Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thư rác tấn công mạnh vào mạng xã hội potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.46 KB, 3 trang )

Thư rác tấn công mạnh vào mạng xã
hội
Twitter đang là nguồn tin tức cập nhật nhanh nhất cho hàng triệu người dùng
Internet khi tin tức được lan truyền trên mạng. Trong khi đại đa số người
dùng cá nhân sử dụng dịch vụ này thì các doanh nghiệp phải thường xuyên
đào tạo cho nhân viên của họ, cũng là người dùng Twitter, để đảm bảo rằng
nguồn tin từ đó phải đáng tin cậy, nhưng trên Twitter, xác định được điều đó
khá khó khăn.

Cũng như nhiều trang mạng xã hội khác, Twitter cũng là mục tiêu tấn công
của các hoạt động mã độc. Những kẻ tấn công lựa chọn các trang bản tin
tweets trong mạng xã hội này về một chủ đề thông dụng, hoặc một địa chỉ
URL được rút gọn. Đường liên kết URL gốc sẽ được thay thế bởi một địa
chỉ URL rút gọn hoàn toàn khác, dẫn người dùng tới một trang web có mã
độc.

Thật khó khăn cho người dùng để nhận ra các đường liên kết độc hại, bởi nó
thường là một trang web chính thống, nhưng đã bị tấn công, và trở thành
công cụ để thực hiện những cuộc tấn công dạng drive-by download (tự động
tải chương trình mã độc mà không biết). Do vậy, việc cài đặt phần mềm bảo
mật vào trong máy hoặc cập nhật bản vá lỗi phần mềm và hệ thống thường
xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ trở thành nạn nhân của những tấn công kiểu
này.

Twitter đã tiến hành triển khai một vài biện phá cơ bản để ngăn chặn các tấn
công đó. Một biện pháp được sử dụng là cho phép người dùng có thể "mở
rộng" các địa chỉ liên kết được rút gọn để chỉ rõ liên kết đó chỉ đến trang nào
mà không cần phải nhấp chuột vào đường liên kết đó. Các biện pháp vẫn
đang được triển khai để đảm bảo rằng tất cả các địa chỉ URL rút gọn đều có
thể mở rộng được. Cùng với đó, mạng xã hội số một thế giới Facebook cũng
vừa triển khai hàng loạt các biện pháp bảo mật mới nhằm đảm bảo an toàn


cho người dùng dịch vụ này.

Dù bạn có cẩn thận đến đâu thì rất có thể một ngày nào đó bạn cũng sẽ bị
tiêm nhiễm. Đó là vì malware được thiết kế để lẻn vào máy tính của bạn
theo rất nhiều cách mà bạn không thể đoán trước. Chính vì vậy hãy tranh thủ
sự trợ giúp từ các phần mềm dưới đây:
Nâng cấp hệ điều hành: Sử dụng Windows Update. Lợi dụng khả năng này
để tự động thông báo cho bạn các nâng cấp hay thậm chí tốt hơn nữa là thiết
lập tự động download và cài đặt các nâng cấp.
Nâng cấp trình duyệt: Dù bạn có sử dụng trình duyệt nào đi chăng nữa,
việc giữ cập nhật mới trình duyệt sẽ ngăn chặn được sự tiêm nhiễm. Hãy sử
dụng chức năng khóa cửa sổ pop-up của trình duyệt, màn hình download và
các tính năng nâng cấp tự động.
Phần mềm chống virus: Bạn phải chạy phần mềm chống virus để được an
toàn. Tuy nhiên cần phải cập nhật nó một cách liên tục, bật phần mềm và lập
lịch trình hành động quét tối thiểu một tháng một lần. (Chú ý không chạy hai
phần mềm chống virus cùng lúc vì chúng có thể xung đột lẫn nhau).
Anti-malware: Cũng được biết đến như anti-spyware, nhiều ứng dụng
antivirus cũng chứa thành phần anti-malware. Nếu trong chương trình của
bạn không có chức năng này, hãy cài đặt và sử dụng một chương trình anti-
malware độc lập không bị xung đột với chương trình antivirus mà bạn đang
chạy. Sau đó cập nhật nó một cách thường xuyên.

×