Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tất cả bài tập luật lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.87 KB, 21 trang )

Lời nói đầu
Thế giới luôn vận động không ngừng. Cái cũ mất đi, cái mới xuất hiện.
Tuy nhiên,cái mới không xóa bỏ hoàn toàn cái cũ mà có “sự kế thừa” những cái
hay, cái tiến bộ của cái cũ để làm nấc thang bước lên (trong đó “ kế” nghĩa là kết
nối; “thừa” là tiếp theo- Từ điển Từ và Ngữ Tiếng Việt của GS Nguyễn Lân).
Với vai trò là hệ thống luật trên thế giới, luật quốc tế cũng có một chế định quy
định về “ sự kế thừa”. Cụ thể tại kỳ họp XVI của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã
thông qua nghị quyết về việc đưa vấn đề kế thừa vào danh mục những vấn đề
trước mắt cần pháp điển hóa và ngày 22/8/1978 Công ước Viên về kế thừa, ngày
1/4/1978 Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và công nợ quốc gia
được thông qua. Sở dĩ như vậy vì vấn đề kế thừa có vai trò ngày càng quan trọng
trong sinh hoạt quốc tế, khi mà ngày càng có nhiều quốc gia giành lại được độc
lập hay có thêm một số quốc gia được chia, tách, sáp nhập. Việc xác nhận một
quốc gia có phải là quốc gia kế thừa của quốc gia trước đó hay không chẳng
những ảnh hưởng đến riêng quốc gia mới đó mà còn có ý nghĩa quan trọng với
nhiều quốc gia khác trên thế giới trong bối cảnh thế giới được coi là “phẳng”
như hiện nay.
Cho đến nay, kế thừa vẫn là một vấn đề phức tạp, còn nhiều cuộc tranh
luận xung quanh nó. Nhìn chung trong các bộ phận của kế thừa có ba bộ phận cơ
bản: kế thừa quốc gia, kế thừa chính phủ, kế thừa của các tổ chức quốc tế.
Thứ nhất, kế thừa chính phủ là vấn đề phổ biến và có lẽ được các quốc
gia nhất trí cao bởi hàng năm có rất nhiều chính phủ mới được bầu lên. Theo
nguyên tắc đồng nhất và liên tục quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia,
chính phủ mới hiển nhiên kế thừa quyền và nghĩa vụ của chính phủ trước đó
(ngoại trừ trường hợp chính phủ mới được lập nên do cuộc cách mạng xã hội
trong nội bộ quốc gia đó).
Thứ hai, vấn đề kế thừa tổ chức quốc tế. Phù hợp với yêu cầu khách quan
của sự phát triển cũng như mong muốn của các quốc gia trên thế giới đặc biệt từ
sau Thế chiến Đệ nhị, các tổ chức quốc tế mới thật sự phát triển và phổ biến,
phát huy được vai trò của mình. Kế thừa một tổ chức quốc tế tức là chấm dứt
hoạt động của tổ chức đó và ra đời một tổ chức khác với chức năng tương tự. Vì


các quốc gia thành viên là những “người” lập nên tổ chức đó, định ra vai trò,
chức năng của tổ chức nên việc xem xét liệu tổ chức mới có kế thừa chức năng
của tổ chức cũ hay không tùy thuộc vào các quốc gia thành viên. Do đó điều dễ
hiểu là “ cho đến nay trong luật pháp quốc tế chưa có quy phạm chung quy định
về sự kế thừa của các tổ chức quốc tế”.
Thứ ba, vấn đề kế thừa quốc gia. Quốc gia được xem là chủ thể cơ bản
của luật quốc tế, đóng vai trò là linh hồn trong luật quốc tế nên sự kế thừa quốc
gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quan hệ pháp luật quốc tế cũng như
quan hệ giữa các quốc gia hiện nay.
Bài tiểu luận của nhóm chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề về kế thừa
quốc gia trong luật cũng như trong thực tiễn pháp lý quốc tế; đồng thời đề cập cụ
thể về kế thừa quốc gia tại Việt Nam từ thế kỉ XX đến nay.
Bố cục bài tiểu luận như sau:
Lời nói đầu
Phần I: Những vấn đề chung về kế thừa quốc gia trong luật quốc tế.
1. Sự kế thừa của quốc gia mới trong trường hợp các quốc gia hợp nhất hay
sáp nhập.
2. Sự kế thừa của quốc gia mới khi có sự chia, tách của một quốc gia.
3. Sự kế thừa của quốc gia mới do kết quả của cuộc cách mạng xã hội.
4. Sự kế thừa của quốc gia mới do kết quả của phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc.
Phần II: Vấn đề kế thừa tại Việt Nam từ đầu thế ký XX
1. Sơ lược về lịch sử Việt Nam
2. Vấn đề kế thừa của Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến nay
Năm 1945
Năm 1975
Phần I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ THỪA
QUỐC GIA TRONG LUẬT QUỐC TẾ
Trước hết cần hiểu khái niệm thế nào là quốc gia?. Có ý kiến cho rằng,

quốc gia là khái niệm địa lý và chính trị, trừu tượng về tinh thần, tình cảm và
pháp lý, để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con
người của các dân tộc có trên lãnh thổ đó, họ gắn bó với nhau bằng luật pháp,
quyền lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử lập quốc và
những con người chấp nhận nền văn hóa cũng như lịch sử lập quốc đó cũng chịu
sự chi phối của chính quyền, cùng nhau chia sẻ quá khứ, hiện tại và cùng nhau
xây dựng một tương lai chung trên vùng lãnh thổ có chủ quyền
1
. Theo từ điển
luật học, quốc gia là thực thể pháp lý-chính trị được cấu thành bởi ba yếu tố:
lãnh thổ, dân cư và chủ quyền.
Còn thế nào là kế thừa quốc gia? Trong Công ước Viên 1978 có định
nghĩa: “sự kế thừa của quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay thế của một
quốc gia này cho một quốc gia khác trong việc gánh chịu trách nhiệm về quan hệ
quốc tế đối với lãnh thổ nào đó”. Có quan điểm cho rằng các cơ sở làm phát sinh
kế thừa là “ sự xuất hiện trên trường quốc tế những quốc gia mới” và “ có sự
chuyển một bộ phận lãnh thổ từ một quốc gia này cho một quốc gia khác”. Có
cần thiết phải có cả hai điều kiện này hay chỉ điều kiện đầu tiên, chúng ta sẽ bàn
bạc vấn đề này sau.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể, sự kế thừa quốc gia được xem xét dưới
các vấn đề chính sau đây:
Lãnh thổ.
Điều ước quốc tế.
Tài sản quốc gia, quốc tịch.
Quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế.
Các trường hợp dẫn đến sự kế thừa quốc gia:
Sự kế thừa của quốc gia mới trong trường hợp các quốc gia hợp nhất
hay sáp nhập.
Sự kế thừa của quốc gia mới khi có sự chia, tách của một quốc gia.
Sự kế thừa của quốc gia mới do kết quả của cuộc cách mạng xã hội.

Sự kế thừa của quốc gia mới do kết quả của phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc.
1. Sự kế thừa của quốc gia mới trong trường hợp các quốc gia hợp nhất hay
sáp nhập.
Chúng ta thường gặp rắc rồi trong việc phân biệt giữa hợp nhất và sáp
nhập. Có thề hiều hai khái niệm này thông qua hình vẽ dưới đây:
Lãnh thổ: Quốc gia kế thừa kế thừa toàn bộ lãnh thổ của quốc gia để lại
kế thừa. Do vật dù hợp nhất hay sáp nhập lãnh thổ đều dẫn tới hệ quả là quốc gia
kế thừa có lãnh thổ lớn hơn các quốc gia ban đầu.
Điều ước quốc tế:
Đối với trường hợp hợp nhất quốc gia (hình thành liên bang hay liên
minh) nếu việc áp dụng điều ước đang có hiệu lực không trái với mục đích của
quốc gia mới, hoặc việc thành lập quốc gia mới không trái với đối tượng và mục
đích của điều ước, không làm thay đổi cơ bản đối tượng của điểu ước thì điều
ước quốc tế đó vẫn có hiệu lực tại quốc gia kế thừa. Điểu ước quốc tế không đáp
ứng được các điều kiện trên có thể chỉ được áp dụng trên phần lãnh thổ của quốc
gia để lại kế thừa. Đặc biệt, nếu điều ước quốc tế đã kí kết mà chưa có hiệu lực
pháp luật và quốc gia mới thấy phù hợp có thể tiến hành thỏa thuận kí kết lại.
Trường hợp sáp nhập hai quốc gia, quốc gia để lại kế thừa phải tuân theo
tất cà các điều ước mà quốc gia nhận kế thừa là thành viên, trừ trường hợp điều
ước đó có điều kiện ràng buộc liên quan đến lãnh thổ của quốc gia nhận kế thừa.
Hợp nhất
A
B
A
Sáp nhập
B
B
C
Lưu ý: điều 13 Công ước Viên 1978 có quy định những điều ước quốc tế

đối với quốc gia thứ ba có liên quan đến biên giới giữa các nước vẫn có hiệu
lực.
Tài sản và quốc tịch: là tổng tài sản của các quốc gia hợp nhất hay sáp
nhập. Về quốc tịch, công dân của quốc gia hợp nhất có hai quốc tịch: quốc tịch
liên bang và quốc tịch bang. Còn công dân của quốc gia bị sáp nhập sẽ có quốc
tịch của quốc gia sáp nhập.
Quy chế thành viên: tư cách thành viên trong các tổ chức quốc tế của
quốc gia bị hợp nhất hay bị sáp nhập sẽ xóa bỏ. Thay vào đó chỉ có quốc gia mới
tiếp tục có tư cách thành viên trong tổ chức quốc tế.
Điển hình cho trường hợp hợp nhất là Hợp chủng quốc Hoa kỳ, một Cộng
hòa lập hiến liên bang gồm 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này
được thành lập ban đầu với 13 thuộc địa của vương quốc Anh nằm dọc theo bờ
biển Đại Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở thành các “tiểu quốc”, cả 13 cựu
thuộc địa đã đưa ra tuyên ngôn độc lập vào ngày 4/7/1776 và sau đó là sự chấp
thuận “Những điều khoản liên hiệp với điều khoản đầu tiên được phát biểu “Tên
gọi Liên bang này sẽ là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”. Đa số các tiểu bang còn lại đã
được thành lập từ những lãnh thổ chiếm được qua chiến tranh hay được chính
phủ Hoa Kỳ mua lại. Lãnh thổ của Hoa Kỳ là do kế thừa lại toàn bộ lãnh thổ của
13 cựu thuộc địa trước đây và các tiểu bang con lại. Người dân Hoa Kỳ có 2
quốc tịch là 1 quốc tịch của bang và 1 quốc tịch của liên bang. Hội nghị liên
bang quyết định sử dụng bản hiến pháp Hoa Kỳ hiện tại vào 17/9/1789. Việc
thông qua bản hiến pháp một năm sau đó đã biến các cựu thuộc địa trở thành
một phần của một nước cộng hòa duy nhất.
Tương tự như Hoa kỳ thì các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất được
thành lập gồm Adu Dhabi, Dubai, Shariah, Umm Al-Qaiwam, Aiman và
Fuiairah vào 2/2/1971. Đến 2/1972, Ras Al-Khaimah gia nhập nhà nước liên
bang này.
Cụ thể cho trường hợp sáp nhập là Cộng hòa Liên bang Đức. Theo điều
20 của Hiến pháp Đức thì Cộng hòa Liên bang Đức là một quốc gia dân chủ, xã
hội và có pháp quyền. Nước Đức có 16 bang. Nước Đức ngày nay vốn là sáp

nhập của Cộng hòa Dân chủ Đức với Cộng hòa liên bang Đức. Ngày 23/8/2989
Quốc hội Đông Đức quyết định rằng lãnh thổ của quốc gia này sẽ được đặt dưới
hệ thống pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức kể từ ngày 3/10/1990. Trước đó
Cộng hòa Liên bang là thành viên của Hội đồng Châu Âu từ năm 1950, tham gia
Hiệp ước Roma năm 1957 và là thành viê của khối NATO từ năm 1955. Vậy khi
sáp nhập vào Tây Đức thi Đông Đức mặc nhiên tham gia vào các tổ chức này và
cũng không có quyền tham gia hay không.
2. Sự kế thừa của quốc gia mới khi có sự chia, tách của một quốc gia.
Một số ví dụ về chia quốc gia trên thế giới hiện nay như Cộng hòa dân
chủ nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc, Ai Cập và Xyri,…nhưng dường
như việc chia quốc gia ít xảy ra hơn so với tách quốc gia. Từ đầu thế kỉ XX đến
nay có nhiều quốc gia giành được độc lập, đi cùng với đó là sự sáp nhập và tách
các quốc gia. Năm 1903 Panama tách khỏi Colombia, năm1965 Singapore tách
khỏi Liên bang Malaysia trở thành quốc gia độc lập theo chế độ cộng hòa, 2002
ĐôngTimor trở thành quốc gia độc lập đầu tiên của thế kỉ 21, và một loạt các
nước Đông Âu tách ra khỏi Liên Bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết khi
chế độ xã hội chủ nghĩa ở khu vực này bị sụp đổ…
Lãnh thổ:
Khi quốc gia kế thừa được tách từ nhà nước Liên bang thì lãnh thổ của
quốc gia sẽ là phần lãnh thổ trước khi hợp nhất như trường hợp của Montenegro
và Serbia năm 2006 hoặc phần lãnh thổ của quốc gia kế thừa được tách ra từ một
bộ phận của quốc gia độc lập sẽ được xác định theo sự thỏa thuận với nhà nước
trung ương trên cơ sở điều ước quốc tế. Khi tách khỏi Indonêxia năm 2002, lãnh
thổ của Đông-Ti-Mo bao gồm phần Đông Bắc và một vùng nhỏ phía Tây của
đảo Timor và hai đảo nhỏ phụ cận là Cam Binh và GiaCô.
Điều ước quốc tế:
Điều ước quốc tế mà phù hợp với nguyện vọng của quốc gia kế thừa cũng
như các bên tham gia điều ước còn lại thì sẽ vẫn có hiệu lực đối với quốc gia kế
thừa. Trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác khiến các quốc gia kế
thừa không đáp ứng đủ điều kiện là thành viên của điều ước.

Tài sản và quốc tịch:
Vấn đề tài sản chủ yếu dựa vào các văn kiện khi hợp nhất để xem xét tỉ lệ
tài sản đối với trường hợp chia quốc gia hoặc các bên có thể thỏa thuận với nhau
trong bất kì trường hợp nào( chia hay tách).
Về quốc tịch, nếu là chia quốc gia thì trở về quốc tịch ban đầu trước khi
hợp nhất còn quốc gia kế thừa do tách từ một bộ phận của quốc gia khác có thể
thỏa thuận với “quốc gia mẹ” để công dân nước mình có thể được hưởng quy
chế hai quốc tịch như việc Chính phủ Serbia thông qua quyết định về việc cho
phép công dân Montenegro thường trú tại Serbia được hưởng quy chế quốc tịch
kép khi 2 quốc gia này tách khỏi Liên bang Nam Tư .
Quy chế thành viên:
Sau khi tuyên bố độc lập ngày 20/05/2002, nước Cộng hòa Dân chủ
ĐôngTimor đã chính thức trở thành thành viên thứ 191 của Liên Hiệp quốc ngày
27/09/2002, thành viên thứ 84 của IMF và WB, thành viên thứ 61 của ADB và
đang vận động xin gia nhập ASEAN vào năm 2012. Hiện ĐôngTimor đã thiết
lập quan hệ ngoại giao với hơn 90 nước và có 15 cơ quan đại diện ngoại giao ở
nước ngoài.
Indônêxia đã là thành viên của các tổ chức kể trên trước đó. Điều này có
nghĩa quốc gia được tách ra từ một bộ phận lãnh thổ của quốc gia khác sẽ không
đương nhiên trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế như trường hợp quốc
gia tách ra từ nhà nước liên bang mà phải xin kết nạp là thành viên của các tổ
chức đó.
3. Sự kế thừa của quốc gia mới do kết quả của cuộc cách mạng xã hội.
Ngay cả việc hiểu như thế nào là cách mạng xã hội cũng đã có nhiều quan
điểm khác nhau giữa các học giả và các quốc gia trên thế giới! Do đó không thể
tránh khỏi tranh luận trong việc xác định khi có cuộc cách mạng xã hội xảy ra ở
một quốc gia có dẫn đến xuất hiện kế thừa quốc ?
Cách mạng là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt ( Hồ Chí
Minh) hay cách mạng là cuộc đấu tranh của của giai cấp bị áp bức nhằm lật đổ
nền thống trị của giai cấp áp bức, phá vỡ quan hệ sản xuất cũ, xây dựng một chế

độ mới tiến bộ hơn ( Nguyễn Lân-Từ điển Từ và Ngữ Tiếng Việt).
Cách mạng xã hội làm xuất hiện chế độ xã hội mới với sự lãnh đạo của
giai cấp cách mạng. Như vậy xét về mặt lãnh thổ, tài sản quốc gia mới kế thừa
toàn bộ của quốc gia cũ, quốc tịch của công dân không thay đổi. Còn lại điều
ước quốc tế và quy chế thành viên, có hai quan điểm. Cuộc cách mạng xã hội
trong một quốc gia chỉ làm thay đổi căn bản trong đời sống kinh tế xã hội của
quốc gia đó, không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ quốc gia trên trường quốc tế
nên vấn đề kế thừa quốc gia không đặt ra. Quan điểm thứ hai cho rằng cách
mạng xã hội cho ra đời quốc gia mới là chủ thể của luật quốc tế khác về chất so
với chủ thể cũ, do đó sẽ có kế thừa quốc gia.
Chúng tôi ủng hộ quan điểm thứ hai, vì quốc gia mới với thiết chế chính
trị mới lên cầm quyền khác với thiết chế chính trị cũ về đương lối, chính sách
đối nội đối ngoại và mong muốn làm cho quốc gia mình sẽ phát triển, tiến bộ
nên quốc gia đó không có nghĩa vụ phải công nhận những quyền và nghĩa vụ của
quốc gia cũ gây cản trở cho sự phát triển của quốc gia của mình , đồng thời có
quyền quyết định việc quốc gia đó có tiếp tục là thành viên của tổ chức quốc tế
nào đó nữa hay không hoặc có tiếp tục tham gia điều ước hay không mà không
phải chịu sự ràng buộc của các chủ thể còn lại khi không ảnh hưởng lớn đến lợi
ích các chủ thể đó.
Về nguyên tắc quốc gia kế thừa vẫn là thành viên của các tổ chức quốc tế.
Điều ước quốc tế liên quan đến biên giới lãnh thổ vẫn phải áp dụng. Nhưng nếu
điều ước đó bất lợi cho phía quốc gia mình? Các điều ước khác thì quốc gia kế
thừa có thể thỏa thuận áp dụng. Trường hợp nước Nga sau cách mạng tháng 10
vào đêm 26/10( tức 8/11) Đại hội Xô viết toàn Nga đã thông qua hai văn kiện
đầu tiên của Chính quyền Xô viết: Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. Sắc
lệnh ruộng đất tuyên bố thủ tiêu không bồi thường ruộng đất của giai cấp địa chủ
quý tộc và của các sở hữu lớn khác, quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất. Sắc lệnh
ruộng đất đã thể hiện quyền sở hữu của quốc gia mới đối với tài sản lớn nhất của
quốc gia-ruộng đất.
Một ví dụ khác sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười, tháng 8 năm

1919, Chính phủ Xô viết đã gửi cho nhân dân Mông Cổ và Chính phủ Ngoại
Mông một bức công hàm với nội dung: "Chính phủ Xô viết một lần nữa trịnh
trọng tuyên bố rằng: nhân dân Nga từ bỏ mọi hiệp ước mà Nga hoàng trước đây
đã ký kết với chính phủ Nhật và Trung Hoa về Mông Cổ. Mông Cổ ngày nay là
một nước độc lập. Đối với bọn cố vấn, bọn lãnh sự của Nga hoàng, bọn tài phiệt
Nga, phải đuổi cổ chúng ra khỏi đất Mông Cổ. Mọi quyền bính ở Mông Cổ đều
phải thuộc về tay nhân dân Mông Cổ. Không một nước ngoài nào được can thiệp
vào nội trị của Mông Cổ. Hiệp ước Nga - Mông năm 1913 đã bị thủ tiêu. Mông
Cổ, một quốc gia độc lập, có quyền ngoại giao trực tiếp với tất cả các nước khác,
không cần có sự đỡ đầu hay trung gian nào của Bắc Kinh hay Pêtơrơgrát."
4. Sự kế thừa của quốc gia mới do kết quả của phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc.
Thế kỉ XX hàng loạt các quốc gia ở châu Á, châu Phi, châu Mĩ La tinh đã
giành được độc lập sau một thời gian dài bị xâm lược hoặc phải lệ thuộc như
Cuba, Nicaragua, Nigieria, Ấn Độ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kì,các nước Đông
Nam Á,…Do đó việc công nhận sự kế thừa quốc gia đặc biệt có ý nghĩa đối với
các quốc gia đã và đang giành độc lập.
Do quốc gia được kế thừa từ thành công của phong trào giải phóng dân
tộc nên nó có những đặc điểm khác so với các trường hợp kế thừa quốc gia khác
vì:
Quốc gia mới thành lập trước đây là một thuộc địa hoặc lãnh thổ phụ
thuộc vào một nước khác.
Quốc gia để lại thừa kế trước đây đã bóc lột và đàn áp công dân ở quốc
gia mới được thành lập trong một giai đoạn lịch sử nhất định nhưng qua cuộc
đấu tranh giành độc lập đã giải phóng quốc gia này từ quốc gia để lại thừa kế.
Cho nên, quốc gia mới thành lập có độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
riêng; địa vị của quốc gia mới thành lập hoàn toàn bình đẳng với quốc gia để lại
thừa kế.
Trước hết theo nguyên tắc “ cái gì của mình mãi là của mình”, quốc gia
kế thừa sẽ được kế thừa lãnh thổ và tài sản của mình, bao gồm cả tài sản ở nước

ngoài có được từ nguồn gốc của tài sản trong nước mà trong quá trình xâm lược
quốc gia để lại kế thừa có được. Một số trường hợp trên thực tê còn phải tính đến
quá trình bóc lột thuộc địa của quốc gia để lại kế thừa và trách nhiệm bồi
thường những tài sản do kết quả bóc lột lao động, tài nguyên của lãnh thổ thuộc
địa. Điển hình là vào ngày 11/11/2007, Bộ trưởng Ngoại giao Ý Massimo
D’Alema và Bộ trưởng Ngoại giao Libya Abdel Rahman Shalgham đã gần đạt
được một thoả thuận về việc Rome bồi thường cho Tripoli vì những thiệt hại gây
ra trong thời kỳ thực dân Ý chiếm đóng Libya
Về vấn đề điều ước quốc tế, quốc gia mới thành lập không nhất thiết phải
tôn trọng các điều ước quốc tế đang có hiệu lực tại thời điểm kế thừa. Theo điều
15,16,30 Công ước Viên 1978: đối với các các điều ước mà trước đây quốc gia
để lại kế thừa đã kí kết, quốc gia kế thừa có thể thỏa thuận áp dụng với các thành
viên còn lại hoặc có thể thỏa thuận các điều kiện áp dụng điều ước với quốc gia
để lại kế thừa.
Ta hãy xem thử trích dẫn bản Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ để có thể thấy
được sau khi giành được độc lập, quốc gia kế thừa có địa vị bình đẳng với quốc
gia đã để lại kế thừa trên trường quốc tế và thậm chí có quyền kí các điều ước
song phương, đa phương với quốc gia đó:
“VÌ VẬY, CHÚNG TA, những đại biểu dự ÐẠI HỘI của HỢP CHÚNG
QUỐC HOA KỲ yêu cầu các trọng tài tối cao của thế giới hãy công nhận những
ý đồ chính đáng của chúng ta trong việc nhân danh và thực thi quyền lực của
nhân dân có thiện chí ở các thuộc địa này, trịnh trọng công khai và tuyên bố rằng
các thuộc địa liên minh với nhau này đã và có quyền phải là QUỐC GIA TỰ DO
VÀ ÐỘC LẬP; rằng họ từ bỏ mọi sự trung thành đối với vương miện của Anh
Quốc, rằng những liên hệ chính trị giữa họ với nước Anh đã và phải hoàn toàn bị
xóa bỏ, rằng với tư cách là QUỐC GIA TỰ DO VÀ ÐỘC LẬP, họ hoàn toàn có
quyền tiến hành chiến tranh, ký kết hiệp ước hòa bình, xây dựng liên minh, thiết
lập quan hệ thương mại và thực thi mọi công việc thuộc quyền của những QUỐC
GIA ÐỘC LẬP”
Việc kế thừa quy chế thành viên của các tổ chức quốc tế chưa có quy

phạm điều chỉnh cụ thể trong trường hợp này. Thực tế tổ chức Liên hiệp quốc
thường chấp nhận các quốc gia này : Đôngtimor(2002), Serbia
(2000),Montenegro (2006), Lithuania (1991), Slovenia(1992),….
Phần II:
VẤN ĐỀ KẾ THỪA Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU
THẾ KỶ XX
1. Sơ lược về lịch sử Việt Nam
Lịch sử Việt Nam thế kỷ XX thuộc giai đoạn lịch sử cận – hiện đại. Đây
là giai đoạn của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, các cuộc cách mạng xã
hội đồng thời là giai đoạn Việt Nam xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước theo
con đường xã hội chủ nghĩa. Thế kỷ XX chứng kiến nhiều biến cố chính trị,
quân sự đưa đến nhiều biến đổi quan trọng trong xã hội Việt Nam, thậm chí thay
đổi tư cách chủ thể của đất nước trên trường quốc tế.
Tháng 9/1858, Pháp tấn công Đà nẵng, mở màn cho cuộc chiến tranh vũ
tranh xâm lược Việt Nam. Ngày 5/6/1862, Hòa ước Sài gòn được ký kết, chuyển
nhượng cho Pháp ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định Tường cùng đảo Côn Lôn
với tất cả chủ quyền trên lãnh thổ ấy. Sau đó, Hiệp ước 15/3/1874 đã chính thức
thừa nhận sự sáp nhập ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ cho Pháp. Đến cuối thế kỷ
XIX, Pháp chiếm được toàn bộ Đông Dương, trong đó Việt Nam bị xẻ làm ba xứ
( Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ ) theo chính sách “chia để trị”: Nam kỳ trở thành
thuộc địa thực thụ từ năm 1862 còn ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ vẫn duy trì các thể
chế chính trị và hành chính của nhà Nguyễn. Tuy nhiên, dù lãnh thổ không bị
sáp nhập nhưng Pháp đã đặt chế độ bảo hộ và buộc nhà Nguyễn phải chấp nhận
một sự thống trị hoàn toàn của Pháp đối với Việt Nam.
Tháng 8/1914, cuộc chiến tranh thế giới thứ I bùng nổ đã nhanh chóng lôi
kéo các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam vào vòng khói lửa với nhiệm vụ
cung cấp tối đa nhân tài vât lực cho chính quốc. Năm 1919, cuộc chiến tranh thế
giới thứ I kết thúc nhưng đã để lại những hậu quả nặng nề cho các nước Châu
Âu, trong đó bị thiệt hại nặng nề nhất là nước Pháp.
Từ năm 1925 đến năm 1930, ở Việt Nam lần lượt xuất hiện các tổ chức

cách mạng hoạt động song song với nhau. Đó là Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên (6/ 1925); Tân Việt cách mạng Đảng (7/1928); Việt Nam Quốc dân Đảng
(12/1927); các tổ chức cộng sản năm 1929 ở Bắc, Trung và Nam kỳ…và đặc biệt
là sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam từ việc hợp nhất các tổ chức cộng sản
năm 1929 ( 2/1930). Đây là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho
những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt
Nam.
Đầu tháng 9- 1939, chiến tranh thế giới II bùng nổ. Ở Châu Âu, Pháp đầu
hàng quân đội phát xít Đức, thực hiện chính sách thù địch đối với các lực lượng
tiến bộ trong nước và phong trào cách mạng các nước thuộc địa. Cuối tháng 9-
1940, quân Nhật vượt biên giới Việt – Trung tiến vào miền Bắc Việt Nam. Quân
Pháp nhanh chóng đầu hàng, Phát xít Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của thực
dân Pháp, dùng nó để vơ vét kinh tê phục vụ cho nhu cầu chiến tranh và đàn áp
phong trào cách mạng.
Vào tháng 5/1941, tổ chức Việt Nam Độc lập Đồng minh hội do Đảng
Cộng sản Đông Dương lãnh đạo được thành lập.
Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp. Ngày 11/3, vua Bảo Đại tuyên bố
chấm dứt chế độ bảo hộ của Pháp đối với Việt Nam. Với sự ủng hộ của các
nhóm thân Nhật, Trần Trọng Kim thành lập nội các đầu tiên của nước Việt Nam
độc lập. Nhưng trên thực tế, nền độc lập mới của Việt Nam chỉ là trên giấy tờ.
Lúc này Nhật thay Pháp giữ vai trò toàn quyền Đông Dương.
Ngày 12/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng quân Đồng Minh không điều
kiện. Chính phủ Trần Trọng Kim từ chức.
Ngày 18/8/1945, Ủy ban Dân tộc giải phóng được cử ra do Hồ Chí Minh
làm Chủ tịch, được giao nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng và là Chính phủ lâm thời
sau khi giành được chính quyền. Từ 14/8/1945 cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra ,và
chỉ trong vòng nửa tháng sau, nhân dân Việt Nam đã giành được độc lập tự do từ
đất liền đến hải đảo. Ngày 25/8/1945, vua Bảo Đại thoái vị, trao quốc tỷ cho đại
diện Việt Minh.
Ngày 2/9/1945, tại Hà Nội nền độc lập của nước Việt Nam được công

bố. Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân và thay mặt Chính phủ, Hồ Chí Minh
đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử tự do lần đầu tiên được tiến hành trong cả
nước, thành lập Chính phủ mới và một hệ thống chính quyền hợp hiến, hợp pháp
được kiện toàn từ Trung ương đến địa phương.
Ngày 23/9/1945, Pháp quay trở lại xâm lược miền nam Việt Nam. Ngày
6/3/1946 bản Hiệp định sơ bộ giữa Việt Nam và Pháp được ký kết. Theo đó,
Pháp nhìn nhận Việt Nam là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và
trong khối liên hiệp Pháp, Việt Nam đồng ý cho 1.500 quân Pháp ra Bắc thay
quân Tưởng, Pháp phải ngưng chiến ở miền Nam và mở đàm phán với Việt Nam
dân chủ cộng hòa để bàn về quan hệ Việt – Pháp. Tuy nhiên sau đó Pháp vẫn
kiên quyết chọn con đường chiến tranh nhằm lập lại chế độ thuộc địa ở Việt
Nam. Một hiệp định duy trì tình trạng hiện hữu về các vấn đề quân sự và chính
trị được ký kết ngày 14/9/1946 nhưng một cuộc chiến tranh là điều không thể
tránh khỏi.
Pháp dự tính bằng lực lượng quân sự hùng hậu sẽ tiến hành đánh nhanh,
thắng nhanh để sớm kết thúc chiến tranh nhưng lại bị bất ngờ trước cuộc kháng
chiến toàn quốc bùng nổ của nhân dân Việt Nam. Với mục đích xây dựng một
chính quyền bản xứ người Việt để đối trọng với lực lượng Việt Minh, ngày
8/3/1949, Pháp và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysee thành lập Quốc
gia Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại. Tuy
nhiên, chính quyền Quốc gia Việt Nam non trẻ rất yếu ớt do các quyền quan
trọng về quân sự, tài chính và ngoại giao đều do người Pháp nắm giữ và quyền
hành cao nhất trên thực tế là Cao ủy Pháp. Bên cạnh đó, ngày 14/1/1950 thay
mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố:
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chính phủ hợp pháp duy nhất của
nước Việt Nam, sẵn sàng kiến lập ngoại giao với các nước trên cơ sở tôn trọng
chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, bình đẳng.
Năm 1950, với hiệp định quân sự Pháp- Mỹ, Pháp có thêm điều kiện để
theo đuổi chiến tranh Đông Dương và Mỹ chính thức can thiệp sâu hơn vào khu

vực này.
Chiến thắng của Việt Nam ở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ buộc
Pháp- Mỹ phải cần đến một giải pháp chính trị để cứu vãn tình thế. Ngày
20/7/1954, các Hiệp định Geneve với sự tham dự 9 phái đoàn của Anh, Hoa Kỳ,
Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
Quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia để tái thiết hòa bình ở Đông Dương
được ký kết. Theo đó:
Nước Pháp công nhận độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và sự thống
nhất của nước Việt Nam. Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến
quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự. Chính quyền và
quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc; Chính quyền và
quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam. Tuy nhiên trong tuyên bố
cuối cùng nhấn mạnh Hội nghị công nhận mục đích chính của hiệp định liên
quan tới Việt Nam là để giải quyết vấn đề quân sự theo hướng chấm dứt xung
đột và các bên không nên coi đường ranh giới quân sự là biên giới lãnh thổ hay
chính trị. Hai năm sau, tức ngày 20/7/1956 sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do trong
cả nước để thống nhất nước Việt Nam.
Chính phủ Quốc gia Việt Nam không ký hiệp định do phản đối sự chia
đôi đất nước. Phái đoàn Hoa Kỳ cũng từ chối công nhận Hiệp định.
Sau hiệp định, quân đội Pháp dần dần rút khỏi miền Nam và trao quyền
lực cho chính quyền Quốc gia Việt Nam. Pháp cũng ký riêng với Quốc gia Việt
Nam một hiệp ước công nhận nền độc lập hoàn toàn của Quốc gia Việt Nam.
Sau một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1955, thủ tướng cuối cùng của
Quốc gia Việt Nam là Ngô Đình Diệm đã tuyên bố phế truất Quốc trưởng Bảo
Đại và thành lập một quốc gia mới với chế độ cộng hòa dưới tên gọi Việt Nam
Cộng hòa. Chính quyền này từ chối hiệp thương tổng tuyển cử tự do với lý do
mà Tổng thống Ngô Đình Diệm đưa ra là: không thể có bầu cử tự do với những
người cộng sản. Cuộc tổng tuyển cử tự do cho việc thống nhất Việt Nam đã
không bao giờ được tổ chức.
Sang đầu năm 1955, những hiệp định viện trợ kinh tê trực tiếp được ký

kết giữa chính quyền Diệm và Chính phủ Hoa Kỳ nhưng thực chất là nhằm xây
dựng lực lượng quân sự hùng hậu ở miên Nam nhằm phá hoại hiệp định Geneve,
quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương, biến nhân dân ở đây thành nô lệ của Mỹ.
Ngày 23/3/1959, Ngô Đình Diệm tuyên bố đặt Miền Nam trong tình trạng
chiến tranh. Đến cuối năm 1959, lực lượng Cộng sản ở miền Nam đã phát động
chiến tranh du kích khắp nơi. Cũng trong năm 1959, đoàn cán bộ đầu tiên của
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bí mật vượt Trường Sơn vào chi viện cho miền
Nam. Tháng 9 năm 1960, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức
ủng hộ các hoạt động đấu tranh vũ trang và chính trị của lực lượng Cộng sản
miền Nam.
Ngày 20/12/1960, tại vùng giải phóng tỉnh Tây Ninh, “Mặt trận dân tộc
giải phóng miền Nam Việt Nam” được thành lập. Tháng 1/1961, cơ quan Trung
ương cục Miền Nam được thành lập. Ngày 1/11/1963, cuộc đảo chính lật đổ gia
đình Diệm – Nhu của nhóm tướng lĩnh Sài Gòn do Dương Văn Minh cầm đầu,
được tiến hành với sự ủng hộ của Mỹ. Dư luận lên án cuộc chiến tranh xâm lược
của Mỹ ngày càng gay gắt. Tại Brussells ( Bỉ), tòa án quốc tế đã xét xử tội ác
chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.
Tháng 6 năm 1969, trong vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải
phóng miền Nam Việt Nam đã diễn ra Đại hội đại biểu quốc dân và thành lập ra
Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, do Huỳnh Tấn
Phát làm Chủ tịch và Hội đồng Cố vấn do Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch Hội
đồng.
Mỹ ngày càng sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, buộc phải bước vào giai
đoạn cuối cùng của hội đàm Paris. Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được ký kết
chính thức giữa bốn bên là Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam.
Ngày 29/3/1973, quân nhân Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, chấm dứt mọi sự can
thiệp quân sự của Hoa Kỳ đối với vấn đề Việt Nam. Đối với Hoa Kỳ đây là cách
họ ra khỏi cuộc chiến mệt mỏi này một cách chính đáng. Đối với Bắc Việt Nam
và Mặt trận Dân tộc Giải phóng thì hiệp định này là bước thứ nhất trong hai

bước để đi đến thắng lợi cuối cùng. Đối với Việt Nam Cộng hoà thì hiệp định
này là một tai ương lớn đối với chính thể của họ và đặt sự tồn tại của Việt Nam
Cộng hoà trước một nguy hiểm trong một tương lai gần.
Sau khi quân đội Hoa Kỳ rút hết vào cuối tháng 3 năm 1973, Việt Nam
Dân chủ cộng hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chuẩn bị cho việc đánh
dứt điểm chính quyền Việt Nam Cộng hoà, còn Việt Nam Cộng Hòa cố gắng
xoay trở chống đỡ chẳng kể gì đến hiệp định. Nhưng với cuộc tổng tiến công và
nổi dậy ở Sài Gòn, ngày 30/7/1975, Tổng thống Dương Văn Minh buộc phải ra
lệnh đầu hàng vô điều kiện trước lực lượng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam
Việt Nam và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa
giải thể và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam thay
thế chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý miền Nam Việt Nam.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa
Miền Nam Việt Nam tự giải tán và chính thức hợp nhất với chính quyền Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa để ra đời chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam của một quốc gia Việt Nam thống nhất. Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyên
cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. Nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam vừa thành lập đã có 94 nước chính thức công nhận và đặt
quan hệ ngoại giao. Ngày 20/7/1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của
Liên Hợp Quốc.
Sau khi hoàn thành việc thống nhất về mặt nhà nước, Việt Nam bước
sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, lần lượt thực hiện các kế hoạch Nhà
nước 5 năm 1976- 1980, 1981- 1985, 1986- 1990, 1991- 1995, 1996- 2000.
2. Vấn đề kế thừa của Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến nay
Như vậy trong tiến trình lịch sử từ đầu thế kỷ XX đến nay, việc kế thừa
được đặt ra ở hai mốc lịch sử quan trọng, đó là vào năm 1945 và 1975.
2.1- Năm 1945 :
Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là một sự kiện lịch sử trọng đại,
một biến cố vĩ đại. Dân tộc Việt Nam một lúc thực hiện 2 sứ mệnh lịch sử đó là
đấu tranh giải phóng dân tộc; đồng thời là cuộc cách mạng xã hội lật đổ chế độ

phong kiến đã tồn tại hơn 1000 năm. Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đọc Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Ðình (Hà Nội), khai sinh ra nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà, bản Tuyên ngôn nêu rõ: “Dân ta đã đánh đổ các
xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.
Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ
Cộng hòa”. Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa có quyền kế thừa quốc gia theo
những quy chế pháp lý quốc tê. Cụ thể:
 Về lãnh thổ, quốc tịch:
Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa kế thừa toàn bộ lãnh thổ và quốc tịch.
Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã đánh đổ chế độ thực dân đô hộ gần
một thế kỷ của Pháp đối với Việt Nam nhưng trên thực tế, lực lượng cách mạng
đã giành được chính quyền từ tay Nhật, vì trước đó Nhật đã đảo chính, thay thế
Pháp ở Đông Dương. Mặt khác với tính chất là một cuộc cách mạng chuyển từ
chế độ quân chủ sang chế độ dân chủ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hoàn toàn
có chủ quyền đối với phần lãnh thổ của triều đình phong kiến khi vua Bảo Đại
thoái vị, trao quốc tín lại cho Việt Minh.
 Về tài sản : Kế thừa toàn bộ tài sản trong phạm vi lãnh thổ khi giành
độc lập, và tài sản ở nước ngoài có nguồn gốc từ Việt Nam.
Khi đánh đuổi được thực dân đô hộ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa kế
thừa toàn bộ tài sản còn lại trong phạm vi lãnh thổ là thuộc địa mà không được
đòi Pháp phải trả lại những gì mà Pháp đã khai thác, lấy đi của Việt Nam trong
thời gian đô hộ. Đồng thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa kế thừa toàn bộ tài sản
trong phạm vi lãnh thổ thuộc chủ quyền của triều đình phong kiến và tài sản ở
nước ngoài có nguồn gốc từ lãnh thổ này.
Vấn đề tài sản được nói đến trong Sắc lệnh của chủ tịch nước số ngày 3
tháng 10 năm 1945- Chủ tịch lâm thời chính phủ Dân chủ Cộng hòa Việt Nam:
“Nay bãi bỏ tất cả các công sở và các cơ quan trước thuộc Phủ Toàn quyền Đông
Dương (các Sở lớn chung cho toàn hạt Đông Dương và các Sở phụ thuộc Phủ
Toàn quyền) đã thiết lập hoặc ở Hà Nội, hoặc ở Sài Gòn, hoặc ở Đà Lạt, hoặc ở
các nơi khác thuộc địa hạt Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ nước Việt Nam.

Những bất động sản và động sản (dinh thự, nhà cửa, của cải, đồ đạc, hàng
hoá, khí cụ, tài liệu, đồ dùng phòng giấy, v.v ) của tất cả những công sở kể trên
đều phải giữ nguyên vẹn và chuyển giao, cùng với những nhân viên hiện tòng sự
tại đấy, sang các Bộ của Chính phủ lâm thời Việt Nam…”
Trên thực tế, khi rút quân khỏi Việt Nam quân Pháp đã phá hoại nhiều
công trình, tài sản quan trọng. Chẳng hạn, khi lực lượng cách mạng vào tiếp
quản Ngân hàng thì chỉ còn 1 triệu đồng tiền Đông Dương rách nát.
 Điều ước quốc tế: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã nêu quan điểm
chính thức của mình về các điều ước đang có hiệu lực vào thời điểm kế thừa với
tư cách là một quốc gia vừa mới dành độc lập, đó là trong Tuyên ngôn độc lập
2/9/1945, có ghi: “Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời Chính phủ của nước Việt
Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với
Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất
cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”.
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng từ chối các quyền và nghĩa vụ của
nhà nước phông kiến trước đó vì nó mâu thuẫn với bản chất của nhà nước mới.
Tuy nhiên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vẫn tôn trong các qui định trong các
điều ước về lãnh thổ.

2.2- Năm 1975
Lực lượng cách mạng Miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ cách
mạng lâm thời Miên Nam Việt Nam và sự chi viện của Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa ở Miên Bắc đã tiến hành thành công cuộc cách mạng xã hội, thay thế chính
phủ Việt Nam Cộng Hòa lên nắm chính quyền ở Miền Nam Việt Nam. Sau đó
ngày 2 tháng 7 năm 1976, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam
Việt Nam tự giải tán và chính thức hợp nhất với chính quyền Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa để ra đời chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam của một
quốc gia Việt Nam thống nhất. Lúc này vấn đề kế thừa cũng được đặt ra cho
Việt Nam.
 Về lãnh thổ, quốc tịch:

Năm 1955, trong một cuộc trưng cầu dân ý, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã
phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Việt
Nam Cộng hòa có 44 tỉnh và Đô thành Sài Gòn. Như vậy trước tiên Việt Nam
cộng hòa kế thừa toàn bộ lãnh thổ từ Quốc Gia Việt Nam ở miền Nam Việt
Nam.
Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam đã kế thừa toàn bộ lãnh thổ miền nam
Việt Nam từ Việt Nam Cộng Hòa và sau đó hợp nhất với Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa. Do vậy CHXHCNN Việt Nam được kế thừa toàn bô lãnh thổ từ
CHMNVN kể từ tháng 11 năm 1975.
Trong vấn đề về lãnh thổ chúng tôi đặc biệt chú ý đến vấn đề liên quan
đến vùng biển Việt Nam, một vấn đề đã và đang có nhiều tranh chấp, đặc biệt là
liên quan đến chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa Việt
Nam và Trung Quốc.
Ngoài các lập luận pháp lý trong pháp luật quốc tế về chủ quyền lãnh thổ
cũng như luật biển quốc tế mà hai bên đã sử dụng đề chứng tỏ chủ quyền trên
hai quần đảo này thì chúng tôi muốn thông qua những qui định của luật quốc tế
về kế thừa quốc gia để phân tích, làm rõ chủ quyền thực sự của Việt Nam đối với
hai quần đảo này.
 Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
Hoàn cảnh lịch sử bắt đầu từ năm 1909 khi chính quyền tỉnh Quảng
Đông, Trung Hoa cho rằng Hoàng Sa của Việt Nam là đất vô chủ, nên đã có
hành động khảo sát, chiếm hữu và đã không gặp bất cứ phản ứng nào của Việt
Nam vì Việt Nam lúc bấy giờ đã bị mất chủ quyền ngoại giao vào tay người
Pháp
Sau đó vào năm 1938 và 1939, Nhật đã chiếm Hoàng Sa và Trường Sa để
làm bàn đạp chiếm Đông Dương trước khi bùng nổ thế chiến thứ hai. Nhưng do
thất bại nặng nề nên lúc này quân Pháp vẫn làm chủ Biển Đông, đồng thời xây
dựng chính quyền bù nhìn - quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng, đã
thâu hồi và thực thi chủ quyền nhân danh Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Sau năm 1954, Việt Nam bị chia cắt, tình hình trên thế giới có nhiều biến

động, khiến các nước Trung Quốc, Đài Loan, Philippines trong bối cảnh chiến
tranh lạnh đã vội vã chiếm cứ một số đảo tại Hoàng Sa và Trường Sa, tranh chấp
với Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam dưới vĩ tuyến 17, được Mỹ bảo trợ.
Đến năm 1974, lợi dụng việc quân đội Mỹ đã rút quân, hải quân Trung
Quốc đã sử dụng vũ lực, loại quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng hoà ra
khỏi quần đảo Hoàng Sa, và năm 1988, đổ bộ lên một số hòn đảo của quần đảo
Trường Sa.
Như vậy, qua quá trình lịch sử trên đây, chúng ta có thể khẳng định
Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, dựa trên các lý do sau đây:
Thứ nhất, Trung Quốc không những không đưa ra được những chứng cớ
lịch sử về liên hệ chủ quyền với hai quần đảo mà còn không đưa ra được dấu vết
nào chứng tỏ sự phản đối của Trung Quốc về sự thụ đắc chủ quyền của các vua
chúa Việt Nam trong suốt thế kỷ XVIII và nhất là thế kỷ XIX khi các triều vua
Việt Nam tổ chức việc khai thác có hệ thống các quần đảo dưới quyền tài phán
của mình. Cho tới thời kỳ Pháp đô hộ Việt Nam, với hiệp ước bảo hộ năm 1884,
ta có thể kết luận: “Việt Nam đã giữ chủ quyền không có cạnh tranh trên hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với hệ thống pháp lý của thời ấy,
suốt trong gần hai thế kỷ”.
Thứ hai, trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, với tư cách là quốc gia kế thừa, rõ
ràng Pháp không hề khước từ chủ quyền trên hai quần đảo, tiếp tục khẳng định
quan hệ chủ quyền và phản đối những yêu sách của Trung Quốc. Sau đó Chính
quyền Việt Nam cộng hòa tiếp nối nhà nước của thực dân Pháp - vốn là đại diện
cho triều đình nhà Nguyễn quản lý liên tục và khai thác Hoàng Sa và Trường Sa.
Sau 1975, Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam kế thừa chủ
quyền trên hai quần đảo này và cũng chưa bao giờ tuyên bố Hoàng Sa và Trường
Sa là thuộc về Trung Quốc. Năm 1975, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được kế thừa toàn bộ lãnh thổ từ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, trong đó
có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Như thế, dựa trên thuyết "liên tục quốc gia" thì chủ quyền của Việt Nam
tại Hoàng Sa và Trường Sa liên tục từ nhiều thế kỷ trước, tính từ đời chúa

Nguyễn, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, thực dân Pháp cho đến thời Việt Nam cộng
hòa, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và hiện nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Thứ ba, việc can thiệp bằng vũ lực của Trung Quốc năm 1974 chỉ mang
tính nhất thời và vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc của luật quốc tế. Những hành
động chiếm đóng các hải đảo bằng vũ lực là một sự vi phạm rõ ràng Hiến
chương Liên hợp quốc mà Điều 2 đoạn 4 cấm sử dụng vũ lực để xâm phạm sự
toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia.
Quyết nghị số 2625 ngày 24-10-1970 sau khi đã nhắc lại rằng mọi sự
chiếm hữu đất đai là bất hợp pháp đã quy định: “Mọi quốc gia có nghĩa vụ phải
tránh sử dụng sự đe doạ hoặc sử dụng vũ lực để vi phạm biên giới quốc tế hiện
hữu của một quốc gia khác, như một phương tiện để giải quyết những tranh chấp
quốc tế, kể cả những tranh chấp về đất đai và những vấn đề liên quan đến biên
giới của các quốc gia”.
 Lập luận của Trung Quốc
Trong quá trình đàm phán để giải quyết tranh chấp, phía Trung Quốc đã
đưa ra một số luận điểm để khẳng định Việt Nam đã “khước từ chủ quyền” trên
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó chính là bức Công hàm của Nguyên
cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 14-9-1958 nhân dịp Trung Quốc công bố
quyết định ngày 04-9-1958 nới rộng vùng lãnh hải của họ ra 12 hải lý và chỉ
định rõ là quyết định liên quan đến lãnh hải của lục địa Trung Quốc và tất cả các
hải đảo thuộc Trung Quốc trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.
Bỏ qua các lí lẽ khác chúng tôi chỉ dựa trên nguyên tắc về kế thừa quốc
gia để giải thích vấn đề này.
Sau Hiệp định Genève, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ kiểm
soát phần lãnh thổ trên vĩ tuyến 17, phần lãnh thổ miền Nam trong đó có các
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó hoàn toàn do chính quyền Sài Gòn
kiểm soát. Đây là trường hợp thông qua một điều ước quốc tế là Hiệp định
Genève, nước Việt Nam tuy là tạm thời nhưng vẫn được xem là đã tách làm hai.
Do đó, áp dụng căn cứ kế thừa quốc gia từ việc tách quốc gia, Chính phủ Việt

Nam Dân chủ Cộng hòa không có quyền kế thừa đối với phần lãnh thổ phía Nam
- tức từ vĩ tuyến 17 trở xuống. Vì vậy công hàm này của Nguyên thủ tướng
không có giá trị pháp lí.
Rõ ràng là trong điều kiện như trên thì bất kì tuyên bố nào của Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa liên quan đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong thời
kì đó là không có giá trị pháp lí. Đồng thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng không phải là một chủ thể nên Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có nghĩa vụ tuân theo các tuyên bố của
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
 Quy chế thành viên
Ngày 8 – 9 – 1954, 8 nước Australia, Pháp, Anh, New Zealand, Pakistan,
Philippines, Thái Lan và Mĩ đã kí kết tại Manila (thủ đô Philippin) cái gọi là
“Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á” và thành lập “Tổ chức hiệp ước
phòng thủ tập thể Đông Nam Á” (viết tắt theo tiếng Anh là SEATO). SEATO là
một liên minh chính trị - quân sự do đế quốc Mĩ cầm đầu, được lập ra sau thất
bại của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược ba nước Đông Dương
năm 1954, nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc đang ngày càng dâng
cao ở Đông Nam Á, đặc biệt là chống lại ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội đang
ngày càng lan rộng ở khu vực này. Trong cuộc chiến tranh xâm lược ba nước
Đông Dương (1954 – 1975) SEATO đã trở thành chỗ dựa cho việc thực hiện
những ý đồ chiến lược chính trị, quân sự của đế quốc Mĩ. Mĩ đã đưa Việt Nam
Cộng Hòa vào làm thành viên của khối SEATO. Năm 1975, Việt Nam Cộng
Hòa sụp đổ, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam lên
tiếp quản miền Nam, từ bỏ tư cách thành viên và rút khỏi tổ chức này.
 Điều ước quốc tế
Tính đến năm 1974 thì Việt Nam Cộng hòa đã thiết lập bang giao với 86
quốc gia trên thế giới và 6 quốc gia ở cấp bán chính thức. Lập trường ngoại giao
của Việt Nam Cộng hòa là không chấp nhận bang giao với chính phủ nào muốn
công nhận chính phủ của Mặt trận Giải phóng miền Nam. Các mối quan hệ chủ
yếu xoay quanh vấn đề Chiến tranh Việt Nam, và quốc gia thân thiết với Việt

Nam Cộng hòa phải kể đến Mĩ. Hỗ trợ tài chính của Mĩ cho Việt Nam Cộng hòa
chính là các khoản viện trợ kinh tế bao gồm viện trợ thương mại (nhằm hỗ trợ
nhập khẩu và hỗ trợ ngân sách nhà nước), viện trợ nông phẩm (dưới hình thưc
hiện vật là các lương thực và thực phẩm), viện trợ theo dự án (có thể bằng tiền
hoặc hiện vật cho từng dự án cụ thể trong các lĩnh vực hành chính, xã hội, kinh
tế-văn hóa).
Nếu xét theo tính chất cho vay hoặc cho không, thì phần lớn viện trợ kinh
tế của Mỹ cho VNCH là viện trợ cho không (không hoàn lại), viện trợ cho vay
trong 20 năm từ 1955 đến 1975 chỉ chưa đến 200 triệu USD. Các khoản cho vay
lớn của Mỹ giúp VNCH đóng tiền gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế (4 triệu USD
năm 1956), đổi mới hệ thống viễn thông (6,8 triệu USD năm 1958-1959), phát
triển đội tàu hỏa (9,7 triệu USD năm 1959, 9,7 triệu USD năm 1961), mở rộng
hệ thống dẫn nước từ sông Đồng Nai về Sài Gòn (17,5 triệu USD năm 1960),
xây dựng một nhà máy nhiệt điện ở Thủ Đức (12,7 triệu USD năm 1961), hỗ trợ
chương trình Người cày có ruộng (5 triệu USD năm 1970). Cho đến khi sụp đổ,
Việt Nam Cộng hòa còn nợ Hoa Kỳ 145 triệu USD.
Với sự kiện 30/4/1975, miền Nam Việt Nam được tiếp quản bởi chính
quyền lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Miền Nam và miền Bắc hợp lại
ngày 2 tháng 7 năm 1976 thành một đất nước thống nhất: Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam. Sau năm 75, các mối quan hệ ngoại giao trước đó của Việt Nam
Cộng Hòa bị cắt đứt hoàn toàn, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thời gian
này chỉ đặt mối quan hệ với các nước theo Xã hội Chủ nghĩa. Các Điều ước quốc
tế do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ký kết trước đó đều xem như vô hiệu (trừ
các ĐƯQT về biên giới lãnh thổ)
 Về tài sản
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được kế thừa toàn bộ lãnh thổ từ
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Trước hết chúng ta hãy xem xét việc giải quyết
quyền kế thừa sau khi giải phóng miền Nam Việt Nam, vấn đề này được ghi
nhận trong một số văn bản pháp lý của Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam
Việt Nam.Ví dụ:

Tuyên bố ngày 30-4-1975 của Bộ Ngoại giao Chính phủ lâm thời Cộng
hòa miền Nam Việt Nam về quyền thu hồi tất cả tài sản của nhân dân miền Nam
Việt Nam ở nước ngoài có ghi: “Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố tất cả tài sản ở miền Nam Việt Nam
cũng như ở nước ngoài, những bất động sản, tiền tệ, vàng bạc, các phương tiện
giao thông v.v… trước thuộc chính quyền Sài Gòn từ nay thuộc về nhân dân
miền Nam Việt Nam và do Chính phủ lâm cách mạng lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam quản lý. Đây là quyền kế thừa về tài sản bất khả xâm phạm của
Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được pháp luật
quốc tế công nhận”.
Hoặc trong tuyên bố ngày 1-5-1975 về vấn đề các cơ quan đại diện của
chính quyền Sài Gòn cũ ở nước ngoài có ghi: “Toàn bộ tài sản của các cơ quan
đó, kể cả hồ sơ, tài khoản ngân hàng, nhà cửa, phương tiện vận chuyển v.v… là
tài sản của nhân dân miền Nam Việt Nam. Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam quản lý tất cả hồ sơ, tư liệu và tài sản đó”.

×