Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH tế xã hội và VIỆC vận DỤNG học THUYẾT này TRONG THỜI kỳ đổi mới đi lên CHỦ NGHĨA xã hội ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.41 KB, 25 trang )

1

MỤC LỤC

A.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh,
rất phức tạp, khó lường; đất nước đứng trước nhiều vấn đề
mới, có cả những thuận lợi, thời cơ đan xen với những khó
khăn, thách thức gay gắt. Cán bộ, đảng viên và nhân dân đặt
nhiều kỳ vọng vào những quyết sách đúng đắn, mạnh mẽ,
phù hợp của Đảng để phát huy thuận lợi, vượt qua mọi khó
khăn, tiếp tục đưa đất nước ta phát triển nhanh, bền vững.
Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ
nghĩa; đẩy mạnh tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới; bảo
vệ Nguyễn Thanh Mộng Lớp sau đại học TCNH K1 2 Tiểu
luận triết học vững chắc Tổ quốc, giữ vững mơi trường hồ
bình, ổn định; xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của tiểu luận.


2

Mục đích: Hiểu rõ thêm về nội dung, những giá trị của học
thuyết hình thái kinh tế xã hội và việc vận dụng nó vào
cơng cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay.
Nhiệm vụ: Nêu rõ bản chất của hình thái kinh tế xã hội, vận


dụng hình thái kinh tế xã hội vào công cuộc xây dựng đất
nước là một tất yếu khách quan và thực tiễn xây dựng đất
nước.
3. kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 2 chương chính:
Chương 1: Học thuyết hình thai kinh tế - xã hội
Chương 2: Vận dụng học thuyết này trong thời kỳ đổi mới
đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.


3

B.

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH
TẾ - XÃ HỘI

1.1.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là gì? Và học thuyết hình

thái kinh tế là 1 nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch
sử.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy
vật biện chứng về xã hội của triết học Mác-Lênin, là
kết quả của sự vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật
vào việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân

loại. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trong ba bộ phận
hợp thành triết học Mácxit. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
lý giải sự tiến hóa của xã hội lồingười bằng sự phát
triển của trình độ sản xuất. Trình độ sản xuất thay đổi
khiến quan hệ sản xuất cũng thay đổi dẫn đến những
mối quan hệ xãhội thích ứng với những quan hệ sản
xuất đó cùng với những tư tưởng nảy sinh ra từ những
quan hệ xã hội đó cũng thay đổi kéo theo sự thay đổi
hệ thống pháp lý và chính trị. Trước Mác đã có những
quan điểm triết học mặc dù rất có giá trị và được Mác
kế thừa thế nhưng đều có 1 sai lầm chung là thiếu tính
thực tiễn. Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã lần đầu tiên
trong lịch sử tư tưởng triết học chỉ ra những quy luật,
động lực phát triển xã hội một cách thực tiễn, đúng
đắn.


4

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một nội dung cơ
bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, vạch ra những quy
luật cơ bản của sự vận động phát triển xã hội, là
phương pháp luận khoa học để nhận thức, cải tạo xã
hội. Ngày nay thế giới chứng kiến những sự biến đổi
chóng mặt về khoa học, kéo theo đó là sự thay đổi của
các hệ thống pháp lý, chinh trị thế nhưng lý luận hình
thái kinh tế - xã hội vẫn giữ nguyên giá trị khoa học và
giá trị thời đại. Đây là cơ sở thế giới quan, phương
pháp luận khoa học chỉ đạo cho các chính đảng và nhà
nước xã hội chủ nghĩa vận dụng sáng tạo trong xác

định cương lĩnh, đường lối, chủ trương,chính sách xây
dựng chủ nghĩa xã hội; là cơ sở khoa học của việc
xácđịnh con đường phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa của Việt Nam hiện
nay.
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Chủ nghĩa
Mác – Lênin bao gồm một hệ thống các quan điểm cơ
bản:
_Sản xuất vật chất là cơ sở, nền tảng của sự vận động,
phát triển của xã hội.
_Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất._biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng của xã hội.
_Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá
trình lịch sử - tự nhiên.
1.2. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội.


5

Để tồn tại và phát triển con người phải tiến hành sản
xuất. Sản xuất là hoạt động không ngừng sáng tạp ra
giá trị vật chất và tinh thần nhằm mục đích thỏa mãn
nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.Sản xuất là
hoạt động đặc trưng của xã hội lồi người mà khơng
một lồi nào khác có được. Ví dụ các lồi vật khác mặc
dù cũng có những hoạt động tạo ra giá trị vật chất như
con ong xây tổ nhưng hành động “xây tổ” của con ong
lại hoàn tồn dựa vào bản năng giống lồi, nó khác với
hoạt động “xây dựng” của con người địi hỏi có sự

sáng tạo. Quá trình sản xuất diễn ra trong xã hội lồi
người chính là sự sản xuất xã hội – sản xuất và tái sản
xuất ra đời sống hiện thực. Ph.Ăngghen từng khẳng
định:“Theo quan điểm duy vật về lịch sử, nhân tố
quyết định trong lịch sử xét đến cùng là sự sản xuất và
tái sản xuất ra đời sống hiện thực. Cả Mác và tơi chưa
bao giờ khẳng định gì hơn. Nếu như có ai xuyên tạc
khiến cho câu trên có nghĩa là chỉ có nhân tố kinh tế là
nhân tố duy nhất quyết định, thì họ đã biến câu đó
thành một câu trống rỗng, vô nghĩa”.
Sự sản xuất xã hội, nghĩa là sản xuất và tái sản xuất ra
đời số nghiện thực, bao gồm ba phương diện không
tách rời nhau là sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và
sản xuất ra bản thân con người. Mỗi phương diện có vị
trí, vai trị khác nhau. Sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ
sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, và
xét đến cùng quyết định toàn bộ sự vận động, phát triển
của đời sống xã hội. Bên cạnh đó,con người cịn tiến
hành sản xuất tinh thần. Sản xuất tinh thần là hoạt động


6

sáng tạo ra các giá trị tinh thần nhằm thỏa mãn các nhu
cầu tồn tại và phát triển của con người và xã hội. Đồng
thời con người còn sản xuất ra ra bản thân con người.
Sản xuất ra bản thân con người trong phạm vi cá nhân,
gia đình là việc sinh đẻ và ni dạy con cái. Cịn trong
phạm vixã hội là sự tăng trưởng dân số, phát triển con
người với tính cách làthực thể sinh học – xã hội. Trong

các loại sản xuất trên, theo em, sản xuất vật chất là loại
sản xuất quan trọng nhất trong suốt tiến trình phát triển
của con người từ thời nguyên thủy đến nay.
Sản xuất vật chất là q trình mà trong đó con người sử
dụng công cụ lao động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự
nhiên để tạo ra của cải xã hội, nhằm thoả mãn nhu cầu
tồn tại và phát triển của con người. Thuở sơ khai, hoạt
động sản xuất vật chất của con người dừng lại ở những
việc vô cùng đơn giản như nhóm lửa, hái lượm, săn
thú, chặt cây,… thế nhưng thời điểm hiện tại hoạt động
này đã phức tạp hơn, mang nhiều sức sáng tạo hơn rất
nhiều ví dụ như sản xuất thiết bị điện tử thơng minh,
xây nhà, làm đường,…
Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã
hội loài người. Vai trò của sản xuất vật chất được thể
hiện, trước tiên, sản xuất vật chất là tiền đề trực tiếp tạo
ra “tư liệu sinh hoạt của con người” nhằm duy trì sự
tồn tại và phát triển của con người nói chung cũng như
từng cá thể người nói riêng. Nhờ có sản xuất vật chất
nên con người tạo ra giá trị thặng dư là tiền đề để phân


7

chia giai cấp từ đó hình thành nên các cấu trúc xã hội,
điều mà khơng hề có ở các lồi khác.
Sản xuất vật chất đã tạo ra các điều kiện, phương tiện
bảo đảm cho hoạt động tinh thần của con người và duy
trì, phát triển phương thức sản xuất tinh thần của xã

hội. C.Mác chi rõ : “Việc sản xuất ra những tư liệu sinh
hoạt vật chất trực tiếp ... tạo ra một cơ sở từ đó mà
người ta phát triển các thể chế nhà nước , các quan
điểm pháp quyền , nghệ thuật và thậm chí cả những
quan niệm tôn giáo của con người ta " . Nhờ sự sản
xuất ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại và phát
triển của mình, con người đồng thời sáng tạo ra toản bộ
đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội với
tất cả sự phong phú , phức tạp của nó
Sản xuất vật chất là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản
thân con người. Nhờ hoạt động sản xuất vật chất mà
con người hình thành nên ngơn ngữ, nhận thức, tư duy,
tình cảm, đạo đức, phẩm chất xã hội của con người.
Ph.Ăngghen khẳng định rằng, “lao động đã sáng tạo ra
bản thân con người”. Nhờ lao động sản xuất mà con
người vừa tách khỏi tự nhiên, vừa hoà nhập với tự
nhiên, cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra mọi giá trị vật chất
và tinh thần, đồng thời sáng tạo ra chính bản thân con
người.
Xét đến cùng, khơng thể dùng tinh thần để giải thích
đời sống tinh thần, để phát triển xã hội phải bắt đầu từ
phát triển đời sống kinh tế - vậtchất.
1.3. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất vàquan hệ sản xuất.
1.3.1.
Phương thức sản xuất


8

a. Lực lượng sản xuất.

Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện
đồng thời sự tác động giữa con người với tự nhiên và
sự tác động giữa người với người để sáng tạo ra của cải
vật chất phục vụ nhu cầu con người và xã hội ở những
giai đoạn lịch sử nhất định. “Người ta không thể sản
xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách
nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động
với nhau. Muốn sản xuất được, người ta phải có những
mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau, và quan hệ
của họ với giới tự nhiên, tức là việc sản xuất.” (C.Mác
và Ph.ĂngghenTồn tập 1993, nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội).
Người lao động là con người có tri thức, kinh nghiệm,
kỹ năng lao động và năng lực sáng tạo nhất định trong
quá trình sản xuất của xã hội.Đây là nguồn lực cơ bản,
vô tận và đặc biệt của sản xuất. ngày nay, trong nền sản
xuất xã hội, tỷ trọng lao động cơ bắp đang có xu thế
giảm, trong đó lao động trí tuệ ngày càng tăng lên.
Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ
chức sản xuất,bao gồm tư liệu lao động và đối tượng
lao động. Đối tượng lao động là những yếu tố vật chất
của sản xuất mà lao động con người dùng tư liệu lao
động tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp
với mục đích sử dụng của con người. Đối tượng lao
động gồm 2 loại là: có sẵn trong tự nhiên và qua chế
biến (nguyên liệu). Tư liệu lao động là những yếu tố
vật chất của sản xuất mà con người dựa vào đó để tác
động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng



9

lao động thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất của
con người. Tư liệu lao động gồm công cụ lao động và
phương tiện lao động. Phương tiện lao động là những
yếu tố vật chất của sản xuất cùng với công cụ lao động
tác động lên đối tượng lao động. Công cụ lao động là
phương tiện con người dùng trực tiếp tác động lên đối
tượng lao động, là yếu tố vật chất “trung gian”, “truyền
dẫn giữa người lao động và đối tượng lao động. Người
xưa dùng công cụ lao động “rìu đá” để tác động lên đối
tượng lao động “thân cây” để biến đổichúng thành
những thanh gỗ nhỏ đáp ứng nhu cầu làm nhà. Ngày
nay thì cơng cụ lao động “rìu đá” đã biến thành “cưa
máy” tác động vào đối tượng lao động “thân cây” cũng
để lấy gỗ làm nhà giống người thời tiền sử thế nhưng
với năng suất và chất lượng gỗ thu được vượt trội hơn
nhiều. Thế nên C.Mác từng khẳng định: “Những thời
đại kinh tế khác nhau khơng phải ở chỗ chúng sản xuất
ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với
những tư liệu lao động nào”.
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động
với tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản xuất và năng lực
thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới
tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã
hội. Về cấu trúc, lực lượng sản xuất được xem xét trên
cả hai mặt, đó là mặt kinh tế - kỹ thuật (tư liệu sản
xuất) và mặt kinh tế - xã hội (ngườilao động) . Lực
lượng sản xuất chính là sự kết hợp giữa “lao động
sống”với “lao động vật hóa” tạo ra sức sản xuất. Như

vậy, lực lượng sản xuất là một hệ thống gồm các yếu tố


10

“người lao động” và “tư liệu sản xuất”cùng mối quan
hệ (phương thức kết hợp), tạo ra thuộc tính đặc biệt
(sứcsản xuất) để cải biến giới tự nhiên, sáng tạo ra của
cải vật chất theo mục đích của con người. Đây là sự thể
hiện năng lực thực tiễn cơ bản nhất -năng lực hoạt
động sản xuất vật chất của con người.
Đặc trưng chủ yếu của lực lượng sản xuất là mối quan
hệ giữa người lao động và công cụ lao động. Trong lực
lượng sản xuất, người lao động là nhân tố hàng đầu giữ
vai trò quyết định. Sở dĩ như vậy là vì người lao động
là chủ thể sáng tạo và sử dụng công cụ lao động. Người
lao động tạo ra tư liệu sản xuất chứ tư liệu sản xuất ko
thể tạo ra người lao động được. Trình độ của tư liệu sản
xuất được quyết định bởi người lao động tạo ra chúng.
Năng suất của tư liệu sản xuất cũng được quyết định
bởi người lao động sử dụng chúng.
b. Quan hệ sản xuất.
Quan hệ sản xuất là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế vật chất giữa người với người trong quá trình sản xuất.
Quan hệ sản xuất thể hiện trong 3 khía cạnh: Quan hệ
sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ giữa người với
người trong tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ giữa
người với người trong phân phối sản phẩm.
Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ giữa các
tập đoànngười trong việc chiếm hữu, sử dụng các tư
liệu sản xuất xã hội. Đây là quan hệ quy định địa vị

kinh tế- xã hội của các tập đồn người trong sản xuất,
từ đó quy định quan hệ quản lý và phân phối. Quan hệ


11

sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, cơ bản,
trung tâm của quan hệ sản xuất, ln có vai trị quyết
định các quan hệ khác. Bởi vì, lực lượng xã hội nào
nắm phương tiện vật chất chủ yếu của quá trình sản
xuất thì sẽ quyết định việc quản lý quá trình sản xuất
và phân phối sản phẩm.
Quan hệ về tổ chức quản lý sản xuất là quan hệ giữa
các tập đoan người việc tổ chức sản xuất và phân cơng
lao động. Quan hệ này có vai trị quyết định trực tiếp
đến quy mơ, tốc độ, hiệu quả của nền sản xuất;có khả
năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của nền
sản xuất xã hội. Ngày nay, khoa học tổ chức quản lý
sản xuất hiện đại có tầm quan trọng đặc biệt trong nâng
cao hiệu quả quá trình sản xuất .
Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động là quan hệ
giữa các tập đoàn người trong việc phân phối sản phẩm
lao động xã hội, nói lên cách thức và quy mô của cải
vật chất mà các tập đồn người được hưởng.Quan hệ
này có vai trị đặc biệt quan trọng, kích thích trực tiếp
lợi ích con người, là “chất xúc tác” kinh tế thúc đẩy tốc
độ, nhịp điệu sản xuất,làm năng động hố tồn bộ đời
sống kinh tế xã hội. Hoặc ngược lại, nó có thể làm trì
trệ, kìm hãm quá trình sản xuất.


1.3.2.

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất.


12

Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất thể
hiện ở 3 khía cạnh: Lực lượng sản xuất nào quan hệ
sản xuất đó, khi lực lượng sản xuất thay đổi thì quan hệ
sản xuất cũng thay đổi, nội dung quan hệ sản xuất do
lực lượng sản xuất quyết định. Ví dụ khi lực lượng sản
xuất dựa vào cơng cụ thơ sơ thì các quan hệ sản xuất đi
kèm cũng chủ yếu chỉ là quản lý nhỏ, phân tán, hình
thức phân phối chủ yếu theo hiện vật. Còn khi lực
lượng sản xuất dựa vào công cụ lao động hiện đại thì
các quan hệ sản xuất cũng lớn hơn đa dạng hơn như sở
hữu lớn, quản lý theo phong cách hiện đại, hình thức
phân phối đa dạng.
Quan hệ sản xuất lại tác động ngược lại lực lượng sản
xuất theo 2 chiều hướng: Nếu quy luật sản xuất phù
hợp với trình độ phát triển của lao động sản xuất thìsẽ
tạo đà phát triển cho lao động sản xuất, ngược lại nếu
quan hệ sản xuất khơng phù hợp với rình độ phát triển
của lực lượng sản xuất thì sẽ cản trở lực lượng sản xuất
phát triển.
Để xét sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng
sản xuất ta xét các khía cạnh sau:

Sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành LLSX.
Sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành QHSX.
Sự kết hợp đúng đắn giữa lực lượng sản xuất với quan
hệ sản xuất.
Tạo điều kiện tối ưu sử dụng và kết hợp giữa lao động
và TLSX.


13

Tạo điều kiện hợp lý cho người lao động sáng tạo trong
sản xuất và hưởng thụ thành quả vật chất, tinh thần của
lao động.
Quy luật QHSX phù hợp với trình độ của LLSX là quy
luật quyết định sự vận động, phát triển nội tại của bản
thân PTSX và là quy luật phổ biến tác động tới tồn bộ
tiến trình lịch sử nhân loại.
1.3.3.

Ý nghĩa trong đời sống xã hội của quy luật quan hệ

sảnxuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất
Muốn phát triển kinh tế phải phát triển lực lượng sản
xuất trước.
Ở Việt Nam xây dựng kinh tế thị trường thành nhiều
thành phần.
Ở Việt Nam xác định cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là
nhiệm vụ trọng tâm để phát triển lực lượng sản xuất.
1.4. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

1.4.1.
Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của
xã hội.
a. Khái niệm cơ sở hạ tầng.
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của
một xã hội trong Sự vận động hiện thực của chúng,
hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.
Cơ sở hạ tầng được hình thành một cách khách quan
trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội. Đây là
tồn bộ các quan hệ sản xuất tồn tại trên thực tế mà
trong q trình vận động của nó hợp thành một cơ cấu
kinh tế hiện thực. Các quan hệ sản xuất là các quan hệ
cơ bản, đầu tiên, chủ yếu , quyết định mọi quan hệ xã


14

hội khác. Ví dụ nền kinh tế Việt Nam hiện nay có 4
thành phần kinh tế là: Kinh tế tư nhân, kinh tế nhà
nước, kinh tế 100% vốn nước ngoài, kinh tế tập thể.
Các quan hệ sản xuất này hợp thành cơ cấu nền kinh tế
Việt Nam.
Cấu trúc CSHT bao gồm: QHSX tàn dư, QHSX thống
trị, QHSX mầm mống. Trong đó QHSX tàn dư là
QHSX của xã hội cũ, QHSX thống trị giữ vai trò chủ
đạo quyết định xu hướng chung của cơ sở hạ tầng,
QHSX mầm mống là QHSX của xã hội tương lai
b. Khái niệm kiến trúc thượng tầng.
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư
tưởng xã hội với những thiết chế xã hội tương ứng

cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành
trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Cấu trúc của kiến trúc thượng tầng bao gồm toàn bộ
những quan điểm tư tưởng về chính trị, pháp quyền,
đạo đức, tơn giáo, nghệ thuật,triết học... cùng những
thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái,
giáo hội, các đoàn thể và tổ chức xã hội khác. Các yếu
tố về điểm tư tưởng và thiết chế xã hội có quan hệ với
nhau, cùng với những quan hệ nội tại trong các yếu tố
đó hợp thành kiến trúc thượng tầng của xã hội quan.
Trong đó thì nhà nước là quan trọng nhất vì nhà nước
là cơ quan duy nhất có quyền ban hành pháp luật cái
mà có sự cưỡng chế các bộ phận cịn lại. Chính nhờ
nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị trở thành
thống trị trong xã hội


15

1.4.2. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ
sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội.
a. Cơ sở hạ tầng quy định kiến trúc thượng tầng.
Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng
và kiến trúc thượng tầng của xã hội là 1 trong 2 quy
luật cơ bản của sự vận độngvà phát triển lịch sử xã hội
loài người. Trong mối quan hệ này cơ sở hạ tầng quyết
định kiến trúc thượng tầng. Bởi vì, quan hệ vật chất
quyết định quan hệ tinh thần; tính tất yếu kinh tế xét
đến cùng tính tất yếu chính trị - xã hội. CSHT như thế
nào thì KTTT như thế đó, QHSX nào là thống trị thì nó

sẽ tạo ra một KTTT như thế ấy , giai cấp nào mà thống
trị trong xã hội thì tồn bộ tư tưởng của giai cấp đó sẽ
là tư tưởng thống trị trong xã hội. CSHT mà mất đi,
CSHT mới ra đời thì sớm hay muộn KTTT cũng mất đi
để ra đời một KTTT mới. Nội dung của KTTT do
CSHT quy định. Ví dụ trong xã hội tư bản quan hệ sở
hữu là tư hữu thì kiến trúc thượng tầng là nhà nước tư
sản ban hành pháp luật bảo vệ chế độ tư hữu, khi xã
hội tư hữu chuyển thành công hữu, nhà nước tư sản
thành nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành pháp luật
bảo vệ chế độ công hữu.
b. Sự tác động trở lại của kiến trúc thương tầng với cơ sở hạ
tầng.
Kiến trúc thượng tầng củng cố, hoàn thiện và bảo vệ cơ
sở hạ tầng sinh ra nó. Suy cho cùng vẫn là bảo vệ lợi
ích của giai cấp thống trị,ngăn chặn CSHT mới, xóa bỏ


16

tàn dư CSHT cũ; định hướng, tổ chức, xây dựng chế độ
kinh tế.
Nếu KTTT tác động đến CSHT cùng chiều với quy luật
kinh tế thì sẽ đẩy xã hội phát triển, hoặc ngược lại.
KTTT chính trị có vai trị lớn nhất do phản ánh trực
tiếp CSHT, là biểu hiện tập trung của kinh tế.
1.5. Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình
lịch sử - tự nhiên.
1.5.1.
Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội.

Hình thái kinh tế- xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa
duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn
lịch sử nhất định, với một kiểu QHSX đặc trưng cho xã
hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX
và với một KTTT tương ứng được xây dựng trên kiểu
QHSX đó.
Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra kết cấu xã hội
trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định bao gồm ba yếu
tố cơ bản, phổ biến: Lực lượng sản xuất, quan hệ sản
xuất (cơ sở hạ tầng), kiến trúc thượng tầng.Lực lượng
sản xuất là nền tảng vật chất của xã hội, tiêu chuẩn
khách quan để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau,
yếu tố xét đến cùng quyết định sự vận động, phát triển
của hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ sản xuất là quan
hệ khách quan, cơ bản, chi phối và quyết định mọi
quan hệ xã hội, đồng thời là tiêu chuẩn quan trọng nhất
để phân biệt bản chất các chế độ xã hội khác nhau.
Kiến trúc thượng tầng là sự thể hiện các mối quan hệ
giữa người với người trong lĩnh vực tinh thần, tiêu biểu
cho bộ mặt tinh thần của đời sống xã hội.


17

1.5.2.

Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người.
Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua 5 hình
thái kinh tế xã hội: Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu
nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và hiện tại là đang

tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sự phát triển này là 1quá
trình lịch sử tự nhiên do các lý do sau:
Sự vận động và phát triển của xã hội tuân theo các quy
luật khách quan,
Nguồn gốc của mọi sự vận động và phát triển của xã
hội đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự
phát triển của LLSX xã hội.
Quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội
cịn chịu sự tác động của các nhân tố chủ quan khác
nên xu hướng chung của các HTKT – XH là sự phát
triển từ thấp lên cao. Nhưng sự phát triển đóđược diễn
ra bằng nhiều cách.
Điều kiện lịch sử của mỗi quốc gia khác nhau (nhân tố
khách quan và chủ quan)

CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG HỌC
THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
ĐẢNG TA Ở VIỆT NAM.

Học thuyết hình thái kinh tế – xã hội đã được C.Mác
vận dụng vào phân tích xã hội tư bản, vạch ra các quy
luật vận động, phát triển của xã hội đó và đã đi đến dự


18

báo về sự ra đời của hình thái kinh tế – xã hội cao hơn,
hình thái cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu là chủ
nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội đã hình thành phát triển
từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga.


Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể
của nước ta, Đảng ta khẳng định: độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau. Đó là quy luật
phát triển của cách mạng Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt đường lối cách mạng của Đảng. Việc Đảng ta luôn
luôn kiên định con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội là
phù hợp với xu hướng của thời đại và điều kiện cụ thể
của nước ta.

Tuy nhiên, từ thực tiễn, nhất là thực tiễn quá trình đổi
mới, chúng ta ngày càng nhận thức rõ hơn con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

“Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ
lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa,
tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ
sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa,
nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại
đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về
khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng
sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.


19

Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả
các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho
nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều

chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội
có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã
hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái
cũ”.

Vận dụng quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. “Đảng và
Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài
chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính
là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa“.

Theo quan điểm của Đảng ta, “kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế
tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc”.

Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa vừa phù hợp với xu hướng
phát triển chung của nhân loại, vừa phù hợp với yêu
cầu phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta; với


20

yêu cầu của quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập, tự
chủ kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.


Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế
phổ biến là sản xuất nhỏ, lao động thủ cơng là phổ
biến. Chính vì vậy, chúng ta phải tiến hành cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời đại ngày nay, cơng
nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở nước ta là nhằm xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Đó là nhiệm vụ
trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta.

Gắn liền với phát triển kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phải khơng ngừng
đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao vai trò của các tổ
chức quần chúng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đồng thời với phát triển kinh tế, phải phát triển văn
hóa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh thần
của nhân dân; phát triển giáo dục và đào tạo nhằm
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân
tài; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thực hiện công


21

bằng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

C.

KẾT LUẬN


22

Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một học thuyết
khoa học.Trong điều kiện hiện nay nó vẫn cịn giữ
ngun giá trị. Nó đưa ra một phương pháp hữu hiệu
để phân tích các hiện tượng trong cuộc sống xã hội để
từ đó vạch ra phương hướng và giải pháp đúng đắn cho
hoạt động thực tiễn.
Lí luận về hình thái kinh tế - xã hội đã chỉ ra con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách
quan và chính nó đã đề ra những hướng đi đúng đắn.
Từ đó chỉ ró những giải pháp đưa đất nước ta phát triển
lên một tầm cao mới.
Lý luận hình thái kinh tế xã hội cũng là phương pháp
luận khoa học để ta phân tích cơng cuộc xây dựng đất
nước hiện nay, luận chứng được tất yếu của định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Phân tích đúng nguyên
nhân của tình hình khủng hoảng kinh tế xã hội và chỉ ra
được: Đổi mới theo định hướng của xã hội vừa phù
hợp với xu hướng phát triển thời đại vừa phù hợp với
điều kiện cụ thể của Việt Nam.



23

Như vậy có thể khẳng định rằng: Lý luận hình thái
kinh tế xã hội vẫn giữ nguyên giá trị khoa học và đúng
thời đại của nó. Nó là phương pháp luận thực sự khoa
học để phân tích thời đại cũng như của côngcuộc xây
dựng đất nước hiện đại ở Việt Nam. TÀI LIỆU
THAM KHỎA
1. Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX,
NXB Chính trị quốc gia
2. Giáo trình Triết học Mác Lênin.
3. Bài giảng lms của thầy Nguyễn Văn Thuân.
4. noi



×