Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo hiệu quả giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học từ xa cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.52 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................1
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP, CẢI TIẾN.......................................................1
1. Cơ sở lý luận.............................................................................................1
2.Thực trạng vấn đề.......................................................................................2
3. Các giải pháp và biện pháp sáng kiến kinh nghiệm đã được thực hiện..........3
3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và PHHS..........................3
3.2. Xây dựng kế hoạch dạy học tổ chức dạy học từ xa và ban hành quy
chế quản lý chuyên môn................................................................................3
(Phụ lục 1: Kế hoạch dạy học qua internet và truyền hình)..........................4
(Phụ lục 1: Quy chế quản lý chuyên môn dạy học qua internet ).................5
3.3. Nâng cao trình độ Tin học, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho
đội ngũ...........................................................................................................5
3.4. Chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới phương pháp dạy học, thiết kế bài dạy
trực tuyến theo định hướng phát triển năng lực HS..............................................6
3.5. Phối hợp với gia đình học sinh có biện pháp quản lý hoạt động học
của học sinh thông qua internet, trên truyền hình.........................................7
III/ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................9
1. Kết luận:.....................................................................................................9
3. Kiến nghị:.................................................................................................10


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục tiểu học là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có
vai trị cơ sở cho chất lượng giáo dục, có ý nghĩa nền tảng cho cuộc đời con
người. Vì vậy, chú trọng chất lượng giáo dục nói chung, nhất là chất lượng dạy
và học cho học sinh bậc tiểu học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Chất lượng dạy học ở tiểu học phụ thuộc rất nhiều vào năng lực sư phạm
của giáo viên. Cùng với lòng yêu trẻ, yêu nghề, giáo viên tiểu học phải có kiến
thức sâu và rộng trên nhiều lĩnh vực. Trong điều kiện phát triển của khoa học và


công nghệ hiện nay, giáo viên tiểu học phải làm chủ được các kỹ năng sử dụng
máy tính, phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động
đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng một cách linh hoạt và hiệu quả vào dạy
học, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Để giáo viên có thể làm chủ cơng nghệ thơng tin, linh hoạt ứng dụng trong
giảng dạy cần thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng sử dụng máy
tính, năng lực ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy, trong đó yếu tố quản
lý là yếu tố hàng đầu vừa trực tiếp tạo nên chất lượng, vừa định hướng, điều
khiển, phối hợp các yếu tố khác trong nhà trường bảo đảm cho chất lượng giáo
dục luôn đáp ứng địi hỏi đặt ra.
Trong tình hình cả nước chung tay phịng chống dịch bệnh Covid-19,
ngành giáo dục nói chung và các trường tiểu học nói riêng cũng góp sức cùng cả
nước chống dịch với phương châm của các cấp quản lý “dừng đến trường
nhưng không ngừng học tập”. Với mục tiêu giúp học sinh được học theo chương
trình giáo dục phổ thông trong thời gian nghỉ học ở trường để phòng chống dịch,
phát triển năng lực tự học của học sinh, nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học của
giáo viên, tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình trong việc tổ chức
và hỗ trợ học sinh học tập, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học theo hướng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Là một cán bộ quản lý chuyên môn, nhận thức được tầm quan trọng của
việc đổi mới phương pháp dạy theo định hướng phát triển năng lực, nâng cao
chất lượng dạy học trong mọi hoàn cảnh, đáp ứng mục tiêu giáo dục và yêu cầu
của tồn xã hội, tơi ln trăn trở tìm các biện pháp chỉ đạo giáo viên đổi mới
phương pháp dạy học, hình thức tổ chức để tìm ra những biện pháp tối ưu nhất
góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy trong nhà trường. Với suy nghĩ đó, tơi
chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo hiệu quả giáo viên ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học từ xa cho học sinh Tiểu học”
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP, CẢI TIẾN
1. Cơ sở lý luận



2/10
Các nhà trường, từng giáo viên phải tích cực chủ động đổi mới phương
pháp, phương tiện dạy học để nâng cao chất giảng dạy của mình. Điều đó địi
hỏi từng nhà trường phải tìm kiếm nhiều hình thức và phương pháp để đổi mới,
nâng cao chất lượng giáo dục. Vấn đề sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại,
các phương pháp dạy học tiến tiến; ứng dụng các công nghệ mới trở thành nhu
cầu cấp bách. Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin (CNTT) để quản lí, điều hành
trong nhà trường là một cơng cụ lao động trí tuệ trong thời đại 4.0 hiện nay, giúp
BGH các nhà trường nâng cao chất lượng quản lí nhà trường; giúp các thầy giáo,
cô giáo nâng cao chất lượng dạy học; trang bị cho học sinh kiến thức về CNTT,
học sinh sử dụng máy tính như một cơng cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng
học tập; góp phần rèn luyện học sinh một số phẩm chất cần thiết của người lao
động trong thời kì hiện đại hố.
2. Thực trạng vấn đề
Trong những năm gần đây tốc độ phát triển của Internet rất mạnh và nó đã
chứng minh được vai trị ứng dụng trong thực tiễn, lượng thông tin cần trao đổi
trên Internet ngày một gia tăng, việc sử dụng Internet trong cơng việc ngày càng
địi hỏi nhiều hơn. Cơng tác giáo dục nói chung và việc ứng dụng CNTT nói
riêng của trường được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của phòng GD&ĐT; Sự quan
tâm, lãnh đạo, giúp đỡ thường xuyên kịp thời của các cấp uỷ Đảng, chính quyền
địa phương và nhân dân địa phương. Tất cả bài giảng, giáo án, tư liệu giáo dục
đều được quản lý bằng Website nhà trường. Sử dụng hệ thống Email để triển
khai nhiệm vụ công tác hàng tháng, hàng tuần đến tổ trưởng chun mơn, tồn
thể cán bộ giáo viên và cơng nhân viên nhà trường.
Tuy nhiên dịch bệnh kéo dài khiến học sinh phải tạm nghỉ để phòng dịch
dài ngày, giáo viên chưa kịp tập huấn nhiều về các phần mềm, kĩ năng sử dụng,
ứng dụng các phần mềm đó thành thạo, nhất là đối với những giáo viên có tuổi.
Việc ứng dụng CNTT để trực tuyến cho học sinh đòi hỏi nhiều cơng phu trong
soạn bài, tìm tịi hiểu biết về công nghệ cùng với việc vừa làm, vừa học hỏi

đồng nghiệp UDCNTT để dạy học sinh, hướng dẫn chấm chữa bài cho học sinh
gặp khó khăn hơn khi phải thực hiện giãn cách XH. Nhiều gia đình chưa quan
tâm đến việc học tập của học sinh nói chung cũng như học tin học nói riêng cịn
hạn chế.


3/10
Trước yêu cầu của thực tế, là một cán bộ quản lý chuyên môn, nhận thức
được tầm quan trọng của việc UD CNTT trong giảng dạy chính vì vậy tơi đã lựa
chọn “Một số biện pháp chỉ đạo hiệu quả giáo viên ứng dụng CNTT trong
dạy học từ xa cho học sinh Tiểu học” và bước đầu đã đạt được những hiệu quả
nhất định, xin được trình bày, rất mong sẽ nhận được những ý kiến góp ý của
các cấp quản lý, của các bạn đồng nghiệp.
3. Các giải pháp và biện pháp sáng kiến kinh nghiệm đã được thực hiện.
3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và PHHS
Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang
tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy đặc biệt
ứng dụng CNTT trong giai đoạn học sinh nghỉ học để phòng chống dịch bệnh
nhưng vẫn đảm bảo kiến thức của học sinh ln được bồi đắp, luyện tập có chất
lượng cao. Để nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên tôi đã triển khai cụ thể
các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành về dạy học từ xa cho học sinh. Thực hiện tốt
công tác tuyên truyền, triển khai đầy đủ các văn bản về phòng chống dịch bệnh
Covid-19 và quản lý dạy học trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng,
chống bệnh. Tổ chức họp trực tuyến triển khai kế hoạch dạy và học đến 100%
CBGVNV, CMHS trường, đăng tải công khai kế hoạch lên cổng thông tin điện
tử trường để CMHS kịp thời nắm bắt và phối hợp.
Giáo viên lập phòng học trực tuyến, cung cấp ID, mật khẩu tới 100%
CMHS, hỗ trợ CMHS cài phần mềm, cách sử dụng một số công cụ của phần
mềm, họp CMHS trực tuyến để tuyên truyền các công văn chỉ đạo các cấp và
thống nhất biện pháp phối hợp hiệu quả với giáo viên nâng cao chất lượng dạy

và học trong nhà trường.
Phát động sâu, rộng thành phong trào ứng dụng CNTT trong dạy học
thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối, hội thảo chuyên đề và đề ra
yêu cầu cụ thể về việc ứng dụng CNTT trong dạy học trực tuyến đối với mỗi
giáo viên đặc biệt là đối với việc dạy học trực tuyến từ xa cho học sinh.
3.2. Xây dựng kế hoạch dạy học tổ chức dạy học từ xa và ban hành quy
chế quản lý chuyên môn.
Trong thời gian HS nghỉ dịch, để tổ chức các buổi học trực tuyến hiệu quả,
tôi đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn dạy học qua Internet, trên truyền hình trong
trong thời gian nghỉ học để phòng, chống Covid-19 một cách chi tiết, thể hiện
rõ mục đích, u cầu, xây dựng thời khố biểu quy định rõ thời gian dạy, hình
thức dạy và số tiết học, mơn học với các khối lớp trên truyền hình và internet.
Phân công nhiệm vụ cho CBGVNV cụ thể, rõ người, rõ việc. Nêu đầy đủ những
yêu cầu đối với CMHS và HS khi tham gia học trên internet, trên truyền hình và


4/10
tổ chức họp trực tuyến triển khai kế hoạch đến 100% CBGVNV trường, đăng tải
công khai kế hoạch lên cổng thông tin điện tử trường để CMHS kịp thời nắm bắt
và phối hợp. Thơng báo thời khóa biểu theo lịch phát sóng các bài học trên các
kênh đài truyền hình cho GV, HS, PHHS sinh để phối hợp tổ chức cho học sinh
theo học các bài học trên truyền hình. Chỉ đạo giáo viên lớp 4,5 và GV Tiếng
Anh trực tiếp theo dõi giờ dạy trên Đài truyền hình và ghi lại bài tập được giao
trên truyền hình để kịp thời hỗ trợ phù hợp với thực tế tiếp thu bài của học sinh.
Yêu cầu GV gửi tài liệu hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập cho học sinh
theo các bài học trước khi bài học được phát trên truyền hình; chữa bài tập hơm
trước hoặc giải đáp kiến thức học sinh học trên truyền hình nhưng chưa hiểu, tổ
chức ôn tập, củng cố kiến thức còn hạn chế cho học sinh trước khi dạy các bài
học tiếp theo trong chương trình, nhắc học sinh ghi chép bài, tích cực học bài và
làm bài đồng thời kiểm tra việc học và làm bài tập của con một cách sát sao.

Tiếp nhận báo cáo kết quả học tập của học sinh theo nhiệm vụ học tập đã giao
cho học sinh; nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua báo cáo
kết quả học tập nhận được.
(Phụ lục 1: Kế hoạch dạy học qua internet và truyền hình)
Xây dựng quy chế quản lý và tổ chức dạy học từ xa quy định rõ những
nhiệm vụ, quyền hạn của ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên để
thực hiện tốt công tác quản lý chuyên môn trong nhà trường đảm bảo nội dung
bài học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập thường xuyên của học sinh đảm bảo
chất lượng, công bằng, khách quan, không học sinh nào bị bỏ lại.
Ban giám hiệu Quản lý ID, mật khẩu, thời gian các lớp học tuyến và dự giờ
các lớp, duyệt lịch báo giảng 02 tuần tiếp theo của Tổ trưởng chun mơn
(nhóm trưởng bộ mơn) trước buổi SHCM; Duyệt Kế hoạch dạy học 02 tuần tiếp
theo và nội dung video bài giảng 01 tuần tiếp theo chậm nhất thứ 6 hàng tuần.
Hướng dẫn GV cách kiểm soát bài và chấm bài trên zalo.
Chỉ đạo các tổ sinh hoạt chun mơn trực tuyến rà sốt, thống kê những
học sinh đã có thiết bị học tập (máy thính, máy tính bảng, smart phone) để học
online. Đối với học sinh chưa có điều kiện, GVCN chủ động báo cáo BGH có
phương án giải quyết phù hợp (Có thể sử dụng phương án dạy offline). Giáo
viên lập phòng học trực tuyến, cung cấp ID, mật khẩu tới 100% CMHS, hỗ trợ
CMHS cài phần mềm, cách sử dụng một số công cụ của phần mềm, họp CMHS
trực tuyến để tuyên truyền các công văn chỉ đạo các cấp và thống nhất biện pháp
phối hợp hiệu quả với giáo viên nâng cáo chất lượng dạy và học tromg nhà
trường


5/10
Chỉ đạo GVCN gửi Thời khóa biểu, lịch báo giảng tuần học tiếp theo đến
100% CMHS chậm nhất vào Thứ sáu hàng tuần. Nộp KHDH, Giáo án điện tử,
video (nếu có), phiếu bài tập (nếu có) tuần tiếp theo về Phó hiệu trưởng phụ
trách chậm nhất vào thứ sáu hàng tuần. Thực hiện giảng dạy theo đúng chương

trình, thời khóa biểu. Giáo viên mở phòng học trước 10 phút so với giờ học (nếu
dạy trực tuyến). Báo cáo BGH sĩ số lớp học, việc triển khai, thực hiện và kết quả
đạt được trên Driver theo yêu cầu của nhà trường. Lưu minh chứng kết quả học
tập của học sinh để làm căn cứ đánh giá môn học.
Yêu càu giáo viên lập danh sách những học sinh gia đình khơng có điều
kiện cho con tham gia học trên Internet để có giải pháp phù hợp đảm bảo không
học sinh nào bị bỏ lại. GV ghi lại bài giảng gửi zalo tới PHHS cho con theo dõi
lại, GV thường xuyên gọi điện, đôn đốc động viên học sinh tham gia học tập, bố
trí thời gian giảng dạy lại cho những học sinh chưa được học chung với lớp….
GVCN phối kết hợp với CMHS tiếp nhận báo cáo kết quả học tập của học
sinh theo nhiệm vụ học tập đã giao cho học sinh qua zalo nhóm lớp và nhận xét,
đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua báo cáo kết quả học tập nhận
được đến 100% CMHS, HS trong lớp.
(Phụ lục 1: Quy chế quản lý chuyên môn dạy học qua internet )
3.3. Nâng cao trình độ Tin học, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ.

Muốn ứng dụng CNTT vào cơng tác quản lí và dạy học hiệu quả thì địi hỏi
cán bộ quản lí, giáo viên cần phải có kỹ năng thành thạo. Nhận thức được điều
đó, nhà trường rất chú trọng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên
thông qua nhiều hoạt động, như:
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phần mềm Tin học theo
hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, nhân rộng đội ngũ cốt cán, tập trung chủ
yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng
hàng ngày như lấy thông tin từ các trang Web phổ biến và thông dụng, các phần
mềm dạy học từ xa hiệu quả như Zoom, Meet, Camtasia 9, Google Foms, Violet,
Quizizz, Kahoot, ….cách tổ chức lớp học trên http//:olm.vn, cách chuyển đổi
các loại phông chữ, cách sử dụng một số phương tiện như máy chiếu, máy quay
phim, chụp ảnh, cách thiết kế bài kiểm tra trực tuyến trên Google Foms, Sub
class …. Định hướng cho giáo viên ln có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn
ứng dụng CNTT hiệu quả, bộ phận chuyên môn nghiên cứu chọn lọc photo phát

cho giáo viên.
- Chỉ đạo GV, bộ phận CNTT của trường đăng tải các bài giảng điện tử lên
kho học liệu dùng chung cổng nội bộ; mở chuyên mục “Học online” trên web
trường liên kết web với các trang học trực tuyến như Viodeu, Lika edu, Dream


6/10
Sky,…. Chuyển các văn bản kế hoạch, thông tin và hình ảnh hoạt động của
trường của ngành lên cổng thơng tin điện tử của trường và đến địa chỉ mail của
từng cá nhân giáo viên. Chính bằng cách làm này nhà trường đã có nhiều tài
liệu hay, dễ thực hành cho giáo viên sử dụng như: tài liệu hướng dẫn soạn giáo
án Power Point, hướng dẫn sử dụng bảng tương tác, hướng dẫn thiết kế bài
giảng điện tử E-Learning, Mind Maps, Photo Story, cách tạo lập bảo mật cho
phòng học trực tuyến….
- CBQL nhà trường nắm chắc nhu cầu, đặc điểm giáo viên của trường
mình, hiểu rõ tình hình trang thiết bị và khả năng huy động phục vụ hoạt động
bồi dưỡng. Phối hợp các lực lượng xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch và
lựa chọn biện pháp tổ chức bồi dưỡng. Trong quá trình thực hiện kế hoạch bồi
dưỡng chủ động theo dõi tình hình, nhanh chóng có giải pháp thích hợp để giải
quyết những vướng mắc. Tơi phổ biến quán triệt và giao nhiệm vụ bồi dưỡng
CNTT cho các lực lượng, làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân để từng người
tham gia thấy rõ trách nhiệm của mình, phạm vi cơng việc mình phụ trách, trách
nhiệm mình phải hồn thành, hướng dẫn cơng việc một cách cụ thể, chuẩn bị các
tài liệu học tập, các mẫu biểu, phương tiện kỹ thuật đầy đủ góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục của từng giáo viên. Từ đó xây dựng ý chí quyết tâm, nghiêm
túc trong tham gia các hoạt động bồi dưỡng GV chủ động thực hiện trách nhiệm
của mình đồng thời, chủ động phối hợp với các lực lượng khác tạo ra sự đồng bộ
cần thiết cho quá trình bồi dưỡng CNTT. Nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học qua
Internet, trên truyền hình của giáo viên cấp Tiểu học, rèn luyện và từng bước
nâng cao năng lực tự học của học sinh đối với việc học qua Internet và truyền

hình.
Sau đợt bồi dưỡng và hướng dẫn GV tự bồi dưỡng tôi đánh giá kết quả bồi
dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của GV một cách cơng khai, trao
đổi tư vấn để có kết quả đánh giá một cách chính xác, tạo ra tính thuyết phục đối
với GV. Thơng báo ngay cho giáo viên kết quả kèm theo những nhận xét gợi ý,
khích lệ để giáo viên tiếp tục tự học, tự nghiên cứu sau bồi dưỡng trên cơ sở
hoạt động giảng dạy của mình, đồng thời tạo ra khả năng tự đánh giá bản thân
của giáo viên.
3.4. Chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới phương pháp dạy học, thiết kế
bài dạy trực tuyến theo định hướng phát triển năng lực HS.
Phát huy vai trị của Tổ trưởng chun mơn trong điều hành hoạt động của
tổ chun mơn, tạo nên tính chủ động, sáng tạo, hợp tác trong thực hiện nhiệm
vụ của các giáo viên trong tổ. Chỉ đạo tổ chuyên môn thiết kế bài dạy trực tuyến
theo cách tiếp cận năng lực HS.


7/10
Tổ chức dạy học trực tuyến theo hướng phát triển năng lực HS, GV xác
định rõ mục tiêu bài học là tạo cho HS những năng lực cơ bản nào, từ đó xây
dựng các hình thức, phương pháp, kỹ thuật phù hợp nhằm trao quyền tự chủ, mở
rộng sự tham gia, hứng thú sáng tạo trong giờ học. GV động viện HS tham gia
vào hoạt động tổ chức giờ học để HS tham gia giờ học chủ động. Từ đó trau dồi
các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy đảm bảo nguyên tắc “Học
sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của
GV”. Thông qua các hoạt động dạy học, GV chú trọng rèn luyện phương pháp
tự học học sinh biết cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự
tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tịi và phát hiện kiến
thức mới rèn luyện các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hố,
khái qt hố, tương tự, quy lạ về quen... để dần hình thành và phát triển tiềm
năng sáng tạo.

Yêu cầu mỗi GV khi soạn giáo án dạy trực tuyến cho HS sử dụng phương
tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý tạo ra các trò chơi trên máy bằng
phần mền flash, Ispring, Imap tạo bản đồ tư duy…tạo viedeo bài giảng chất
lượng nhằm củng cố kiến thức một cách sáng tạo trong dạy học trực tuyến. giáo
viên trong khối phân công nhau thiết kế trò chơi trên máy rồi đổi chéo nhau
dùng chung toàn khối để tất cả các lớp đều được học. Thơng qua trị chơi học
sinh được vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của cuộc
sống, được luyện tập, thực hành, củng cố mở rộng kiến thức, kỹ năng đã học,
hình thành được các kỹ năng, năng lực khác nhau. Bằng trò chơi, việc học tập
được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán.
Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và
có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải trừ được những mệt mỏi, căng thẳng
trong học tập, tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa
giáo viên với học sinh.
( Phụ lục 3: Một số hình ảnh trong tiết dạy trực tuyến)
3.5. Phối hợp với gia đình học sinh có biện pháp quản lý hoạt động học
của học sinh thơng qua internet, trên truyền hình.
u cầu giáo viên thông báo lịch giảng dạy các bài học trên truyền hình
cho HS, PHHS, Internet để PHHS nhắc HS thực hiện học tập đầy đủ.
Giáo viên phối hợp với CMHS để hướng dẫn, hỗ trợ quá trình học tập của
học sinh khi học sinh học tập tại nhà, giám sát học sinh theo học các bài học
phát trên truyền hình, Internet đồng thời kiểm tra việc học và làm bài tập của
học sinh. GV ghi lại bài giảng gửi zalo cho PHHS cho con theo dõi. PHHS phản
hồi lại KQ học tập của học sinh cho GV đánh giá.


8/10
Chỉ đạo giáo viên lớp 4,5 và GV Tiếng Anh trực tiếp theo dõi giờ dạy trên
Đài truyền hình và ghi lại bài tập được giao trên truyền hình để kịp thời hỗ trợ
phù hợp với thực tế tiếp thu bài của học sinh.

Yêu cầu GV gửi tài liệu hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập cho học sinh
theo các bài học trước khi bài học được phát trên truyền hình; chữa bài tập hơm
trước hoặc giải đáp kiến thức học sinh học trên truyền hình nhưng chưa hiểu, tổ
chức ôn tập, củng cố kiến thức còn hạn chế cho học sinh trước khi dạy các bài
học tiếp theo trong chương trình, nhắc học sinh ghi chép bài, tích cực học bài và
làm bài đồng thời kiểm tra việc học và làm bài tập của con một cách sát sao.
Tiếp nhận báo cáo kết quả học tập của học sinh theo nhiệm vụ học tập đã giao
cho học sinh; nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua báo cáo
kết quả học tập nhận được.
4. Một số kết quả đạt được của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và
giảng dạy
- Đã làm thay đổi căn bản về nhận thức của CB- GV- NV trong quản lý và
giảng dạy, từ qui định (mang tính áp đặt) lúc ban đầu sang tâm thế thích thú với
bài giảng ứng dụng CNTT. Từ yêu thích đến chủ động học hỏi cho nên kỹ năng
soạn giảng các tiết có ứng dụng CNTT của giáo viên không ngừng được nâng
lên, chất lượng bài dạy cũng tốt hơn, hấp dẫn với học sinh hơn. GV được trau
dồi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tạo tinh thần hợp tác chia sẻ kinh
nghiệm, phát huy tính sáng tạo.
- 100 % giáo viên biết sử dụng kỹ thuật trình chiếu hỗ trợ giảng dạy, sử
dụng các phần mềm dạy học, các tư liệu điện tử, trong đó có nhiều giáo viên có
kĩ năng cao trong việc kết hợp nhiều phần mềm tiện ích khác nhau trong một bài
giảng. Ý thức thực hiện thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên nghiêm túc
và nề nếp, ý thức học tập của học sinh được nâng cao. Việc tổng hợp báo cáo số
liệu chuyên môn đảm bảo đúng tiến độ và chính xác.
- 100% cán bộ giáo viên biết khai thác thông tin trên website của ngành,
của trường, xây dựng bài kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến trên các phần mềm và
hướng dẫn phụ huynh phối hợp trong giảng dạy trực tuyến để ôn tập kiến thức
cho học sinh. Tạo kho học liệu phong phú.
- Website trường xây dựng các chuyên mục phù hợp, khoa học, duy trì và
cập nhật thường xuyên các hình ảnh, hoạt động, nội dung ôn tập kiến thức các

khối lớp, các đề kiểm tra, video bài giảng….lên trang web riêng tại địa chỉ:
thuận tiện cho GV, CMHS, HS tra cứu thông tin
cũng như sử dụng các phiếu bài tập, video bài giảng của con em mình.


9/10
- Sự hứng thú học tập của học sinh ngày được nâng cao, tỉ lệ học sinh
chuyên cần trong các tiết học trực tuyến đạt 99%, không học sinh nào bị bỏ lại.
Nhiều học sinh say mê, tìm tịi khám phá kiến thức mới, ham thích đọc, nghiên
cứu mở rộng sự hiểu biết về kiến thức. Chất lượng giáo dục của nhà trường ngày
một được khẳng định và được CMHS tin tưởng.
III/ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục nói chung và
cơng tác quản lí và giảng dạy nói riêng đang ngày càng trở nên cấp thiết. Sự đổi
mới và phát triển giáo dục đang diễn ra trên quy mơ tồn cầu tạo cơ hội tốt để
giáo dục nước ta nhanh chóng tiếp cận với những vấn đề hiện đại và tận dụng
các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển. Bốn trụ cột của giáo dục thế
giới thế kỷ XXI được các quốc gia quan tâm khi xác định mục đích giáo dục, đó
là: học để biết; học để làm; học để cùng chung sống; học để tự khẳng định mình.
Đảng, Nhà nước và nhân dân ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục, quan tâm
nhiều hơn và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới và phát triển đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của xã hội trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và hội
nhập quốc tế. Chính vì vậy, bản thân tôi nhận thấy phải luôn luôn học hỏi kinh
nghiệm, trau dồi năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ sư phạm;
phải biết vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý vào thực tế nhà trường để
nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học và giáo dục.
2. Một số kinh nghiệm khi ứng dụng CNTT trong quản lí và dạy học.
- Làm tốt công tác tuyên truyền để mỗi CBQL, GV-NV trong nhà trường
phải nhận thức và hiểu rõ tầm quan trọng và tác dụng to lớn của việc ứng dụng

CNTT trong công tác quản lý, điều hành và giảng dạy.Việc ứng dụng CNTT
trong quản lí và dạy học phải luôn hướng vào mục tiêu đào tạo và phát triển
năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, phải góp phần đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, phát triển tư duy độc lập của học
sinh.
- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường phải có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt
tình, năng động, sáng tạo, có kiến thức và hiểu biết kiến thức về CNTT vững
vàng, luôn đi sâu, đi sát việc ứng dụng CNTT để kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ giáo
viên tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên tiếp cận với cái hay, cái
mới từ CNTT. Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT
vào giảng dạy.
- Việc ứng dụng CNTT vào quản lí và giảng dạy phải phù hợp với cơ sở vật
chất, đặc điểm và điều kiện của đơn vị, đặc biệt chú ý đến việc trang bị phương


10/10
tiện kỹ thuật đồng bộ với việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ và kỹ năng ứng
dụng CNTT của đội ngũ giáo viên. Làm tốt công tác kiểm tra, bảo quản, bảo trì
và hướng dẫn sử dụng đúng quy trình để trang thiết bị CNTT được bền lâu phục
vụ cho hoạt động quản lý và giảng dạy.
3. Kiến nghị:
- Các cấp lãnh đạo tiếp tục quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư cơ sở vật
chất nói chung và hạ tầng trang thiết bị CNTT nói riêng cho các trường học.
* Đối với BGH các nhà trường:
Chủ động xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy
phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức về
tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên có đủ trình độ để sử dụng,
khai thác tốt các thiết bị CNTT trong công tác giảng dạy và quản lý.
* Đối với giáo viên:
Giáo viên là người thực hiện công việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng

dạy, là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục của
nhà trường. Chính vì vậy, để việc ứng dụng CNTT của mỗi giáo viên vào công
tác giảng dạy có hiệu quả, người giáo viên cần thực hiện một số cơng việc sau:
- Có kế hoạch chủ động, tích cực tham gia các lớp, khóa học bồi dưỡng về
CNTT, kiến thức cơ bản hay nâng cao về tin học do ngành hay nhà trường tổ
chức để có thể tự chủ trong việc soạn, giảng các bài giảng điện tử hoặc bài giảng
e-learning cũng như sử dụng các trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng CNTT
một cách thành thục như: máy tính, máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể, máy
quay phim, chụp ảnh và một số thiết bị về âm thanh, ánh sáng. Mỗi thầy, cô giáo
cần chủ động xây dựng cho mình các bài giảng điện tử, bài giảng e-learning để
làm thay đổi cách dạy – cách học của cả thầy và trị, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục của nhà trường.Tham gia các lớp học trực tuyến, các diễn đàn để
học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về cơng tác giảng dạy nói chung và cơng tác ứng
dụng CNTT nói riêng.
- Chủ động xây dựng “Kho học liệu cá nhân”. Việc tự xây dựng cho mình
một “Kho học liệu cá nhân” là rất quan trọng, bởi lẽ “Kho học liệu cá nhân”
giống như một tủ sách của mỗi người để khi cần đến thông tin nào, dữ liệu nào,
những kinh nghiệm gì… các thầy, cơ giáo vào “Kho học liệu cá nhân” của mình
là có thể sử dụng được.
Trên đây là kinh nghiệm, sáng kiến của tôi về việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác quản lý và giảng dạy từ xa cho học sinh nhằm góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Tiểu học Ngọc Thuỵ trong thời gian


11/10
qua, tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện không tránh khỏi khiếm
khuyết, mong được sự chia sẻ góp ý của các đồng nghiệp.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!




×