Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

thuế trong TMĐT phần 2 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 5 trang )

2.2. Điểm tích cực của thuế trong hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam
-

Thứ nhất, thuế từ hoạt động thương mại điện tử tăng nguồn thu cho ngân sách của

Nhà nước. Thương mại điện tử là loại hình kinh doanh phát triển mạnh ở các nước trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Sự phát triển của công nghệ internet và dịch vụ
số xuyên biên giới ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tại Việt Nam, thương mại điện tử đã
và đang phát triển nhanh, việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, quảng cáo… thơng
qua các website thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, các mạng xã hội
trở nên phổ biến. Theo đó, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam đạt khoảng 13,7 tỷ
USD năm 2021, tăng khoảng 15% so với năm 2020 và được dự báo có thể đạt 39 tỷ USD
vào năm 2025, đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế có thị trường thương mại điện tử đứng
thứ ba trong khu vực ASEAN. Do đó, thương mại điện tử có thể mang lại tổng thu lớn
cho ngân sách nhà nước. Trong 6 tháng đầu năm 2022, các tổ chức, cá nhân có hoạt động
kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam đã khai thay nộp thay thuế nhà thầu gần 760
tỷ đồng, bằng 48% so với số thu năm 2021. Tổng thu từ hoạt động này từ 2018 đến
29/6/2022 đạt 5.432 tỷ đồng, tốc độ thu bình quân đạt 130%, số thu trung bình đạt
khoảng 1.200 tỷ đồng/năm. Đáng chú ý có một số nhà cung cấp nước ngoài được khai
thuế, nộp thuế thay với số thu lớn như: Facebook là 2.071 tỷ đồng; Google là 2.034 tỷ
đồng; Microsoft là 692 tỷ đồng.
- Thứ hai, công tác kiểm tra, thanh tra thuế đã được coi trọng, là một trong những
nhiệm vụ chủ yếu của công tác quản lý thuế. Cơ quan thuế đã tiến hành rà sốt dữ liệu về
các tổ chức, cá nhân có thu nhập nhận từ các trang mạng xã hội như Google, Facebook,
Youtube… để thông báo kê khai, nộp thuế Thời gian qua, Tổng cục Thuế đã phối hợp với
một số ngân hàng thương mại trên địa bàn đề nghị cung cấp dữ liệu dịng tiền giao dịch
chuyển từ nước ngồi về cho các tổ chức, cá nhân trong nước có nhận thu nhập từ các tổ
chức nước ngoài (Google, Apple, Netflix, …) do cung cấp dịch vụ trên các nền tảng số.
Đồng thời, cơ quan thuế yêu cầu các ngân hàng thương mại có trách nhiệm khấu trừ thuế
phải nộp của các tổ chức nước ngồi có phát sinh thu nhập tại Việt Nam do cung cấp dịch
vụ xuyên biên giới như Google (dịch vụ quảng cáo…), Apple (dịch vụ lưu trú dữ liệu trên


đám mây, dịch vụ nghe nhạc trực tuyến…), Netflix (dịch vụ xem phim trực tuyến),


Agoda, Booking.com (dịch vụ đặt phòng trực tuyến)… trước khi chuyển tiền ra nước
ngoài, theo quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Với các biện pháp này, bước đầu cơ
quan thuế đã thu được một số kết quả tích cực, khích lệ trong công tác chống thất thu
ngân sách. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2022, đã có 4 ngân hàng thương mại cung cấp
cho cơ quan thuế các tổ chức, cá nhân có thu nhập phát sinh từ Google, với tổng số tiền
nhận từ nước ngoài hơn 51,2 triệu USD và 21,4 tỷ đồng. Cơ quan thuế đã xử lý 38 cá
nhân có thu nhập từ Google, với số thuế truy thu, phạt và tiền chậm nộp 169 tỷ đồng; xử
lý 3 doanh nghiệp (DN) với số thuế truy thu, phạt và tiền chậm nộp là 327 triệu đồng. Về
quản lý thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam có thu nhập từ cung cấp dịch vụ
số xuyên biên giới, hoạt động kinh doanh TMĐT, lũy kế từ 2018 đến hết tháng 5/2022 cơ
quan thuế đã thu được từ xử lý vi phạm, chống thất thu khoảng 782 tỷ đồng, (5 tháng đầu
năm 2022 thu đạt 220 tỷ đồng). Trong đó có một số Cục Thuế có số thu lớn như: Cục
Thuế Hà Nội với số thu khoảng 358 tỷ đồng, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh với số thu
khoảng 146 tỷ đồng, Cục Thuế Đà Nẵng với số thu khoảng 67 tỷ đồng.
Tại địa phương, để nâng cao chất lượng quản lý thuế hoạt động kinh doanh TMĐT trên
địa bàn, UBND TP. Hà Nội giao các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tăng
cường quản lý thuế các hộ, cá nhân kinh doanh trên nền tảng số. Trong đó, UBND thành
phố giao Cục Thuế Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên
truyền, phổ biến các quy định, chính sách mới tới các hộ, cá nhân kinh doanh bằng các
hình thức phù hợp, hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền,
đảm bảo người nộp thuế hiểu, đồng thuận và thực hiện tốt các chính sách mới.Cục Thuế
Hà Nội hiện đang quản lý 465 cá nhân thuộc nhóm có thu thập từ các tổ chức nước ngoài
như Google, Facebook..., với số thuế đã nộp 56 tỷ đồng. Đối với nhóm kinh doanh bán
hàng online, cục thuế đang quản lý dữ liệu của trên 32.000 địa chỉ bán hàng online, trong
đó gần 3.400 cơ sở có doanh thu trên 100 triệu/năm. Cục Thuế Hà Nội cũng đã đưa vào
quản lý trên 1.300 người nộp thuế, với số nộp 12 tỷ đồng. Cục Thuế Hà Nội đang triển
khai rà soát trên 2.000 cơ sở bán hàng online trên địa bàn đưa vào quản lý thuế. Cùng với

đó, Cục Thuế Hà Nội đang quản lý dữ liệu của 756 chủ cơ sở với trên 2.300 địa chỉ cho


thuê nhà, trong đó có 49 chủ cơ sở có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, doanh thu ước
tính 10 tỷ đồng.
Chia sẻ tại hội nghị trực tuyến ngành Thuế vừa diễn ra hơm 30/6, ơng Thái Minh Giao Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, với nhận định kinh tế số vẫn sẽ tiếp
tục phát triển mạnh mẽ và chiếm tỷ trọng lớn của nền kinh tế, nên yêu cầu quản lý thuế
hiệu quả là nhiệm vụ tất yếu được cơ quan thuế TP. Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng và
đặt lên hàng đầu.
-

Thứ ba, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiều khâu quản lý thuế đã góp

phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế. Việc kê khai, nộp thuế có
thể

được

thực

hiện

qua

hệ

thống

thuế


điện

tử

eTax

tại

đường

dẫn

giúp doanh nghiệp và nhà nước tiết kiệm được thời gian, chi
phí phát sinh khi nộp thuế. Ngày 21/3/2022, Bộ Tài chính đã chính thức khai trương
Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngồi (NCCNN) nhằm hiện đại hóa
cơng tác quản lý thuế. Theo đó, NCCNN có thu nhập từ Việt Nam có thể thực hiện việc
đăng ký, kê khai, nộp thuế tại bất kỳ đâu trên thế giới thông qua Cổng từ đó tạo thuận lợi,
bình đẳng, minh bạch trong đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế NCCNN theo xu hướng
quản lý thuế quốc tế. Sau hơn 3 tháng triển khai Cổng thông tin điện tử dành cho
NCCNN (từ ngày 21/3/2022 đến 29/6/2022), đã có 26 NCCNN lớn (Microsoft,
Facebook, Netfix Samsung; TikTok; eBay...) đã đăng thuế, kê khai thuế và nộp thuế với
tổng số thuế khoảng 20 triệu USD. Như vậy, Việt Nam đã trở thành 1 trong 4 nước đầu
tiên Khu vực Đông Nam Á thành công trong việc khẳng định quyền quản lý thuế của
quốc gia đối với doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền
tảng số và các dịch vụ khác khơng có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam.
Cùng với đó, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ cơng tác tuyên truyền, hỗ trợ người
nộp thuế, trong đó, chú trọng hình thức tuyên truyền tại các chuyên mục về pháp luật
thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạp chí chuyên ngành (Chuyên mục Thuế
và đời sống trên VTV1, chuyên mục Chuyên gia của bạn trên VOV giao thông, Tạp chí
thuế, Tạp chí Tài chính, và các chương trình báo chí truyền hình khác); Phát động cuộc

thi viết về thuế đối với TMĐT để mọi người dân chung tay đề xuất, hiến kế nâng cao hiệu


quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Các Cục Thuế cũng nỗ lực đổi mới,
ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế bằng
phương thức điện tử, trực tuyến, qua website, mạng xã hội (Facebook, Zalo…)

Mẫu tin nhắn thông báo nộp thuế và xác nhận đã nộp thuế qua trang Zalo Cục thuế tỉnh Phú Thọ


Trang thông tin Tổng Cục thuế Việt Nam



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×