Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

THỰC TIỄN KIỂM sát VIỆC GIẢI QUYẾT các vụ án về MA túy tại VIỆN KIỂM sát NHÂN dân QUẬN hải CHÂU, THÀNH PHỐ đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.17 KB, 50 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TIỄN KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN VỀ MA
TÚY TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN HẢI CHÂU,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Giáo viên hướng dẫn

: Lê Hồng Phước

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Bảo Trinh

Lớp

: 44K19

Mã số sinh viên

: 181120919147

Đà Nẵng, ngày 18 tháng 01 năm 2022


MỤC LỤC



3

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Đấu tranh phòng chống tội phạm là một vấn đề quan trọng trong xã hội, là
yêu cầu cấp thiết, là mối quan tâm hàng đầu của mỗi địa phương. Để giải quyết
vấn đề này một cách hiệu quả Nhà nước ta luôn đưa ra nhiều biện pháp. Hiện
nay, tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng
như tội phạm giết người, cướp giật, trộm cắp, cố ý gây thương tích, chống người
thi hành cơng vụ… Trong đó các tội phạm về ma túy ngày càng nhiều.
Vấn đề ma túy ngày nay đang là vấn đề toàn cầu và cũng chính là mối quan
tâm chung của các quốc gia trên tất cả các châu lục. Ma túy là nguồn gốc của
nhiều tệ nạn xã hội nguy hiểm, tội phạm tổ chức, xuyên quốc gia và các tệ nạn
xã hội khác. Nghiện ma túy không chỉ hủy hoại sức khỏe mà còn là một trong
những nguyên nhân lây lan HIV / AIDS. Tệ nạn ma túy ngày càng trở thành vấn
đề nóng gây nên nhiều hệ lụy về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tệ nạn ma túy
đã trở thành hiểm họa của tồn nhân loại, khơng một quốc gia, dân tộc nào thốt
khỏi hậu quả của nó.
Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng là một quận trung tâm của thành phố
Đà Nẵng, được xác định là một trong những địa bàn trọng điểm phức tạp về hoạt
động ma túy. Mặc dù các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân quận Hải Châu
dành rất nhiều quyết tâm để ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm ma túy nhưng loại tội
phạm này vẫn tiếp tục gia tăng cả về số lượng người phạm tội, số vụ việc phạm
tội lẫn mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, đặc biệt chủ yếu là tội tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Chính vì lẽ đó, xuất phát từ yêu cầu
của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm tội phạm về ma túy, công tác kiểm
sát giải quyết các vụ án của Viện kiểm sát nhân dân là một trong các khâu công

tác được xác định từ ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân năm 1960 đến
nay. Sau hơn 60 năm bổ sung, đổi mới Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thì
cơng tác kiểm sát đã được cụ thể hóa đầy đủ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn và
phạm vi hoạt động.


4

Hàng năm, ngành Kiểm sát nhân dân căn cứ vào chủ trương, nghị quyết,
chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội để xác định chủ
trương, nhiệm vụ và trọng tâm công tác cụ thể; chủ động, tích cực trong thực
hiện chức năng nhiệm vụ, góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã
hội, đấu tranh phòng chống vi phạm và tội phạm, khắc phục các biểu hiện tiêu
cực, giữ gìn kỷ cương xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo an
ninh, trật tự và củng cố quốc phòng, kịp thời và kiên quyết đưa ra truy tố, xét xử
loại trọng tội, bảo vệ và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.
Để góp phần bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân, Viện kiểm sát các
cấp đã tăng cường hoạt động kiểm sát điều tra, kiểm sát hoạt động bắt, giam, giữ
và tập trung cải tạo; tăng cường kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải
quyết các đơn khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hữu quan để kịp thời phát hiện
vi phạm, ban hành kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm.
Trước tình hình số vụ phạm tội về ma túy hàng năm ngày càng tăng lên,
phức tạp và khó lường, số người nghiện đã kết thành từng nhóm, từng băng
đảng gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép, cướp giật... gây những hậu quả
nghiêm trọng. Ma túy dần trở thành tác nhân khiến xã hội mất cân bằng, là hiểm
họa của xã hội, ảnh hưởng an ninh quốc gia. Việc Tịa án có ra được bản án
khách quan, đúng đắn hay không, một phần thuộc trách nhiệm của Viện kiểm
sát. Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của tệ nạn này, cùng với sự đổi mới của
tính chất phức tạp của vụ án, cùng với sự đổi mới của hoạt động tư pháp, sự đổi
mới và tăng cường công tác kiểm sát giải quyết các vụ án về ma túy là một tất

yếu khách quan.
2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

a.

Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác kiểm sát giải quyết
các vụ án ma túy trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, rút ra những
ưu điểm, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân, qua đó đưa ra một số giải pháp,
đề xuất nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm sát giải quyết các vụ


5

án nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã hội.
b.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề án sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
Một là, phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về công tác kiểm sát việc giải quyết
các vụ án về ma túy trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật việt nam và thực tiễn thực
hiện việc kiểm sát việc giải quyết các vụ án về ma túy tại viện kiểm sát nhân
dân quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Ba là, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác
kiểm sát giải quyết các vụ án về ma túy tại viện kiểm sát nhân dân quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng


3.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Phạm vi thời gian: từ năm 2019 đến năm 2021.
Phạm vi nội dung: công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án ma túy.

4.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn, các
quan điểm, giải pháp bảo đảm việc kiểm sát giải quyết các vụ án ma túy trên địa
bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

5.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên phương pháp luận Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh chính trị,
trật tự an tồn xã hội. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: kết hợp
nghiên cứu giữa lý luận và thực tiễn, sử dụng các phương pháp khảo sát thực tế,
thống kê số liệu, phân tích, tổng hợp, chứng minh, đối chiếu so sánh các tài liệu,
số liệu để đánh giá kết quả thực hiện pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử vụ án hình sự.

6.

Kết cấu của đề tài



6

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung bài báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết các vụ án về ma túy
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực hiện việc
kiểm sát việc giải quyết các vụ án về ma túy tại viện kiểm sát nhân dân quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác
kiểm sát giải quyết các vụ án về ma túy tại viện kiểm sát nhân dân quận Hải
Châu, thành phố Đà Nẵng


7

CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN VỀ
MA TÚY
1.1 Khái quát về ma túy và tội phạm về ma túy
1.1.1 Khái niệm, phân loại chất ma túy
1.1.1.1

Khái niệm chất ma túy
Đã từ rất lâu, do trình độ nhận thức của người dân cịn thấp, y học chưa
phát triển nên mọi người chỉ biết sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh. Trong
các loại cây được dùng để chữa bệnh đó có cây thuốc phiện, cây cần sa và cây
Coca. Lúc bấy giờ, các loại cây đó được xem là “thần dược” để chữa các bệnh
phong thấp, đường ruột, giảm đau... Tuy nhiên, sau đó họ cũng đã phát hiện ra
tác hại của nó. Ở Việt Nam, thuật ngữ “chất ma túy” xuất hiện và thay thế cho

thuật ngữ “thuốc phiện” được sử dụng trước đó. Sau đó ma túy cịn là cây cần sa
và cây Coca. Có một số ý kiến cho rằng “ma” là “tê liệt” hoặc “làm mê mẩn”,
“túy” là say sưa. Như vậy, ma túy là chất đưa đến sự say sưa, mê mẩn. [31]
Thuật ngữ “ma túy” lần đầu tiên, chính thức được quy định tại Việt Nam là
tại Điều 203 của Bộ Luật hình sự năm 1985 “Tội tổ chức dùng chất ma túy”.
Sau đó, điều luật này được thay bằng Điều 185i “Tội tổ chức sử dụng trái pháp
chất ma túy” trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật hình sự được
Quốc hội thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997.[12]
Về sau, ngoài những sản phẩm của cây thuốc phiện, cây cần sa, cây Coca...
Dần xuất hiện các chất khác được tổng hợp trong phịng thí nghiệm cũng có tính
chất gây nghiện. Vì vậy khái niệm “ma túy” được mở rộng hơn về nội dung. Ở
các nước khác nhau thì khái niệm về thuật ngữ “ma túy” cũng quan niệm khác
nhau. Đặc điểm chung về khái niệm thuật ngữ ma túy giữa các nước là đều đề
cập đến ma túy bao gồm các chất gây nghiện và các chất hướng thần. [31]
Ở Việt Nam, theo các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, ma túy có
thể hiểu các chất bao gồm: nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao coca, hoa, lá, quả
cây cần sa, quả thuốc phiện khô, heroine, cocaine, các chất ma túy khác ở thể


8

lỏng hay thể rắn. Tiếp đến, Luật Phòng, chống ma túy được Quốc hội khóa X kỳ
họp thứ 8 thơng qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 quy định:[10][11]
“1. Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định
trong các danh mục do Chính phủ ban hành.
2. Chất gây nghiện là chất gây kích thích hoặc ức chế thần kinh, để gây tình trạng

nghiện đối với người sử dụng.
3. Chất hướng thần là chất gây kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu


sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.” [20]
Theo Nghị định của Chính phủ số 67/2001/NĐ- CP ngày 01 tháng 10 năm
2001 Ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất, thì hiện nay các chất ma
túy gồm 227 chất chia làm 3 danh mục và 22 hóa chất khơng thể thiếu được
trong quá trình điều chế chất ma túy cần kiểm sốt. [14][15]
Vì vậy, có thể quan niệm Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc
tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con người dưới bất kỳ hình thức nào sẽ gây
kích thích mạnh hoặc ức chế thần kinh và làm thay đổi trạng thái ý thức cũng
như sinh lý của người sử dụng. Nếu lạm dụng con người sẽ bị lệ thuộc vào nó và
dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng ma túy.
1.1.1.2

Phân loại chất ma túy
Phân loại chất ma túy là chia các chất ma túy ra từng nhóm khác nhau dựa
trên những căn cứ nhất định. Có nhiều cách phân loại, nhưng nhìn chung có một
số cách phân loại cơ bản sau đây:
Một là, căn cứ vào nguồn gốc của ma túy, ma túy được chia làm ba nhóm:
ma túy tự nhiên, ma túy bán tổng hợp, ma túy tổng hợp.
+ Ma túy tự nhiên là các chất ma túy có nguồn gốc từ tự nhiên, thu được
bằng cách ni trồng và hái từ các cây tự nhiên, từ các sản phẩm tinh chế, tách
chiết từ các sản phẩm thu hái đó. Ví dụ: thuốc phiện và các sản phẩm của thuốc
phiện như codein, narcotin.. ; Coca và các hoạt chất của nó như Cocain;…Ngồi
ra cịn các loại nấm như amanita nusscariav.v..
+ Ma túy bán tổng hợp là các chất ma túy được điều chế từ các chất là


9

sản phẩm tự nhiên bằng cách cho các sản phẩm tự nhiên tác dụng với một số hóa
chất để thu được một hợp chất có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu. Ví

dụ: Heroin (được bán tổng hợp từ morphin bằng cách axetyl hóa morphin; ethyl
morphin (được bán tổng hợp từ morphin bằng cách axetyl hóa morphin…
+ Ma túy tổng hợp là các hợp chất được điều chế bằng phương pháp tổng
hợp hóa học tồn phần từ các hóa chất (được gọi là tiền chất). Điển hình là các
chất amphetamine, ví dụ: methadone (dolophin); dolargan (pethidin)… Các chất
ma túy tổng hợp có tác dụng mạnh và nhanh hơn các chất ma túy bán tổng hợp.
Việc phân loại này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong cơng tác nghiên
cứu lý luận và còn giúp cho thực tiễn đấu tranh phịng, chống ma túy, biết được
ma túy có nguồn gốc từ đâu để truy tìm đến tận nguồn sản xuất ma túy nhằm
nâng cao hiệu quả điều tra và giải quyết các vụ án giúp kiểm soát triệt để tội
phạm và tệ nạn ma túy. [31]
Hai là, căn cứ vào mức độ gây nghiện, ma túy được chia thành hai nhóm
gồm ma túy có hiệu lực cao và ma túy có hiệu lực thấp.
+ Ma túy có hiệu lực cao là các chất ma túy chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ
cũng có thể tạo ra sự thay đổi lớn về trạng thái tâm sinh lý của con người và
vài lần sử dụng có thể gây nghiện. Ví dụ như ma túy tổng hợp, dạng kích thích
thần kinh như Amphetamin, Mathamphetamin…
+ Ma túy có hiệu lực thấp là các chất ma túy chỉ khi sử dụng một lượng lớn
và sử dụng nhiều lần thì mới có sự thay đổi về mặt tâm sinh lý và gây nghiện. Ví
như như nhựa thuốc phiện, lá cây cần sa...
Việc phân chia như trên giúp cho các cơ quan chức năng đưa ra các quy
định về ma túy cần cấm nghiêm ngặt, các chất ma túy được sử dụng hạn chế
trong y học và nghiên cứu khoa học. [30]
Ba là, căn cứ vào sự tác dụng sinh lý trên cơ thể con người, ma túy được
chia thành tám nhóm sau:
+ Các chất gây êm dịu, đam mê như thuốc phiện, morphin, dionin,
methdon,…


10


+ Cần sa và các sản phẩm của cần sa.
+ Coca và các sản phẩm của Coca.
+ Thuốc ngủ: methaqualon, mecloqualon… Các chất này có tác dụng ức
chế thần kinh.
+ Các chất an thần: các chất thuộc dẫn xuất của benzodiazepine,
meprobamat, hydroxyzine.
+ Các chất kích thích: emphatamin và các dẫn xuất của nó.
+ Các chất gây ảo giác điển hình: nấm psilocybe và psilocylin, mescalin…
+ Dung môi hữu cơ và các thuốc xơng.
Cách phân chia này có ý nghĩa to lớn trong nghiên cứu khoa học và y
học. Ngoài ra nó cịn giúp cho cơng tác giám định xác định loại ma túy, phục
vụ cho công tác giải quyết các vụ án liên quan đến chất ma túy. [30]
Bốn là, căn cứ vào nguồn gốc của ma túy và cơ chế tác động dược lý, các
chuyên gia của Liên Hợp quốc đã thống nhất phân chia ma túy thành năm nhóm
như sau:
+ Nhóm 1: Ma túy là các chất từ cây thuốc phiện (opiates);
+ Nhóm 2: Ma túy là các chất từ cây cần sa (canabis);
+ Nhóm 3: Ma túy là các chất kích thích (stimulants);
+ Nhóm 4: Ma túy là các chất ức chế (depresants);
+ Nhóm 5: Ma túy là các chất gây ảo giác (hallucinorens).
Việc phân chia theo năm nhóm vừa ngắn gọn vừa chặt chẽ, dễ vận dụng
trong thực tiễn cơng tác phịng, chống ma túy. [30]
1.1.2 Tác hại của ma túy

Ma túy gây nhiều tác hại về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đã trở
thành hiểm họa chung của toàn nhân loại. “Ma túy đang làm gia tăng tội phạm,
bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt những tiềm năng
quí báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế- xã hội,
đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Ma túy đang làm suy thoái nhân

cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống n vui gia đình, gây xói mịn đạo lý, kinh


11

tế, xã hội… Nghiêm trọng hơn ma túy còn là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn
bệnh thế kỷ HIV/AIDS phát triển…” trích lời ngài Boutros Gali- nguyên Tổng
thư ký Liên Hợp quốc đánh giá tại diễn đàn Liên Hợp quốc.
Theo quy định tại khoản 8 điều 2 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 quy
định: “Tệ nạn ma túy là tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các
hành vi trái phép khác về ma túy.” Như vậy, nói đến tác hại của ma túy được
hiểu là các tác hại do tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành
vi khác liên quan đến ma túy gây ra đối với các lĩnh vực đời sống xã hội.
Ma túy thúc đẩy gia tăng tội phạm và các tệ nạn xã hội. Sản xuất và buôn
bán ma túy mang lại lợi nhuận khổng lồ, do đó nó thúc đẩy nhiều người bấp
chấp lao vào con đường tội lỗi, dù biết là trái pháp luật. Theo thống kê năm
2009 người sử dụng trái phép chất ma túy đang ở cộng đồng là 25.286 người
(chiếm 6,92%) và hàng năm đều tăng và đến năm 2018 là 49.210 người (chiếm
13,47%), gấp 02 lần năm 2009. Đáng báo động thay, theo thống kê tính đến
tháng 11/2021 tồn tuốc hiện có 246.648 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý
và độ tuổi người nghiện ngày càng trẻ hóa. Tội phạm và tệ nạn ma túy gắn bó
chặt chẽ và là mảnh đất tốt để các tệ nạn như cờ bạc, nghiện rượu, mại dâm…
phát triển. Đặc biệt, trong số bị nhiễm HIV thì có đến 70% là do nghiện hút ma
túy. Vì vậy, ma túy là cầu nối làm gia tăng căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Ma túy
tàn phá sức khỏe của con người, người nghiện ma túy dễ mắc các bệnh tim
mạch và thần kinh. Những người nghiện ma túy thường sức khỏe ốm yếu, thần
kinh rối loạn, trí nhớ kém... Kết quả điều tra xã hội học cho thấy 80% người
nghiện ma túy trả lời rằng họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì, kể cả tội phạm để có
thể đáp ứng nhu cầu ma túy. Hậu quả là họ gây suy sụp kinh tế cho gia đình, mất
việc làm, mất uy tín đối với gia đình, bạn bè và xã hội. Theo thống kê số người

nghiện ma túy, 85,5% là người có tiền án, tiền sự hoặc có liên quan đến hành vi
vi phạm pháp luật. Vì vậy, ma túy là nguyên nhân gây ra mất trật tự an ninh xã
hội, phá hoại hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng nền kinh tế, nịi giống nhân loại.
Có thể nói, hiểm họa ma túy khơng của riêng ai, nó đã trở thành mối nguy chung


12

của nhân loại, vì vậy việc đẩy mạnh cơng tác kiểm sát giải quyết vụ án ma túy
nhằm răn đe trong lĩnh vực kiểm sốt ma túy là vơ cùng cần thiết. [32]
1.1.3 Khái niệm, đặc điểm của tội phạm về ma túy

Không phải tất cả hành vi nào liên quan đến ma túy đều bị coi là tội phạm.
Tại Điều 1 và Điều 3 Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2001
Ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất có quy định các chất ma túy
đều rất độc hại nên bị cấm một cách tuyệt đối. Tuy nhiên có những trường hợp
được sử dụng như buộc phải sử dụng để phục vụ công tác kiểm nghiệm, nghiên
cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo điều trị. Những cơ
quan, tổ chức, cá nhân nào thực hiện các công việc sản xuất, nghiên cứu, giám
định, mua bán, vận chuyển, trao đổi, nhập khẩu, xuất khẩu, sử dụng chất ma túy
độc hại, độc dược đều phải tuân thủ quy định của pháp luật về kiểm soát các
hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy. Bên cạnh đó, văn bản số 08/VBHNBCA ngày 31/12/2015 hợp nhất 02 thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng một số
quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự năm
1999 cũng nêu rõ: Mọi trường hợp sử dụng các chất nghi là ma túy hoặc các tiền
chất ma túy (được quy định trong những danh mục chất ma túy do Chính phủ
ban hành) nếu được phát hiện đều bị thu giữ để giám định và phân loại. [14][22]
- Nếu các chất này được giám định là ma túy thì các cá nhân, tổ chức, cơ sở
sản xuất, sử dụng, tàng trữ ... sẽ bị coi là tội phạm.
- Nếu các chất bị kiểm tra không phải là ma túy, tiền chất dùng vào việc sản
xuất trái phép chất ma túy mà cá nhân, tổ chức cố tình thực hiện thì phải chịu

trách nhiệm hình sự.
- Cá nhân, tổ chức sẽ không phải chịu trách nhiệm về ma túy nếu biết thuốc
là giả mà mua bán, trao đổi để người khác tin là thật. Tuy nhiên, họ sẽ bị khởi tố
về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Mục 174 Bộ luật Hình sự 2015.
Bộ luật Hình sự năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
Hình sự năm 2017 đã có những quy định bổ sung, cập nhật các chất ma túy mới;
bỏ hình phạt tử hình với một số tội về ma túy. Đây là những sửa đổi, bổ sung rất


13

quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy
trong tình hình mới. Cụ thể như đưa hành vi sử dụng trái phép chất ma túy ra
khỏi Bộ luật Hình sự; Bộ luật Hình sự 2015 đã tách Điều 194 Bộ luật Hình sự
1999 quy định về Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
chat ma túy thành 4 tội riêng biệt đó là tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” được
quy định tại Điều 249; tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” được quy định tại
Điều 250; tội “Mua bán trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 251 và tội
“Chiếm đoạt chất ma túy” được quy định tại Điều 252. Ngoài ra, Bộ luật Hình
sự 2015 cịn bổ sung quy định xử lý hình sự đối với hành vi buôn bán, vận
chuyển các chất ma túy mới. [8][9]
Mặc dù tội phạm ma túy được chia thành nhiều loại và nhiều mức án phạt
khác nhau nhưng cơ bản đều có chung những đặc điểm sau:
Một, các tội phạm về ma túy đều có chung đối tượng là các chất ma túy
hoặc liên quan đến các chất ma túy.
Hai, gây ra hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi phạm tội liên quan đến
ma túy nói chung là hành vi nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát
triển của xã hội, an ninh trật tự cơng cộng, an tồn xã hội; và làm tan vỡ hạnh
phúc của nhiều gia đình. Đặc biệt đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều tội
phạm khác như trộm cắp, cướp giật… nhằm chiếm đoạt tài sản để phục vụ cho

hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Ba, xâm phạm chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước. Nhà nước
nghiêm cấm các hành vi sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng… trái
phép chất ma túy, Tội phạm ma túy là người xâm phạm các quy định về quản lý
ma túy của Nhà nước.
Bốn, người phạm tội liên quan đến ma túy tuy biết rõ hành vi của mình là
vi phạm phát luật nhưng mọi người phạm tội đều cố ý thực hiện hành vi.
Tóm lại, dù chưa có một định nghĩa nào thống nhất về khái niệm tội phạm
về ma túy, tuy nhiên qua nghiên cứu, tác giả rút ra kết luận về khái niệm tội
phạm về ma túy như sau: “Tội phạm về ma túy là hành vi nguy hiểm cho xã hội,


14

do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, vi
phạm các quy định của Nhà nước về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán,
quản lý, sử dụng các chất ma túy và tiền chất ma túy được quy định trong Bộ
luật Hình sự xâm phạm đến trật tự an tồn xã hội, tính mạng sức khỏe và nịi
giống dân tộc.”
1.1.4 Dấu hiệu pháp lý, đối tượng của tội phạm về ma túy
a. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm về ma túy

Tội phạm là hiện tượng xã hội cụ thể và cấu thành tội phạm là khái niệm
pháp lý mô tả hiện tượng đó. Theo đó, các dấu hiệu bắt buộc của một tội phạm
bao gồm: mặt chủ thể của tội phạm (dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự, độ
tuổi), mặt chủ quan của tội phạm ( dấu hiệu có lỗi hay khơng có lỗi), mặt khách
quan của tội phạm ( dấu hiệu hành vi và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và
hậu quả), mặt khách thẻ của tội phạm ( dấu hiệu quan hệ xã hội bị xâm hại. Trên
đây là dấu hiệu bắt buộc của một tội phạm, thiếu một trong bốn dấu hiệu trên thì
sẽ khơng có tội phạm xảy ra. Tội phạm về ma túy là một tội phạm cho nên cần

phải có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm sau:


Về mặt khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội phạm ma túy là sự thống nhất quản lý của nhà nước về
ma túy. Có thể nói, trong bất kỳ hệ thống xã hội nào có giai cấp thì nhà nước
cũng xác lập, bảo vệ, củng cố và thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ xã hội
phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Hệ thống pháp luật hình sự ln là
cơng cụ hữu hiệu để nhà nước bảo vệ các quan hệ xã hội theo lợi ích của giai
cấp mình. Ma túy là chất độc dược gây nghiện có tính nguy hiểm được sử dụng
trong y học và nghiên cứu khoa học. Do đó, sự thống nhất quản lý của Nhà nước
về chất ma túy nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng ma túy, bảo vệ sức khỏe
người dân và ngăn ngừa các tội phạm về ma túy. Hệ thống quản lý các chất ma
túy của Nhà nước là tập hợp các quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành quy định liên quan đến các vấn đề như sản xuất, vận chuyển, mua bán,
bảo quản, tồn trữ, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, xuất nhập khẩu, quá cảnh


15

lãnh thổ Việt Nam, kê đơn, bán thuốc, giám định, nghiên cứu ma túy, tiền chất.
Các quy định của hệ thống kiểm soát ma túy được thể hiện trong Hiến pháp;
Luật phịng, chống ma túy; các nghị định của Chính phủ về các vấn đề liên quan
đến hệ thống kiểm soát ma túy và tiền chất do các bộ, ban ngành quy định (đặc
biệt là các quy định của Bộ Y tế) trong liên quan đến việc kiểm soát ma túy và
tiền chất liên quan đến hệ thống quản lý. Ngoài vi phạm chế độ quản lý thống
nhất của Nhà nước về ma túy, tội phạm ma túy còn xâm phạm an ninh trật tự, an
toàn xã hội, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người và sự phát triển
giống nịi của dân tộc.



Về mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan được hiểu là mặt bên ngoài của tội phạm, nó bao gồm
những biểu hiện của tội phạm xảy ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.
Mặt khách quan tội phạm ma túy tuy khác nhau về hình thức thể hiện, về tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội nhưng giống nhau ở chỗ đề là đó đều là
những hành vi vi phạm chế độ độc quyền và thống nhất quản lý của Nhà nước.
Các hành vi đó bao gồm: Trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các
loại cây khác có chứa chất ma túy; Các hành vi như sản xuất, vận chuyển, tàng
trữ, chiếm đoạt, mua bán trái phép chất ma túy; tổ chức sử dụng trái phép chất
ma túy, chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức người khác sử
dụng trái phép chất ma túy, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy;
tàng trữ, vận chuyển, mua, bán hoặc chiếm đoạt tiền chat dùng vào việc sản xuất
trái phép chất ma túy; hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất ma túy, tiền
chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.



Về mặt chủ thể của tội phạm:
Chủ thể tội phạm ma túy là những người có đầy đủ năng lực trách nhiệm
hình sự và đạt độ tuổi theo Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về độ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Tuy Bộ luật Hình sự 2015 khơng có quy định khái
niệm năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình
sự đối với người phạm tội trong tình trạng đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh


16

khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình tại
Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, một người thực hiện hành vi nguy

hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, hoặc một bệnh khác làm mất
khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển làm chủ hành vi của mình, thì
khơng phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, năng lực trách nhiệm hình sự là
một điều kiện cần thiết để xác định một người có lỗi hay không khi họ thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ có người có năng lực trách nhiệm hình sự
mới có thể là chủ thể của tội phạm. Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 quy
định thì trong 13 tội phạm về ma túy có 5 tội quy định người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể là: Điều 248 quy định về tội
sản xuất trái phép chất ma túy; Điều 249 quy định về tội tàng trữ trái phép chất
ma túy; Điều 250 quy định về tội vận chuyển trái phép chất ma túy; Điều 251
quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy; Điều 252 quy định về tội chiếm
đoạt chất ma túy. Còn 8 tội còn lại là Điều 247 quy định về tội trồng cây thuốc
phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy; Điều
253 quy định về tội tàng trữ, vạn chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất
dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; Điều 254 quy định về tội sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất
hoặc sử dụng trái phép chất ma túy; Điều 255 quy định về tội tổ chức sử dụng
trái phép chất ma túy; Điều 256 quy định về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép
chất ma túy; Điều 257 quy định về tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép
chất ma túy; Điều 258 quy định về tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất
ma túy; và Điều 259 quy định về tội vi phạm về quản lý, sử dụng chất ma túy,
tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; Độ tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự của 8 tội danh nêu trên là từ đủ 16 tuổi. [8][9]


Về mặt chủ quan của tội phạm:
Mặt chủ quan của các tội phạm về ma túy đa phần đều được thực hiện dưới
hình thức cố ý trực tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả



17

xảy ra theo khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015. Chỉ có tội chứa chấp việc sử
dụng trái phép chất ma túy (Điều 256) có thể được thực hiện dưới hình thức lỗi
cố ý gián tiếp. Riêng tội vi phạm các quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất,
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259) có trường hợp được thực hiện
dưới hình thức lỗi vơ ý.
b. Đối tượng của tội phạm về ma túy

Mặc dù tội phạm ma túy được chia thành nhiều loại với nhiều mức án phạt
khác nhau nhưng đều có chung một đối tượng là các chất ma túy hoặc liên quan
đến các chất ma túy như thuốc phiện, Heroine, Cocaine, Methamphetamine,
Amphetamine, MDMA, XLR-11...
1.2 Khái quát về hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ án về ma túy
1.2.1 Khái niệm hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ án về ma túy

Công tác kiểm sát giải quyết các vụ án ma túy là một nhiệm vụ quan trọng
trong số các nhiệm vụ mà Ngành kiểm sát nhân dân phải thực hiện. Đây vừa là
một nhiệm vụ đồng thời cũng là chức năng của Ngành kiểm sát nhân dân. Căn
cứ tại khoản 1 Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định:
“Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm
sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ
án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hơn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy
định của pháp luật.” Từ những quy trình đầu tiên của thủ tục tố tụng, công tác
kiểm sát đã diễn ra từ khâu tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm và giải quyết tố

giác cho đến khi kết thúc quá trình giải quyết vụ án. Giải quyết vụ án là việc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xem xét, ra quyết định về việc giải
quyết vụ án theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật. [13]
Vì vậy, cơng tác kiểm sát giải quyết các vụ án về ma túy là hoạt động của


18

Viện kiểm sát nhân dân kiểm tra, giám sát, xem xét, theo dõi việc tuân thủ pháp
luật của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật Tố tụng Hình sự phát sinh trong
giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và giải quyết các hành vi phạm pháp liên quan
đến ma túy và các hợp chất liên quan đến ma túy được thực hiện theo đúng quy
định pháp luật.
1.2.2 Đặc điểm của hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ án về ma túy

Với phương thức, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm ma túy ngày càng
tinh vi, xảo quyệt, các đối tượng sẵn sàng chống trả dưới nhiều cách thức trá
hình khác nhau. Do vậy, cơng tác kiểm sát giải quyết vụ án cũng được thay đổi
cho thích ứng với tình hình hiện tại. Song, các quy định về hoạt động kiểm sát
vẫn luôn mang những đặc điểm đặc trưng sau:
Thứ nhất, ln đảm bảo tính khách quan khi tiếp nhận tin báo, tố giác tội
phạm. Kiểm sát viên chủ động nắm bắt, tiếp cận thông tin về các đối tượng nghi
sử dụng, tàng trữ trái phép chất nghi là ma túy. Một trong những đặc trưng của
nhóm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là có nhiều đối tượng cùng thực
hiện hành vi phạm tội, các đối tượng này đều vừa sử dụng ma túy xong nên
trạng thái tinh thần thường không ổn định, việc khai báo ban đầu chưa chính
xác. Do vậy, việc tiếp nhận thông tin ban đầu ở giai đoạn tin báo, tố giác tội
phạm cần được hết sức chú trọng để đánh giá, phân loại đối tượng liên quan.
Kiểm sát viên cần kiểm tra tính khách quan, trung thực trong việc khai báo ban
đầu của các đối tượng.

Thứ hai, đối tượng của hoạt động kiểm sát các vụ án về ma túy là hoạt
động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia
tố tụng.
Thứ ba, hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ án về ma túy là hoạt động
nhân danh nhà nước để thực hiện trong khuôn khổ pháp luật tố tụng quy định
nhằm bảo vệ các quyền lợi của nhà nước, của các tổ chức xã hội và của công
dân.
Thứ tư là tính độc lập của Kiểm sát viên. Khi được phân công kiểm sát việc


19

tuân theo pháp luật trong giải quyết vụ án về ma túy, kiểm sát viên được quyền
thực hiện tất cả những cơng việc thuộc thẩm quyền của mình được quy định tại
Điều 42 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 mà không cần phải xin ý kiến chỉ đạo của
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp. Điều này thể hiện rõ tính
độc lập của Kiểm sát viên khi tham gia việc giải quyết vụ án. Trong quá trình
giải quyết vụ án, Kiểm sát viên phải thường xuyên báo cáo tình hình, tiến độ giải
quyết vụ án với lãnh đạo Viện và tham mưu cho Viện trưởng, Phó Viện trưởng
ban hành các lệnh, quyết định thuộc thẩm quyền của họ. Hay nói cách khác,
Kiểm sát viên sử dụng những thẩm quyền mà Bộ luật Tố tụng hình sự giao cho
mình để thực hiện những lệnh, quyết định của lãnh đạo Viện kiểm sát ban hành.
Cuối cùng là thời điểm bắt đầu tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật
để giải quyết vụ án ma túy. Khi tội phạm ma túy được phát hiện, vụ án được
khởi tố, điều tra, tức là lúc quyền công tố được phát động, thì cũng có nghĩa là
Viện kiểm sát bắt đầu tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật của chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật Tố tụng Hình sự... Tuy nhiên, cũng có trường hợp
quyền cơng tố chưa được phát động cũng đã xuất hiện hoạt động kiểm sát, chẳng
hạn như kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, giá định,
định giá tài sản... của Cơ quan điều tra trước khi khởi tố vụ án hình sự.

1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong hoạt động kiểm sát giải quyết

các vụ án về ma túy
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ
của Viện kiểm sát nhân dân tại Điều 2 cụ thể như sau: “1. Viện kiểm sát nhân
dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ
bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh
và thống nhất.” [13]


20

Đối với các vụ án về ma túy thì chức năng, nhiệm vụ được thể hiện rõ qua
các bước tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo về các vụ án ma túy. Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức
năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án ma túy của
các Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra; bên cạnh đó cịn thể hiện trong điều tra một số loại tội phạm
xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư
pháp; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án về ma túy;
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Tòa
án nhân dân; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam,
quản lí và giáo dục người chấp hành án phạt tù, tiếp nhận, giải quyết các khiếu
nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố theo quy
định của pháp luật. Khi thực hiện chức năng kiểm sát các vụ án về ma túy, Viện
kiểm sát nhân dân có quyền ra quyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu. Các
quyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân phải

được các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh theo quy
định của pháp luật. [13]
Đối với công tác kiểm sát hoạt động điều tra, Viện kiểm sát nhân dân kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra của các Cơ quan điều tra,
các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm
đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được điều tra, khởi tố, xử lí kịp thời,
khơng để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, không để
người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền cơng
dân, bị xâm phạm tính mạng, tài sản và nhân phẩm một cách trái pháp luật, đảm
bảo việc điều tra phải khách quan, tồn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật;
những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện, khắc phục
kịp thời và xử lí nghiêm minh; truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải
có căn cứ và đúng pháp luật. Trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt


21

động điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có quyền khởi tố vụ án, yêu cầu Cơ quan
điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; đề ra yêu cầu điều tra và
yêu cầu Cơ quan điều tra trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy
định của pháp luật; yêu cầu thay đổi Điều tra viên; quyết định áp dụng, thay đổi,
hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; phê
chuẩn, không phê chuẩn các quyết định hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp
luật của cơ quan điều tra; kiểm sát việc khởi tố; kiểm sát các hoạt động điều tra
và việc lập hồ sơ vụ án của các Cơ quan điều tra; kiểm sát việc tuân theo pháp
luật của những người tham gia tố tụng; giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền
điều tra, đồng thời, yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục các vi phạm pháp luật
trong hoạt động điều tra, kiến nghị với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan áp
dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
Đối với công tác kiểm sát xét xử các vụ án ma túy, Viện kiểm sát nhân dân

có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án
với mục đích đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời. Khi
thực hiện công tác kiểm sát xét xử vụ án ma túy, Viện kiểm sát có quyền kiểm
sát việc thực hiện theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án; kiểm sát
việc tuân thủ pháp luật của những người tham gia tố tụng; kiểm sát các bản án;
yêu cầu Tòa án nhân dân cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án hình
sự để xem xét quyết định việc kháng nghị. Và viện kiểm sát có quyền kháng
nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của
Tịa án theo quy định của pháp luật. Ngồi ra, viện kiểm sát nhân dân cịn có
quyền kiểm sát việc thụ lí, lập hồ sơ vụ án, u cầu Tịa án hoặc tự mình điều
tra, xác minh những vấn đề chưa được sáng tỏ nhằm giải quyết kịp thời, đúng
đắn vụ án; khởi tố vụ án dân sự theo quy định pháp luật; tham gia vào phiên Tòa
xét xử và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án; kiểm
sát việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động xét xử và của những người tham gia
tố tụng; có quyền u cầu Tịa án áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời


22

theo quy định của pháp luật; thực hiện quyền kháng nghị; đồng thời, có quyền
kiến nghị Tịa án khắc phục những vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ
án. Về hoạt động kiểm sát thi hành án, Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát việc
tuân thủ pháp luật của Tòa án, của Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên và
những tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án, quyết định đã có
hiệu lực của Tịa án với mục đích đảm bảo bản án, quyết định đó được thi hành
đầy đủ, kịp thời và đúng pháp luật. Theo đó, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu
Tòa án, Cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, các tổ chức và cá nhân có
liên quan đến việc thi hành án ra quyết định thi hành án và tiến hành thi hành
bản án, quyết định của Tòa án đúng theo quy định; tự kiểm tra việc thi hành bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; cung cấp các tài liệu, vật chứng có liên

quan đến việc thi hành án; trực tiếp kiểm sát việc tuân thủ pháp luật tại cơ quan
thi hành án cùng cấp và cấp dưới, của Chấp hành viên trong việc thi hành bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và việc giải quyết kháng cáo, khiếu nại,
tố cáo đối với việc thi hành án; đồng thời, thực hiện quyền kháng nghị về những
sai sót trong cơng tác thi hành án theo quy định của pháp luật.
Tội phạm về ma túy là một trong những loại tội phạm nguy hiểm và hiện
nay đang được Đảng và Nhà nước quán triệt xử lý triệt để, đúng người, đúng tội,
đúng pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật hình sự quy định tại Chương các
tội phạm về ma túy. Do vậy, là một chức năng quan trọng của Viện kiểm sát
nhân dân, công tác kiểm sát các vụ án hình sự về tội phạm ma túy sẽ được đảm
bảo cho việc giải quyết được rõ ràng, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và
làm oan người vô tội.
1.2.4 Ý nghĩa của hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ án về ma túy

Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014
quy định:
“Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm:


23

a) Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi
tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hơn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án; việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác được thực
hiện đúng quy định của pháp luật;
b) Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm
giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của
pháp luật; quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị
bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải

được tôn trọng và bảo vệ;
c) Bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi
hành nghiêm chỉnh;
đ) Mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử
lý kịp thời, nghiêm minh.” [13]
Như chúng ta đã biết, Viện kiểm sát nhân dân là một trong bốn hệ thống cơ
quan cấu thành của bộ máy nhà nước, đóng một vai trị rất quan trọng trong việc
duy trì trật tự pháp luật, bảo vệ xã hội chủ nghĩa. Thực hiện theo Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng với các văn bản pháp luật khác
như Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và tại Quy
chế thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra xác định rõ ý nghĩa của công
tác kiểm sát của Viện kiểm sát nhằm bảo đảm:
- Mọi hành vi phạm tội đều được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không
để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội;
- Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các
quyền cơng dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và
nhân phẩm một cách trái pháp luật.
- Việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp


24

luật; những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện kịp
thời; khắc phục và xử lý nghiêm minh;
- Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng
pháp luật.
Như vậy, công tác kiểm sát điều tra, giải quyết vụ án ma túy của Viện kiểm
sát nhân dân có một ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đấu tranh phịng chống
các loại tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng. Góp phần bảo vệ
pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của

nhân dân; bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể; bảo vệ sức khỏe, tính mạng,
tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân; bảo đảm để tất cả hành vi xâm
phạm lợi ích của nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân
đều phải được xét lý nghiêm theo pháp luật; phù hợp với thực tiễn trong công
cuộc đổi mới xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. [6][13]
1.3 Hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ án về ma túy là hoạt động thực
hiện quyền lực Nhà nước
Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ
nghĩa xã hội, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã bổ sung
một nguyên tắc mới về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta. Đó là
“quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp”. Viện kiểm sát nhân dân là một thiết chế đặc trưng của Nhà nước xã hội
chủ nghĩa, có vai trị hết sức quan trọng trong bộ máy nhà nước ta hiện nay.
Chức năng kiểm sát giải quyết các vụ án hình sự nói chung và kiểm sát giải
quyết các vụ án về ma túy nói riêng của Viện kiểm sát nhằm phát hiện kịp thời
để loại trừ vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành
tố tụng và người tham gia tố tụng giúp đảm bảo việc tuân theo pháp luật, bảo
đảm cho pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh và thống nhất. Về bản chất, đây
là thiết chế kiểm soát quyền lực trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa.


25


×