Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Hoàn thiện kế toán các khoản phải thu nợ trong điều kiện áp dụng hệ thống SAP ERP tại công ty TNHH dunlopillo việt nam 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.75 MB, 116 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ THÙY TRANG

HỒN THIỆN KẾ TỐN CÁC KHOẢN PHẢI THU TRONG ĐIỀU
KIỆN ÁP DỤNG HỆ THỐNG SAP ERP TẠI
CÔNG TY TNHH DUNLOPILLO VIỆT NAM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH: KẾ TỐN – KIỂM TỐN
MÃ SỐ: 7340301

TP. Hồ Chí Minh - 2022


NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ THÙY TRANG

HỒN THIỆN KẾ TỐN CÁC KHOẢN PHẢI THU TRONG ĐIỀU
KIỆN ÁP DỤNG HỆ THỐNG SAP ERP TẠI
CÔNG TY TNHH DUNLOPILLO VIỆT NAM


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUN NGÀNH: KẾ TỐN – KIỂM TOÁN
MÃ SỐ: 7340301
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
TS. NGUYỄN THỊ ĐOAN TRANG

TP. Hồ Chí Minh - 2022


TĨM TẮT
Đề tài “Hồn thiện kế tốn các khoản phải thu trong điều kiện áp dụng hệ thống
SAP ERP tại Công ty TNHH Dunlopillo Việt Nam” đƣợc thực hiện với mục đích
tìm hiểu việc áp dụng phần mềm SAP ERP trong cơng tác kế tốn nợ phải thu tại
một doanh nghiệp cụ thể.
Thông qua việc sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, thống kê mô tả,
quan sát và thực nghiệm cá nhân, tổng hợp, phân tích và phƣơng pháp khảo sát, tác
giả nhận thấy rằng việc áp dụng hệ thống SAP ERP vào cơng tác kế tốn các khoản
phải thu có một số ƣu điểm nhƣ: cung cấp thông tin kịp thời và đáng tin cậy, tăng sự
linh hoạt trong cơng việc, hạn chế sai sót và tránh tình trạng kiêm nhiệm. Tuy
nhiên, vẫn cịn tồn tại một số nhƣợc điểm cần đƣợc công ty khắc phục nhƣ: tốn thời
gian sửa chữa sai sót, hệ thống phức tạp, chi phí cao trong việc mua tài khoản và
khơng có văn bản hƣớng dẫn cách áp dụng hệ thống. Để nâng cao chất lƣợng của
cơng tác kế tốn tại doanh nghiệp trong điều kiện áp dụng hệ thống nhƣ hiện nay,
tác giả cho rằng công ty nên ban hành văn bản hƣớng dẫn và tổ chức lớp đào tạo về
cách sử dụng hệ thống SAP ERP vào công tác kế tốn. Đồng thời, cơng ty cũng cần
chú trọng hơn việc đào tạo kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho nhân viên.


SUMMARY

The study “Improving receivable accounting process with an existing SAP ERP
infrastructure at Dunlopillo Vietnam Co., Ltd” is carried out with the aim of
understanding the application of SAP ERP system in accounting for receivables at a
specific enterprise.
Through the use of some methods such as: the document research method,
descriptive statistic, personal observations and experiences, the synthesis, analysis
and survey method…the author found that the application of SAP ERP system in
receivable accounting has a number of advantages such as: providing timely and
reliable information, increasing flexibility in work, limiting errors and avoiding
duality. However, there are still some disadvantages that need to be overcome by
the company such as: time-consuming error correction, complicated system, high
cost in buying accounts and no instructions on how to apply the system. In order to
improve the quality of accounting work with the application of SAP ERP at the
enterprise, the author believes that the company should issue guidance documents
and organize training classes on how to use the SAP system. At the same time, the
company also needs to pay more attention to training professional knowledge and
skills for employees.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Bùi Thị Thùy Trang
Mã số sinh viên: 050606180411
Ngành: Kế toán – Kiểm toán

Chuyên ngành: Kế tốn

Tơi xin cam đoan khóa luận “Hồn thiện cơng tác kế toán các khoản phải thu
trong điều kiện áp dụng hệ thống SAP ERP tại Công ty TNHH Dunlopillo Việt
Nam” là cơng trình nghiên cứu do tơi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn
Thị Đoan Trang.

Kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã đƣợc công
bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn
đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 06 năm 2022
TÁC GIẢ

Bùi Thị Thùy Trang


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Đoan Trang và quý thầy, cô Trƣờng
Đại Học Ngân Hàng đã tận tâm truyền đạt kiến thức bổ ích trong những năm em
học tập. Vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong q trình học đã giúp em hồn thành kì
thực tập một cách tốt đẹp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng tập thể các Anh/Chị kế tốn Cơng
ty TNHH Dunlopillo Việt Nam đã ln tận tình hƣớng dẫn, chỉ dạy và chia sẻ kinh
nghiệm để em có thể hồn thành tốt khóa luận của mình.
Cuối cùng em kính chúc q thầy, cơ dồi dào sức khỏe và thành cơng trong sự
nghiệp cao q. Đồng kính chúc các anh, chị trong Công ty TNHH Dunlopillo Việt
Nam luôn dồi dào sức khỏe, đạt đƣợc nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU
VÀ HỆ THỐNG SAP ERP .........................................................................................5
1.1 Cơ sở lý thuyết về kế toán các khoản phải thu ..................................................5
1.1.1 Một số vấn đề chung về kế toán các khoản phải thu ...................................5

1.1.1.1 Khái niệm và phân loại các khoản phải thu ..........................................5
1.1.1.2 Nguyên tắc hạch toán các khoản nợ phải thu .......................................6
1.1.2 Kế toán khoản phải thu khách hàng ............................................................7
1.1.2.1 Tài khoản và chứng từ ..........................................................................7
1.1.2.2 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu ..............................7
1.1.3 Kế toán các khoản phải thu nội bộ ..............................................................9
1.1.3.1 Tài khoản và chứng từ ..........................................................................9
1.1.3.2 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu ..............................9
1.1.4 Kế toán thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ ...............................................11
1.1.4.1 Những quy định chung về kế toán thuế GTGT đƣợc khấu trừ ...........11
1.1.4.2 Tài khoản và chứng từ ........................................................................12
1.1.4.3 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu ............................13
1.1.5 Kế toán phải thu khác ................................................................................13
1.1.5.1 Nội dung các khoản phải thu khác ......................................................13
1.1.5.2 Tài khoản và chứng từ ........................................................................14
1.1.5.3 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu ............................14
1.1.6 Kế tốn dự phịng phải thu khó địi ...........................................................15
1.1.6.1 Nội dung các khoản dự phịng phải thu khó địi .................................15
1.1.6.2 Tài khoản và chứng từ ........................................................................16
1.1.6.3 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu ............................16
1.2 Cơ sở lý thuyết về hệ thống SAP ERP ............................................................17
1.2.1 Định nghĩa về ERP ....................................................................................17
1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ERP ...............................17
1.2.3 Cấu trúc và chức năng của hệ thống SAP ERP .........................................18


1.2.4 Vai trò của hệ thống SAP ERP..................................................................19
1.3 Tổ chức thơng tin kế tốn trong điều kiện ứng dụng hệ thống SAP ERP .......20
1.3.1 Hệ thống chứng từ .....................................................................................20
1.3.2 Tổ chức dữ liệu ..........................................................................................21

1.3.3 Tổ chức hệ thống sổ và báo cáo kế toán....................................................21
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................22
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU TRONG
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG HỆ THỐNG SAP ERP TẠI CÔNG TY TNHH
DUNLOPILLO VIỆT NAM .....................................................................................23
2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Dunlopillo Việt Nam .......................................23
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty ......................................................................23
2.1.2 Tổ chức bộ máy công ty ............................................................................24
2.1.3 Tổ chức bộ máy kế tốn cơng ty ...............................................................25
2.2 Thực tế triển khai hệ thống SAP ERP tại Công ty TNHH Dunlopillo ............26
2.2.1 Quá trình triển khai thực hiện ERP tại Cơng ty TNHH Dunlopillo ..........26
2.2.2 Các phân hệ trong hệ thống ERP tại Cơng ty TNHH Dunlopillo .............27
2.3 Kế tốn các khoản phải thu trong điều kiện ứng dụng ERP tại công ty ..........27
2.3.1 Đặc điểm các khoản phải thu tại Công ty TNHH Dunlopillo ...................27
2.3.2 Nguyên tắc hạch toán các bút toán liên quan các khoản phải thu trên hệ
thống SAP...........................................................................................................29
2.3.3 Kế tốn các khoản nợ phải thu khách hàng tại cơng ty .............................30
2.3.3.1 Tài khoản sử dụng ...............................................................................30
2.3.3.2 Chứng từ sử dụng ................................................................................30
2.3.3.3 Phƣơng pháp hạch tốn và ví dụ minh họa .........................................30
2.3.4 Kế toán các khoản phải thu nội bộ ............................................................33
2.3.4.1 Tài khoản sử dụng ...............................................................................33
2.3.4.2 Chứng từ sử dụng ................................................................................33
2.3.4.3 Phƣơng pháp hạch tốn và ví dụ minh họa .........................................34
2.3.5 Kế toán các khoản phải thu khác ...............................................................37
2.3.5.1 Tài khoản sử dụng ...............................................................................37
2.3.5.2 Chứng từ sử dụng ................................................................................37
2.3.5.3 Phƣơng pháp hạch tốn và ví dụ minh họa .........................................38



2.3.6 Kế toán thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ ...............................................40
2.3.6.1 Tài khoản sử dụng ...............................................................................40
2.3.6.2 Chứng từ sử dụng ................................................................................41
2.3.6.3 Phƣơng pháp hạch tốn và ví dụ minh họa .........................................41
2.3.7 Kế tốn các khoản dự phịng phải thu khó địi ..........................................42
2.3.7.1 Tài khoản sử dụng ...............................................................................42
2.3.7.2 Chứng từ sử dụng ................................................................................42
2.3.7.3 Phƣơng pháp hạch tốn và ví dụ minh họa .........................................43
2.4 Kết quả khảo sát về công tác kế tốn các khoản nợ phải thu tại cơng ty ........43
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................47
CHƢƠNG 3: HỒN THIỆN CƠNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU
TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG HỆ THỐNG SAP ERP TẠI CÔNG TY TNHH
DUNLOPILLO VIỆT NAM .....................................................................................48
3.1 Đánh giá cơng tác kế tốn nợ phải thu trong điều kiện áp dụng hệ thống SAP
ERP ........................................................................................................................48
3.1.1 Ƣu điểm .....................................................................................................48
3.1.2 Nhƣợc điểm ...............................................................................................50
3.2 Giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kế toán nợ phải thu trong điều kiện áp
dụng hệ thống SAP ERP tại Công ty TNHH Dunlopillo Việt Nam ......................52
KẾT LUẬN ...............................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................57
PHỤ LỤC .................................................................................................................... i


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa


BCTC

Báo cáo tài chính

GTGT

Giá trị gia tăng

TK

Tài khoản

TSCĐ

Tài sản cố định


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 1.1 Tỷ lệ trích lập dự phịng phải thu khó địi .................................................16
Bảng 2.1 Bảng thống kê kết quả khảo sát .................................................................44
Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Cơng ty TNHH Dunlopillo Việt Nam ....................24
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức phịng tài chính Cơng ty TNHH Dunlopillo Việt Nam.......26


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và các chính sách tạo
điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của nhà nƣớc, các doanh nghiệp ra đời

ngày càng nhiều. Điều này đã tạo ra sức ép cạnh tranh cực kỳ lớn cho các doanh
nghiệp. Để tăng khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp phải thực hiện các chính sách
bán chịu để thu hút khách hàng và thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm. Việc này đã
hình thành nên khoản phải thu khách hàng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.
Ngồi ra, trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cũng phát
sinh các khoản phải thu nội bộ và phải thu khơng mang tính chất thƣơng mại.
Bản chất của tất cả các khoản phải thu kể trên đều là một bộ phận tài sản đang bị
các cá nhân khác chiếm dụng và chúng đƣợc quản lý thơng qua cơng tác kế tốn các
khoản nợ phải thu. Do đó, doanh nghiệp ln khơng ngừng cải thiện cơng tác kế
tốn nợ phải thu để kiểm sốt và ngăn ngừa các thiệt hại có thể xảy ra. Một trong
những bƣớc tiến nổi bật là việc chuyển đổi từ cơng tác kế tốn trên sổ sang trên máy
tính. Hệ thống SAP ERP chính là một trong những phần mềm phổ biến hiện nay
đáp ứng nhu cầu đổi mới đó.
Tuy nhiên, bởi vì hiện nay có rất ít bài nghiên cứu về việc tổ chức cơng tác kế
tốn nợ phải thu khi áp dụng hệ thống này nên tác giả quyết định lựa chọn đề tài
“Hồn thiện kế tốn các khoản phải thu trong điều kiện áp dụng hệ thống SAP ERP
tại Công ty TNHH Dunlopillo Việt Nam” với mục đích nghiên cứu, tìm ra các ƣu
điểm và nhƣợc điểm cũng nhƣ đề xuất kiến nghị góp phần nâng cao cơng tác kế
tốn nợ phải thu khi áp dụng hệ thống SAP ERP tại doanh nghiệp.
2. Mục tiêu đề tài
2.1 Mục tiêu tổng qt: Hồn thiện cơng tác kế toán các khoản phải thu trong điều
kiện áp dụng hệ thống SAP ERP tại Công ty TNHH Dunlopillo Việt Nam.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
 Đánh giá ƣu điểm và nhƣợc điểm của cơng tác kế tốn các khoản phải thu trong
điều kiện áp dụng hệ thống SAP ERP tại Công ty TNHH Dunlopillo Việt Nam.


2

 Đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức kế tốn các khoản phải thu tại Cơng ty

TNHH Dunlopillo Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Cơng tác kế tốn các khoản phải thu khi áp dụng hệ
thống SAP ERP tại Công ty TNHH Dunlopillo Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian: Tại Công ty TNHH Dunlopillo Việt Nam.
 Thời gian: Tác giả thực hiện bài nghiên cứu dựa trên dữ liệu năm 2021 và 2022.
4. Tổng quan các nghiên cứu
Năm 2011, luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thanh Thúy với đề tài “Tình hình
ứng dụng ERP và sự tác động của ERP đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại
các doanh nghiệp Việt Nam” đã lựa chọn phƣơng pháp điều tra bằng bảng câu hỏi
và các phƣơng pháp thống kê, phân tích để thực hiện việc đánh giá tác động của
ERP đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam. Theo
nghiên cứu của tác giả, 84% doanh nghiệp cho rằng thông tin kế toán đƣợc cung
cấp kịp thời và hiệu quả trong môi trƣờng ERP. Tuy nhiên, khảo sát cũng cho thấy
rằng hiệu quả của ERP cịn phụ thuộc vào trình độ ngƣời sử dụng và một số yếu tố
khác. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa lớn giúp các doanh nghiệp sử dụng ERP có
những chính sách phù hợp để nâng cao chất lƣợng thơng tin kế tốn trong mơi
trƣờng sử dụng ERP.
Thông qua việc thu thập, nghiên cứu và phân tích tài liệu, đề tài “Thực trạng
cơng tác kế tốn các khoản nợ phải thu tại Công ty cổ phần dệt may Huế” của tác
giả Lê Tuấn Anh (2015) đã phân tích và đánh giá cơng tác kế tốn các khoản nợ
phải thu tại doanh nghiệp. Từ các chứng từ, tài liệu thu thập đƣợc nhƣ: hóa đơn, sổ
chi tiết cơng nợ, lệnh thanh tốn và sổ cái, tác giả đã mơ tả lại cơng tác kế tốn đối
với việc tăng, giảm các khoản nợ phải thu tại doanh nghiệp và chỉ ra những bất cập
còn tồn đọng trong quy trình này. Tuy nhiên, bài nghiên cứu cịn hạn chế với những
nội dung chỉ tập trung vào việc mô tả quy trình và cách thức hạch tốn, khơng đề


3


cập đến sự hỗ trợ của phần mềm trong công tác kế toán nợ phải thu tại doanh
nghiệp.
Tác giả Phan Thanh Hảo (2017) nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện tổ chức thơng tin
kế tốn trong điều kiện ứng dụng ERP tại Công ty Cổ phần sản xuất thép Việt Mỹ”
đã phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức thơng tin kế toán trong điều kiện áp
dụng hệ thống SAP ERP tại doanh nghiệp. Thông qua nghiên cứu lý luận và quan
sát thực trạng về hệ thống thông tin kế tốn và ERP tại cơng ty, tác giả đã nghiên
cứu về những thay đổi sau khi áp dụng ERP trong tổ chức thơng tin kế tốn theo các
chu trình nhƣ: chu trình doanh thu, chu trình cung ứng, chu trình chuyển đổi và chu
trình tài chính. Theo tác giả, hệ thống ERP giúp doanh nghiệp giảm thiểu sai sót
trong quá trình hạch tốn, tăng sự linh hoạt trong việc sử dụng thông tin và tiết kiệm
thời gian cho doanh nghiệp. Ngoài ra, tác giả cho rằng nhƣợc điểm của hệ thống
này là chi phí cao và các bút tốn chữa sổ phát sinh rất nhiều, chƣa đƣợc kiểm soát
chặt chẽ. Nhìn chung, bài nghiên cứu đã nêu rõ những thay đổi về tổ chức thơng tin
kế tốn khi áp dụng hệ thống ERP. Tuy nhiên, nghiên cứu còn hạn chế với những
nhận định mang tính chủ quan về tác động của hệ thống ERP đối với hệ thống thông
tin kế tốn. Nghiên cứu của tác giả khơng dựa trên kết quả khảo sát đối với các
nhân viên sử dụng hệ thống tại doanh nghiệp mà chỉ dựa trên trải nghiệm của chính
tác giả.
Qua những bài nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy hệ thống thơng tin kế tốn tại
doanh nghiệp bị tác động đáng kể bởi hệ thống ERP. Tuy nhiên, hiện nay chƣa có
nghiên cứu về tác động của hệ thống đến từng cơng tác kế tốn cụ thể. Vì vậy, tác
giả lựa chọn phƣơng pháp khảo sát và thu thập, phân tích tài liệu để nghiên cứu về
cơng tác kế tốn các khoản phải thu tại Cơng ty TNHH Dunlopillo Việt Nam trong
điều kiện áp dụng hệ thống SAP ERP.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Tổng hợp và nghiên cứu chuẩn mực, giáo
trình, thơng tƣ hƣớng dẫn, tạp chí và các bài nghiên cứu liên quan nhằm thiết lập cơ
sở lý luận và tạo cơ sở để so sánh với thực tế nghiên cứu đƣợc.



4

 Phƣơng pháp thống kê mô tả: Các thông tin đƣợc thu thập để làm cơ sở cho việc
mô tả lại sơ đồ tổ chức của công ty, bộ máy kế tốn, quy trình ln chuyển các
chứng từ và phƣơng pháp hạch toán khoản nợ phải thu.
 Phƣơng pháp quan sát và thực nghiệm cá nhân: Tiến hành quan sát cơng tác kế
tốn các khoản phải thu tại cơng ty, trao đổi với nhân viên kế toán cũng nhƣ dựa
trên kiến thức tích lũy đƣợc trong q trình thực tập để có thể mơ tả và nhận xét quy
trình một cách chi tiết.
 Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích: Tổng hợp có hệ thống những số liệu đƣợc
thu thập ban đầu, tiến hành phân tích ƣu điểm, nhƣợc điểm của quy trình.
 Phƣơng pháp khảo sát: Lập bảng câu hỏi để khảo sát đánh giá của kế toán viên
về cơng tác kế tốn nợ phải thu trong điều kiện áp dụng hệ thống SAP ERP.
6. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Thơng qua việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế toán
các khoản phải thu trong điều kiện áp dụng hệ thống SAP ERP, đề tài này giúp khái
quát các đặc trƣng cơ bản và nguyên tắc hạch toán của các khoản nợ phải thu, cũng
nhƣ các đặc điểm và chức năng của hệ thống SAP ERP.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài mong muốn nghiên cứu cơng tác kế tốn các khoản
phải thu tại doanh nghiệp áp dụng hệ thống SAP ERP thông qua đó giúp cho doanh
nghiệp có những giải pháp, chính sách phù hợp để nâng cao quy trình kế tốn này.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,..nội dung của luận văn có kết
cấu bao gồm 3 chƣơng chính:
 Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về kế toán các khoản phải thu và hệ thống SAP ERP.
 Chƣơng 2: Thực trạng kế toán các khoản phải thu trong điều kiện áp dụng hệ
thống SAP ERP tại Công ty TNHH Dunlopillo Việt Nam.
 Chƣơng 3: Hồn thiện kế tốn các khoản phải thu trong điều kiện áp dụng hệ

thống SAP ERP tại Công ty TNHH Dunlopillo Việt Nam.


5

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN NỢ
PHẢI THU VÀ HỆ THỐNG SAP ERP
1.1 Cơ sở lý thuyết về kế toán các khoản phải thu
1.1.1 Một số vấn đề chung về kế toán các khoản phải thu
1.1.1.1 Khái niệm và phân loại các khoản phải thu
Nợ phải thu là một loại tài sản của doanh nghiệp đang bị các cá nhân, đơn vị
khác nắm giữ, thể hiện quyền của đơn vị trong việc thu hồi các khoản nợ đó.
(Nguyễn Quỳnh Hoa, 2020)
Các khoản phải thu trong doanh nghiệp bao gồm:
 Phải thu của khách hàng: là các khoản phải thu mang tính chất thƣơng mại phát
sinh từ giao dịch có tính chất mua – bán. Đây là một tài sản quan trọng của doanh
nghiệp và đƣợc quản lý chặt chẽ qua các chính sách và thủ tục bán chịu.
 Thuế giá trị gia tăng đầu vào đƣợc khấu trừ: là tổng số thuế giá trị gia tăng
(GTGT) ghi trên hóa đơn GTGT khi doanh nghiệp mua các loại vật tƣ hàng hóa,
dịch vụ để dùng vào sản xuất kinh doanh sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ chịu thuế
GTGT. Đây thực chất là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp từ cơ quan thuế.
 Phải thu nội bộ: là các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dƣới
trực thuộc khơng có tƣ cách pháp nhân hạch tốn phụ thuộc. Ví dụ: các chi nhánh,
xí nghiệp, ban quản lý dự án,…hạch tốn phụ thuộc vào doanh nghiệp
 Phải thu khác: là các khoản phải thu khơng có tính thƣơng mại, khơng liên quan
đến giao dịch mua – bán. Ví dụ: các khoản phải thu liên quan đến tài sản thiếu chờ
xử lý, phải thu tiền lãi, cổ tức từ hoạt động đầu tƣ tài chính, các khoản chi hộ,…
Các khoản phải thu đƣợc phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn dựa trên kỳ hạn còn
lại theo nguyên tắc nhƣ sau:
 Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh trong vịng 12 tháng: Nợ phải thu

đƣợc thanh tốn trong vịng 12 tháng đƣợc xếp vào nợ phải thu ngắn hạn; trên 12
tháng đƣợc xếp vào nợ phải thu dài hạn.


6

 Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh lớn hơn 12 tháng: Nợ phải thu đƣợc
thanh toán trong vòng 1 chu kỳ kinh doanh đƣợc xếp vào nợ phải thu ngắn hạn; dài
hơn một chu kỳ kinh doanh đƣợc xếp vào nợ phải thu dài hạn.
Ngoài ra, khi lập Báo cáo tài chính (BCTC), kế tốn cũng sẽ căn cứ vào thời
gian quá hạn của khoản nợ để tiến hành trích lập dự phịng cho các khoản nợ phải
thu khó địi hoặc các khoản đầu tƣ nắm giữ đến ngày đáo hạn có bản chất tƣơng tự.
Theo Thơng tƣ 48/2019/TT-BTC, dự phịng nợ phải thu khó địi là dự phòng phần
giá trị tổn thất của các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán và khoản nợ phải
thu chƣa đến hạn thanh tốn nhƣng có khả năng khơng thu hồi đƣợc đúng hạn.
1.1.1.2 Ngun tắc hạch tốn các khoản nợ phải thu
Các khoản phải thu chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu tài sản của doanh
nghiệp. Do đó, việc hạch tốn các khoản nợ phải thu cần phải chính xác và đầy đủ.
Kế tốn viên hạch toán khoản phải thu cần tuân theo các nguyên tắc sau:
 Nợ phải thu phải đƣợc phản ánh, ghi chép đầy đủ, chính xác và kịp thời theo
từng đối tƣợng, từng khoản thanh toán theo thời hạn thanh toán. Đối với các khoản
nợ phải thu bằng ngoại tệ, phải theo dõi cả đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ theo
quy định hiện hành. Các khoản nợ phải thu nếu có liên quan đến vàng bạc, đá quý
phải đƣợc theo dõi chi tiết theo số lƣợng, quy cách và giá trị theo quy định.
 Doanh nghiệp phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chế độ thanh tốn,
tình hình chấp hành kỉ luật thanh toán, nhằm phát hiện và ngăn ngừa các hiện tƣợng
vi phạm kỉ luật thanh toán, gây ra tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau một cách bất
hợp pháp.
 Đối với các khoản phải thu có gốc ngoại tệ, khi phát sinh tăng đƣợc quy đổi theo
tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh, khi phát sinh giảm đƣợc quy đổi theo tỷ giá ghi sổ

kế tốn. Đồng thời, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ phải đƣợc đánh giá lại
theo tỷ giá hối đoái trên thị trƣờng liên ngân hàng vào thời điểm cuối năm tài chính.
 Kế tốn phải tiến hành phân loại nợ phải thu dài hạn và nợ phải thu ngắn hạn khi
lập BCTC để làm căn cứ cho việc lập dự phịng nợ phải thu khó địi hoặc có biện
pháp xử lý đối với các khoản nợ phải thu khơng địi đƣợc.


7

1.1.2 Kế toán khoản phải thu khách hàng
1.1.2.1 Tài khoản và chứng từ
a) Tài khoản sử dụng
Tài khoản (TK) 131 “Phải thu khách hàng” đƣợc kế toán sử dụng để theo dõi
khoản nợ phải thu và đƣợc hạch toán chi tiết theo từng khách hàng. Tài khoản này
phản ánh thông tin về số tiền cần phải thu, số tiền đã thu hoặc số tiền khách hàng đã
ứng trƣớc. Do đó, thơng qua tài khoản 131, doanh nghiệp có thể quản lý các khoản
nợ phải thu giữa doanh nghiệp và khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa và
dịch vụ. (Chi tiết kết cấu TK 131 xem ở phụ lục số 1)
b) Chứng từ sử dụng
Khoản phải thu khách hàng phát sinh khi thời điểm cung cấp hàng hóa, sản
phẩm, dịch vụ và thời điểm thu tiền không cùng một thời điểm. Vì vậy, kế tốn ghi
nhận vào sổ kế toán tổng hợp và mở sổ theo dõi chi tiết khoản phải thu khách hàng
dựa trên một số chứng từ nhƣ: hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa, hóa đơn bán
hàng, phiếu xuất kho, biên bản nghiệm thu…. Ngoài ra, khi ghi giảm khoản phải
thu, kế toán sẽ căn cứ vào các chứng từ nhƣ: phiếu thu, giấy báo có (khi thu tiền
hoặc nhận tiền ứng trƣớc của khách hàng), biên bản bù trừ cơng nợ (trƣờng hợp
thanh tốn bù trừ khi khách hàng vừa là chủ nợ, vừa là con nợ)….
1.1.2.2 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
 Khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhƣng chƣa thu đƣợc tiền của khách hàng, kế
toán sẽ hạch tốn:

Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc
Đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ chịu thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
xuất khẩu và thuế bảo vệ môi trƣờng, doanh thu đƣợc phản ánh theo giá bán chƣa
có thuế và các thuế gián thu phải nộp đƣợc tách riêng khi ghi nhận doanh thu.


8

 Khi chấp nhận các khoản hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu
thƣơng mại cho khách hàng, kế toán sẽ hạch toán giảm khoản phải thu khách hàng
nhƣ sau:
Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc
Có TK 131 – Phải thu khách hàng
 Khi nhận tiền thanh toán hay tiền ứng trƣớc từ khách hàng, kế toán hạch toán
nhƣ sau:
Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt/Tiền gửi ngân hàng
Có TK 131 – Số tiền khách hàng thanh toán/ứng trƣớc
 Khi khách hàng ứng trƣớc số tiền cao hơn giá trị của hàng hóa, dịch vụ, kế toán
trả lại tiền thừa và hạch toán nhƣ sau:
Nợ TK 131 – Các khoản thu tiền thừa của khách hàng
Có TK 111, 112 – Trả lại tiền thừa bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
 Khi doanh nghiệp thanh lý, bán tài sản cố định (TSCĐ) nhƣng chƣa thu tiền, kế
toán hạch toán nhƣ sau:
Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng
Có TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc
 Khi doanh nghiệp quyết định xóa sổ các khoản nợ khó địi, kế tốn hạch tốn

nhƣ sau:
Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất các khoản phải thu đã lập
Nợ TK 642 – Các khoản dự phòng tổn thất đã lập
Có TK 131 – Phải thu khách hàng


9

 Cuối kỳ, doanh nghiệp tiến hành đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ,
kế tốn hạch toán nhƣ sau:
 Trƣờng hợp lỗ tỷ giá:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đối
Có TK 131 – Phải thu khách hàng
 Trƣờng hợp lãi tỷ giá:
Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
1.1.3 Kế toán các khoản phải thu nội bộ
1.1.3.1 Tài khoản và chứng từ
a) Tài khoản sử dụng
Tài khoản 136 “Phải thu nội bộ” đƣợc kế toán sử dụng để phản ánh các khoản
phải thu của doanh nghiệp với đơn vị cấp dƣới hoặc giữa các doanh nghiệp cấp
dƣới. Tài khoản này phản ánh nội dung liên quan đến vốn kinh doanh, các khoản
thu hộ, chi hộ và các khoản phải thu từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các
đơn vị nội bộ. (Chi tiết kết cấu TK 136 xem ở phụ lục số 2)
b) Chứng từ sử dụng
Để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến các khoản phải thu nội bộ, kế
toán căn cứ vào các chứng từ kế toán liên quan đến thu, chi, thanh tốn nhƣ: hóa
đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho nội bộ…. Ngồi ra, việc hạch toán
cũng dựa trên các chứng từ nhƣ: phiếu thanh toán nội bộ, giấy đề nghị thanh toán,
biên bản bù trừ công nợ nội bộ, phiếu thu nội bộ….

1.1.3.2 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
 Khi cấp vốn, kinh phí cho các đơn vị cấp dƣới:
 Đơn vị cấp trên hạch toán nhƣ sau:
Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ
Có TK 111, 112, 152, 153, 211,… - Các hình thức cấp vốn


10

 Đơn vị cấp dƣới hạch toán nhƣ sau:
Nợ TK 111, 112, 152, 153, 211,… - Vốn đƣợc cấp
Có TK 411, 441,… - Nguồn vốn kinh doanh, đầu tƣ xây dựng cơ bản
 Nhận tiền trả vốn, kinh phí của đơn vị cấp dƣới:
 Đơn vị cấp trên hạch toán nhƣ sau:
Nợ TK 111, 112, 211, 213,.. – Các loại tài sản theo hình thức trả
Có TK 136 – Phải thu nội bộ
 Đơn vị cấp dƣới hạch toán nhƣ sau:
Nợ TK 411, 441,… - Nguồn vốn kinh doanh, đầu tƣ xây dựng cơ bản
Có TK 111, 112, 152, 153, 211, 213,.. – Theo hình thức cấp vốn
 Khi phát sinh các khoản thu hộ:
 Đơn vị thu hộ, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112,… - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK 336 - Phải trả nội bộ
 Đơn vị nhờ thu, kế toán ghi:
Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ
Có TK 131 – Phải thu khách hàng
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng
 Khi thanh toán tiền thu hộ:
 Đơn vị thu hộ, kế toán ghi:
Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ

Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
 Đơn vị nhờ thu, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK 136 – Khoản phải thu nội bộ đã thu đƣợc
 Khi phát sinh các khoản chi hộ trong các đơn vị nội bộ:
 Đơn vị chi hộ, kế toán ghi:
Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ
Có TK 111, 112 – Các loại tiền chi hộ do yêu cầu


11

 Đơn vị nhờ chi, kế toán ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả nhà cung cấp
Nợ TK 341 – Vay
Có TK 336 – Phải trả nội bộ
 Khi hai bên thanh toán các khoản chi hộ:
 Đơn vị chi hộ, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112 – Các loại tiền chi hộ theo yêu cầu
Có TK 136 – Phải thu nội bộ
 Đơn vị nhờ chi, kế toán ghi:
Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ
Có TK 111, 112 – Các loại tiền chi theo yêu cầu
 Đơn vị cấp dƣới nộp cho đơn vị cấp trên các khoản ngoài vốn theo quy chế tài
chính nội bộ nhƣ kinh phí quản lý, trích các quỹ,…
 Cấp trên, kế tốn ghi:
Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ
Có TK 414 – Quỹ đầu tƣ phát triển
Có TK 353 – Quỹ khen thƣởng, phúc lợi
 Cấp dƣới, kế toán ghi:

Nợ TK 642, 414, 353 – Khoản ngoài vốn phải nộp cho đơn vị cấp trên
Có TK 336 – Phải trả nội bộ
1.1.4 Kế toán thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ
1.1.4.1 Những quy định chung về kế toán thuế GTGT được khấu trừ
Thuế GTGT đƣợc khấu trừ chỉ đƣợc áp dụng đối với các doanh nghiệp là đối
tƣợng nộp thuế GTGT và tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ. Doanh
nghiệp chỉ đƣợc khấu trừ khi có đủ chứng từ hợp lệ (hàng mua vào phải có hóa đơn
GTGT). Thuế GTGT đƣợc khấu trừ cụ thể nhƣ sau:
 Khấu trừ toàn bộ thuế đầu vào của TSCĐ, hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.


12

 Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và khơng chịu thuế GTGT thì chỉ đƣợc khấu trừ
số thuế đầu vào của hàng hóa dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế GTGT. Doanh nghiệp phải tổ chức hạch toán riêng thuế GTGT đầu
vào đƣợc khấu trừ và không đƣợc khấu trừ.
 Trƣờng hợp khơng hạch tốn riêng đƣợc thì số thuế GTGT đầu vào vẫn ghi vào
TK 133. Đến cuối kỳ kế toán phải xác định số thuế GTGT đƣợc khấu trừ theo tỷ lệ
(%) giữa doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT so
với tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ. Số thuế GTGT
không đƣợc khấu trừ đƣợc tính vào giá vốn hàng bán ra hoặc chi phí sản xuất kinh
doanh từng trƣờng hợp cụ thể.
1.1.4.2 Tài khoản và chứng từ
a) Tài khoản sử dụng
Tài khoản 133 “Thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ” đƣợc kế toán sử dụng để
phản ánh các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu trừ.
Tài khoản đƣợc doanh nghiệp dùng để quản lý các khoản thuế GTGT đƣợc khấu

trừ, đã khấu trừ và các khoản đƣợc hoàn lại. (Chi tiết kết cấu TK 133 xem phụ lục 3)
b) Chứng từ sử dụng
Các cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ khi
bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ phải sử dụng các loại hoá đơn chứng từ sau.
 Hoá đơn GTGT Mẫu số: 01/GTKT – 3LL
 Tờ khai thuế GTGT Mẫu số: 01/GTGT
 Bảng kê Mẫu số 02A/GTGT, 02B/GTGT, 02C/GTGT
 Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào Mẫu số:03/GTGT – Sổ
theo dõi thuế giá trị giá tăng
 Báo cáo thuế GTGT (phần II & III B02-DN)
 Bảng quyết toán thuế GTGT Mẫu số: 11/GTGT


13

1.1.4.3 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
 Khi mua vật tƣ, hàng hóa và tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh, chịu thuế GTGT đƣợc khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 156, 211, 213 – Vật tƣ hàng hoá, TSCĐ tƣơng ứng
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đƣợc khấu trừ
Có TK 111, 112, 331,…- Phƣơng thức trả tiền tƣơng ứng
 Khi mua vật tƣ, hàng hóa dùng ngay vào sản xuất kinh doanh hàng hóa chịu thuế
GTGT khấu trừ, kế tốn ghi:
Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241 – Chi phí liên quan đến hàng hóa mua về
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đƣợc khấu trừ
Có 111, 112, 331,…- Phƣơng thức trả tiền tƣơng ứng
 Khi mua hàng hóa giao bán ngay cho khách hàng không qua nhập kho, công ty
thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT đƣợc khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đƣợc khấu trừ

Có TK 111, 112, 331,…- Phƣơng thức trả tiền tƣơng ứng
 Khi trả lại hàng hóa cho ngƣời bán, kế tốn ghi:
Nợ TK 111, 112, 331,…- Phƣơng thức trả tiền tƣơng ứng
Có TK 133 – Thuế GTGT đƣợc khấu trừ
Có TK 152, 153,…- Nguyên vật liệu, cơng cụ dụng cụ trả lại
1.1.5 Kế tốn phải thu khác
1.1.5.1 Nội dung các khoản phải thu khác
Các khoản phải thu khác bao gồm:
 Giá trị tài sản thiếu đã đƣợc phát hiện nhƣng chƣa phát hiện đƣợc nguyên nhân,
phải chờ xử lý.
 Các khoản phải thu về bồi thƣờng vật chất do cá nhân, tập thể gây ra nhƣ mất
mát, hƣ hỏng vật tƣ, hàng hóa,…đã đƣợc xử lý bắt bồi thƣờng.
 Các khoản cho bên khác mƣợn bằng tài sản phi tiền tệ.


14

 Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi dự án, chi đầu tƣ xây dựng cơ
bản, chi phí sản xuất, kinh doanh nhƣng khơng đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt
phải thu hồi.
 Tiền lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tƣ tài chính,…
1.1.5.2 Tài khoản và chứng từ
a) Tài khoản sử dụng
Tài khoản 138 “Phải thu khác” đƣợc kế tốn sử dụng để theo dõi các khoản phải
thu ngồi các khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ và thuế GTGT. (Chi tiết
kết cấu TK 138 xem phụ lục số 4)
b) Chứng từ sử dụng
Tài khoản 138 đƣợc dùng để phản ánh các khoản phải thu liên quan đến xử lý tài
sản thiếu, các khoản tiền lãi, cổ tức,…. Do đó, một số chứng từ đƣợc dùng trong
quá trình hạch tốn khoản phải thu khác nhƣ: phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm chi,

biên bản kiểm kê TSCĐ,….
1.1.5.3 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
 Khi kiểm kê phát hiện tài sản thiếu nhƣng chƣa rõ nguyên nhân, chờ quyết định
xử lý của cấp trên, kế toán ghi:
Nợ TK 138 – Giá trị tài sản thiếu chờ xử lý
Nợ TK 214 – Giá trị hao mòn của TSCĐ thiếu
Có TK 211, 111, 152, 155,… - Giá trị các loại tài sản thiếu
 Khi đã có quyết định xử lý, căn cứ vào biên bản xử lý, kế toán ghi:
Nợ TK 1388 – Khoản phải thu khác
Nợ TK 811 – Khoản đƣợc tính vào chi phí bất thƣờng
Có TK 1381 – Giá trị tài sản thiếu đƣợc xử lý


×