Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CÓ nên XEM THỦY điện là NGUỒN NĂNG LƯỢNG SẠCH KHÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.12 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA: MÔI TRƯỜNG
----------

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ HỒI THƯƠNG

BÀI TIỂU LUẬN
CĨ NÊN XEM THỦY ĐIỆN LÀ NGUỒN NĂNG
LƯỢNG SẠCH KHÔNG? THEO ANH/CHỊ, CẦN PHẢI
LÀM NHỮNG GÌ ĐỂ HẠN CHẾ CÁC TÁC ĐỘNG
TIÊU CỰC ĐĨ.

MƠI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI - NHÓM 16 - KTN1022.016
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: LÊ CÔNG TUẤN

HUẾ, NGÀY 01 THÁNG 12 NĂM 2021.


MỤC LỤC
Phần I: Phần Mở đầu .....................................................................................1
Phần II: Phần Nội dung..................................................................................................1
1.Thực trạng thủy điện hiện nay...............................................................................1
1.1 Thực trạng thủy điện trên thế giới.................................................................1
1.2 Thực trạng thủy điện ở Việt Nam..................................................................2
2.Thủy điện có phải là nguồn năng lượng sạch hay khơng?.....................................3
2.1 Khái niệm thủy điện......................................................................................3
2.2 Khái niệm năng lượng sạch..........................................................................4
2.3 Tác động tích cực..........................................................................................4
2.4 Tác động tiêu cực..........................................................................................5
2.5 Các đánh giá và nhìn nhận khách quan về thủy điện....................................7


3.Biện pháp..............................................................................................................8
Phần III: Phần Kết luận..................................................................................................9
Tài liệu tham khảo


Phần I: Phần Mở đầu
Điện năng được tạo ra từ các dạng năng lượng khác tiềm tàng trong tự nhiên nhờ
công nghệ biến đổi năng lượng. Chẳng hạn, các nhà máy nhiệt điện được sản xuất từ các
loại nhiên liệu (than đá, dầu mỏ, khí đốt,...). Nhà máy thủy điện sử dụng từ dịng nước
(sơng, suối, thủy triều,...) Tại các nhà máy điện nguyên tử, năng lượng giải phóng từ phản
ứng hạt nhân (của các nguyên tố có nguyên tử lượng lớn). Ngồi các năng lượng trên thì
hiện nay người ta ưu tiên phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng đia nhiệt, năng lượng
gió, năng lượng sinh khối, sinh khí,... Trong bối cảnh tác động mơi trường và xã hội của
các dự án phát triển đang ngày càng được mọi người quan tâm nhiều hơn. Phát triển thủy
điện trong hơn hai thập kỷ qua đã đóng góp khơng nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế.
Mặc dù thủy điện khơng gây ơ nhiễm mơi trường nhưng nó chính là tác nhân gây ảnh
hưởng nghiêm trọng tới đời sống của con người do vấn đề di dân tái định cư, gây biến đổi
cảnh quan nguồn nước, tác động tiêu cực tới tài nguyên rừng, tài nguyên thủy sản, hệ sinh
thái và đa dạng sinh học cả vùng thượng lưu và hạ lưu các con đập. Vì thế, cũng do những
tương tác không bền vững với môi trường mà chúng ta đã tạo ra những hệ luỵ như lũ lụt,
sạc lỡ, ảnh hưởng sinh kế của hàng triệu người... Rất nhiều người trên thế giới đã, đang và
sẽ tiếp tục phải gánh chịu khủng hoảng liên quan đến mơi trường. Vì thế sau đây là nội
dung đề cập tới vấn đề thủy điện cịn là nguồn năng lượng sạch hay khơng và đưa ra một
số biện pháp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực mà thủy điện mang lại.
Phần II: Phần Nội dung
1. Thực trạng thủy điện hiện nay.
1.1 Thực trạng thủy điện trên thế giới.
Từ lâu thủy điện đã trở thành nguồn năng lượng tái tạo quan trọng hàng đầu trên thế
giới, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển. Từ giữa thế kỷ thứ 19 và suốt thế kỷ 20
là thời kỳ phát triển số lượng đập thủy điện và hồ chứa nước nhiều nhất trong lịch sử nhân

loại. Báo cáo về hiện trạng thủy điện thế giới năm 2020 của Hiệp hội Thủy điện Quốc tế
(IHA), công suất lắp đặt của các nhà máy thủy điện trên thế giới năm 2019 đã đạt trên
1.300GW, sản sinh hơn 4.300TWh, qua đó đóng góp khoảng 15% sản lượng điện của thế
giới và nhiều hơn sự đóng góp của tất cả các dạng năng lượng tái tạo khác kết hợp lại. Nói
cách khác, năng lượng do thủy điện mang lại, nếu thay thế bằng than, sẽ dẫn đến việc tạo
1


ra thêm 4 tỉ tấn khí thải nhà kính mỗi năm. Dẫn đầu về mức tăng công suất thủy điện so
với năm 2018 là khu vực Đông Á và Thái Bình Dương với mức tăng 4,17GW, tiếp theo là
Nam Mỹ, Trung và Nam Á, châu Phi, châu Âu.
Trung Quốc và Canada là hai nước sản xuất điện từ năng lượng nước lớn nhất thế
giới, lần lượt là 1.302TWh và 398TWh. Xét về tỉ lệ năng lượng thủy điện trên tổng sản
lượng điện, Na Uy sản xuất 99% lượng điện của mình bằng sức nước, trong khi thủy điện
ở Iceland đáp ứng tới 83% nhu cầu về điện của người dân. Con số này ở Canada là trên
70%, còn Áo sản xuất 67% lượng điện cả nước từ thủy điện. Uruguay đã đạt đến mức gần
100% là năng lượng tái tạo, phần lớn nhờ vào thủy điện.
Cũng trong báo cáo trên , IHA đã đưa ra một kịch bản là: Để giữ nhiệt độ Trái Đất
tăng ở mức dưới 2 độ C đến cuối thế kỷ này, trong đó có đổi mới công nghệ và thay đổi
lối sống để nhu cầu năng lượng giảm mạnh vào năm 2050 dù tăng trưởng kinh tế tăng, thì
các nguồn năng lượng tái tạo như: Năng lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng
thủy điện, đều phải tăng 60% từ năm 2020 đến năm 2050, trong khi năng lượng từ than
phải giảm 2/3. Trước mắt, nhằm đạt được mục tiêu kể trên, mỗi năm trung bình thủy điện
cần phải tăng sản lượng trung bình lên 2%. Như vậy, thủy điện vẫn sẽ phát triển và giữ
một vị trí quan trọng trong bức tranh tồn cảnh về năng lượng điện toàn cầu.[1]
1.1 Thực trạng thủy điện ở Việt Nam.
Gần nửa thế kỷ qua, công cuộc phát triển thủy điện ở nước ta trải qua một chặng
đường dài đầy khó khăn, gian khổ, nhưng đã mang lại hiệu quả vô cùng to lớn cho nền
kinh tế quốc dân. Các nhà máy thủy điện đóng vai trị hết sức quan trọng trong hệ thống
điện quốc gia, ngoài việc sản xuất điện năng còn tham gia chống lũ, cấp nước cho hạ du,

phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Theo nghiên cứu đánh giá, Việt Nam có thể khai thác được nguồn công suất thủy
điện vào khoảng 25.000 – 26.000 MW, tương ứng với khoảng 90 -100 tỷ kWh điện năng.
Trên thực tế, tiềm năng về công suất thủy điện có thể khai thác cịn nhiều hơn với ước
tính từ 30.000 MW đến 38.000 MW. Đến năm 2018, đã có tổng số 80 dự án thủy điện lớn
và thủy điện vừa vào vận hành với tổng công suất lắp máy là 15.999 MW. Quy hoạch
thuỷ điện trên 9 lưu vực sơng chính, dự kiến thuỷ điện sẽ cung cấp khoảng 16.200MW,
chiếm 62% trong tổng số 26.000MW cần bổ sung đến năm 2020.[2]
2


Theo cơng bố của Tập đồn Điện lực Việt Nam (EVN), đến nay cơng suất các nguồn
điện có trong hệ thống đã lên tới 69.300 MW, trong đó, riêng cơng suất của điện mặt trời
các loại là 16.500 MW, chiếm xấp xỉ 24%. Tuy nhiên, các nhà máy điện mặt trời lại
khơng thể phát cơng suất khi khơng có ánh sáng mặt trời, làm thiếu hụt một lượng lớn
công suất trên lưới điện quốc gia. Vì thế, vai trị thủy điện trong việc phủ đỉnh phụ tải vẫn
là thế mạnh không thể thay thế được so với các nguồn điện khác. Như vậy, nhiệm vụ phát
điện của thủy điện trong hệ thống điện quốc gia từ chỗ tham gia chạy đáy, chạy lưng và
phủ đỉnh trong biểu đồ phụ tải thì nay đang được chuyển dịch dần sang chế độ phủ đỉnh.
Để tăng thêm nguồn thủy điện phủ đỉnh hiệu quả, EVN đã nghiên cứu lập quy hoạch thủy
điện tích năng và xem xét mở rộng công suất một số nhà máy thủy điện có hồ chứa điều
tiết nhiều năm như Thủy điện Hịa Bình, Thủy điện Yaly, Thủy điện Trị An.[3]
Ngoài việc mở rộng một số nhà máy thủy điện thì thời gian làm việc phủ đỉnh của
thủy điện cũng cần thay đổi khung giờ. Theo thống kê của Trung tâm Điều độ hệ thống
điện Quốc gia về các dự án điện mặt trời đã vận hành cho thấy: Cơng suất phát có thể thay
đổi từ 60 - 80% trong khoảng thời gian chỉ 5 - 10 phút. Do vậy, rõ ràng vai trị thủy điện
ln ln phải sẵn sàng đáp ứng công suất phủ đỉnh để giữ ổn định hệ thống là vơ cùng
quan trọng.
2. Thủy điện có phải là nguồn năng lượng sạch hay không?
2.1 Khái niệm thủy điện.

Thủy điện là là một dạng năng lượng khai thác sức mạnh của nước, là nguồn năng
lượng tái tạo. Đa số năng lượng thủy điện có được từ thế năng của nước được tích tại
các đập nước làm quay một tuốc bin nước và máy phát điện. Kiểu ít được biết đến hơn là
sử dụng năng lượng động lực của nước hay các nguồn nước khơng bị tích bằng các đập
nước như năng lượng thuỷ triều. Năng lượng lấy được từ nước phụ thuộc khơng chỉ vào
thể tích mà cả vào sự khác biệt về độ cao giữa nguồn và dịng chảy ra. [4]
Ngồi nhiều mục đích phục vụ cho các mạng lưới điện công cộng, một số dự án
thủy điện được xây dựng cho những mục đích thương mại tư nhân. Ví dụ, việc sản
xuất nhơm địi hỏi tiêu hao một lượng điện lớn, vì thế thơng thường bên cạnh nhà máy
nhơm ln có các cơng trình thủy điện phục vụ riêng cho chúng. Tại Suriname, đập hồ
3


van Blommestein và nhà máy phát điện được xây dựng để cung cấp điện cho ngành công
nghiệp nhôm Alcoa.
2.2 Khái niệm năng lượng sạch.
Năng lượng sạch là dạng năng lượng mà trong q trình sinh cơng bản thân nó
khơng tạo ra những chất thai độc hại gây ảnh hưởng tới mơi trường xung quanh. Thơng
thường thì những nguồn năng lượng sạch đều có sẵn từ thiên nhiên hoặc là chế phẩm của
những sản phẩm tự nhiên nên nó khơng gây ơ nhiễm, ít bị cạn kiệt. Điển hình như năng
lượng bằng nước, năng lượng mặt trời, năng lượng gió,… Năng lượng sạch thường được
cung cấp và sản xuất từ năng lượng hóa thạch (than đá, dâu mỏ, khí đốt) cùng năng lượng
hạt nhân. Những nguồn năng lương phải dựa trên cơ sở sử dụng cơng nghệ chuyển hóa
năng lượng sạch. Đảm bảo cho thân thiện đối với môi trường trong suốt quá trình sản
xuất. Đồng thời, những nơi sản xuất năng lượng sạch cũng cần đảm bảo quy trình đúng
với quy định bảo vệ mơi trường.
2.3 Tác động tích cực
Lợi ích lớn nhất của thủy điện là hạn chế được giá thành nhiên liệu. Các nhà máy
thủy điện không phải chịu cảnh tăng giá của nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí thiên
nhiên hay than đá, và khơng cần phải nhập nhiên liệu.

Chi phí nhân cơng cũng thấp bởi vì các nhà máy này được tự động hố cao, có ít
người làm việc tại chỗ khi vận hành thơng thường. Ngồi ra, chi phí bảo dưỡng hàng năm
là rất thấp, so với vốn đầu tư và thấp hơn nhiều các nhà máy điện khác.
Đây là một nguồn năng lượng tái tạo được (tính bền vững). Chỉ cần những trận mưa
làm hồi phục lượng nước trong hồ chứa nên không bao giờ sợ cạn kiệt.
Các nhà máy thủy điện cũng có tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện, một số nhà
máy thủy điện đang hoạt động hiện nay đã được xây dựng từ 50 đến 100 năm trước.
Tính linh động cao: Các nhà máy thủy điện hồ chứa bằng bơm hiện có tính hữu
dụng, cho phép phát điện ở mức thấp vào giờ thấp điểm để tích nước có thể đáp ứng nhu
cầu vào thời gian cao điểm hàng. Việc vận hành cách nhà máy thủy điện hồ chứa bằng
bơm cải thiện hệ số tải điện của hệ thống phát điện.
Các đập thủy điện không sử dụng nhiên liệu nên việc tạo ra điện không sinh ra CO2
và trong q trình xây dựng dự án một số khí metan được thải ra hằng năm bởi các hồ
4


chứa, thủy điện có lượng phát thải khí nhà kính thấp nhất trong các ngành sản xuất điện
nên có thể giúp giảm ô nhiễm môi trường.
Các hồ chứa đặc biệt hữu ích sẽ tích nước vào các mùa mưa để phát điện trong mùa
khô. Như vậy, giúp đồng bằng hạ du chống lũ về mùa mưa và hạn hán vào mùa khơ; cải
thiện dịng chảy kiệt và nhâm nhập mặn.
Các nhà máy linh hoạt này là nguồn bổ sung và dự phịng cần thiết cho các cơng
nghệ phát điện tái tạo gián đoạn như năng lượng mặt trời quang điện và năng lượng gió.
Khu vực các nhà máy thủy điện là những địa điểm thư giãn tuyệt vời, có rất nhiều cơ
hội để phát triển các hoạt động giải trí ngoài trời: chèo thuyền, câu cá, trượt nước, bơi,
câu cá, chèo thuyền, trượt nước,… hay các hoạt động văn hóa và giáo dục, leo đồi, cắm
trại,… trở thành điểm thu hút khách du lịch.
Hầu hết các đập và hồ chứa đều có nhiều chức năng như: cung cấp nước cho sản
xuất lương thực, tạo điều kiện nuôi trông thủy sản và vận tải thủy.
Các dự án nhỏ và phân tán sẽ đóng vai trị quan trọng trong chương trình điện khí

hố nơng thơn trên khắp thế giới. Khai phóng tiềm năng thủy điện sẽ mang lại nguồn lợi
lớn cho địa phương và cả nước. Thông qua việc phát triển thủy điện, kết cấu hạ tầng khu
vực cũng sẽ được đầu tư xây dựng đồng bộ, và hiện đại với tốc độ rất nhanh.
2.4 Tác động tiêu cực.
Theo các chuyên gia, để tạo 1MW công suất thủy điện, phải mất đi từ 10 - 30 ha
rừng, và để có 1.000 ha hồ chứa nước cũng cần san phẳng, giải phóng từ 1.000 - 2.000 ha
đất ở phía thượng nguồn. Việc phá rừng đã gây ra những hậu quả sinh thái nghiêm trọng
trên phạm vi toàn cầu như sự gia tăng của nhiệt độ trái đất, hoạt động của bão lụt, hạn
hán, cháy rừng, dịch bệnh… Bên cạnh đó, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, dẫn đến đa
dạng sinh học rừng ngày càng bị suy giảm, các giống loài động, thực vật quý hiếm có
nguy cơ bị tuyệt chủng đã và đang là nguyên nhân chính thức dẫn đến sự tàn phá của
thiên tai ngày càng khốc liệt.[5]
Về phía hạ lưu, do dòng chảy cạn kiệt, nhiều vùng bị xâm thực, nước biển dâng cao.
Ngồi ra cịn ngăn dịng trầm tích chảy xuống hạ lưu, khiến nhiều bờ sông suy yếu và sụt
đáy sông. Sự phát điện của nhà máy điện cũng có thể ảnh hưởng đến mơi trường của dịng
5


sông bên dưới. Nước sau khi ra khỏi turbine thường chứa rất ít cặn lơ lửng, có thể gây ra
tình trạng xối sạch lịng sơng và làm sạt lở bờ sông.
Gây phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái xung quanh. Việc xây dựng đập làm thay
đổi dòng chảy đến các cửa sông, nhằm tăng áp suất, được coi là nguyên nhân làm sụt
giảm nghiêm trọng nguồn cá. Theo các nhà sinh học, khoảng 20% loài sinh vật nước ngọt
trên bờ vực tuyệt chủng do tác động của những con đập ngăn các dịng sơng. Trong một
số trường hợp, tồn bộ dịng sơng có thể bị đổi hướng để trở lại lịng sơng cạn. Ví dụ như
tại Sơng Tekapo và Sơng Pukaki. Tại Việt Nam cũng có thủy điện An Khê - Kanak đổi
dịng sơng Ba gây thảm họa khô hạn cho vùng hạ lưu và đang là đề tài tranh cãi.[6]
Các turbine thường mở khơng liên tục, có thể quan sát thấy sự thay đổi nhanh chóng
và bất thường của dòng chảy. Tại Grand Canyon, sự biến đổi dịng chảy theo chu kỳ của
nó bị cho là ngun nhân gây nên tình trạng xói mịn cồn cát ngầm. Khi nước được xả hết

sức từ đập thì người dân sống dọc theo các khu vực trũng thấp thường gặp nguy cơ lũ lụt
vì các khu vực này có thể bị cuốn trôi.
Nước chảy ra từ turbine lạnh hơn nước trước khi chảy vào đập, các hồ chứa của các
nhà máy thủy điện ở các vùng nhiệt đới có thể sản sinh ra một lượng lớn khí methane và
carbon dioxide. Điều này bởi vì các xác thực vật mới bị lũ qt, mục nát trong một mơi
trường kỵ khí và tạo thành methane, một khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh. Methane bay
vào khí quyển khí nước được xả từ đập để làm quay turbine.
Trên thực tế, việc sử dụng nước tích trữ thỉnh thoảng khá phức tạp bởi vì u cầu
tưới tiêu có thể xảy ra khơng trùng với thời điểm yêu cầu điện lên mức cao nhất. Những
thời điểm hạn hán có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến việc cung cấp nước cho các mục đích
sử dụng khác ở hạ Một cái hại nữa của các đập thủy điện là việc tái định cư dân chúng
sống trong vùng hồ chứa. Trong nhiều trường hợp một khoản bồi thường khơng thể bù
đắp được sự gắn bó của họ về tổ tiên và văn hoá gắn liền với địa điểm đó vì chúng có giá
trị tinh thần đối với họ. Hơn nữa, về mặt lịch sử và văn hoá các địa điểm quan trọng có
thể bị biến mất, như dự án Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc, đập Clyde ở New Zealand và
đập Ilisu ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.du như: cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu, giao thông, thuỷ
sản,… bởi vì mức bổ sung nước khơng thể tăng kịp với mức yêu cầu sử dụng.
6


Những người tới giải trí tại các hồ chứa nước hay vùng xả nước của nhà máy thủy
điện có nguy cơ gặp nguy hiểm do sự thay đổi mực nước, và cần thận trọng với hoạt động
nhận nước và điều khiển đập tràn của nhà máy.
Việc xây đập tại vị trí địa lý khơng hợp lý có thể gây ra những thảm hoạ kinh khủng
như động đất và lũ lụt. Ví dụ như trận động đất làm 80 vạn người chết và mất tích ở Tứ
Xuyên, Trung Quốc vào tháng 5 năm 2008 hay vụ Đập Vajont tại Ý, gây ra cái chết hơn
2000 người năm 1963.
Đối với các đập thủy điện hoặc bất kỳ dự án năng lượng nước nào, liên quan đến
quyền sở hữu. Các con sông thường chảy qua nhiều quốc gia nên sẽ cung cấp cho một
quốc gia thượng nguồn động cơ để chặn dòng chảy của con sông, từ chối nguồn nước và

sức mạnh cho các quốc gia thượng nguồn. Kết quả có thể gây ra xung đột khu vực nghiêm
trọng.
2.5 Các đánh giá và nhìn nhận khách quan về thủy điện
Thời gian qua, phát triển thủy điện bị chỉ trích là phải đánh đổi quá nhiều về vấn đề
môi trường, hệ sinh thái và đời sống dân cư bản địa. Hậu quả tiềm tàng của các dự án thủy
điện đã được IHA xác định là những thay đổi về chất lượng môi trường và chất lượng
cuộc sống đối với những người bị ảnh hưởng trực tiếp. Để giải quyết các tác động này,
IHA và đối tác đã đưa ra Nghị định thư đánh giá về sự bền vững của thủy điện, bao gồm
các hướng dẫn và thông lệ quốc tế nhằm giúp thủy điện giảm nhẹ tác động hơn đối với
môi trường và cộng đồng địa phương.
Tại Hội nghị quốc tế & Triển lãm về Phát triển Thủy lợi và Năng lượng tái tạo tại
châu Á lần thứ 7 diễn ra tại Đà Nẵng vào tháng 3-2018, Tập đồn Tài chính Quốc tế (IFC)
cũng đã công bố cẩm nang phương pháp tiếp cận môi trường, sức khỏe và an toàn đối với
các dự án thủy điện, theo đó cung cấp các nguyên tắc để dự đốn, tránh và giảm thiểu rủi
ro cho mơi trường và tác động của việc phát triển thủy điện. Các quốc gia có thể áp dụng
những văn bản này tùy theo tình hình thực tế ở mỗi nước.[7]
Theo TS. Nguyễn Thanh Giang, “do thiếu quy hoạch chung nên các công trình thủy
điện khơng có lưu lượng xả để duy trì dòng chảy, do việc xây hồ chứa chưa quan tâm đến
chức năng phòng chống lũ và cấp nước cho hạ du nên hạn hán và lũ lụt đã không chỉ là
thiên tai mà còn do nhân tai”.Tuy nhiên về trách nhiệm quản lý các hồ, đập này, Thứ
7


trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết: "Trong quản lý an toàn đập thủy điện,
đến nay vẫn chưa phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ Công thương, UBND
các tỉnh, thành trong việc phê duyệt phương án phịng chống lụt bão".[8]
3. Biện pháp
Việc mất diện tích đất, quy hoạch cẩn thận các vùng chiếm dụng, phục vụ xây dựng
một cách hợp lý để giảm thiểu tác động đến môi trường. Cần phải đặc biệt chú ý đến
chính sách tái định cư cho người dân khu vực bị di dời. Lập kế hoạch di dời các loài

động vật sống trong khu vực lòng hồ đến nơi ở mới (khu vực lân cận hoặc khu bảo tồn).
Còn với thực vật sống khu vự đó sẽ được điều tra, khảo sát nhằm sử dụng hiệu quả tàu
nguyên gỗ và bảo vệ thực vật vùng ven hồ chứa.
Với nguy cơ xói mịn, sạt lở đất. Các khu vực khai thác đá,… để xây dựng thì quy
hoăch cẩn thận. Các hoạt động mở đường cần có biện pháp gia cố, tăng độ ổn định sườn
đỗ với hệ thống đường sá mở trên địa hình dốc, đặc biệt là đường gần sơng. Quan trắc
lòng dẫn hạ du, san lấp hố khai thác và phủ xanh bề mặt. Thiết kế và thi công cơng trình
thủy điện cần xét đến yếu tố biến đổi khí hậu và duy trì và phục hồi rừng đầu nguồn.
Hạn chế lượng bùn cát chảy vào sông cần hạn chế việc đào bới đất, phải có các rãnh
thốt nước hoặc cấp thoát ra các bể lọc lắng và xử lý khi xả ra sông. Cần dự trữ nhiên liệu
an toàn và bảo vệ nghiêm ngặt tránh sự cố tràn dầu vào sơng vì khả năng khắc phục sự cố
này là rất khó. Tổ chức các mỏ khai thác vật liệu xây dựng xa các cách rừng. Quy định về
tiêu chuẩn bảo vệ môi trường đối với các thiết bị máy móc sử dụng trong q trình thi
cơng đảm bảo khơng gây tiếng ồn, xả bụi khói,… q tiêu chuẩn cho phép.
Khi hồ chứa vận hành, cần thả cá vào hồ để làm sạch mơi tường nước do các khí độc
phát sinh ở các chất hữu cơ, vừa tăng giá trị kinh tế, đồng thời cần biện pháp vớt rác định
kì tại các đập chính, phụ và đập tràn.
Trong q trình hoạt động của thủy điện để hạn chế mất cân bằng hệ sinh thái: Cần
chọn phương án ít bất lợi nhất về môi trường; quản lý chặt chẽ quá trình dân nhập cư vào
khu vực dự án; bảo vệ rừng, ngăn chặn việc đốt phá rừng làm đất canh tác, chặt cây trong
khu vực cơng trình và rừng đầu nguồn; giáo dục cơng dân và nhân dân có ý thức hơn về
việc trồng và bảo vệ rừng.
8


Để hạn chế những tác động bất lợi đến các loài động vật cần áp dụng các điều khoản
ràng buộc về công ty quản lý xây dựng trong việc bảo vệ thú rừng, cấm san bắn thú, nổ
mìn bắt cá và chặt cây cối bừa bãi. Kết hợp với chính quyền địa phương cũng như các
ngành liên quan như kiểm lâm, công an,…
Phần III: Phần Kết luận

Thủy điện không nên tiếp tục được dán nhãn năng lượng sạch vì các hồ chứa thủy
điện phát thải lượng lớn khí nhà kính. Đó là kết luận trong một nghiên cứu mới đăng trên
Tạp chí BioScience. Các nhà khoa học chưa thể đánh giá toàn diện những ảnh hưởng toàn
cầu do các hồ chứa gây ra cho bầu khí quyển, tuy nhiên theo ước tính từ một chương trình
khí hậu của Liên hiệp quốc, lượng khí thải từ các hồ chứa chiếm 1,3% tổng lượng khí nhà
kính do con người gây ra, tương đương với khí thải từ canh tác lúa hoặc đốt sinh khối.
Thủy điện khơng cịn thân thiện với mơi trường. Dựa trên quan sát các loại khí CO2,
CH4, và N2O thải ra từ 267 hồ chứa ở sáu lục địa chiếm diện tích 77.287 km2, tương
đương 1/4 tồn bộ các hồ chứa nước trên thế giới (305.723 km2), nghiên cứu khẳng định
các hồ chứa nước là nguồn phát thải lượng lớn khí CH4, một loại khí gây hiệu ứng nhà
kính. Hơn nữa, khí CH4 “tồn tại khơng lâu trong khí quyển (vịng đời ngồi khí quyển
khoảng 10 năm) so với CO2 (vịng đời ngồi khí quyển lên đến hàng trăm năm)”. Do đó
khí CH4 “có khả năng gây ra hiệu ứng nhà kính cao hơn trong giai đoạn dưới 20 năm”.
Trên thực tế, ảnh hưởng của khí CH4 cao gấp 86 lần so với khí CO2 nếu xét trong giai
đoạn 20 năm tới. Điểm quan trọng là, nghiên cứu cho thấy khí CH4 chịu trách nhiệm tới
90% tác động của nóng lên tồn cầu do khí thải từ các hồ chứa nước gây ra, điều đó đồng
nghĩa với việc thủy điện không thể nguồn năng lượng xanh và sạch nữa.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1], [7] Minh Anh, Quân đội Nhân dân, Thế giới với thủy điện - Một phần không thể
thiếu, 27/10/2020.
/>[2] Tạp chí Điện lực, Khái quát về thủy điện Việt Nam, 20/06/2019.
[3] EVNPECC1, Tin ngành điện, Vai trò của thủy điện trong hệ thống khi Việt Nam
phát triển mạnh điện mặt trời, 09/07/2021.
[4],[6] Bách hóa tồn thư, Thủy điện.
/>[5] TS. Phạm Thị Thu Hà, Tổng quan lợi ích và tác động của thủy điện, Tạp chí
Năng lượng Việt Nam, 02/11/2017.

[8] Diệp Vy, Báo Điện Tử VTC News, Vỡ đập thủy điện: “Quả bóng trách nhiệm'
trong chân ai?”, 30/09/2013.

1



×