Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiểu luận lịch sử đảng cuối kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.08 KB, 13 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
--------*****--------

BÀI THI MƠN: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Hình thức thi: Tiểu luận
Thời gian thi: 3 ngày
Đề 02: Chủ trương của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa
đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao giữa những năm 19681973 của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và suy nghĩ của bản
thân về việc giải quyết mối quan hệ này ở Việt Nam trong bối cảnh
quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay
Họ và tên: Phạm Dư Cẩm Nhung

Mã sinh viên: 2173403010239

Khóa/Lớp:(Tín chỉ) 59/20.05+06LT2 (Niên chế): 59/20.06
STT: 28
ID phịng thi: 580-058-0010
Ngày thi: 17/04/2022
Ca thi: 9h15


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
NỘI DUNG .................................................................................................... 2
Phần 1: Chủ trương của đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đấu tranh
quân sự với đấu tranh ngoại giao những năm 1968-1973 của cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mỹ .......................................................................................... 2
1.1. Bối cảnh lịch sử Đảng ta đề ra đường lối kết hợp đấu tranh quân sự và
ngoại giao....................................................................................................... 2
1.1.1. Tình hình thế giới ............................................................................... 2


1.1.2. Tình hình trong nước .......................................................................... 2
1.2. Mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao ................. 3
1.3. Chủ trương của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đấu tranh
quân sự với đấu tranh ngoại giao những năm 1968-1973 của cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mỹ .......................................................................................... 4
1.4. Bài học kinh nghiệm................................................................................ 6
Phần 2: Liên hệ thực tiễn về việc giải quyết mối quan hệ giữa đấu tranh quân
sự và đấu tranh ngoại giao ở Việt Nam trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp
hiện nay.......................................................................................................... 6
2.1. Bối cảnh quốc tế và Việt Nam hiện nay ................................................... 6
2.2. Giải quyết mối quan hệ giữa quân sự và ngoại giao trong tình hình hiện
nay ................................................................................................................. 7
2.3 Nhận thức của bản thân về vấn đề này ...................................................... 9
KẾT LUẬN.................................................................................................. 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
Một đất nước hịa bình, phát triển là một đất nước đã phải đánh đổi, hi sinh và
mất mát bao nhiêu tính mạng, của cải từ chiến tranh. Nhân dân ta đã trải qua
biết bao chặng đường khổ cực, gian nan, hàng triệu người đã ngã xuống để dành
được hịa bình, độc lập, xã hội văn minh như ngày hôm nay. Trong lịch sử
chống ngoại xâm của dân tộc, ông cha ta luôn biết kết hợp chặt chẽ đấu tranh
quân sự và đấu tranh ngoại giao, vừa đánh vừa đàm để kết thúc chiến tranh,
điều đó trở thành một nghệ thuật quân sự của dân tộc. Hai mặt trận đấu tranh
này tưởng chừng như riêng lẻ nhưng lại có quan hệ mật thiết với nhau và đều
có mục tiêu chung là giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Nhận thấy
được tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta đã sáng suốt đề ra

chủ trương, đường lối chiến thuật hợp tình hợp lý trong mỗi giai đoạn khác
nhau của đất nước để hợp nhất mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu
tranh ngoại giao. Đặc biệt trong giai đoạn kháng chiến cứu nước năm 19681973, đất nước ta đã phải chiến đấu với kẻ thù hùng mạnh, tàn bạo là đế quốc
Mỹ nhưng cuối cùng Đảng và nhân dân ta đã dành được thắng lợi hồn tồn.
Từ sự thành cơng và kết quả lịch sử đạt được này càng khiến cho ta suy ngẫm
về tầm quan trọng và sự gắn bó mật thiết giữa đấu tranh quân sự và ngoại giao
trong những năm kháng chiến và ngay cả ở bối cảnh hiện nay khi mà ngoại giao
đang có sự diễn biến phức tạp, Đảng và dân ta phải cân bằng mối quan hệ ngoại
giao giữa anh em, bạn bè, và thù. Xây dựng đất nước trong thời bình càng địi
hỏi sâu sắc hơn nữa mối quan hệ ngoại giao và quốc phòng an ninh giữa với
các nước trên thị trường quốc tế. Xuất phát từ tính bức thiết và những lý do trên
nên em đã chọn đề tài: “Chủ trương của Đảng trong việc giải quyết mối quan
hệ giữa đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao những năm 1968-1973 của
cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và suy nghĩ của bản thân về việc giải quyết
mối quan hệ này ở Việt Nam trong bối cảnh quan hệ quốc tế phức tạp hiện
nay”.


2

NỘI DUNG
Phần 1: Chủ trương của đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đấu
tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao những năm 1968-1973 của cuộc
kháng chiến chống đế quốc Mỹ
1.1. Bối cảnh lịch sử Đảng ta đề ra đường lối kết hợp đấu tranh quân sự
và ngoại giao
1.1.1. Tình hình thế giới
Giai đoạn nước ta tiến hành chống Mỹ cứu nước nói chung và giai đoạn miền
Bắc đấu tranh chống chiến tranh phá hoại nói riêng (1964 - 1973) là giai đoạn
cách mạng thế giới đang ở thế tiến công. Các phong trào cách mạng trên thế

giới diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu. Điều đó tạo ra nhiều
thuận lợi cho Cách mạng Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó bất đồng giữa Liên Xô
và Trung Quốc ngày càng trở nên gay gắt và khơng có lợi cho Cách mạng Việt
Nam.
1.1.2. Tình hình trong nước
Trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ có nhiều thuận lợi cho Đảng và nhân dân
ta kháng chiến, từng bước đẩy lùi đế quốc Mỹ. Thứ nhất, đến cuối năm 1967,
cuộc “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ đạt đến đỉnh cao, số quân viễn chinh đổ bộ
vào miền Nam lên đến 48 vạn, mọi thủ đoạn và biện pháp chiến tranh đều được
sử dụng. Thế nhưng, đế quốc Mỹ vẫn khơng thực hiện được các mục tiêu chính
trị và quân sự đã đề ra. Mặt khác, thất bại ở Việt Nam làm cho tình hình nước
Mỹ ngày càng bất ổn, phong trào phản đối chiến tranh, đòi rút quân Mỹ về nước
ngày càng lan rộng trong các tầng lớp nhân dân.
Thứ hai, sau bốn năm thực hiện chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế,
hậu phương lớn miền Bắc đã đạt được những thành tích đáng tự hào trên các
mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, chi viện tiền tuyến lớn miền Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi đó thì cách mạng Việt Nam lúc bấy
giờ vẫn cịn gặp một số khó khăn. Trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo các hoạt
động quân sự năm 1968 đã có biểu hiện chủ quan trong việc đánh giá tình hình,


3

đề ra yêu cầu chưa sát với thực tế. Đặc biệt sau đợt tấn công trong Tết Mậu
Thân, ta đã không kiểm điểm, rút kinh nghiệm kịp thời, không đánh giá đúng
tương quan lực lượng giữa ta và địch cũng như âm mưu đối phó của chúng mà
lại chủ trương tiếp tục mở các đợt tiến công vào đô thị khi khơng cịn điều kiện
và yếu tố bất ngờ “là sai lầm về chỉ đạo chiến lược” [3, tr.312]. Điều đó đã tạo
lợi thế cho địch phản kích quyết liệt, đẩy chủ lực ta ra xa khỏi các thành thị,
các vùng ven, vùng đồng bằng, tiến hành bình định trên quy mô lớn, đồng thời

triển khai hàng loạt biện pháp nhằm triệt phá cơ sở cách mạng miền Nam. Cách
mạng miền Nam lâm vào thời kỳ khó khăn nghiêm trọng do bị tổn thất lớn về
lực lượng và thế trận. [6, tr.219]
1.2. Mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao
Trong một cuộc chiến tranh thường bao gồm sự đấu tranh trên rất nhiều mặt
trận giữa hai lực lượng tham chiến như quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá,
ngoại giao. Đấu tranh trên mặt trận quân sự là sự chiến đấu giữa hai bên bằng
việc sử dụng vũ lực, vũ khí với việc tham chiến của quân đội. Đấu tranh trên
mặt trận ngoại giao là sự gặp gỡ, giải quyết những vấn đề vướng mắc, cần giải
quyết thông qua trao đổi, toạ đàm, hội nghị giữa hai đoàn ngoại giao của của
hai bên nhằm đạt được những thoả thuận chung. Giữa hai lĩnh vực đấu tranh
này có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau và góp phần quan trọng
vào cơng cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Vì chúng ta chỉ có thể giành được
trên bàn hội nghị những gì mà chúng ta đã giành được trên chiến trường [2,
tr.174]. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Người nói: “Bây giờ nội trong
nước ta cứ đánh cho thắng, thì ngoại giao dễ làm ăn” [5, tr.61]. Đấu tranh trên
mặt trận ngoại giao có tác dụng cụ thể hố những chiến thắng quân sự và qua
đấu tranh ngoại giao mà tranh thủ chiếm lấy sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế
tạo lợi thế cho đấu tranh quân sự. Kết quả của đấu tranh ngoại giao là phản ánh
kết quả của đấu tranh quân sự, tuy nhiên kết quả đó có được phát huy để giành
lấy những điều khoản có lợi trên bàn đàm phán hay khơng cịn phụ thuộc vào
nghệ thuật ngoại giao.


4

1.3. Chủ trương của Đảng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đấu tranh
quân sự với đấu tranh ngoại giao những năm 1968-1973 của cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mỹ
Trước những thành công vang dội trên chiến trường của quân ta, Đảng ta chủ

trương: “Cùng với các mũi tiến cơng qn sự và chính trị, cần mở thêm mặt
trận tiến công ngoại giao, nhằm lên án, vạch trần thủ đoạn hịa bình kiểu lừa
bịp của đế quốc Mỹ; đề cao tính chính nghĩa, thế tất thắng và lập trường hợp
tình, hợp lý của ta”. Từ thực tiễn cuộc kháng chiến tổng tiến công và nổi dậy
Xuân Mậu Thân 1968, đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc kết
hợp chính trị quân sự và ngoại giao với nhau. Trong giai đoạn các nước xã hội
chủ nghĩa và phong trào cộng sản, cơng nhân quốc tế có những khó khăn, Trung
ương Đảng đã rất sáng suốt, kiên định đường lối độc lập, tự chủ, kiên trì trao
đổi, tranh thủ sự ủng hộ của các nước bạn bè. Tính chính nghĩa trong cuộc đấu
tranh của nhân dân ta đã đặt nền tảng quan trọng giúp tranh thủ được tình cảm
của nhân dân tiến bộ trên thế giới. Nhờ phối hợp chặt chẽ giữa cuộc chiến đấu
trên chiến trường với cuộc đấu tranh trên trường quốc tế đặc biệt là trong lòng
nước Mỹ quân dân ta đã từng bước giành được thắng lợi to lớn, buộc quân Mỹ
phải xuống thang chiến tranh ở miền Nam, từng bước rút quân chiến đấu về
nước và chấm dứt ném bom đánh phá miền Bắc không điều kiện.
Mặc dù vậy, Mỹ vẫn triển khai thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
thay cho chiến lược “chiến tranh cục bộ”, mở rộng chiến tranh xâm lược sang
Cam-pu-chia và Lào. Chính vì thế, u cầu tăng cường đấu tranh cả ba quân
sự, chính trị, ngoại giao trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có nhiều
thay đổi và trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Năm 1971-1972, quân và dân
miền Nam cùng quân dân hai nước Campuchia và Lào đã giành được thắng lợi
rất to lớn trên chiến trường Đông Dương. Đặc biệt, bằng chiến thắng đường số
9-Nam Lào, quân và dân miền Nam đã đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của
Mỹ-nguỵ trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. Bên cạnh đó quân đội
ta đã đối phó có hiệu quả cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Mỹ đặc biệt
là đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không của Mỹ bằng máy bay B52
vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương trên miền Bắc vào cuối tháng 12


5


năm 1972. Về chính trị, ngoại giao, ta đã đấu tranh và vạch trần âm mưu của
Mỹ, lôi kéo một số nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, ta đẩy mạnh
tuyên truyền về cuộc kháng chiến chính nghĩa, hướng dư luận quốc tế vào lên
án Mỹ âm mưu kéo dài, mở rộng chiến tranh, sử dụng máy bay ném bom chiến
lược và ném bom rải thảm xuống giữa thủ đơ Hà Nội một cách tàn bạo, có tính
hủy diệt. Ta cũng lợi dụng năm 1972 là năm bầu cử tổng thống Mỹ để tranh thủ
dư luận, gây sức ép buộc chính quyền Mỹ phải sớm ký kết hiệp định chấm dứt
chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam và Đông Dương.
Cơ chế và cục diện “vừa đánh vừa đàm” được mở ra từ sau khi Hội nghị Pa-ri
diễn ra đã phát huy cao độ sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại, đã
từng bước đánh thắng kẻ thù và buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, chấp
nhận thương lượng và ký kết theo những điều kiện của ta. Hiệp định Pa-ri là
kết quả của một chặng đường lịch sử kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại
giao, trong đó đấu tranh ngoại giao đóng vai trị quan trọng, thiết yếu. Trong
giai đoạn sau khi ký Hiệp định Pa-ri, để tiến lên giành thắng lợi hồn tồn,
Đảng ta vẫn khẳng định chỉ có thể bằng con đường sử dụng bạo lực cách mạng
theo hai khả năng: hoặc là giành thắng lợi bằng một cao trào cách mạng của
quần chúng hoặc là lại tiến hành chiến tranh cách mạng để tiến lên giành toàn
thắng. Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng, họp từ 19-6 đến 6-7-1973 (đợt 1), cho rằng, tình hình cách mạng
“có thể diễn ra dưới hình thức chuyển từ phong trào đấu tranh chính trị địi thi
hành Hiệp định lên thành một cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong vùng
địch cịn kiểm sốt. Đây là khả năng giành thắng lợi khơng phải thông qua con
đường chiến tranh cách mạng mà chủ yếu bằng phong trào đấu tranh cách mạng,
bằng hành động bạo lực của quần chúng, nhưng cũng phải trên cơ sở ta giữ
vững và củng cố được thế quân sự của ta ngày càng mạnh, biết dùng sức mạnh
quân sự của ta kết hợp chính trị với quân sự và ngoại giao để dằn địch lại, không
để cho chúng mở rộng xung đột quân sự để gây lại chiến tranh”. Báo cáo nhấn
mạnh: “Trong quá trình tiến lên của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới...

thì phương châm đấu tranh của ta phải là đấu tranh chính trị kết hợp với đấu
tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao; kết hợp ba mũi chính trị, quân sự và binh


6

vận, nắm vững phương châm ba vùng, để giành dân và giành quyền làm chủ”.
[1]
1.4. Bài học kinh nghiệm
Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã trôi qua hàng chục năm, song những bài học
thành cơng của nó ln có giá trị thời sự sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng
của Đảng, của dân tộc, trong đó có việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa đấu tranh
quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao.
Thứ nhất, thắng lợi to lớn đó cho thấy giá trị lâu dài của việc kết hợp nhuần
nhuyễn thế trận quân sự, quốc phòng của đất nước với mặt trận ngoại giao. Mặt
trận ngoại giao đã góp phần giữ vững thành quả trên chiến trường bằng những
cam kết công khai của đối phương, làm rạng danh chiến thắng và nhận được sự
ủng hộ to lớn về vật chất và tinh thần của bạn bè quốc tế đồng thời trực tiếp
góp phần vào thắng lợi và chi viện cho chiến trường.
Thứ hai, cuộc tiến công chiến lược Tết Mậu Thân và đàm phán Pa-ri thể hiện
tầm quan trọng của việc theo dõi, nhận định, đánh giá một cách nhạy bén tình
hình thế giới, khu vực cũng như tương quan lực lượng của ta. Qua đó tìm ra
quy luật, kịp thời điều chỉnh chủ trương phù hợp với thực tiễn, ln hành động
đúng quy luật thì sẽ tránh được những khuyết điểm và giành được thắng lợi
trọn vẹn.
Phần 2: Liên hệ thực tiễn về việc giải quyết mối quan hệ giữa đấu tranh
quân sự và đấu tranh ngoại giao ở Việt Nam trong bối cảnh quan hệ quốc
tế phức tạp hiện nay
2.1. Bối cảnh quốc tế và Việt Nam hiện nay
Ngày nay, đất nước chúng ta đang trong thời kỳ hịa bình, có mơi trường chính

trị ổn định nhưng vẫn cịn đó những nguy cơ bất ổn. Biển Đông là một trong
những vùng biển chiến lược quan trọng nhất trên thế giới với nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú, trữ lượng dầu mỏ, khí đốt dồi dào, tập trung nhiều tuyến
giao thông hàng hải quốc tế quan trọng. Chính vì lẽ đó mà nhiều nước lăm le,
muốn xâm chiếm biển Đơng đặc biệt là hàng xóm láng giềng của chúng ta:


7

Trung Quốc. Hiện nay tình hình chiến sự ở Ukraine đã thu hút sự chú ý của
nhiều nước trên thế giới, điều đó có thể dẫn đến sự lơ là về vấn đề biển Đơng.
Trước tình hình đó Trung Quốc có thể sẽ tìm cách để gia tăng vị trí và ảnh
hưởng của họ ở biển Đơng. Tính từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã tiến hành
hoặc lên kế hoạch ít nhất 19 cuộc tập trận ở Biển Đơng và trong năm
ngoái, Trung Quốc được cho là đã tiến hành ít nhất 51 cuộc tập trận ở Biển
Đơng trong đó có ít nhất 20 cuộc tập trận ở vịnh Bắc bộ và ít nhất 1 cuộc tập
trận trái phép ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. [8]
Tình hình quốc tế cũng ngày càng phức tạp điển hình Dịch bệnh Covid 19 kéo
dài đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trên nhiều lĩnh vực của các quốc gia.
Bên cạnh đó, chiến sự tại Ukraine dẫn tới xung đột giữa Mỹ, các nước châu Âu
và Nga ngày càng leo thang căng thẳng. Các nhà chính trị cho rằng khả năng
của cả hai nhà lãnh đạo Mỹ và Liên Xô rất quan trọng để tránh sự đối đầu quân
sự xảy ra và tránh chiến tranh toàn cầu nổ ra. Bởi nếu xảy ra chiến tranh sẽ có
những hậu quả hết sức nặng nề với tất cả các quốc gia, nhất là những quốc gia
ở vị trí chiến lược như Việt Nam.
2.2. Giải quyết mối quan hệ giữa quân sự và ngoại giao trong tình hình
hiện nay
Trong 5 - 10 năm tới, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, nhanh
chóng, với nhiều biến động lớn, khó có thể dự đốn. Điều đó tác động mạnh
mẽ về nhiều mặt đến môi trường an ninh và phát triển của đất nước ta. Các

thách thức có thể cam go hơn, song Việt Nam cũng đứng trước nhiều cơ hội
mới. Trong bối cảnh đó, sự lãnh đạo của Đảng cùng với thế và lực của đất nước
sau 35 năm đổi mới là nhân tố quyết định để thực hiện thành công các mục tiêu
đối ngoại. Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định nguyên tắc nền tảng và tư
tưởng chỉ đạo của đối ngoại thời kỳ Đổi mới là: “Hoàn thiện và nhận thức sâu
sắc hơn đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hồ bình, hợp tác và phát triển; đa
phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành
viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế tồn diện, sâu rộng. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc


8

trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và
luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi; chú trọng nâng cao hiệu quả
hội nhập quốc tế trong tình hình mới” [4, tr.42]. Hiện nay ngoại giao cùng các
binh chủng đối ngoại đã “đi đầu trong kiến tạo hịa bình, bảo vệ Tổ quốc và thu
hút nguồn lực cho phát triển đất nước” [7] và nâng cao vị thế quốc gia. Thông
qua mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, ngoại giao về quốc phòng nước ta đã
ngày càng củng cố độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng như giữ vững
mơi trường hịa bình, ổn định phục vụ phát triển đất nước.
Trong bối cảnh hiện nay, hợp tác quốc phòng là một trong những yếu tố quan
trọng để duy trì hịa bình, ổn định trong khu vực đồng thời cũng là một yếu tố
quan trọng để thực hiện các mục tiêu quốc phịng của Việt Nam. Chính vì vậy,
quân đội nhân dân Việt Nam chủ trương mở rộng và nâng cao hiệu quả các mối
quan hệ quốc phòng song phương đồng thời tích cực tham gia vào các hoạt
động hợp tác quốc phòng đa phương. Việt Nam đẩy mạnh quan hệ đối ngoại
quốc phịng dưới mọi hình thức như trao đổi đoàn quân sự các cấp, tham vấn đối thoại quốc phòng, tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế... nhằm tăng
cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng lòng tin và ngăn ngừa
xung đột. Các lĩnh vực ưu tiên trong quan hệ quốc phòng của Việt Nam với các

nước là trao đổi các đồn qn sự, chia sẻ thơng tin, kinh nghiệm; hợp tác huấn
luyện, đào tạo, giải quyết các vấn đề nhân đạo.
Hội nhập quốc tế thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước thông qua phát huy
các lợi thế, tạo tiền đề vật chất cho tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.
Đồng thời, mở cửa, hội nhập quốc tế tạo sự hiểu biết, sự gắn kết và ràng buộc
lẫn nhau về lợi ích kinh tế, đầu tư, thương mại, hạn chế nguy cơ chiến tranh.
Bên cạnh đó, xu hướng hội nhập quốc tế đặt ra khả năng và yêu cầu khách quan
liên kết các quốc gia trong các thể chế khu vực và toàn cầu. Chủ động hội nhập
quốc tế theo yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường, sự tham gia có trách
nhiệm vào hoạt động của các tổ chức quốc tế, bên cạnh mở rộng quan hệ kinh
tế và ngoại giao song phương, cịn góp phần củng cố thế và lực của đất nước
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


9

2.3 Nhận thức của bản thân về vấn đề này
Trong cuộc cách mạng 4.0 này chúng ta yêu nước không chỉ thể hiện bằng lời
nói mà quan trọng nhất thể hiện bằng hành động
Thứ nhất, đối với sinh viên nói chung và bản thân em nói riêng thì nhiệm vụ
quan trọng nhất chính là ln phải tích cực trong học tập, rèn luyện để tự trang
bị đầy đủ cho mình những thái độ, phẩm chất, kiến thức. Từ đó nâng cao tri
thức, kĩ năng, tay nghề góp phần vào cơng cuộc xây dựng và phát triển các lĩnh
vực khác nhau của đất nước.
Thứ hai, em luôn phải thực hiện đúng đường lối của Đảng, pháp luật của nhà
nước, phải là công dân gương mẫu. Nhưng đồng thời em cũng phải tuyên truyền
và vận động những người khác thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của nhà nước.
Thứ ba, thời gian gần đây các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến lược “diễn biến
hịa bình” với cấp độ ngày càng gay gắt, quyết liệt, nhằm tạo ra “những khoảng

trống” để nhằm mục đích xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, truyền bá các
quan điểm sai trái, tung tin xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm giảm niềm tin
của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Chính vì thế bản thân em cần nâng cao bản
lĩnh chính trị để đạt được sự hiểu biết nhất định. Ngoài ra, chúng ta phải yêu
nước bằng trái tim nóng và cái đầu lạnh. Nếu khơng làm được điều này thì rất
dễ bị thế lực bên ngồi đánh vào “trái tim nóng” và đầu của chúng ta cũng nóng
thì rất dễ bị sa vào sự lơi kéo, lừa gạt của chúng.
Thứ tư, tuyên truyền hình ảnh quốc gia từ lâu đã được nhiều nước trên thế giới
xác định là một “mũi nhọn” trong chính sách đối ngoại, như một công cụ tạo
“sức mạnh mềm” cho đất nước. Chính vì thế em sẽ tích cực tun truyền và
quảng bá những nét đặc sắc của Việt Nam ra thế giới thông qua các trang mạng
xã hội, bài báo hay diễn đàn, qua đó thu hút cảm tình và niềm tin của bạn bè
quốc tế.


10

KẾT LUẬN
Giải quyết mối quan hệ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại nhằm tạo ra sức
mạnh tổng hợp là kế sách độc đáo của dân tộc ta trong quá trình dựng nước và
giữ nước. Trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc thời gian qua, nhờ thực hiện tốt việc kết hợp giữa quốc phòng, an
ninh và đối ngoại nên cách mạng Việt Nam đã giành được những thắng lợi to
lớn. Ngày nay, kết hợp giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại vẫn là yêu cầu
cấp thiết, là nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong mọi hoàn cảnh, việc kết hợp chặt chẽ các
mặt trận đối ngoại và quân sự là tiền đề để dân tộc ta lấy yếu thắng mạnh, lấy
ít kháng nhiều. Cùng với nguyên tắc kiên định lợi ích quốc gia-dân tộc, chúng
ta cũng nhận thức rõ rằng việc ứng xử khéo léo, hài hòa với các nước lớn và

xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với các nước láng giềng luôn là
một phần không thể thiếu của ngoại giao Việt Nam. Hiện nay, sự nghiệp đổi
mới vào thời điểm đất nước hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng đặt ra sứ mệnh
lịch sử mới cho ngoại giao Việt Nam. Hơn bao giờ hết, ngoại giao Việt Nam
cần đi tiên phong trong việc tạo mơi trường hịa bình, ổn định và thu hút các
nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước. Cùng với quốc phòng, an ninh tạo
thành thế chân kiềng vững chắc, ngoại giao đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp
chủ động, tích cực vào việc bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước
còn chưa nguy, phục vụ thiết thực các lợi ích an ninh, phát triển và nâng cao vị
thế đất nước.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Chính trị (1973), Báo cáo tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng đợt 1
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đảng tồn tập tập 28, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng tồn tập tập 47, Nxb.
Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội
[4] Đảng Cộng Sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tập 1,
Nxb. Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội
[5] Hồ Chí Minh Tồn tập (2011), tập 15, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật
[6] PGSTS. Nguyễn Trọng Phúc (2021), Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội
[7] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (2013), Phát biểu của tại Hội nghị Ngoại
giao lần thứ 28
[8] Trương Văn Khoa (2022), Trung Quốc lại thông báo tập trận ở Biển
Đông, Báo Thanh niên




×