Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BTTuan6 chungcuchungminh nhom04 LopTM42A2 061020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.88 KB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mơn: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Nhóm: 4
Lớp: TM42A2

BÀI THẢO LUẬN TUẦN 6
CHỨNG CỨ, CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
Danh sách thành viên:
HỌ VÀ TÊN

MÃ SỐ SINH VIÊN

Nguyễn Thị Bích Hồng

1753801011066

Nguyễn Mai Lan Hương

1753801011069

Huỳnh Ngọc Loan

1753801011106

Lê Thị Bích Loan

1753801011107

Nguyễn Thị Thu Mai



1753801011113

Nguyễn Văn Minh

1753801011115

Nguyễn Thị Mỹ Mỹ

1753801011121

Ngày 06/10/2020


ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
LỚP TM42A2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 10 năm 2020

BIÊN BẢN LÀM VIỆC
I. THÀNH VIÊN: Thành viên nhóm 4 – Lớp TM42A2
II. NỘI DUNG LÀM VIỆC: Thảo luận bài thảo luận tuần 6 của môn Luật Tố
tụng dân sự.
1. Phân công công việc
STT

Thành viên


Cơng việc

1

Nguyễn Thị Bích Hồng

Nhận định 1; Bài tập 3.4; Tổng hợp

2

Nguyễn Mai Lan Hương

Nhận định 2; Bài tập 3.3

3

Huỳnh Ngọc Loan

Nhận định 4; Tóm tắt án

4

Lê Thị Bích Loan

Nhận định 3; Bài tập 3.2

5

Nguyễn Thị Thu Mai


Nhận định 5; Xác định các vấn đề
pháp lí liên quan

6

Nguyễn Văn Minh

Bài tập 2.1; Bài tập 3.1

7

Nguyễn Thị Mỹ Mỹ

Bài tập 2.2

=> Hạn cuối nộp bài của các thành viên: 20h ngày 05/10/2020, các thành viên
phải gửi bài qua email của bạn tổng hợp hoặc gửi bài
lên nhóm trị chuyện HLM GROUP trên mạng xã hội Facebook.
2. Đánh giá kết quả
Tham gia
nhiệt tình

Nộp bài

Ký tên

Nguyễn Thị Bích Hồng

Tốt


Đúng hạn

(Đã ký)

Nguyễn Mai Lan Hương

Tốt

Đúng hạn

(Đã ký)

Huỳnh Ngọc Loan

Tốt

Đúng hạn

(Đã ký)

Lê Thị Bích Loan

Tốt

Đúng hạn

(Đã ký)

Nguyễn Thị Thu Mai


Tốt

Đúng hạn

(Đã ký)

Nguyễn Văn Minh

Tốt

Đúng hạn

(Đã ký)

Nguyễn Thị Mỹ Mỹ

Tốt

Đúng hạn

(Đã ký)

Họ tên

NHÓM TRƯỞNG
(Đã ký)
Nguyễn Thị Bích Hồng
1



MỤC LỤC
PHẦN 1. NHẬN ĐỊNH...........................................................................................................3
1. Đương sự đưa ra yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ................................................3
2. Đương sự có quyền giao nộp chứng cứ tại phiên tịa sơ thẩm, phúc thẩm.......................3
3. Chỉ có Tịa án mới có quyền trưng cầu giám định............................................................3
4. Đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự.............................................................4
5. Khi đương sự có yêu cầu chính đáng, Viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ thay đương
sự..........................................................................................................................................4
PHẦN 2. BÀI TẬP..................................................................................................................4
Bài tập 1................................................................................................................................4
1. Chị Mai phải chứng minh những vấn đề gì? Bằng các chứng cứ nào?.............................4
2. Bản án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Mai, buộc anh Tuấn bồi thường
cho chị Mai số tiền 50 triệu đồng. Chi phí giám định đương sự nào chịu?.........................5
PHẦN 3. PHÂN TÍCH ÁN: Đọc Bản án số: 15/2018/DS-ST;...........................................5
- Tóm tắt tình huống:.............................................................................................................5
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan:................................................................................6
- Trả lời các câu hỏi sau:.......................................................................................................6
1. Chứng cứ là gì? Nguyên tắc xác định chứng cứ?..............................................................6
2. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về chủ thể nào?....................................................................6
3. Trong tình huống trên, nguyên đơn phải chứng minh những vấn đề gì? Chứng cứ cần sử
dụng để chứng minh là những chứng cứ nào?.....................................................................7
4. Việc ông D thừa nhận hành vi trái pháp luật của mình có phải là tình tiết, sự kiện khơng
phải chứng minh không?......................................................................................................9

2


BÀI THẢO LUẬN TUẦN 6
CHỨNG CỨ, CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
PHẦN 1. NHẬN ĐỊNH

1. Đương sự đưa ra yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ.
Nhận định sai.
Giải thích: Theo nguyên tắc về việc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố
tụng dân sự: “Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ
cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp”. Nguyên
tắc này được cụ thể hoá tại Điều 91 BLTTDS như sau: “Đương sự có u cầu Tịa án
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa
án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp”.
Việc các đương sự phải cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình
là một trong những nguyên tắc xuất phát từ quyền tự định đoạt của đương sự đối với
việc khởi kiện của mình. Việc cung cấp chứng cứ, chứng minh cho các yêu cầu của
mình vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của đương sự.
Mặt khác, đối với một số trường hợp, pháp luật quy định chủ thể chứng minh
thuộc về chủ thể bị khởi kiện: Người tiêu dùng khởi kiện khơng có nghĩa vụ chứng
minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ; Đương sự là người lao
động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu,
chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu
giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó
cho Tịa án và Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh. Vì
vậy không phải các đương sự đưa ra yêu cầu đều có nghĩa vụ chứng minh.
Cơ sở pháp lý: Điều 6, Điều 91 BLTTDS 2015.
2. Đương sự có quyền giao nộp chứng cứ tại phiên tịa sơ thẩm, phúc thẩm.
Nhận định sai.
Giải thích: Theo quy định tại khoản 4 Điều 96 thì thời hạn đương sự có quyền
giao nộp tài liệu chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định
nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm. Do đó,
về ngun tắc đương sự khơng có quyền nộp chứng cứ tại phiên tịa sơ thẩm, phúc
thẩm do thời điểm này đã vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử. Trường hợp tại phiên tòa
sơ thẩm mà đương sự mới giao nộp chứng cứ thì phải chứng minh được lý do chính
đáng của việc chậm giao nộp chứng cứ đó. Chỉ những tài liệu, chứng cứ mà trước đó

Tịa án khơng u cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không
thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có
quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc
các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.
Cơ sở pháp lý: Điều 96 khoản 4 BLTTDS 2015.
3. Chỉ có Tịa án mới có quyền trưng cầu giám định.
Nhận định sai.
3


Giải thích: Khơng chỉ có tịa án mới có quyền trưng cầu giám định mà việc giám
định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ xác định lần đầu khơng chính xác,
có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của
pháp luật theo Khoản 5 Điều 102 BLTTDS 2015.
Cơ sở pháp lý: Khoản 5 Điều 102 BLTTDS 2015.
4. Đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự.
Nhận định Sai.
Giải thích: Đối chất không là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự mà tùy trường
hợp hoặc theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của
các đương sự, người làm chứng, Tòa án sẽ cho tiến hành đối chất. Điều này nhằm đảm
bảo tính rõ ràng, minh bạch, đúng sự thật trong hoạt động tố tụng dân sự.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 100 BLTTDS 2015.
5. Khi đương sự có yêu cầu chính đáng, Viện kiểm sát phải thu thập chứng
cứ thay đương sự.
Nhận định sai.
Giải thích: Theo điểm e khoản 1 Điều 97 BLTTHS 2015: “Yêu cầu Tòa án thu
thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ. Cơ quan,
tổ chức, cá nhân có quyền u cầu Tịa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự
không thể thu thập tài liệu, chứng cứ”. Theo khoản 6 Điều 97 BLTTHS 2015: “Viện

kiểm sát thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng
nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm”. Vì vậy, đương sự nếu không
thể thu thập tài liệu chứng cứ, chỉ có thể u cầu Tịa án thu thập, chứ khơng phải là
Viện kiểm sát. Viện kiểm sát chỉ thu thập chứng cứ để phục vụ cho việc thực hiện các
chức năng của mình thơi, việc thu thập đó dựa vào diễn biến của quá trình giải quyết
vụ án, chứ không dựa vào yêu cầu của đương sự.
Cơ sở pháp lý: Điểm e Khoản 1 Điều 97, khoản 6 Điều 97 BLTTDS 2015.
PHẦN 2. BÀI TẬP
Bài tập 1
Nhà chị Mai và nhà anh Tuấn liền kề nhau. Anh Tuấn sửa nhà. Sau đó, nhà chị
Mai bị nứt. Theo chị Mai, nhà của chị bị nứt là do việc sửa nhà của anh Tuấn gây ra.
Chị yêu cầu anh bồi thường 50 triệu đồng nhưng anh không đồng ý (vì cho rằng nhà
chị Mai bị nứt do nhà chị được xây dựng trên nền móng yếu). Chị Mai đã khởi kiện
anh Tuấn đến Tịa án có thẩm quyền, u cầu Tịa án buộc anh Tuấn phải bồi thường
thiệt hại là 50 triệu đồng. Tòa án thụ lý vụ án, trưng cầu giám định theo yêu cầu của
chị Mai (anh Tuấn không đồng ý việc giám định này), chi phí giám định là 5 triệu
đồng. Kết quả giám định xác định: nhà chị Mai có 2 vết nứt, do tác động của việc sửa
nhà của anh Tuấn. Hỏi:
1. Chị Mai phải chứng minh những vấn đề gì? Bằng các chứng cứ nào?
Chị Mai phải chứng minh:
4


- Việc anh Tuấn sửa nhà là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những vết nứt trên nhà
của chị, việc sửa nhà này không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn nhất định theo quy định
pháp luật, không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho các nhà lân cận.
- Nhà chị Mai được xây dựng trên nền móng chắc chứ khơng phải nền móng yếu
như anh Tuấn đã giải thích.
- Giá trị thiệt hại nhà chị Mai do hành vi đó gây ra vào khoảng 50 triệu đồng.
Các chứng cứ (Điều 95 BLTTDS):

- Vết nứt trên nhà chị Mai mà đã được qua giám định rõ ràng.
- Chi phí mà chị Mai đã bỏ ra để sửa chữa nhà của mình.
- Lời khai của chị Mai và anh Tuấn tại phiên toà.
- Nội dung việc giám định về độ chắc của móng nhà chị Mai.
2. Bản án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Mai, buộc anh Tuấn
bồi thường cho chị Mai số tiền 50 triệu đồng. Chi phí giám định đương sự nào
chịu?
- Nghĩa vụ chịu chi phí giám định sẽ được xác định như sau:
+ Theo thỏa thuận của các bên
+ Nếu khơng có thỏa thuận và pháp luật khơng có quy định khác thì sẽ được xác
định theo quy định tại Điều 161 BLTTDS 2015
- Trong tình huống này, hai bên khơng có thỏa thuận về nghĩa vụ chịu chi phí
giám định, vì thế, việc xác định sẽ dựa vào quy định của pháp luật.
+ Chị Mai là người yêu cầu giám định. Anh Tuấn không đồng ý giám định. Kết
quả giám định đã chứng minh yêu cầu của chị Mai là có căn cứ.
+ Theo quy định tại khoản 2 Điều 161 BLTTDS 2015, Anh Tuấn sẽ là người chịu
chi phí giám định.
Vậy, nghĩa vụ chịu chi phí giám định thuộc về bị đơn - anh Tuấn.
PHẦN 3. PHÂN TÍCH ÁN: Đọc Bản án số: 15/2018/DS-ST;
- Tóm tắt tình huống:
Các bên đương sự:
Ngun đơn: chị H
Bị đơn: ơng D và ơng C
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: mẹ chị H
Ông D quản lý chợ đi thu tiền lệ phí chợ của chị H đang bán cá tại chợ đó, giữa 2
bên có lời qua tiếng lại, ông D và C đã gây ra thương tích cho chị. Tịa án xác nhận
đây là tranh chấp bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại. Chứng cứ được xác
định trong vụ án như sau:
Chị H trình bày tại tòa và đơn khởi kiện: D xông vào đánh chị liên tiếp ở mặt và
đầu, cùng lúc đó ơng Lê C (anh của ơng D) thì lấy cái ghế nhựa xông vào đánh vào vai

chị, 2 người đánh liên tiếp làm chị bị thương tích ở vùng mặt và đầu.
5


Biên bản lấy lời khai và lời trình bày của ông D tại tòa: thừa nhận do H chưởi
mình nên tát H bạt tai
Bản tự khai, biên bản lấy lời khai của ông C: lấy ghế nhựa nhỏ đánh vào vai chị
H một cái rồi bỏ về
Biên bản lấy lời khai của bà H1: người trực tiếp đưa chị đi cấp cứu và chăm nom
chị H tại bệnh viện.
Kết luận giám định pháp y: tỷ lệ thương tật của chị Hiền là 2%.
- Xác định vấn đề pháp lý có liên quan:
Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn trả số tiền gấp đôi tiền đặt cọc của hợp
đồng mua bán cặn hộ giữa nguyên đơn và bị đơn. Tại mục 2 phần Bị đơn đã giao nộp
các tài liệu, chứng cứ về việc mua bán căn hộ giữa bà X, anh K và anh H. Hành vi đó
của nguyên đơn phù hợp với khoản 1 Điều 96 BLTTHS 2015. Tại mục 4 phần Tòa án
đã thu thập chứng cứ xác minh các tài liệu mà bị đơn đã cung cấp. Việc xác minh các
tài liệu, chứng cứ của Tòa án phù hợp với Điều 97 BLTTHS 2015. Ví dụ như: - Lấy lời
khai của đương sự, người làm chứng; - Đối chất với người làm chứng; - ...
- Trả lời các câu hỏi sau:
1. Chứng cứ là gì? Nguyên tắc xác định chứng cứ?
Căn cứ Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan,
tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tịa án trong q trình tố tụng hoặc do
Tịa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử
dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định
yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.
Nguyên tắc xác định chứng cứ theo điều 95 BLTTDS 2015:
Chứng cứ luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định, là cơ
sở giúp Tòa án đưa ra kết luận cuối cùng, vì vậy chứng cứ luôn cần phải đảm bảo 03

yếu tố: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp nhằm tìm ra sự thật khách
quan.
- Tính khách quan: chứng cứ không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con
người
=> Khơng được tạo ra chứng cứ.
- Tính liên quan: chứng phải liên quan trực tiếp, gián tiếp đến vụ việc.
- Tính hợp pháp: chứng cứ phải được thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá,
nghiên cứu theo trình tự, thủ tục luật định. Ví dụ: chứng cứ phải là một trong các
nguồn theo quy định tại Điều 94 BLTTDS, phải được giao nộp trong một thời gian luật
quy định, ...
2. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về chủ thể nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 91 BLTTDS 2015 thì các chủ thể sau đây có nghĩa
vụ chứng minh:
- Thứ nhất, đương sự có yêu cầu:
6


Đương sự có u cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu
thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó
là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người tiêu dùng khởi kiện khơng có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị
kiện có nghĩa vụ chứng minh mình khơng có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
+ Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp
được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử
dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp,
giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tịa án.
Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc
trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm

dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với
người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc
về người sử dụng lao động;
+ Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh.
- Thứ hai, đương sự phản đối yêu cầu:
Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn
bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh
cho sự phản đối đó.
- Thứ ba, cơ quan, tổ chức cá nhân khởi kiện thay:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà
nước hoặc u cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác phải thu
thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc khởi
kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khơng có nghĩa vụ
chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định của
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được
chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo
những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.
3. Trong tình huống trên, nguyên đơn phải chứng minh những vấn đề gì?
Chứng cứ cần sử dụng để chứng minh là những chứng cứ nào?

Nguyên đơn phải chứng minh

Chứng cứ cần sử dụng

Ông D và ông Lê C (anh của ông D) Lời khai của đương sự, lời khai của
đã cố ý gây thương tích cho chị
người làm chứng (khoản 5 Điều 95
BLTTDS 2015)


7


Hành vi của ông Lê D và Lê C đã trực Kết luận giám định pháp y số 139 –
tiếp xâm hại đến xức khỏe của chị 18/TgT ngày 17/5/2018 của Trung
Hiền
tâm pháp y tỉnh Thừa Thiên Huế
(khoản 6 Điều 95 BLTTDS 2015)
Hành vi của ông Lê D và Lê C là Giấy ra viện (khoản 1 Điều 95
nguyên nhân dẫn đến việc chị H phải BLTTDS 2015)
điều trị vết thương tại bệnh viện trong
thời hạn 15 ngày
Chi phí nằm viện điều trị tại bệnh Biên lai thu viện phí (khoản 1 Điều
viện 15 ngày (từ ngày 25/3/2018 đến 95 BLTTDS 2015)
ngày 09/4/2018): 17.066.000 đồng
Xe cấp cứu đi về: 800.000 đồng.

Hóa đơn tiền xe (khoản 1 Điều 95
BLTTDS 2015)

Ăn uống chăm sóc 15 ngày tại bệnh Hóa đơn ăn uống (khoản 1 Điều 95
viện: 1.700.000 đồng.
BLTTDS 2015)
Sữa ensure, yến sào: 860.000 đồng.

Hóa đơn mua hàng (khoản 1 Điều 95
BLTTDS 2015)

Trái cây bồi dưỡng: 300.000 đồng.


Xăng xe người nhà chăm sóc lên về: Hóa đơn hoặc nhờ người bán xăng
350.000 đồng.
xác định
Công lao động bản thân 50 ngày (gồm
15 ngày nằm viện và 35 ngày nghỉ
ngơi tại nhà) 300.000 đồng x 50 ngày
= 15.000.000 đồng.

Lời khai của những người cùng buôn
bán để tính ra tiền cơng 1 ngày của
chị
(khoản 5 Điều 95 BLTTDS 2015)

Cơng lao động người nhà chăm sóc Sổ lương của mẹ chị (khoản 1 Điều
(mẹ chị Hiền bà Trần Thị Hòng)
95 BLTTDS 2015)
300.000 đồng x 15 ngày: 4.500.000
đồng.
Tổn thất tinh thần: 7.000.000 đồng.

Lời khai của đương sự (khoản 5 Điều
95 BLTTDS 2015)

4. Việc ông D thừa nhận hành vi trái pháp luật của mình có phải là tình tiết,
sự kiện không phải chứng minh không?
Việc ông D thừa nhận hành vi trái pháp luật của mình không phải là tình tiết, sự
kiện cần phải chứng minh.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 92 BLTTDS 2015 thì đối với những tình tiết, sự
kiện mà đương sự hoặc người đại diện của đương sự bên này thừa nhận hoặc không

phản đối thì đương sự bên kia không phải chứng minh. Vì một trong những vấn đề
8


thuộc bản chất của chứng minh là làm cho đương sự bên kia thấy rõ sự tồn tại của các
tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự để thừa nhận và quyết định.

9



×