BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mơn: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Nhóm: 4
Lớp: TM42A2
BÀI THẢO LUẬN TUẦN 1
KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Danh sách thành viên:
HỌ VÀ TÊN
MÃ SỐ SINH VIÊN
Nguyễn Thị Bích Hồng
1753801011066
Nguyễn Mai Lan Hương
1753801011069
Huỳnh Ngọc Loan
1753801011106
Lê Thị Bích Loan
1753801011107
Nguyễn Thị Thu Mai
1753801011113
Nguyễn Văn Minh
1753801011115
Nguyễn Thị Mỹ Mỹ
1753801011121
Ngày 02/9/2020
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
LỚP TM42A2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 9 năm 2020
BIÊN BẢN LÀM VIỆC
I. THÀNH VIÊN: Thành viên nhóm 4 – Lớp TM42A2
II. NỘI DUNG LÀM VIỆC: Thảo luận bài thảo luận tuần 1 của môn Luật Tố
tụng dân sự.
1. Phân công công việc
STT
Thành viên
Cơng việc
1
Nguyễn Thị Bích Hồng
Nhận định 5; Bài tập 2.1
2
Nguyễn Mai Lan Hương
Nhận định 4; Bài tập 2.2
3
Huỳnh Ngọc Loan
Bài tập 3.4, 3.5; Tóm tắt án
4
Lê Thị Bích Loan
Nhận định 3; Bài tập 2.2
5
Nguyễn Thị Thu Mai
Bài tập 3.1; Xác định vấn đề pháp lý
6
Nguyễn Văn Minh
Nhận định 2; Bài tập 3.2
7
Nguyễn Thị Mỹ Mỹ
Nhận định 1; Bài tập 3.3; Tổng hợp
=> Hạn cuối nộp bài của các thành viên: 20h ngày 02/9/2020, các thành viên
phải gửi bài qua email của bạn tổng hợp hoặc gửi
bài lên nhóm trò chuyện HLM GROUP trên mạng xã hội Facebook.
2. Đánh giá kết quả
Tham gia
nhiệt tình
Nộp bài
Ký tên
Nguyễn Thị Bích Hồng
Tốt
Đúng hạn
(Đã ký)
Nguyễn Mai Lan Hương
Tốt
Đúng hạn
(Đã ký)
Huỳnh Ngọc Loan
Tốt
Đúng hạn
(Đã ký)
Lê Thị Bích Loan
Tốt
Đúng hạn
(Đã ký)
Nguyễn Thị Thu Mai
Tốt
Đúng hạn
(Đã ký)
Nguyễn Văn Minh
Tốt
Đúng hạn
(Đã ký)
Nguyễn Thị Mỹ Mỹ
Tốt
Đúng hạn
(Đã ký)
Họ tên
NHĨM TRƯỞNG
(Đã ký)
Nguyễn Thị Bích Hồng
1
MỤC LỤC
BÀI THẢO LUẬN TUẦN 1 KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ......................................................................................................3
PHẦN 1. NHẬN ĐỊNH.........................................................................................................3
1. Hội thẩm nhân dân tham gia gia tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm................................3
2. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ ngơn ngữ khác sang Tiếng Việt và ngược
lại.............................................................................................................................................3
3. Mọi chủ thể đều có quyền khiếu nại, tố cáo.......................................................................3
4. Thẩm phán tuyệt đối không được tham gia xét xử hai lần một vụ án.................................4
5. Viện kiếm sát phải tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp dân sự...................................4
PHẦN 2. BÀI TẬP................................................................................................................4
1. Hãy xác định yêu cầu của chị V và yêu cầu của anh Hùng trong vụ án trên?....................5
2. Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp có nghĩa vụ tham gia phiên tịa sơ thẩm khơng?............5
3. Có bắt buộc phải có người phiên dịch tham gia tố tụng trong trường hợp trên khơng?.....5
PHẦN 3. PHÂN TÍCH ÁN: Đọc Bản án số: 366/2019/DS-PT;.........................................6
- Tóm tắt tình huống:..............................................................................................................6
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan:..................................................................................6
1. Anh (chị) hiểu như thế nào là “thay đổi yêu cầu”, “thay đổi vượt quá yêu cầu”, “thay đổi
trong phạm vi yêu cầu”. Cho ví dụ minh họa.........................................................................6
2. Trường hợp nào thì chấp nhận hay khơng chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi
kiện của nguyên đơn?.............................................................................................................7
3. Khi đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu của mình, đương sự có phải nộp tiền tạm ứng án
phí đối với u cầu mới đó hay khơng? Nêu cơ sở?...............................................................8
4. Quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện có thể được thực hiện trong giai đoạn phúc
thẩm vụ án dân sự hay không?................................................................................................8
5. So sánh với quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố của bị đơn, quyền thay đổi, bổ sung
yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan..................................................8
2
BÀI THẢO LUẬN TUẦN 1
KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
PHẦN 1. NHẬN ĐỊNH
1. Hội thẩm nhân dân tham gia gia tất cả các phiên tịa dân sự sơ thẩm.
Nhận định sai.
Giải thích: Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân nên cơng dân có
quyền tham gia và giám sát hoạt động quản lý của nhà nước. Điều này thể hiện bằng
việc Hội thẩm nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử, khi xét xử sơ thẩm phải có sự
tham gia của Hội thẩm nhân dân. Tuy nhiên, đối với những phiên tòa xét xử theo thủ
tục rút gọn thì Hội thẩm nhân dân có thể khơng có.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 11 BLTTDS 2015
2. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ ngơn ngữ khác sang Tiếng
Việt và ngược lại.
Nhận định sai.
Giải thích:
Theo quy định của luật, tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng
Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói chữ nói và chữ viết của dân tộc
mình; người khuyết tật nghe, nói, nhìn có quyền dùng ngơn ngữ, ký hiệu, chữ riêng
dành cho người khuyết tật. Trong trường hợp trên phải có người phiên dịch.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 81 BLTTDS 2015 thì:
“Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt
và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng khơng sử dụng được tiếng
Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa
thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.”
Như vậy người phiên dịch còn là dịch từ ký hiệu, chữ dành riêng cho người
khuyết tật để dịch lại sang tiếng Việt và phải được một bên đương sự lựa chọn hoặc
được thỏa thuận lựa chọn và Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 81 BLTTDS 2015
3. Mọi chủ thể đều có quyền khiếu nại, tố cáo.
Nhận định sai
Giải thích: Vì quyền khiếu nại, tố cáo còn phụ thuộc vào năng lực chủ thể của
đương sự. Năng lực chủ thể gồm năng lực hành vi tố tụng dân sự và năng lực pháp luật
tố tụng dân sự. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền và nghĩa
vụ tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức có năng lực pháp luật tố
tụng dân sự trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Đương sự là cơ quan (cơ quan nhà nước), tổ chức (có tư cách pháp nhân) và cá nhân.
Cơ sở pháp lý: Điều 68 BLTTDS 2015
3
4. Thẩm phán tuyệt đối không được tham gia xét xử hai lần một vụ án.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 53 BLTTDS 2015 thì trường hợp
Thẩm phán đã tham gia xét xử vụ án dân sự nhưng chưa ra được bản án hoặc Thẩm
phán đó là thành viên của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, Ủy ban Thẩm phán Tòa án
nhân dân cấp cao thì Thẩm phán đó vẫn có thể tham gia xét xử lần thứ hai đối với cùng
một vụ án dân sự.
Do đó, Thẩm phán có thể tham gia xét xử hai lần trong cùng một vụ án.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 53 BLTTDS 2015
“Họ đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm
hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc
thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự,
quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các
đương sự, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao, Ủy ban Thẩm phán Tịa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ
việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.”
5. Viện kiếm sát phải tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp dân sự.
Nhận định: Sai
Giải thích: Viện kiểm sát tham gia tất cả các phiên họp sơ thẩm, phiên họp phúc
thẩm, phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm khi Tòa án giải quyết các vụ việc
dân sự. Đối với phiên tòa sơ thẩm, Viện kiểm sát tham gia trong các trường hợp sau
đây:
Vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản
cơng, lợi ích cơng cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp chưa có pháp
luật điều chỉnh. Vì vậy Viện kiểm sát chỉ tham gia phiên tòa sơ thẩm nếu thuộc một
trong các trường hợp trên đây, cịn ngồi các trường hợp quy định trên đây thì Viện
kiểm sát khơng tham gia.
Vậy Viện kiểm sát không phải tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp dân sự
CSPL: Khoản 1 Điều 21 BLTTDS 2015
PHẦN 2. BÀI TẬP
Chị V và anh Jack (quốc tịch Mỹ) đăng ký kết hôn 2012. Trong thời gian chung
sống vợ chồng không hợp nhau, thường xảy ra bất đồng, cuộc sống chung không êm
ấm, hạnh phúc, nên chị khởi kiện ra Tịa án xin được ly hơn. Vợ chồng có 01 con
chung tên Th sinh ngày 26/03/2013 hiện cháu Th đang sống với chị V, khi ly hôn chị V
yêu cầu được nuôi con chung, không yêu cầu anh T cấp dưỡng ni con, anh T cũng
có u cầu được nuôi con, không yêu cầu chị V cấp dưỡng nuôi con. Chị V và anh T
thống nhất xác định, tài sản chung vợ chồng là căn nhà, phần đất và các máy vi tính
dùng để kinh doanh trị chơi game tại thị xã G, tỉnh Bạc Liêu. Nguồn gốc nhà, đất do 9
vợ chồng nhận chuyển nhượng của ông Huỳnh Văn C và vợ tên Phan Kim H. Khi ly
hôn anh chị thỏa thuận anh T được quyền quản lý, sử dụng nhà đất và sở hữu toàn bộ
máy vi tính của tiệm internet và hồn lại cho chị V số tiền 150.000.000 đồng. Hỏi:
4
1. Hãy xác định yêu cầu của chị V và yêu cầu của anh Hùng trong vụ án
trên?
- Yêu cầu của chị V: Ly hôn và được nuôi con chung, không yêu cầu anh Jack
cấp dưỡng nuôi con.
- Yêu cầu của anh Jack: Ly hôn và được nuôi con chung, không yêu cầu chị V
cấp dưỡng nuôi con.
- Về tài sản chung: Khi ly hôn anh chị thỏa thuận anh Jack được quyền quản lý,
sử dụng nhà đất và sở hữu tồn bộ máy vi tính của tiệm internet và hoàn lại cho chị V
số tiền 150.000.000 đồng.
2. Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp có nghĩa vụ tham gia phiên tịa sơ thẩm
khơng?
Theo khoản 2 Điều 2 BLTTDS 2015 thì:
Ở phiên tịa sơ thẩm: Đại diện Viện kiểm sát chỉ tham gia “các phiên họp sơ
thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến
hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích cơng cộng,
quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng
lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 Bộ
luật này’’
Mà theo tình huống thì chị V và anh Jack ly hôn nhưng hai người khơng có đối
tượng tranh chấp là tài sản cơng, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở mà ddax
thỏa thuận rõ ràng “ Khi ly hôn anh chị thỏa thuận anh Jack được quyền quản lý, sử
dụng nhà đất và sở hữutồn bộ máy vi tính của tiệm internet và hoàn lại cho chị V số
tiền 150.000.000 đồng”.
Hơn nữa chị V và anh Jack là những người có hành vi dân sự bình thường, thỏa
độ tuổi kết hơn.
Mặc dù vợ chồng chị V có tranh chấp về quyền nuôi con nhưng vấn đề ai phù
hợp nuôi con hơn thì cả hai có thể đưa ra bằng chứng chứng minh như bản lương, môi
trường làm việc,... Việc chứng minh này nằm khơng gây khó khăn cho hai vợ chồng
bởi vậy hai vợ chồng phải tự đưa ra các minh chứng khơng thể u cầu Tịa án tiến
hành thu thập chứng cứ.
Bởi vậy đại diện Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp khơng có nghĩa vụ tham gia
phiên tịa sơ thẩm
3. Có bắt buộc phải có người phiên dịch tham gia tố tụng trong trường hợp
trên không?
Người phiên dịch tham gia tố tụng khi có người tham gia tố tụng không sử dụng
tiếng Việt và người này được một bên lựa chọn hoặc 2 bên thoả thuận lựa chọn và
được Toà án chấp nhận tham gia hoặc được toà án yêu cầu tham gia tố tụng.
Trong sự việc trên, Jack (quốc tịch Mỹ) nhưng có thể anh ta có khả năng sử dụng
tiếng Việt. Nhưng nếu anh Jack có lựa chọn cần người phiên dịch hoặc cùng thoả
thuận với chị H cần có người phiên dịch và được Tồ chấp nhận hoặc Tồ u cầu
người phiên dịch thì sẽ có người phiên dịch tham gia tố tụng. Vậy nên sự việc trên
khơng có bắt buộc người phiên dịch.
5
Cơ sở pháp lý: Điều 81 BLTTDS 2015
PHẦN 3. PHÂN TÍCH ÁN: Đọc Bản án số: 366/2019/DS-PT;
- Tóm tắt tình huống:
Nguyên đơn: Anh Toàn
Bị đơn: Bà Hồng
Tranh chấp về Quyền sử dụng đất, yêu cầu Tòa xác nhận đất thuộc về Tồn và bà
Hồng phải trả lại anh đất.
Ơng Oản là chủ sử dụng của 2 thửa đất 304, 305 có nguồn gốc do cha mẹ để lại
cho ơng và anh em cùng hàng thừa kế là cụ Vấu, cụ Kỹ (chết)- anh Toàn là cháu nội
cụ Vấu, cha mẹ chết nhưng không để lại di chúc. Năm 2008, cụ Oản theo Biên bản họp
gia đình trao 2 thửa đất này (dù ông không đương nhiên là người thừa kế tồn bộ 2
thửa đất này) cho Tồn. Sau đó đất này có tranh chấp QSD với bà Hồng là con ông
Oản. Bà Hồng cho rằng mình không ký vào Biên bản họp trên và khơng giao lại đất
cho Tồn.
Theo Tịa nhận định, Biên bản họp này khơng thỏa mãn hình thức của HĐ tặng
cho QSD đất. UBND chỉ xác nhận chữ ký mà không kiểm tra, xác thực năng lực hành
vi dân sự của người ký và việc chứng thực khơng có trong sổ chứng thực. Tồn chưa
nộp hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất nên chưa phát sinh hiệu lực của việc chuyển
quyền nên không buộc bà Hồng trả lại đất.
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan:
+ Về tố tụng: quá trình thực hiện tố tụng ở cấp xét xử sơ thẩm có đúng hay khơng
+ Về nội dung: Xác định diện tích đất, quyền sở hữu đất thuộc về ai, hợp đồng
tặng cho có hợp pháp hay khơng.
+ Tính án phí
- Trả lời các câu hỏi sau:
1. Anh (chị) hiểu như thế nào là “thay đổi yêu cầu”, “thay đổi vượt quá yêu
cầu”, “thay đổi trong phạm vi yêu cầu”. Cho ví dụ minh họa.
Thay đổi yêu cầu
Quyền thay đổi yêu cầu được quy định tại khoản 2 Điều 5 Bộ luật Tố tụng Dân
sự 2015 “Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay
đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm
điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.”
Thay đổi yêu cầu là việc yêu cầu để Tòa án giải quyết một vụ việc, vụ án được
đương sự thay đổi so với yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu.
Việc thay đổi này không làm phát sinh thêm quan hệ pháp luật tranh chấp mà chỉ là
thay đổi quan hệ pháp luật tranh chấp này sang quan hệ pháp luật tranh chấp khác.
Việc thay đổi này phải được ghi vào biên bản phiên tịa, khơng được vượt q phạm vi
yêu cầu khởi kiện.
Yêu cầu thay đổi dù được thể hiện như thế nào cũng không được vượt quá phạm
vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập ban đầu, yêu cầu ban đầu có
6
thể hiểu là yêu cầu được thể hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn phản tố của
bị đơn, đơn yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Ví dụ: Trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất, nguyên đơn chỉ yêu cầu Tòa án
giải quyết buộc bị đơn trả lại phần đất diện tích 300m2. Trong quá trình giải quyết vụ
án, sau khi xem xét thẩm định tại chỗ thì phần đất tranh chấp là 350m2, nguyên đơn
thay đổi yêu cầu Tòa án giải quyết buộc bị đơn trả lại phần đất diện tích 350m2.
Thay đổi vượt quá phạm vi yêu cầu
Vượt quá phạm vi yêu cầu (yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập)
là trường hợp tại phiên tòa, đương sự thay đổi, bổ sung thêm quan hệ pháp luật cần
giải quyết mà vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập
ban đầu. Vượt quá ở đây đồng nghĩa với việc làm xuất hiện thêm quan hệ pháp luật
tranh chấp mới so với yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu hay
u cầu tại phiên tồ khơng làm phát sinh thêm quan hệ pháp luật mới.
Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu B trả nợ tiền đã vay trước đó với yêu cầu trả lại số
tiền gốc 1 tỷ đồng, trong quá trình giải quyết, C yêu cầu tính thêm lãi chậm trả theo
quy định của Bộ luật Dân sự, Hội đồng xét xử cho rằng yêu cầu của A vượt quá phạm
vi khởi kiện nên mặc dù có căn cứ xác định B vay A 1 tỷ đồng và không trả lãi cho đến
ngày khởi kiện nhưng vẫn khơng chấp nhận u cầu tính lãi của A.
Thay đổi trong phạm vi yêu cầu
Thay đổi trong phạm vi yêu cầu là việc thay đổi yêu cầukhông làm phát sinh
thêm quan hệ pháp luật tranh chấp mà chỉ là thay đổi quan hệ pháp luật tranh chấp này
sang quan hệ pháp luật tranh chấp khác.
Ví dụ: Theo đơn khởi kiện ban đầu nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả lại tài sản đã
mượn trước đó nhưng vì tài sản này khơng cịn hoặc khơng cịn giá trị sử dụng được
nữa nên nguyên đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện là yêu cầu bị đơn trả lại giá trị của tài
sản mà nguyên đơn cho bị đơn mượn.
2. Trường hợp nào thì chấp nhận hay khơng chấp nhận việc thay đổi, bổ
sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn?
Trường hợp 1: Trường hợp nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện trước
thời điểm Tòa án mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
và hịa giải thì sẽ được chấp nhận.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của BLTTS năm 2015 thì đương sự có quyền
thay đổi, bổ sung u cầu của mình trong q trình Tịa án giải quyết vụ án. Tại tại
mục 7, Phần IV Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân
dân tối cao giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ của Tịa án có giải đáp như sau: “Tòa án
chấp nhận việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi, bổ
sung được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận,
công khai chứng cứ và hòa giải. Tại phiên họp và sau phiên họp kiểm tra việc giao
nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hịa giải thì Tịa án chỉ chấp nhận việc đương sự
thay đổi yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi
khởi kiện ban đầu”.
Trường hợp 2: Trường hợp nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện từ
thời điểm Tịa án mở phiên họp trở đi thì việc thay đổi yêu cầu khởi kiện của nguyên
7
đơn chỉ được chấp nhận nếu việc thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi
khởi kiện ban đầu.
Trường hợp 3: Trường hợp nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện từ
thời điểm Tòa án mở phiên họp trở đi thì việc thay đổi yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn không được chấp nhận nếu việc thay đổi yêu cầu của họ vượt quá phạm vi khởi
kiện ban đầu.
3. Khi đương sự thay đổi, bổ sung u cầu của mình, đương sự có phải nộp
tiền tạm ứng án phí đối với u cầu mới đó hay không? Nêu cơ sở?
Đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu của mình khơng phải nộp án phí đối với yêu
cầu mới đó.
Theo quy định pháp luật, đương sự được thay đổi, bổ sung u cầu của mình và
khơng vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu – Khoản 1 Điều 244 BLTTDS 2015.
Pháp luật cũng quy định nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí – Điều 25 Nghị quyết
326/2016/UBTVQH14 quy định về Án phí, lệ phí Tịa án. Theo quy định này thì việc
phát sinh yêu cầu mới khơng phải chịu án phí, khơng cần nộp tạm ứng án phí.
4. Quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện có thể được thực hiện trong
giai đoạn phúc thẩm vụ án dân sự hay khơng?
Có thể. Người đã kháng cáo có thể thực hiện thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo
theo Điều 284 Luật TTDS 2015, cụ thể:
Về thời điểm thực hiện thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo: Thay đổi, bổ sung
kháng cáo: thực hiện khi chưa hết thời hạn kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm
vi kháng cáo ban đầu, trước khi bắt đầu phiên tịa hoặc phiên tịa phúc thẩm nhưng
khơng được vượt q phạm vi yêu cầu ban đầu
5. So sánh với quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố của bị đơn, quyền
thay đổi, bổ sung yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Giống nhau
- Yêu cầu phản tố hay yêu cầu độc lập đều là yêu cầu khởi kiện, có thể được
khởi kiện thành vụ án độc lập.
- Trình tự, thủ tục được thực hiện theo quy định của BLTTDS về thủ tục khởi
kiện của nguyên đơn.
- Được giải quyết trong cùng vụ án nhằm cho vụ án giải quyết chính xác, nhanh
chóng
- Cả 2 đều giống nhau trong quy định về xem xét việc thay đổi, bổ sung rút yêu
cầu tại Điều 244 BLTTDS 2015
- Nếu từ thời điểm Tòa án mở phiên họp trở đi thì việc thay đổi yêu cầu khởi
kiện chỉ được chấp nhận nếu việc thay đổi yêu cầu không vượt quá phạm vi khởi kiện
ban đầu
Khác nhau:
8
Tiêu chí
Bản chất
Đối với quyền thay đổi, bổ sung
yêu cầu phản tố của bị đơn
Việc bị đơn khởi kiện lại nguyên
đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan có yêu cầu độc. Mục đích
của yêu cầu phản tố là để bù trừ
nghĩa vụ, khấu trừ nghĩa vụ hoặc
loại trừ một phần hoặc toàn bộ nghĩa
vụ với yêu cầu của nguyên đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập.
Đối với quyền thay đổi, bổ sung
yêu cầu độc lập của người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Khi tham gia vào vụ án dân sự, bên
cạnh việc đứng về nguyên đơn hoặc
đứng về bị đơn, người có quyền lợi
và nghĩa vụ liên quan còn tham gia
với vai trò độc lập để đưa ra yêu
cầu của mình nhưng yêu cầu này
liên quan, gắn với vụ án đang được
giải quyết.
Thời điểm Trước khi Tịa án ra quyết định đưa Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
đưa ra
vụ án ra xét xử sơ thẩm.
quan có quyền đưa ra yêu cầu độc
yêu cầu
lập trước khi Tòa án ra quyết định
đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Tòa án chấp nhận thụ lý, giải quyết Đảm bảo đầy đủ 03 điều kiện gồm:
trong cùng vụ án thì u cầu đó phải (1) Việc giải quyết vụ án có liên
đảm bảo một trong các điều kiện:
quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của
(1) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa họ;
vụ với yêu cầu của nguyên đơn, (2) yêu cầu độc lập của họ có liên
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án đang được giải
quan có yêu cầu độc lập;
quyết;
Điều kiện
(2) Yêu cầu phản tố được chấp nhận
dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một
phần hoặc toàn bộ yêu cầu của
nguyên đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc
lập;
(3) yêu cầu độc lập của họ được
giải quyết trong cùng một vụ án
làm cho việc giải quyết vụ án được
chính xác và nhanh hơn.
(3) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu
của nguyên đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc
lập có sự liên quan với nhau và nếu
được giải quyết trong cùng một vụ
án thì làm cho việc giải quyết vụ án
được chính xác và nhanh hơn.
Thay đổi
địa vị tố
tụng
Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ
yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn
bộ yêu cầu phản tố, nhưng người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn
giữ nguyên yêu cầu độc lập của
mình thì người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan trở thành nguyên đơn,
người bị khởi kiện theo yêu cầu độc
9
lập trở thành bị đơn.
10