Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tính tất yếu và những đặc điểm cơ bản thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.93 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN : CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài : Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên Chủ
Nghĩa Xã Hội . Tính tất yếu và những đặc điểm cơ bản thời kỳ quá độ lên
Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam .

_2020_


Mục Lục
1 . Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội
1.1.
1.2.
1.3.

Khái niệm
Tính tất yếu của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

2 . Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2.1.

Quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ khi nào ?

2.2.

Tính tất yếu thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam



2.3. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội
2.4.

Những nội dung cơ bản của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

2.5.
hội

Phương hướng phát triển - nhiệm vụ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

2.6.

Thành tựu của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội


1 . Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.1.

Khái niệm

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để và toàn
diện từ xã hội cũ sang xã hội mới – xã hội chủ nghĩa. Nó diễn ra từ khi giai cấp vơ sản
giành được chính quyền, bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết thúc khi đã
xây dựng xong về cơ bản cơ sở vật chất – kỹ thuật của xã hội cả về lực lượng sản xuất ,
quan hệ sản xuất , cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng .
1.2. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được lý giải dựa vào các căn cứ
sau :

+ Một là : Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau về bản chất
Chủ nghĩa tư bản được xây dựng trên cơ sở : chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu
sản xuất, dựa trên chế độ áp bức bóc lột .
Chủ nghĩa xã hội xây dựng trên cơ sở : công hữu tư liệu sản xuất là chủ yếu, khơng
cịn các giai cấp đối kháng, khơng cịn chế độ áp bức, bóc lột .
+ Hai là : Chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền sản xuất đại cơng nghiệp có trình
độ cao trong đó chủ nghĩa tư bản đã tạo ra tiền đề vật chất – kỹ thuật nhất định cho chủ
nghĩa xã hội . Nhưng muốn tiền đề đó phục vụ cho chủ nghĩa xã hội thì chủ nghĩa xã
hội cần phải tổ chức, sắp xếp lại .
+ Ba là : Các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh trong lịng
chế độ tư bản chủ nghĩa, đó là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ
nghĩa . Dù sự phát triển của chủ nghĩa tư bản có ở mức cao đến mấy thì cũng chỉ tạo ra
tiền đề vật chất – kỹ thuật, điều kiện hình thành các quan hệ xã hội mới – xã hội chủ
nghĩa . Do vậy, cần phải có thời gian để xây dựng, phát triển các quan hệ đó.
+ Bốn là : Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cơng cuộc mới mẻ, khó khăn và phức tạp,
cần phải có thời gian để giai cấp cơng nhân từng bước làm quen với những cơng việc
đó.
Kết luận : Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước có trình độ phát triển kinh
tế- xã hội khác nhau thì có thể diễn ra với thời gian dài ngắn khác nhau. Đối với những
nước đã trải qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản phát triển ở trình độ cao thì khi tiến lên chủ
nghĩa xã hội, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có thể tương đối ngắn. Những nước
trải qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản ở mức độ trung bình, đặc biệt là những
nước cịn ở trình độ tiền tư bản, có nền kinh tế lạc hậu thì thời kỳ quá độ thường kéo
dài với rất nhiều khó khăn phức tạp.
1.3.

Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội .

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ tồn tại đan xen lẫn nhau giữa các yếu tố , bộ
phận của cả hai kết cấu kinh tế - xã hội cũ và mới ( chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã

hội ) . Nó được thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống bao gồm :


- Trên lĩnh vực kinh tế :
+ Nền kinh tế trong thời kì này là nền kinh tế nhiều thành phần tồn tại trong một hệ
thống kinh tế quốc dân thống nhất. Đây là bước quá độ trung gian tất yếu trong quá
trình xây dựng CNXH.
+ Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH được xác lập dựa trên
cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình
thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và tương ứng với nó là những hình thức
phân phối khác nhau trong đó hình thức phân phối lao động tất yếu ngày càng giữ vai trị
là hình thức phân phối chủ đạo.
- Trên lĩnh vực xã hội :
+ Do kết cấu của nền kinh tế nhiều thành phần qui định nên trong thời kỳ quá độ còn
tồn tại nhiều giai cấp , tầng lớp và sự khác biệt giữa các giai cấp tầng lớp xã hội , các
giai cấp , tầng lớp vừa hợp tác , vừa đấu tranh với nhau .
+ Còn tồn tại khác biệt giữa nông thôn , thành thị , giữa lao động trí óc và chân tay ,…
+ Khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại .
+ Từng bước khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân
cư trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng xã hội; xây dựng mối quan hệ tốt
đẹp giữa người với người theo mục tiêu lý tưởng: tự do của người này là điều kiện, tiền
đề cho sự tự do của người khác .
- Trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa :
+ Trong thời kỳ quá độ lên CNXH tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn hóa khác nhau.
V.I.Lenin cho rằng, tính tự phát tiểu tư sản là “ kẻ thù giấu mặt hết sức nguy hiểm,
nguy hiểm hơn so với nhiều bọn phản cách mạng công khai”.
+ Trên lĩnh vực văn hóa cũng tồn tại các yếu tố văn hóa cũ và mới, chúng thường
xuyên đấu tranh với nhau.
+ Thực chất của thời kỳ quá độ lên CNTB lên CNXH là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh
giai cấp giữa giai cấp tư sản đã bị đấnh bại. Cuộc đấu tranh diễn ra trong điều kiện mới

là giai cấp cơng nhân đã nắm được chính quyền nhà nước, quản lý tất cả các lĩnh vực
đời sống xã hội .
+ Từng bước xây dựng văn hóa vơ sản , nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa , tiếp thu giá
trị và tinh hoa văn hóa nhân loại .
- Trên lĩnh vực chính trị :
+ Tiến hành cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây
dựng CNXH .
+ Xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ XHCN ngày càng vững mạnh, bảo đảm
quyền làm chủ trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhân dân lao


động, xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội thực sự là nơi thực hiện quyền làm chủ
của nhân dân lao động; xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh ngang tầm
với các nhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử .
=> Phản ánh quy luật vận động, phát triển của xã hội và tác động không hề nhỏ tới lối
sống và định hướng xã hội .
- Cách thức quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội gồm 2 cách:
+ Quá độ trực tiếp : từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những nước đã
trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển .
+ Quá trình gián tiếp : từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản đối với những nước
chưa trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển .
Như vậy dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải trải qua quá trình phức tạp lâu dài,dựa vào
điều kiện kinh tế xã hội, thực chất của thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội...
2 . Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam .
2.1. Quá độ lên CNXH ở Việt Nam bắt đầu từ khi nào ?
Với đất nước Việt Nam , sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lúc
này đất nước ta tạm chia làm 2 miền Nam – Bắc :
+ Miền Bắc : đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1954 và làm hậu phương
vững chắc cho miền Nam
+ Miền Nam : tiếp tục đấu tranh đánh đuổi giặc Mỹ

30/4/1975 , miền Nam ruột thịt được giải phóng . Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thống nhất hồn tồn .

Kết luận : Khi này ( năm 1975 ) nước ta mới tiến hành quá độ lên chủ nghĩa xã hội
trong phạm vi cả nước .
2.2. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được lý giải dựa vào các căn cứ
sau :
+ Căn cứ vào quan điểm của Chủ nghĩa Mác –Lênin cho rằng “ ở những nước nghèo nàn
lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế vẫn có khả năng tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà
không phải trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa “
+ Căn cứ vào xu thế phát triển của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu bằng cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại . Nhiều nước đã đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên, Lào…
+ Căn cứ vào điều kiện lịch sử của cách mạng nước ta : con đường quá độ lên chủ nghĩa
xã hội bỏ qua chế độ tư bản trước hết là sự lựa chọn của chính Đảng ta : Ngay từ “Cương


lĩnh chính trị năm 1930” đến “ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội” được trình bày ở Đại hội VII năm 1991, Đảng ta đều thể hiện bản lĩnh
chính trị về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội .
-> Phù hợp với mục tiêu , cương lĩnh của cách mạng Việt Nam .
+ Với sự lựa chọn của Đảng ta là sự lựa chọn của chính nhân dân lao động nước ta khi
theo Đảng làm cách mạng là muốn có cuộc đời ấm no, hạnh phúc. Để mang lại ấm no,
hạnh phúc cho nhân dân khơng có con đường nào khác là con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội .
-> Phù hợp với nhu cầu , nguyện vọng của nhân dân Việt Nam .
2.3. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội .
- Thuận lợi :
+ Kế thừa thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới CNTB để phát triển xã hội , phát triển
nhanh lực lượng sản xuất , xây dựng nền kinh tế hiện đại .
+ Cơ hội trong hợp tác giao lưu, tìm kiến nguồn vốn, công nghệ và quản lý đối với các
nước đi sau.
+ Điều kiện mở rộng cơ hội tập hợp lực lượng tiến bộ vì hịa bình, dân chủ và CNXH.
+ Đất nước có nhiều tiềm năng về tài nguyên, lao động đặc biệt giàu về tinh thần, tài năng
và trí tuệ con người Việt Nam.
+ Những thành tựu của quá trình đổi mới đã tạo ra thế và lực cho nước ta: nền kinh tế phát
triển hơn so với những năm trước, các tiến bộ của Khoa học- Kĩ thuật đã được áp dụng
nhiều trong cuộc sống…
+ Có lãnh tụ sáng suốt ( Chủ tịch Hồ Chí Minh ) dẫn lối chỉ đường, ứng hợp với vận mệnh
của dân...
- Khó khăn :
Bên cạnh những thuận lợi thì cũng có những khó khăn :
+ Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa nửa phong kiến , lực lượng
sản xuất thấp , chiến tranh kéo dài , lại bị các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá
hoại .
+ Chính quyền mới thành lập cịn non trẻ , bên cạnh đó tinh thần đấu tranh của cán bộ,
đảng viên thực sự là yếu kém đến mức báo động .
+ Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH . Các nước với các chế độ
chính trị khác nhau cùng tồn tại , vừa hợp tác , cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia , dân
tộc .
2.4.

Những nội dung cơ bản của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội


- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhất

đúng , khoa học , phản ánh đúng quy luật phát triển khách quan của cách mạng Việt Nam
trong thời đại ngày nay .
- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, như Đại hội IX của Đảng
Cộng sản Việt Nam xác định : Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị
của qua hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa
những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa
học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.
- Đây là tư tưởng mới , phản ánh nhận thức mới , tư duy mới của Đảng và được thể hiện
qua các nội dung sau :
+ Thứ nhất, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường
cách mạng tất yếu khách quan, con đường xây dựng đất nước trong thờ kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta.
+ Thứ hai, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc
xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa .
( trong thời kỳ quá độ còn nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, song sở hữu
tư nhân tư bản chủ nghĩa và thành phần kinh tế tư nhân tư bản chủ nghĩa không chiếm vai
trò chủ đạo; thời kỳ quá độ còn nhiều hình thức phân phối, ngồi phân phối theo lao động
vẫn là chủ đạo cịn phân phối theo mức độ đóng góp và quỹ phúc lợi xã hội; thời kỳ quá
độ vẫn cịn quan hệ bóc lột và bị bóc lột, xong quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa khơng giữ
vai trò thống trị )
+ Thứ ba, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đòi hỏi phải tiếp
thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là
những thành tựu về khoa học và công nghê, thành tựu về quản lý để phát triển xã hội, quản
lý phát triển xã hội, đặc biệt là xây dựng nền kinh tế hiện đại, phát triển nhanh lực lượng
sản xuất.
+ Thứ tư, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là tạo ra sự biến đổi
về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực, là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, lâu dài với
nhiều chặng đường; nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất q độ địi hỏi
phải có quyết tâm chính trị cao và khát vọng lớn của toàn Đảng, toàn dân.

2.5.

Phương hướng phát triển - nhiệm vụ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã

hội
Về phương hướng phát triển:
-

Đại hội XI, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (Bổ sung và phát triển năm 2011) xác định 8 phương hướng phản ánh con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đó là :


+ Một là, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế
tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
+ Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Ba là, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người,
nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
+ Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phịng vì an ninh tổ quốc, trật tự, an toàn xã hội.
+ Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác và
phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
+ Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tăng
cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
+ Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân.
+ Tám là , xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh .
Kết luận : Thực hiện tám phương hướng và giải quyết thành cơng những mối quan hệ
lớn chính là đưa các mạng nước ta theo đúng con đường phát triển quá độ lên chủ nghĩa
xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta.
Về nhiệm vụ

- Để thực hiện thành cơng các mục tiêu trên, tồn Đảng, toàn dân ta cần nêu cao tinh
thần cách mạng tiến cơng, ý chí tự lực tự cường, phát huy mọi tiềm năng và trí tuệ,
tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, quán triệt và thực hiện tốt 12 nhiệm vụ cơ
bản sau đây :
1. Phát triển kinh tế nhanh và bền vững , phát triển lực lượng sản xuất , cơng
nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước . đẩy mạnh việc xây dựng nông thôn gắn với
xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế tri thức, nâng cao trình độ khoa học,
cơng nghệ của các ngành, lĩnh vực , nâng cao năng suất , chất lượng , hiệu quả
sức cạnh tranh của nền kinh tế ; xây dựng nền kinh tế độc lập , tự chủ ,tham gia
có hiệu quả vào cách mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu
2. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa . Nâng cao hiệu lực,
hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương, công khai, minh bạch trong quản lý kinh tế, năng lực
quản lý của Nhà nước và năng lực quản trị doanh nghiệp .
3. Đổi mới giáo dục toàn diện , nâng cao chất lượng nguồn lực , nghiên cứu , phát
triển KH – CN . Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, cơng
nghệ; phát huy vai trị quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học,
công nghệ .
4. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc , con người
Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc .


5. Bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội ; chăm sóc sức khỏe nhân
dân ; thực hiện tốt chính sách lao động, việc làm ; xây dựng môi trường sống
lành mạnh , văn minh .
6. Khai thác, sử dụng và quản lý hiệu quả tài ngun thiên nhiên; bảo vệ mơi
trường; chủ động phịng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu .
7. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,
bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa vững an ninh chính
trị, trật tự, an tồn xã hội . Củng cố, tăng cường quốc phòng an ninh và ưu tiên

hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng.
8. Mở rộng và nâng cao kinh tế đối ngoại ; nâng cao vị thế , uy tín của Việt Nam
trong khu vực và trên thế giới .
9. Hoàn thiện, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân ;
phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc tăng cường sự đồng thuận
xã hội ; tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân .
10. Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa , hoàn thiện hệ thống
pháp luật , phát huy dân chủ , tăng cường trách nhiệm ,kỷ luật , kỷ cương ; chống
tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tệ nạn xã hội và tội phạm.
11. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo , tăng
cường bản chất giai cấp cơng nhân , tính tiên phong , sức chiến đấu ; phát huy
truyền thống đoàn kết , thống nhất của Đảng ; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh
đạo của Đảng .
12. Tiếp tục quán triệt và xử lý tốt các quan hệ lớn; quan hệ giữa đổi mới, ổn định
và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy
luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội; giữa phát triển lực lượng sản xuất
và xây dựng ; giữa Đảng lãnh đạo , nhà nước quản lý , nhân dân làm chủ ,...
2.6.

Thành tựu của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

- Sau 10 năm đổi mới (1996) đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội .
- Sau 25 năm đổi mới ( năm 2010 ) đất nước đã ra khỏi tình trạng nước nghèo kém
phát triển, bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình .
- Trong giai đoạn 2001- 2010 , kinh tế tăng trưởng nhanh , đạt tốc độ bình quân
7,26%/năm . Tổng sản phẩm trong nước ( GDP ) năm 2010 theo giá thực tế đạt
101,6 tỷ USD gấp 3,26 lần so với năm 2000. GDP bình quân đầu người năm 2010
đạt 1168 USD, năm 2014 ước tính khoảng 1900 USD/người .
- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 5 năm 2006-2010 đạt gần 45 tỷ

USD, vượt 77,8% so với kế hoạch đề ra .
- Tỷ lệ hộ nghèo cả nước gỉam bình quân 1,5-2%/ năm. Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo cả
nước giảm từ 60% trước đổi mới xuống còn 9,5%, năm 2013 còn 7,5%, phấn đấu
đến năm 2015 còn dưới 5% . Đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm cịn
khoảng 2,75% .
- Cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, hệ thống cơ sở y tế được
hình thành rộng khắp trong cả nước .





×