Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID19 ĐẾN SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.46 KB, 72 trang )

1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH
--------

NGUYỄN VĂN BÌNH

TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 ĐẾN
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

VINH-2021


2

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH
----------

NGUYỄN VĂN BÌNH

ĐỀ TÀI

TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH BỆNH COVID-19 ĐẾN
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG
Chủ tịch hội đồng

PGS.TS Nguyễn Cảnh Phú

Người hướng dẫn khoa học

Ths. Cao Thị Phi Nga

VINH-2021


3

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Y khoa Vinh và
các thầy cô giáo đã tạo điều kiện cho tôi học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu
này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn Ths. Cao Thị
Phi Nga đã ln tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận
văn.
Tơi xin thể hiện sự biết ơn sâu sắc đối với những sự giúp đỡ, góp ý tận
tình từ các thầy cơ giáo khoa Y tế Cơng cộng trong q trình tôi thực hiên nghiên
cứu này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người bạn
đã giúp đỡ, động viên, chia sẽ và giúp đỡ tôi những lúc khó khăn để tơi hồn thành
tốt luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!



4

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân em. Các số
liệu, kết quả trong khóa luận này là hồn tồn trung thực, khách quan và chưa từng
được công bố trên bất cứ tài liệu nào. Nếu có gì sai sót em xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm.
Vinh, ngày 09 tháng 06 năm 2021.
Sinh viên

Nguyễn Văn Bình


5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Danh mục

Tiếng Anh

Tiếng Việt

BCH

Ban chấp hành

BV

Bệnh viện


BN

Bệnh nhân
Trung tâm phịng ngừa và
kiểm sốt bệnh tật

CDC

Centers for Disease Control

CN
ĐTNC
ĐTV

Cử nhân
Đối tượng nghiên cứu
Điều tra viên
Human Immunodeficiency Hội chứng suy giảm miễn
Virus
dịch ở người
Intensive Care Unit
Phòng điều trị tích cực
Institute for Health Metrics Viện đo lường đánh giá sức
and Evaluation
khỏe
International Labour
Tổ chức Lao động Quốc tế
Organization
International Monetary Fund Quỹ tiền tệ Quốc tế
Lâm sàng

Sinh viên
Severe Acute Respiratory Virus corona gây hội chứng
Syndrome Corona Virus 2
hơ hấp cấp tính nặng 2
United Nations Women
Phụ nữ Liên Hiệp Quốc
United Nations Development Chương trình Phát triển
Programme
Liên Hiệp Quốc
World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới
Y học dự phịng

HIV
ICU
IHME
ILO
IMF
LS
SV
SARS-CoV-2
UN WOMEN
UNDP
WHO
YHDP
YTCC

Y tế cơng cộng



6

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1
Bảng 1.2

Cập nhật tình hình dịch tễ tồn cầu hàng tuần của WHO

Tình hình nhiễm Covid-19 của Việt Nam
Bảng 2.1
Bảng biến số nghiên cứu
Bảng 2.2
Kế hoạch nghiên cứu
Bảng 3.1
Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2
Tác động của dịch Covid-19 đến sinh viên các năm học
Bảng 3.3
Tác động của dịch Covid-19 đến tinh thần sinh viên
Bảng 3.4
Ảnh hưởng của Covid-19 đến việc làm thêm
Bảng 3.5
Ảnh hưởng của Covid-19 đến kinh tế sinh viên
Bảng 3.6
So sánh tác động của dịch Covid-19 giữa các nhóm sinh
viên đi làm thêm
Bảng 3.7
Sự hỗ trợ tới sinh viên khi xảy ra dịch
Bảng 3.8
Tự đánh giá của sinh viên về tác động của dịch bệnh

Covid-19 đến học tập
Bảng 3.9
Ảnh hưởng của Covid-19 đối với sinh viên khi thực
hành lâm sàng tại các bệnh viện
Bảng 3.10 Yếu tố nguy cơ lây nhiễm tại trường học và bệnh viện
Biểu đồ 3.1 Tự đánh giá tác động chung của dịch Covid-19 đến sinh
viên trường Đại học Y khoa Vinh

MỤC LỤC

12
13
28
33
34
36
37
38
39
40
40
41
43
44
36


7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Covid-19 là bệnh truyền nhiễm do virus SARS-CoV-2 gây ra, được báo
cáo lần đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 31 tháng 12 năm 2019. Virus
này đã lây lan nhanh chóng trên tồn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu vào ngày 1 tháng 3 năm 2020 [1]. Dịch
bệnh vẫn tiếp tục lây lan mạnh mẽ ở mọi nơi trên thế giới. Sự biến thể của
Covid-19 với độc lực và khả năng lây lan gấp nhiều lần đã được tạp chí Science
báo cáo gần đây. Hiện nay trên thế giới có hơn 40 quốc gia sản xuất vaccin
phòng ngừa Covid-19 và đã bắt đầu tiêm chủng trên người trong tháng 12 năm
2020. Vaccin do Việt Nam sản xuất hiện đang được tiến hành thử nghiệm lâm
sàng trên người [2].
Tính đến ngày 07 tháng 05 năm 2021 trên thế giới có 156 triệu ca nhiễm
và 3.2 triệu ca tử vong trên toàn cầu kể từ khi dịch bùng phát, làm đảo lộn cuộc
sống của toàn nhân loại, tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội trên tồn cầu do hầu hết các quốc gia đang áp dụng các biện pháp
phòng chống dịch [3]. Đại dịch Covid-19 gây ra khủng hoảng sức khỏe cộng
đồng, khủng hoảng kinh tế và sinh kế dẫn đến nhiều nền kinh tế lớn đang rơi vào
suy thoái nghiêm trọng, từ đó trật tự kinh tế thế giới có thể được thay đổi trên
quy mơ lớn và q trình tồn cầu hóa sẽ được thực hiện [4].
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ghi nhận trường hợp đầu
tiên nhiễm Covid-19, ở một người đã trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc. Tính đến
18h ngày 16 tháng 5 năm 2021, Việt Nam có tổng cộng 2.709 ca mắc Covid-19
do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 là
1.139 ca [5]. Tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam có thể được mô tả theo 3 giai
đoạn đại dịch, nhưng quan trọng nhất là giai đoạn 2 tại Hà Nội và Đà Nẵng vì có
sự lây lan mạnh ra cộng đồng và ghi nhận nhiều trường hợp tử vong do Covid19 [6]. Ngày 1 tháng 4 năm 2020, chính quyền Việt Nam đã thực hiện chính
sách giãn cách xã hội trên tồn quốc, tạm dừng tất cả các hoạt động công cộng
trong đó có việc đóng cửa các cơ sở giáo dục, kinh doanh [7]. Các trường học từ


8


mầm non, tiểu học đến đại học đã cho học sinh, sinh viên nghỉ để tránh dịch , sử
dụng phương pháp học trực tuyến để thay thế. Việc đóng cửa tạm thời các cơ sở
giáo dục (trường phổ thông và đại học, cao đẳng) thay vì học trực tuyến được
chứng minh là một cách hiệu quả để giảm thiểu sự lây lan của vi rút, nhưng nó
đã dẫn đến nhiều thách thức cho cả sinh viên, giáo viên cũng như nhà trường
[8].
Quá trình học tập sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh vừa học tập ở cơ
sở giáo dục vừa tham gia thực hành lâm sàng tại các bệnh viện, điều này làm
tăng nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm khác nhau như Covid-19, HIV, Viêm gan
B,... Ngoài ra sinh viên ngành Y còn chịu nhiều áp lực từ lịch học dày đặc,
lượng kiến thức khổng lồ, thời gian đi thực hành lâm sàng kéo dài và các vấn đề
liên quan đến đời sống sinh viên. Bên cạnh đó sinh viên cũng là nhóm đối tượng
cịn có nhiều phụ thuộc do đó có thể bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 lên
tâm lý, kinh tế, đời sống... Tuy nhiên hiện chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về
tác động của Covid-19 đến sinh viên tại Việt Nam.
Nhằm mục đích mô tả tác động của dịch bệnh Covid-19 đến sinh viên
chúng tôi thực hiện đề tài: “Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến sinh viên
trường Đại học Y khoa Vinh”


9

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.

Mô tả tác động của dịch bệnh Covid-19 lên đời sống tinh thần, kinh tế và

2.


sự hỗ trợ đối với sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh.
Mô tả tác động của dịch bệnh Covid-19 lên quá trình học tập tại trường,
thực tập lâm sàng tại các bệnh viện và nguy cơ lây nhiễm đối với sinh
viên trường Đại học Y khoa Vinh.


10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Khái quát
1.1.1 Lịch sử

về Covid-19

“Đại dịch Covid-19” là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân
là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối
tháng 12 năm 2019, với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ
Hán thuộc miền trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm
phổi khơng rõ ngun nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó
họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc
tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến
hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus mới, được Tổ chức Y
tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống với SARSCoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5% [9].
Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12
năm 2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào
ngày 9 tháng 1 năm 2020. Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài
Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật
Bản. Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ
lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020. Ngày 23 tháng 1 năm
2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán, tồn bộ hệ

thống giao thơng công cộng và hoạt động xuất - nhập khẩu đều bị tạm ngưng
[10].
1.1.2

Tác nhân

1.1.2.1 SARS-CoV-2
Khi virus lần đầu tiên được phân lập từ các trường hợp viêm phổi ở Vũ
Hán, Trung Quốc, vào tháng 12 năm 2019, nó được đặt tên là coronavirus mới


11

2019 (2019-nCoV). Khi có thêm thơng tin và phân tích di truyền, virus đã được
đặt tên chính thức là SARS-CoV-2 bởi Ủy ban phân loại virus quốc tế.
SARS-CoV-2 thuộc phân họ Coronavirinae trong lồi coronaviridae và
phân họ có bốn chi: Alphacoronavirus, Betacoronavirus, Gammacoronavirus và
Deltacoronavirus. Bộ gen của SARS-CoV-2 (27–32 kb) là RNA cảm nhận
dương tính sợi đơn (+ ssRNA) lớn hơn bất kỳ loại virus RNA nào khác. Protein
nucleocapsid (N) hình thành capsid bên ngồi bộ gen và bộ gen được bao bọc
thêm bởi một lớp vỏ được liên kết với ba protein cấu trúc: protein màng (M),
protein gai (S) và protein vỏ (E) ( Brian và Baric, 2005). Là một thành viên của
họ coronavirus, kích thước bộ gen của SARS-CoV-2 được giải trình tự gần đây
là khoảng 29,9 kb. SARS-CoV-2 chứa bốn protein cấu trúc (S, E, M và N) và
mười sáu protein không cấu trúc (nsp1−16) [11].
Đường lây

1.1.2.2

SARS-CoV-2 lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với các

giọt nhỏ từ người bị nhiễm bệnh.
Virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 lây truyền từ người bệnh, người
lành mang vi rút (gọi chung là người mang virus) sang người lành qua ba con
đường sau:
Virus SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người qua những giọt bắn
từ mũi hoặc miệng của người mang vi rút phát tán khi ho hoặc thở ra. Nếu hít
hoặc nuốt phải những giọt bắn có chứa virus SARS-CoV-2 sẽ có nguy cơ bị
nhiễm bệnh. Đến thời điểm này, hình thức trên được coi là đường lây lan chính
của bệnh.
Virus SARS-CoV-2 nhiễm vào người lành do tiếp xúc với các vật thể có
SARS-CoV-2 trên bề mặt. Những giọt bắn do người mang vi rút phát tán khi ho,
hắt hơi, thở ra, rơi xuống các vật thể và các bề mặt xung quanh người. Những


12

người khác chạm vào những vật thể hoặc bề mặt này, sau đó chạm vào mắt, mũi
hoặc miệng của họ cũng sẽ có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2.
Sự lây truyền virus SARS-CoV-2 qua đường khí dung có thể xảy ra khi
một số giọt bắn từ đường hô hấp được tạo ra với kích thước cực nhỏ khoảng
dưới 5µm, các hạt khí dung này có thể được tạo ra khi một người thở, ho, hắt
hơi hoặc nói chuyện. Với các hạt khí dung mang virus SARS-CoV-2 được tạo ra
từ người nhiễm bệnh có thể gây lây bệnh cho người khác nếu hít phải với số
lượng đủ để gây nhiễm trùng [12].
1.1.2.3 Khả năng lây nhiễm
Virus SARS-CoV-2 lây lan nhanh. Hầu hết các nghiên cứu đã ước tính
R 0 cho SARS-CoV-2 nằm trong khoảng từ 2,0 đến 3,0 (Hệ số lây nhiễm
(R 0 ) là số trường hợp nhiễm bệnh mới có thể được tạo ra trực tiếp bởi một ca
nhiễm trước đó), R 0 chỉ ra nguy cơ lây lan dịch bệnh [13].
Tham số khác xác định khả năng lây nhiễm là tỷ lệ nhiễm thứ cấp, được

định nghĩa là xác suất nhiễm trùng xảy ra trong một nhóm cụ thể của những
người nhạy cảm tiếp xúc với một trường hợp nhiễm bệnh. Ví dụ, những người
tiếp xúc trong gia đình hoặc những người tiếp xúc gần). Tỷ lệ nhiễm thứ cấp
cung cấp cái nhìn về các hành vi xã hội ảnh hưởng đến khả năng lây truyền. Tỷ
lệ nhiễm thứ cấp giữa những người tiếp xúc với hộ gia đình là tương tự ở Hàn
Quốc và Hoa Kỳ (lần lượt là 7,5% và 10,5%) [14][15].
1.1.3

Đặc điểm của bệnh Covid-19

1.1.3.1 Thời gian ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh là từ 5 đến 6 ngày. Nghiên cứu của
Lauer ước tính rằng 2,5% bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng trong vòng 2,2


13

ngày (KTC 95%, 1,8 đến 2,9 ngày) và 97,5% bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu
chứng trong vòng 11,5 ngày (KTC 95%, 8,2–15,6 ngày) [16].
1.1.3.2 Đặc điểm lâm sàng
Đặc điểm lâm sàng của bệnh Covid-19 đa dạng, từ không triệu chứng đến
nguy kịch, tử vong. Trong một báo cáo về 72314 trường hợp từ CDC của Trung
Quốc, 81% trường hợp được phân loại là nhẹ (không viêm phổi hoặc viêm phổi
nhẹ), 14% là nặng (khó thở, tần số hơ hấp ≤ 30 / phút, oxy trong máu bão hòa
<93%, tỷ lệ PF <300, và hoặc thâm nhiễm phổi> 50% trong vịng 24–48 giờ), và
5% là nguy kịch (suy hơ hấp, sốc nhiễm trùng và / hoặc suy đa cơ quan) [16].
1.1.3.3 Biểu hiện lâm sàng
Sốt là một trong những biểu hiện phổ biến nhất. Trong một nghiên cứu tại
Trung Quốc, mặc dù 44% bệnh nhân lúc nhập viện không sốt, nhưng sau khi
nhập viện, 88% đã phát sốt. Ho khan được báo cáo ở khoảng 65 đến 70% bệnh

nhân. Trong số các bệnh nhân đến từ châu Âu, chứng thiếu máu hoặc thiếu máu
và mất vị giác đã được báo cáo lần lượt là 85% và 88%. Chán ăn cũng là một
triệu chứng hay gặp. Đau cơ và khó thở gặp ở khoảng 30% bệnh nhân. Tỷ lệ
mắc các triệu chứng tiêu hóa là 17,6% (95 CI 12.3–24.5%). Các triệu chứng tiêu
hóa bao gồm tiêu chảy, đau bụng và nơn hoặc buồn nôn lần lượt là 13%, 9% và
10% [16].
Diễn biến lâm sàng của bệnh rất khác nhau. Trong nghiên cứu của Wang
và cộng sự, thời gian trung bình từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi khó thở là
5 ngày, đến khi nhập viện là 7 ngày và bắt đầu có hội chứng suy hơ hấp cấp tính
(ARDS) là 8 ngày. Nhập viện tại ICU( phòng điều trị tích cực) được yêu cầu đối
với những bệnh nhân phát triển ARDS (61%), rối loạn nhịp tim (44%), hoặc sốc
(30%). Bệnh nhân được điều trị tại ICU thường nhiều tuổi (trung bình 66 tuổi)
và có khả năng mắc bệnh nền đi kèm (72,2%) [16].


14

1.1.3.4 Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị
Bệnh ảnh hưởng đến bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng người già và bệnh nhân
mắc các bệnh nền đi kèm đều có nguy cơ diễn biến nặng. Dữ liệu từ Trung Quốc
và Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ nhập viện, nhập viện ICU và tỷ lệ tử vong cao hơn ở
người lớn tuổi. Trung tâm Kiểm sốt và Phịng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc xác
định các bệnh đi kèm như bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh hơ hấp mãn
tính, tăng huyết áp và ung thư có liên quan đến kết quả bất lợi [16].
1.1.4. Điều trị
Trong số những người bệnh có triệu chứng, hầu hết (khoảng 80%) khỏi
bệnh khi điều trị tại bệnh viện. Khoảng 15% bị bệnh nặng cần thở oxy và 5% bị
bệnh nặng và cần được chăm sóc đặc biệt [12].
1.1.4.1 Tự chăm sóc
Người bệnh cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu dinh

dưỡng. Duy trì lối sống lành mạnh ở nhà và chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe,
ngủ đủ giấc, chăm vận động và liên lạc với người thân, bạn bè qua điện thoại
hoặc qua laptop. Sử dụng phòng tách biệt với các thành viên khác trong gia đình
và phịng tắm riêng nếu có thể. Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên
chạm vào [12].
1.1.4.2 Nguyên tắc chung điều trị tại cơ sở y tế
Phân loại người bệnh và xác định nơi điều trị theo các mức độ nghiêm
trọng của bệnh.
Các ca bệnh nghi ngờ (có thể xem tình trạng cấp cứu) cần được khám theo
dõi và cách ly ở khu riêng tại các cơ sở y tế, lấy bệnh phẩm đúng cách để làm
xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán:
-

Các ca bệnh xác định cần được theo dõi và điều trị cách ly hoàn toàn.
Ca bệnh nhẹ (viêm đường hô hấp cấp trên, viêm phổi nhẹ) điều trị tại các
phịng điều trị nội trú thơng thường.


15

-

Ca bệnh nặng (viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết) cần được điều trị tại

-

phòng cấp cứu của các khoa hoặc khoa hồi sức tích cực.
Ca bệnh nặng-nguy kịch (suy hơ hấp nặng, ARDS, sốc nhiễm trùng, suy
đa cơ quan) cần được điều trị tại phịng hồi sức tích cực.
Do chưa có thuốc đặc hiệu, điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng là chủ


yếu. Áp dụng biện pháp điều trị cho từng trường hợp, đặc biệt là các ca bệnh
nặng-nguy kịch. Theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các tình trạng nặng, biến
chứng của bệnh [17].
1.1.5 Các biện pháp dự phòng Covid-19
1.1.5.1 Biện pháp dự phòng tại cộng đồng
Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vịi nước sạch, hoặc
bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
Đeo khẩu trang nơi cơng cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và
đến các cơ sở y tế.
Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi
bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
Nếu có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở hãy tự cách ly tại nhà, đeo
khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
Tuân thủ cách ly y tế, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về
từ vùng dịch.
Thực hiện khai báo y tế bằng phiếu khai báo hoặc các ứng dụng trực
tuyến [18].
1.1.5.2 Biện pháp dự phòng tại cơ sở y tế
Triển khai biện pháp phòng chống dịch Covid-19, bảo đảm hoạt động
khám, chữa bệnh an toàn:


16

-

Thực hiện nghiêm việc sàng lọc, phân loại, phân luồng, kiểm soát triệt để người
bệnh tới khám bệnh, chữa bệnh, người đi lại giữa các khoa, phòng để phòng,
chống lây nhiễm trong bệnh viện; chú trọng đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm

khuẩn tại bệnh viện, nhất là tại các khoa điều trị bệnh nhân nặng; đảm bảo công
tác quản lý chất thải, vệ sinh môi trường.

-

Xét nghiệm Covid-19 theo quy định; xét nghiệm bệnh nhân có bất kỳ biểu hiện
triệu chứng của bệnh, xét nghiệm bệnh nhân nặng, bệnh nhân nằm ở các khoa
Cấp cứu, thận nhân tạo, hồi sức tích cực, hơ hấp...; xét nghiệm cho nhân viên y
tế tại các khoa này, tránh việc lây nhiễm từ nhân viên y tế cho người bệnh.

-

Thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân tại bệnh viện và các biện
pháp đảm bảo an toàn cho các đối tượng có nguy cơ cao là người cao tuổi, người
có bệnh lý nền, người khuyết tật…

-

Tổ chức tập huấn chuyên mơn về phịng, chống dịch Covid-19 cho nhân viên y
tế, đặc biệt trong việc tiếp nhận bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh, dự phòng lây
nhiễm đối với nhân viên y tế và tại cơ sở y tế, kỹ thuật sử dụng máy thở.

-

Chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế để sẵn sàng tiếp nhận bệnh
nhân, đáp ứng với tình huống dịch bệnh.

-

Triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng ngày việc tuân thủ các biện pháp

đảm bảo an tồn phịng, chống dịch tại các khoa, phịng và tồn bộ bệnh viện;
đồng thời có phương án xử lý, kỷ luật đối với các đơn vị, cá nhân khơng tn
thủ [19].
1.1.5.3 Biện pháp dự phịng tại cơ sở cách ly
Biện pháp dự phòng cho người cách ly
Ưu tiên cách ly người bệnh nghi ngờ ở phòng riêng, hoặc sắp xếp nhóm
người bệnh cùng căn nguyên trong một phịng. Nếu khơng xác định được căn


17

nguyên, xếp người bệnh có chung các triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ.
Phòng bệnh cần được bảo đảm thơng thống.
Cho người bệnh nghi ngờ đeo khẩu trang, hướng dẫn tới khu vực cách ly.
Bảo đảm khoảng cách giữa các người cách ly ≥ 2 mét.
Hướng dẫn người bệnh che mũi miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay ngay sau
khi tiếp xúc dịch hô hấp.
Áp dụng các biện pháp dự phòng cho nhân viên y tế
Khi chăm sóc gần người bệnh có triệu chứng hơ hấp (ho, hắt hơi) cần sử
dụng dụng cụ bảo vệ mắt.
Nhân viên y tế phải sử dụng các trang thiết bị bảo vệ cá nhân (khẩu trang
y tế, kính bảo vệ mắt, găng tay, áo chồng) khi vào phịng bệnh và cởi bỏ khi ra
khỏi phòng và tránh đưa tay bẩn lên mắt, mũi, miệng. Vệ sinh tay thường xuyên.
Vệ sinh và sát trùng các dụng cụ (ống nghe, nhiệt kế) trước khi sử dụng
cho mỗi người bệnh. Tránh làm nhiễm bẩn các bề mặt mơi trường xung quanh
như cửa phịng, cơng tắc đèn, quạt.
Thực hiện thủ thuật với bệnh nhân Covid-19 ở phòng riêng, hoặc phòng
áp lực âm.
Hạn chế người bệnh di chuyển trong cơ sở y tế và người bệnh phải đeo
khẩu trang khi ra khỏi phòng [19].

1.1.5.4 Vaccin
Dữ liệu cập nhật ngày 12.5 của New York Times cho thấy hơn 1,34 tỉ liều
vaccine Covid-19 đã được tiêm trên toàn thế giới tính đến 11,5, tương đương với
17 liều/100 người.
Theo bảng thống kê của New York Times, Seychelles - quốc gia Đơng
Phi - có tỉ lệ tiêm chủng trong dân số cao nhất thế giới với 70% dân số đã tiêm
mũi 1 và 62% tiêm cả 2 mũi, với tổng số liều tiêm là 128.919. Tiếp theo là Israel


18

với 60% dân số đã tiêm mũi 1 và 56% tiêm cả 2 mũi. Mỹ cũng ở trong top đầu
về tiêm chủng với tỉ lệ liều tiêm vaccine trên 100 người dân là 79% với tổng số
263.132.561 liều vaccine đã tiêm [20].
Tại Việt Nam đến ngày 7/4/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vaccine
phòng COVID-19 của AstraZeneca cho 55.151 người tại 19 tỉnh, thành phố, bao
gồm: các cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các
nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy
vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch địa
phương [20].
1.2 Thực trạng Covid-19 trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1 Trên thế giới
Bảng 1.1: Cập nhật tình hình dịch tễ tồn cầu hàng tuần của WHO (tính
đến ngày 07 tháng 05 năm 2021)
STT

Tên nước

Số ca mắc


Số ca tử vong

1

Mỹ

33.365.016

593.970

2

Ấn Độ

21.485.285

234.071

3

Brazil

15.003.563

416.949

4

Pháp


5.728.090

105.850

5

Thổ Nhĩ Kỳ

4.977.982

42.187

6

Thế giới

156.658.839

3.268.624

Kể từ khi có báo cáo lần đầu từ Trung Quốc, dịch Covid-19 đã lây lan và
số ca mắc tăng lên nhanh chóng. Vào ngày 11 tháng 1, trường hợp đầu tiên được
báo cáo bên ngoài Trung Quốc là ở Thái Lan [21]. Trong vòng vài tháng, dịch
Covid-19 đã lan ra tất cả các lục địa, ngoại trừ Nam Cực. Ấn Độ đã báo cáo


19

trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên vào ngày 30 tháng 1 năm 2020. Con số này
tăng lên ba trường hợp vào ngày 3 tháng 2 năm 2020 [22].

Tình hình lây nhiễm Covid-19 trên thế giới rất nghiêm trọng số ca nhiễm
Covid-19 mới và số ca tử vong tiếp tục tăng với 156 triệu ca nhiễm và 3.2 triệu
ca tử vong trên toàn cầu kể từ khi dịch bùng phát. Mỹ và Ấn Độ tiếp tục là gánh
nặng của đại dịch, chiếm 21.2% số ca mắc mới và 18.1% số ca tử vong mới trên
tồn cầu [22].
Tính đến ngày 07 tháng 05 năm 2021, Mỹ là quốc gia có số mắc cao nhất
thế giới với 33.365.016 trường hợp mắc và 593.970 trường hợp tử vong. Ấn Độ
là quốc gia đứng thứ hai thế giới về số trường hợp mắc với 21.485.285 ca nhiễm
và 234.071 trường hợp tử vong. Tiếp theo là Brazil với 416.949 trường hợp tử
vong trong số 15.003.563 ca nhiễm. Khu vực châu Á, đứng sau Ấn Độ về số
trường hợp mắc lần lượt là Thổ Nhĩ Kỳ với 4.977.982 trường hợp mắc, 42.187
trường hợp tử vong và Iran với 51.949 ca tử vong trong số 1.100.818 trường hợp
mắc [23].
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với
1.739.750 trường hợp mắc (48.093 trường hợp tử vong), tiếp theo là
Philippines với tổng số 1.143.963 ca nhiễm (19.191 trường hợp tử vong).
Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 31 ca tử vong và 61.000ca mắc
[23].
1.2.2 Tại Việt Nam
Bảng 1.2: Tình hình nhiễm Covid-19 tại Việt Nam
(tính đến ngày 16-05-2021)
Tình hình nhiễm
Covid-19
Việt Nam

Số ca
nhiễm
4.118

Đang điều

trị
306

Khỏi

Tử vong

2.668

36


20

Đến ngày 16/5 cả nước ta ghi nhận thêm 57 ca mắc Covid-19; trong đó có
54 ca mắc trong nước: Đà Nẵng (12), Điện Biên (7), Hà Nam (6), Hải Dương
(2), Bắc Ninh (24), Hà Nội (3) và 3 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Bà Rịa
- Vũng Tàu (1), Hà Nội (2).
Cả 54 ca mắc mới đều là các ca phát hiện trong khu cách ly. Việt Nam
khơng phát hiện các ổ dịch mới.
Tính đến 18h ngày 16 tháng 5 năm 2021, Việt Nam có tổng cộng 2.709 ca
mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ
ngày 27/4 đến nay là 1.139 ca [24].
Việt Nam đang trải qua đợt dịch Covid-19 thứ 4 với những diễn biến khó
lường. Chỉ trong vòng 1 tháng qua, nước ta đã ghi nhận hơn 4.000 trường hợp
mắc Covid-19, với các biến thể mới. Số lượng ca bệnh đang gia tăng nhanh
chóng trong những ngày qua, đặc biệt là tại các khu vực điểm nóng như: Bắc
Giang, Bắc Ninh. Qua phân tích mẫu bệnh phẩm các ca mắc Covid-19 tại Bắc
Ninh đều là biến thể Ấn Độ, biến thể mới này có khả năng lây nhiễm cao hơn
các biến thể khác, khiến nhiều người mắc bệnh [37].

1.2.3 Thành tựu và phương pháp phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam
1.2.3.1 Thành tựu
Theo công bố mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về tình hình
dịch bệnh Covid-19, tỷ lệ mắc tích luỹ của các nước thuộc khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương là 2.060 ca trên 1 triệu dân. Việt Nam là một trong 3 nước có
tỷ lệ mắc tích luỹ thấp nhất dưới 18 ca trên 1 triệu dân, 2 nước còn lại là Lào và
Myanmar [23]. Tỷ lệ điều trị khỏi Covid-19 của Việt Nam đạt tới 89.8, hạn chế
được tỷ lệ lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng [23].


21

Tại khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ tử vong của Việt Nam là 2,47%, thấp hơn
so với tỷ lệ tử vong của Indonesia là 3,04% và cao hơn tỷ lệ tử vong của Philipin
là 1,94% [23][24].
Việt Nam là một trong những quốc gia thành cơng về việc phịng ngừa,
kiểm soát dịch Covid-19. Nhờ áp dụng đúng phương pháp kiểm sốt dịch và
nhanh chóng thực hiện các biện pháp kịp thời của chính quyền, các cấp: tăng
cường năng lực xét nghiệm, điều trị, điều tra, giám sát, truy vết dịch bệnh; tuyên
truyền rộng khắp để vận động người dân nâng cao ý thức tự bảo vệ mình và
cộng đồng; ban hành quy định giãn cách xã hội linh hoạt, các biện pháp phịng,
chống dịch tồn diện, nhất là các đối tượng, khu vực có nguy cơ cao. Bên cạnh
đó thì người dân cũng đã tự giác thực hiện các biện pháp phòng dịch như đeo
khẩu trang và thực hiện giãn cách.
1.2.3.2

Phương pháp phòng chống dịch
Thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ

đạo quốc gia phịng, chống dịch Covid-19, trong đó:

- Thực hiện các biện pháp: đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, tại các địa điểm và
trên phương tiện giao thông công cộng; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
hoặc dung dịch sát khuẩn; hạn chế tụ tập đông người tại nơi công cộng; giữ
khoảng cách an toàn khi tiếp xúc.
- Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh, bảo đảm thực hiện đầy đủ, nghiêm túc
các biện pháp phòng, chống dịch trong phạm vi quản lý, xử lý các trường hợp vi
phạm.
- Chú trọng phịng, chống dịch tại các đơ thị lớn, địa bàn tập trung đơng
dân cư, các khu vực thường xun có tập trung đông người, trường học, khu
công nghiệp, chợ, siêu thị, cơ sở cách ly…; bảo đảm an tồn, khơng để dịch
bệnh xuất hiện, lây lan trong các cơ sở y tế. Xét nghiệm các đối tượng có biểu


22

hiện ho, sốt trong cộng đồng; thực hiện các biện pháp bảo đảm an tồn cho
người cao tuổi, người có bệnh lý nền.
- Chuẩn bị các kịch bản, bảo đảm cơ sở vật chất, nhân lực đáp ứng yêu
cầu phòng, chống dịch; tổ chức diễn tập, tập huấn các biện pháp ứng phó với các
tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.
- Từng cơ quan, đơn vị, tổ chức phải có phương án cụ thể và thường
xun rà sốt, kiểm tra, đánh giá mức độ an tồn phịng, chống dịch theo các
tiêu chí do Bộ Y tế quy định.
- Trường hợp xuất hiện dịch bệnh, tập trung chỉ đạo thực hiện các biện
pháp khoanh vùng thật gọn, cách ly, xét nghiệm ngay, truy vết nhanh, bảo đảm
ngăn chặn, không để dịch lây lan trên diện rộng.


Bộ Y tế:
- Rà sốt, hồn thiện các quy định, hướng dẫn về phịng, chống dịch trong


các hoạt động kinh tế - xã hội, bảo đảm rõ quy trình, thủ tục, trách nhiệm của
từng cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền trong thực hiện phòng, chống dịch,
nhất là đối với các cơ sở y tế và quản lý người nhập cảnh khi mở lại các đường
bay thương mại quốc tế.
- Hỗ trợ điều trị các ca bệnh nặng; tăng cường kiểm tra, giám sát cơng tác
phịng, chống dịch.
- Hướng dẫn cụ thể việc bảo đảm an tồn các cơ sở y tế, có tiêu chí đánh
giá an tồn đối với từng khoa, phịng và cả cơ sở y tế; tăng cường việc đăng ký
khám bệnh qua mạng; siết chặt việc thực hiện phân luồng người đi lại giữa các
khoa trong nội bộ cơ sở y tế; có phương án xét nghiệm, kết nối giữa các bệnh
viện trong việc tiếp nhận, xét nghiệm, giới thiệu xét nghiệm người bệnh khi có
biểu hiện bệnh Covid-19; hết sức chú trọng bảo đảm an toàn cho bệnh nhân
nặng điều trị tại cơ sở y tế. Từng khoa, phòng thuộc cơ sở y tế, cơ sở y tế đều
phải kiểm tra, đánh giá hàng ngày về mức độ bảo đảm an tồn của khoa, phịng,
cơ sở y tế.


23


Các Bộ: Cơng an, Quốc phịng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục kiểm sốt chặt



chẽ, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép.
Bộ Quốc phòng: tiếp tục quản lý chặt chẽ các cơ sở cách ly tập trung; Bộ Cơng
an, chính quyền và ngành y tế các địa phương chịu trách nhiệm tổ chức cách ly
tại các cơ sở lưu trú, giám sát y tế chặt chẽ đối với các trường hợp nhập cảnh,
không để dịch bệnh lây chéo trong các cơ sở cách ly và lây lan ra cộng đồng.

Việc mở lại các đường bay thương mại quốc tế phải bảo đảm an toàn. Tất
cả người nhập cảnh đều phải khai báo y tế, xét nghiệm, cách ly, giám sát y tế
phù hợp và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.



Các Bộ: Thơng tin và Truyền thơng, Y tế, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng
nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, các cơ quan báo chí tiếp tục truyền thơng về phịng, chống
dịch, cài đặt và sử dụng các ứng dụng khai báo y tế trực tuyến [26].
1.3 Tác động của dịch Covid-19 tới đời sống, kinh tế xã hội, môi trường và
sinh viên
1.3.1 Tác động của dịch Covid-19 tới đời sống, kinh tế xã hội
Đại dịch Covid-19 đã dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về nhân mạng trên toàn
thế giới và đặt ra thách thức chưa từng có đối với sức khỏe cộng đồng, hệ thống
thực phẩm và việc làm. Sự gián đoạn kinh tế và xã hội do đại dịch gây ra rất tàn
khốc: hàng chục triệu người có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo cùng cực, trong khi
số người thiếu dinh dưỡng ngày càng tăng, hiện ước tính là gần 690 triệu, có thể
tăng lên đến 132 triệu vào cuối năm 2020 [27].
Đại dịch đã và đang ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống lương thực và để lại
những tác động vơ cùng nghiêm trọng. Việc đóng cửa biên giới, hạn chế giao
thương và các biện pháp giãn cách đã và đang ngăn cản nông dân tiếp cận thị
trường, do đó làm gián đoạn chuỗi cung ứng thực phẩm trong nước và quốc tế,
giảm khả năng tiếp cận với nguồn thức ăn đầy đủ, đảm bảo an toàn, khả năng
tiếp cận dịch vụ và vật tư y tế [27].


24

Hàng triệu công nhân nông nghiệp - làm công và làm việc tự do - trong thời

gian nuôi sống bản thân và gia đình, thường xuyên phải đối mặt với tình trạng
nghèo đói, suy dinh dưỡng và sức khỏe kém, thiếu an toàn và bảo hộ lao động
cũng như các nhiều vấn đề khác [27].
Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và quay trở lại tại Việt
Nam buộc các quốc gia phải sử dụng các biện pháp như giãn cách xã hội, đeo
khẩu trang nơi công cộng, rửa tay thường xuyên, tuyên truyền nâng cao nhận
thức cho người dân để hạn chế sự lây nhiễm [27].
Dự báo của IMF cũng phản ánh tình hình kinh tế thế giới ngày càng tồi tệ
hơn khi vào tháng 4-2020, IMF dự báo tăng trưởng thế giới giảm 3%. Dự báo
của Ngân hàng Thế giới cho thấy, nền kinh tế toàn cầu suy giảm ở mức 5,2%
năm 2020 [28].
Tác động của Covid-19 đến việc làm trên toàn cầu cũng rất mạnh mẽ.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (ILO), trong quý II năm 2020, tổng số giờ
làm việc toàn cầu giảm 14%, tương đương 400 triệu lao động toàn thời gian.
Mức giảm việc làm tồn cầu cịn mạnh hơn so với dự báo trước đó của ILO. Suy
giảm việc làm bên cạnh nguyên nhân sản xuất đi xuống, còn do việc nhiều quốc
gia thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội để chống sự bùng phát của vi-rút
SARS-CoV-2 [28].
Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm
2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8% so
với cùng kỳ năm. Những mặt hàng thiết yếu đối với cuộc sống như lương thực,
thực phẩm, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng; nhưng những mặt
hàng như may mặc, phương tiện đi lại, văn hóa phẩm, giáo dục… chịu ảnh
hưởng nặng nề bởi các biện pháp giãn cách xã hội [29].
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống
giảm tới 18,1% so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu du lịch lữ hành giảm tới


25


53,2% - đây là lĩnh vực chịu tác động nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh Covid-19
và từ việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội [29].
Nhìn chung, do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, cầu của nền kinh tế (tiêu
dùng, đầu tư, xuất khẩu) bị sụt giảm, từ đó làm suy giảm hoạt động sản xuất và
tăng trưởng của nền kinh tế [29].
Ở góc độ xã hội, Covid-19 tác động làm tăng tỷ lệ nghèo và cận nghèo về
thu nhập và làm sụt giảm thu nhập tạm thời của hộ gia đình và người lao động.
Theo kết quả khảo sát của UNDP và UN WOMEN (2020), “trong tháng 122019, trung bình tỷ lệ hộ nghèo là 11,3%. Tỷ lệ này tăng lên tới 50,7% trong
tháng 4-2020. Tỷ lệ hộ cận nghèo tăng từ 3,8% vào tháng 12-2019 lên 6,5% vào
tháng 4-2020”. Quan trọng hơn, những hộ gia đình thuộc nhóm dân tộc thiểu số
và hộ gia đình có lao động phi chính thức và gia đình những người nhập cư chịu
tác động từ dịch bệnh lớn hơn. Cũng theo kết quả điều tra của UNDP và UN
WOMEN (2020), “thu nhập trung bình của các hộ gia đình dân tộc thiểu số
trong tháng 4 và tháng 5-2020 lần lượt chỉ tương ứng 25,0% và 35,7% so với
mức tháng 12-2019. Trong khi đó, những con số này cao hơn, lần lượt ước tính
khoảng 30,3% và 52% đối với nhóm hộ gia đình người Kinh và người Hoa.
Trong tháng 4 và tháng 5-2020, thu nhập trung bình của hộ di cư được ước tính
chỉ tương đương 25,1% và 43,2% so với mức của tháng 12-2019. Những con số
này lần lượt là 30,8% và 52,5% đối với nhóm hộ gia đình khơng di cư” [29].
Dịch Covid-19 tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh
hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động thương mại, lao động, việc
làm và thu nhập của người lao động [29].
Báo cáo của ILO cho biết, 65% thanh niên thừa nhận đã học kém hơn kể
từ khi bắt đầu đại dịch do chuyển đổi từ học tại lớp sang học trực tuyến và học
từ xa trong thời gian phong tỏa. Mặc dù đã nỗ lực tiếp tục học tập và rèn luyện,
nhưng một nửa trong số họ tin rằng, việc học của họ sẽ bị trì hỗn và 9% cho
rằng, họ có thể bị trượt [30].



×