Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuôit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 16 trang )

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi
Để xác định điều kiện dinh dưỡng cộng đồng có hợp lý hay không trên
thực tế người ta phải thường xuyên đánh giá tình trạng dinh dưỡng, từ đó đưa ra
những can thiệp kịp thời nhằm nâng cao sức khoẻ.
Mục đích của quá trình đánh giá tình trạng dinh dưỡng, là phải xác định
được thực trạng của tình trạng dinh dưỡng, xác lập được các nhóm đối tượng có
nguy cơ cao, tìm ra những yếu tố chính có liên quan tới tình trạng dinh dưỡng
hiện tại, trên cơ sở đó dự báo tình hình và đề xuất những biện pháp can thiệp cải
thiện tình hình hiện tại.
Hiện nay có 4 nhóm chỉ tiêu được dùng trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng
- Điều tra khẩu phần và tập quán dinh dưỡng
- Các chỉ tiêu nhân trắc dinh dưỡng
- Các thăm khám thực thể để phát hiện các dấu hiệu lâm sàng của bệnh tật
có liên quan đến ăn uống
- Các xét nghiệm sinh hố dinh dưỡng
Mỗi nhóm chỉ tiêu có những giá trị riêng, nó thường có nhiều kỹ thuật
khác nhau, do vậy việc lựa chọn những chỉ tiêu, những kỹ thuật áp dụng cho mỗi
cuộc điều tra tại cộng đồng cần phải cân nhắc kỹ để đảm bảo sao cho vừa có
những dẫn liệu đáng tin cậy, lại vừa giảm chi phí, phù hợp với điều kiện cộng

1


đồng
1.1 Các chỉ tiêu nhân trắc dinh dưỡng:
1.1.1 Kỹ thuật cân
- Kiểm tra độ chính xác của cân: Trước mỗi đợt cân, người ta phải gửi cân
đến chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng của tỉnh để kiểm tra cân và mua qủa
địch. Trước mỗi ngày cân đặt cân ở mặt bàn phẳng, dùng quả địch để kiểm tra độ
chính xác của cân.


- Kỹ thuật cân: Đặt cân trên một mặt phẳng vững chắc. Mùa hè trẻ em
được cởi bỏ cởi bỏ hết quần áo dài, tã lót, phịng cân phải thống mát. Mùa đơng
trẻ được cân trong phịng kín gió, ấm áp, trẻ chỉ được mắc quần áo mỏng. Cần
cân thử một số bộ quần áo mỏng để làm cở sở trừ bì.
Đặt trẻ lên bàn cân khi cân trẻ cần có sự hỗ trợ của bà mẹ hoặc kỹ thuật
viên khác để có thể cân nhanh cho trẻ, tránh để trẻ quấy khóc, ngã khỏi bàn cân.
Điều chỉnh nhanh quả cân về vị trí thích hợp, khi địn cân ở vị trí thăng bằng thì
dừng lại và ghi kết quả.
- Kết quả: cân nặng của trẻ được ghi tới một chữ số thập phân.
1.1.2. Kỹ thuật đo
a/ Xác định chiều dài nằm cho trẻ dưới 25 tháng tuổi.
- Thiết kế bàn đo: Người ta thường thiết kế một chiếc bàn đo chiều dài
nằm bằng gỗ phẳng nhẵn, có thể gấp đơi lại được để di chuyển dễ dàng tại cộng

2


đồng. mặt trên của bàn gỗ có dán một thước dây vào mép bàn sao cho điểm 0
trùng với một đầu bàn.
- Cách đo: Đặt bàn đo trên một mặt phẳng sao cho vạch 0 sát với mép
tường. Đặt trẻ nằm ngửa trên bàn đo sao cho đỉnh đầu của trẻ chạm vào tường.
Các mốc chẩm, bả vai, mơng, gót đều nằm trên mặt bàn.Chân duỗi thẳng, mặt
ngửa lên trời. Một người dùng tay giữ đầu, giữ ngực cho trẻ nằm ngửa (cán bộ
cân do thường làm mẫu sau đó nhờ bà mẹ giữ hộ), còn người khác dùng một tay
ấn đầu gối trẻ xuống để chân trẻ duỗi thẳng, một tay dùng tấm gỗ nhỏ phẳng
(20cm x 30cm) đặt sao cho tấm gỗ áp sát gan bàn chân của trẻ và vng góc với
mặt bàn đo.
- Kết quả: Giao tuyến giữa tấm gỗ với mặt bàn cắt thước dây tại vạch
tương ứng với chiều dài nằm của trẻ.
b/ Xác định chiều cao đứng cho trẻ trên 24 tháng tuổi.

- Chuẩn bị dụng cụ: Dụng cụ đo chiều cao đứng cho trẻ là một cái thước
dây được dán sát vào mặt tường sao cho thước dây vng góc với mặt đất và
vạch 0 trên thước dây vừa chạm tới mặt đất.
- Cách đo: Trẻ được đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, các mốc chẩm bả vai
mơng gót đều vừa chạm sát mặt tường. Dùng một tấm gỗ nhỏ phẳng (20 x 30cm)
đặt vng góc với mặt tường và vừa chạm tới đỉnh đầu trẻ.
- Kết quả: Giao tuyến giữa tấm gỗ với mặt tường cắt thước dây tại vạch
tương ứng với chiều cao đứng của trẻ.
c/ Kỹ thuật đo vòng cánh tay

3


Ở lứa tuổi 1-5 tuổi vòng cánh tay của những trẻ được ni dưỡng tốt có
kích thước khơng khác nhau nhiều và đều trên 14cm. Sự phát triển kém hoặc suy
mịn các cơ là biểu hiện chính của SDD
- Dụng cụ:
 Thước đo 3 mầu Shakir: Màu xanh từ điểm trên 13,5cm trở lên, mầu
vàng giữa điểm 12,5-13,5 cm và mầu đỏ dưới 12,5cm trở xuống
 Cũng có thể dùng thước dây mềm không chun giãn
- Cách đo:
 Kiểm tra tuổi của trẻ đúng 5 tuổi


Vòng cánh tay được đo ở tay trái, đối tượng đứng thẳng ở tư thế thẳng
đứng. Trong trường hợp đối tượng khơng đứng được có thể đo ở tư thế
nằm với một chiếc gối nhỏ ở dưới khuỷu tay để hơi nâng cánh tay lên
khỏi mặt giường.

 Điểm đo: Là điểm giữa của đường nối từ mỏm cùng vai tới điểm trên

lồi cầu cánh tay
 tay được để tư thế thõng tự nhiên. Đặt thước vòng quanh điểm đo đã
được đánh dấu, sao cho thước vừa chạm sát vào cánh tay, không lỏng
quá, không chặt quá và vòng cánh tay được đo là một mặt cắt phẳng
vng góc với trục cánh tay
- Đọc kết quả tại điểm mũi tên chỉ trong khung chữ nhật ở gốc thước với

4


đơn vị là cm với một số lẻ. Lưu ý tới mầu của vùng kết quả để nhận định
sơ bộ ngay mức độ SDD
Nếu dùng loại thước khác để đo, cần lưu ý tới điểm 0 của thước để đọc
đúng kết quả.
1.2. Đánh giá các chỉ tiêu nhân trắc:
1.2.1. Xác định tháng tuổi của trẻ:
- Xác định đúng ngày tháng năm sinh của trẻ: Cơ sở để xác định ngày
tháng năm sinh thường dựa vào lời khai của bố mẹ, giấy khai sinh, sổ theo dõi sơ
sinh, sổ tiêm chủng của trạm y tế xã. Trên thực tế, nhiều khi việc xác định đúng
ngày tháng năm sinh của trẻ ở nơng thơn, nhất là nơng thơn miền núi thường gặp
khó khăn do bà mẹ khơng nhớ chính xác, sổ sách của trạm y tế khơng đầy đủ do
có nhiều trẻ được đẻ ở nhà. Trong trường hợp này chúng ta thường dựa vào một
số mốc thời gian dễ nhớ trong từng mùa để giúp bà mẹ kể được gần đúng về thời
gian sinh của con mình.

Bảng tính tháng tuổi của trẻ.
1

2


3

4

5

6

7

5

8

9

10

11

12


2011

11

10

9


8

7

6

5

4

3

2

1

2010

23

22

21

20

19

18


17

16

15

14

13

12

2009

35

34

33

32

31

30

29

28


27

26

25

24

2008

47

46

45

44

43

42

41

40

39

38


37

36

2007

59

58

57

56

55

54

53

52

51

50

49

48


2006

60

Cách tra bảng: Ngày sinh ≤ ngày điều tra = tra bảng.
Ngày sinh > ngày điều tra = tra bảng −1
1.2.2. Một số thang phân loại dinh dưỡng
a/ Thang phân loại trẻ em SDD của WHO-1981
Muốn nhận định các kết qủa về nhân trắc, cần phải chọn một quần thể
tham chiếu để so sánh. Do trẻ em dưới 5 tuổi nếu được nuôi dưỡng hợp lý và
điều kiện sống hợp vệ sinh thì khả năng phát triển khơng khác nhau theo chủng
tộc. Tổ chức Y tế thế giới (WHO-1981) đã đề nghị lấy số liệu của NCHS làm
quẩn thể tham chiếu để phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ em theo 3 chỉ tiêu
: Cân nặng theo tuổi(CN/T), chiều cao theo tuổi( CC/T), cân nặng theo chiều
cao(CN/CC).
- CN/T: Là một chỉ tiêu chung không mang giá trị đặc hiệu cho phép ta
nhận định chung về tình trạng dinh dưỡng. Nó rất nhậy vì cân nặng theo tuổi sẽ

6


tụt xuống ngay sau khi đói ăn. Nhưng rất khó nói rằng cân nặng trước đó ở mức
nào, do vậy nó khong thể giúp cho việc xác định tiến triển của TTDD trẻ em, nó
cũng khơng thể đánh giá xem trẻ bị SDD từ bao giờ và ngay cả những đứa trẻ có
cân nặng bình thường cũng khơng biết lúc đó trẻ em tụt cân hay tăng cân.
Trong đó chỉ tiêu cân nặng theo tuổi chia SDD thành 3 mức độ so với trị
số tương ứng của NCHS:
- Nếu cân nặng theo tuổi từ dưới –2SD đến –3SD là SDD độ I
- Nếu cân nặng theo tuổi từ –3SD đến –4SD là SDD độ II

-Nếu cân nặng theo tuổi dưới -4SD là SDD độ III
- Chỉ tiêu chiều cao theo tuổi dưới -SD là còi cọc
CC/T: là một chỉ tiêu thích hợp để đánh giá tác động dài hạn, chỉ tiêu này
khá nhậy trước ảnh hưởng của điều kiện dinh dưỡng và biến đổi qua từng lứa
tuổi. Chiều cao theo tuổi phản ánh ảnh hưởng chồng chất của thiếu dinh dưỡng
và nhiễm trùng từ lúc sinh ra thậm chí từ khi đứa trẻ còn ở trong bụng mẹ
- Chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao dưới -SD là gầy mòn.
CN/CC: Là chỉ tiêu đánh giá TTDD hiện tại làm cho đứa trẻ ngừng lên cân, tụt cân.
b/Thang phân loại của WHO- 2005
Tháng 4/2006 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra chuẩn phát triển
mới áp dụng cho trẻ em. Chuẩn này còn gọi là chuẩn WHO 2005 (MGRS). Đây
là quần thể tham chiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em bằng các chỉ số

7


CN/T, CC/T, CN/CC theo Z- Score được xác định trên sự chọn mẫu tại 6 điểm
đại diện cho các châu lục và chủng tộc gồm : Davis (Mỹ); Oslo (Nauy); Pelotas
(Brazil); accra (Ghana); muscat (Oman) và New Delhi (Ấn Độ). Chuẩn WHO
2005 được thiết kế với sự tham gia của nhiều quốc gia, nhiều chủng tộc và các
nền văn hóa nhằm tạo ra một chuẩn đại diện quốc tế duy nhất được sử dụng
chung để đánh giá TTDD trẻ em (bởi hầu như chắc chắn rằng trẻ em dưới 5 tuổi
ở các chủng tộc khác nhau khi được nuôi dưỡng đáp ứng nhu cầu thì chúng sẽ
phát triển và tăng trưởng như nhau). Trẻ tham gia vào mẫu là trẻ khỏe mạnh nuôi
bằng sữa mẹ, ăn bổ sung hợp lý, được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe,
mơi trường vệ sinh, bà mẹ không hút thuốc lá trong khi mang thai và sau khi sinh
Z- Score được tính theo cơng thức sau:

Kích thước đo được - số trung bình của quần thể tham chiếu
Z- Score = ---------------------------------------------------------------------------Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu

Sau đó, Chuẩn WHO đã có 1 số điều chỉnh, sửa đổi thành Chuẩn WHO
2007, và được áp dụng vào Việt Nam.
2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ 6-15 tuổi
* Sử dụng 3 chỉ tiêu
- Cân nặng theo tuổi.

8


- Chiều cao theo tuổi
- Cân nặng theo chiều cao.
* Sử dụng BMI theo tuổi
3. Đánh giá tình trạng dinh dữơng người trưởng thành:
3.1 Cách thu thập các kích thước nhân trắc:
Dựa vào các chỉ tiêu nhân trắc để nhận định tình trạng dinh dưỡng ở người
trưởng thành khó khăn hơn trẻ em. Cân nặng và chiều cao riêng rẽ không đánh
giá được TTDD mà cần phải phối hợp giữ cân nặng với chiều cao và các kích
thước khác.
ở người trưởng thành dinh dưỡng hợp lý, cân nặng nói chung ổn dịnh và
duy trì trong một giới hạn nhất định gọi là cân nặng nên có
3.1.1. Kỹ thuật cân:
Cân năng là một chỉ số quan trọng cho việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng
và tình trạng sức khoẻ của cá thể, quá gầy hoặc quá béo đều có hậu quả xấu đối
với sức khoẻ.
- Kỹ thuật cân:
Cân đối tượng vào buổi sáng khi chưa ăn uống gì và đã đi đại tiểu tiện. nên
cân vào một giờ nhất định trong ngày. Khi cân chỉ mặc quần áo gọn nhất và trừ
bớt cân nặng trung bình của quần áo khi tính kết quả. Đối tượng đứng giữa bàn
cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng phân bố đều cả hai chân. Cân


9


được đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng. Trọng lượng cơ thể được ghi theo kg với
1 số lẻ
3.1.2. Kỹ thuật đo chiều cao đứng:
Đo chiều cao đứng bằng thước gỗ sản xuất theo tiêu chuẩn cua Hoa Kỳ, có
độ chia chính xác tới milimét. Đối tượng bỏ guốc dép, đi chân không, đứng quay
lưng vào thước đo. Gót chân, mơng, vai, đầu theo một đường thẳng áp sát vào
thước đo đứng, mắt nhìn thẳng theo một đường thẳng nằm ngang. Hai tay bỏ
thõng theo hai bên mình. Kéo cái chặn đầu của thước từ trên xuống, khi áp sát đến
đỉnh đầu nhìn vào thước đọc kết quả. Chiều cao được ghi theo cm và 1 số lẻ.
3.1.3. Đo vịng eo
Đo vịng eo và vịng mơng: Đo bằng thước dây không co giãn, kết quả
được ghi theo cm với một số lẻ. Vòng eo đo ở mức ngang rốn, tương ứng với
điểm giữa của bờ dưới xương sườn cuối với bờ trên mào chậu trên đường nách
giữa. Vòng mông đo tại vùng to nhất của mông. Đối tượng chỉ mặc quần lót,
đứng tư thế thoải mái, các vịng đo ở mặt phẳng nằm ngang. Tỷ số vịng eo/vịng
mơng được coi là cao khi giá trị này > 0,8 đối với nữ và > 0,9 đối với nam.
3.1.4. Đo tỷ lệ mỡ cơ thể
- Dụng cụ được sử dụng là máy đo điện trở sinh học OMRON của Nhật
với độ chính xác 0,1% để xác định % mỡ cơ thể, đặc biệt trên đối tượng bị béo
bụng và BMI cao
Tỷ lệ mỡ cơ thể được đo dựa trên nguyên lý đo điện trở sinh học của cơ
thể. Khi hai bàn tay của đối tượng được tiếp xúc với 4 điện cực của máy đo ở 1

10


tư thế nhất định, máy sẽ tự động đo được điện trở sinh học của cơ thể. Sau khi

nhập số liệu về cân nặng, chiều cao, tuổi và giới của đối tượng vào máy, máy đo
sẽ tính tốn % mỡ cơ thể dựa vào những thơng tin đó cùng với điện trở sinh học
vừa đo được. Tỷ lệ mỡ cơ thể cao khi tỷ lệ mỡ > 30% đối với nữ và > 25% đối
với nam.

11


3.1.5. Kỹ thuật đo bề dày lớp mỡ dưới da (BDLMDD):
- Dụng cụ: compa Harpenden, EIYOKEN- TYPE
- Các vị trí đo và cách đo:
 Vị trí đo: Các vị trí đều đo bên phải
- Nếp gấp da dưới xương bả vai
- Nếp gấp da cơ tam đầu
- Cạnh rốn về phía bên phải
- Dưới- giữa nếp lằn mơng ( chỗ to nhất của mông)
- Giữa cơ tứ đầu đùi

12


 Cách đo: Người đo dùng ngón cái và ngón trỏ của tay trái véo da và tổ chức
dưới da ở ngang mức đã đánh dấu. Nâng nếp da khỏi mặt cơ khoảng 1cm. Đặt
mỏm compa vào để đo
- Kết quả: Đọc trị số trên compa với đơn vị là mm
3.1.6. Đo vịng ngực trung bình:
a/ Dụng cụ: Thứơc dây mềm không chun giãn
b/ Cách đo: Người được đo đứng tư thế chuẩn tay dang ngang. Đặt thước đo
không được quá chắt và cũng không quá lỏng. Sau khi đặt thước xong cho đối
tượng thả tay xuống. Thước đo được đặt ngang qua mũi ức, sao cho chu vi của

thước đo tạo thành một mặt phẳng song song với mặt đất, người đo đứng
nghiêng bên người được đo để quan sát.
3.2.Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Một số cơng thức tính cân năng <nên có> như sau:
Cơng thức của Lorents:
chiều cao (cm) -150
Cân nặng = Chiều cao - 100 4
Công thức của Bongard:

13


Chiều cao (cm)x Vòng ngực (cm)
Cân nặng =
240
Chỉ số khối cơ thể BMI
Cân nặng (kg)
BMI =
Chiều cao2 (m)

Tiêu chuẩn, phân loại chỉ số khối cơ thể (BMI)
BMI của người Châu âu

BMI của người Châu á

(WHO-1998)

(IDI and WPRO-2000)

Phân loại

Thiếu cân (gầy)

<18,5

<18,5

18,5-24,9

18,5-22,9

≥25,0

≥ 23,0

Tiền béo phì

25-29,9

23-24,9

Béo phì độ 1

30-34,9

25-29,9

Bình thường
Thừa cân

14



Béo phì độ 2

35-39,9

Béo phì độ 3

≥40,0

15

≥30



×