Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Câu điều kiện bình boong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 11 trang )

CONDITIONAL SENTENCES
(CÂU ĐIỀU KIỆN)
I.Lý thuyết:
– Câu điều kiện dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có thể xảy ra khi điều
kiện được nói đến xảy ra.
– Câu điều kiện được hình thành từ 2 mệnh đề:
+ Mệnh đề nêu lên điều kiện, được gọi là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện – If clause.
+ Mệnh đề nêu lên kết quả, được gọi là mệnh đề chính – Main clause.
– Lưu ý: Nếu mệnh đề điều kiện – If clause đứng trước thì giữa hai mệnh đề cần có dấu phẩy ở giữa
ngăn cách. Và ngược lại thì khơng cần dấu phẩy.
– Ví dụ:
+ “If you study hard, you will pass the exam.” (Nếu bạn học tập chăm chỉ, bạn sẽ vượt qua kì thi.)
+ “You will pass the exam if you study hard.” (Bạn sẽ vượt qua kì thi nếu bạn học tập chăm chỉ.)

II.Các Loại Câu Điều Kiện
1.Câu điều kiện có thật
– Câu điều loại 0:
+ Diễn tả các sự việc luôn đúng (sự thật hiển nhiên hoặc chân lý).
+ Công Thức: If + S + V/ V(-s/-es), S + V/ V(-s/-es)
+ Ví dụ: “If you mix blue and red, you get purple.” (Nếu bạn trộn màu xanh dương và màu đỏ lại, bạn
sẽ có được màu tím – Sự thật hiển nhiên)
– Câu điều kiện loại 1:
+ Diễn tả những sự việc được cho rằng có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, và kết quả của
nó.
+Cơng Thức: If + S + V/ V(-s/-es), S + will/can/may+ Vnt
+ Ví dụ: “If it rains, we will cancel the trip.” (Nếu trời mưa, chúng ta sẽ hủy chuyến đi thơi.)

2.Câu điều kiện khơng có thật:
– Câu điều kiện loại 2:
+ Diễn tả các giả định hoặc sự việc khơng có thật, khơng thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai và kết
quả của nó.(trái hiện tại/ tương lai)


+ Công Thức:If + S + V(-ed/P.I), S + would/could/might + Vnt
+ Ví dụ: “If he were a girl, I would love him.” (Nếu anh ấy là một cô gái, tôi sẽ yêu anh ấy. Hiển
nhiên anh ấy không phải là con gái.)
– Câu điều kiện loại 3:
+ Nói về những sự việc đã khơng xảy ra trong q khứ và kết quả có tính giả định của nó( trái quá
khứ). Dạng câu điều kiện này thường được dùng để diễn tả sự tiếc nuối hoặc lời phê bình.
+ Cơng Thức: If + S + had + V(-ed/P.II), S + would/could/might + have + V(-ED/P.II)

1


+ Ví dụ: “If I had known you were in hospital, I would have visited you.” (Nếu tôi biết bạn nằm viện,
tôi đã đến thăm bạn rồi. Nhưng tôi đã không biết nên tôi không đến.)

3.Câu điều kiện kết hợp:
– Câu điều kiện kết hợp 3-2:
+Cách sử dụng: Chúng ta sử dụng loại câu điều kiện này để diễn đạt giả định về một điều “trái với sự
thật trong quá khứ”, và kết quả muốn nói đến cũng trái ngược với sự thật ở hiện tại.
+Công Thức: If + S + had + V(-ed/P.II), S + would/ could/ might + V
+Ví dụ: “If he had done his homework on time, he wouldn’t be in trouble now.” (Nếu anh ấy hoàn
thành bài tập về nhà đúng hạn, anh ấy đã không gặp rắc rối bây giờ). Ta thấy mệnh đề “If” đưa ra một
giả định trái với sự thật trong quá khứ, và mệnh đề chính đưa ra giả định về kết quả trái với sự thật ở
hiện tại. Thực tế, kết quả bây giờ là anh ấy đã gặp rắc rối rồi.
–Câu điều kiện kết hợp 2-3:
+Cách sử dụng: Chúng ta sử dụng câu điều kiện này để diễn đạt giả định về một điều “trái với sự thật
ở hiện tại”, và kết quả muốn nói đến cũng trái ngược với sự thật ở quá khứ
+Công thức : If + S + Ved/were , S + would/could/might have p2
+Ví dụ: If I were you, I would have bought it. (Nếu tơi là bạn, tơi sẽ mua nó.)
=> Ta thấy được hành động "mua" đã không xảy ra, bởi điều kiện "tơi là bạn" khơng có thật.


=> Cách nhận biết câu điều kiện kết hợp:
–Dịch để thấy được trình tự thời gian , sự việc nào xảy ra và hoàn thành trước.
–Quan sát xem ở 2 vế mệnh đề phụ và chính có các trạng từ chỉ thời gian khơng: ví dụ như now,
yesterday,…

III.Đảo ngữ của câu điều kiện:
1.Đảo ngữ câu điều kiện loại 1
– Công thức : Should + S + (not) + Vnt, S + will/may/should/can + Vnt
Ví dụ 1: If she has square time, she will help you to do your homework.
=> Should she have square time, she will help you to do your homework.
Ví dụ 2: If you do not love her, please leave her alone.
=> Should you not love her, please leave her alone.

2.Đảo ngữ câu điều kiện loại 2
–Đối với động từ tobe:
+Công thức: Were + S + …, S + would/could/might + Vnt
+Ví dụ 1: If I were you, I would do it.
=> Were I you, I would do it.
–Đối với động từ thường:
+Công thức: Were + S + to Vnt, S + would/could/might + Vnt
+Ví dụ 2: If I carefully listened to him, I could understand him fast.
=> Were I to carefully listen to him, I could understand him fast.
*Lưu ý:
– Trong mệnh đề điều kiện ở câu điều kiện loại 2, chia động từ “be” là “were”. Ghi nhớ rằng trong
mệnh đề điều kiện ở câu điều kiện loại 2, chúng ta thường sử dụng động từ “be” là “were” thay vì

2


dùng was sau các đại từ I, he, she, it và danh từ số ít. Cách sử dụng này khá phổ biến trong những bối

cảnh trang trọng và tiếng Anh-Mỹ.
+ Ví dụ:
“If I were you, I would go home.” (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ về nhà.)
“If I were a bird, I could fly.” (Nếu tôi là 1 chú chim, tơi có thể bay.)

3.Đảo ngữ câu điều kiện loại 3
– Công thức : Had + S +(not) +P2, S + would/might/could + have + P2
Ví dụ: If I had been you yesterday, I would have done it.
=> Had I been you yesterday, I would have done it
–Ngồi ra ,cịn có công thức:
Were + S +(not)+ to have p2, S + would/might/could + have + p2 ( xuất hiện trong đề thi hsg)
Ví dụ : If they had studied hard, they could have passed the exam.
=> Were they to have studied hard, they could have passed the exam.

IV.Cách dùng câu điều kiện với UNLESS
–Unless có nghĩa là "trừ khi" và chúng ta có thể dùng unless để thay thế cho if... not... (nếu... khơng...)
:
+Ví dụ: If you do not study, you will fail the exam.
= Unless you study, you will fail the exam.
Mẹo: Để cho dễ hiểu, chúng ta nên dịch câu từ mệnh đề chính trước rồi mới dịch mệnh đề unless và
dịch unless là” nếu…không…” chứ ko dịch là “trừ khi” để tránh gây nhầm lẫn và khó hiểu.
*Lưu ý: Chúng ta chỉ dùng unless khi nói về một sự việc có khả năng xảy ra trong tương lai, vì vậy
chỉ có thể dùng unless trong câu điều kiện loại 1, không dùng unless trong câu điều kiện loại 2,3.

V.Một số từ khác thay cho IF trong câu điều kiện
Ngồi từ if ra, chúng ta có thể dùng một số từ khác để diễn tả ý tương tự. Cấu trúc dùng những từ này
cũng giống với if:
● Even if = cho dù, ngay cả khi
Ví dụ: Even if I become a billionaire , I will still be working here. = Cho dù tôi trở thành tỉ phú, tôi
vẫn sẽ làm việc ở đây.

● Only if = chỉ khi
Ví dụ: She can play video games only if her parents let her.= Cơ ấy có thể chơi game điện tử chỉ khi ba
mẹ cô ấy cho phép.
● What if = nếu như… thì sao? / Chuyện gì sẽ xảy ra nếu?
Ví dụ: What if John told Mary my secrets? = Nếu như John đã nói cho Mary biết bí mật của tơi thì
sao?
● as long as = so long as = miễn là, chỉ cần (hay dùng với câu điều kiện loại 1)
Ví dụ 1:We will camp outside as long as the weather is good. = Chúng ta sẽ cắm trại ngồi trời miễn
là thời tiết tốt.
Ví dụ 2:You can borrow the book so long as you return it on time. = Bạn có thể mượn quyển sách
miễn là bạn trả đúng hẹn.
● provided that = providing = miễn là, chỉ cần (hay dùng với câu điều kiện loại 1)
Ví dụ 1:We'll buy anything, providing the price is reasonable. = Chúng tơi sẽ mua bất kỳ cái gì, miễn
là giá cả hợp lý.

3


Ví dụ 2:Provided that you have the money in your account, you can withdraw up to $100 a day. =
Miễn là bạn có tiền trong tài khoản, bạn có thể rút tiền lên đến 100 đô la một ngày.
● On condition (that) = với điều kiện là ( hay sử dụng trong câu điều kiện loại 1)
Ví dụ: You will be paid tomorrow on condition that the work is finished. = Bạn sẽ được trả lương vào
ngày mai với điều kiện là cơng việc được hồn thành.
● suppose = supposing = giả sử (chỉ dùng với câu điều kiện loại 2 & 3)
Ví dụ: Suppose you won the lottery, what would you do? → Giả sử bạn trúng số độc đắc thì bạn sẽ
làm gì?
Để diễn tả ý "nếu khơng có..." hoặc "nếu khơng vì...", chúng ta có thể dùng các cấu trúc sau:
● if it weren't for + danh từ/ving (chỉ dùng với câu điều kiện loại 2)
Ví dụ: If it weren't for you, I wouldn't know what to do. = Nếu khơng có bạn thì tơi khơng biết phải
làm gì.

● if it hadn't been for + danh từ/ving (chỉ dùng với câu điều kiện loại 3)
Ví dụ: If it hadn't been for the fact that they were wearing seat belts, they would have been badly
injured. = Nếu không vì họ đã thắt dây an tồn thì họ đã bị thương nặng rồi.
● but for + danh từ/ving (chỉ dùng với câu điều kiện loại 2 & 3) = nếu khơng có
Ví dụ: He would have played but for a knee injury. = Nếu khơng vì chấn thương đầu gối thì anh ấy đã
chơi rồi.
● without + danh từ/ving ( dùng cho cả 3 câu đkl 1,2,3)= nếu không có
Ví dụ: + Without knowing the rules clearly, you can be punished.
+ Without the air, creatures living on earth wouldn’t be able to survive.
+ Without the help from the rescue team, I could have drowned.
● Or = or else = otherwise = nếu khơng thì
Ví dụ: We should get going now, or/or else/otherwise it will take ages to get home due to traffic
congestion = Chúng ta nên đi ngay bây giờ, nếu khơng thì sẽ mất rất lâu để về được nhà do tắc đường.
● In case = phòng khi, in case of + N/Ving = in the event of + N/Ving = trong trường hợp
Ví dụ: + In case I forget later, here are the keys to the garage.= Phịng khi sau này tơi qn, đây là
chìa khóa nhà để xe.
+ In case of/ In the event of fire, please leave the building as quickly as possible. = Trong trường
hợp xảy ra hỏa hoạn, xin hãy rời khỏi tòa nhà càng nhanh càng tốt.
*Ta sử dụng just in case khi khả năng xảy ra điều phỏng đoán là rất nhỏ.
Ví dụ: I don't think it will rain but I'll take an umbrella just in case. (= just in case it rain) = Tôi không
nghĩ là trời sẽ mưa tuy nhiên tơi sẽ mang ơ phịng hờ. (chỉ khi trời mưa)
*Lưu ý: In case khác với if. Ta dùng in case để nói tại sao một người làm hay khơng làm điều gì đó:
ta làm một việc bây giờ để đề phịng một việc khác xảy ra sau đó.
In case

If

Ví dụ: We'll buy some more food in case Tom
comes. = Chúng tơi sẽ mua thêm đồ ăn phịng khi
Tom đến.

Tức là: Có thể là Tom đến, chúng tơi sẽ mua thêm
đồ ăn , cho dù anh ấy có đến hay là khơng, thì đã
có đồ ăn để phịng khi anh ta đến

Ví dụ: We'll buy some more food if Tom
comes.= Chúng tôi sẽ mua thêm đồ ăn nếu
Tom đến.
Tức là: Có thể là Tom đến, nếu anh ta đến
chúng tơi sẽ mua thêm, cịn nếu khơng đến thì
khơng mua nữa.

4


*Đối với trường hợp “if” được sử dụng như một liên từ dùng để bắt đầu một mệnh đề phụ trạng ngữ
chỉ điều kiện về thời gian, lúc này “if = when”. Vậy “if” khác “when” như thế nào?
–WHEN: được dùng khi diễn tả một điều gì đó chắc chắn xảy ra.
Ex: I am going to do some shopping today. When I go shopping, I’ll buy you some coffee.
Vì vậy, trong câu điều kiện loại 0, chúng ta có thể thay if = when
–IF: được dùng khi diễn tả một điều khơng chắc chắn ( có thể hoặc khơng thể) xảy ra trong tương lai.
Ex: I may do some shopping today. If I go shopping, I’ll buy you some coffee.

*LƯU Ý:
Chúng ta thường dùng thì hiện tại với if khi muốn nói đến một sự việc nào đó trong tương lai.
Ví dụ:
I'll phone you if I have time. (Tơi sẽ gọi cho bạn nếu tơi có thời gian.)
KHƠNG DÙNG: ...if I will have time.
Tuy nhiên trong một số trường hợp chúng ta lại dùng cấu trúc If ...will/would.
1. Kết quả
Chúng ta dùng will với if để nói về kết quả sau này hơn là điều kiện. (có thể hình dung cách sử dụng

này tương tự như cách nói “Nếu có kết quả A thì tơi mới làm B”
Ví dụ:
- I'll give you $100 if I win the lottery. (Winning the lottery is a condition - it must happen first.)
(Tớ sẽ cho cậu 100 đô nếu tớ trúng số. => Trúng số là một điều kiện và nó phải xảy ra trước.)
I'll give you $100 if it will help you to go on holiday. (The holiday is a result - it follows the gift of
money.)
(Tớ sẽ cho cậu 100 đô nếu nó giúp cậu có một kỳ nghỉ. => Kỳ nghỉ là kết quả từ việc nhận được số
tiền đó.)
- We'll go home now if you get the car. (condition)
(Chúng ta sẽ về ngay nếu cậu có xe.) (điều kiện)
We'll go home now if it will make you feel better. (result)
(Chúng ta sẽ về ngay nếu nó khiến cậu cảm thấy khá hơn.) (kết quả)
2. If it is true now that ... (Nếu điều đó bây giờ là thật ...)
Chúng ta sử dụng will với if khi muốn nói "nếu điều đó bây giờ là thật..."(if it is true now that...) hoặc
"nếu bây giờ chúng ta biết rằng..." (if we know now that...)
Ví dụ:
If Ann won't be here on Thursday, we'd better cancel the meeting. (Nếu Ann sẽ không thể ở đây vào
thứ ba, chúng ta nên hủy cuộc họp này.)
If prices will really come down in a few months, I'm not going to buy one now. (Nếu giá sẽ thật sự
giảm trong vài tháng tới, tôi sẽ không mua cái nào bây giờ cả.)
3. Câu hỏi gián tiếp: I don't know if...
Chúng ta có thể dùng will với if trong câu hỏi gián tiếp.

5


( và “if” ở đây không dịch là “nếu” mà dịch là “liệu”)
Ví dụ:
I don't know if I will be ready in time. (Tơi khơng biết liệu tơi có kịp giờ khơng.)
KHƠNG DÙNG: ...if I'm ready in time.

4. u cầu lịch sự
Chúng ta có thể dùng will với if trong lời yêu cầu một cách lịch sự. Trong trường hợp này, will không
phải là một trợ động từ mang nghĩa tương lai, mà nó có nghĩa là "vui lịng, bằng lịng, sẵn lịng, có ý”
Ví dụ:
If you will come this way, I'll show you your room. (Nếu ngài vui lòng đi lối này, tơi sẽ chỉ cho ngài
phịng của ngài.)
If your mother will fill in this form, I'll prepare her ticker. (Nếu mẹ bạn vui lòng điền vào đơn này, tôi
sẽ chuẩn bị vé cho bà ấy.)
Would được dùng để đưa ra một lời yêu cầu mang tính lịch sự hơn.
Ví dụ:
If you would come this way...
(Nếu ngài vui lịng đi lối này...)
5. Sự nhấn mạnh
Will có thể được sử dụng sau if để diễn tả sự nhấn mạnh.( dịch là cứ cố tình)
Ví dụ:
If you WILL eat so much, it's not surprising you feel ill. (Nếu cậu ăn quá nhiều, việc cậu cảm thấy
khó chịu là đương nhiên.)
6.Đơi lúc ta dùng will/ would để thể hiện sự nghi ngờ về mức độ khả thi của tình huống.
If it really would save the environment, I’d stop using my car tomorrow. (Nếu điều đó thật sự cứu mơi
trường, tơi sẽ dừng sử dụng ô tô từ mai)
7.If + should
Đôi lúc, ta sẽ thấy mệnh đề tình huống ở dạng If + should – đề cập đến những việc xảy ra bất ngờ,
ngẫu nhiên.
If you should bump into Binh, can you tell him to call me? (Nếu bạn có gặp Bình, hãy bảo anh ấy gọi
tôi nhé)
Hay để diễn đạt giả thiết đưa ra một sự kiện khó có thể xảy ra( dịch là có lỡ)
If he should have forgotten to go to the airport, nobody will be there to meet her
(nếu anh ta có lỡ qn ra sân bay thì sẽ khơng có ai ở đó để đón cơ ấy)
*Sử dụng “were to” ở mệnh đề điều kiện


6


Cụm từ “were to” đôi khi được sử dụng trong mệnh đề điều kiện nhằm diễn đạt một giả thiết, tình
huống giả định xấu, ít có khả năng xảy ra. Cụm từ này thường xuất hiện trong câu điều kiện loại 2 và
được sử dụng trong ngữ cảnh trang trọng.
Cấu trúc:
If + S + were to + V(inf), mệnh đề kết quả (điều kiện loại 2)
Ví dụ: If there were to be another crop failure, people in the village would face starvation. - Nếu có
thêm một vụ thất thốt mùa vụ, người trong làng sẽ đối mặt với nạn đói.
(Người nói/viết sử dụng “were to” để đưa giả định về một tình huống xấu – có thêm một vụ thất thoát
mùa vụ.)

VI.Bài tập trắc nghiệm câu điều kiện

7


8


9


10


11




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×