnh mẽ, hồn tồn khơng gian, thời gian đang diễn ra, không gian đưa tiễn tuy



không ở bến sông như nhiều bài thơ cổ, thời gian đưa tiễn tuy chẳng diễn ra
dưới bóng hồng hơn gợi buồn, nhưng tiếng sóng lịng lại khiến người ta cảm
thấy phảng phất bao hoài niệm. Thật là một cuộc chia ly đặc biệt thấm đẫm
trong hơi thơ cổ và hơi thở thời đại! Những câu hỏi tu từ liên tiếp như xốy sâu
vào lịng người đi kẻ ở những tâm trạng, nỗi niềm, băn khoăn không diễn tả
được mà như sự u uẩn chất chứa “đầy hồng hơn trong mắt trong”. Hỏi người,
hỏi mình mà thực chất là giãi bày mn vàn điều khó nói. Nếu trong câu thơ của
Thơi Hiệu ở “Hồng Hạc lâu”, ngoại cảnh gây ra “tiếng lòng”:
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”
Thì tới nay, người a lại thấy tiếng sóng lịng trong thơ Thâm Tâm đã tự tạo ra
ngoại cảnh bởi lẽ khi trong lịng có sẵn tâm trạng thì dù ở đâu người ta cũng thấy
những hồng hơn, bóng chiều. Đơi mắt trong veo dường như chẳng chút xao
động, u uất bởi nó đang cố giấu đi cảm xúc thực sau cuộc ra đi vì nghĩa lớn.
Chính vì lẽ đó mà người ta cảm giác như nỗi buồn ấy thật tê tái biết bao! Thâm
Tâm dẫu phủ định những thi liệu cổ nhưng vẫn làm cho chúng hiện diện , nói
“khơng” để tơ đậm cái “có”, chẳng một từ miêu tả trạng thái cảm xúc nhưng vẫn
tạo được cái xôn xao, lay động, nỗi buồn tê tái thấu tận tâm cam người đi, kẻ ở.
Đồng thời nét cổ điển trong chi tiết "ánh hồng hơn" đã làm cho hình tượng
người li khách vừa thêm phần trang trọng, cũng có phần lãng mạn cổ xưa, đẹp
nhưng khơng phải là nỗi buồn bi lụy.
Nỗi buồn mênh mang ấy cứ mãi dai dẳng đeo bám ly khách:
“Ta biết người buồn chiều hôm trước:
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt,
Một chị, hai chị cũng như sen
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.
Ta biết người buồn sáng hơm nay:
Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay,
Em nhỏ ngây thơ đơi mắt biếc
Gói trịn thương tiếc chiếc khăn tay…”

Bao tiếng lịng sâu kín đã được cất lên, và đó cũng là lý do chàng trai luôn tỏ ra
vẻ dứt áo ra đi, “một giã gia đình một dửng dưng”, tiếng gọi chí lớn khơng cho
phép anh được dùng dằng thêm nữa để cuộc chia ly đi theo tiếng gọi khát vọng
kia không trở thành cuộc chia ly đẫm nước mắt. Dẫu vậy, tiếng lòng của người
ly khách ấy vẫn dậy sóng với những xúc cảm, tâm tư, nỗi niềm. Ngay ở những
câu thơ “Ba năm mẹ già cũng đừng mong” cũng đã chất chứa nỗi âu lo chứ
chẳng lạnh lùng như ta thấy bởi lẽ “ba năm” đối với đời trai khơng là gì nhưng
với người mẹ già trơng ngóng nơi q nhà, nó lại đằng đẵng như quãng thời gian
sinh li tử biệt! Đến những khổ thơ sau, tiếng lòng ấy ngày càng khắc khoải, da
diết :”Ta biết người buồn chiều hôm trước”, “Ta biết người buồn sáng hơm nay”,
chỉ có ta thấu hiểu cho nỗi buồn lo âu trĩu nặng trong lòng người để nói hộ ra
thành lời. Cuộc chia ly dẫu không xuất hiện nước mắt nhưng bởi vậy mà làm
người ta vẫn thấy buồn, vẫn nặng tình. Đặc biệt nỗi lo lắng, thương yêu của
người ra đi với gia đình được thể hiện rõ rệt:


“Một chị, hai chị cũng như sen
Khuyên nốt em trai dịng lệ sót.”
Hai chị như những bơng sen cuối hạ vẫn còn lẻ loi, đơn chiếc . Hai thanh trắc
liền kề “nở nốt” như một sự trĩu nặng kéo cả câu thơ trầm xuống giống như gánh
nặng trĩu lòng của người ra đi. Chữ “nốt” lại một lần nữa xuất hiện cuối đoạn
thơ, lần này nó lại mang hàm ý giống như tia hy vọng cuối cùng của chị đối với
người em. Họ muốn níu giữ, muốn người em ở lại bởi lẽ họ chưa thể hiểu hết lí
tưởng của người ly khách ấy mà đặt tình cảm cá nhân lên hàng đầu. Ly khách bị
níu giữ từ mọi phía : mẹ già mòn mỏi, hai chị tội nghiệp và cả đứa em nhỏ ngây
thơ:
“Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay,
Em nhỏ ngây thơ đơi mắt biếc
Gói trịn thương tiếc chiếc khăn tay…”
Sự “tươi lắm thay” kia của bầu trời dường như đối lập hoàn toàn với tâm trạng

đau buồn, u uất trong lòng người ra đi. Đứa em nhỏ với đơi mắt biếc kia dường
như làm lịng ly khách càng thêm phần trĩu nặng, nó như những nhát dao cứa
vào lịng người nỗi buồn tê tái. Những điều đó vơ hình cũng trở thành thước đo
tình cảm, lịng người; nó cho ta thấy ly khách là một người vừa có chí lớn, vừa
nặng tình thâm. Chí lớn thúc giục người lên đường nhưng tình thân lại kéo chùn
bước chân người. Dường như những người ở lại kia đã cố gắng níu kéo, tất thảy
đều khơng muốn để ly khách ra đi nhưng cuối cùng lại phải “gói trịn thương
tiếc chiếc khăn tay”. Tất cả những điều đó khiến lời thơ vừa dứt khốt mạnh mẽ,
vừa trầm lắng xót xa.
Mở đầu khổ thơ cuối cùng, giọng thơ đã được chuyển biến một cách tài tình:
“Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!”
Khơng cịn là giọng điệu gân guốc, rắn rỏi xen âm điệu tha thiết, trữ tình như
muốn níu giữ như những khổ thơ trên. Đến đây ta cảm thấy rõ một nỗi lo xen lẫn
sự bàng hoàng dường như đến từ cả hai phía người đi và kẻ ở khi phải đối diện
với thực tại. Câu hỏi tu từ “Người đi?” như một sự bừng ngộ đến mức phải thốt
lên vì ngỡ ngàng, khơng dám tin là sau bao nỗ lực mong đến phút cuối cùng li
khách sẽ thay đổi, sẽ nao núng ý chí quyết tâm thì giờ đây “người” đã lên đường
thực rồi! Câu thơ không tả nỗi đau mà nỗi đau như giằng xé từng chữ, như hiện
hình làm người đọc cũng phải đau đớn, xót xa!
Bài thơ “Tống biệt hành” đã vẽ nên một “ly khách” mang tầm vóc thời đại, phi
thường nhưng khơng khác thường; dẫu mang trong mình ý chí, quyết tâm, khát
khao lên đường làm nên nghiệp lớn nhưng mang cũng đầy tình cảm, nỗi lịng
giấu kín như bao người. Và để thể hiện được những điều đó khơng thể khơng kể
đến tài năng của chính nhà thơ Thâm Tâm khi vừa kết hợp âm hưởng bi hùng, cổ
kính của thời xưa nhưng vẫn mang đậm hơi thở của thời đại Thơ Mới. Điều đó
trước hết được thể hiện ngay trong nhan đề :”Tống biệt hành” khi một nhà thơ
hiện đại lại chọn thể hành để gửi gắm tiếng thơ giữa một bản phối mang âm điệu
ảo não của Thơ Mới như Hoài Thanh từng nhận xét: “Thơ thất ngôn của bây giờ
thực có khác thơ thất ngơn cổ phong. Nhưng trong bài dưới đây lại thấy sống lại
cái khơng khí riêng của nhiều bài thơ cổ, điệu thơ gấp, lời thơ gắt. Câu thơ rắn



rỏi, gân guốc. Không mềm mại, uyển chuyển như phần nhiều thơ bây giờ.
Nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại.”
Bằng tài năng của mình, Thâm Tâm đã viết nên được những câu thơ, xây dựng
được một hình tượng để đời, để dù lượng tác phẩm được viết ra không đồ sộ
nhưng tên tuổi của ông vẫn mãi được người người nhớ tới.



×