Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

ĐỀ CƯƠNG Sinh học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.9 KB, 76 trang )

TRƢỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN

SINH HỌC 12
PHẦN 6-7:

TIẾN HÓA- SINH THÁI

HỌ TÊN:………………………………
LỚP: …………………………………
MÃ SỐ: ………………

Tài liệu học tập năm học 2021-2022


Trường THPT Bùi Thị Xuân

SINH 12

PHẦN VI: TIẾN HÓA
CHƢƠNG I: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ
TIẾN HÓA
CHỦ ĐỀ
CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HĨA và
BẰNG CHỨNG VỀ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT CỦA LỒI
NGƢỜI

PHẦN I:
BẰNG CHỨNG GIÁN TIẾP
I. BẰNG CHỨNG GIẢI PHẨU SO SÁNH
- Cơ quan tương đồng (cùng nguồn): là những cơ quan nằm ở
những vị trí tương ứng trên cơ thể nhưng có thể thực hiện những


chức năng khác nhau, có cùng nguồn gốc trong q trình phát triển
phơi nên có kiểu cấu tạo giống nhau .
Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li
VD:Chi trước của mèo, cá voi, dơi và xương tay gồm: xương cánh,
xương cẳng, xương cổ, xương bàn và xương ngón.
Tuyến nọc độc của rắn tương đồng với tuyến nước bọt của các
ĐV khác.
Vòi hút của bướm tương đồng với đôi hàm dưới của sâu bọ
khác.
Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan là biến dạng của lá.
- Cơ quan thối hóa: bắt nguồn từ một cơ quan ở một lồi tổ tiên
nhưng khơng cịn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
VD: xương cùng, ruột thừa, răng khôn ở người
- Cơ quan tương tự: là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc
nhưng đảm nhận những chức phận giống nhau nên có hình thái
tương tự.
Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy
Ví dụ: cánh cơn trùng và cánh dơi, mang cá và mang tôm, chân
chuột chũi và chân dế dũi..
Kết luận: Sự tương đồng về đặc điểm giải phẫu giữa các loài là
bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài SV hiện nay đều được tiến
hóa từ một tổ tiên chung.

-2-


Trường THPT Bùi Thị Xuân

SINH 12


II. BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN
TỬ:
Sự tương đồng về nhiều đặc điểm ở cấp độ phân tử và tế bào
cũng cho thấy các lồi trên Trái đất có chung tổ tiên.
 Bằng chứng tế bào học:
VD: - Mọi SV đều được cấu tạo từ tế bào.
- Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.
- Các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó.
 Bằng chứng sinh học phân tử:
VD: Các lồi đều có cơ sở vật chất chủ yếu là axit nucleic (ADN,
ARN) và protein.
- ADN đều cấu tạo từ 4 loại nucleotit:A, T, G, X.
- Protêin đều cấu tạo từ hơn 20 aa khác nhau.
- Các loài SV đều sử dụng chung một loại mã di truyền.
PHẦN II.
BẰNG CHỨNG VỀ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT CỦA LOÀI
NGƢỜI
 Dựa vào mức độ tương đồng về các đặc điểm hình thái,
sinh học phân tử → các nhà phân loại xác định được mức độ họ
hàng giữa các loài.
 Người và các loài vượn hiện nay có nhiều đặc điểm chung
về hình thái, giải phẫu, sinh lí, ADN và protein. (bảng 34 SGK)
 Dựa trên mức độ tương đồng về các đặc điểm trên → các
nhà khoa học thiết lập được mối quan hệ họ hàng giữa người và
một số lồi vượn (hình 34.1).

PHẦN III:
BẰNG CHỨNG TRỰC TIẾP
1. Khái niệm hóa thạch
Hóa thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá

của vỏ Trái đất.
VD: vết chân, hình dáng, bộ xương , xác sinh vật trong các lớp
hổ phách, các lớp băng...
2. Vai trị của các hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển
của sinh giới
 Cung cấp những bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hóa
của sinh giới.
 Là dẫn liệu quý để nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất.
-3-


Trường THPT Bùi Thị Xuân

SINH 12

*Tuổi của hóa thạch được xác định bằng cách phân tích các
đồng vị phóng xạ (Cacbon 14 hay urani 238) có trong hóa thạch
hoặc trong các lớp đất đá chứa hóa thạch.

-4-


Trường THPT Bùi Thị Xuân

SINH 12

BÀI 25: HỌC THUYẾT LAMAC VÀ
HỌC THUYẾT ĐACUYN
I. HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ LAMAC
Lamac đã thấy được các loài bị biến đổi dưới tác động của môi

trường nhưng cơ chế mà Lamac đưa ra để giải thích cho những
biến đổi đó lại khơng có cơ sở khoa học.
II. SỰ HÌNH THÀNH HỌC THUYẾT CỦA ĐACUYN:
1. Cách xây dựng học thuyết của Dacuyn: Thu thập, quan sát các
bằng chứng hóa thạch và địa lí sinh học
2. Quan niệm của Đacuyn về biến dị và di truyền:
a. Biến dị:
- Biến dị cá thể (biến dị không xác định): những đặc điểm sai khác
giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá trình sinh sản, là
nguồn nguyên liệu chính của chọn giống và tiến hóa.
- Biến dị đồng loạt (biến dị xác định): những biến đổi do tác dụng
của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động ở ĐV, ít có ý nghĩa đối với
chọn giống và tiến hóa.
b. Di truyền:
Là cơ sở cho sự tích lũy các biến di nhỏ thành biến đổi lớn.
Nhờ biến dị và di truyền, SV tiến hóa thành nhiều dạng nhưng
vẫn giữ được đặc điểm riêng của từng loài.
3. Những quan sát của Đacuyn:
- Tất cả các lồi sinh vật ln có xu hướng sinh ra một số lượng
con nhiều hơn so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản.
- Phần nhiều các biến dị cá thể được di truyền lại cho thế hệ sau.
- Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước khơng đổi trừ
khi có biến đổi bất thường về môi trường.
3. Kết luận của Đacuyn:
- Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh sinh tồn
- Thế giới SV thống nhất trong sự đa dạng: các lồi SV có nhiều
đặc điểm giống nhau là do chúng được tiến hóa từ 1 tổ tiên chung
và chúng đa dạng là do các lồi đã tích lũy được các đặc điểm
thích nghi với các mơi trường sống khác nhau qua hàng triệu năm
tiến hóa.

- Cơ chế tiến hóa dẫn đến sự hình thành lồi : CLTN
II. SO SÁNH CLTN VÀ CLNT THEO QUAN NIỆM CỦA
ĐACUYN
-5-


Trường THPT Bùi Thị Xn
Chọn lọc nhân tạo










Bắt đầu từ lúc con người
biết trồng trọt, chăn nuôi.
Do con người tiến hành.
Đối tượng : các cá thể vật
nuôi, cây trồng
Gồm 2 mặt diễn ra song
song: tích lũy biến dị có lợi,
đào thải biến dị có hại cho
con người.

Động lực : nhu cầu, thị hiếu
của con người

Tác dụng nhanh chóng
Kết quả: tạo ra những nòi
và thứ mới
Vai trò: Là nhân tố quy
định chiều hướng và tốc độ
biến đổi của các vật nuôi,
cây trồng

SINH 12
Chọn lọc tự nhiên










Bắt đầu từ khi sự sống xuất
hiện
Do tự nhiên tiến hành
Đối tượng: các cá thể
trong sinh giới.
Gồm 2 mặt diễn ra song
song: tích lũy biến dị có lợi,
đào thải biến dị có hại cho
sinh vật.
Theo Đacuyn, CLTN là sự

phân hóa về khả năng
sống sót và sinh sản của
cac cá thể trong loài.
Động lực : đấu tranh sinh
tồn
Tác dụng chậm chạp
Kết quả :Tạo ra những loài
mới
Vai trò: Là nhân tố chính
hình thành đặc điểm thích
nghi ở sinh vật và hình
thành loài mới

-6-


Trường THPT Bùi Thị Xuân

SINH 12

BÀI 26: HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI
I. QUAN NIỆM TIẾN HÓA VÀ NGUỒN NGUN LIỆU
TIẾN HĨA
1. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn:
- Theo quan niệm của học thuyết TH tổng hợp hiện đại, tiến hóa
gồm 2 q trình: tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
Tiến hóa nhỏ(chiếm vị Tiến hóa lớn
Vấn đề
trí trung tâm trong
thuyết TH hiện đại)

Nội dung
Là q trình biến đổi Là quá trình hình
cấu trúc di truyền của thành các đơn vị trên
quần thể gốc, xuất hiện loài như chi, họ, bộ,
sự cách li sinh sản với lớp, ngành.
quần thể gốc. Từ đó
hình thành lồi mới.
Quy mơ, thời Diễn ra trên quy mô Quy mô rộng lớn,
gian
tương đối hẹp, thời gian thời gian địa chất rất
lịch sử tương đối ngắn.
dài.
* Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở: vì:
- Quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên, đơn vị sinh sản nhỏ nhất.
- Quần thể có thể biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ.
- Quần thể là nơi diễn ra quá trình tiến hóa nhỏ
2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể:
- Tiến hóa sẽ khơng xảy ra nếu QT khơng có các biến dị di truyền.
- Các quần thể tự nhiên có rất nhiều biến dị di truyền ( có tính đa
hình). Nguồn biến dị di truyền của quần thể gồm:
- Đột biến gen, đột biến NST (biến dị sơ cấp).
- Biến dị tổ hợp (biến dị thứ cấp
- Sự di chuyển của các cá thể hoặc giao tử từ các QT khác vào.
II. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA
Khái niệm: Nhân tố tiến hóa là các nhân tố làm thay đổi tần số
alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
1. Đột biến
- Mỗi gen có tần số đột biến gen rất thấp (10-6→10-4)→ đột biến
gen làm thay đổi TS alen và TPKG của quần thể rất chậm.


-7-


Trường THPT Bùi Thị Xuân

SINH 12

- Tuy nhiên một cơ thể có rất nhiều gen và quần thể lại có nhiều cá
thể nên đột biến tạo nên rất nhiều alen đột biến trên mỗi thế hệ và
là nguồn phát sinh các biến dị di truyền của quần thể
- Vai trò chủ yếu của quá trình đột biến: cung cấp nguồn biến dị
sơ cấp cho q trình tiến hóa.
2. Di – Nhập gen (dòng gen)
- Là hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc giao tử giữa các quần thể.
- Vai trò: Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của
quần thể.
- Có thể mang đến alen mới làm cho vốn gen của quần thể thêm
phong phú.
3. Chọn lọc tự nhiên
- Khái niệm: CLTN là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả
năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần
thể.
- Tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi cấu
trúc di truyền của quần thể theo một hướng xác định.
- Kết quả của CLTN: hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang
các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với mơi trường.
- Vai trị của CLTN trong q trình hình thành đặc điểm thích
nghi: sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi
tồn tại sẵn trong quần thể, tăng cường mức độ thích nghi của các
đặc điểm bằng cách tích lũy các alen tham gia quy định các đặc

điểm thích nghi.

Q trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm
phụ thuộc vào tốc độ sinh sản, khả năng phát sinh và tích
lũy các đột biến,áp lực của CLTN.
 Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối.
- Tốc độ CLTN tùy thuộc vào các yếu tố:
 Chọn lọc chống lại alen trội: CLTN làm thay đổi nhanh
TSTĐ các alen.
 Chọn lọc chống lại alen lặn: CLTN làm thay đổi chậm
TSTĐ các alen.
- Vai trò của CLTN trong tiến hóa: quy định chiều hướng và nhịp
độ tiến hóa
4. Các yếu tố ngẫu nhiên (Sự biến động di truyền hay phiêu bạt
di truyền):
- Hay xảy ra đối với những QT có kích thước nhỏ
-8-


Trường THPT Bùi Thị Xuân

SINH 12

- Một alen dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hồn tồn khỏi quần thể
và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể.
- Làm nghèo vốn gen của QT, giảm sự đa dạng di truyền.
- Vai trò: Làm thay đổi tần số alen và TPKG của quần thể một
cách ngẫu nhiên
5. Giao phối không ngẫu nhiên:
- Gồm: Giao phối có chọn lọc, giao phối cận huyết, tự thụ phấn.

- Không làm thay đổi tần số các alen nhưng lại làm thay đổi tỷ lệ
các kiểu gen trong QT theo hướng giảm tỷ lệ kiểu gen dị hợp và
làm tăng tỷ lệ kiểu gen đồng hợp qua các thế hệ.
- Làm nghèo vốn gen của QT, giảm sự đa dạng di truyền.
- Vai trò : cung cấp nguồn ngun liệu thứ cấp cho q trình tiến
hóa.

BÀI 27: Q TRÌNH HÌNH THÀNH
QUẦN THỂ THÍCH NGHI (Giảm tải)
BÀI 28: LỒI
I. KHÁI NIỆM LỒI SINH HỌC
 Lồi là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả
năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có sức sống
và có khả năng sinh sản, cách li sinh sản với các nhóm quần thể
khác.
 Để phân biệt lồi này với lồi kia, người ta có thể sử dụng
các tiêu chuẩn như: cách li sinh sản, hình thái, hóa sinh hoặc kết
hợp rất nhiều các tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên đối với lồi sinh
sản hữu tính thì tiêu chuẩn cách li sinh sản là khách quan và chính
xác nhất.
II. CÁC CƠ CHẾ CÁCH LI SINH SẢN GIỮA CÁC LOÀI
1. Cách li trước hợp tử: những trở ngại ngăn cản các SV giao phối
với nhau (ngăn cản sự thụ tinh tạo hợp tử), gồm:
-9-


Trường THPT Bùi Thị Xuân

SINH 12


 Cách li nơi ở (sinh cảnh): Mặc dù sống trong cùng một khu
vực địa lí nhưng các cá thể của các lồi sống ở những sinh cảnh
khác nhau.
 Cách li tập tính: Các cá thể của các lồi có tập tính giao
phối khác nhau.
 Cách li thời gian (mùa vụ): Các cá thể của các loài sinh sản
vào những mùa khác nhau.
 Cách li cơ học: Các cá thể của các lồi có cấu tạo cơ quan
sinh sản khác nhau.
2. Cách li sau hợp tử: những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai
hoặc ngăn cản tạo con lai hữu thụ.
* Các cơ chế cách li có vai trị quan trọng trong q trình tiến hóa
vì chúng ngăn cản các lồi trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi
lồi duy trì được những đặc trưng riêng (duy trì được sự tồn vẹn
của lồi).

BÀI 29 - 30: Q TRÌNH HÌNH THÀNH LỒI
I. HÌNH THÀNH LỒI KHÁC KHU VỰC ĐỊA LÍ
 Cách li địa lí là những trở ngại địa lí (sơng, núi, biển...)làm
cho các cá thể của các quần thể bị cách li và không thể giao phối
với nhau.
 Các quần thể được sống cách biệt trong những khu vực địa
lí khác nhau dần dần được CLTN và các nhân tố tiến hóa khác làm
cho khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen. Sự khác biệt
về tần số alen được tích lũy dần, nếu dẫn đến xuất hiện sự cách li
sinh sản thì sẽ hình thành lồi mới.
→ Cách li địa lí có vai trị duy trì sự khác biệt về tần số alen và
thành phần kiểu gen (vốn gen) giữa các quần thể được tạo ra bởi
các nhân tố tiến hóa.


- 10 -


Trường THPT Bùi Thị Xuân

SINH 12

 Quần đảo có điều kiện lí tưởng để 1 lồi phát sinh thành
nhiều lồi khác nhau. VD Quần đảo Galapagos có 13 lồi chim sẻ
do 1 số ít cá thể của 1 lồi di cư từ đất liền ra đảo.
 Hình thành lồi bằng con đường địa lí thường xảy ra đối
với các lồi động vật có khả năng phát tán mạnh.
 Q trình hình thành lồi bằng con đường cách li địa lí
thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian
chuyển tiếp.
 Q trình hình thành lồi thường gắn liền với q trình
hình thành quần thể thích nghi. Tuy nhiên, quá trình hình thành các
quần thể với các đặc điểm thích nghi khơng nhất thiết dẫn đến hình
thành lồi mới.
VD: các chủng tộc người hiện nay tuy khác nhau về nhiều đặc
điểm nhưng vẫn thuộc cùng 1 lồi.
II.HÌNH THÀNH LỒI CÙNG KHU VỰC ĐỊA LÍ
1. Hình thành lồi bằng cách li tập tính và cách li sinh thái
a) Hình thành lồi bằng con đƣờng cách ly tập tính:
VD:Trong một hồ ở châu Phi, có 2 lồi cá rất giống nhau về các
đặc điểm hình thái, chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và
một loài màu xám. Nhưng chúng không giao phối với nhau. Khi
nuôi chúng trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng
trơng cùng màu thì chúng lại giao phối với nhau và sinh con.
b) Hình thành lồi bằng con đƣờng cách li sinh thái:

VD: Trong cùng khu vực địa lý, loài cơn trùng sống trên lồi cây A
phát triển mạnh, một số phát tán sang sống ở loài cây B và sinh
sản, thường xuyên giao phối với nhau hơn là giao phối với các cá
thể của quần thể gốc ( sống ở lồi cây A). Đến một lúc nào đó, nếu
sự khác biệt về vốn gen làm xuất hiện sự cách li sinh sản thì lồi
mới hình thành
2. Hình thành lồi nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa:
- Lai xa: phép lai giữa 2 cá thể thuộc hai loài khác nhau, hầu hết
cho con lai bất thụ
- Đa bội hóa: con lai khác lồi được đột biến làm nhân đơi tồn bộ
bộ nhiễm sắc thể
- Lai xa kèm theo tứ bội hóa góp phần hình thành nên lồi mới
trong cùng một khu vực địa lí vì sự sai khác về NST đã nhanh
chóng dẫn đến sự cách li sinh sản.
- 11 -


Trường THPT Bùi Thị Xn

SINH 12

- Lồi mới có bộ NST lưỡng bội của cả loài bố và mẹ nên chúng
giảm phân bình thường và hồn tồn hữu thụ
- VD: sơ đồ mơ tả q trình hình thành lúa mì hiện nay từ các lồi
lúa mì hoang dại.(Hình 30 SGK)
- Thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật.

BÀI 31: TIẾN HĨA LỚN
- Tiến hóa lớn là q trình hình thành các đơn vị phân loại trên lồi
(chi, họ, bộ, lớp, ngành), diễn ra trên quy mô lớn, thời gian lịch sử

dài.
- Nghiên cứu tiến hóa kết hợp với phân loại giúp xây dựng được
cây phát sinh chủng loại ( sơ đồ dạng cây giải thìch sự phát sinh và
phát triển của sinh giới trên Trái Đất từ một tổ tiên chung ) và làm
sáng tỏ mối quan hệ họ hàng giữa các lồi.
- Qúa trình tiến hóa diễn ra chủ yếu theo hướng phân nhánh tạo
nên thế giới sinh vật vơ cùng đa dạng. Các nhóm sinh vật khác
nhau có thể tiến hóa theo các xu hướng khác nhau (tăng dần mức
độ tổ chức của cơ thể hay đơn giản hóa mức độ tổ chức cơ thể )
thích nghi với các môi trường sống khác nhau

CHƢƠNG II: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG
TRÊN TRÁI ĐẤT
BÀI 32: NGUỒN GỐC SỰ SỐNG

Q trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất có thể chia thành
các giai đoạn:
I. TIẾN HĨA HĨA HỌC
Là giai đoạn tiến hóa hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ
các chất vô cơ. Gồm 2 giai đoạn:
1. Quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vơ

2. Q trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ
II. TIẾN HĨA TIỀN SINH HỌC
Là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai và sau đó là
hình thành nên những tế bào sống đầu tiên.
- 12 -


Trường THPT Bùi Thị Xuân


SINH 12

III. TIẾN HÓA SINH HỌC
Là giai đoạn tiến hóa từ những tế bào đầu tiên hình thành nên
các lồi sinh vật như ngày nay dưới tác động của các nhân tố tiến
hóa.

BÀI 33: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI
ĐỊA CHẤT
I. HIỆN TƯỢNG TRÔI DẠT LỤC ĐỊA: (SGK)
II. SINH VẬT TRONG CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT:
 Trong quá trình hình thành và tồn tại, Trái Đất liên tục biến
đổi làm cho bộ mặt sinh giới cũng liên tục biến đổi theo.
 Lịch sử của Trái Đất được chia thành 5 giai đoạn chính (đại
địa chất) :
 Đại Thái cổ
 Đại Nguyên sinh
 Đại Cổ sinh
 Đại Trung sinh
 Đại Tân sinh
 Các đại có những đặc điểm riêng về sự phát triển của sinh
giới. Các đại địa chất lại chia thành nhiều kỉ (bảng 33 trang 142
SGK).
BÀI 34:
SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯ Ờ I
I. CÁC DẠNG VƢỢN NGƢỜI HĨA THẠCH VÀ Q
TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI NGƢỜI ( SGK)
II. NGƢỜI HIỆN ĐẠI VÀ SỰ TIẾN HĨA VĂN HĨA
 Giai đoạn tiến hóa sinh học của lồi người bắt đầu từ khi

hình thành lồi người và tiếp tục tiến hóa cho tới hiện nay và cịn
tiếp tục trong tương lai.
 Các đặc điểm thích nghi của lồi người được CLTN lựa
chọn, tích lũy qua hàng ngàn năm tiến hóa.
 Nhờ tiến hóa sinh học, lồi người hiện đại có những đặc
điểm thích nghi như bộ não phát triển, cấu trúc thanh quản cho
- 13 -


Trường THPT Bùi Thị Xuân

SINH 12

phép phát triển tiếng nói, bàn tay có các ngón tay linh hoạt giúp
chế tạo và sử dụng công cụ,... Nhờ những đặc điểm này dần dần
lồi người đã có được khả năng tiến hóa văn hóa.
Trong tiến hóa văn hóa, thơng qua tiếng nói và chữ viết, con
ngườidạy nhau cách sáng tạo ra các công cụ để tồn tại và
 không ngừng phát triển mà khơng cần có sự biến đổi về
mặt sinh học.
 Nhờ có tiến hóa văn hóa mà con người nhanh chóng trở
thành lồi thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến sự tiến
hóa của các lồi khác và có khả năng điều chỉnh chiều hướng tiến
hóa của chính mình.

- 14 -


Trường THPT Bùi Thị Xuân


SINH 12

PHẦN VII: SINH THÁI HỌC
CHƢƠNG I: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
BÀI 35: MÔI TRƢỜNG SỐNG VÀ CÁC
NHÂN TỐ SINH THÁI
I. MÔI TRƢỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
1. Môi trường sống :
- Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố ở
xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hay gián tiếp tới sinh
vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những
hoạt động khác của sinh vật.
- Có các loại mơi trường sống chủ yếu của sinh vật:
+ Môi trường đất
+ Môi trường trên cạn
+ Môi trường dưới nước
+ Môi trường sinh vật
2. Nhân tố sinh thái:
- Là tất cả những nhân tố của mơi trường có ảnh hưởng trực
tiếp hay gián tiếp tới đời sống sinh vật.
- Người ta chia các nhân tố sinh thái thành hai nhóm:
+ Nhân tố vơ sinh: các nhân tố vật lí và hóa học của môi
trường.
+ Nhân tố hữu sinh: là mối quan hệ giữa các sinh vật. Trong
đó nhân tố con người được nhấn mạnh là nhân tố có ảnh hưởng
lớn tới sự phát triển của nhiều lồi sinh vật.
* Sinh vật và mơi trƣờng có mối quan hệ qua lại: mơi
trường tác động lên sinh vật , đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng
đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố
sinh thái.

II. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI:
1. Giới hạn sinh thái:
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể đối với một
nhân tố sinh thái nhất định . Nằm ngồi giới hạn sinh thái, sinh vật
khơng thể tồn tại được.
- Giới hạn sinh thái gồm có:
+ Khoảng thuận lợi: là khoảng của các NTST ở mức độ phù
hợp, đảm bảo cho SV thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
- 15 -


Trường THPT Bùi Thị Xuân

SINH 12

+ Khoảng chống chịu:là khoảng của các NTST gây ức chế
cho hoạt động sinh lí của sinh vật. .
- Ví dụ: Cá rơ phi ni ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,60C đến
420C. Nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn
trên. Nhiệt độ thuận lợi cho các chức năng sống của cá rơ phi có
giá trị từ 200C đến 350C.
2. Ổ sinh thái và nơi ở:
- Ổ sinh thái của một lồi là một “khơng gian sinh thái” mà ở đó tất
cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh
thái cho phép lồi đó tồn tại và phát triển lâu dài. Ổ sinh thái biểu
hiện cách sinh sống của loài
- Nơi ở là địa điểm cư trú của lồi.
- Ví dụ: chim ăn sâu và chim ăn hạt cây, mặc dù chúng có cùng nơi
ở nhưng thuộc hai ổ sinh thái khác nhau.
III. SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT VỚI MƠI TRƢỜNG

SỐNG
1. Thích nghi của sinh vật với ánh sáng:
* Thực vật:
- Cây ưa sáng :lá cây có phiến dày, mơ giậu phát triển, lá xếp
nghiêng so với mặt đất, màu nhạt, lá nhỏ…VD: Cây chò nâu ở
Vườn quốc gia Cúc Phương có tán ở tầng trên của tán rừng.
- Cây ưa bóng: có phiến lá mỏng, ít hoặc khơng có mơ giậu, lá nằm
ngang, màu đậm, lá to… VD: cây lá dong, cây ráy,… mọc dưới tán
của cây khác ở trong rừng.
* Động vật:
- Nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày
- Nhóm động vật hoạt động ban đêm
2. Thích nghi của động vật hằng nhiệt (ổn định nhiệt độ cơ thể )
với nhiệt độ:
a) Quy tắc về kích thƣớc cơ thể (quy tắc Becman):
- Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ơn đới thì kích thước cơ thể lớn
hơn so với động vật cùng lồi hay với lồi có quan hệ họ hàng gần
sống ở vùng nhiệt đới ấm áp.
- Ví dụ, voi và gấu ở vùng khí hậu lạnh có kích thước cơ thể lớn
hơn voi và gấu ở vùng nhiệt đới.
b) Quy tắc về kích thƣớc các bộ phận chi, tai, đuôi,… của cơ
thể (quy tắc Anlen)
- 16 -


Trường THPT Bùi Thị Xuân

SINH 12

- Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ơn đới có tai, đi và các chi,…

thường bé hơn tai, đuôi, chi,… của động vật ở vùng nóng.
- Ví dụ, thỏ ở vùng ơn đới (nơi có nhiệt độ thấp) có tai, đi nhỏ
hơn tai và đuôi của thỏ ở vùng nhiệt đới.
 Động vật hằng nhiệt sống ở nơi có nhiệt độ thấp có tỉ số S/V
giảm hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể.

BÀI 36: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
I. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
QUẦN THỂ
1. Quần thể sinh vật :
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một lồi,
cùng sinh sống trong một khoảng khơng gian xác định,vào một
thời gian nhất định. Quần thể có khả năng sinh sản và tạo thành
những thế hệ mới.
2. Quá trình hình thành:
- Phát tán cá thể tới một mơi trường sống mới
- Cá thể khơng thích nghi được với điều kiện sống mới sẽ bị tiêu
diệt hoặc phải di cư đi nơi khác. Những cá thể cịn lại thích nghi
dần với điều kiện sống. Giữa các cá thể cùng lồi gắn bó với nhau
thơng qua các mối quan hệ sinh thái  quần thể ổn định.
II. QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
1. Quan hệ hỗ trợ:
Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong
các hoạt động sống nhằm đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định,
khai thác tối ưu nguồn sống của mơi trường, làm tăng khả năng
sống sót và sinh sản của các cá thể.
* Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả
nhóm.
- 17 -



Trường THPT Bùi Thị Xuân

SINH 12

Biểu hiện của quan hệ Ý nghĩa
hỗ trợ
Nhóm các cây bạch đàn Các cây dựa vào nhau nên chống được
gió bão, hạn chế sự thốt hơi nước.
Các cây thông nhựa liền Cây sinh trưởng nhanh và khả năng
rễ nhau
chịu hạn tốt hơn.
Chó rừng hỗ trợ nhau Chó rừng bắt mồi và tự vệ tốt hơn
trong đàn
Các cá thể bồ nông hỗ Bồ nông bắt mồi và tự vệ tốt hơn
trợ nhau trong đàn
2. Quan hệ cạnh tranh:
Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng
lên quá cao, các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và
các nguồn sống khác, các con đực tranh giành con cái.
Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể
trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và
phát triển của quần thể.
Ví dụ :
- Cạnh tranh nhau giành ánh sáng, chất dinh dưỡng ở thực vật.
- Do thiếu thức ăn, nơi ở, nhiều cá thể trong quần thể cá, chim,
thú,… đánh lẫn nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác
nhằm bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản.


- 18 -


Trường THPT Bùi Thị Xuân

SINH 12

BÀI 37 – 38 : CÁC ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA CỦA QUẦN
THỂ SINH VẬT
I. TỈ LỆ GIỚI TÍNH
 Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái trong
quần thể, thường xấp xỉ 1/1.
 Tỉ lệ giới tính thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân
nhân tố như: điều kiện sống của môi trường, mùa sinh sản, đặc
điểm sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật, điều kiện dinh
dưỡng,...
 Tỉ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả
sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.
SỰ KHÁC NHAU VỀ TỈ LỆ GIỚI TÍNH CỦA CÁC QUẦN THỂ
SINH VẬT
Tỉ lệ giới tính

Các yếu tố ảnh hưởng tới tỉ lệ
giới tính
- Ngỗng và vịt có tỉ lệ giới tính là Do tỉ lệ tử vong không đồng
60/40.
đều giữa cá thể đực và cái, cá
- Nhiều loài thằn lằn, rắn có số thể cái trong mùa sinh sản chết
lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể nhiều hơn cá thể đực.
đực, sau mùa đẻ trứng số lượng cá

thể đực và cá thể cái xấp xỉ bằng
nhau.
Loài kiến nâu (Formica rufa), nếu Tỉ lệ giới tính thay đổi theo
đẻ trứng ở nhiệt độthấp hơn 200C thì điều kiện môi trường sống (cụ
trứng nở ra toàn là cá thể cái, nếu thể ở đây là nhiệt độ môi
đẻ trứng ở nhiệt độ trên 200C thì trường sống)
trứng nở ra hầu hết là cá thể đực.
Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái Do đặc điểm sinh sản và tập
nhiều hơn cá thể đực gấp 2 hoặc 3, tính đa thê ở động vật.
đôi khi tới 10 lần.
Muỗi đực sống tập trung ở một nơi Do sự khác nhau về đặc điểm
riêng với số lượng nhiều hơn muỗi sinh lí và tập tính của con đực
cái.
và cái – muỗi đực không hút
máu như muỗi cái. Muỗi đực
tập trung ở một chỗ còn muỗi
cái bay khắp các nơi tìm độïng
vật hút máu.
- 19 -


Trường THPT Bùi Thị Xn
SINH 12
Cây thiên nam tinh (Arisaema Tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào
japonica) thuộc họ Ráy, củ rễ loại lượng chất dinh dưỡng tích lũy
lớn có nhiều chất dinh dưỡng khi trong cơ thể.
nảy chồi sẽ cho ra cây có hoa cái,
còn loại rễ nhỏ nảy chồi cho ra cây
có hoa đực.


II. NHĨM TUỔI:
 Có 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, sinh sản, sau sinh sản.
 Cấu trúc tuổi gồm :
 Tuổi sinh lí: thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể
trong quần thể.
 Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của cá thể.
 Tuổi quần thể: tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
 Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm
tuổi thay đổi theo từng lồi và điều kiện sống của mơi trường.
 Các nghiên cứu về nhóm tuổi giúp cho chúng ta bảo vệ và khai
thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.
III. SỰ PHÂN BỐ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ
Có 3 kiểu phân bố cá thể trong quần thể: phân bố theo nhóm,
phân bố đồng đều, phân bố ngẫu nhiên (học bảng 37.2 SGK).
IV. MẬT ĐỘ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ
 Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị
diện tích hay thể tích của quần thể.
 Mật độ cá thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong
môi trường, khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.
 Mật độ cá thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc
tùy theo điều kiện của mơi trường sống.
V. KÍCH THƢỚC CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
1. Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa
 Kích thước của quần thể là số lượng các cá thể (hoặc khối lượng
hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng
khơng gian của quần thể.
 Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thhiểu tới giá trị tối
đa:
 Kích thước tối thiểu: số lượng cá thể ít nhất mà quần thể
cần có để duy trì và phát triển. Nếu kích thước quần thể xuống

- 20 -


Trường THPT Bùi Thị Xuân

SINH 12

dưới mức tối thiểu → quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn
đến diệt vong do:
 Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, QT khơng có khả
năng chống chọi với mơi trường.
 Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của
cá thể đực và cái ít.
 Sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của
quần thể.
 Kích thước tối đa: giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần
thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống
của môi trường. Nếu kích thước quá lớn → sự cạnh tranh giữa các
cá thể, ô nhiễm, bệnh tật ...tăng cao → một số cá thể di cư khỏi
quần thể, mức tử vong cao.
2. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể sinh
vật:
a) Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật:
 Mức độ sinh sản là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra
trong 1 đơn vị thời gian.
 Mức độ sinh sản phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non)
của 1 lứa đẻ, số lứa đẻ, tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể, điều
kiện môi trường, tỉ lệ đực/ cái của quần thể.
b) Mức độ tử vong của quần thể sinh vật:
 Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong 1

đơn vị thời gian.
 Mức độ tử vong phụ thuộc vào trạng thái của quần thể và các
điều kiện sống của môi trường, mức độ khai thác của con người.
c) Phát tán cá thể của quần thể sinh vật: là sự xuất cư và nhập
cư của các cá thể.
VI. TĂNG TRƢỞNG CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
 Quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng
trưởng hình chữ J) trong điều kiện mơi trường hồn toàn thuận lợi
và tiềm năng sinh học của cá thể cao.
 Trong thực tế , điều kiện môi trường không hoàn toàn thuận lợi,
tăng trưởng của quần thể giảm. Đường cong tăng trưởng thực tế có
hình chữ S.
VII. TĂNG TRƢỞNG CỦA QUẦN THỂ NGƢỜI
 Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt qua trình phát
triển lịch sử. Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm cho
- 21 -


Trường THPT Bùi Thị Xuân

SINH 12

chất lựơng môi trường giảm sút, ảnh hưởng tới chất lượng của con
người.

BÀI 39: BIẾN ĐỘNG SỐ LƢỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ
SINH VẬT
I. BIẾN ĐỘNG SỐ LƢỢNG CÁ THỂ
1. Biến động theo chu kì :
Là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện

mơi trường.
VD: Ếch nhái có nhiều vào mùa mưa.
2. Biến động khơng theo chu kì :
Là biến động xảy ra do điều kiện bất thường của thời tiết (lũ lụt,
bão, cháy rừng, dịch bệnh...) hay do hoạt động khai thác tài
nguyên quá mức của con người gây nên.
VD: Số lượng sinh vật rừng giảm mạnh do rừng bị cháy.
II. NGUYÊN NHÂN GÂY BIẾN ĐỘNG VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH
SỐ LƢỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ
1. Nguyên nhân:
a) Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh:
 Các nhân tố vô sinh tác động trực tiếp lên sinh vật mà không bị
chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên gọi là nhân tố khơng
phụ thuộc mật độ quần thể.
 Nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất.
 Sự thay đổi của các nhân tố vô sinh ảnh hưởng tới trạng thái
sinh lí của các cá thể.
b) Do thay đổi của các nhân tố sinh thái hữu sinh:
- 22 -


Trường THPT Bùi Thị Xuân

SINH 12

 Các nhân tố hữu sinh bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể
nên gọi là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể.
 Đối với những lồi động vật ít có khả năng bảo vệ vùng sống
(cá, hươu, nai...) thì khả năng sống sót của con non phụ thuộc vào
số lượng kẻ thù ăn thịt.

 Đối với những loài động vật có khả năng bảo vệ vùng sống (hổ,
báo...) thì khả năng cạnh tranh để bảo vệ vùng sống có ảnh hưởng
lớn tới số lượng cá thể trong quần thể.
2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể:
Quần thể có xu hướng tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng,
bằng cách làm giảm số lượng cá thể hoặc kích thích làm cho số
lượng cá thể của quần thể tăng cao.
 Khi điều kiện môi trường thuận lợi: sức sinh sản của quần
thể tăng, mức tử vong giảm, nhập cư tăng → số lượng cá thể của
quần thể tăng.
 Khi số lượng cá thể trong quần thể tăng cao → thức ăn
thiếu hụt, nơi sống chật chội → cạnh tranh gay gắt → mức tử vong
cao, sức sinh sản giảm, xuất cư tăng → số lượng cá thể của quần
thể giảm.
3. Trạng thái cân bằng của quần thể :
 Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể giúp dẫn tới trạng
thái cân bằng của quần thể.
 Ở trạng thái cân bằng, số lượng cá thể của quần thể ở mức ổn
định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi
trường.

CHƢƠNG II: QUẦN XÃ SINH VẬT
- 23 -


Trường THPT Bùi Thị Xuân

SINH 12

BÀI 40: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƢNG

CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
I. KHÁI NIỆM QUẦN XÃ SINH VẬT
Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài
khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định. Các
sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một
thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
Các sinh vật trong quần xã thích nghi với mơi trường sống của
chúng.
II. MỘT SỐ ĐẬC TRƢNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
1 Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã: thể hiện qua:
Số lượng các loài trong quần xã, số lượng cá thể của mỗi loài là
mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay
suy thoái của quần xã. Một quần xã ổn định thường có số lượng
lồi lớn.
 Lồi ưu thế: là những lồi đóng vai trị quan trọng trong quần xã
do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt động của
chúng mạnh.
 Lồi đặc trưng: là lồi chỉ có ở một QX nào đó, hoặc lồi có số
lượng nhiều hơn hẳn các lồi khác và có vai trị quan trọng hơn so
với các loài khác.
2 Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã:
Tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài, các loài sinh vật
trong quần xã thường phân bố thành nhiều tầng theo chiều thẳng
đứng hoặc tập trung ở những nơi thuận lợi theo mặt phẳng ngang.
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ SINH
VẬT
1. Các mối quan hệ sinh thái: (học bảng 40 trang 177 SGK)
 Quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hội sinh, hợp tác) : các lồi hoặc đều
có lợi hoặc ít nhất khơng bị hại.
 Quan hệ đối kháng (quan hệ cạnh tranh, kí sinh, ức chế- cảm

nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác): một bên là loài có lợi và bên
kia là lồi bị hại. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cả 2 lồi ít
nhiều đều bị hại.
2. Hiện tượng khống chế sinh học:

- 24 -


Trường THPT Bùi Thị Xuân

SINH 12

 Là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một
mức nhất định (dao động quanh vị trí cân bằng) do tác động của
các mối quan hệ hỗ trợ hay đối kháng giữa các lồi trong quần xã.
 Trong nơng nghiệp, ứng dụng của khống chế sinh học là sử
dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh
thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu.
VD: dùng ong kí sinh diệt bọ dừa; dùng rệp xám để hạn chế số
lượng cây xương rồng bà.

BÀI 41: DIỄN THẾ SINH THÁI
I. KHÁI NIỆM VỀ DIỄN THẾ SINH THÁI
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua
các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
Trong diễn thế, song song với với quá trình biến đổi của quần
xã sinh vật là sự biến đổi tương ứng của các điều kiện tự nhiên của
mơi trường( khí hậu, thổ nhưỡng...).
II. CÁC LOẠI DIỄN THẾ SINH THÁI – NGUYÊN NHÂN
1. Diễn thế nguyên sinh:

a) Khái niệm: Là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh
vật và kết quả là hình thành quần xã tương đối ổn định.
b) Ví dụ: Diễn thế hình thành rừng cây gỗ lớn:
Vùng đất hoang → trảng cỏ → cây bụi → cây gỗ nhỏ→ cây gỗ
lớn với nhiều tầng cây.
2. Diễn thế thứ sinh:
a) Khái niệm: Là diễn thế xuất hiện ở mơi trường đã có một
quần xã sinh vật phát triển, nhưng bị hủy diệt. Tùy theo điều kiện
phát triển thuận lợi hay không thuận lợi mà diễn thế thứ sinh có thể
hình thành quần xã tương đối ổn định hoặc dẫn tới quần xã bị suy
thối.
b) Ví dụ: Diễn thế ở rừng lim :
Rừng lim nguyên sinh đã bị chặt → Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa
sáng → Cây gỗ nhỏ và cây bụi → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế →
Trảng cỏ.
- 25 -


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×